Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 25, 2024, 05:12:06 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 2 [3] 4 5 ... 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Châm cứu Tư Sinh kinh - Vương Chấp Trung - Lê Văn Sửu soạn dịch  (Đọc 47956 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #30 vào lúc: Tháng Chín 18, 2018, 03:19:09 PM »

Quyển IV - Mục lục

1. Tâm thống (Đau tim)
2. Tâm hoảng hốt
3. Tâm sợ hãi
4. Tâm hay cười
5. Tâm khí
6. Tâm lo buồn
7. Thở than
8. Tâm bứt dứt
9. Đảm hư
10. Hay nằm
11. Không nằm
12. Mộng mị
13. Điên tà
14. Điên cuồng
15. Động kinh, co giật
16. Điên, động kinh
17. Điên tật
18. Kinh giản
19. Phong giản
20. Phong lao
21. Phong kinh
22. Phong choáng váng
23. Phong bại
24. Trúng phong
25. Trúng gió không nói
26. Phong một bên người
27. Đờm dãi
28. Nhổ ra máu
29. Suyễn
30. Phế khí
31. Ho hắng
32. Ho ngược lên
33. Ho ngược khí lên
34. Ít hơi
35. Bôn đồn khí
36. Bệnh hòn, hạch
37. Chứng có hòn
38. Tích tụ
39. Tích khí
40. Đau bụng
41. BỤng đầy
42. Bụng trướng
43. Bụng trên rắn to
44. Cổ chướng
45. Cổ phù nước.

"Nhân mạng là rất quan trọng, quý hơn nghìn vàng

Một phương thuốc mà chữa được còn quý hơn thế nữa"

Tôn Tư Mạo (581 - 682) - đời Đường
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 18, 2018, 03:24:42 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #31 vào lúc: Tháng Chín 19, 2018, 11:07:12 AM »

 1. Tâm thống (Tâm thống bao gồm cả tim và phần thượng vị, xin lưu ý phân biệt).

 - Tâm thực thì trong tim đau dữ dội, hư thì tim buồn bằn sợ sệt, cho nên không dám động nặng. Mất tri giác, lấy Nội quan mà chữa.

 - Phàm tự nhiên đau tâm, ra mồi hôi, chích Đại đôn ra máu thì khỏi ngay.

 - Tâm du, Chiên trung, Thông cốc, Cự khuyết, Địa thương, Thần phong, Khích môn, Khúc trạch, Đại lăng: Chủ đau tim.

 - Kỳ môn, Trường cường, Thiên bạch, Hiệp bạch, Trung phong: Chủ đau tim ngắn hơi.

 - Xích trạch: Chủ tim đau như gõ gõ vào. Tim buồn nhệu nhạo, ít hơi, không đủ thở.

 - Nhiên cốc: Chủ tim lơ lửng, ít hơi, không đủ thở.

 - Tim buồn bằn, đau, khí xông lên, kéo dẫn cả Tiểu trường, cứu Cự khuyết 2 x 7 = 14 mồi.

 - Thận du, Phục lưu, Đại lăng, Vân môn: Chủ tim đau như lơ lửng không dính vào đâu.

 - Giản sử: Chủ tâm lơ lửng như đói.

 - Chi câu, Đại khê, Nhiên cốc: Chủ tim đau như dùi đâm, quá lắm thì tay, chân lạnh đến khớp thì chết.

 - Hành gian: Chủ đau tim mà da bờn bợt như chết rồi, mùa đông không thở sâu được “Đồng”.

 - Cưu vĩ: Chủ tim lạnh, trướng tức, không ăn được, bí thở, nhổ ra máu, quyết, tim đau, hay ụa, tim sa xuống, thở dài.

 - Trung quản: Chủ đau tim, không thể cúi ngửa (“Giáp” nói: Mình lạnh, tim đau xông lên mặt, chết ngất không biết gì).

 - Lâm khấp: Chủ ngực bại, tim đau, không thể vặn nghiêng (“Giáp” nói: Không thở được, chỗ đau không nhất định).

 - Phúc kết (Xem : Rốn), Hành gian (xem: Đau bụng): Chủ đau nhói lên tim.

 - Thông lý: Chủ đau tim, buồn sợ lẫn lộn, điên, động kinh.

 - Kiến lý: Chủ đau vùng trên dạ dày đâm lên tim, không muốn ăn (“Minh” nói: Tim đau, mình sưng).

 - Chương môn: Chủ đau tim mà nôn.

 - Đại tuyền: Chủ đau tim, Phế trướng, khí ngược lên.

 - Cưu vỹ: Chủ tim lạnh, trướng đầy, không ăn được.

 - Đại đô, Thái bạch: Chủ ỉa dữ dội, đau tim, bụng trướng, tim đau dữ nhất.

 - Thượng quản: Chủ đau tim, có 3 thứ giun, nhiều dãi, không vặn nghiêng được.

 - Bất dung, Kỳ môn: Chủ tâm đau như cắt, ợ chua.

 - Thiếu xung: Chủ đau tim mà lạnh.

 - Thương khâu: Chủ dưới tim lạnh đau.

 - Ngực bại, tim đau, lấy Thiên tỉnh, Lâm khấp, hoặc cứu Chiên trung 100 mồi.

 - Chiên trung, Thiên tỉnh: Chủ tim ngực đau, tâm bụng có mọi bệnh.

 - Đau tim:  Cứu Địa thương, Can du (xem: Tâm đầy tức).

 - Kiến lý: Chủ đau tim (“Minh” xem: Khí lên).

 - Cách du: Trị đau tim, bại xung quanh, chỗ đau không nhất định (xem: Kinh nguyệt).

 - Ngư tế: Chữa tâm bại (“Minh” xem: Khí nghịch).

 - Người đàn bà họ Kinh, xưa làm người hầu. Bà ta mắc bệnh liền mấy ngày không ăn được, vì thế mà bị đau tâm, tỳ. Bệnh phát thì công lên giữa bụng, sau đó tim cũng ứng đến mức không thể chịu nổi, lấy thuốc uống thì càng đau thêm. Nếu như cứu, cứu khắp người không xuể. Bà không sợ, bảo con gái, ở các chỗ đau lấy kim châm hơ lửa mà chích nhẹ. Không kể là tim hay bụng, cứ chỗ nào đau thì châm. Tức thì muốn khỏi. Thần thay!

 - Chữa tim, bụng lạnh đau theo pháp Ngọc Bão Đỗ (Ngọc âm bụng) lấy Cát kim (…) 4 lạng, sao đến khi ra khói, bỏ vào nửa lạng phèn trắng (Bạch phàn), Cát cứng (Cương sa), Phấn minh (phấn sương) đều nửa đồng cân, mới cho nước lã vào đảo đều hơi ẩm là được. Lấy giấy gián kín trong cái bọc, khi thấy phát ra nóng, để trùm lên rốn, Khí hải, Thạch môn, Quan nguyên, để đại bổ bản nguyên (gốc của nguyên khí), hoặc để chỗ nào lạnh, mồ hôi ở đó ra thì khỏi (tôi đã tự dùng cho mình, thấy hay). Thuốc đó khô thì không nhiệt, có thể dùng hơn chục lần. Nếu sức thuốc đã hết, lại thêm phèn vào như cũ, làm nóng lên.

 Em tôi được chú tôi truyền cho nhiều thứ, có một phương trong đó chỉ dùng Cát kim, Bùn, Phèn, công hiệu cũng như thế. Không phải vì Cương sa, Phấn sương giá đắt mà không dùng.

 - Ngày xưa tôi bị tâm bại, phát thì đau, không chịu được, cấp dùng ngay một mảnh ngói vào trong đống lửa, đốt cho hồng khắp, lấy ra nhúng vào mễ thố (mẻ), rồi lấy ra bọc vào hai ba lần giấy, đặt vào chỗ đau, mất đứt. Nếu là lạnh lại càng dễ khỏi. Đó là ngày xửa ngày xưa truyền lại. Sau xem “Thiên kim phương” thấy có nói: Phàm tim bụng lạnh đau, sấy muối lửa bàn là, hoặc phân tằm sấy, đốt gạch đá, hấp bàn là, lấy mức ấm nóng bên trong là dừng, hoặc hấp đất cũng tốt. Thoạt đầu mới biết nhà tôi vẫn dùng, thì ra ở “Thiên kim phương”.

 Một hôm tôi bị tim đau dữ dội, cấp cứu Trung quản mấy mồi, thấy ở bụng dưới, phía hai bên có khí lạnh từ dưới đi lên đến chỗ cứu thì tan.

 Trong “Bản sự phương” chép “Vương Tự Hòa” bàn về “Tâm tung phi, tâm tung” (tim thổn thức, không phải là tim thổn thức) là nói đại lược.

 - Tên gọi Kiến lý, nối ngực, cách và giữa hai vú, hư mà có đàm thì động, là theo việc gặp phát một trận nhiệt là gọi như thế. Xét như là đúng cứu Kiến lý thì không phải, chỉ có Trung quản mới là yếu huyệt.

 - Linh đạo: Trị đau tim, nhổ ra máu kèm theo sợ hãi, điên cuồng, động kinh, khuỷu tay co, mất tiếng rất nhanh không nói được.

 - Hiệp bạch: Trị đau tim, nôn khan, phiền, đầy tức.

 - Cực tuyền: Trị đau tim, nôn khan.

 - Thái uyên: Trị tim đau nhổ ra máu, rét run, họng khô, nói nhảm, miệng giãn ra.

 - Âm khích (xem: Quặn bụng, hoắc loạn), Trung xung: Trị tim đau, đầy tức, lưỡi cứng.

 - Quyết âm du (xem: Ho ngược lên), Thần môn (xem: Phiền tâm).

 - Lâm khấp: Trị đau tim (xem: Kinh nguyệt).

 - Ngân giao: Trị mặt đỏ, tâm phiền đau.

 - Thiên tỉnh: Trị tim ngực đau (xem: Khí lên).

 - Hạ quản: Trị tim đau không thể chịu được.

 - Ngoại lăng: Trị tim như lơ lửng, mà đau ở phía dưới (xem: Bụng trướng).

 - Đại lăng, Thượng quản: Trị tim đau không chịu nổi (“Minh” nói: Không thể nằm được).

 - Chương môn: Trị thở suyễn mà đau tim (xem: Sôi ruột).

 - Dũng tuyền, Kiến lý: Trị đau phía dưới tim, không muốn ăn (“Hứa” nói: Tim đau là có dãi, nên châm Kiến lý).

 - U môn: Trị con gái đau tim, khí ngược lên, hay mửa, ăn không xuống.

 - Kỳ môn: Chữa các bệnh sau khi đẻ gây ra. Ăn không xuống, sườn, ngực đau, tâm đau như cắt, hay ợ.

 - Cự khuyết: Chữa mấy loại đau tim, đau lạnh, giun đũa gây ra đau tim, bụng to độc hại, hoắc loạn bất tỉnh “Minh”. “Đồng” nói: Trị giun đũa đau tim, bụng to độc hại.

 - Trung quản: Trị tim (…) không ăn được, phản vị, nôn nao, đau tim.

 - Khúc trạch (xem: Nhổ ra máu), Đốc du (xem: Đau bụng), Cách du (xem: Đàm ẩm): Chữa đau tim.

 - Dũng tuyền: Trị đau tim không muốn ăn.

 - Thiếu xung: Chữa đau đúng chỗ tim.

 - Tâm du: Chữa nóng, rét, tim đau, đau dẫn sang phía lưng. Ngực đầy tức, ho hắng không thở được, phiền tâm, nhiều nước dãi.

 - Cự khuyết: Chữa đau tim không thể chịu được, nôn ra máu, phiền trong tim “Hạ”.

 “Trương Trọng Văn” chữa tự nhiên tim đau không thể chịu được, nôn ra nước chua, lạnh (hơi vốn chứa ở trong – vả nguyên tàng khí). Cứu ở giữa nếp ngang trong của ngón cái và ngón thứ hai chân, đều 1 mồi, mồi như hạt lúa khỏi ngay.

 - Tim hối hận, nủng nủng (…) đau lâm râm phiền nghịch, cứu Tâm du 100 mồi “Thiên”.

 - Tim đau như dao, dùi đâm, khí lên cứu Cách du 7 mồi.

 - Tim đau, khí lạnh, cứu Long hàm 100 mồi (ở đầu Cưu vỹ lên trên 1,5 thốn) không được châm.

 - Tim đau, ác khí lên sườn đau gấp, cứu Thông cốc 50 mồi (tại dưới rốn 2 thốn)?

 - Tim đau thắt lại mạnh mẽ, dứt khí nhanh chóng, muốn chết cứu Thần phủ 100 mồi, ở chính giữa xương đuôi câu (Cưu vỹ).

 - Tim đau, ác phong mạnh mẽ, cứu Cự khuyết 100 mồi.

 - Tim đau, phiền khí, kết rắn chắc, cứu Thái dương 100 mồi.

 - Tim đau, cứu nếp gấp ngang cổ tay 3 x 7 = 21 mồi, lại cứu chỗ thịt trắng đỏ ở hai hổ khẩu 7 mồi “Thiên”.

 - Tim đau rắn, châm Côn lôn, Kinh cốt, châm mà không dứt lấy Nhiên cốc.

 - Vị tâm (giữa vùng dạ dầy) đau, lấy Đại đô, Thái bạch.

 - Tỳ tâm (giữa tỳ) đau, lấy Nhiên cốc, Thái khê.

 - Can tâm (giữa can) đau, lấy Hành gian, Thái xung.

 - Phế tâm (giữa Phế) đau, lấy Ngư tế, Thái uyên.

 - Tim không thể sờ ấn vào được, bứt dứt trong tim lấy Cự khuyết.

 - Tim đau lấy ba thứ sinh, nhiều nước dãi, không vặn nghiêng được, lấy Thượng quản.

 - Tim đau, mình lạnh, khó cúi ngửa, tim sa, xông ra mạnh mẽ, chết bất tỉnh, Trung quản chủ trị.

 - Tim đau như dùi, kim đâm, lấy Nhiên cốc, Thái khê.

 - Trong giữa bụng tự nhiên đau, lấy Thạch môn.

 - Hành gian, Âm khích: Chủ đau tim (xem: Kinh).

 - Gian sử: Trị tự nhiên đau tim, thường lên cơn kinh, mất tiếng không nói được, trong họng như mắc, hóc xương cá “Đồng”.

 - Khúc trạch: Trị đau tim, hay lên cơn co giật.

 - Khích môn: Trị đau tim, chảy máu cam, nôn ọe, sợ sệt, co giật, thần khí không đủ.

 - Thiên tuyền: Trị bệnh tim, sườn, ngực đầy tức, ho ngược lên, ngực bả vai, cạnh trong cánh tay đau.

 - Thái khê: Trị sốt rét lâu ngày. Ho ngược lên, tim đau như dùi đâm, chân tay lạnh đến khớp, thở suyễn, chết ngất.

 Đau tim có chín loại, như tâm tỳ đau, không phải là đau tim đâu. Đúng là đau tim thì chiều phát đêm chết, đêm phát chiều chết. Như “Nạn kinh sớ” đã chép rồi. Nhưng bệnh đó cũng có lý do “Sản Luận Thường” nói: Sản hậu đau tim, nếu nhầm thì có thể làm hại khi chữa, là hư cực độ mà tâm lạc rất hàn chuyển vào chính kinh của tâm, mới đúng là đau tim. Đó chính là một thuyết. (“Vu Thần Hạ Cơ” giận “Tử Phản” nói rằng: Tôi sẽ làm các anh mất hết khí lực, mạng chạy đi mà chết). “Tử Phản” vì thế mà một năm 7 lần mạnh chạy đi (…), do gặp bệnh tim rất tự nhiên, thì cũng tại là do dụng tâm mà thành bệnh (bị ám thị). Như vậy là tại sao? Bình thường nên giữ gìn cái tâm, làm cho bình yên, thì sẽ không có bệnh, sau đó lại thường uống Trấn linh đơn để bổ dưỡng cũng được. Nếu như bệnh đã thành thì buộc phải dùng đến châm cứu.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 02, 2019, 04:29:52 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #32 vào lúc: Tháng Chín 19, 2018, 11:42:43 AM »

 2. Tâm hoảng hốt (xem thêm: Phế trúng gió).

 - Tâm du, Thiên tỉnh, Thần đạo (“Minh thượng, Hạ” giống nhau): Trị bị sầu hoảng (“Thiên” xem: Bi sầu).

 - Cuồng, kinh giật, hoảng hốt cứu Túc dương minh.

 - Cuồng điên, hoảng hốt cứu Não hộ.

 - Nói cuồng, hoảng hốt cứu Thiên khu (xem thêm: Cuồng).

 Tự nhiên trúng tà mị hoảng hốt (xem: Tà điên), tay trái ở sau quan, ở giữa xích âm thực (mạch xích bộ). Thận thực vậy, nếu hoảng hốt hay quên, mắt nhìn mờ mờ, tai điếc hay quên, hay kêu chán nản, châm Túc thiếu âm, trị âm.

 - Cự khuyết: Trị hoảng hốt, không nhận ra người (“Đồng” xem: Đàm).

 - Bách hội: Chữa tâm lực ít, quên trước, mất sau, tâm thần hoảng hốt “Minh hạ”.

 - Âm đô: Chữa tâm hoảng hốt “Thiên”.

 3. Tâm sợ hãi (Tâm kinh khủng).

 - Khúc trạch: Trị đau tim hay sợ “Đồng”.

 - Linh đạo: Trị buồn, sợ hãi (xem: Đau tim).

 - Hạ liêm: Trị sợ mạnh mẽ, nhanh chóng.

 - Ngư tế: Chữa tâm bại buồn, hãi (khủng).

 - Thiếu xung: Trị buồn hãi, hay sợ.

 - Thượng quản: Trị tâm phong, hồi hộp, hay sợ (“Minh” cũng giống thế, viết là tâm tung).

 - Thiếu phủ: Trị buồn hãi, tránh (sợ) mọi người (xem: Ưu sán).

 - Thần môn (xem: Tâm phiền), Lãi câu (xem: Sán).

 - Cự khuyết: Trị sợ, hồi hộp, ít hơi (xem: Cuồng).

 - Lương khâu: Trị sợ nhiều (…) đau vú.

 - Âm khích, Gian sử (xem: Đau tim), Nhị gian, Lệ đoài: Trị thường hay sợ. “Minh hạ” nói: Giản sử chữa sợ, hồi hộp (xem: Thương hàn không có mồ hôi).

 - Ngũ lý: Trị sợ hãi (xem: Phong lao).

 - Kinh cốt (xem: Sốt rét), Đại chung (xem: Lậu), Đại lăng: Trị hay sợ hãi.

 - Bách hội (xem: Phong giản), Thần đạo (xem: Đau đầu), Thiên tỉnh (xem: Phòng bại), Dịch môn (xem: Cuồng): Trị sợ, hồi hộp.

 - Thông cốc (xem: Váng đầu), Chướng môn: Trị hay hãi (xem: Thủy thũng).

 - Thiên xung: Trị điên tật, phong kinh, sưng răng, hay sợ hãi.

 - Chi chính: Trị phong hư, sợ hãi, cuồng sợ sệt (“Minh hạ” nói: Chữa sợ hãi buồn rầu).

 - Khích môn: Trị sợ hãi, tránh (sợ) mọi người (xem: Tim đau).

 - Thần đình: Trị sợ hồi hộp, không ngủ yên được.

 - Não không: Trị não phong đau đầu, mắt mờ tim hồi hộp.

 - Tam gian, Hợp cốc, Lệ đoài: Chủ lưỡi thè lè ra, cổ khó chịu, hay sợ “Thiên”.

 - Khúc trạch, Đại lăng: Chủ dưới tim nhạt nhẽo, bâng khuâng (sách “Giáp” viết là Nội quan).

 - Thông lý: Chủ hồi hộp dưới tim (“Minh hạ” nói: Chữa buồn, hãi, sợ người).

 - Nhiên cốc (“Đồng” giống thế), Dương lăng tuyền (“Minh” giống thế): Chủ dưới tim sợ sệt, hãi hùng, như có người ám ảnh.

 - Đại chung, Khích môn: Chủ sợ hãi, sợ người, thần khí không đủ (bất túc).

 - Khí hải, Âm giao, Đại cự: Chủ sợ không nằm được.

 - Đại cự: Chủ hay sợ.

 - Lệ đoài: Chủ hay nằm mà dễ sợ (“Minh” cũng giống thế).

 - Dịch môn: Chủ hay sợ, nói nhảm, mặt đỏ.

 - Thiếu phủ: Chủ ợ nhiều, sợ hồi hộp, bất túc.

 - Thần môn: Chủ ợ nhiều, sợ hồi hộp, hơi không đủ.

 - Cự khuyết: Chủ sợ hồi hộp, ít hơi.

 - Âm kiều: Chủ sợ nằm, nhìn thấy quỷ.

 - Giải khê: Chủ điên, động kinh mà sợ.

 - Thiếu xung: Chủ thở dài, phiền, đầy tức, ít hơi, buồn sợ.

 - Hành gian: Chủ tâm đau, nhiều lần sợ, lòng buồn không vui.

 - Thủ thiếu âm, Âm khích: Chủ khí, sợ đau tim.

 - Thiếu xung: Chủ buồn hãi, sợ người, hay sợ.

 - Thần đình: Chữa sợ, ngủ không yên (“Minh” xem: Điên giản).

 - Khúc trạch: Chữa hay sợ.

 - Lương khâu (xem: Chân lạnh): Chủ rất sợ.

 - Khế mạch: Chữa trẻ em sợ hãi (xem: Điên, động kinh).

 - Âm kiều: Chữa đàn bà, sợ buồn không vui (xem: Kinh nguyệt). Lại chữa đại phong, nằm sợ, nhìn như thấy sao.

 - Phong phủ: Chữa thường buồn, sợ hãi hồi hộp “Thiên”.

 - Cưu vỹ: Chữa sợ, hồi hộp, thần khí hao tán.

 - Trẻ em khi ngủ sợ hãi, mắt nhắm không kín, cứu trên giữa nếp gấp khuỷu tay lên 3 phân, mỗi chỗ đều 1 mồi.

 - Trẻ em trong khi ngủ sợ mà co quắp, cứu trên đầu nhọn ngón cái, ngón thứ hai chân, cách móng như lá hẹ, mỗi chỗ đều 1 mồi.

 - Nhiên cốc: Chủ trẻ em hay sợ “Thiên”.

 - Kinh sợ, tim đập mạnh, yếu sức, cứu Đại hoành 50 mồi.

 - Thượng quản: Chữa sợ, hồi hộp (“Minh” xem: Tâm phiền).

 - Thiên tỉnh: Chữa sợ hãi, hồi hộp (“Minh hạ” xem: Buồn).

 - Lệ đoài: Chữa hay sợ (xem: Nằm).

 - Húc trung: Chủ hồi hộp, ngồi không yên chỗ (“Thiên” xem: Thượng khí).

 - Trường cường: Chủ trẻ em sợ hãi, mất tinh (xem: Kinh giản).
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 19, 2018, 04:31:13 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #33 vào lúc: Tháng Chín 19, 2018, 04:54:08 PM »

 4.Tâm hay cười (hỷ tiểu) phụ: Giận

 - Thần môn, Dương cốc: Chủ cười như cuồng “Thiên”.

 - Lao cung, Đại lăng: Chủ hay cười không dứt (Xem: Điên cuồng).

 - Dương khê: Chủ nói cuồng, hay cười, thấy quỷ.

 - Thủy câu (xem: Điên giản “Đồng” cũng giống thế), cười vô ý thức không kể giờ giấc “Minh”.

 - Phục lưu (xem: Cột sống), Lao cung: Trị hay cáu giận (“Đồng” xem: trúng gió).

 - Liệt khuyết: Chủ hay cười (xem: Tứ chi quyết).

 - Lao cung: Trị buồn mà cười (“Đồng” xem: Trúng gió).

 - Đại lăng: Trị hay cười không nghỉ (xem: Thương hàn không có mồ hôi).

 - Ngư tế: Chữa tâm bại buồn giận (“Minh” xem: Khí nghịch).

 - Can du: Chữa hay giận (“Hạ” xem: Mắt có màng).

 - Thân trụ: Chủ giận, muốn giết người (“Thiên” xem: Điên, động kinh, “Minh – Đồng” cũng giống thế).

 - Cuồng phong, chửi, đánh, chê trách người, tên gọi là Nhiệt dương phong, cứu huyệt Yến khẩu ở hai bên cạnh môi, chỗ khóe mép có da trắng đỏ, mỗi bên một mồi,lại cứu chỗ dưới bừu dái (âm nang phùng) 30 mồi “Thiên”.

 5. Tâm khí (hay quên, vô tâm, mất trí).

 - Tâm du: Chữa tâm khí loạn (“Minh” xem: Giản).

 - Bách hội (“Hạ” giống thế): Chữa vô tâm lực, quên trước, mất sau (xem: Phong giản).

 - Bách hội: Trị trúng gió, tâm phiền, sợ, hồi hộp, hay quên “Đồng”.

 - Thần đạo (xem: Đau đầu), U môn (xem: Đau ngực), Liêt khuyết, Cao hoang du: Chữa hay quên (xem: Lao khái).

 - Bách hội, Thiên phủ, Khúc trì, Liệt khuyết: Chủ ác phong, tà khí, nước mắt chảy ra mà hay quên “Thiên”.

 - Khỏe quên, chích Túc thiếu âm (xem: Hoảng hốt).

 - Tim đập mạnh, sức yếu, cứu Đại hoành 50 mồi (xem: Kinh).

 - Bách hội (xem: Phong giản), Cự khuyết (xem: Kinh giản): Chữa vô tâm lực “Minh”.

 - Thượng quản: Chữa buồn bằn trong tim (“Minh” xem: Tâm phiền).

 - Ủy dương (xem: Thi quyết): Trị mất trí “Đồng”.

 “Tần Thừa Tố” nói: Trung xung, chữa thần khí bất túc, mất trí “Minh Hạ”.

 - Nội quan: Chủ mất trí (“Thiên” xem: Đau tim).

 - Thông cốc: Chủ trong tim mê loạn (xem: Điên).

 - Cưu vỹ: Chữa trong tim khí muộn, không thích nghe tiếng người nói (“Minh” xem: Kinh giản).

 - Tâm du: Chữa trẻ em khí bất túc, không nói (xem: Miệng câm).

 * Ngày xưa tôi bị nạn tâm khí, phàm suy nghĩ quá nhiều thì dưới tâm đập mạnh, hoặc đến tự mình buồn, cảm khái, tôi đã cứu Bách hội. Tức là Bách hội trị vô tâm lực, quên trước, mất sau, nên gọi tên là thế (uống kèm Trấn tâm đan).
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 19, 2018, 05:12:21 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #34 vào lúc: Tháng Chín 20, 2018, 03:22:52 PM »

 6. Tâm lo buồn (vu bi), khóc lóc (xem thêm: Điên tà)

 - Lậu cốc: Chủ tâm buồn (“Thiên” xem: Ruột kêu).

 - Thương khâu (xem: Ruột kêu): Trị tâm buồn “Đồng”.

 - Thiên tỉnh, Tâm du: (“Minh hạ” giống thế), Thần đạo: Chủ bi sầu, hoảng hốt, buồn thương, không vui.

 - Thiên tỉnh: Chủ đại phong, nhớ như thấy (mặc mặc), không biết là đau, buồn thương không vui (“Minh hạ” nói: Chữa sợ, hồi hộp, không vui).

 - Đai hoành: Trị đại phong, nghịch khí, lạnh nhiều mà hay sợ “Đồng”.

 - Chiếu hải (xem: Họng khô): Trị hay buồn không vui.

 - Nhật nguyệt: Trị thở dài, hay buồn, bụng dưới nóng muốn chạy, hay nhổ vặt, nói năng lộn xộn, tứ chi không gọn gàng “Minh hạ”.

 - Thiếu xung: Trị buồn hãi hay sợ (xem: Thương hàn).

 - Thiếu phủ: Trị phiền mãn, ít hơi, buồn hãi, sợ người, bàn tay nóng (“Minh hạ” giống thế), đùi, nách co nhanh, ngực đau, bàn tay co, không duỗi.

 - Chi chính: Chữa sợ hãi, buồn rầu “Minh hạ”.

 - Lao cung: Chữa buồn mà cười (“Đồng” xem: Trúng gió).

 - Tâm du (xem: Điên giản), Thần môn (xem: Tâm phiền), Giải khê (xem: Điên), Đại lăng (xem: Thương hàn không có mồ hôi): Trị sợ mà hay khóc.

 - Trẻ em dạ đề (khóc đêm) từ tối lên đèn đến gà gáy sáng thì dứt, cứu sau móng tay ngón giữa, huyệt Trung xung 1 mồi.

 - Trẻ em mới sinh không bú sữa, kêu nhiều (xem: Miệng mím ngậm) trước cứu Thừa tương 7 mồi, sau cứu Giáp xa 2 bên đều 7 mồi, mồi ngải như phân chim sẻ.

 - Gian sử: Chủ hay buồn (“Thiên” xem: Điên cuồng).

 - Thông lý (xem: Tim đau): Chủ hồi hộp, buồn.

 - Hành gian (xem: “Minh”): Chủ tim buồn.

 - Lao cung (xem: Điên cuồng): Chủ tim buồn.

 - Bách hội (xem: Hay quên): Chủ nước mắt chảy ra.

 - Âm kiều: Chữa đàn bà sợ, buồn “Minh”.

 - Lo chủ tâm cứu huyệt Tuyệt cốt (xem: Thương khí).

 - Bách hội: Chữa trẻ em sợ hay kêu gào (xem: Giản) lại hay chữa khóc.

 - Thủy câu: Trị làm khóc (“Đồng” xem: Giản kinh).

 * Mẹ đẻ Chấp Trung bệnh lâu ngày, tự nhiên nước mắt nước mũi không thể cầm được, biết là bệnh ở tâm rồi, cứu Bách hội mà khỏi. Chấp Trung phàm gặp lúc ưu sầu, thê lương, cũng cứu ở đó.

 7. Thở than (thán tức) - thở dài

 - Thiếu xung: Chủ thở dài, phiền mãn (bứt dứt, ngắn hơi, buồn sợ “Thiên”.

 - Hành gian: Chủ thở dài không được (xem: Đau tim).

 - Phàm ưa thờ dài, không muốn ăn, thường nóng rét, ra mồ hôi, bệnh đến mức hay nôn, nôn xong lại buồn tức, lấy Công tôn và Tỉnh du, thực thì trong ruột đau như cắt, quyết thì đầu mặt sưng lên, phiền tâm cuống cuồng, uống nhiều mà không muốn nằm, hư thì cổ trướng trong bụng đầy hơi, nóng đau, không muốn ăn, nôn nao, Công tôn chủ trị.

 - Thương khâu (xem: Sôi ruột), Nhật nguyệt: Trị thở dài hay buồn (“Đồng” xem: Buồn rầu).

 - Hành gian: Trị thở dài (xem: Miệng méo).

 - Khâu khư: Chữa sườn, ngực đau, hay thở dài, ngực đầy căng “Minh hạ”.
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 20, 2018, 04:09:34 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #35 vào lúc: Tháng Chín 20, 2018, 04:07:45 PM »

 8. Tâm bứt dứt

 - Thần môn: Trị sốt rét, tâm bứt dứt, muốn được uống lạnh, sợ rét thì muốn ở chỗ ấm, họng khô, không muốn ăn, đau tim hay ợ, hãi hùng, hồi hộp, hụt hơi, cánh tay lạnh, suyễn nghịch, mình nóng, cuống cuồng, buồn khóc, nôn ra máu, đái rớt ra “Đồng”.

 - Thượng quản: Trị trong tim nóng, bứt dứt.

 - Âm khích (xem: Sốt rét), Cự khuyết: Trị trong tim bứt dứt, tức đầy.

 - Ngọc đường: Trị tim buồn bằn (xem: Ngực đau).

 - Ngư tế, Thiếu thương (xem: Hay ợ), Công tôn (xem: Nói nhảm).

 - Giải khê (xem: Điên), Chí âm (xem: Đau đầu).

 - Hoàn cốt: Trị đau đầu tâm buồn bằn.

 - Dương khê: Chữa bệnh nhiệt tim bứt dứt.

 - Bách hội (xem: Phong), Cường gian, Thừa quang: Trị tâm bứt dứt (xem: Đau đầu).

 - Khúc sai: Trị trong tim phiền não, mồ hôi không ra.

 - Hoàn cốt: Chủ phong, sau đầu, sau tai, tim bứt dứt “Thiên”.

 - Quan xung: Chữa lưỡi cong, miệng khô, tim bứt dứt.

 - U môn: Trị tim bứt dứt, ngực đau (xem: Ngực đau).

 - Thiếu xung: Chữa tim buồn bằn, hơi đẩy lên “Minh”.

 - Tử cung: Chữa ngực sườn đầy tức, đau bại nhức xương, ăn không xuống, nôn ngược, hơi đẩy lên, tim buồn bằn.

 - Công tôn: Chủ tim buồn bằn (xem: Thở than).

 - Xích trạch, thiếu trạch: Chủ tim buồn bằn (xem: Sườn đau).

 - Phàm tâm hư thì tâm phiền, Nội quan trị chứng đó (xem: Tim đau).

 - Thông lý: Chủ tim buồn bằn (“Thiên” xem: Tim đau).

 - Cự khuyết, Tâm du: Chữa tim buồn bằn (“Minh” xem: Tim đau).

 - Thái nhất: Trị tim đau (“Đồng” xem: Điên cuồng).

 - Thượng quản: Chữa tâm phong, sợ hồi hộp (“Đồng” giống thế), không ăn được, trong tim buồn bằn, phát ụa.

 - Bách hội: Chữa tâm nóng, bứt dứt, tim buồn bằn (xem: Phong giản).

 - Cự khuyết: Chữa trong tim buồn bằn bứt dứt (xem: Phong giản).

 - Trung quản: Chữa trong tim bứt dứt (xem: Bôn đồn).

 - Tử cung: Chủ tim buồn bằn (xem: Hơi đẩy lên).

 - Khúc trạch: Chữa đau tim, ra máu thì dưới tim bâng khuâng, hay sợ, mình nóng, tim buồn bằn, miệng khô, khí ngược lên, nôn ra máu, có khi điên, động kinh, hay lắc đầu, mồ hôi trong ra không quá vai “Minh”.

 - Khúc sai: Chữa tâm buồn bằn (“Minh” xem: Gáy, cổ).

 - Tim buồn bằn, đau, cứu Cự khuyết 14 mồi (“Thiên” xem: Đau tim).

 - Bách hội: Trị tim nóng, bứt dứt (xem: Phong giản).

 - Tuyệt cốt: Trị phong, tâm buồn bằn (xem thêm: Trúng gió).

 - Ngư tế: Trị tâm bại (“Đồng” xem: Hơi đẩy lên).

 - Lâm khấp (Xem: Kinh nguyệt), Cách du: Chữa tim đau bại chung quanh (“Đồng” xem: Nguyễn tích).
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #36 vào lúc: Tháng Chín 20, 2018, 04:12:12 PM »

 9. Đảm hư - Đảm nhiệt

 - Trung phủ: Chữa đảm nhiệt, nôn ngược, hơi đẩy lên.

 - Đảm hư cứu Tam âm giao 20 mồi.

 10. Hay nằm (háo ngọa)

 - Tín hội (xem: Đau đầu, “Đồng” cũng giống thế), Bách hội (xem: Giản): Chữa ngủ nhiều “Minh”.

 - Âm kiều (Xem: Bụng dưới đau), Cách du (xem: Ăn không xuống): Chữa hay ngủ.

 - Thận du: Chữa thích ngủ một mình (xem: Lao).

 - Nhị gian: (“Hạ” giống thế), Tam gian: Chữa nằm nhiều, thích ngủ.

 - Lệ đoài: Chữa ngủ nhiều hay sợ (“Thiên” cũng giống thế).

 - Tỳ du: Chữa tứ chi nóng, bứt dứt, thích nằm, mệt mỏi, tứ chi không muốn động đậy “Hạ”.

 - Tam dương lạc: Chữa muốn nằm, mình chẳng muốn động cựa.

 - Ngũ lý (xem: Phong lao), Đại khê (xem: Thương hàn không có mồ hôi), Đại chung, Chiếu hải (xem: Lậu), Nhị gian: Chữa muốn nằm “Đồng”.

 - Cách du: Chủ thương hàn, muốn nằm “Thiên”.

 - Lệ đoài, Đại đôn: Trị muốn ngủ (xem: Bụng dưới đau).

 - Thiên tỉnh: Chủ muốn ngủ (“Thiên” xem: Tứ chi quyết).

 “Thiên kim” nói: Ăn nhiều, mình gầy, tên gọi là thực hối, trước lấy Tỳ du sau lấy Lý lặc. Lại nói: Phàm mình nặng không ăn được, ăn không biết ngon, hay nằm, đều châm Vị quản, Thái dương, uống Kiến trung thang, Bình vị hoàn. Người ngày hay muốn nằm mà bỏ bữa là tỳ khốn, muốn nằm bỏ mặc chẳng châm, làm sao lại chẳng cứu? tôi và người ta đã cứu Trung quản và Cao hoang đều đã không khốn, do đó là nói chung.

 11. Không nằm (bất ngọa)

 - Thần đình: Trị kinh sợ, hồi hộp, không ngủ yên được “Đồng”.

 - Khí xung (xem: Khí lên), Chướng môn: Trị không nằm được (xem: Sôi ruột).

 - Kỳ môn: Trị suyễn to, chẳng nằm được (xem: Nôn nao, hoắc loạn).

 - Thái uyên: Trị ho hắng, bứt dứt, giận không nằm được (xem: Ngực bại).

 - Bạch hoàn du: Trị thắt lưng, cột sống đau, không nằm được lâu (“Minh” nói: Chẳng biết ngủ nghê).

 - Ẩn bạch (xem: Bụng chướng), Thiên phủ (Xem: Trúng ác), Âm lăng tuyền (xem: Thủy thũng) trị không nằm được.

 - Thần đình: Chữa phong giản, hồi hộp, sợ chẳng ngủ yên được (“Minh” xem: Điên giản).

 - Thái uyên, Phế du (xem: Phế), Thượng quản (xem: Hoắc loạn, nôn nao), Điều khẩu (xem: Chân tê), Ẩn bạch (xem: Bụng trướng): Chữa không ngủ được.

 - Ý xá (xem: Lao), Hoàn khiêu: “Kỳ Bá” nói: Chữa nằm xuống không co duỗi, xoay chuyển được.

 - Đai chùy: Chữa nằm không yên (“Hạ” xem: Điên, động kinh).

 - Khí hải, Âm giao, Đại cự: Chủ sợ không nằm được “Thiên”.

 - Công tôn: Chủ không muốn nằm (xem: Thở than).

 - Tán chúc: Chủ không nằm được (xem: Điên cuồng).

 Người không nằm được cũng có do tâm khí làm ra, nên uống: Du Sơn Nhân Chân Tâm Đơn, viên đó lấy Toan táo nhân hơ, sao qua thì làm cho người ta ngủ được (chỉ mê nói, nếu đau đầu, co gân, kinh không nằm được gọi là Thận quyết đầu đau, nên cứu Quan nguyên 100 mồi, uống Ngọc Chân Nguyên.
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 22, 2018, 11:03:37 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #37 vào lúc: Tháng Chín 22, 2018, 11:06:03 AM »

 12. Mộng mị (Tạp mộng)

 - Thương khâu: Trị mộng mị (“Đồng – Thiên” nói: Hay mộng mị).

 - Thiên dũ: Chữa đêm nằm mộng điên đảo, mặt xanh vàng không có màu sắc “Minh”.

 Trong giữa xích, sau quan ở tay trái mà âm tuyệt, không có mạch Thận, nếu ở chân nghịch lãnh, đâm lên đầu ngực, mộng vào trong nước thấy quý, hay mộng mị có vật màu đen đến nâng người lên, chích túc Thái dương, trị dương “Thiên”.

 Phàm nằm mê chết đột ngột, cắn thật đau ở gót chân và ngón chân cái. Lại cứu ở giữa chòm lông ở ngón chân cái 21 mồi “Tập hiệu”.

 Có người đàn bà đêm thường mê, đó là do hồi còn trẻ hầu người mẹ có bệnh, phải dụng tâm mà gây ra, sau uống Định Chí Hoàn, xong thỉnh thoảng vẫn mê, cứu 3 lần thì không phát lại, thuốc cũng không cần uống thêm thuốc.

 13. Điên tà (Quỷ tà, “Biển Thước” châm 13 quỷ huyệt, xem “Thiên kim”)

 - Hoàng Đế cứu thần tà quỷ mị (“Minh hạ” xem: Nói nhảm, “Kỳ Bá” chữa thần tà quỷ mị, cứu Giản sử).

 - Tán trúc: Chữa thần tà quỷ mị (xem: Cuồng)

 “Tần Thừa Tố” cứu Hồ mê (hố con cáo), thần tà và bệnh điên cuồng, chữa trị không khỏi, ghép hai ngón tay, lấy dây mềm buộc nhanh, cứu 3 mồi, mỗi ngải ở bốn chỗ, nửa mồi trên móng, nửa mồi trên da thịt, bốn chỗ phải cháy hết, một chỗ không cháy hết là bệnh không khỏi, thần hiệu! Trẻ em thai giản, sữa giản, kinh giản, theo đúng như thế cứu 1 mồi, ngải như lúa mạch.

 - Dương khê, Bổ tham, Ôn lưu: Trị nói cuồng, thấy quỷ (xem: Nói cuồng).

 - Cuồng tà, nói như quỷ, cứu Thiên song 9 mồi hoặc Phục thỏ 100 mồi “Thiên”.

 - Buồn rầu, khóc lóc, nói như ma quỷ, cứu Thiên phủ 50 mồi.

-Buồn khóc, nói như ma, hát khóc như quỷ, cứu Từ môn 50 mồi.

 Tự nhiên trúng tà mị, hoảng hốt run mím miệng, cứu Nhân trung dưới mũi và hai khớp gốc ngón chân tay cái. Để viên ngải nửa trên móng, nửa trên da thịt, mỗi chỗ đều 7 mồi, lại Tâm du 7 mồii, lại Tam lý 7 mồi.

 - Mê thấy quỷ cứu ở tóc vào 1 thốn 100 mồi, lại cứu Giản sử và giữa lòng bàn tay đều 50 mồi.

 -Hồ mị (mê) ghép ngón tay cái buộc lại, cứu chỗ ghép 21 mồi, thấy như con cáo kêu thì khỏi.

 - Phong phủ: Chủ bệnh tà ma, nằm mơ màng, không tự biết.

 - Tín thượng: Chủ bệnh tà ma, quỷ điên.

 - Xích trạch: Chủ bệnh tà ma, tứ chi sưng đau, mọi chứng vặt khác.

 Cuồng, động kinh, khóc ra nước mắt, cứu tay để ngược 30 mồi “Biển Thước” châm bệnh tà ma gồm 13 huyệt, xem “Thiên kim”.
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 23, 2018, 03:56:09 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #38 vào lúc: Tháng Chín 24, 2018, 09:41:34 AM »

 14. Điên cuồng (đi cuồng, nói cuồng)

 - Ôn lưu, Dịch môn, Kinh cốt: Chủ ngã cuồng “Thiên”.

 - Thần môn, Dương cốc: Chủ cười muốn cuồng.

 - Đại lăng, Lao cung: Chủ phong nhiệt hay cáu, trong lòng buồn vui lẫn lộn, nghĩ ham muốn, kêu bâng quơ, hay cười không dứt.

 - Phi dương, Thái ất, Hoạt nhục môn: Chữa điên cuồng, lè lưỡi.

 - Ôn lưu, Bộc tham: Chủ bệnh điên, lè lưỡi, hàm khua lập cập, nói nhảm, thấy quỷ.

 - Trường cường: Chữa điên phát như cuồng, da mặt đầy lên (“Minh hạ” nói: Chữa điên cuồng).

 - Lạc khước, Thính hội, Thân trụ: Chủ chạy lăng quăng, co giật, hoảng hốt.

 - Tán trúc, Tiều hải, Hậu đỉnh, Cường gian: Chủ điên phát co giật, chạy lăng quăng, không nằm được.

 - Xung dương, Phong long: Chủ cuồng, mắt nhìn lung tung mà đi (vọng hành), trèo cao ca hát, cởi áo mà chạy.

 - Thiên trụ, Lâm khấp: Chủ cuồng khác thường, nói nhiều không nghỉ, mắt ngược lên.

 - Chi chính, Ngư tế, Hợp cốc, Thiếu hải, Khúc trì, Uyển cốt: Chủ nói cuồng.

 - Hạ liêm, Khâu khư: Chủ nói cuồng khác thường.

 - Cự khuyết, Trúc tân: Chủ cuồng lạ thường, nói lung tung, giận chửi.

 - Dương khê, Dương cốc: Chủ lè lưỡi vênh cổ, nói lung tung.

 - Gian sử: Chữa sợ cuồng cuồng, hay buồn mặt đỏ, mắt vàng, mất tiếng, không nói (xem thêm “Thiên”).

 - Cân súc (“Hạ” giống thế): Chữa kinh giản, chạy lung tung, điên, cột sống co cứng, mặt chuyển thẳng lên “Minh”.

 - Dương cốc, Thân trụ (xem: Điên, động kinh), Não không, kinh cốt (xem: Đầu gối co): Chữa bệnh điên chạy rất khỏe.

 - Phong phủ: Chữa chạy cuống cuồng, muốn tự sát, mắt trợn ngược nhìn lung tung (Hạ” giống như thế).

 - Thúc cốt: Chữa điên cuồng (xem: Điên giản).

 - Tán trúc: Bất kể là thi quyết, điên tà, thần cuồng, mê, quỷ, đều chữa ở đấy. “Tần Thừa Tổ” dùng để chữa thần tà điên cuồng (xem: Quỷ tà).

 - Xung dương: Chữa cuồng lâu dài, trèo cao ca hát, cởi áo mà chạy “Đồng”.

 - Quang minh: Chữa đột nhiên cuồng (xem: Bệnh nhiệt không có mồ hôi).

 - Giản sử: Chữa tự nhiên cuồng, trong ngực bâng khuâng, sợ gió lạnh, nôn mửa, sợ sệt, ở trong lạnh, ít hơi, lòng bàn tay nóng, hạch sưng, khuỷu tay co (“Minh hạ” nói: Tự nhiên cuồng, hồi hộp, sợ).

 - Nhật nguyệt: Trị bụng dưới nóng, muốn chạy (xem: Tim lo buồn).

 - Ty trúc không: Trị phát cuồng nôn ra bọt dãi (xem: Hoa mắt).

 - Thái nhất: Trị bệnh điên, chạy cuồng, cuồng, tim buồn bằn, lưỡi thè lè ra “Đồng”.

 - Dương cốc: Chữa bệnh điên, chạy cuồng.

 - Tâm du: Chữa tâm trúng phong, chạy cuồng, phát giản, nói năng buồn bã, khóc lóc, tim ngực nhộn nhạo, đầy tức, mồ hôi không ra, kết tích, nóng rét, nôn mửa, ăn không xuống, ho nhổ ra máu (“Minh” giống thế).

 - Uyển cốt: Chữa chứng cuồng sợ hãi.

 - Cự khuyết: Trị phát cuồng, không nhận ra người, sợ, hồi hộp, ít hơi.

 - Khúc tuyền, Cao hoang du: Trị phát cuồng (xem: Lao khái).

 - Thần môn: Chữa mình nóng, cuồng, buồn khóc.

 - Dương giao: Chữa hàn quyết, sợ cuồng.

 - Thiếu hải: Chữa mắt hoa, phát cuồng, nôn mửa ra bọt dãi, cổ không quay được.

 - Chi chính: Chữa phong hư cuồng, sợ sệt (xem: Kinh hãi).

 - Đại lăng: Trị nói cuồng, không vui (xem: Thương hàn không có mồ hôi).

 - Dương cốc: Trị nói lung tung, quay trái, quay phải, điên cuồng, co giật mắt hoa.

 - Dương khê: Trị cuồng, thấy quỷ “Đồng”.

 - Bộc tham: Trị điên giản, nói cuồng, thấy quỷ.

 - Thiên lịch: Trị tật điên, nói nhiều (“Hạ” giống thế).

 - Ôn lưu: Trị điên tật, nôn ra dãi, nói cuồng thấy quỷ (“Minh hạ” nói: Điên giản), thè lè lưỡi, hàm răng lập cập, nói cuồng.

 - Hạ liêm: Trị nói cuồng (xem: Kinh).

 - Trúc tân: Trị điên tật nói cuồng (“Minh hạ” nói: trẻ em điên tật thè lè lưỡi).

 - Công tôn: Trị tự nhiên mặt sưng, bứt dứt trong lòng, nói cuồng.

 - Thái uyên: Chủ nói cuồng (“Minh hạ” nói: giống thế) mồm phồng ra (xem: Đau tim).

 - Dịch môn: Trị hồi hộp, sợ, nói lung tung.

 - Dương cốc: Chữa lưỡi thè lè, cổ vênh, nói lung tung, không thể quay trái, quay phải, co giật váng đầu, đau mắt “Minh”.

 - Cân súc: Chữa chứng bệnh giản mà nói nhiều.

 - Cưu vỹ: Chữa điên giản, hát lung tung, lời nói không có lựa chọn.

 “Hoàng Đế” chữa quỷ tà mị và điên cuồng, cuồng ngôn vọng ngữ, hàn cứu ở giữa mặt trong môi trên, trên sợi thịt như dây đàn 1 mồi.
 
“Đồng” nói: Thủy câu trị lời nói không biết phân sang, hèn (xem: Điên giản).

 - Dạ môn (?): Chủ nói lung tung (“Thiên” xem: Kinh giản).

 - Nói cuồng hoảng hốt, cứu Thiên khu 100 mồi.

 - Cuồng tà, phát không thường, đầu tóc xõa xưỡi, kêu gào, muốn giết người, không sợ lửa nước, nói cuồng, nói nhảm, cứu Gian sử 30 mồi (cũng chữa: Kinh, hãi, ca, khóc).

 - Cuồng điên như quỷ nói: Cứu túc Thái dương 40 mồi.

 - Cuồng điên, sợ hãi, chạy càn, hoảng hốt, giận mừng, chửi mắng, cười cợt, hát khóc lời của quỷ, cứu Não hộ, Phong trì, Thủ dương minh, Thái âm, Túc dương minh, Dương kiều, Thiếu dương, Thái âm, Âm kiều, gót chân: Đều số mồi theo tuổi.

 - Chạy cuồng, đâm người, hoặc muốn tự sát, chửi rủa xưng thần, cứu khóe mép chỗ trắng đỏ phân ra 1 mồi, lại ở nếp gấp trong khuỷu tay 5 mồi, lại ở xương bả vai 3 mồi, báo cứu ở đó.

 - Thương Công pháp Thần Hiệu, tự nhiên nói lời của quỷ, lấy cái đai chõ, buộc kẹp hai ngón tay cái lại, lại cứu chỗ mảng sườn bên trái, bên phải, đúng chỗ đầu sườn sụp xuống. Ở hai chỗ cùng đốt lửa, đều 7 mồi, theo đó quỷ tự nói họ tên rồi xin đi, từ từ hỏi han rồi cởi tay ra.

 - Tự nhiên cuồng, nói lời của quỷ, châm ở ngón chân cái, chỗ dưới móng một ít là dứt ngay.

 - Nhân trung: Chủ tà bệnh không dứt lời và các tạp chứng. Phàm người trúng ác, trước hết bấm dưới mũi là vì thế.

 - Tà quỷ nói lung tung, cứu Huyền mệnh 14 mồi, huyệt ở bên trong môi miệng, giữa dây đàn, dùng dao thép cắt đứt rẩt tốt.

 - Trị Phế trúng phong, nói cuồng (xem: Trúng gió), cuồng tà nói như quỷ, cứu Thiên song, Phục thỏ.

 - Buồn khóc nói như quỷ, cứu Thiên phủ, Từ môn (xem: Điên tà).

 * Có một người học trò nói lung tung lạ thường, vừa muốn đánh người, bệnh đã mấy tháng rồi, ý tôi cho đó là bệnh tâm, là cứu Bách hội, vì Bách hội vốn chữa bệnh tâm. Lại nghi ngờ là quỷ tà, dùng phép cứu quỷ tà của “Tần Thừa Tổ”, gập hai ngón tay lại, dùng dây vải mềm buộc nhanh, chắc, để mồi ngay chỗ thịt và móng tiếp nhau, cứu 7 mồi, cả 4 nơi đều đốt lửa, mà sau đó khỏi (cách cứu xem: Điên tà).

 * Lại có hai nhà giầu cũng có con bị bệnh đó, cũng có nhà sư cứu huyệt đó mà khỏi (một cách nữa là sau gáy 1 thốn cứu 100 mồi).

 - Chạy cuồng, co giật, cứu Ngọc chẩm lên 3 thốn.

 - Cuồng chạy điên tật cứu sau gáy 2 thốn 20 mồi.

 - Chạy cuồng kinh giản, cứu Hà khẩu 5 mồi, tại giữa chỗ lõm sau cổ tay chỗ có động mạch là huyệt, chỗ đó cũng là Dương minh.

 - Cuồng chạy, điên giản, cứu Đại u 100 mồi.

 - Cuồng chạy, điên giản, cứu đầu chót 11 (Lý lặc) 30 mồi.

 - Cuồng chạy, hay giận, buồn khóc cứu Cự giác (còn viết là cảo giác = ) số mồi theo tuổi, huyệt ở trên xuống bả vai, sau lưng, tay quặt lại sau, không tới, ở trên huyệt Cốt nang, vê xoay thấy đau là đúng.

 - Cuồng chạy, sợ hoảng hốt, cứu Túc dương minh 30 mồi.

 - Cuồng chạy, chửi mắng, lạ thường, cứu Bát hội, số mồi theo tuổi, tại dương minh 5 phân.

 - Cân súc (“Đồng” giống thế): Chữa chạy cuồng.

 - Tam lý: Chủ bệnh tà kêu to, chửi mắng, chạy xa.

 - Cuồng chạy điên quyết như người chết, cứu chỏm lông ở ngón chân cái 9 mồi (“Dực” nói: Cứu Đại đôn).

 - Cuồng chạy có khí lạ, cứu Tuyệt cốt (xem: Thương khí).

 - Nói như quỷ, chạy cuồng, theo đúng phép trên mà cứu. Nếu thương hàn mà nói như quỷ, chạy cuồng, chỉ nên dùng Tứ vật thang gia Hoàng kỳ mấy phân. Khoảng 7 – 8 đồng cân nặng làm 1 lần uống. Một bát nước sắc còn 7 phần đem uống, cái bã ấy thì dùng 1 bát nước sắc còn nửa bát uống ngay theo đó. Tôi thường dùng là thần hiệu! cho nên phụ vào đây.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #39 vào lúc: Tháng Chín 25, 2018, 09:27:05 AM »

 15. Động kinh co giật (Điên giản, khế túng) trẻ em khế túng

 - Mệnh môn: Chữa co giật, chữa co quặn ở trong (lý cấp) lưng bụng cùng dẫn đau “Đồng”.

 - Đại trữ: Trị co giật khí thực, tức sườn.

 - Ốc ế: Trị co giật tê bại (xem: Mình sưng).

 - Dương cốc: (xem: Nói cuồng “Minh” cũng giống thế): Trị co giật.

 - Khúc trạch: Chữa giật co khuỷu tay (“Minh” xem: Nhổ ra máu).

 - Thiếu trạch: Chữa co giật (khế túng).

 - Thừa cân: Chữa co giật, buốt gót chân “Thiên”.

 - Khúc trì, Thiếu trạch: Chủ co giật, điên.

 - Thân trụ: Chủ bệnh điên co giật, giận dữ muốn giết người, mình nóng chạy cuồng, nhìn thấy ma quỷ “Minh Thượng, Hạ” cũng giống thế.

- Thương khâu: Chủ động kinh co giật.

 - Tán trúc, Tiểu hải, Hậu đỉnh, Cường gian: Chủ khí lên động kinh thì co giật chạy cuồng.

 - Côn lôn: Chủ động kinh, co giật, miệng ngậm không há được.

 - Dương khê, Thiên tỉnh:Chữa sợ mà co giật, Giải khê: Chữa co giật mà sợ.

 - Thượng quản: Chữa co giật mà chảy nước bọt.

 - Cự khuyết, Chiếu hải: Chủ co giật, dẫn vào bụng, rốn, ngắn hơi.

 - Mệnh môn: Chủ co giật, co ở bên trong (lý cấp) lưng bụng cùng dẫn đau (“Đồng – “Minh” cũng giống thế).

 - Não hộ, Thính hội, Thính cung, Phong phủ, Ế phong: Xương buốt, choáng váng, cuồng, co giật, miệng mím, họng có tiếng kêu, chảy bọt ra, mất tiếng không nói được.

 - Ngũ xứ, Thân trụ, Ủy trung, Ủy dương, Côn lôn: Chủ cột sống vặn vẹo mạnh, co giật, điên tật đau đầu.

 - Lạc khước, Thính hội, Thân trụ: Chủ chạy cuồng co giật, hoảng hốt, không vui (xem thêm “Thiên”).

 -Á môn: Trị nóng rét, kinh phong, cột sống vặn vẹo, co giật, điên giật, nặng đầu “Đồng”.

 - Ngũ xứ: Trị đầu phong, hoa mắt, co giật, mắt trợn ngược lên không nhận ra người.

 - Cự liêu: Trị co giật, miệng méo (“Minh” cũng giống thế).

 - Thượng quan: Trị co giật, miệng ra nước bọt, mắt hoa, hàm răng không há, miệng mím.

 - Thiếu trạch: Trị cánh tay đau, co giật, ho hắng, gáy cổ co cứng không quay được.

 - Phụ dương (xem: Phong bại), Thiên tỉnh: Trị co giật (“Thiên” xem: Phong bại).

 - Uyển cốt: Trị kinh phong, co giật, năm ngón tay co quắp.

 - Đới mạch: Trị đàn bà co rút bên trong và co giật (xem: Bụng dưới đau).

 - Đại chùy: Chữa bệnh điên mà co giật, mình nóng, mắt hoa, gáy sưng, nằm không yên “Minh hạ”.

 - Lư tín: Chữa trẻ em phát động kinh, co giật nôn mửa ra đờm dãi, sợ hãi, mặt tím, mắt nhìn ngược lên mà không rõ.

  - Khế mạch: Chữa trẻ em phát động kinh, co giật nôn mửa, đái ỉa lỵ, không co giờ giấc, sợ hãi, gỉ mắt đùn ra, mờ mắt, con ngươi mắt không rõ (“Minh” cũng giống thế).

 - Tiền đỉnh: Chữa trẻ em kinh giản, phong giật, co giật (xem: Kinh giản).

 - Côn lôn: Trị trẻ em phát giản co giật.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #40 vào lúc: Tháng Chín 27, 2018, 05:57:57 PM »

 16. Điên, động kinh (Thêm giản, ngoài ra xem phong giản).

 - Thiên trụ: Chủ tự nhiên giản nhanh, choáng váng, váng “Thiên”.

 - Tán trúc:, Tiểu hải, Hậu đỉnh, Cường gian: Chủ giản phát co giật, chạy cuồng.

 - Thương khâu: Chủ giản co giật.

 - Ty trúc không, Thông cốc: Chủ phong giản, điên tật, bọt dãi cuồng phiền.

 - Mệnh môn, Bộc tham: Chủ điên tật mà giản “Thiên”.

 - Thiên tỉnh, Tiểu hải: Chủ điên tật, dương giản, lè lưỡi để kêu, vênh cổ.

 - Huyền ly, Thúc cốt: Chủ điên tật, giáp dẫn, hay sợ dê kêu.

 - Cân súc, Khúc cốt, Âm cốc, Hành gian: Chủ kinh giản, chạy cuồng điên tật.

 - Liệt khuyết: Chủ nhiệt giản, sợ mà có chỗ nhìn.

 - Thủy câu: Chữa cười lung tung không có giờ giấc, điên giản cuồng ngôn vọng ngữ (“Hạ, Minh” giống thế). Tự nhiên cười, tự nhiên khóc, răng cắn không mở “Đồng”.

 - Tâm du: Trị phát động kinh, phiền khóc (xem: Chạy cuồng).

 - Cân súc: Trị kinh giản, chạy cuồng, điên tật, cột sống co cứng, mắt chuyển thẳng dọc lên.

 - Bộc tham (xem: Nói cuồng), Kim môn (xem: Thi quyết) trị điên giản.

 – Tích trung: Trị phong giản điên tà.

 - Thần môn: Trị 5 thứ giản của người lớn trẻ em .

 - Kim môn: Chữa trẻ em phát giản, há miệng, lắc đầu, thân uốn ngửa.

 - Tích du: Chữa phong giản, điên tà “Minh”.

 - Thần đình: Chữa sưng hơi (thũng khí) phong giản, điên phong, không nhận biết người, như dê kêu, thân vặn, uốn ván, xõa tóc, đầu ca, đuôi khóc, thường học theo tiếng người nói, sợ, hồi hộp, ngủ không yên.

 - Phế du, Bộc tham (xem: Thi quyết): Trị điên giản.

 - Thiếu hải: Chữa điên giản thè lè lưỡi, nước dãi ra kêu như dê.

 - Cuồng điên, phong giản, thè lè lưỡi, cứu Vị quản 100 mồi. Không châm.

 - Thương công pháp, cuồng giản không biết người, bệnh điên choáng váng, loạn, cứu Bách hội 9 mồi.
 
 “Nạ kinh sớ” nói: Chứng của bệnh cuồng không chịu nằm ngủ, chẳng ăn uống như bình thường, tự cho mình là bậc hiền trí, hát vui, đi, chạy, đó là dương khí thịnh làm như thế.

 Theo như “Kinh” nói: Trọng dương giả cuồng, đời nay cho đó là điên, bệnh điên phát thì cứng đơ, dễ ngã xuống đất, cho nên có lời nói điên quyết.

 Âm khí thịnh đại làm cho không đi đứng được mà đổ ngã vậy! Ngày nay gọi là bênh giản, cũng là nhầm vậy!

 Nếu như phân tích bệnh điên cuồng đúng là như thế, mà nhiều người không tin, vẫn truyền tập cái nhầm, khó mà sửa đổi được (trọng âm là điên).

 Phàm phát cuồng thì muốn chạy, hoặc tự cho mình là cao quý, xưng thần thánh, đều nên sẵn sàng cứu mới khỏi được lâu dài. Buồn khóc rên rỉ là tà, không phải là cuồng, theo đúng phương pháp chữa tà “Thiên”.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #41 vào lúc: Tháng Mười 01, 2018, 03:52:01 PM »

 17. Điên tật (xem thêm: Phong giản)

 - Giải khê: Chữa tật điên bứt dứt trong lòng, buồn khóc.

 - Á môn: Chữa điên tật, nặng đầu.

 - Hoàn cốt: Chữa điên tật, mặt phù thũng, răng sâu.

 - Thiếu xung: Chữa đau đầu, điên tật, phong kinh, lợi răng sưng, hay sợ.

 - Cân súc: Trị điên tật, cột sống cứng (xem: Điên giản).

 - Thân mạch, Hậu khê, Tiền cốc: Trị điên tật.

 - Hoạt nhục môn: Trị điên tật, nôn ngược mà lè lưỡi.

 - Lệ đoài (“Minh hạ” giống thế), Bản thần: Trị điên tật nôn ra bọt.

 - Phi dương: Trị điên tật lạnh đau.

 - Thừa sơn, Côn lôn: Chữa nóng rét, điên tật.

 - Xích trạch: Chữa bệnh điên không thể nhìn thẳng, bàn tay không đưa lên đầu được “Hạ”.

 - Giải khê, Dương kiều: Chủ bệnh điên “Thiên”.

 - Thần đình, Thượng tinh, Bách hội, Thính hội, Thính cung, Thiên lịch, Tán trúc, Bản thần, Trúc tân, Dương khê, Hậu đỉnh, Cường gian, Não hộ, Lạc khước, Ngọc chẩm: Chữa bệnh điên mà nôn.

 - Lệ đoài, Ngân giao, Thừa tương, Đại nghinh, Ty trúc không, Tín hội, Thiên trụ, Thương khâu: Chủ điên tật mà nôn ra bọt, nóng rét co giật dẫn theo.

 - Thừa tương, Đại nghinh: Chữa nóng rét, cứng đơ (quyết) thê thảm, hàm khua lập cập, điên co giật, miệng mím.

 - Nhu hội, Thân mạch: Chủ điên, tật khí ở nếp nhăn da dẻ.

 - Xích trạch, Nhiên cốc: Chủ điên tật, bàn tay không đưa lên đầu được.

 - Thiên lịch: Chủ điên tật, lắm lời, tai ù, miệng phình ra.

 - Não không, Thúc cốt: Chủ điên tật rất gầy, đau đầu.

 - Huyền ly, Thúc cốt: Chủ điên tật, hay sợ nghe tiếng dê kêu.

 -Thiếu xung: Chủ đau đầu, điên tật… dẫn thêm hay sợ.

 - Thông cốc: Chủ trong tim bâng khuâng, trống trải, dưới tim hồi hộp sợ hãi, trong họng nhạt nhẽo.

 - Phong trì, Thính hội, Phục lưu: Chủ nóng điên, ngã.

 - Hoàn cốt: Chủ điên tật, cứng đơ.

 - Khúc trì: Chủ điên tật (xem: Khế túng – co giật).

 - Cuồng điên: Cứu Vị quản (xem: Điên giản) hoặc cứu Cơ dương (xem: kinh giản).

 - Có người bị bệnh kinh giản, phát thời cứng đơ, ngã ra đất, rất lâu mới tỉnh, ý tôi cho rằng do dụng tâm nhiều mà gây ra, cho nên cứu Bách hội, lại nghi là đàm quyết gây ra cứng đơ mà ngã, cho nên cứu Trung quản thì bệnh có giảm bớt, nhưng chưa trừ tân gốc, sau xem mạch quyết “Hậu thông chân tử, hữu thụ dưỡng tiểu nhi, cẩn hệ Phong trì chi thuyết” nghĩa là có thuyết nói: khi nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải che giữ huyệt Phong trì. Người ta lại tìm cứu bệnh giản, tất lấy huyệt Phong trì, cứu ở đó mà khỏi (đều ứng với bàn tay buốt đau, trẻ em giản, sợ hãi, cũng có thể cứu ở đó).
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 01, 2018, 05:34:42 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #42 vào lúc: Tháng Mười 02, 2018, 10:00:56 AM »

 18 . Kinh giản – Động kinh do sợ, trẻ em kinh giản, cấp kinh phong, mạn kinh phong

 - Tín hội: Trị kinh giản, mắt ngước ngược lâu, không nhận ra người “Đồng”.

 - Cự cốt: Chữa kinh giản, mửa ra máu.

 - Cưu vỹ: Chữa tâm sợ phát giản, phát ra tiếng giống chim kêu, mửa ra máu, trong tâm khí làm bứt rứt, không muốn nghe thấy tiếng người, tâm đau, bụng trướng.

 - Thiếu xung: Trị kinh giản thè lè lưỡi, ra nước bọt.

 - Thúc cốt: Chữa kinh giản, điên cuồng, mình nóng rét, đầu đau mắt hoa “Hạ”.

 - Cân súc: Chữa kinh giản, cuồng chạy, bệnh giản nói nhiều, cột sống cứng, hai mắt ngược lên trợn trừng.

 - Khế mạch, Trường cường: Chữa trẻ em kinh giản, co giật, nôn mửa, đi ỉa, sợ hãi mất tinh, nhìn mờ không rõ “Thiên”.

 - Tín hội, Tiền đỉnh, Bản thần, Thiên trụ: Chủ trẻ em kinh giản.

 - Lâm khấp: Trị trẻ em kinh giản nhìn ngược lên (phản quan).

 - Tín hội: Chữa trẻ em giản suyễn, không thở được.

 - Tiền đỉnh: Chữa trẻ em kinh giản (“Minh hạ” giống thế, phong giản co giật, phát cơn thì trước đó ra nhiều mũi, đỉnh đầu sưng lên “Đồng”.

 - Khế mạch, Thần đạo, Lư tín: Trị trẻ em phát giản co giật (xem thêm: Trẻ em co giật).

 - Trường cường, Thân trụ: Chữa trẻ em kinh giật.

 - Trẻ em nếu chỉ bị gió, cứu Suất cốc (xem: Phong).

 Trẻ em trước sợ hãi kêu gào, sau lại phát kinh giản, cứu giữa xoáy tóc trên đỉnh đầu 3 mồi, và sau tại chỗ tĩnh mạch xanh.

 - Trẻ em kinh giản cứu Quỷ lục huyệt 1 mồi, ở chính giữa trong môi trên, trên sợi dây đàn ở đó, dùng dao thép cắt đứt ra càng tốt.

 - Trẻ em cấp kinh phong, cứu Tiền đỉnh 3 mồi, nếu không khỏi cần cứu hai đầu lông mày và huyệt Nhân trung. “Tần Thừa Tổ” cứu trẻ em kinh giản ở đó (xem: Quỷ tà).

 - Trẻ em hoãn kinh phong, cứu Xích trạch, mỗi bên đều 1 mồi.

 - Cuồng tà, kinh giản cứu Thừa mệnh 30 mồi, ở phía sau mắt cá trong đi lên 3 thốn, trên chỗ mạch đập, cũng cứu kinh chạy cuồng.

 - Cuồng điên phong kinh, quyết nghịch tim bứt dứt, cứu Cự dương 50 mồi.

 - Hành gian (xem: Điên cuồng): Chủ kinh giản “Thiên”.

 - Uyển cốt: Trị kinh phong (“Đồng” xem: Co giật).

 - Cân súc: Trị kinh giản (“Minh” xem: Điên cuồng).

 Cấp mạn kinh phong không phải là phong, cổ nhân gọi là âm dương giản, do thương hàn mà có âm, dương chứng. Dương giản như dương chứng, đáng trị bằng thuốc mát, âm giản như âm chứng, đáng trị bằng thuốc ấm.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 02, 2018, 10:13:04 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #43 vào lúc: Tháng Mười 03, 2018, 08:58:55 AM »

 19. Phong giản (Động kinh do phong) 5 thứ giản

 - Thần đình: Chữa điên phong, không nhận biết người, kêu như tiếng dê (“Minh” xem: Điên giản).

 - Bách hội: Chữa phong giản, thanh phong, tâm phong, uốn ngửa, kêu như dê, hay khóc, nói năng lộn xộn, khi phát thời chết, nôn ra nước bọt, tâm nóng, bứt dứt đầu phong hay ngủ, tâm phiền sợ, hồi hộp, vô tâm lực, nói trước quên sau, ăn không biết ngon, uống rượu mặt đỏ, mũi tắc. “Minh hạ” nói: Chữa trèo lên cao mà hát, cởi áo mà chạy, uốn ngửa (giáo cung phản chướng) kêu như dê, thè lè lưỡi.

 - Bách hội: Trị phong giản, trúng phong, uốn ngửa, hay khóc, nói năng lung tung, phát cơn không giờ giấc, thịnh thì mửa ra nước bọt, tim bồn chồn, sợ hãi, hồi hộp “Đồng”.

 - Thần đình, Ty trúc không (xem: Hoa mắt): Trị phong giản, mắt ngước ngược lên, không nhận thức.

 - Cự khuyết: Chữa trong lòng phiền muộn, nhiệt phong, phong giản, nói bừa bãi, lãng quên, hoặc kêu hú, không ăn được, vô tâm lực (hay quên).

 - Hội tông: Trị da thịt đau, tai ù, phong giản.

 - Tích trung (xem: Điên), Dũng tuyền: Trị phong giản.

 - Tiền đỉnh: Chữa phong giản “Minh”.

 - Thượng quản: Chữa phong giản, đau nóng, có thể tả mà sau bổ.

 - Tích du: Chữa phong giản điên tà.

 - Mi xung: Chữa mắt của năm loại giản, đau đầu tắc mũi.

 - Dũng tuyền, Thần thông (xem: Đầu phong), Cường gian: Kỳ Bá nói: Chữa phong giản.

 - Thiên tỉnh: Chữa bệnh giản kêu như dê, thè lè lưỡi.

 Bệnh giản là ác tật của trẻ em, nếu không kịp thời chữa trị thì sẽ nguy khốn “Hạ”.

 * Trẻ em thực giản: Trước nóng sau rét, dần dần mới phát cứu ở trên huyệt Cưu vỹ 5 phân 3 mồi.

 * Trẻ em phong giản: Trước cong ngón tay như đếm vật gì đó rồi mới phát, cứu thẳng sống mũi lên vào chân tóc ở giữa 3 mồi.

 * Trẻ em trư giản: Như thi quyết (xác cứng) mửa ra nước bọt cứu Cự khuyết 3 mồi.

 * Trẻ em kê giản: Hay sợ mà uốn ngửa, tay quắp mà tự lắc, cứu Thủ thiếu âm 5 mồi, tại cổ tay lên nửa thốn vào chỗ lõm.

 * Trẻ em dương giản: Mắt trợn, lưỡi thè lè, kêu như dê, cứu khe lõm dưới mỏm gai đốt sống 9 là 3 mồi.

 * Trẻ em ngưu giản: Mắt nhìn thẳng, bụng chướng rồi mới phát cứu Cưu vỹ 3 mồi.

 * Trẻ em mã giản: Há mồm, lắc đầu, mình uốn ngửa, kêu như ngựa, cứu Bộc tham mỗi chỗ 3 mồi.

 - Mã giản há mồm: Kêu như ngựa, lắc đầu, uốn ngửa, cứu Phong phủ ở gáy và giữa rốn 3 mồi (“Thiên” đốt móng ngựa tán nhỏ, uống khỏi).

 - Ngưu giản: Mắt nhìn thẳng, bụng chướng, cứu xương Cưu vỹ và Đại chùy đều 3 mồi (“Thiên” đốt móng ngựa tán nhỏ, uống khỏi).

 - Cương giản: Hay giương mắt, thè lưỡi, cứu trên Đại chùy 3 mồi.

 - Trư giản: Hay mửa bọt dãi, cứu Hoàn cốt 2 bên đều 1 thốn (?) là 7 mồi.

 - Cẩu giản: Tay gập, bàn tay nắm, cứu hai lòng bàn tay, Túc thái dương. Tặc hô đều 1 mồi.

 - Kê giản: Lắc đầu uốn ngửa, hay sợ mà tự lắc, cứu các kinh dương ở chân đều 3 mồi.

 - Thần đình, Tích du: Chữa phong giản (xem: Kinh giản).

 - Tiền đỉnh: Chữa trẻ em kinh giản, phong giản (“Đồng” xem: Điên giản).

 Trẻ em tóc dựng ngược lên, gào, cười, mặt tối xạm, sắc không thay đổi là giản tật, hoặc mặt mũi xanh là lúc kinh nhỏ, hoặc mình nóng, đầu thường ra mồ hôi, hoặc mình nóng, mửa, nheo mắt (đồng tử thu nhỏ) mà suyễn, hoặc mình nóng, mắt nhìn thẳng, hoặc nằm sợ sệt mà kinh, chân tay rung lắc, nằm mơ cười, hoặc ý khí xuống mà giận lung tung, hoặc bú sữa khó, hoặc con ngươi dắt đen to hơn lúc thường, hoặc hay khiếm (thiếu sót trong cử chỉ). Mắt nhìn lên, hoặc mình nóng, đái khó, mắt nhìn không bình thường, hoặc mửa lị không dứt đau, quyết thời dấy lên, hoặc lè lưỡi (lộng thiệt) lắc đầu, các chứng có 20 điều, đều là bước đầu của giản.

 Thấy các chứng ấy, nên bấm móng ở dương mạch chỗ ứng cứu, bấm thì nên nặng tay, làm cho đứa trẻ khóc, rất nhanh và mếch ở chân hết hằn (tuyệt) cũng theo đúng phương và thang (?). Mắt nhìn thẳng, con người mắt động, bụng đầy kêu, ỉa ra máu, mình nóng, miệng mím không bú được, uốn ngửa, cứng xương sống, mồ hôi ra, phát sốt, không nằm được, chân tay rung giật hay sợ, đó là 8 điều của bệnh giản nguy cấp. Nếu có như thế không uống thuốc, thay móng tay bấm có thể cứu, đúng lúc đó thì cứu.
 
 “Từ Tự Bá” nói: Bệnh phong huyễn dấy lên từ tâm khí bất túc, trên ngực chứa thực nhiệt, đàm nhiệt cùng cảm mà động phong, phong tâm cùng loạn thì bứt dứt, mờ mịt, cho nên gọi là phong huyễn mậu (mờ mịt). Người lớn thì gọi là điên, trẻ em thì gọi là giản, phương đó mà chữa, vạn người chẳng có người nào không khỏi. Khi khốn cấp, không thể đo huyệt để cứu, lấy kim to mà châm không thể không khỏi, mới thọat đầu châm hết, cứu thêm rất tốt. Nghề tôi đã hơn 30 năm, số người cứu khỏi có đến hàng trăm, hàng nghìn, bệnh đó mà chết là vì không gặp Tự vậy. Tục mệnh thang chủ huyết phát đốn “khốn” buồn rầu vô chi. Miệng ra nước bọt, tứ chi uốn vặn, mắt ngược lên, miệng  không nói được. Trúc lịch 1 thăng 2 cáp, nước Sinh địa hoàng 1 thăng, Long xích tán nhỏ. Sinh khương, Phòng phong, Ma hoàng (bỏ đốt) mỗi thứ 4 lạng, Phòng kỷ, Phụ tử bào mỗi thứ đều 3 lạng, Thạch cao 10 lạng, Quế 2 lạng. Nước 1 đầu sắc lấy 3 thăng, chia làm 3 lần uống, có khi gia Phụ tử 1 lạng, Tử tô 5 cáp, Quất bì nửa lạng.

 Đó là lời bàn về phong suyễn, điên giản rất có lý, kèm thêm Hương phụ vào đấy (Còn có Bôn đồn thang xem rõ ở "Thiên kim").

 Những trẻ em giản không phải ở tâm khí bất túc (“Thiên kim” có: Phong, Thực, Kinh là 3 loại giản). “Bản sự phương” có: Âm dương giản, mạn tỳ phong là 3 chứng, mạn tỳ tức thực giản nên dùng Tích Tỳ Hoàn, Nhân Sâm Tán. “Hữu phương” có: Tam giản hoàn trị tiểu nhi trăm hai mươi loại giản kinh. Tuệ kinh giới 2 lạng, Phèn 1 lạng nửa sống nửa khô, tán nhỏ. Hồ trộn làm viên to bằng hạt lê, Chu sa làm áo, mỗi lần dùng 20 viên chiêu với nước gừng. Tôi nói: Mạn kinh dùng Lại Phục Đan, cấp kinh dùng Tam Giản Hoàn, thực giản dùng Tỉnh Tỳ Hoàn, cũng thế.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 03, 2018, 10:06:21 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #44 vào lúc: Tháng Mười 03, 2018, 10:06:00 AM »

 20. Phong lao (xem: Lao)

 - Đại trữ: Trị phong lao, khí ho hắng (“Minh” có chữa khí cấp), trong ngực ức, mình nóng mắt hoa “Đồng”.

 - Đại chùy: Trị phong lao thực.

 - Phong môn: Trị phong lao nôn ngược, khí lên, ngực lưng, trên đầu, suyễn khí, nằm không yên (“Minh” chép là đoản).

 - Bàng quang du: Trị phong lao, thắt lưng và cột sống đau.

 - Phụ phân: Trị phong lao, cánh tay và khuỷu tay tê bại.

 - Ngũ lý: Trị phong lao kinh, khủng, mửa ra máu, khuỷu tay cánh tay đau, hay nằm, tứ chi không động được.

 - Khúc tuyền: Trị phong mất tinh, thân thể cực đau, đái dễ, có mủ, âm hộ sưng, ống chân đau.

 - Quan nguyên, Bàng quang du: Chữa phong lao, đau lưng “Minh”.

 - Phục thỏ: Chữa phong lao bại nghịch, cuồng tà, đầu gối lạnh, khớp tay co rút, mình có nốt nhỏ chìm (ẩn chẩn), trướng bụng ít hơi.

 - Phong lao, Não hộ 5 mồi, châm 3 phân bổ “Thiên Dực”.

 - Cứu phong lao phát bối, ung thư, dùng một sợi chỉ gai, vuốt qua sáp, từ đốt thứ hai ngón tay giữa, đo đến xương ở cửa tim (tâm khảm cốt) cắt đứt dây ở đấy (cần giơ thẳng tay, đem vòng qua từ trước gáy cổ, xuống lấy giữa triền đến sau tim, so đầu cho bằng nhau, ngậm miệng bề ngang tại mép, vòng qua môi, lấy đó làm mức, cứu cân 7 mồi - Phòng châu gồm Tư pháp, Mã Tư pháp nói: Thần diệu).
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 03, 2018, 10:09:43 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: 1 2 [3] 4 5 ... 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn