Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 26, 2024, 06:08:32 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 ... 3 4 [5] 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nội kinh tố vấn  (Đọc 30519 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #60 vào lúc: Tháng Năm 26, 2018, 03:36:06 PM »

Chương sáu mươi

CỐT KHÔNG LUẬN THIÊN



KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi rằng:

 - Tôi nghe: Phong là một thứ bắt đầu sinh ra trăm bệnh. Dùng châm để điều trị, nên như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Phong từ ngoài vào, khiến người rét run, hãn ra, đầu nhức, mình nặng, ố hàn. Nên trị tại Phong phủ. Làm cho âm dương điều hòa. Bất túc thì bổ, hữu dư thì tả.

 Đại phong phạm vào người, khiến cho gáy, cổ đau, nên thích ở Phong phủ. Huyệt Phong phủ tại thượng trùy (Phong phủ tức là huyệt của Đốc mạch).

 Đại phong phạm vào người, hãn ra, cứu ở huyệt Y hy. Huyệt Y hy tại dưới bối, cách đường xương sống ba tấc, lấy tay áp mạnh vào, bảo bệnh nhân kêu to lên hai tiếng “Y hy”, huyệt sẽ bật lên ở dưới tay.

 Nếu thấy gió mà ghê gió, thích ở đầu lông mày.

 Nếu gáy đau không gối được, thích khoảng Hoành cốt tại trên vai.

 Nếu lưng đau như gãy xuống, dùng tay buông thõng xuống, ngang với đầu khuỷu tay, chiếu ra xương sống, sẽ cứu ở đấy.

 Đau ở Diểu lạc, Quý hiếp, rút ra Thiếu phúc, vừa đau vừa trướng, thích ở huyệt Y hy.

 “Yêu" đau không thể cúi ngửa, đau rút xuống âm noãn, thích ở Bát giao.

 Chứng thử lậu, phát hàn nhiệt, thích ở Hàn phủ. Huyệt Hàn phủ tại gần huyệt Giải vinh ở đầu gối. Nếu muốn lấy huyệt Ủy trung tại sau gối (khuỷu, kheo) thì bảo đứng “vái” (ví đứng vái thì ưỡn thẳng khoeo ra, dễ lấy huyệt); muốn lấy ở túc Tâm thì bảo quỳ (Túc tâm tức là huyệt Dũng toàn. Quỳ thì chìa hẳn lòng bàn chân ra, thấy được huyệt ngay).

 Nhâm mạch phát sinh từ phía dưới Trung cực lên tới Mao tế, vòng phúc lý, lên Quan nguyên, đến Yết hầu, qua mép vòng lên mắt.

 Xung mạch phát sinh từ Khí nhai, cùng với kinh Thiếu âm qua Tề dẫn lên, đến hung thì chia đi.

 Nhâm mạch mắc bệnh, ở con trai bên trong kết thành bảy chứng sán, ở con gái sinh chứng Đại hạ và Giả tụ.

 Xung mạch mắc bệnh, khí nghịch và lý cấp.

 Đốc mạch mắc bệnh, xương sống cứng và đau như gãy.

 Đốc mạch phát sinh từ Thiếu phúc, ở khoảng giữa hạ cốt. Về con gái, buộc vào Đinh khổng (tức âm hộ), chỗ “khổng” đó, tức là gốc của Niệu khổng. Lạc của nó, vòng Âm khí, hợp với Thoán gian; quanh ra Thoán hậu, chằng xuống diễn, đến Thiếu âm với Cự dương. Về Trung lạc hợp với Thiếu âm, dẫn lên sau vế, xuất lên “ích” rồi nối vào Thận. Cùng với mạch của kinh Thái dương khởi ở phía trong đầu mắt, lên trán, qua đỉnh đầu, chằng vào óc, rồi quanh xuống cổ, vòng xuống vai, qua tích đến yêu, giáp với lữ và chằng vào Thận. Về con trai, theo hành (tức sinh thực khí) đến thoán, cũng giống con gái. Một đường do Thiếu phúc dẫn lên, qua giữa rốn, suốt tâm, tới hầu, lên mép, vòng môi rồi buộc lên phía dưới hai mắt. Bệnh phát sinh ở mạch này, từ Thiếu phúc xung lên Tâm mà đau, không đại, tiểu được, đó gọi là xung sán; ở con gái thì không thụ thai. Nếu phát ở tiền, hậu âm thì sẽ là các chứng long (tiểu buốt). Trĩ, di nịch và ách Can. Đốc mạch phát bệnh, trị ở Đốc mạch, huyệt tại Cốt thượng, quá lắm thì thích ở Tề hạ doanh.

 Nếu thượng khí trở thành tiếng, trị ở giữa hầu, hoặc tại giữa Khuyết bồn. Nếu bệnh xung lên hầu, nên trị ở Tiệm. Tiệm là nơi phân chi của Đốc mạch, ở gần mép.

 Đầu gối như bận bịu khó co duỗi, nên trị ở “Kiền”; ngồi mà đầu gối đau, nên trị ở “Cơ” (Kiền với Cơ là chỗ cơ quan, khớp xương). Đứng mà thấy nóng ở trong xương, nên trị ở Hành gian. Đầu gối đau, đau suốt xuống ngón chân cái, nên trị ở Quắc trung. Ngồi mà đầu gối đau như vật gì bám vào nên trị ở Quan. Đầu gối đau không thể co duỗi nên trị ở Bối nội. Đầu gối đau suốt xương ống như muốn gãy, trị ở Dương minh, Trung du dao. Nếu muốn trị sang nơi khác thì trị ở Cự dương, Thiếu âm doanh. Ống chân đau nhức không thể đứng lâu, trị ở Duy của Thiếu dương, huyệt này tại trên ngoại khỏa 5 tấc.

 Trên Phụ cốt, dưới Hoành cốt là Kiền, giáp là Khoan là Cơ, tất giải là Hài quan, cái xương liền với gối là Liên hài. Trên Hài là Phụ, trên Phụ là Quắc, trên Quắc là Quan, xương nằm ngang phía sau đầu là Chẩm.

 Thủy du có năm mươi bảy huyệt là: Trên chân có năm hàng, mỗi hàng năm huyệt; trên Phục thổ có hai hàng, mỗi hàng năm huyệt; tả hữu mỗi bên đều có một hàng, mỗi hàng năm huyệt; trên khỏa đều có một hàng, mỗi hàng có sáu huyệt.

 Huyệt Tủy không, tại sau não ba phân và tại dưới Lô tế, Nhuệ cốt. Một đường tại dưới Ngân cơ, một đường tại dưới Trung phục cốt phía sau cổ, một đường tại nơi rỗng không ở Tích cốt, và tại trên Phong phủ dưới nơi rỗng không ở Tích cốt, lại ở nơi rỗng không tại dưới Cầu cốt. Vài huyệt Tủy không tại mặt gần mũi hoặc ở miệng, xuống gần hai vai. Cốt không ở hai bắp tay, tại cạnh bắp tay. Tý cốt không ở cạnh tý, cách khỏa bốn tấc, ở vào khoảng giữa hai cốt không. Cốt không của vế ở cạnh vế, phía trên gối bốn tấc. Yêu tế cốt không tại phía động mạch áp chân lông. Cầu cốt không tại phía sau Bễ cốt, cách nhau bốn tấc. Biển cốt (thứ xương dẹp, như xương mặt, không có Tủy khổng, không có dịch tủy (thay đổi tủy) nhưng bên ngoài cũng có cân mạc và các chất thấm nhuần, một loại với các xương khác.

 Về phép cứu chứng hàn nhiệt, trước cứu Đại trùy ở cổ, tình theo tuổi là “tráng” (mỗi lượt gọi là mỗi tráng, như 10 tuổi thì 10 tráng v.v…). Rồi cứu đến Quyết cốt (tức Vĩ cùng, đều thuộc Đốc mạch), cũng tính “tráng” như trên. Trông xem chỗ lõm ở Bối du, để cứu ở đó. Cứu ở đầu Hoa cốt trên ngoại khỏa. Cứu ở chỗ khe ngón chân út với ngón vô danh giáp nhau. Cứu ở hãm mạch dưới bọng chân. Cứu ở phía sau Ngoại khỏa. Ấn tay vào trên xương Khuyết bồn, thấy cứng mà đau như mới có cái gân nổi lên, cứu ngay ở đó. Cứu ở khoảng hãm cốt tại Ưng trung. Cứu ở dưới Thúc cốt tại bàn tay. Cứu ở dưới ba tấc huyệt Quan nguyên tại dưới rốn. Cứu ở động mạch tại mao tế. Cứu ở dưới xương đầu gối ba tấc. Cứu ở động mạch thuộc túc Dương minh tại trên xương khoai. Cứu ở đỉnh đầu một tráng. Nơi chó cắn, cứu ba tráng; đó tức là lấy phương pháp trị bệnh chó cắn để cứu (1).

Chú giải

 (1) Đây là nói về bệnh thử lậu, vốn phát sinh từ khí âm của thủy Tàng, mà giao với khí dương của Tuất hỏa. Như dùng danh từ “thử” (chuột) và danh từ “khuyển” (chó) là trỏ cái thủy tà Thiên ất thuộc Tý, với cái hỏa tà của Bào lạc thuộc Tuất… Hai cái đó cùng hợp lại để gây nên tai vạ. “Nơi chó cắn” tức là bọng chân. Cạnh bọng chân tức là nơi quản hạt của mạch kinh Thiếu dương. Phía trên Thiếu dương, tướng hỏa làm chủ. Khí của Thiếu dương hợp với Bào lạc mà thành hỏa. Nên mới ngay nơi đó để cứu. Lại xem như người bị chó cắn, đôi khi cũng phát hàn nhiệt, như chứng thử lậu, đó tức thuộc về “bất nội ngoại nhân”. Khác hẳn với chứng hàn nhiệt thuộc ngoại cảm nên không thể trị ngoài biểu.

  Nghệ Xung Chi nói: Có một chứng mọc mụn lên ở cổ rồi sưng, đau, vỡ nát, nếu là chứng “lậu” do ngoại cảm thì dễ chữa. Nếu ở phía dưới cổ, mọc lên súc sỉu như chuỗi tràng hạt, không sưng, không đau, gốc nó từ Tàng. Đến khi vỡ ra, thấy lộn có những mạch máu đỏ… thuộc về chứng chết.

 (2) Đây nói chứng thử lậu, nếu mọc choán ra đến ưng hầu, thì nên cứu theo bệnh thương thực. Về bệnh chứng thử lậu, nếu phát sinh ở cổ, đó là nơi quản hạt của kinh mạch Thái dương và Thiếu dương. Nếu lại choán tới ưng hầu thì thuộc về quản hạt của kinh Dương minh, mà thành chứng Mã đao và Hiệp anh. Nên phải dùng phép cứu bệnh thương thực để cứu bệnh này.

 (3) Bệnh thử lậu vốn phát sinh từ âm Tàng, mà chứng trạng lại hiện ra ở cổ hoặc nách, thuộc địa hạt của Tam dương, nên phải cứu tất cả các huyệt thuộc địa hạt đó. Vậy mà vẫn không khỏi, đó là vì âm độc quá thịnh, nên lại phải tìm xem cái kinh của nó đi qua dương phận tại nơi nào, thì thích vào Du ở nơi đó cho tiết bỏ độc. Rồi lại phải dùng thuốc để trị thêm. Đó mới là hoàn toàn vậy.

  Án: Ở đâu nói chứng thử lậu, không khác về cận đại nói chứng “dịch hạch".
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 26, 2018, 04:16:54 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #61 vào lúc: Tháng Năm 26, 2018, 09:21:58 PM »

Chương sáu mươi mốt

THỦY NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN (Thích pháp)



KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi:

 - Thiếu âm sao lại chủ về Thận? Thận sao lại chủ về thủy?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thận, thuộc về Chí âm; Chí âm là nơi để chứa thủy, Phế thuộc về Thái âm, Thiếu âm mạch thuộc về mùa đông. Cho nên gốc nó ở Thận mà ngọn nó là Phế. Đều là những nơi chứa nước.

 - Thận tại sao lại có thể tụ được thủy mà sinh ra bệnh?

 - Thận là cửa của Vị, vì "quan môn" không lợi nên mới tụ thủy và theo về cùng loài của nó (1).

 - Làm quá sức nhọc mệt; thì Thận hãn toát ra. Thận hãn toát ra mà gặp gió, trong không thể lọt vào Tàng Phủ; ngoài không thể vượt ra bì phu. Khách (2) ở Huyền phủ, dẫn đi trong bì, truyền làm chứng phù thũng, gốc nó ở Thận, gọi là phong thủy, Huyền phủ tức là lỗ hổng cho hãn toát ra.

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Thủy du năm mươi bảy nơi, nó chủ về gì?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thận du năm mươi bảy huyệt, là nơi tụ của tích âm, thủy do đó mà ra vào. Tại cầu thượng có 5 hàng, mỗi hàng có 5 huyệt, đều là Thận du. Cho nên, thủy dẫn xuống thành phù thũng, ở Đại phúc thành chứng thở suyễn, không thể nằm. Vì "tiêu, bản" đều mắc bệnh, nên mới có chứng "suyễn thở" và "phù thũng", do thủy khí không Du chuyển mà gây nên (3).

***

 Trên Phục thổ có hai hàng, mỗi hàng 5 huyệt. Đó là Khí nhai của Thận, và là nơi giao kết tại chân của ba kinh âm.

 Trên "khỏa" đều có một hàng, mỗi hàng sáu huyệt. Đó là đường lối dẫn xuống của Thận mạch, gọi là Thái xung. Tất cả 57 huyệt đó đều là âm lạc của Tàng, mà thủy "khách" vào đó.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Mùa xuân thích ở lạc mạch, phận nhục, là vì cớ sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Mùa xuân, hành Mộc mới bắt đầu thống trị, Can khí mới sinh. Can bẩm thụ cái khí phong Mộc, nên "cấp, tật" (kíp, chóng); Kinh mạch do Đông lệnh phục tàng ở sâu, giờ gặp xuân khí mới ra, nên khí còn ít. Vậy dùng châm, không thể vào sâu, để lấy ở kinh, mà chỉ lấy "nông" ở nơi lạc mạch phận nhục (4).

***

 - Mùa hạ thích ở thịnh kinh và phận tấu, là vì sao?

 - Về mùa hạ, hành Hỏa mới trị thì Tâm khí mới sinh trưởng. Mạch còn non, khí còn yếu. Dương khí ứ ràn, nhiệt hun phận tấu, bên trong lấn vào tới Kinh. Cho nên phải thích ở kinh phận tấu. Làm đứt hẳn lối đi của tà ở ngoài bì phu vì là nó còn ở chỗ nông. Trên nói là "thịnh kinh", vì dương đương thịnh ở đó.

 - Mùa thu, thích ở kinh du, là vì sao?

 - Về mùa thu, hành Kim mới trị thì, Phế khí sắp thâu sái, Kim khí sắp phát triển, Dương khí ở nơi hợp, Âm khí mới sinh ra. Thấp khí nhiễm vào thân thể, Âm khí chưa toàn thịnh, chưa thể vào sâu, cho nên thích ở Du để tả Âm tà, thích ở hợp để hư Dương tà. Dương khí mới suy, nên thích ở Hợp (5).

***

 - Mùa đông, thích ở tỉnh, vinh là vì sao?

 - Về mùa đông, hành Thủy mới trị thì Thận mới "bế" (đóng, như đóng cửa), Dương khí suy ít, Âm khí thịnh nhiều. Cự dương phục trầm, dương mạch cũng lánh dương phận để quy phụ về bên trong. Cho nên thích ở tỉnh để hạ khí âm nghịch xuống, thích ở vinh để làm cho Dương khí được đầy đủ. Cho nên có câu rằng: "Mùa đông thích ở tỉnh, vinh; mùa xuân không sinh chứng cửu nục" là vì lẽ đó (6).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Phu tử nói trị nhiệt bệnh 59 Du, là những gì? Xin cho biết rõ.

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Trên đầu năm hàng, mỗi hàng có 5 huyệt để làm vượt bỏ nhiệt nghịch của chư dương. Đại chữ, Ưng du, Khuyết bồn, Bối du, tám huyêt đó (vì mỗi huyệt chia làm hai bên, mỗi bên một huyệt, mới thành tám), để tả bỏ nhiệt ở trong hung. Khí nhai, Tam lý, Cự hư, Thượng hạ liêm, tám huyệt đó (cũng như trên) để tả bỏ nhiệt trong Vị. Vân môn, Ngu cốt, Ủy trung, Tủy không, tám huyệt đó (như trên) để tả bỏ nhiệt ở tứ chi.

 Bên cạnh Du của năm Tàng, đều có 5 huyệt, 10 huyệt đó để tả bỏ nhiệt của năm Tàng. Phàm 59 huyệt trên đó, đều theo nhiệt ở tả hữu để tả.

 - Người bị thương về khí hàn mà truyền thành bệnh nhiệt, là vì sao?

 - Vì hàn quá thì sẽ thành nhiệt (7).

Chú giải

 (1) Thận chủ về hạ tiêu, Bàng quang làm Phủ, khai khiếu ra Nhị âm (tiền âm, hậu âm). Cho nên Thận khí hóa thì Nhị âm thông lợi; Thận khí không hóa thì Nhị âm bí vít. Nhị âm vít thì nước uống vào Vị sẽ bị ràn... Cho nên trên đây nói: "Thận là cửa của Vị". Cửa đóng thì khí bị dừng lại; khí dừng lại thì nước bị ứ; nước ứ lại sẽ thành quá nhiều; nước quá nhiều thì khí sẽ ngập tràn. Nên mới nói: "Quan môn không lợi, sẽ tụ thủy mà theo về cùng loài của nó".

 (2) Vật gì nguyên không có mà đến, gọi là khách, trái với chủ. Như phong khách ở bì phu, vì bì phu vốn không có phong, giờ phong từ ngoài mới nhập vào, nên gọi là khách. Trong Đông y dùng chữ "khách" để giải thích bệnh rất nhiều, vì nó có ý nghĩa hay, nên đây giải nghĩa rõ, để sau đây dùng nguyên văn cho tiện.

 (3) Trên đây nói về "tiêu bản" đều mắc bệnh. Thận là bản mà Phế là tiêu. Tại Phế thì thành chứng thở suyễn, tại Thận thì thành chứng phù thũng; Phế bị khí nghịch nên không thể nằm. Bởi Thận du vòng qua Cầu cốt mà đi trở xuống, lại vòng qua phúc mà trở lên trên Phế, giờ về thủy khí lưu ở kinh du, mới gây nên chứng hậu như vậy, phàm thứ huyết hữu hình thì lưu hành ở trong mạch, thứ khí vô hình thì lưu hành ở ngoài mạch. Vì vậy, cái thủy hữu hình cũng lưu hành ở khoảng khí phận vô hình, cái thủy khí vô hình lại lưu hành ở trong mạch hữu hình. Thủy theo kinh mà xuất hiện ở trên dưới, mà thủy khí cũng theo kinh mà lưu ở trong mạch. Cho nên, về chứng phù thũng ở Đại phúc, đó là do con đường "xuât, nhập, nội, ngoại" của thủy; còn thở suyễn không thể nằm, đó là do "thủy khí nghịch lên ở trong mạch".

 (4) Về phương pháp thích, có thích ở bì, nhục, cân, cốt sâu nông khác nhau. Bệnh có phù trầm nên thích có thiển, thâm. Bốn mùa cũng vậy, phải theo khí sâu nông để dùng châm sâu nông. Như trên đây là thích ở nông.

 (5) Về mùa thu muôn vật đều "sái", cái khí thanh tú sắp thắng viêm nhiệt. Dương khí mới "giáng" và lưu ở cái Phù nó hợp. Còn cái Âm khí của Tàng mới sinh mà chưa thịnh. Về tiết Lập thu, Thái âm thấp Thổ chủ khí, cho nên thấp khí mới nhiễm vào thân thể, nhưng vì Âm khí chưa thịnh nên chưa có thể dùng châm để thích vào sâu, chỉ thích ở Du thượng để tả bỏ cái thấp của Thái âm, thích ở Hợp để làm "hư" bớt cái tà khí ở dương Phủ.

 (6) Trở lên nói về thích chứng phong thủy 57 Du, mà lại có sự phân biệt của bốn mùa.

 (7) Ở đất là hành Thủy, ở trời là khí hàn; hàn cực thì sinh nhiệt. Vậy nhiệt sinh ra bởi hàn. Nên bài này gọi là: Thủy nhiệt huyệt luận.
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 26, 2018, 04:19:34 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #62 vào lúc: Tháng Năm 28, 2018, 10:20:09 AM »

Chương sáu mươi hai

ĐIỀU KINH LUẬN THIÊN



KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi:

 - Ta nghe nói về phép thích "hữu dư thì tả, bất túc thì bổ", vậy thế nào là hữu dư và bất túc?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Hữu dư có năm loại, bất túc có năm loại. Vậy Hoàng Đế muốn hỏi về loại nào?

 - Xin cho biết cả.

 - Thần, có hữu dư, có bất túc; huyết, có hữu dư, có bất túc; hình, có hữu dư, có bất túc... Tất cả 10 loại đó, khí đều không giống nhau.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Người có tinh, khí, tân dịch, tứ chi, cửu khiếu, năm Tàng, mười sáu bộ, ba trăm sáu mươi tiết... Bấy giờ mới sinh ra trăm bệnh. Trăm bệnh sinh ra đều có hư thực. Giờ Phu Tử lại nói "hữu dư, bất túc" đều có năm, vậy lấy gì để sinh ra trăm bệnh?

 - Đều sinh ra bởi năm Tàng. Nghĩ như: Tâm tàng thần, Phế tàng khí, Can tàng huyết, Tỳ tàng nhục, Thận tàng chí... Để gây thành hình ấy. Chỉ khí thông với nhau, trong liền với cốt tủy, rồi sau mới thành được thân hình. Cái đường lối của năm Tàng, đều ra từ Kinh toại, để lưu hành khí huyết. Nếu khí huyết không điều hòa, trăm bệnh sẽ biến sinh ra. Vậy về phương pháp điều trị, cần phải chú trọng về Kinh toại.

 - Thần, hữu dư và bất túc, thì thế nào?

 - Thần hữu dư thì cười không ngớt, bất túc thì bi (thương, buồn) (1).

***

 - Bổ, tả như thế nào?

 - Hữu dư thì tả bỏ huyết ở tiểu lạc, cho xuất huyết nhưng đừng thích sâu, e sẽ trúng vào Đại kinh. Như thế, thần khí sẽ quân bình. Thần bất túc, thì trông cái hư lạc, án vào huyệt để cho khí đến, rồi thích vào lạc cho huyết được thông lợi. Đừng để cho xuất huyết, đừng để cho tiết khí, cốt làm cho thông lợi kinh mạch. Như thế, thần khí sẽ quân bình.

 - "Thích vi" như thế nào? (tức thích lúc sơ cảm)...

 - Trước hãy án ma vào huyệt đừng rời tay, rồi sẽ dùng châm, nhưng đừng mạnh, khiến cho tà khí di dịch tới chỗ bất túc, thần khí sẽ hồi phục (2).

***

 - Khí, hữu dư, bất túc như thế nào?

 - Khí hữu dư thì suyễn, khái và thượng khí bất túc thì khó thở và thiếu khí.

 Huyết khí chưa dồn, năm Tàng an định, bì phu hơi mắc bệnh gọi là "bạch khí hội tiết" (3).

***

 - Bổ, tả như thế nào?

 - Khí hữu dư thì tả ở Kinh toại, đừng làm thương đến kinh, đừng làm cho xuất huyết, đừng làm cho tiết khí. Bất túc thì bổ Kinh toại, đừng để cho xuất khí (tức là tiết mất khí của Kinh toại).

 - "Thích vi" như thế nào?

 - Án ma đừng rời tay, cầm châm, trông kỹ để định nông sâu. Thích vừa đúng, kinh khí sẽ hồi phục, tà khí khỏi tán loạn; do đó, tà khí tiết cả ra bì mao tấu ký, chân lý lại được quay trở về phu biểu, mà bệnh sẽ khỏi.

 - Huyết, hữu dư, bất túc, như thế nào?

 - Hữu dư thì nộ; bất túc thì khủng. Huyết khí chửa dồn, năm Tàng an định; Tôn lạc nước ràn (nước tân dịch), thì kinh có lưu huyết.

 - Bổ, tả như thế nào?

 - Huyết hữu dư thì tả ở thịnh kinh, để xuất huyết. Nếu bất túc thì trông như ở hư kinh, để châm trong mạch, ngâm lâu để trông; nếu mạch nhanh quá thì xuất châm, đừng để cho huyết ra (4).

***

 - Thích "lưu huyết" như thế nào?

 - Trông ở huyết lạc, thích cho xuất huyết; đừng để cho ác huyết được lọt vào kinh, để gây nên bệnh.

 - Hình, hữu dư, bất túc như thế nào?

 - Hình hữu dư thì phúc trướng, tiểu thủy không lợi; bất túc thì tứ chi không cử động được. Huyết khí chưa dồn, năm Tàng an định, cơ nhục nhu động (cồn lên, như sâu bò ở trong thịt), gọi là vi phong.

 - Bổ, tả như thế nào?

 - Hình hữu dư thì tả ở Dương kinh; bất túc thì bổ ở Dương lạc (5).

***

 - "Thích vi" như thế nào?

 - Thích ở khoảng phận nhục, đừng để trúng kinh, đừng làm thương lạc. Vệ khí hồi phục được, tà khí sẽ bị tan đi.

 - Chí, hữu dư, bất túc như thế nào?

 - Chí hữu dư thì phúc trướng, xôn tiết; bấ túc thì quyết (6).

***

 - Huyết khí dồn, năm Tàng an định, cốt tiết có động (vì bị phong phạm vào, nên động).

 - Bổ, tả như thế nào?

 - Chí hữu dư thì tả bỏ huyết ở huyệt Nhiên cân (tức là Nhiên cốc và Vinh huyệt thuộc túc Thiếu âm); bất túc thì bổ huyệt lưu (tức kinh huyệt của túc Thiếu âm - Phục lưu).

 - Thích từ lúc huyết khí chửa dồn như thế nào?

 - Thích ngay ở chỗ "động" tại cốt tiết, nhưng đừng để trúng kinh, tà sẽ suy ngay.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Tôi đã được nghe cái hình về hư thực rồi, vậy xin cho biết vì đâu sinh ra?

 Kỳ Bá thưa:

 - Huyết khí đã dồn, âm dương cùng xung đột nhau; khí loạn ở vệ, huyết nghịch ở kinh; huyết khí ở lìa sẽ sinh ra một thực một hư (7).

 Huyết dồn vào âm, khí dồn vào dương, nên phát thành kinh cuồng (VIII).

 Huyết dồn vào dương, khí dồn vào âm sẽ thành chứng Nhiệt trung (9).

***

 Huyết dồn lên trên, khí dồn xuống dưới sẽ thành chứng Tâm phiền, uất, hay nộ. Huyết dồn xuống dưới, khí dồn lên trên, tinh thần sẽ loạn mà hay quên.

 - Huyết dồn vào âm, khí dồn vào dương, thì như thế. Còn huyết khí ở lìa nhau thì thế nào là thực, thế nào là hư?

 - Huyết khí là một thứ "Hỷ ôn mà ố hàn". Hàn thì ngưng trệ mà không lưu thông, ôn thì tiêu tan mà lưu thông. Vậy nên, nếu khí dồn vào sẽ thành huyết hư, huyết dồn vào sẽ thành khí hư (10).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Ở trong con người chỉ có khí với huyết mà thôi. Giờ Phu Tử lại nói: "huyết dồn là hư, khí dồn là hư...", vậy là không có thực chăng?

 Kỳ Bá thưa:

 - "Hữu" thì là thực, "vô" thì là hư, cho nên khí dồn thì không có huyểt, huyết dồn thì không có khí. Giờ huyết với khí cùng trái nhau nên đều là hư.

 Lạc với tôn lạc đều chuyển Du vào kinh. Huyết với khí dồn thì sẽ là thực. Huyết cùng với khí dồn cả lên trên thì là đại quyết. Quyết thì bạo tử. Nếu khí trở lại thì sống, không trở lại thì chết (11).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Thực, do đường nào lại; hư, do đường nào đi?...Cái cốt yếu của hư thực thế nào, xin cho biết rõ.

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Âm với dương đều có Du hội. Dương rót vào âm, âm ràn ra ngoài. Âm dương quân bình, để nuôi thân hình, chín hậu như một, sẽ là bình nhân (12).

***

 Phàm bệnh tà sinh ra, hoặc sinh ra bởi âm, hoặc sinh ra bởi dương. Cái sinh ra bởi dương, phần nhiều do phong, vũ, hàn, thử; cái sinh ra bởi âm, phần nhiều do ẩm thực, cư xử và âm dương, hỷ, nộ.

 - Phong, vũ làm thương đến con người, như thế nào?

 - Phong, vũ làm thương con người, trước "khách" ở bì phu, truyền vào đến tôn mạch; Tôn mạch đầy, lại truyền vào lạc mạch; Lạc mạch đầy, thì chuyển du vào đại kinh mạch. Huyết khí với tà khí, cùng "khách" cả ở vào khoảng phận nhục và tấu lý, mạch nó kiên đại nên gọi là "thực". Thực là một trạng thái bên ngoài kiên và sung mãn, không thể án tay vào. Án tay vào thì đau.

 - Hàn, thấp làm thương đến con người, như thế nào?

 - Hàn, thấp trúng vào người, bì phu bất nhân, cơ nhục kiên khẩn (rắn, lẳn), vinh huyết rít lại, vệ khí tan đi, cho nên mới thành hư. Hư là do bị tích ở bên trong, khiến khí bất túc. Án tay vào thì lý khí có thể ứng ra mà làm cho ôn, nên dễ chịu mà không đau.

 - Âm sinh ra thực, như thế nào?

 - Hỷ, nộ không tiết thì Âm khí nghịch lên, nghịch lên thì dưới hư; dưới hư thì Dương khí sẽ tẩu tán, cho nên nói là "thực".

 - Âm sinh ra hư, như thế nào?

 - Hỷ thì khí giáng xuống, bi thì khí tiêu đi, tiêu thì mạch hư không, nhân uống ăn phải thức hàn, hàn khí tràn lan thì huyết sẽ rít lại, khí sẽ tiêu đi... nên gọi là hư.

 - Kinh nói: "Dương hư thì ngoại hàn, âm hư thì nội nhiệt, dương thịnh thì ngoại nhiệt, âm thịnh thì nội hàn..." Tôi đã được nghe rồi. Vậy nguyên nhân bởi sao?

 - Dương "thu" khí ở thượng tiêu, để làm "ôn" cho khoảng bì phu phận nhục. Giờ hàn khí phạm ở bên ngoài, thì thượng tiêu sẽ không thông. Thượng tiêu không thông, thì hàn khí riêng chiếm ở ngoài, cho nên thành chứng "hàn tật" (rét run).

 - Do việc gì khó nhọc mỏi mệt, hình khí suy ít; cốt khí không được thịnh, thượng tiêu không vận hành được cốc khí, Hạ tiêu không tiếp thu được tân dịch, do cái khí dương nhiệt của Vị bị nghẽn không bố tán đi đâu được, sẽ hun dồn cả lên hung, mà thành chứng nội nhiệt.

 - Dương hư sinh ngoại nhiệt, là thế nào?

 - Thượng tiêu không thông lợi thì bì phu chặt kín, tấu lý vít lấp, huyết Phủ không thông, vệ khí không thể tiết biệt được, nên mới thành chứng ngoại nhiệt.

 - Âm thịnh sinh nội hàn, là thế nào?

 - Quyết khí nghịch lên, hàn khí tích ở trong hung, mà không tả ra được. Không tả ra được thì ôn khí sẽ bị tan đi, chỉ còn có hàn khí một mình ở lại, huyết do đó mà đọng rít. Đọng thì mạch không thông. Nó sẽ biến thành thịnh, đại và sắc, cho nên trung hàn.

 - Âm với dương dồn vào nhau, huyết khí cũng dồn, bệnh tình sẽ do đó mà gây nên. Nên thích thế nào?

 - Thích bệnh này, nên lấy ở Kinh toại, lấy huyết ở doanh, lấy khí ở vệ... Lại phải dùng cả thân hình nữa, nhân bốn mùa mà thích hoặc nhiều hoặc ít, hoặc cao, hoặc thấp... (13).

***

 - Huyết khí đã dồn, bệnh hình đã thành, âm dương đã lệch (không quân bình), nên bổ tả như thế nào?

 - Muốn tả thực, chờ cho khí thịnh, sẽ "nạp" châm. Châm với khí cùng nạp (tức thích vào) để mở cửa cho tinh khí lưu ở trong, rồi châm với nhiệt tà cũng rút ra; như thế, tinh khí sẽ không bị thương, mà tà khí cũng giáng xuống; đừng vít lỗ châm, cho bệnh rút ra, lại xoay chuyển mũi châm, cho đường lối thêm rộng, đó tức là phương pháp đại tả. Kíp dồn cho ra, đại khí (tức tà khí) mới ra.

 - Bổ hư như thế nào?

 - Tay cầm châm, chú ý vào châm. Chờ lúc bệnh nhân thở ra (hô) sẽ nạp châm, chờ lúc bệnh nhân hút vào sẽ rút châm. Lúc nạp châm đừng xoay chuyển, khiến tinh khí không thể tiết ra được, chờ lúc chính khí đã thực sẽ kịp rút châm; lựa cho chính khí lọt vào, giữa lúc châm vừa rút ra thì nhiệt tà không thể lọt vào trong. Khí môn ở bên trong đã đóng thì tà khí sẽ phải bố tán ở bên ngoài, mà tinh khí sẽ còn giữ được mãi. Dưới chân khí động, đợi lúc đến nơi, khiến cái khí "thiển cận" không tán thất ra bên ngoài, cái khí "thâm viễn" được giữ yên ở bên trong. Đó tức làm một phương pháp bổ chính mà lại kiêm cả tán tà vậy.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Phu Tử nói hư thực có mười loại, sinh ra bởi năm Tàng. Năm Tàng chỉ có năm mạch thôi. Ngẫm như mười hai kinh đều sinh ra bệnh, giờ Phu Tử chỉ nói riêng năm Tàng. Vậy mười hai kinh mạch kia đều "lạc" ba trăm sáu mươi nhăm tiết (khớp xương). Mỗi tiết có bệnh tất phải lây sang kinh mạch. Bệnh ở kinh mạch đều có hư thực, vậy lẽ đó thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Năm Tàng hợp với sáu Phủ cùng làm biểu, lý. Kinh mạch chi tiết, đều sinh hư thực. Hễ bệnh ở nơi nào, sẽ theo ngay nơi đó để trị. Bệnh tại mạch điều trị ở huyết, bệnh tại huyết điều trị ở lạc, bệnh tại khí điều trị ở vệ, bệnh tại nhục điều trị ở phận nhục, bệnh tại cân điều trị ở cân, bệnh tại cốt điều trị ở cốt.

 Đốt châm (đem châm đốt cho nóng) để thích ngay vào nơi bệnh cấp, nếu bệnh tại cốt thì đốt châm cho nóng, "nhúng" vào nước thuốc rồi sẽ châm; châm rồi, lại dùng thuốc để "chườm" (14).

***

 Bệnh đau, mà không biết đau ở đâu, nên thích ở trên lưỡng Kiểu (Đau một cách lan man, không nhất định là nơi nào. Kiểu mạch khởi từ Túc khỏa).

 Thân hình có nơi đau, mà xét ở chín "hậu" lại không có bệnh, thì dùng phép Mậu thích (15).

***

 Đau ở bên tả mà mạch bên hữu mắc bệnh, dùng phép Cự thích để điều trị. Phải cẩn thận tinh tế xét ở chín hậu, thì đối với phép châm sẽ được hoàn toàn (16).

Chú giải

 (1) Tâm tàng mạch, mạch tàng thần. Tâm ở chí là hỷ, ở thanh (tiếng) là cười. Cho nên hữu dư thì cười không ngớt, bất túc thì Kim khí lại thắng mà thành bi. Âm dương luận nói: "Bi thắng nộ", Ngũ khí thiên nói: "Dồn lên Phế thì bi", vậy bi thuộc về chí. Ở đây, vì tâm thần bất túc, nên cái "sở bất thắng" lại thừa cơ mà lấn tiếp, nên mới "bi".

 (2) Ý đoạn này nói: Tà khách vào thân hình, bắt đầu khởi từ hào mao, chưa vào tới kinh lạc, thì nên "thừa" lúc nó còn "vi" mà thích, nên án ma nơi bệnh đừng rời tay, nên châm thẳng ngay vào nơi bệnh mà đừng đẩy châm mạnh, khiến cho dồn tà khí tới chỗ bất túc để thành suy giảm đi, tức thì chân khí sẽ hồi phục lại, không còn thiếu, do đó thần khí sẽ toàn mà khỏi bệnh.

 (3) Phế sắc bạch, khí của phế tiết ra gọi là bạch khí, "hơi" là nói Phế khí mới bị.

 (4) Trên đây nói về huyết, tức là cái "sở chủ" của Can tàng. Huyết của Can tàng, gốc từ Xung mạch. Xung mạch phát sinh từ Bào trung. Cái nổi ra bên ngoài, theo phu dẫn lên, bố tán ra khoảng bì, phu, cơ, nhục. Đầy ra ngoài da, làm ấm trong thịt, sinh ra hào mao. Lúc nằm ngủ thì trở về Can tàng, thức thì theo vệ khí mà lưu hành ở ngoài mạch. "Tôn lạc nước ràn" là nói về thứ tân dịch ở Bào trung. Cái tinh dịch của thủy cốc đầy ràn vào trong, để phụng tâm thần; hóa đỏ mà thành huyết. Cho nên nói: "Thủy dẫn vào kinh, sẽ thành ra huyết...". Huyết ở kinh mạch, do kinh mà đến mạch, do mạch mà đến lạc, cái huyết ở ngoài mạch, do bì phu mà chuyển thấm vào tôn lạc; do tôn lạc mà dẫn vào kinh du. Vậy đó là huyết khí ở trong mạch và ngoài mạch, cùng giao thông với nhau vậy.

 Thịnh kinh, tức là Xung mạch. Xung mạch là cái biểu của kinh lạc. Cho nên gọi là "thịnh kinh". "Hư kinh" là ý nói "hư" mà không "thịnh". Để châm lâu, là để chờ cho khí đến. "Mạch đại" là khí đến mà huyết đã hồi phục.

 (5) Dương tức Dương minh. Dương minh (Vị) với Thái âm làm biểu, lý. Bì phu là khí phận thuộc dương. Tỳ chủ về cơ nhục, nên phải theo dương để bổ, tả. Tả thích ở kinh, là do từ trong mà dẫn ra ngoài, bổ thích ở lạc là do từ ngoài dẫn vào trong.

 (6) Thận là quan môn của Vị. Quan môn không thông lợi sẽ tụ thủy mà thành phúc trướng và xôn tiết. Thận là gốc của sinh khí, nếu bất túc sẽ thành chứng quyết nghịch mà lạnh.

 (7) Đây nói về năm loại hữu dư bất túc, trên kia đều do huyết khí cùng dồn vào nhau mà sinh ra, cho nên khí dồn vào huyết, huyết dồn vào khí, đó là khí huyết cùng dồn vào với nhau. Doanh là Âm khí, huyết do đó mà sinh ra; Vệ là Dương khí, hãn (mạnh tợn) hơn doanh khí. Âm huyết dồn vào Âm khí, thì khí loạn ở vệ, mà cái huyết ly cư kia sẽ là thực, còn hư thì lại là khí, Dương khí dồn vào Âm huyết, thì huyết nghịch ở kinh, mà cái khí ly cư kia sẽ là thực, còn hư thì lại là ở huyết. Đó hư thực sinh ra là như vậy.

 (VIII) Đây nói về âm dương của huyết phận và khí phận. Khí phận ở ngoài mạch là dương, huyết phận ở trong mạch là âm. Âm huyết đầy ở ngoài, Dương khí rót vào trong, thế là âm dương quân bình. Nếu huyết dồn vào âm, thì âm sẽ thịnh mà huyết thực; Tâm chủ về huyết mạch cho nên âm thịnh thì kinh. Khí dồn vào dương thì dương thịnh mà khí thực, dương thịnh thì phát cuồng.

 (9) Huyết dồn vào dương thì âm sẽ hư mà sinh chứng nội nhiệt; khí dồn vào âm thì Dương khí thịnh ở bên trong mà thành chứng Nhiệt trung.

 (10) Triệu Hoàng hỏi: Huyết dồn vào âm thì khí cũng dồn vào dương. Cho nên nói: "Huyết khí ly cư", tựa như huyết khí đều là "thực", vậy mà trên đây lại nói: "Huyết dồn là khí hư, khí dồn là huyết hư...". Cả hai đều hư, là vì sao? Đáp: "Huyết dồn vào âm" là nói huyết dồn mà khí không dồn; huyết dồn vào âm thì âm thịnh mà hàn; hàn thì khí ở trong huyết, cũng rít mà không lưu hành được. Nói: "Khí dồn vào dương", là nói khí dồn mà huyết không dồn; huyết dồn vào dương thì dương thịnh mà nhiệt. Nhiệt thì cái huyết ở khí phận, cùng tiêu thước mà không còn nữa. Cho nên nói: "Khí dồn thì không có huyết, huyết dồn thì không có khí".

 (11) Khí dồn vào huyết thì khí thịnh mà huyết ít, thế tức là "vô huyết". Huyết dồn vào khí, thì huyết thịnh mà khí ít, thế tức là "vô khí". Chỉ vì khí huyết cùng trái nhau, nên mới gọi là hư. Đại lạc với tôn lạc đều chuyển Du vào trong kinh mạch. Khí dồn vào huyết thì khí sẽ thực, huyết dồn vào khí thì huyết sẽ thực, cho nên mới gọi nó là "thực". Vả, cùng một khí huyết đó, nếu chuyển dồn lên trên thì khí lên mà không xuống được, sẽ thành chứng đại quyết. Nếu bạo thì thường chết. May mà khí lại trở xuống được thì sẽ sống.

 (12) Du, tức là nói về 365 Du huyệt, là nơi lưu trú của huyết mạch. Hội tức là 365 hội, thần khí Du hành đều ở đó, mà âm dương khí huyết cũng đều Du hội cả ở đó. Dương khí ở ngoài mạch, theo tôn lạc mà rót vào trong âm; âm huyết ở bên trong, lại theo kinh du để đầy ràn ở ngoài mạch. Như thế là âm dương điều hòa, huyết khí lưu thông, do đó "ba bộ, chín hậu" của mạch, sẽ đều đặn mà là người vô bệnh.

 (13) Thần, chí, khí, huyết của năm Tàng sinh ra bởi chất "tinh" của thủy cốc ở vị Phủ. Con đường của khí, huyết do Vị chuyển Du ra tức là Kinh toại. Kinh toại lại là Đại lạc của năm Tàng sáu Phủ. Cho nên phải lấy ở Kinh toại điều hòa năm Tàng. Lấy ở Kinh toại, tức là điều hòa cái "thần", lấy ở vinh, vệ tức là điều hòa cái "khí". Rồi sau lại phải điều hòa cả thân hình. Nhân cái thời khí có thăng, giáng, phù, trầm mà dùng theo phương pháp nhiều, ít, cao, thấp... Như trên kia nói: "Lấy mặt trăng mọc, lặn làm số vĩ"... Đó tức là nghĩa nhiều, ít như: "Mùa xuân Du ở cổ gáy; mùa hạ Du ở hung, hiếp; mùa thu Du ở kiên, bối; mùa đông Du ở yêu, cổ...". Đó tức là cái nghĩa cao thấp.

 (14) "Đốt châm", nguyên Hán văn là "phần châm" (chữ phần cũng có âm là phiền), tức như ngày nay Tây y lúc sắp "tiêm" đem đốt kim tiêm. Về phép này, chuyên đối với "cấp bệnh", mới phải dùng.

 (15) Đau bên tả, thích bên hữu; đau bên hữu, thích bên tả, gọi là Mậu thích. Về phép này, dưới đây có một thiên chuyên nói về Mậu thích. Đây miễn giải.

 (16) Phép Cự thích cũng nói rõ ở thiên Mậu thích.
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 26, 2018, 04:22:36 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #63 vào lúc: Tháng Năm 29, 2018, 05:50:35 PM »

Chương sáu mươi ba

MẬU THÍCH LUẬN THIÊN



KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi:

 - Ta nghe phép Mậu thích, chưa hiểu ra sao, xin cho biết rõ thế nào là Mậu thích?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Tà khí “khách” ở thân hình con người, trước tụ ở bì mao; lưu ở đó không tan đi, lại vào tụ ở Tôn mạch; lưu ở đó không tan đi, lại vào tụ ở lạc mạch; lưu ở đó không tan đi, lại vào tụ ở kinh mạch; khi đó bên trong sẽ liền với năm Tàng, bố tán ra Trường vị, âm dương đều thịnh, năm Tàng sẽ thương. Đó là tà khí bắt đầu phạm ở bì mao, rồi cuối cùng vào tới năm Tàng. Như thế thì điều trị ở kinh (1).

 Giờ tà khí khách ở bì mao, vào tụ ở tôn lạc lưu ở đó mà không tan đi, vít lấp không thông, không được truyền vào kinh, mà trôi ràn vào lạc, vì vậy mà gây nên bệnh.

 Tà khí, “khách” ở đại lạc, nếu ở bên tả sẽ rót sang bên hữu, ở bên hữu sẽ rót sang bên tả. Trên, dưới, tả hữu, cùng giao thông với kinh toại để bố tán ra tứ chi. Cái khí đó không ở chuyên nơi nào, mà cũng không vào kinh du, nên gọi là Mậu thích.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Xin cho biết, vì cớ sao phép Mậu thích lại bệnh ở tả thì thích hữu, bệnh ở hữu thì thích tả… Cùng với phép Cự thích, khác nhau thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Tà khí ở kinh, bên tả thịnh thì bên hữu mắc bệnh, bên hữu thịnh thì bên tả mắc bệnh. Nhưng cũng có khi di dịch. Bên tả đau chưa khỏi mà mạch bên hữu đã mắc bệnh, như thế, phải dùng phép Cự thích; nhưng phải thích sao cho trúng kinh mạch, chứ không phải lạc mạch. Cho nên bệnh ở lạc, cái sự đau cùng với kinh mạch khác nhau, nên gọi là Mậu thích (2).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Về phép Mậu thích nên như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Tà khách ở lạc túc Thiếu âm, khiến người bỗng dưng Tâm thống, bạo trướng, hung và hiếp nghẽn đầy, xét ra không có “tích”, thích ở Nhiên cốt cho ra huyết; trong vòng như ăn xong bữa cơm, sẽ khỏi. Nếu không khỏi, bệnh bên tả thích bên hữu, bệnh bên hữu thích bên tả. Bệnh mới phát sinh năm ngày sẽ khỏi.

 - Tà khách ở lạc thủ Thiếu dương khiến người hầu tý, thiệt quyển, miệng ráo, Tâm phiền, ngoài cánh tay đau; tay không thể với lên đầu. Thích ở trên móng ngón tay giữa và ngón vô danh, cách chỗ móng bằng chiếc lá hẹ (cửu diệp) đều một “vĩ” (vết hoặc nốt). Hạng tráng niên khỏi ngay; người già một lát sẽ khỏi. Bệnh bên tả thích bên hữu; bệnh bên hữu thích bên tả, Bệnh mới phát, vài ngày khỏi.

 Tà khách ở lạc túc Quyết âm, khiến người bỗng dưng sán thống, bạo thống, thích ở chỗ thịt giáp móng ngón chân cái, mỗi bên một “vĩ”. Bệnh nhân là con trai, khỏi ngay, là con gái một lát khỏi. Bệnh bên tả, thích bên hữu, bệnh bên hữu, thích bên tả.

 Tà khách ở lạc túc Thái dương khiến người đầu và cổ đều đau. Thích ở chỗ thịt giáp móng ngón chân út, mỗi bên một “vĩ”. Bệnh bên tả thích bên hữu, bệnh bên hữu thích bên tả. Như xong một bữa ăn sẽ khỏi.

 Tà khách ở thủ Thiếu dương khiến người khí mãn, trong hung suyễn và thở gấp, hiếp nghẽn, hung nhiệt, thích ở ngón tay giữa và ngón vô danh, cách chỗ móng bằng một lá hẹ nằm ngang, mỗi ngón một “vĩ”. Bệnh bên tả thích bên hữu, bệnh bên hữu thích bên tả. Như xong bữa ăn sẽ khỏi.

 Tà khách ở khoảng tý trưởng (cánh tay, bàn tay), không thể co lại được, thích ở sau khỏa (sau khuỷu tay), trước lấy tay ấn vào, thấy đau bấy giờ mới thích. Lấy nguyệt (mặt trăng) mọc lặn làm số hạn. Trăng mọc ngày thứ nhất, thích một “vĩ”, ngày thứ hai (thích hai vĩ); ngày 15, 15 (vĩ); ngày 16, 14 (ví) (rút đi dần).

 Tà khách ở mạch túc Dương kiểu khiến người mắt đau, bắt đầu từ trong đầu mắt trước, thích ở dưới Ngoại khỏa nửa tấc đều 2 “vĩ”. Bệnh bên tả thích bên hữu, bệnh bên hữu thích bên tả. Một lát lâu như đi được mười dặm sẽ khỏi.

 Nếu bị ngã đau, ác huyết lưu ở bên trong, trong bụng đầy, không đại tiểu được, trước nên cho uống “lợi dược” (thứ thuốc uống cho lợi tiểu). Bệnh đó, do bên trên thì thương đến mạch của Quyết âm, bên dưới thì thương đến lạc của Thiếu dương, thích ở dưới túc Nội khỏa, phía trước Nhiên cốt, để cho huyết ở mạch tiết ra. Lại thích ở động mạch trên mu bàn chân, vẫn không khỏi, lại thích ở trên Tam mao, đều một “vĩ”, thấy nhớm huyết, khỏi ngay. Bệnh bên tả thích ở hữu, bệnh bên hữu thích ở tả. Nếu bệnh nhân hay bi, kinh, không vui, cũng thích như phương pháp trên.

 Tà khách ở lạc của thủ Dương minh, khiến người tai điếc, thường không nghe tiếng gì. Thích ở ngón tay cái, ngón tay trỏ, chỗ cách móng bằng chiếc lá hẹ nằm ngang, đều một “vĩ”. Có thể nghe tiếng ngay. Nếu không khỏi, thích ở chỗ thịt và móng tay giáp nhau, có thể nghe được ngay. Nếu bệnh nhân có lúc vẫn nghe được, thì không thể thích. Nếu trong tai ù ù như gió, cũng thích bấy nhiêu “vĩ”. Bệnh bên tả thích bên hữu, bệnh bên hữu thích ở tả.

 Phàm chứng tý, lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ nọ, đi lại không có nơi nhất định. Nhận ở ngoài thịt, chỗ nào đau thì thích. Lấy mặt trăng mọc lặn làm hạn. Khi dùng châm, theo khí thịnh suy để tính số “vĩ”. Nếu châm quá số ngày, sẽ bị thoát khí; nếu không kịp số ngày, tà khí sẽ không tả ra được; Bệnh bên tả thích bên hữu, bệnh bên hữu thích ở tả; bệnh khỏi, thôi không thích nữa; vẫn chưa khỏi, lại thích đúng như phép. Theo mặt trăng khi mọc, ngày thứ một một “vĩ”, ngày thứ hai hai “vĩ”… Rồi nhiều dần lên đến ngày thứ mười lăm thì mười lăm “vĩ”, qua ngày  mười sáu thì mười bốn “vĩ”, rồi lại rút bớt dần.

 Tà khách ở kinh mạch túc Dương minh khiến người cửu nục (máu chảy ra đằng mũi), thích ở chỗ thịt giáp liền với móng hai ngón chân giữa và ngón vô danh, đều một “vĩ”. Bệnh bên tả thích ở hữu, bệnh bên hữu thích ở tả.

 Tà khách ở lạc của túc Thiếu dương khiến ngời hiếp (lườn) đau không thể thở, khái mà hãn ra, thích ở chỗ thịt giáp liền với hai ngón chân vô danh và ngón chân út, đều một “vĩ”. Về chứng “không thể thở”, sẽ khỏi ngay, chứng hãn ra cũng chỉ ngay. Còn chứng khái, phải cho mặc áo ấm, và cho điều dưỡng thêm bằng thức ăn có tính ôn, một ngày sẽ khỏi. Bệnh bên tả thích ở hữu, bệnh bên hữu thích ở tả. Bệnh khỏi ngay. Nếu vẫn không khỏi, lại thích đúng như phép trước.

 Tà khách ở lạc túc Thiếu âm khiến người đau ở cuống họng, không thể nuốt thức ăn, không vì cớ gì mà cũng hay nộ, khí dẫn ngược lên Bí môn, thích mạch Trung ương ở dưới chân Dũng tuyền ba “vĩ”, tất cả sáu lần thích, khỏi ngay. Bệnh bên tả thích ở hữu, bệnh bên hữu thích ở tả.

 Cuống họng sưng, không nuốt được nước miếng, cũng có lúc không nhổ ra được, thích ở trước Nhiên cốt, cho xuất huyết, khỏi ngay. Bệnh bên tả thích bên hữu, bệnh bên hữu thích bên tả.

 Tà khách ở lạc túc Thái âm khiến người yêu thống, rút xuống, Thiếu phúc đau ran cả sườn, không thể nằm ngửa, thích giải huyệt khoảng yêu và cầu cốt, và trên hai “thăn” (thịt giáp xương sống) đó là yêu Du. Lấy mặt trăng mọc làm số “vĩ” rút châm khỏi ngay. Bệnh bên tả thích ở hữu, bệnh bên hữu thích ở tả.

 Tà khách ở lạc túc Thái dương khiến người co rút, lưng gò, đau rút xuống hiếp. Thích từ cổ trước, đếm từng đốt xương sống, vừa đếm nhanh, vừa án tay mạnh, gặp chỗ nào đau, thích ngay, ba “vĩ”, khỏi ngay.

 Tà khách ở lạc túc Thiếu dương khiến người đau nhức ở Khu trung (tức hai huyệt Hoàn khiêu ở đùi), không thể cất đùi lên được. Dùng “Hào” (tên một thứ châm) để châm. Nếu bệnh hàn thì để châm lâu. Theo mặt trăng mọc lặn làm số “vĩ”, sẽ khỏi ngay.

 Điều trị các kinh biệt, nếu chỗ tà khí đi qua mà không bệnh, thì dùng phép Mậu thích (3).

 Tai điếc, thích ở thủ Dương minh không khỏi, nên thích ở thông mạch. Mạch này ở phía trước tai.

 Răng đau nhức, thích ở thủ Dương minh, không khỏi thích vào (cái mạch dẫn vào trong răng), ở khe răng, khỏi ngay.

 Tà khách ở khoảng năm Tàng, khi phát bệnh, đau rút ở trong mạch, lúc đau, lúc đỡ, nhận kỹ bệnh, rồi dùng phép Mậu thích. Trông kỹ và thích ở mạch tại các đầu móng chân và móng tay, cho ra huyết. Cách ngày một lần thích. Thích một lần không khỏi thích năm lần.

 Cái tà của thủ Dương minh do sự “mậu truyền” (tức dẫn nhầm) mà dẫn lên răng (thuộc túc Dương minh); răng và miệng giá lạnh và đau. Trông mạch ở trên mu tay có huyết sắc hiện lên, thì thích bỏ đi, lại thích ở dưới móng ngón tay giữa thuộc về mạch túc Dương minh, đều một “vĩ”, khỏi ngay. Bệnh bên tả thích ở bên hữu, bệnh bên hữu thì thích ở bên tả.

 Tà khách ở lại cả thủ, túc Thái âm, Thiếu âm và túc Dương minh. Năm lạc đó đều hội họp ở trong tai, trên chằng lên “tả giác”. Vì tà khách ở lạc nên năm mạch đều kiệt, khiến các mạch ở thân thể đều động, người đờ ra như “thây” không biết gì… Hoặc gọi là thi quyết, thích ở cạnh bên trong ngón chân cái, phía trên móng, cách móng bằng cái lá hẹ nằm ngang, rồi thích ở Túc tâm; thích phía trên ngón chân giữa, đều một “vĩ”; sau lại thích cạnh bên trong ngón tay cái, cách móng tay bằng một cái lá hẹ nằm ngang; sau lại thích đầu Nhuệ cốt thuộc Thủ tâm chủ Thiếu âm, đều một “vĩ”, khỏi ngay; nếu không khỏi, gọt bỏ chỗ tóc ở tả giác, vuông bằng một tấc, đốt lấy than, hòa vào một chén rượu ngon, cho uống. Người không biết uống cũng cố uống, khỏi ngay.

 Phàm cái số thích, trước phải nhận ở kinh mạch, án tay dò xem, xét rõ hư thực để điều trị. Nếu khí huyết không điều thích vào kinh mạch, nếu có nơi đau mà kinh mạch không mắc bệnh, dùng phép Mậu thích. Lại trông ở bì bộ của huyết lạc hiện lên, đều phải thích cả. Đó là phương pháp Mậu thích.

Chú giải

 (1) Đây nói tà khí lần lượt mà vào tới kinh, thì nên theo kinh mạch để điều trị. Kinh mạch là “lý”, những tia chẽ nằm ngang gọi là lạc; ở lạc lại có cái tia chẽ ra nữa gọi là tôn lạc. Mạch, ở bên ngoài hiện ra kinh mạch tại bì bộ, bên trong liền với Tàng Phủ. Tà khí khi mới “khách” vào thân hình, tất trước trụ ở bì mao; lưu ở đó không tan đi sẽ truyền vào tôn lạc… Rồi do lạc mà đến kinh. “Âm dương đều thịnh” là nói về huyết khí của năm Tàng, bên ngoài đầy chứa ở thân hình. Mười hai kinh mạch, về Tam âm thì thuộc Tàng lạc Phủ; về Tam dương thì thuộc Phủ lạc Tàng. Ở đây lại nói: “Trong liền năm Tàng, tán bố ra Trường, Vị…”. Đó là vì: do năm hành của đất để sinh ra năm Tàng của người. Về sáu khí Tam âm, Tam dương, cũng do năm hành sinh ra. Cho nên phàm bàn đến kinh mạch; lấy cái khí của năm Tàng, năm hành làm chủ, mà sáu Phủ sẽ là nơi “hợp”.

 (2) “Mậu” là sai nhầm, hoặc cũng là ràng buộc, tức là hình dung sự đau bên nọ thích ở bên kia. “Cự thích” tức là dùng trường châm để thích. “Tà ở đại lạc, do tôn lạc rót vào, cho nên có thể thích nông ở lạc mạch, để lấp cái khí của đại lạc. Như tà ở kinh phải dùng Cự thích, cho trúng thẳng vào kinh, khác hẳn với Lạc mạch. Kinh tức là mười hai kinh. Đó cũng là theo cái nghĩa âm dương cùng suốt, tả hữu cùng giao, vì thế nên: Tả bệnh thì hữu thịnh, hữu bệnh thì tả thịnh. Đến sự di dịch, thì như bệnh tại dương kinh mà đi vào âm kinh, bệnh tại âm kinh mà đi vào dương kinh… Cho nên, bệnh ở bên tả chưa khỏi, mà mạch ở bên hữu đã mắc bệnh… Tất phải dùng Cự thích. Nhưng phải cho trúng kinh, khác với Lạc mạch

 (3) Trên đây nói về “biệt mạch” của 12 kinh – tức gọi là kinh biệt. Biệt mạch của 12 kinh này cũng do dương chạy sang âm, do âm chạy sang dương. Cho nên điều trị nó, nên dùng phép Cự thích. Nếu tà khí ở cái nơi đi qua không phát bệnh, đó là tà thịnh mà bệnh lại phát ra ở bên hữu; hoặc tà thịnh ở bên hữu, mà lại phát ra ở bên tả… Hoặc tà ở kinh dương mà lại di dịch sang kinh âm, tà ở kinh âm mà lại di dịch sang kinh dương… Vì vậy, nên bệnh ở bên tả lại phải thích ở bên hữu. Bệnh ở bên hữu lại phải thích ở bên tả.

 Án: Trở lên 12 kinh biệt, cũng đều lệ thuộc với năm Tàng… Cho nên dưới đây nói đến: “Tà khách ở khoảng năm Tàng” v.v…
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 26, 2018, 04:23:39 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #64 vào lúc: Tháng Năm 30, 2018, 03:51:34 PM »

Chương sáu mươi tư

TỨ THỜI THÍCH NGHỊCH, TUNG LUẬN THIÊN



KINH VĂN

 Quyết âm hữu dư thì mắc bệnh âm tý; bất túc thì mắc bệnh nhiệt tý; hoạt thì mắc bệnh hồ sán phong; sắc thì mắc bệnh Thiếu phúc tích khí (1).

 Thiếu âm hữu dư mắc bệnh tý và ẩn chẩn (mọc nốt như sởi); bất túc, mắc chứng Phế tý. Hoạt thì mắc bệnh Phế phong sán; sắc thì mắc bệnh tích và tiểu ra huyết.

 Thái âm hữu dư mắc bệnh nhục tý và hàn trung; bất túc thì mắc bệnh Tỳ tý; hoạt thì mắc bệnh tý, phong sán; sắc thì mắc bệnh tích, Tâm phúc thường mãn.

 Dương minh hữu dư mắc bệnh mạch tý, mình thường nóng; bất túc mắc bệnh Tâm tý; hoạt thì mắc bệnh Tâm phong sán; sắc thì mắc bệnh tích, thỉnh thoảng hay kinh.

 Thái dương hữu dư mắc bệnh cốt tý, mình nặng; bất túc mắc bệnh Thận tý; hoạt thì mắc bệnh Thận phong sán; sắc thì mắc bệnh tích, thỉnh thoảng phát chứng điên.

 Thiếu dương hữu dư mắc bệnh cân tý, hiếp mãn; bất túc, mắc bệnh cân tý; hoạt, thì mắc bệnh cân phong sán; sắc thì mắc bệnh tích, thỉnh thoảng gân rút và đau mắt (2).

 Ấy cho nên: Khí mùa Xuân ở kinh mạch, khí mùa Hạ ở tôn lạc; khí mùa Trưởng hạ ở cơ nhục; khí mùa Thu ở bì phu; khí mùa Đông ở trong cốt tủy.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Xin cho biết nguyên nhân ra làm sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Mùa Xuân là thời kỳ khí trời mới mở ra, khí đất mới phát tiết, váng mỡ, giá tan, thủy lưu hành, kinh thông lợi. Cho nên khí người ở trong mạch. Mùa Hạ, kinh đầy, khí ràn vào tôn lạc để tiếp nhận lấy huyết, bì phu do đó được đầy đặc; mùa Trưởng hạ kinh lạc đều thịnh, do bên trong tiết vào cơ nhục; mùa Thu, khí trời mới thâu liễm, tấu lý vít lấp, bì phu khô dẳng; mùa Đông che giấu huyết khí ở bên trong, bám liền vào cốt tủy, để lại giao thông với năm Tàng (3).

 Vậy nên, tà khí thường theo khí huyết của người ở bốn để thừa cơ vào “khách”. Nhưng đến sự biến hóa thì thật khó mà đo lường. Dù sao cũng phải thuận theo ở kinh khí để dùng phép thích, nếu tích trừ được tà khí, thì loạn khí sẽ không sinh ra được.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Thích trái với bốn mùa, mà sinh loạn khí, bệnh trạng như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Mùa Xuân mà thích ở lạc mạch (Xuân khí ở kinh mạch, mà thích lạc mạch, là trái), huyết khí sẽ ràn ra ngoài, khiến người thiểu khí; mùa Xuân mà thích ở cơ nhục, huyết khí sẽ vòng đi ngược, khiến người thượng khí; mùa Xuân mà thích ở cân cốt, huyết khí sẽ bám vào trong, khiến người phúc trướng.

 Mùa Hạ thích ở kinh mạch (mùa Hạ huyết khí đã ra ngoài tôn lạc), huyết khí sẽ bị kiệt, khiến người rã rời; mùa Hạ mà thích ở cơ nhục, huyết khí sẽ lộn vào trong, khiến người hay khủng; mùa Hạ mà thích ở cân cốt, huyết khí sẽ nghịch lên, khiến người hay nộ.

 Mùa Thu mà thích ở kinh mạch, huyết khí sẽ ngược lên, khiến người  hay quên; mùa Thu thích ở lạc mạch, khiến khí không dẫn được ra bên ngoài, khiến người nằm không muốn cựa; mùa Thu mà thích ở cân cốt, huyết khí sẽ tan rã ở bên trong, khiến người rét run.

 Mùa Đông mà thích ở kinh mạch, huyết khí sẽ đều thoát, khiến người mắt trông không tỏ; mùa Đông mà thích ở lạc mạch, khí bên trong sẽ tiết ra bên ngoài, lưu thành chứng đại tý; mùa Đông mà thích ở cơ nhục, Dương khí sẽ kiệt tuyệt, khiến người hay quên.

 Phàm sự thích về bốn mùa đó, đều gây nên bệnh lớn, không thể theo.

 Vậy về phép thích, không biết kinh mạch của bốn mùa, bệnh sẽ sinh ra; nếu lấy thuận làm nghịch, chính khí sẽ loạn ở bên trong, tà khí và tinh khí sẽ cùng xung đột nhau. Vậy, tất phải xét rõ chín hậu, khiến cho chính khí không loạn, thì tinh khí mới không nghịch chuyển mà gây nên bệnh hoạn (4).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Thích vào năm Tàng, nếu trúng Tâm thì một ngày chết, khi mới phát bệnh sẽ là chứng “ợ”; trúng Can thì năm ngày chết, khi mới phát bệnh sẽ là chứng nói luôn miệng; trúng Phế thì ba ngày chết, khi mới phát bệnh sẽ là chứng ho; trúng Thận sáu ngày chết, khi mới phát bệnh sẽ là chứng hắt hơi và vươn vai; trúng Tỳ, mười ngày chết, khí mới phát bệnh sẽ là chứng thôn (nuốt nước miếng). Thích làm thương đến năm Tàng, tất phải chết, mà các bệnh lúc mới phát ra đều theo tính cách bản Tàng. Nhân đó có thể biết được là bao giờ chết (5).

Chú giải

 (1) Đây nói về sáu khí trong hợp với Tàng. Như nói: Quyết âm, Thiếu âm, Thái dương, Thiếu dương… là nói về sáu khí gây nên bệnh. Như nói: bì, nhục, cân, cốt, mạch… là nói sáu khí lan tới khu vực ngoại hợp của năm Tàng. Như nói: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận… là nói nhân sáu khí  mà lan tới năm Tàng. Nói “hữu dư”, tức là chỉ về những kinh nhiều khí, ít huyết; nói “bất túc”, tức là chỉ về những kinh huyết khí đều ít; “hoạt” là nói Dương khí thịnh mà hơi có nhiệt; “sắc” là nói nhiều huyết ít khí, mà hơi có hàn; “tý” là nói về một chứng khí huyết vướng mắc ở khoảng bì, nhục, cân, cốt mà gây nên đau. Bệnh về khí gọi là sán, bệnh về huyết gọi là tích. Bởi khí thịnh mà sinh nhiệt, thì thành chứng sán thống; huyết nhiều mà đọng rít nên thành tích. Quyết âm là một nơi âm đã cực. Âm cực thì dương sẽ sinh, được cái khí “hỏa hóa” của “trung kiếm” là Thiếu dương, cho nên vừa hàn vừa nhiệt. Quyết âm chủ về cái khí phong mộc phát sinh ở mùa Xuân, nên ở thiên này nói đến Quyết âm trước.

 (2) Đây nói về túc Tam dương kinh. Kinh đó có hư có thực; mà mạch thì có sắc, mà mạch thì có hàn có sắc, mà sinh bệnh thì có hàn, có nhiệt, có nội, có ngoại. Dương minh tức là túc Dương minh vị kinh. Vị là con của Tâm. Hữu dư thì mắc bệnh mạch tý, vì Tâm chủ về mạch, mà lại ở khu vực bán biểu. Bất túc thì mắc bệnh Tâm tý, vì Tâm chủ về lý. Nếu mạch hoạt thì có bệnh Tâm phong sán, tức thuộc về cái tà ngoại cảm. Nếu mạch sắc thì là bệnh tích, thỉnh thoảng lại phát kinh, tức thuộc về cái tà nội thương. Bởi vì cái đường mạch của Tâm chủ, khơi từ trong hung, ra liền với Tâm bao, xuống cách, rồi lạc khắp Tam tiêu, nên mới sinh ra chứng bệnh như vậy. Thái dương, tức là túc Thái dương Bàng quang kinh. Bàng quang với Thận làm biểu lý. Hữu dư thì sinh bệnh cốt tý, mình nặng; vì Thận chủ về cốt; bất túc thì sinh bệnh Thận tý, vì Thận ở bên trong. Nếu mạch hoạt thì là chứng Thận phong sán, thuộc về cái tà ngoại cảm; nếu mạch sắc thì mắc bệnh tích, thỉnh thoảng lại phát điên, thuộc về cái tà nội thương. Đởm với Can, là biểu lý. Hữu dư thì sinh bệnh cân tý, vì Can chủ về cân, bất túc thì sinh bệnh Can tý, vì Can ở về bên trong. Nếu mạch hoạt, thì phát chứng Can phong sán, thuộc về cái tà ngoại cảm; nếu mạch sắc thì mắc bệnh tích, thỉnh thoảng gân rút và mắt đau, thuộc về cái tà nội thương. Bởi vì cái mạch của Can đi qua lên trán, cùng Đốc mạch hội hợp ở đỉnh đầu; mà biệt chi thì do Mục hệ chằng xuống quai hàm… Cho nên mới sinh ra chứng cân cấp và mục thống.

 (3) Kinh mạch ở vào bộ phận lý, chẽ ra nằm ngang gọi là lạc. Lạc lại có tia chẽ ra gọi là tôn lạc. Vậy huyết khí do kinh mạch mà ngoài ràn ra tôn lạc, lại do tôn lạc để dày đặc ở bì phu, do bì phu mà ràn vào trong cơ nhục, lại do cơ nhục mà bám vào cốt tủy, thông với năm Tàng. Đó là mạch khí đã tán bố ra mạch ở ngoài, mà lại thông với năm Tàng ở bên trong. Ta lại nên biết, trời là dương, đất là âm, âm dương hợp nhau rồi mới sinh ra khí huyết. Thận chủ về thủy của Đông lệnh, mà là cái gốc sinh ra khí; Dương minh lại là cái Phủ để sinh ra khí huyết. Cho nên nói: “Cốc vào đến Vị, đường mạch mới thông, thủy vào tới kinh, mà huyết mới thành…" Nhưng nhờ cái sinh khí ở trong Thận, Mậu, Quý hợp hóa, rồi mới sinh ra được cái chất tinh vi của thủy cốc đó… Cho nên khí trời mở ra, khí đất phát tiết, váng vỡ, giá tan, thủy lưu hành, kinh thông lợi. Cái Đông lệnh ở Thận Tàng, đã được nhờ cái khí xuân sinh, bấy giờ Nhân khí mới ở mạch. Vậy là khí ở con người thông với trời đó. Cho nên nói: Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu thâu, Đông tàng… Đó là cái thường của khí, mà con người cũng ứng theo, nên người mới hợp với trời đất, là thế.

  Án: Ở thiên Mậu thích. Vệ khí trước dẫn hành ở bì phu, trước đầy ra lạc mạch. Lạc mạch thịnh trước, nên vệ khí mới bình, vinh khí mới mãn, mà kinh mạch cũng nhân đó mà rất thịnh. Đó là vệ khí thông vào trong mạch. Thiên này nói: Huyết khí từ kinh mà đến lạc, từ lạc mà đến bì, lại từ bì phu, cơ nhục mà trong bám vào cốt tủy, thông với năm Tàng, đó là vinh huyết dẫn hành ở ngoài mạch. Ta nên biết vinh dẫn đi ở trong mạch, vệ dẫn đi ở ngoài mạch… Đó là nói về kinh mạch ở toàn thân con người. Đến như sự “sinh, thủy, xuất, nhập” của huyết khí, vinh ở trong mạch, thấm ra ngoài mạch, đầy tới da, ấm trong thịt, mọc hào mao… Rồi trong vào tới mạc nguyên mà thông với Tàng, Phủ, biểu, lý, thượng, hạ, không đâu là không đến… Y giả hiểu thấu được nguyên lưu của huyết khí, mới có thể dò được đến chỗ gốc rễ của bệnh tà… Vậy nếu kinh, mạch không thông, còn mong trị liệu sao được…

 (4) Tổng giải về thiên này: Đây là nói về: thích trái bốn mùa, sẽ sinh tật bệnh. Mùa Xuân nên thích ở kinh mạch, nếu lại thích lạc mạch, thế là đem cái nơi thích về mùa Hạ để thích về mùa Xuân, thì huyết khí ràn ra ngoài, đại khí sẽ rút mất ở bên trong; nếu lại thích ở cơ nhục, thế là đem cái nơi thích của mùa Trưởng hạ, để thích về mùa Xuân, thì huyết khí sẽ quay ngược, khiến người thành chứng khí thượng nghịch; nếu lại thích ở cân lạc, thế là đem cái nơi thích về mùa Đông để thích về mùa Xuân, thì huyết khí sẽ bám vào trong mà bụng sẽ sinh bệnh trướng. Mùa Hạ nên thích ở tôn lạc, nếu lại thích kinh mạch, thế là đem cái nơi thích về mùa Xuân để thích mùa Hạ, thì huyết sẽ đến kiệt, khiến người sinh ra rã rời mỏi mệt; nếu lại thích vào cơ nhục, thế là đem cái nơi thích về mùa Trưởng hạ để thích về mùa Hạ, thì huyết khí sẽ lùi vào trong, mà sinh ra tấm lòng khủng cụ; nếu lại thích vào cân cốt, thế là đem cái nơi thích về mùa Đông, mà thích về mùa Hạ, huyết khí sẽ thượng nghịch, mà gây nên chứng hay nộ. Mùa Thu nên thích ở bì phu, nếu lại thích ở kinh mạch, thế là đem cái nơi thích về mùa Xuân, để thích về mùa Thu, khí sẽ thượng nghịch mà gây nên chứng hay quên; nếu lại thích lạc mạch, thế là đem cái nơi thích về mùa Hạ mà thích về mùa Thu thì khí không dẫn ra ngoài được, khiến người quá hư yếu, mà nằm không muốn cựa; nếu lại thích ở cân cốt, thế là đem cái nơi thích về mùa Đông để thích về mùa Thu, thì huyết khí sẽ tiêu tán ở bên trong, mà sinh ra chứng hàn tật. Mùa Đông nên thích ở cốt tủy, giờ lại thích ở kinh mạch, thế là đem cái nơi thích về mùa Xuân để thích về mùa Đông, thì khí huyết đều thoát, mà khiến người mắt trông không tỏ; nếu lại thích ở lạc mạch, thế là đem cái nơi thích về mùa Hạ để thích về mùa Đông, thì khí bên trong sẽ tiết ra bên ngoài, rồi lưu mà thành chứng tý; nếu lại thích cơ nhục, thế là đem cái nơi thích về mùa Trưởng hạ để thích về mùa Đông, Dương khí sẽ hao kiệt, mà khiến người thành chứng hay quên. Trở lên những sự dùng thích đó, đều là đại nghịch, thế nào cũng sinh bệnh hoạn, vậy người dùng thích phải xét rõ chín hậu mà thuận theo mạch lạc của bốn mùa mới được.

 (5) Thích trúng Tàng… Tức là nói làm thương đến cái khí của năm Tàng. Khí của năm Tàng bị thương, thì đi đến cõi chết rất dễ…
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 26, 2018, 04:25:15 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #65 vào lúc: Tháng Năm 31, 2018, 09:46:52 AM »

Chương sáu mươi năm

TIÊU BẢN LUẬN THIÊN



KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi:

 - Bệnh có tiêu (ngọn), bản (gốc), thích ở nghịch, ở tùng (thuận), nghĩa đó như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Về phương pháp thích, phải phân biệt âm dương, trước sau cùng ứng, nghịch tùng đều hợp, tiêu bản cùng thay đổi (1).

 Cho nên nói rằng: Có khi ở tiêu mà cầu nó ở tiêu; có khi ở bản mà cầu nó ở bản; có khi ở bản mà cầu nó ở tiêu, có khi ở tiêu mà cầu nó ở bản.

 Cho nên về phép điều trị, có khi lấy ở tiêu mà được, có khi lấy ở bản mà được, có khi nghịch thủ mà được, có khi tùng thủ mà được. Vậy nếu biết nghịch với tùng đó là chính pháp không còn gì hơn; biết được tiêu bản muôn làm muôn đúng, không biết tiêu bản, làm càn ra chi… (2).

***

 Nói về cái đạo âm dương, nghịch tùng và tiêu bản… Mới nghe nhỏ, mà sau thật lớn, nói một điều mà biết được cái hại của trăm bệnh.

 Ít mà là nhiều, nông mà là sâu, có thể nói một mà biết được một trăm.

 Do nông mà biết được sâu, xét gần mà biết đượ xa.Nói tiêu với bản, không nên tương phản.

 Trị “phản” là nghịch, trị “đắc” là tùng (3). Trước mắc bệnh mà sau nghịch, trị ở bản; trước nghịch mà sau mắc bệnh, trị ở bản (4). Trước hàn mà sau sinh bệnh, trị ở bản; trước mắc bệnh mà sau sinh hàn, trị ở bản (5). Trước nhiệt mà sau mắc bệnh, trị ở bản (6); trước nhiệt mà sau tiết tả, trị ở bản; trước tiết tả mà sau sinh bệnh khác, trị ở bản; hãy điều hòa trước đã, rồi hãy trị bệnh khác (7). Trước mắc bệnh mà sau sinh thêm chứng trung mãn, trị ở tiêu; trước trung mãn mà sau sinh chứng phiền Tâm, trị ở bản. Bởi ở trong thân thể con người, có khách khí, lại có đồng khí (VIII). Tiểu, đại không lợi, trị ở tiểu; tiểu, đại lợi, trị ở bản (9).

 Bệnh phát sinh mà hữu dư, bản mà là tiêu, trước hãy trị bản, rồi mới trị tiêu; bệnh phát sinh mà bất túc, tiêu mà là bản, trước hãy trị tiêu, rồi mới trị bản (10). Cẩn thận xét xem “gian” hay “thậm”, lấy ý của mình để điều trị. Nếu “gian” thì tính hành, “thậm” thì độc hành. Tỷ như: trước tiểu, đại không lợi, mà rồi mới sinh bệnh khác, phải trị ở bản (11).

***

 Bệnh có tương truyền, tỷ như Tâm bệnh, trước Tâm thống qua một ngày thì phát chứng khái; qua ba ngày hiếp chi thống; qua năm ngày vít lấp không thông, thân đau mình nặng; qua ba ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông chết về nửa đêm, mùa Hạ chết về đúng trưa (12).

***

 Bệnh ở Phế, suyễn khái, qua ba ngày mà hiếp chi mãn và thống, lại qua một ngày mà thân nặng mình đau, lại qua năm ngày mà trướng, lại qua mười ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông chết về lúc mặt trời lặn, mùa Hè chết lúc mặt trời mọc (13).

***

 Bệnh ở Can, đầu váng mắt hoa, hiếp chị mãn, qua ba ngày, mình nặng, thân đau; qua năm ngày, sẽ phát trướng; lại qua ba ngày, yêu, tích và Thiếu phúc đau, ống chân nhức; lại qua ba ngày không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông chết về lúc mặt trời lặn, mùa Hạ chết về sáng sớm (14).

***

 Bệnh ở Tỳ, thân đau, mình nặng. Qua một ngày mà trướng; qua hai ngày, Thiếu phúc, yêu, tích đau, xương ống chân nhức; qua ba ngày, bối, lữ và cân thống, tiểu tiện bế; qua mười ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông chết về lúc người đi ngủ yên, mùa Hạ chết về lúc nửa buổi (15).

***

 Bệnh ở Thận, Thiếu phúc và yêu, tích thống, xương ống chân nhức, qua ba ngày, bối, lữ, cân thống, tiểu tiện bế; qua ba ngày, phúc trướng, qua ba ngày lưỡng hiếp chi thống; lại qua ba ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa đông chết về lúc sáng rõ, mùa Hạ chết về  lúc tối đã lâu (16).

***

 Bệnh ở Vị, trướng mãn, qua năm ngày, thiếu phúc và yêu, tích thống, xương ống chân nhức; qua ba ngày, bối, lữ, cân thống, tiểu tiện bế; qua năm ngày thân thể nặng nề; qua sáu ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông chết về nửa đêm, mùa Hạ chết về xế chiều (17).

***

 Bệnh ở Bàng quang, tiểu tiện bế, qua năm ngày, Thiếu phúc trướng, yêu, tích thống, xương ống chân nhức; qua một ngày phúc trướng, lại qua một ngày thân thể thống; lại qua hai ngày không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông chết về gà gáy, mùa Hạ chết về chiều tà (18).

***

 Các bệnh trên do sự “thắng, khắc” mà truyền đều có cái trường hợp chóng chết, dù có phép thích cũng không sao cứu chữa được. Hoặc tương truyền đến cách một Tàng, thì thôi, không truyền san Tàng khác nữa, như thế mới có thể thích. Tỷ như: Tâm bệnh truyền Can, Can bệnh truyền Tỳ, đó là con đi lấn mẹ… Đến Can Tàng, Tỳ Tàng thì thôi, không lại do sự “thắng, khắc” để truyền sang Tàng khác. Như thế mới có thể dùng phép thích. Lại tỷ như: Tâm bệnh truyền Tỳ, Phế bệnh truyền Thận, đó là mẹ đi lấn con, nhờ được cái sinh khí của mẫu Tàng, còn là chứng không đến nỗi chết. Lại như Tâm bệnh truyền Thận, Phế bệnh truyền Tâm, Can Tàng truyền Phế v.v… Đó là do nơi “sở bất thắng” mà lại, bệnh nhẹ, cũng có thể dùng phép thích.

Chú giải

 (1) Trên đây nói âm dương, tức là sáu khí do âm dương phân phối ra. Thiếu dương tiêu là dương mà bản là Hỏa; Thái âm tiêu là âm mà bản là thấp; Thiếu âm tiêu là âm mà bản là nhiệt; Thái dương tiêu là dương mà bản là hàn; Dương minh tiêu là dương mà bản là táo; Quyết âm tiêu là âm mà bản là phong; Thiếu dương, Thái âm theo về bản; Thiếu âm, Thái dương theo bản, theo tiêu. Dương minh, Quyết âm không theo tiêu, bản mà theo về "trung" (giữa). Theo bản thời sự "hóa" sinh ra bởi bản; theo tiêu, bản thì có cái hóa của tiêu, bản, theo về "trung" thì lấy "trung khí" làm hóa. "Trước sau cùng ứng" là nói về bệnh có trước sau; "nghịch với tùng..." là nói có khi nghịch thủ mà được, có khi tùng thủ mà được v.v...

 (2) "Có khi ở tiêu mà cầu nó ở tiêu...". Tỷ như bệnh ở sáu khí Tam âm, Tam dương, thì cứ cầu ngay ở trong sáu kinh để trị tiêu. "Có khi ở bản mà cầu nó ở bản...", tỷ như mắc phải cái tà khí "lục dâm" là phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa..., thì cứ cầu ngay ở trong sáu khí đó để trị bản. "Có khi ở bản mà lại cầu ở tiêu", tỷ như hàn làm thương đến kinh Thái dương, đó chính là bản bệnh của Thái dương, thế mà lại được cái "nhiệt hóa" củ "tiêu dương", thì phải cầu ngay ở tiêu mà dùng lương dược để trị cái tiêu nhiệt. "Có khi ở tiêu mà lại cầu ở bản", tỷ như bệnh ở kinh Thiếu âm, mà lại được cái bản nhiệt của quân hỏa, thì phải cầu ngay tới bản để tả bớt hỏa. Cho nên trăm bệnh phát sinh, có khi sinh ra tự bản, có khi sinh ra tự tiêu, có khi lấy ở bản mà được, có khi lấy ở tiêu mà được, có khi nghịch thủ mà được, lại có khi tùng thủ mà được... Nhưng phương pháp đó, đại khái như: Bệnh hàn thì làm cho nhiệt, bệnh nhiệt thì làm cho hàn, bệnh kết thì làm cho tán, bệnh tán thì làm cho thâu, bệnh lưu (tích) thì phải công (đánh phá), bệnh táo thì phải nhuận v.v..."Tùng thủ mà được...", tỷ như: Dùng hàn vì nhiệt, dùng nhiệt vì hàn, bệnh tắc lại dùng tắc, bệnh thông lại dùng thông v.v... Phải phục cái "sở chủ" của nó, mà thi hành trước ngay cái "sở nhân" của nó, lúc đầu giống nhau, về sau sẽ khác, có thể phá tích, có thể tiêu kiên, khá khiến khí hòa, khá khiến tất khỏi...

 (3) Tương phản mà trị gọi là "nghịch trị", tương đắc mà trị gọi là "tùng trị"... Tương đắc như: Nhiệt với nhiệt tương đắc, hàn với hàn tương đắc v.v...

 (4) "Nghịch" là nói về cái khí thắng khắc; "Trước mắc bệnh" là nói ở trong mình vốn đã có một chứng bệnh. "Trước nghịch, trước hàn, trước nhiệt...". Đó là nói về sáu khí của trời. "Trước mắc bệnh mà sau nghịch", tỷ như: Trong thân người trước vốn có bệnh Tỳ thổ, mà sau lại cảm phong tà, làm thương thêm cho Tỳ thổ... Thì nên trước hãy điều trị Tỳ thổ, rồi sẽ trị đến phong tà. Lại như trước bị cảm phong tà của trời, nó khắc thương đến trung thổ, khiến cho Tỳ Tàng mắc bệnh... Thì nên trước hãy điều trị bỏ phong tà, rồi sau mới điều trị đến Tỳ thổ v.v...

 (5) "Trước hàn" là do cái khí "hàn dâm" (chữ dâm có ý như quá đáng) nó thắng, do thân người cảm nhiễm phải mà sinh bệnh. Vậy nên phải trị hàn tà trước. Nếu trước mắc bệnh mà sau mới sinh hàn, thì nên trị cái "bản bệnh" ở con người trước, mà rồi hàn khí sẽ tự giải.

 (6) "Trước nhiệt" là do cái khí "nhiệt dâm" nó thắng, do thân người cảm nhiễm phải mà sinh bệnh. Vậy phải trị cái "bản nhiệt" trước. Nếu con người cảm nhiễm phải nó mà sinh chứng trung mãn. Bởi cái tà "lục dâm" bắt đầu làm thương sáu khí, nếu phát chứng trung mãn thì bệnh khí đã lọt vào trong, nên phải trị ngay bên trong.

 (7) Tiết tả là một chứng hậu sinh ra bởi thấp thổ... "Còn bệnh khác..." Thì tỷ như: Thấp tà sở thắng dân sẽ mắc bệnh Tâm thống, tai điếc v.v... Nên điều trị chứng hư tiết trước, làm cho Tỳ thổ được điều hòa đã, rồi mới điều trị bệnh khác.

 (VIII) Chí chân nhân yếu luận nói: "Phàm các chứng trướng, bụng lớn... đều thuộc về nhiệt...", vậy như trước mắc bệnh nhiệt mà sau sinh chứng trung mãn, thì nên trước điều trị chứng trung mãn; như trước mắc bệnh trung mãn mà cái khí thấp nhiệt lấn lên trên Tâm, gây nên chứng Tâm phiền, thì cũng nên trị chứng trung mãn đã, mà sau chứng phiền tự khỏi. Như trước nhiệt mà sau sinh chứng trung mãn, đó là vì cảm cái khí "nhiệt dâm" của trời mà gây nên chứng trung mãn. Như trước mắc bệnh mà sau sinh chứng trung mãn, đó là cái khí nhiệt tự ở trong thân mình mà sinh ra chứng trung mãn. Cho nên nói: "Người có khách khí, có đồng khí...". "Khách khí" tức là lục khí ở trời; "Đồng khí" tức là ở trong thân con người cũng có lục khí ấy mà "tương đồng" với lục khí của trời.

 (9) Như trung mãn mà đại tiểu không lợi, nên làm cho lợi đại tiểu trước; nếu tiểu đại đã lợi, thì lại trị trung mãn. Bởi tà khí lọt vào trong bụng, tất phải do đại tiểu mà tiết ra.

 (10) "Hữu dư" là nói về tà khí, "bất túc" là nói về chính khí. Tà khí tức là "lục dâm", chính khí tức là sáu khí của Tam âm, Tam dương. Lục vị chỉ luận nói: "Ở trên Thiếu dương, hỏa khí chủ trị; ở trên Dương minh, táo khí chủ trị; ở trên Thái dương, hàn khí chủ trị; ở trên Quyết âm, phong khí chủ trị; ở trên Thiếu âm, nhiệt khí chủ trị; ở trên Thái âm, thấp khí chủ trị... Đó tức là bản. Ở dưới bản, tức là tiêu của khí. Đó đều lấy phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa sáu khí làm bản, mà lấy sáu khí của Tam âm, Tam dương làm tiêu. Cho nên nói: "Bệnh phát sinh là hữu dư..." Đó là chỉ về cái khí phong, hàn, thử thấp, táo, hỏa... Nó hữu dư... Vậy nên trước phải làm cho tán bỏ tà khí, rồi mới điều lý đến âm dương. "Nếu bệnh phát sinh mà bất túc", thì phải điều lý âm dương trước, rồi mới điều trị đến bản khí. Bởi tà khí thịnh thì thực, tinh khí đoạt thì hư. Vì vậy, nếu tà khí hữu dư thì trước hãy tán bỏ tà; tinh khí bất túc, thì trước hãy bổ lấy chính... Đó là cái Cương lĩnh của tiêu, bản vậy.

 (11) Đây nói trong khoảng tiêu, bản, lại còn phải điều lý ở chỗ "gian", "thậm". Phàm tà sở dĩ phạm vào được tất phải do chính hư "gian" là chỉ về hai điểm "hữu dư, bất túc" của tà với chính. Nếu hai điểm ấy kiêm có cả, thì phải kiêm trị, tỷ như ở trong tán tà mà lại phải kiêm cả bổ chính, hoặc ở trong bổ chính mà lại phải tán cả tà. Đến như "thiên thậm" thì phải chuyên trị một mặt. Như tà khí "thậm" thì chuyên tán tà, chính hư "thậm" thì chuyên bổ chính. Đó là yếu đạo của phép trị liệu...

 (12) Đây nói về cái thời kỳ chết do sự khắc của năm Tàng. Tỷ như Tâm bệnh, vì Tàng chân thông với Tâm nên bắt đầu thời Tâm thống; Hỏa lại lấn Kim, qua một ngày truyền tới Phế, nên phải chứng khái; lại qua ba ngày, tức là bốn ngày, Phế tà thắng Mộc, nên hiếp chi thống, vì Can mạch vòng lên hiếp lặc; lại qua năm ngày, tức cộng là chín ngày. Can tà thắng Thổ, cho nên vít lấp không thông, thân đau, mình nặng, đó là Tỳ không vận hóa, và Tỳ chủ về cơ nhục nên mới có chứng hậu như vậy; lại qua ba ngày nữa, tức cộng là 12 ngày, nếu bệnh không khỏi thì sẽ chết. Nếu là mùa Đông thì chết về nửa đêm, mùa Hạ thì chết về đúng trưa, vì nửa đêm thuộc Thủy, mà nửa đêm về mùa Đông thì Thủy càng thắng, dùng Thủy đó để khắc Hỏa, nên thế nào cũng chết; đúng trưa thuộc Hỏa, mà đúng trưa về mùa Hạ thì Hỏa càng thắng... Nhân lúc đó Tâm hỏa đã tuyệt, không còn tương ứng được, nên tất cũng phải chết.

 (13) Bệnh phát ở Phế, qua ba ngày thì truyền sang Can, nên có chứng hiếp chi mãn và thống; lại qua một ngày truyền tới Tỳ, nên có chứng thân nặng mình đau; lại qua một ngày truyền tới Vị, nên có chứng trướng. Lại qua 10 ngày nữa không khỏi thì chết. Mùa Đông chết về lúc mặt trời lặn, vì lúc đó thuộc giờ Thân, Thân tuy thuộc Kim, nhưng Kim đã suy không thể còn vãn hồi; mùa Hạ chết về lúc mặt trời mọc, vì lúc đó thuộc giờ Dần. Mộc vượng Hỏa sắp sinh, Phế khí đã tuyệt, không đợi đến có thật hỏa mà cũng chết.

 (14) Bệnh ở Can, ba ngày tới Tỳ, lại qua năm ngày tới Vị, lại qua ba ngày tới Thận... Sớm mùa Hạ là khoảng giờ Dần, Mão, lúc đó Mộc khí tuyệt không sinh ra được nữa; mùa Đông, lúc mặt trời lặn về khoảng giờ Thân, Dậu... Vừa kịp Kim khí vượng nên Mộc khí tuyệt.

 (15) Qua hai ngày, truyền tới Vị; lại qua hai ngày, tới Thận; lại qua ba ngày tới Bàng quang... Mùa Đông lúc người ngủ yên là giờ Hợi, tức là Thổ bại mà Thủy thắng; nửa buổi thuộc giờ Dần, tức là Mộc vượng mà Thổ tuyệt.

 (16) Bệnh ở Thận, qua ba ngày, truyền tới Bàng quang; qua ba ngày tới Vị; lại qua ba ngày tới Can... Lúc sáng rõ, thuộc giờ Thìn, tức là Thổ vượng mà bị Mộc tắc, tối đã lâu thuộc giờ Hợi, tức là Thủy tuyệt không còn có thể sinh được nữa.

 (17) Bệnh ở Vị qua năm ngày tới Thận, ba ngày nữa tới Bàng quang, năm ngày nữa tới Tỳ... Quá nửa đêm là thời kỳ Thổ bại mà Thủy thắng; xế chiều là thời kỳ chủ trị của Dương minh, thổ bị tuyệt không còn sinh được nữa.

 (18) Đây cũng là một chứng phát sinh do Thủy tà truyền vào Tàng, Thủy ràn, Thổ bại mà chết. Gà gáy thuộc giờ Sửu, tức là thời kỳ Thổ khắc Thủy; chiều tà thuộc giờ Thân, tức là thời kỳ Kim suy không sinh được Thủy.
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 26, 2018, 04:26:09 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #66 vào lúc: Tháng Sáu 01, 2018, 03:41:50 PM »

Chương sáu mươi sáu

THIÊN NGUYÊN ĐẠI KỶ LUẬN


 Từ thiên này, với dưới đây những thiên: Ngũ vận hành đại luận, Lục vi chỉ đại luận, Khí giao biến đại luận, Lục nguyên chính kỳ đại luận, Thích pháp luận, Bản mệnh luận, Chí chân yếu đại luận… Đều bàn về ngũ vận, lục khí,, Nam chính, Bắc chính… Hết thảy các tinh nghĩa thuộc thiên thời, dân bệnh, nhân sự v.v… Đều rất đầy đủ, là một chí bảo của Đông y giới… Học giả đọc kỹ hiểu được đại nghĩa, thì mỗi năm, mỗi tháng, khí hậu, bệnh chứng và trị pháp… Không gì là không ứng nghiệm.

KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi rằng:

 - Trời có năm hành, trị năm Vị, để sinh ra hàn, thử, táo, thấp và phong (1). Người có năm Tàng, hóa sinh năm khí, để sinh ra hỷ, nộ, ưu, tư, khủng (2). Trên luận nói: Năm vận cùng nối, đều có chủ trị; cứ trọn một năm, “chu” mà lại bắt đầu… Tôi đã hiểu lẽ đó rồi. Xin cho biết cái “hậu” của Tam âm, Tam dương, tương hợp thế nào? (3)

***

 Quỷ Du Khu vái tay, cúi đầu mà thưa rằng:

 - Năm vận, âm dương là đạo của trời. Nó là cương kỷ của muôn vật, cha mẹ của biến hóa, gốc ngọn của sinh sát, và là cái "phủ" của một sự thần minh đó (4).

 Vật sinh ra gọi là hóa, vật đến cực gọi là biến; âm dương khôn lường gọi là thần; thần dụng vô phương gọi là thánh (5).

***

 Cái công dụng của sự biến hóa, ở trời gọi là huyền (6), ở người gọi là đạo (7), ở đất gọi là hóa (VIII). Do đó hóa sinh ra năm Vị (9). Đạo sinh ra trí (10). Huyền sinh ra thần (11).

***

 Thần ở trời là phong, ở đất là Mộc; ở trời là nhiệt, ở đất là Hỏa; ở trời là thấp, ở đất là Thổ; ở trời là táo, ở đất là Kim; ở trời là hàn, ở đất là Thủy. Cho nên ở trời là khí, ở đất thành hình. Hình, khí cùng cảm, muôn vật do đó mà sinh ra (12).

 Vậy nên, trời đất đó là trên dưới của muôn vật, tả hữu đó là đường lối của âm dương (13); Thủy, Hỏa đó là triệu chứng của khí Âm Dương (14); Kim, Mộc đó là chung thủy của sự sinh thành (15).

***

 Khí có nhiều, ít, hình có thịnh, suy. Do sự trên dưới cùng cảm triệu, mà cái khí thái quá hay bất cập càng được rõ ràng.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Xin cho biết năm vận chủ thời, như thế nào? (16)

 Quỷ Du Khu thưa rằng:

 - Năm khí vận hành, đều chọn cơ nhật (17), không những chủ thời mà thôi.

 Xin cho biết rõ...

 - Thần xét trong Đại thủy Thiên nguyệt sách văn chép răng: Thái hư rộng thẳm, gây nênh hóa nguyện; muôn vật gây lúc đầu, năm vận chọn chu thiên (18); khí tán ra chân linh, tổng thống cả không nguyên (19); chín sao treo sáng, bảy Diệu vòng quanh (20); rằng âm, rằng dương; rằng nhu, rằng cương (21); u, hiển đã xếp hàn, thử, thỉ, trương (22), sinh sinh, hóa hóa; phẩm vật phô bày (23)… Đạo lý đó, truyền tới thần, đã mười đời nay…

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Khí có nhiều ít, hình có thịnh suy, là thế nào?

 Quỷ Du Khu thưa rằng:

 - Khí của âm, dương, có kinh nhiều, có kinh ít, nên gọi là Tam âm, Tam dương. "Hình có thịnh suy" là nói về chủ trị của năm hành có thái quá và bất cập (24). Cho nên lúc bắt đầu: Do hữu dư mà đi, bất cập sẽ theo; do bất túc mà đi, hữu dư sẽ theo. Biết được nghinh (tức đi) và tùy (tức theo), thì cái khí thái quá hay bất cập có thể dự biết được (25).

 Ứng với trời là Thiên phù, ứng với năm là Tuế trị; "Tam hợp" sẽ trị (26).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Trên dưới cùng cảm triệu, là nghĩa thế nào?

 Quỷ Du Khu thưa rằng:

 - Hàn, thử, táo, thấp, phong, hỏa... Thuộc về âm dương của trời. Tam âm, Tam dương, thượng phụng (như ứng theo) với nó. Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Mộc... Thuộc về âm dương của đất, sinh, trưởng, hóa, thâu, tàng ứng theo với nó (27).

 Trời lấy khí dương để sinh, khí âm để trưởng; đất lấy khí dương để sái (giảm bớt), khí âm để tàng (28).

 Trời có âm dương, đất cũng có âm dương, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, hóa... Đó là âm dương của đất, chủ về sinh, trưởng, hóa, thâu, tàng. Cho nên trong dương có âm, trong âm có dương (29).

 Vì vậy, muốn biết âm dương của trời đất, ứng với khí của trời, động mà không ngừng, cho nên cứ hết 5 năm thì "hữu thiên"; ứng với khí của đất, tính mà giữ Vị, cho nên cứ hết sáu năm lại hoàn hội (30).

 Động, tĩnh cùng triệu, trên dưới cùng Tâm, âm dương cùng thay đổi, sự biến hóa do đó mà sinh ra (31).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Trên, dưới, chu, kỳ có số nhất định chăng?

 Quỷ Du Khu thưa rằng:

 - Trời lấy số "sáu" làm tiết, đất lấy số "năm" làm chế. Chu thiên khí thì cứ sáu năm là một lượt chung địa kỳ thì cứ 5 năm là một chu. Do đó, quân hỏa được sáng tỏ, tướng hỏa được yên ngôi (32).

 "Năm" với "sáu" cùng hợp, vậy nên cứ 720 khí làm một kỷ. Phàm 30 năm, cộng đợc 1440 khí. Tức sáu mươi năm là một "chu". Bất cập hay thái quá, đều do đó có thể thấy rõ được (33).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Theo lời nói của Phu Tử, trên rõ hết thiên khí, dưới rõ hết địa kỷ, thật là đầy đủ. Nhưng tôi muốn nhờ đó, trước để trị dân, rồi đến trị thân, khiến trăm họ hiểu biết, trên dưới cùng thân; đức trạch thấm nhuần, con cháu hết lo, truyền mãi về sau không bao giờ cùng... Vậy xin cho biết thêm...

 Quỷ Du Khu nói:

 - Cái định số của sự thái quá hay bất cập, rất là cơ vi. Nhưng khí tới có thể nhận thấy, khí đi có thể theo dõi. Vậy phải kính cẩn, không được coi thường, nếu trái lẽ đó, sẽ bị tai ương...

 Hoàng Đế hỏi:

 - Khéo nói về trước, tất hiểu sau; đã hiểu nơi gần, tất rõ chỗ xa. Chí số tế vi đến thế mà suy diễn không nhầm, thật là minh triết lắm rồi. Vậy xin Phu Tử giảng giải cho có điều lý, giản ước mà không thiếu, dễ dàng mà khó quên...

 Quỷ Du Khu nói:

 - Tôi được nghe, về năm Giáp, Kỷ, Thổ vận làm chủ; về năm Ất, Canh, Kim vận làm chủ; về năm Bính, Tân, Thủy vận làm chủ; về năm Đinh, Nhâm, Mộc vận làm chủ; về năm Mậu, Quý, Hỏa vận làm chủ...

 - Hợp với Tam âm, Tam dương như thế nào?

 - Về năm Tý, Ngọ, trên thấy Thiếu âm; về năm Sửu, Vị (Mùi) trên thấy Thái âm; về năm Dần, Thân, trên thấy Thiếu dương; về năm Mão, Dậu trên thấy Dương minh; về năm Thìn, Tuất trên thấy Thái dương; về năm Tỵ, Hợi, trên thấy Quyết âm... Vậy Thiếu âm đó là Tiêu, mà Quyết âm đó là Chung (cuối cùng).

 Ở trên Quyết âm, phong khí làm chủ; ở trên Thiếu âm, nhiệt khí làm chủ; ở trên Thái âm, thấp khí làm chủ; ở trên Thiếu dương, tướng hỏa làm chủ; ở trên Dương minh, táo khí làm chủ; ở trên Thái dương, hàn khí làm chủ. Đó tức là bản gọi là "lục nguyên" (2).

 Hoàng Đế nói:

 - Đạo rất huyền ảo, bàn rất rõ ràng, xin ghi vào Ngọc bản, cất vào Kim quỹ và đặt tên là: Thiên Nguyên kỷ.

Chú giải

 (1) Năm hành của trời tức là năm khí: Đan là đỏ, kiềm là vàng, thương là xanh, tố là trắng, huyền là đen. Năm Vị, tức là vị của năm phương, mà cũng tức là năm hành của đất. Hàn, thử, táo, thấp, phong, hỏa, tức là sáu khí của trời. Ý đây nói: Năm khí của trời, hợp với sự phối hợp của mười Can, để hóa sinh ra năm hành của đất; năm hành của đất lại sinh ra sáu khí của trời.

 (2) Năm Tàng, tức là do năm hành sinh ra. Khí của năm hành tức là: phong, nhiệt, thấp, táo, hàn. Hỷ, nộ, ưu, tư, khủng là "thần chí" của năm Tàng.

 Ngẫm như: Ở trời là khí, ở đất thành hình, hình khí cùng cảm mà muôn vật hóa sinh. Con người nhờ năm hành của đất để gây nên thân hình. Do cái năm Tàng có hình để hóa sinh ra năm khí và năm chí... mà lại thông với thiên khí.

 (3) "Trên luận", tức là nói những bài Lục tiết Tàng tượng v.v... Năm vận là: năm Giáp, Kỷ thuộc về Thổ vận; năm Ất, Canh thuộc về Kim vận; năm Bính, Tân thuộc về Thủy vận; năm Đinh, Nhâm thuộc về Mộc vận; năm Mậu, Quý thuộc về Hỏa vận. Về Tam âm, Tam dương thì hai năm Tý, Ngọ, Thiếu âm làm chủ; hai năm Sửu, Vị (Mùi), Thái âm làm chủ; hai năm Dần, Thân, Thiếu dương làm chủ; hai năm Mão, Dậu, Dương minh làm chủ; hai năm Thìn, Tuất, Thái dương làm chủ; hai năm Tỵ, Hợi, Quyết âm làm chủ...

 (4) Mười Can của trời, vận hóa năm hành của đất; năm hành của đất, trình lên sáu khí của Tam âm, Tam dương. Cho nên nói: "Năm vận và âm dương là đạo của trời đất". Đạo, tức là cái đạo hóa sinh, cương kỷ tức là cái cương kỷ của sự sinh, trưởng, hóa, thâu, tàng.

 (5) Vật sinh ra do ở "hóa", vật đến cực do ở "biến". Biến, hóa cùng xen với nhau, thành bại do đó sinh ra. Ngũ thường chính luận nói: Khí bắt đầu mà sinh hóa, khí tan ra mà có hình, khí tán bố mà thịnh nhiều, khí cuối cùng mà tượng biến. Âm dương có đạo của trời đất. Trong âm có dương, trong dương có âm, không thể suy lường. Do đó phát triển ra bốn mùa, để hóa sinh muôn vật, còn khuôn thước nào có thể đo lường được.

 (6) Đạo trời u viễn, biến hóa vô cùng.

 (7) Đạo cũng như đường lối. phàm mọi sự, vật, nhật dụng, hết thảy đều có cái lý tự nhiên của trời đất. Lý đó tức là đạo.

 (VIII) Hóa, tức hóa sinh muôn vật, đều do đất mới sinh ra sự biến hóa ấy.

 (9) Năm Vị (Mùi), do năm hành sinh ra. Phàm muôn vật có tình có tính, hết thảy đều phải nhờ khí vị năm hành.

 (10) Người ta nếu đã theo đúng được cái lẽ tự nhiên của thiên lý, thời thị, phi, tà, chính tự nhiên phân biệt rõ ràng, mà thể dụng không hề thiếu sót, còn "tri" nào hơn nữa.

 (11) Vì huyền viễn u thâm nên mới sinh ra thần. Thần tức tinh thần, thiêng liêng khôn lường.

 (12) Phong, hàn, nhiệt, táo, thấp là âm dương của trời; Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy là âm dương của đất, cho nên nói: Ở trời là khí, ở đất thành hình; hình khí tương cảm, mới hóa sinh muôn vật. Trời che, đất chở, muôn vật sinh ra ở khoảng đó.

 (13) Hai khí Âm Dương, tả hữu vòng chuyển không ngừng.

 (14) Triệu chứng cũng như chứng nghiệm. Trời theo số một sinh ra hành Thủy, đất theo số hai sinh ra hành Hỏa. Hỏa là dương, Thủy là âm. Đây nói: Cái khí Âm Dương mắt không thể trông thấy, nhưng đã có Thủy Hỏa để làm chứng nghiệm cho nó. Từ Chấn nói: Thủy Hỏa tức là âm dương. Tiên thiên có Thủy Hỏa, đến Hậu thiên mới có năm hành.

 (15) Mộc chủ về tiết mùa Xuân, khí nó sinh trưởng, mà sinh ra muôn vật; Kim chủ về tiết mùa Thu, khí nó thâu liễm, mà thành muôn vật. Cho nên hai hành đó là sự thủy chứng của sự sinh thành. Tây Minh nói: Trên, dưới, tả, hữu là sáu hợp của trời đất; Thủy, Hỏa, Mộc, Kim là bốn mùa của âm dương.

 (16) Chủ thời, tức là chủ về bốn mùa. Như Mộc vận chủ mùa Xuân, Hỏa vận chủ mùa Hạ, Thổ vận chủ Trưởng hạ, Kim vận chủ mùa Thu, Thủy vận chủ Đông v.v...

 (17) Cơ nhật là chọn ngày trong một năm. Cái khí của năm vận, đều lưu hành chọn một năm 365 ngày, hết vòng rồi lại bắt đầu.

 (18) Đại thủy Thiên nguyên... là tên một thứ sách về đời Thượng cổ. Hóa nguyên: Bắt đầu của sự biến hóa, tức là nguồn gốc của tạo hóa. Năm vận tức là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Chọn chu thiên: Nhật nguyệt đi được một độ, các vận sẽ chủ được một năm. "Chu thiên" một vòng của bầu trời. Bầu trời chia làm 365 độ và 1/4 độ. Muôn vật đều nhờ nguyên thủy mà sinh ra năm hành, quanh năm vận chuyển không lúc nào ngừng... Dịch nói: "Lớn thay khôn nguyên, muôn vật nhờ lúc bắt đầu..."

 (19) Chân linh tức là người với loài vật. Tổng thống khôn nguyên: Khôn nguyên tức là đất. Đất ở trong bầu trời, trời bọc ngoài trái đất. Dịch nói: "Rất mực thay khôn nguyên, muôn vật nhờ sinh ra".

 (20) Chín sao là: Thiên bồng, Thiên nhuế, Thiên xung, Thiên phụ, Thiên cầm, Thiên tâm, Thiên Nhậm, Thiên trụ; chín sao này treo ánh sáng ở bầu trời, ứng với phận dã của chín châu. Thất diệu là: nhật, nguyệt và ngũ tinh (tức: Mộc, Hỏa, Thủy, Kim, Thổ), ngu thư gọi là thất chính.

 (21) Dịch nói: Lập nên đạo trời là âm với dương, lập nên đạo đất là nhu (mềm) với cương (cứng).

 (22) Dương chủ về ban ngày, âm chủ về ban đêm; "u, hiền" tức chỉ về âm dương, hàn (rét), thử (nắng); "thi, trương" buông, trùng, dương lên, tức cũng như vãng lai (đi, lại).

 (23) Do sự hóa sinh mà phẩm vật đều phô bày rõ rệt.

 (24) Thái dương, Thiếu dương, Thiếu âm... Vận hành Tiên thiên mà chủ về hữu dư; Dương minh, Thái âm, Quyết âm, vận hành Hậu thiên mà chủ về bất túc. Đó là khí nhiều ít của Tam âm, Tam dương. "Hình" tức là nói về sự "hữu tình". Chủ trị của năm hành đều có thái quá bất cập, tức là nói về sự "chủ tuế" của năm vận. Tỷ như: các năm Nhâm, mà Mộc vận thái quá, thì các năm Quý, Hỏa vận sẽ bất cập; các năm Giáp mà Thổ vận thái quá, thì các năm Kỷ, Thổ vận sẽ bất cập; các năm Canh mà Kim vận thái quá, thì các năm Ất, Kim vận sẽ bất cập; các năm Bính mà thủy vận thái quá, thì các năm Tân, Thủy vận sẽ bất cập.

 (25) "Lúc bắt đầu"... Tức là nói: Thiên Can bắt đầu ở Giáp, địa chi bắt đầu ở Tý. Tỷ như: năm Giáp mà Thổ vận thái quá, thì năm Ất, Kim vận bất túc sẽ nối theo năm Tý mà Thiếu âm hữu dư, thì năm Sửu Thái âm bất túc sẽ nối theo... Vậy: "Hữu dư mà đi, bất túc sẽ theo" là nghĩa đó. Lại tỷ như: năm Ất mà Kim vận bất cập, thì năm Bính, Thủy vận hữu dư sẽ nối theo; năm Sửu mà Thái âm bất túc, thì năm Dần Thiếu dương hữu dư lại nối theo. Vậy "bất túc mà đi, hữu dư nối theo" là nghĩa đó.

 (26) Trong khoảng sáu mươi năm, lại có Thiên phù, Tuế hội, Tam hợp để chủ tuế, đó tức là năm "bình khí", không có thái quá và bất cập. Về Thiên phù như: thuộc năm Thổ vận, trên thấy Thái âm; thuộc năm Hỏa vận trên thấy Thiếu dương, Thiếu âm; thuộc năm Kim vận, trên thấy Dương minh; thuộc năm Mộc vận, trên thấy Quyết âm; thuộc năm Thủy vận, trên thấy Thái dương... Đó là cái khí của năm vận, cùng với cái khí tư thiên cùng hợp, cho nên gọi là "thiên phù tuế trị". Lại như: Mộc vận mà lâm Mão, Hỏa vận mà lâm Ngọ, Thổ vận mà lâm tứ quý, Kim vận mà lâm Dậu, Thủy vận mà lâm Tý... Đó là địa chi chủ tuế, cùng với chủ tuế của năm vận và cái khí của năm hành, vừa cùng gặp gỡ, cho nên gọi là Tuế hợp. "Tam hợp" là nói về khí của tư thiên, khí của năm vận và khí của chủ tuế, ba thứ ấy cùng hợp với nhau. Lại có tên là: Thái ất Thiên phù, đều thuộc về năm "bình khí", không có thái quá và bất cập.

 (27) Hàn, thử, táo, thấp, phong, hỏa là sáu khí của trời; ở trên Thái dương, hàn khí làm chủ; ở trên Thiếu âm, nhiệt khí làm chủ; ở trên Dương minh, táo khí làm chủ; ở trên Thái âm, thấp khí làm chủ; ở trên Quyết âm, phong khí làm chủ; ở trên Thiếu dương, hỏa khí làm chủ... Đó là Tam âm,Tam dương thượng phụng với sáu khí của trời. Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy... Đó là năm hành của đất. Tại mùa Xuân chủ về hành Mộc và chủ về sự sinh; tại mùa Hạ chủ về hành Hỏa và chủ vầ việc trưởng (làm cho lớn); tại mùa Trưởng hạ chủ về hành Thổ và chủ về sự hóa; tại mùa Thu chủ về hành Kim và chủ về sự thâu; tại mùa Đông chủ về hành Thủy và chủ về việc tàng. Đó là lấy sự "sinh, trưởng, hóa, thâu, tàng" để ứng theo ở dưới. Bởi năm khí của trời, vận hóa năm hành của đất; năm hành của đất, lại biến thành sáu khí của trời... Thế là: "Trên dưới cùng cảm triệu" mà cái khí của Tam âm, Tam dương là một thứ mà cả trời đất đều có. Nghệ Trọng Tuyên nói: Mộc, Hỏa, Hỏa là Tam dương của đất; Kim, Thủy, Thổ là Tam âm của đất. "Nhị chi khí" là quân hỏa. "Tam chi khí" là tướng hỏa. Đất cũng có đủ cái khí Tam âm, Tam dương, nên mới chia rõ: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Hỏa là âm dương của đất.

 (28) Nửa năm trở về trước, thiên khí làm chủ, vậy Xuân Hạ lại là âm dương của trời, cho nên trời lấy "dương để sinh, âm để trưởng"; nửa năm trở về sau, địa khí làm chủ, vậy Thu Đông lại là âm dương của đất, cho nên đất lấy "dương để sái, âm để tàng". Trương Ngọc Sư nói: Cái khí Tư thiên làm chủ nửa năm về trước, cái khí tại toàn làm chủ nửa năm về sau. Cho nên nói: "Nửa năm về trước khí trời làm chu, nửa năm về sau khí đất làm chủ". Nhưng cái khí Tư thiên, bắt đầu từ bên hữu của trái đất; cái khí Tại toàn, gốc từ bên hữu của bầu trời. Khí của trời đất, lẫn cùng cảm triệu, mà cùng chủ trị một năm... Lại không riêng gì Thiên khí chủ trị nửa năm về trước, đại khí chủ trị nửa năm về sau mà thôi.

 (29) Đoạn này nói rõ cái nghĩa: "Đất cũng có cái khí Tam dương, Tam âm" như thế nào. Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa... Tam âm, Tam dương thượng phụng với nó. Đó là âm dương của trời. Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Hỏa... Sinh, trưởng, hóa, thâu, tàng, ứng theo ở dưới; đó là âm dương của đất. Trời vốn là dương, mà trời cũng có cái khí Tam âm, Tam dương, thế là trong dương có âm; đất vốn là âm, mà đất cũng có cái khí Tam âm, Tam dương, thế là trong âm có dương.

 (30) "Ứng với khí trời...", "khí trời" ở đây tức là cái khí: Đan, Kiềm, Thương, Tố, Huyền. "Động mà không ngừng", tức là nói, cứ hết 5 năm thì "hữu thiên" (vòng xoay về bên hữu), từ Giáp đến Ất, từ Ất đến Bính, từ Bính đến Đinh, từ Đinh đến Mậu. Cái khí của năm vận đã chọn (hết), lại khởi bắt đầu vận trước. "Ứng với khí đất", tức là nói về cái khí Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Hỏa. "Tĩnh mà giữ vị, sáu cơ mà hoàn hội...". Tức là nói: Từ Tý đến Sửu, từ Sửu đến Dần v.v...Cứ sáu năm đã đủ một "chu", lại chủ về năm Ngọ mà bắt đầu khởi từ Thiếu âm.

 (31) "Động tĩnh cùng triệu..." là nói cái khí của trời đất cùng cảm triệu. "Trên dưới cùng làm" là nói năm khí của trời coi xuống năm hành của đất; cái khí Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Hỏa của đất, sánh lên với sáu khí của trời... Vậy thế là: Trời số ngũ, đất số lục, trời số lục, đất số ngũ... Âm dương xen trộn lẫn nhau mà sinh ra sự biến hóa, cứ 30 năm là một "kỷ" và 60 năm là một "chu". Lại xét năm khí của trời, qua vào khu vực 10 Can, để vận hóa năm hành của đất. Đó là trời số năm mà đất cũng số năm. Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Hỏa của đất, chia làm chủ cái bản vị của 12 chi như: Tý, Ngọ thuộc Thiếu âm, quân hỏa tư thiên; Sửu, Vị (mùi) Thái âm thấp thổ tư thiên; Dần, Thân Thiếu dương, tướng hỏa tư thiên; Mão, Dậu Dương minh táo kim tư thiên; Thìn, Tuất Thái dương, hàn thủy tư thiên; Tý, Hợi Quyết âm phong mộc tư thiên... Đó là đất số "lục", trời cũng số "lục". "Hoàn hội": Vòng quanh rồi lại gặp, cũng như tuần hoàn.

 (32) "Trên, dưới, chu, kỷ" là nói: Can trời, chi đất. Năm với sáu cùng hợp, 30 năm là một "kỷ", 60 năm là một "chu". Trời lấy số "sáu" làm tiết... Tức là lấy khí của Tam âm, Tam dương làm tiết độ; lấy số "năm" làm "chế" tức là lấy cái bản vị của năm hành làm chế độ. "Chu thiên khí" tức là: Tý thuộc Thiếu âm, quân hỏa tư thiên; Sửu thuộc Thái âm, thấp Thổ tư thiên v.v...Cứ sáu cơ là đầy đủ (bị) một vòng của Tam âm, Tam dương. "Chung địa kỷ" tức là: Giáp chủ Thổ vận, Ất chủ Kim vận, Bính chủ Thủy vận v.v...Cứ 5 năm là một chu của năm vận. Quân hỏa được sáng tỏ ở trời, tướng hỏa được yên ngôi ở đất... Vì: Đất lấy "nhất hỏa" mà thành được năm hành, trời lấy "Tam hỏa" mà thành được sáu khí. Ngọc Sư nói: Mười hai chi của đất, trên ứng với khí Tư thiên; mười Can của trời, dưới hợp với năm hành của đất.

 (33) Mười lăm ngày là một khí; năm vận, sáu khí cùng hợp để chủ một năm, cộng tất cả 24 khí. Vậy 720 khí là một kỷ.  "Kỷ" là một tiểu hội. Bời lấy "năm sáu" làm ba mươi, mà "sáu năm" cũng là ba mươi, nên lấy 30 làm một "hội". Từ Giáp Tý mà cuối cùng ở QUý Hợi, cộng 60 năm là một "chu".

 Vậy thái quá hay bất cập, do đó có thể biết được.
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 26, 2018, 04:27:13 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #67 vào lúc: Tháng Sáu 04, 2018, 10:39:11 AM »

Chương sáu mươi bảy

NGŨ VẬN HÀNH ĐẠI LUẬN THIÊN



KINH VĂN

 Hoàng Đế ngồi ở nhà minh đường, mới bắt đầu chỉnh lại thiên cương, rộng xem tám phương (cực), suy sét năm thường
(1). Mời Thiên sư (Kỳ Bá) mà hỏi rằng:

 - Tôi nghe Phu Tử cho biết cái số về “ngũ vận”, chỉ có cái nghĩa là năm khí chủ về các năm mà thôi. Giờ Quỷ Du Khu lại nói với tôi rằng: “Thổ chủ về Giáp, Kỷ; Kim chủ về Ất, Canh; Thủy chủ về Bính, Tân; Mộc chủ về Đinh, Nhâm; Hỏa chủ về Mậu, Quý… Và ở trên Tý, Ngọ, Thiếu âm làm chủ; ở trên Sửu, Vị (Mùi), Thái âm làm chủ; ở trên Dần, Thân, Thiếu dương làm chủ; ở trên Mão, Dậu, Dương minh làm chủ; ở trên Thìn, Tuất, Thái dương làm chủ; ở trên Tỵ, Hợi, Quyết âm làm chủ… So với âm dương của năm vận, sáu khí không hợp, là sao vậy?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Quỷ Du Khu nói như vậy là hiểu cái đạo âm dương của trời đất đó. Phàm về “số” mà có thể đếm được, là cái khí Âm Dương ở trong con người. Nhưng chỉ có thể đếm được cái “sở hợp” mà thôi. Đến như âm dương của trời đất, đếm có thể được mười, mà suy có thể thành trăm; đếm có thể được nghìn, mà suy ra có thể thành vạn… Vậy không thể nào lấy “số” để suy mà chỉ có thể lấy “hình tượng” để ví (1).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Xin cho biết lúc đầu ra sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thần xem ở Thái thủy Thiên nguyên sách có chép rằng: Cái khí của Đan thiên, qua ở Mậu phận thuộc sao Ngưu, Nữ; cái khí của Kiền thiên, qua ở Kỷ phận, thuộc sao Tâm, Vỹ; cái khí Thương thiên, qua ở các sao Nguy, Thất, Liễu, Quỷ; cái khí của Tố thiên, qua ở các sao Tất; cái khí ở Huyền thiên, qua ở các sao Trương, Dực, Lâu, Vị… Như nói về Mậu, Kỷ phận, tức là khoảng sao Khuê, Bích, Giác, Chẩn, mà là cửa ngõ của trời đất. Tóm lại, bắt đầu của sự biến hóa, đạo do đó mà sinh ra, cần phải hiểu biết lắm mới được (2).


 Hoàng Đế hỏi:

 - Luận nói: Trời đất là trên dưới của muôn vật, tả hữu là đạo lộ (đường lối) của âm dương, xin cho biết rõ nghĩa đó ra sao? (3)

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Luận nói về trên dưới, là trên dưới của từng năm, và âm dương ở về nơi nào (4).

 Nói về tả hữu: Phàm trên thấy Quyết âm, thì bên tả là Thiếu âm, bên hữu là Thái dương; thấy Thiếu âm, thì bên tả là Thái âm, bên hữu là Quyết âm; thấy Thái âm, thì bên tả là Thiếu dương, bên hữu là Thiếu âm; thấy Thiếu dương thì bên tả là Dương minh, bên hữu là Thái âm; thấy Dương minh, thì bên tả là Thái dương, bên hữu là Thiếu dương; thấy Thái dương, thì bên tả là Quyết âm, bên hữu là Dương minh… Đó là ngoảnh mặt về phương Bắc để định rõ ngôi mà nói (5).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Thế nào là dưới?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Quyết âm ở trên thì Thiếu dương ở dưới, tả là Dương minh, hữu là Thái âm; Thiếu âm ở trên thì Dương minh ở dưới, tả là Thái dương, hữu là Thiếu dương; Thái âm ở trên thì Thái dương ở dưới, tả là Quyết âm, hữu là Dương minh;; Thiếu dương ở trên thì Quyết âm ở dưới, tả là Thiếu âm, hữu là Thiếu dương; Dương minh ở trên thì Thiếu âm ở dưới, tả là Thái âm, hữu là Quyết âm; Thái dương ở trên thì Thái âm ở dưới; tả là Thiếu dương, hữu là Thiếu âm… Đó tức là cái ngoảnh mặt về phương Nam để ấn định bộ vị, còn sự nhận thấy là do người hướng về Bắc để xem vậy (6).

 Trên dưới cùng gặp, hàn thử cùng lâm (tới); khi tương đắc thì hòa, không tương đắc thì bệnh (7).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Khí không tương đắc mà bệnh, là thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Đó là vì lấy dưới để lâm lên trên, không đúng với địa vị, nên sinh bệnh (VIII).

 - Động tĩnh như thế nào?

 - Ở trên thì hữu hành (đi vòng sang bên hữu), ở dưới thì tả hành… Tả hữu đi hết một “chu”, còn dư, thì lại hội (9).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Tôi nghe Quỷ Du Khu nói: “Ứng với đất thì tĩnh”, giờ Phu Tử lại nói: “Ở dưới thì tả hành…” vậy thế là nghĩa sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Trời, đất, động, tĩnh, năm hành thiên, phục. Tuy đời trước của Quỷ Du Khu cũng chỉ biết được động tượng của trời mà thôi. Còn về “tĩnh hình” của đất thì vẫn chưa rõ (10).

 Cái công dụng của sự biến hóa, trời bày ra tượng, đất gây nên hình, “thất diệu” kinh vĩ ở khoảng Thái hư, ngũ hành chương minh ở trên mặt đất. Đất, cốt để chở mọi hình loại đã sinh thành; Thái hư, cốt để bày cái tinh khí hiển hiện ở trên dưới. Sự động của hình với tinh, cũng như gốc rễ đối với cành lá. Ngửa lên xem tượng, dù xa cũng có thể biết được (11).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Đất, ở về phần dưới, phải không?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Đất sở dĩ ở dưới người, chính vì nó ở trong khoảng Thái hư đó.

 - Có nương tựa vào đâu không?

 - Chỉ do “đại khí” mang lên đó thôi (12).

 Nhờ khí táo để làm cho can (khô), nhờ khí thử để làm cho chưng (như nung, nấu, hấp), nhờ khí phong để làm cho động, nhờ khí thấp để làm cho nhuận, nhờ khí hỏa để làm cho kiên (cứng, rắn lại), nhờ khí hỏa để làm cho ôn, cho nên khí phong hàn ở dưới, khí táo nhiệt ở trên, khí thấp ở khoảng giữa… Sáu khí đó du hành khắp ở trên và dưới, do đó mới thành được sự sinh hóa (13).

 Cho nên khí táo thắng thì đất khô (can), khí thử thắng thì đất nhiệt, khí phong thắng thì đất động, khí thấp thắng thì đất lầy (nê), khí hàn thắng thì đất nứt (lạt), khí hỏa thắng thì đất cố (rắn bền) (14).

 Hoàng Đế nói:

 - Khí của trời đất, lấy gì để “hậu” được?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Khí của trời đất, và cái biến chuyển của thắng phục, không hình ra ở “chẩn” (tức chẩn mạch). Mạch pháp nói rằng: “Sự biến của trời đất, không thể chẩn ở mạch…” tức là nghĩa đó (15).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Gián khí như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Tùy cái “sở tại” của khí, phải dự kỳ ở hai bên tả hữu (16).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Dự kỳ thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Theo với khí thì hòa, trái với khí thì bệnh (17). Không đúng với địa vị cũng sinh bệnh (18); thay đổi mất địa vị cũng bệnh (19); bỏ mất cái địa vị nên giữ thì nguy (20); Xích với Thốn trái nhau thì chết (21); Âm dương giao nhau cũng chết (22); trước hãy lập lấy năm, để biết là khí gì và tả hữu tương ứng như thế nào, rồi sau mới có thể nói được đến tử, sinh, nghịch, thuận (23).

***

  Hoàng Đế hỏi:

 - Hàn, thử, thấp, táo, phong, hỏa… hợp với người như thế nào? Đối với muôn vật, sao mà hóa sinh được?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Đông phương sinh ra phong, phong sinh ra hành Mộc, Mộc sinh ra vị toan (chua), toan sinh ra Can, Can sinh ra cân, cân sinh ra Tâm (24); nó ở trời là huyền, ở người là đạo, ở đất là hóa, do hóa mà sinh ra năm Vị. Đạo sinh ra trí, huyền sinh ra thần, hóa sinh ra khí. Thần, ở trời là phong, ở đất là Mộc, ở thể là cân, ở khí là nhu (mềm mại), ở Tàng là Can (25).

 Tính của nó là huyên (ấm áp); đức của nó là hòa; công dụng của nó là động; sắc của nó thương (xanh); về sự hóa của nó là vinh (tươi tốt). Thuộc về trùng là giống có mao (lông), chính của nó là tán (sơ tán), bệnh của nó là tuyên phát, sự biến của nó là tồi lạp (bẻ gãy); tai sảnh của nó là vẫn (rơi rụng), vị của nó là toan, chí của nó là nộ. Do nộ sẽ làm thương Can, nhờ "bi" sẽ thắng nộ, phong làm thương Can; táo sẽ thắng phong, toan làm thương cân, tân sẽ thắng toan (26).

***

 Nam phương sinh nhiệt, nhiệt sinh ra hành Hỏa, Hỏa sinh ra vị khổ, khổ sinh ra Tâm, Tâm sinh ra huyết, huyết sinh ra Tỳ. Nó ở trời là nhiệt, ở đất là Hỏa, ở thể là mạch, ở khí là tức (hơi thở), ở Tàng là Tâm. Tính của nó là thử (nắng, nóng), đức của nó là hiển (tỏ tường, rõ ràng), công dụng của nó là táo (nóng nảy, vội vàng), sắc của nó là xích (đỏ), hóa của nó là mậu (tốt, về mùa hạ cây cỏ rậm rạp). Thuộc loại trùng là loài vũ (lông, cánh), chính của nó là minh (sáng), lệnh của nó là uất chưng (nung nấu, nóng bức), biến của nó là viêm thước (bốc cháy), tai sảnh của nó là phần, bính (đốt, viêm thước, phần, bính đều là hình dung cái khí cực nhiệt), vị của nó là khổ, chí của nó là hỷ. Hỷ làm thương Tâm, khủng sẽ thắng được hỷ; nhiệt làm thương khí, hàn sẽ thắng được nhiệt; khổ làm thương khí, hàm sẽ thắng được khổ.

 Trung ương sinh ra thấp, thấp sinh ra hành Thổ, Thổ sinh ra vị cam, cam sinh ra Tỳ, Tỳ sinh ra nhục, nhục sinh ra Phế. Nó ở trời là thấp, ở đất là Thổ, ở thể là nhục, ở khí là xung (đầy), ở Tàng là Tỳ. Tính của nó là tĩnh, đức của nó là nhu (ẩm ướt), công dụng của nó là hóa, sắc của nó là hoàng (vàng), hóa của nó là doanh (đầy, cũng như xung), về trùng thuộc loại khỏa (loài trùng có nhiều chất thịt, do đất sinh ra), chính của nó là yên tĩnh, lệnh của nó là mây mưa; biến của nó là chú (ẩm ướt quá); tai sảnh của nó là râm hội (lở nát, khi thấp nhiều quá)... Vị của nó là cam, chí của nó là tư (nghĩ, nhớ). Tư làm thương Tỳ, nộ sẽ thắng được tư; thấp làm thương nhục, phong sẽ thắng được thấp; cam làm thương Tỳ, toan sẽ thắng được cam.

 Tây phương sinh ra táo, táo sinh ra hành Kim, Kim sinh ra tân, tân sinh ra Phế, Phế sinh ra bì mao, bì mao sinh ra Thận. Ở trời là táo, ở đất là Kim, ở thể là bì mao, ở khí là thành, ở Tàng là Phế. Tính của nó là lương (mát), đức của nó là thanh (trong trẻo), sắc của nó là trắng, hóa của nó là liễm (thâu, liễm lại). Thuộc về trùng là loài giới (loài có vỏ cứng bên ngoài như trai, sò), chính của nó là kinh (cứng cáp), lệnh của nó là vụ lộ (mù, móc), biến của nó là túc sái, tai sảnh của nó là úa rụng. Vị của nó là tân, chí của nó là ưu. Ưu làm thương Phế, hỷ sẽ thắng ưu; nhiệt làm thương bì mao, hàn sẽ thắng nhiệt; tân làm thương bì mao, khổ sẽ thắng tân (27).

***

 Bắc phương sinh hàn, hàn sinh ra hành Thủy, Thủy sinh ra vị hàm, hàm sinh ra Thận, Thân sinh ra cốt tủy, tủy sinh ra Can (cứng). Ở trời là hàn, ở đất là Thủy, ở thể là cốt (xương); ở khí là kiên (cứng), ở Tàng là Thận. Tính của nó là lâm (rét, run), đức của nó là hàn, công dụng của nó là (...? nguyên bản khuyết một chữ), sắc của nó là hắc (đen), tà của nó là túc (nghiêm ngặt). Về trùng thuộc loại lân (loài có vảy), chính của nó là tĩnh (yên lặng), lệnh của nó là (...? nguyên bản khuyết một chữ), nó biến là ngưng lật (rét buốt), tai sảnh của nó là băng hộc (mưa đá). Vị của nó là hàm, chí của nó đều có chủ trị về từng mùa. Nhưng nếu khí "phong lập" mà lại không phải Xuân lệnh, khi nhiệt lập mà không phải Hạ lệnh, khi thấp lập mà không phải Trưởng hạ lệnh; khi táo lập mà không phải Thu lệnh, khí hàn lập mà không phải Đông lệnh v.v... Đó đều là "lập" không phải vị, sẽ là cái "tà" "thắng phục", vậy... nếu phong lập đúng Xuân lệnh, nhiệt lập đúng Hạ lệnh, thấp lập đúng Trưởng hạ lệnh, táo lập đúng Thu lệnh, hàn lập đúng Đông lệnh... Đó đều đúng với ngôi của mình, và là sự chính của bản khí. Vậy phải trước "lập lấy vận", rồi sau mới biết thế nào là đúng vị hay không đúng vị. Khí tương đắc và không tương đắc v.v... Theo Vương Băng thời chú giải rằng: "Mộc ở Hỏa vị, Hỏa ở Thổ vị, Thổ ở Kim vị, Kim ở Thủy vị, Thủy ở Mộc vị, Mộc ở quân vị v.v...Như thế tuy là tương đắc, nhưng rút lại vẫn là "con lấn ở cái ngôi của cha mẹ", kẻ dưới lăng người trên, cũng là tiểu nghịch. Nếu mộc ở Kim thổ, Hỏa ở Kim thủy vị, Thổ ở Thủy mộc vị, Kim ở Hỏa mộc vị, Thủy ở Hỏa thổ vị v.v... Như thế là không tương đắc, sẽ mắc bệnh nặng. Vậy trước phải lập vận khí và cái khí Tư thiên, thời khí ở nơi nào, tương đắc hay không, mới có thể biết được".

 Về chủ tuế cũng là nói về cái khí của năm phương trên kia, đều trị về chính lệnh của mỗi năm.. Tuế khí hữu dư, thời nó sẽ chế được "sở thắng", mà "võ" cái "sở bất thắng". Tỷ như: cái khí của Tuế mộc trị chính mà hữu dư thời nó chế Thổ khí, mà sự hóa của khí thấp sẽ bị giảm ít; nó lại "võ" Kim khí, mà cái hóa của phong sẽ đại phát triển. Nếu là bất cập, thời cái "kỷ sở bất thắng" nó sẽ "võ" mà lấn lên,cái "kỷ sở thắng" nó sẽ khinh mà "võ" theo. Tỉ như cái khí của Tuế mộc trị chính mà bất cập, thời Kim khí thắng, nó sẽ "võ" mà rấn lên, sự hóa của khí táo sẽ do đó mà tán bố. Đến như: "Võ lại thụ tà v.v...". Tỉ như: Kim "võ" Mộc mà bất cập, rồi theo mà lấn lên. Thời  Mộc đối với Hỏa, sẽ báo phục cái sự thắng đó mà "võ" lại, té ra Kim lại thụ tà. Kim đã thụ tà, thời cái Mộc bất cập kia không còn sợ gì nữa, sẽ lại được xênh xang thư xướng.

 Từ đoạn "Đông phương sinh phong..." trở xuống, phần nhiều đã có ở thiên Kim quỹ chân ngôn luận, Âm dương ứng tượng đại luận. Nên không giải nghĩa từng câu, e thêm sự trùng phức.

Chú giải

 (1) Âm dương ở trong con người, sinh ra bởi số “5”, về khí thì có “3”. Do “3” mà thành trời, do “3” mà thành đất, do “ba” mà thành người. Ba nhân với ba thành chín, chín chia làm chín “rã”, chín “rã” hợp với chín Tàng để ứng với cái tiết “sáu, sáu” của trời. Đó là âm dương của trời, với trời đất cùng hợp… Mà cái số “hợp” đó có thể đếm được. Lấy “hình tượng để ví…” Tức như ở tiết dưới nói: Đan thiên, Kiền thiên v.v…

 (2) Đây nói về sự hóa vận của năm hành, bắt đầu phát sinh từ thiên tượng ở năm phương. Đan, sắc xích, là khí của Hỏa. Ngưu, Nữ ở “độ” quý; qua Mậu phận thuộc Ngưu, Nữ. Do đó, Mậu với Quý hợp mà hóa Hỏa. Kiền sắc vàng, là khí của đất. Tâm, Vỹ ở độ Giáp; qua Kỷ phận thuộc Tâm, Vỹ… Do đó, Giáp với Kỷ hợp mà hóa Thổ. Thương sắc xanh, là khí của Mộc; Nguy, Thất ở độ Nhâm, Liễu, Quỷ qua độ Đinh… Do đó, Đinh với Nhâm hợp mà hóa Mộc. Tố, sắc trắng là khí của Kim; Cang Đê ở độ Ất, Mão, Tất ở độ Canh… Do đó Ất Canh hợp mà hóa Kim. Huyền, sắc đen, là khí của Thủy, Trương, Dực ở độ Bính; Lâu, Vị ở độ Tân… Do đó, Bính, Tân hợp mà hóa Thủy; Mậu, Kỷ ở trung cung, là cửa ngõ của trời đất. Đông áp kinh nói: Sáu Mậu là thiên môn, sáu Kỷ là địa hộ, ở về địa phận các sao Khuê, Bích, Giác, Chẩn, Khuê, Bích ở phương Càn, Giác, Chẩn ở phương Tốn. Đó là sự bắt đầu của năm khí hóa ra năm hành… Đạo của trời đất rất huyền diệu, ta nên suy xét. Ngọc Sư nói: Nhận ở trời, qua một làn khí sắc mơ màng ẩn hiện, nên ta chỉ trông thấy những sắc: Đan, kiền, thương, tố, huyền… Đến ở đất thì đã thành ra cái hình của năm hành, nên mới thấy rõ là: thanh, hoàng, xích, bạch, hắc…

 (3) Ở đây, lại nói về sự trên, dưới, tả, hữu của sáu khí. Tư thiên ở trên, Tại toàn ở dưới, muôn vật hóa sinh ở khoảng giữa, nên trời đất mới là “trên dưới cùng muôn vật”. Tả hữu tức là “gián khí”, gián khí để “kỷ bộ” (ghi từng bộ), nên là đường lối của âm dương. Từ Chấn Công nói: “Ngũ với lục cùng hợp lại mới thành một năm. Nên ở trong thiên Ngũ vận lại bàn cả lục khí”.

 (4) Đây nói về Tư thiên, Tại toàn ở trên dưới. Như năm Tý, Ngọ, Thiếu âm ở trên thì Dương minh ở dưới. Năm Sửu, Vị (Mùi), Thái âm ở trên thì Thái dương ở dưới. Năm Dần, Thân, Thiếu dương ở trên thì Quyết âm ở dưới. Năm Mão, Dậu, Dương minh ở trên thì Thiếu âm ở dưới. Năm Thìn, Tuất, Thái dương ở trên thì Thái âm ở dưới. Năm Tỵ, Hợi, Quyết âm ở trên thì Thiếu dương ở dưới. Đó là sự trên dưới của Tam âm, Tam dương.

 (5) Đây nói về sự phân biệt tả hữu: Đông là tả, Tây là hữu. Như thấy Quyết âm ở trên, thì Thiếu âm ở bên tả, Thái dương ở bên hữu; thấy Thiếu âm ở trên, thì Thái âm ở bên tả, Quyết âm ở bên hữu; thấy Thái âm ở trên, thì Thiếu dương ở bên tả, Thiếu âm ở bên hữu; thấy Thiếu dương ở trên, thì Dương minh ở bên tả, Thái âm ở bên hữu; thấy Dương minh ở trên, thì Thái dương ở bên tả, Thiếu dương ở bên hữu; thấy Thái dương ở trên, thì Quyết âm ở bên tả, Dương minh ở bên hữu. Sở dĩ có sự nhận xét như trên đây, vì để đồ tượng ngoảnh mặt về phương Nam, còn mình thì hướng về phương Bắc để xem. Do đó để nhận trên dưới và tả hữu, cũng vì thế, nên trên mới nói Đông là tả, Tây là hữu v.v…

 (6) Đây nói về phân biệt tả hữu ở dưới. Như năm tỵ, Hợi, Quyết âm ở trên thì Thiếu dương ở dưới, mà Dương minh thì ở tả của Thiếu dương, Thái âm thì ở hữu của Thái dương v.v…

 Kim Tây Minh nói: Phàm tả hay hữu của trên với dưới đều lấy Đông làm tả, Tây làm hữu, cho nên “diện Nam, diện Bắc” để xem. Nếu chỉ “Nam diện” để xem, như khí ở dưới mà “tả hành” thì khí ở trên sẽ “hữu chuyển”… cho nên dưới đây có nói: “Ở trên thì hữu hành, ở dưới thì tả hành”.

 (7) “Tương lâm”: Là nói về sáu khí đưa tới (đi đến, xen lên, xen vào). Đây tổng kết tiết trên, nói về: cái khí Tư thiên, Tại toàn, thì trên dưới cùng gặp nhau; mà cái khí của tả hữu “gián khí”, thì do bốn mùa để “gia lâm”. Như cái khí của Thái dương hàn thủy, “gia lâm” về nửa năm trước, thì cái khí thử nhiệt của Thiếu âm, Thiếu dương, sẽ “gia lâm” về nửa năm sau, chỉ nói hai khí hàn thử, mà tất cả sáu khí đều suy ra biết được.

 (VIII) Đây nói về sáu khí gia lâm, cùng với sáu khí chủ về mùa, có khi tương đắc và có khi không tương đắc. Tương đắc như: cái khí của Thiếu âm quân hỏa, với cái khí của Thiếu dương tướng hỏa cùng hợp, đó là quân thần tương đắc, vì quân vị ở trên mà thần vị ở dưới. Vậy, quân hỏa “gia lâm” lên trên tướng hỏa là đúng, nếu tướng hỏa lại “gia lâm”, lên trên quân hỏa, thế là dương khí sụt xuống. “Thượng” không giữ được đúng địa vị nữa. Sự thuận nghịch của sáu khí, sinh ra bệnh hay không sinh bệnh, cũng theo một tỷ lệ như vậy.

 (9) Động, tĩnh là cái đạo của trời đất, ở trên thì Tư thiên, ở dưới thì nhiễu địa. Như năm Tý, Thiếu âm ở trên, thì Dương minh sẽ ở dưới. Chu thiên 365 ngày, thì ở phần trên hữu hành từ Thái âm, mà ở dưới thì tả hành từ Thái dương. Trên, dưới, tả, hữu, vừa chu sáu năm Tư thiên, còn thừa Ngọ, Vị (Mùi), Thân, Dậu, Tuất, Hợi sáu năm nữa, lại “hoàn chuyển” mà “phục hồi”. Tiết trên nói về diện Nam, diện Bắc… Đều là tả ở Đông mà hữu ở Tây. Đây lấy đồ tượng không chia Nam, Bắc để xem, thì ở dưới đều tả hành, mà ở trên đều hữu hành.

 (10) Trời động đất tĩnh, là nó về cái khí Tư thiên, Tại toàn, “nhiễu địa” (vòng quanh trời đất) để hoán chuyển. “Ngũ hành thiên phục”, là nói: Năm vận cùng nối nhau, hết chu rồi lại bắt đầu.

 (11) Đây nói về đất ở trong bầu trời, bầu trời bọc ở ngoài đất. Vì thế nên thiên khí “hữu toàn” ở trên, mà địa khí tả chuyển ở dưới. Công dụng của sự biến hóa, tức là nói về sự vận động của âm dương. Thất diệu là nhật, nguyệt và ngũ tinh. “Tinh” tức là “tinh thủy” do Thiên ất sinh ra. “Sự động của hình với tinh…” tức là nói: cái khí Tại toàn ở dưới đất toàn chuyển, cũng như gốc rễ không động mà cành lá động dao, nhưng căn khí lại cùng với cành lá cùng thông. Vậy ngửa trông thiên tượng thì nhật nguyệt và ngũ tinh “nhiễu địa” để “hữu toàn”, thì đạo dù sâu xa, cũng có thể biết.

 (12) Đây nói: Đất ở trong khoảng thái hư, không phải nương tựa vào đâu, chỉ do đại khí “mang” lên đấy mà thôi.

 Án: Theo Thiên văn chí về Hồn thiên nghi giải về trời đất, có chép: “Hình trạng của giời tựa như trứng chim. Đất ở bên trong, trời bọc bên ngoài cũng như lòng trắng trứng bao bọc lấy lòng đỏ ở trong. Vì tròn như viên đạn, nên gọi là “Hồn thiên”. Vậy, một nửa trời treo ở trên đất, một nửa trời bọc phía dưới đất. Cái nửa bầu trời ở phía trên đất mà ta trông thấy đó, có 182 độ và hơn nửa độ; còn ở dưới đất cũng vậy. Bắc cực nhoi lên trên 36 độ; Nam cực chìm xuống phía dưới đất cũng 36 độ v.v…”. Xem đó thì thuyết của Hồn thiên, cũng thoát thai từ Tố vấn mà ra.

 (13)   Đây nói về sáu khí “du hành” ở khoảng trời, đất, trên, dưới. Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa, đó là cái khí vô hình ở trời. “Can, chưng, động, nhuận, kiên, thấp”, đó là cái triệu chứng bày ra trên đất. Vì bầu trời bọc ở ngoài trái đất, vì vậy trên Tư thiên, ở dưới Tại toàn và ở trong trái đất, ngoài tám cõi, trong sáu hợp, không đâu là không đến. Hàn thủy ở dưới, mà phong do trong “địa thủy” sinh ra, nên mới nói: “Phong hàn ở dưới”. Táo là cái khí của Càn kim, nhiệt là cái Hỏa của Thái dương, cho nên nói “táo nhiệt ở trên”. Thổ, địa vị ở trung ương, cho nên nói “thấp khí ở giữa”. Hỏa là Nguyên dương ở trong Thái cực, tức là Dương khí của trời, cho nên du hành ở khoảng trên dưới. Dịch nói: “Nhật nguyệt vận hành, một hàn một thử”. Do sự “vãng lai” của hai khí hàn thử, khiến sáu thứ khí kia đều lọt vào trong đất, làm cho cái đất hữu hình, tiếp thụ cái hư khí vô hình để hóa sinh ra muôn vật.

 (14) Đây tổng kết lại tiết trên nói sáu thứ khí du hành vào trong đất.

 (15) “Khí của trời đất”, tức là nói về năm vận và sáu khí, “thắng, phục” là nói về “râm thắng”, và “uất phục”. Đây nói: Do sự biến của “khí, vận” khiến dân phát sinh bệnh tật, không thể dùng phép “chẩn, hậu” mà có thể biết được. Bởi năm, có sáu khí Tư thiên, có năm vận chủ tuế, lại có sự “Gia lâm” của gián khí, và chủ khí của bốn mùa. Con người sống trong khoảng “khí giao” của trời đất, hễ gặp một khí không hòa, sẽ gây nên tật bệnh. Vậy cái khí của trời đất và bốn mùa gây nên tật bệnh đó, không thể dùng phép chẩn mạch mà phân biệt được hòa hay không hòa.

 Án: Bình Mạch Thiên nói: “Mắc bệnh phục khí, phải lấy ý để hậu (nghe); giờ ở trong tháng; "phục" (ẩn nấp) có phục khí; nhưng nếu trước cũng có phục khí, thời hãy chẩn mạch…". Bởi cái khí của trời đất, một khí “râm thắng”, thời cái khí “sở bất thắng” sẽ bị uất phục. Người cảm nhiễm phải nó mà gây nên bệnh, cái khí đó cũng phục ở trong mà không hình ra mạch, chỉ có thể dùng ý để “hậu”. Hậu ở trong tháng này, có thứ khí nào bất hòa, thời sẽ biết được người mắc bệnh là do phục khí ấy. Nếu do phục có “uất khí” mà nó lại phát ra khiến người mắc bệnh, thì mới hiện ra mạch. Cho nên nói: “Ví phỏng trước có phục khí, sẽ nên xem mạch”. Về chứng nói trên đây, so với các chứng do cảm phải phong, hàn, thử, thấp… mà sinh bệnh không giống nhau.

(16)   “Gián khí” tức là nói về sự “gia lâm” của sáu khí. Vì ở trên có tả hữu, dưới cũng có tả hữu, mà xen vào ở khoảng đó cộng có sáu khí, nên gọi là “gián khí” (cái khí đi xen vào). Nó cứ hằng năm, gia lâm vào trong bốn mùa, đều “chủ” 60 ngày, nên mới nói: “Gián khí để kỷ bộ”, bộ: sáu mươi ngày linh 87 khắc rưỡi là một bộ.

 (17) Lục vi chỉ luận nói: “Ở trên Thiên khu, Thiên khí làm chủ, ở dưới Thiên khu, Địa khí làm chủ...". Lại nói: “Gia” ấy là địa khí, “trung” ấy là thiên khí. Bởi do cái khí ở dưới tả chuyển, cái khí ở trên hữu toàn. Về mùa đông làm chu 60 ngày để cho chọn một năm. Cho nên nói: “Theo cái khí ở trên ở dưới nó ở nơi nào, để dự kỳ sự toàn chuyển tả hay hữu. Tỷ như: năm Tý, Thiếu âm ở trên, thì Dương minh sẽ ở dưới; Thiếu âm ở trên, thì Quyết âm ở tả mà Thái âm ở hữu. Dương minh sẽ ở dưới thì Thái dương ở tả mà Thiếu dương ở hữu. Bởi do đất tả chuyển mà làm chủ về sơ khí. Cho nên lấy Thái dương làm chủ về tháng giêng, ngày Sóc, giờ Dần, khắc thứ nhất làm bắt đầu, thứ đến Quyết âm, thứ đến Thiếu âm, để tư (coi) cái khí của trời. Hết ba khí đó để làm chủ về nửa năm về trước. Thứ đến Thái âm, đến Thiếu dương, đến Dương minh… Lấy cái khí Tại toàn, làm trọn sáu khí và chủ về nửa năm về sau. Đều gia lâm 60 ngày để cho hết một năm. Sáu khí hoàn toàn chuyển đều như vậy.

 Từ Niên nói: Cái khí Tư thiên bắt đầu từ đất mà cuối cùng ở trời; cái khí Tại toàn bắt đầu từ trời mà cuối cùng ở đất. Đó là sự thăng giáng và vượng tướng của trời đất.

 (18) “Gián khí” tức là cái khách khí gia lâm; mà ở trong một năm, lại còn có sáu khí chủ thời. Như chủ theo với khách thì hòa, chủ trái với khách thì sẽ sinh bệnh. Như năm Tý, Ngọ, cái khí lúc bắt đầu thuộc về Thái dương hàn thủy gia lâm, chủ khí là Quyết âm phong mộc, nếu hàn thắng được phong là “tùng” (thuận theo), phong thắng được hàn là nghịch… Cho nên Kinh nói: “Chủ thắng nghịch, khách thắng tùng…”. Sáu khí đều như vậy.

 (19) “Không đúng với địa vị…” Tức như ở trên: “lấy ở dưới mà làm ở trên” v.v…

 (20) Như “sơ chi khí” thuộc Thái dương hàn thủy gia lâm mà lại nhiệt, “tam chi khí” thuộc Thiếu âm quân hỏa gia lâm mà lại hàn… Cái khí của “bản vị” thay đổi lẫn lộn như vậy, đó là sự trái ngược của khí. Nên mới phát sinh tật bệnh, sáu khí đều như vậy.

 (21) “Thất thủ…” tức là bỏ mất cái vị cần phải giữ của mình. Như năm Sửu, Tỵ. Thái âm Tư thiên, thì cái khách khí “sơ” sẽ chủ khí, lại kiêm chủ cả Quyết âm phong mộc. Vậy mà cái khí “thanh túc” nó thừa cái “sở bất thắng” để lấn hiếp, thế là Kim bị thất thủ cái bản vị của mình rồi. Đến cái khí về số “ngũ” thuộc về Dương minh thu Kim chủ khí, mà bản vị lại hư, cái “tử khí” (khí của con) của phong mộc phục thù, hỏa nhiệt hun lên Kim, thì chứng hậu sẽ rất nguy. Vậy câu nói: “Võ phản thụ tà”, chính là nghĩa đó. Ngọc Sư nói: Kim không bỏ mất bản vị, thì Kim khí không hư. Kim khí không hư, thì sẽ có cái thủy khí do nó sinh ra để chế hỏa… Nếu “thất thủ” thì cả hai mẹ con đều hư, nên mới gọi là bệnh nguy.

 (22) Những năm thuộc về Nam chính, Bắc chính, có chia ra “Thốn không ứng” và “Xích không ứng”. Nếu nên không ứng mà lại ứng, thế là “Xích, Thốn tương phản”.

 (23) Những năm thuộc về Nam chính, Bắc chính, có sự “bất ứng" của tả, hữu, Xích, Thốn. Bởi tả là dương, hữu là âm, thốn là dương, Xích là âm…Nếu âm dương đều cùng ứng, sẽ chết.

 (24) Đây nói tổng kết về sự gia lâm của sáu khí. Trước lập lấy cái năm chủ khí, để suy biết cái khí Tư thiên, Tại toàn, thì cái gián khí nó ứng hiện ở tả hữu, hoặc thuận hoặc nghịch thế nào, đều có thể biết và quyết đoán được là chết hay sống.

 (25) Năm phương sinh ra năm khí của trời; năm khí sinh ra năm hành của đất. Năm hành lại sinh ra năm Vị; do năm Vị mà sinh ra năm Tàng. Năm Tàng lại sinh ra năm thể tương hợp ở bên ngoài… Xem đó thì biết con người nhờ trời đất và “khí, vị” của năm phương mà sinh ra.

 (26) Đây nói về sự biến hóa khôn lường của âm dương, nó vận hành ở khoảng trời, đất và người. Làm “huyền”, làm “đạo”, làm “hóa”, làm cái năm hành có hình, và năm thể, năm Tàng… Đều là sự Thần minh diệu dụng không thể cùng cực. Nhu (mềm) là cái khí của phong mộc.

 (27) “Tính” ở đây là nói về cái tính của năm hành. Đức, chính biến v.v… đều là hình dung cái sự phát triển và công năng của phong mộc. Trời có năm hành, ngự “năm Vị” để sinh ra hàn, thử, táo, thấp, phong; người có năm Tàng hóa năm khí để sinh ra hỷ, nộ, ưu, tư, khủng. Vậy là người nhờ năm Vị, năm khí để sinh, thế mà lại bị thương bởi năm khí, năm chí, cũng như nước có thể chở được thuyền, mà lại có khi làm đắm thuyền vậy. Phàm những chữ: “Vinh, “tán”, “tuyền phát”, “tồi lạp” v.v… Đều do chữ phong mộc ở trên mà dùng để hình dung cho có vẻ mầu mỡ linh động. Đó là một thể tài riêng của Hán văn.

 (28) Án: ở mùa Xuân thì nói: “phong làm thương Can”, ở mùa Hạ thì nói: “nhiệt làm thương khí”, ở Trưởng hạ thì nói: “thấp làm thương nhục”, ở mùa Đông thì nói: “hàn làm thương huyết”, đó là nói cái bản khí của bốn mùa tự thương. Riêng ở mùa Thu thì nói: “nhiệt làm thương bì mao…”. Đó là bị cái khí sở thắng nó làm thương. Đó là có ý nói: Năm Tàng có khi bị thương do bản khí của bốn mùa, nhưng cũng có khi bị thương do cái khí “sở thắng”, đem cái sự không giống của một Tàng nêu ra, có thể suy ra cả năm Tàng.

 Ngọc Sư nói: Thu nối theo cái khí nóng của mùa Hạ, biến viêm thước làm thanh lương (khiến cái nóng thành mát mẻ). Nếu cái khí viêm nhiệt vẫn chưa hết, thì sẽ bị nó làm hại mà sinh bệnh.
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 26, 2018, 04:28:21 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #68 vào lúc: Tháng Sáu 08, 2018, 09:37:24 AM »

Chương sáu mươi tám

LỤC VI CHỈ ĐẠI LUẬN THIÊN



KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi rằng:

 - Xa thẳm thay cái đạo của trời! Như đón mây nổi, như trông vực sâu. Vực sâu còn có thể đo lường, mây nổi ai cũng biết đâu là cùng cực! Phu Tử thường nói: “Phải tuân đạo trời”, lòng ôi ghi nhớ. Nhưng cái nguyên lý như thế nào, xin cho biết rõ…

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Muốn rõ thiên đạo, cần phải biết cái sự tuần tự của trời và sự thịnh suy của thì bệnh.

 - Xin cho biết cái tiết “lục lục” của đạo trời, và sự thịnh suy như thế nào?

 - Trên dưới có “Vị”, tả hữu có “kỷ”. Cho nên bên hữu Thiếu dương, Dương minh chủ trị.; bên hữu Dương minh, Thái dương chủ trị; bên hữu Thái dương, Quyết âm chủ trị; bên hữu Thái âm, Thiếu dương chủ trị; đó tức bảo là “Tiêu” của khí do Nam diện mà xem. Cho nên nói: “Nhận sự tuần tự của trời, để biết cái thời bệnh thịnh suy” vậy theo sự vận hành của nhật nguyệt, để định cái Vị của hai khí, chính nam diện để xem… Tức là nghĩa đó (1).

***

 - Ở trên Thiếu dương, hỏa khí chủ trị, khoảng “trung” sẽ thấy Quyết âm. Ở trên Dương minh, táo khí chủ trị, khoảng “trung” (giữa) sẽ thấy Thái âm. Ở trên Thái dương, hàn khí chủ trị, khoảng “trung” sẽ thấy Thiếu âm. Ở trên Quyết âm, phong khí chủ trị, ở khoảng “trung” sẽ thấy Thiếu dương. Ở trên Thiếu âm, nhiệt khí chủ trị, khoảng “trung” sẽ thấy Thái dương. Ở trên Thái âm, thấp khí chủ trị, khoảng “trung” sẽ thấy Dương minh. Ấy bảo là “bản” đó. Ở dưới bản, tức là “trung” mà sẽ thấy, dưới chỗ “thấy” đó, tức là tiêu của khí (2).

 Bản, tiêu không giống, khí ứng khác tượng (3).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Về khí, có khi nên đến mà đến, có khi nên đến mà không đến, có khi đến mà thái quá, là thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Nên đến mà đến là hòa; nên đến mà không đến, là “lai khí” bất cập; chửa nên đến mà đã đến là “lai khí” hữu dư (4).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Nên đến mà không đến, chửa nên đến mà đến, như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Đúng (ứng) là thuận, trái là nghịch; nghịch thì sinh biến, biến thì bệnh (5).

 - Thế nào là đúng?

 - Xét ở vật loại sinh ra biết là đúng; xét ở khí mạch, biết là đúng (6).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Địa lý ứng với sáu tiết, khí vị như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Bên hữu Hiển minh, là Vị của quân hỏa. Bên hữu quân hỏa, lui một bộ, thì tướng hỏa chủ trị; lại đi một bộ, thì Thổ khí chủ trị; lại đi một bộ, thì Kim khí chủ trị; lại đi một bộ, thì Thủy khí chủ trị; lại đi một bộ, thì Mộc khí chủ trị; lại đi một bộ, thì quân hỏa chủ trị (7).

***

 Ở dưới tướng hỏa, Thủy khí “thừa” theo (thừa có nghĩa như thừa phụng, tuân theo); ở dưới Thủy vị, Thổ khí thừa theo; ở dưới Thổ vị; phong khí thừa theo; ở dưới phong Vị, Kim khí thừa theo; ở dưới Kim vị, Hỏa khí thừa theo; ở dưới quân hỏa, âm tinh thừa theo.

 Tại sao vậy?

 Vì “cang thì hại, thừa sẽ chế lại”. Có “chế” thì mới sinh hóa. Bên ngoài bày ra thịnh suy, hại thì thành bại loạn, sinh hóa bệnh lớn (VIII).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Thịnh suy thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Không đúng với Vị là “tà”, đúng với Vị là “chính”. Tà thì biến nhiều, chính thì chỉ “vi” (nhỏ nhẹ) thôi (9).

***

 - Thế nào là đúng Vị?

 - Mộc vận mà lâm Mão, Hỏa vận mà lâm Ngọ, Thổ vận mà lâm Tứ quý, Kim vận mà lâm Dậu, Thủy vận mà lâm Tý. Đó tức là tuế hội và là bình khí (thứ khí điều hòa…).

 - Thế nào là không đúng Vị?

 - Vì là tuế không hội (hội tức hợp) (10).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Về năm Thổ vận, trên thấy Thái âm; về năm Hỏa vận, trên thấy Thiếu dương, Thiếu âm; về năm Kim vận trên thấy Dương minh; về năm Mộc vận, trên thấy Quyết âm; về năm Thủy vận, trên thấy Thái dương… là vì sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Đó là khí Tư thiên cùng với cái khí năm vận, cùng hợp, nên ở Thiên nguyên sách gọi là Thiên phù (11).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Thiên phù với Tuế hội như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Như vậy gọi là Thái ất Thiên phù… (12).

 - Quý, tiện như thế nào?

 - Thiên phù như chấp pháp; tuế hội như hành lệnh. Thái ất Thiên phù như quý nhân (13).

 - Tà “trúng” vào như thế nào?

 - Trúng vào chấp pháp thì bệnh chóng và nguy, trúng vào hành lệnh thì bệnh từ từ mà chậm, trúng vào quý nhân thì bạo bệnh mà chết (14).

 - Vị thay đổi thì như thế nào?

 - Quân ở vào Vị thần thì thuận, thần ở vào Vị quân thì nghịch; nghịch thì bệnh gần mà hại chóng, thuận thì bệnh xa mà nhẹ… Đó là sự thuận nghịch của hai hỏa… (15).

 
***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Xin cho biết thế nào là bộ?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Mỗi một bộ, tính được 60 độ, có lẻ. Cho nên cứ 24 bộ, sẽ chứa được “doanh” (đầy, đủ) một trăm khắc mà thành một ngày thừa (16).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Sáu khí ứng với sự biến của năm hành, như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Vệ có chung, thủy; khí có sơ, trung, thượng, hạ… Không giống nhau, nên “xét” cũng phải khác (17).

 - Phải xét như thế nào?

 - Thiên khí bắt đầu từ Giáp, địa khí bắt đầu từ Tý. Tý với Giáp cùng hợp, gọi là “tuế lập”. Phải “hậu” ở thời, khí mới có thể dự biết được.

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Sáu khí ở trong một năm trước, sau, sớm, muộn như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Về năm Giáp Tý “sơ chi khí”, số của trời bắt đầu từ thủy hạ (nước nhỏ giọt xuống) một khắc, cuối cùng 87 khắc rưỡi; “nhị chi khí” bắt đầu từ 87 khắc 6 phân,cuối cùng ở 75 khắc; “tam chi khí” bắt đầu từ 76 khắc, cuối cùng là 62 khắc rưỡi; “tứ chi khí” bắt đầu từ 62 khắc 6 phân, cuối cùng là 50 khắc; “ngũ chi khí” bắt đầu từ 51 khắc, cuối cùng là 37 khắc rưỡi; “lục chi khí” bắt đầu từ 37 khắc 6 phân, cuối cùng là 25 khắc… Đó, là “sơ lục” tính theo cái số của trời vậy (18).

***

 Về năm Ất Sửu, “sơ chi khí” thiên số bắt đầu từ 26 khắc, cuối cùng là 12 khắc rưỡi; “nhị chi khí” bắt đầu từ 12 khắc 6 phân, cuối cùng là thủy hạ 100 khắc; “tam chi khí” bắt đầu từ một khắc, cuối cùng là 87 khắc rưỡi; “tứ chi khí” bắt đầu từ 87 khắc 6 phân, cuối cùng là 75 khắc; “ngũ chi khí” bắt đầu từ 76 khắc, cuối cùng là 62 khắc rưỡi; “lục chi khí” bắt đầu từ 62 khắc, cuối cùng là 50 khắc. Đó gọi là “lục nhị”, tính theo số của trời vậy (19).

***

 Năm Bính Dần, “sơ chi khí” bắt đầu từ 51 khắc, cuối cùng là 37 khắc rưỡi; “nhị chi khí” bắt đầu từ 37 khắc 6 phân, cuối cùng là 25 khắc; “tam chi khí” bắt đầu từ 26 khắc, cuối cùng là 12 khắc rưỡi; “tứ chi khí” bắt đầu từ 12 khắc 6 phân, cuối cùng là thủy hạ 100 khắc; “ngũ chi khí” bắt đầu từ một khắc, cuối cùng là 87 khắc rưỡi; “lục chi khí” bắt đầu từ 87 khắc 6 phân rưỡi, cuối cùng là 75 khắc. Đó là khí thứ ba ở trong sáu khí, tính theo số của trời vậy (20).

***

 Năm Đinh Mão, “sơ chi khí” bắt đầu từ 76 khắc, cuối cùng là 62 khắc rưỡi; “nhị chi khí” bắt đầu từ 62 khắc 6 phân, cuối cùng là 50 khắc; “tam chi khí” bắt đầu từ 51 khắc, cuối cùng là 37 khắc rưỡi; “tứ chi khí” bắt đầu từ 37 khắc 6 phân, cuối cùng là 25 khắc; “ngũ chi khí” bắt đầu từ 26 khắc, cuối cùng là 12 khắc rưỡi; “lục chi khí” bắt đầu từ 12 khắc 6 phân, cuối cùng là thủy hạ 100 khắc. Đó là khí thứ tư ở trong sáu khí, tính theo số của trời vậy (21). Đến năm sau là năm Mậu thìn, “sơ chi khí” lại bắt đầu khắc thứ nhất. Cứ như thế mãi, hết vòng lại bắt đầu.

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Xin cho biết “tuế hậu” như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Nhật đi một vòng, thiên khí bắt đầu từ khắc thứ một. Nhật đi hai vòng, thiên khí bắt đầu từ 26 khắc. Nhật đi ba vòng, thiên khí bắt đầu từ 51 khắc. Nhật đi bốn vòng, thiên khí bắt đầu từ 76 khắc. Nhật đi năm vòng, thiên khí lại bắt đầu từ khắc thứ một. Đó gọi là một kỷ (22).

 Vậy nên, về những năm Dần, Ngọ, Tuất, khí hội giống nhau;; nhưng năm Mão, Vị (mùi), Hợi, khí hội giống nhau; những năm Thìn, Thân, Tý, khí hội giống nhau; những năm Tỵ, Dậu, Sửu, khí hội giống nhau. Cứ như thế, cuối cùng mà lại bắt đầu (23).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Xin cho biết công dụng thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Nói về trời, phải cầu ở bản; nói về đất , phải cầu ở vị, nói về người, phải cầu ở khí giao (24).

 - Thế nào là khí giao?

 - Cái vị trên dưới, khí giao ở giữa, tức là nơi ở của người. Cho nên nói: Ở trên Thiên khu, thiên khí làm chủ; ở dưới thiên khu, địa khí làm chủ; trong khoảng khí giao, thì người theo đó, muôn vật cũng theo đó (25).

 - Thế nào là sơ và trung?

 - Sơ, phàm 30 độ có lẻ. Trung khí cũng vậy.

 - Sơ, trung để làm gì?

 - Là cốt để chia rẽ trời và đất.

 - Xin cho biết rõ.

 - Sơ, thuộc về địa khí. Trung, thuộc về cả trời và đất (26).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Hàn với thấp cùng ngộ hợp, táo với nhiệt cùng gia lâm, phong với hỏa cùng chủ tuế, như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Khí có thắng, phục. Thắng, phục gây nên, có đức, có hóa, có dụng, có biến... Nếu biến thì tà sẽ phạm đến...

 - Sao lại bảo là tà?

 - Vật sinh ra bắt đầu ở sự hóa; vật đến cực đều do ở sự biến. Biến hóa cùng dồn nhau, thành với bại đều do ở đó.

 Cho nên khí có vãng, phục; dụng có chì, tốc. Nhờ bốn điều kiện đó, mới sinh ra sự biến, hóa, mà phong cũng do đó mà sinh ra.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Chì, tốc với vãng, phục; phong do đó mà sinh ra - phàm sự biến hóa, đều bởi thịnh suy mà gây nên. Vậy còn sự "thành, bại" ẩn nấp ở bên trong, là vì sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Phàm có sự thành hay bại, đều do ở động. Nếu động không ngừng, sẽ sinh ra biến hóa.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Có kỳ hạn nào không?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Không sinh, không hóa, sẽ là kỳ hạn của sự tĩnh vậy.

 - Có khi nào không sinh hóa chăng?

 - Nếu bỏ mất sự đi ra đi vào, thì còn chi cái công dụng mở đóng của cánh cửa; nếu bỏ mất sự thăng giáng không ngừng của âm dương, thì còn chi là sự sản xuất của muôn loài, muôn vật... Vậy, cái khí thăng giáng, xuất, nhập, không một lúc nào ngừng. Nhưng hóa cũng có nhớn nhỏ, mà kỳ cũng có xa gần. Bốn điều đó thường phải có luôn. Nếu không sẽ sinh ra tai hại. Cho nên có câu nói: "Vô hình thì vô hại". Thật là rất đúng (27).

Chú giải

 (1) “Lục lục” tức là Tam âm, Tam dương của Tư thiên, “thượng hợp” (hợp lên trên) với sáu khí của trời. “Trên dưới có ngôi”, tức như: Thiếu âm ở trên thì Dương minh ở dưới, Thái âm ở trên thì Thái dương ở dưới, Thiếu dương ở trên thì Quyết âm ở dưới, Quyết âm ở trên thì Thiếu dương ở dưới; Thái dương ở trên thì Thái âm ở dưới; Dương minh ở trên thì Thiếu âm ở dưới… Sáu “cơ” hoàn chuyển, mà đều có cái định vị trên dưới. “Tả hữu có kỳ”, như: Thiếu âm ở trên thì Quyết âm ở tả, Thái âm ở hữu; Thái âm ở trên thì Thiếu âm ở tả, Thiếu dương ở hữu; Thiếu dương ở trên thì Thái âm ở tả; Thái dương ở trên thì Dương minh ở tả, Quyết âm ở hữu; Quyết âm ở trên thì Thái dương ở tả, Thiếu âm ở hữu… Đều theo cái khí ở trên, mà tả hữu đều có định kỳ. Cho nên: Thiếu dương ở hữu thì Dương minh chủ trị; Dương minh ở hữu, thì Thái âm chủ trị v.v… Bởi do âm dương ở hữu Vị, chuyển thiên ở trên để chủ về Tàng. “Khí của tiêu” tức là cái khí ta thấy ở phần trên. Vì thiên khí hữu toàn, nên ta nam diện để xem và nhận định sự tuần tự, hoàn chuyển đó.

 (2) Đây nói Tam âm, Tam dương có sự “hóa” của sáu khí, có “bản, tiêu” do trên dưới, lại có “tiêu, bản” do “trung kiên”. Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa… là âm dương của trời. Tam âm, Tam dương “thượng phụng” nó. Cho nên lấy khí trời làm bản mà ở trên, mà lấy cái khí Tam âm, Tam dương là tiêu mà thấy ở dưới..

 (3) Đây nói 6 khí của Tam âm, Tam dương dù trên dưới cùng ứng, mà cái “danh” thì không giống nhau. Thiếu âm, tiêu là âm mà bản là nhiệt. Thái dương tiêu là dương mà bản là hàn, đó là “tiêu, bản” không giống nhau. Thiếu âm, Thái dương theo bản lại theo tiêu; Thái âm, Thiếu dương theo bản; Dương minh, Quyết âm không theo tiêu, bản, mà theo ở Trung. Cho nên cũng có khi theo bản mà nên, có khi theo tiêu mà nên, lại có khi theo tiêu, bản mà nên. Đó là “khí ứng khắc tượng”.

 (4) Đây nói về sự Chủ tuế của Tam âm, Tam dương, đều có thái quá và bất cập khác nhau. “Nên đến mà đến…”. Đó là cái năm bình khí, không có thái quá và bất cập, khí của bốn mùa, đúng kỳ mà đến, đó tức là nhờ ở sự hòa bình của khí. Nếu mùa Xuân nên ôn mà còn hàn, mùa Hạ nên nhiệt mà còn ôn… Đó là nên đến mà không đến, tức là “lai khí” bất cập. Nếu chưa đến mùa Xuân mà đã ôn, chưa đến mùa Hạ mà đã nhiệt, đó là chưa nên đến mà đến, tức là “lai khí” hữu dư.

 (5) Về cái năm bất cập, nên đến mà không đến; về cái năm hữu dư, nên chưa đến mà đã đến… Như thế là đúng, là thuận. Nếu cái năm bất cập, lại chưa nên đến mà đã đến; cái năm hữu dư, lại nên đến mà không đến. Như thế là trái, là nghịch.

 (6) “Vật loại sinh ra biết là đúng…”. Như cái năm Quyết âm Tư thiên, loài mao trùng thì tĩnh. Loài vũ trùng thì dục (sinh nở); năm Thiếu âm Tư thiên, cỏ cây sớm tốt; năm Thái âm tư thiên, muôn vật đều tốt (vinh)… Đó là các loài sinh vật đúng với các tiết hậu Tư thiên. “Xét ở khí mạch biết là đúng…”. Như Thái âm Tư thiên, hàn khắp thái hư, dương khí không phát triển; Dương minh Tư thiên, Dương khí chuyển lệnh, nóng bức khắp nơi; Thái âm Tư thiên, Âm khí chuyên chính, Dương khí rút lui…; lại như Quyết âm khí đến, mạch ứng ra huyền; Thiếu âm khí đến, mạch ứng ra câu; Thái âm khí đến, mạch ứng ra trầm; Thiếu dương khí đến, mạch đại mà phù; Dương minh khí đến, mạch đoản mà sắc; Thái dương khí đến, mạch đại mà trường v.v… Đều là sự “đúng” của khí và mạch.

 Phụ: Giải thêm về Tiêu bản và Trung kiến. Phàm hỏa, táo, phong, hàn, nhiệt, thấp v.v… là cái khí chủ trị, đều bảo là cái “bản” của sáu khí, còn cái khí “Trung kiến” ở trong sáu khí. Gồm cả cái “tiêu” của sáu khí trên kia mà nói, thì bản ở trên, tiêu ở dưới, trung khí ở vào khoảng giữa của Tiêu, Bản. Cho nên nói: Ở dưới bản, là sự “kiến” của trung; ở dưới sự “kiến”, là tiêu của khí. Về “Trung khí”, ở dương đều có, cũng như chồng vợ phối hợp, cùng giữ gìn lẫn nhau. Mà Tàng Phủ kinh mạch ở con người, cũng đều tương ứng như vậy. Cho nên Bản, Tiêu của kinh Thiếu dương, mà “Trung kiến” là Quyết âm; bản tiêu của kinh Quyết âm mà “Trung kiến” là Thiếu dương, đều “lẫn” do “trung khí” để cùng giữ gìn nhau, vậy thì Đởm, Tam tiêu ở Thiếu dương kinh, cũng “lạc” với Can và Tâm bào; mà Can, Tâm bào ở Quyết âm kinh cũng “lạc” với Đởm và Tam tiêu để lẫn cùng giao thông với nhau. Bản, Tiêu của Dương minh mà “trung kiến” là Thái âm; bản tiêu của Thái âm mà "trung kiến" là Dương minh. Đều lẫn do “trung khí” để cùng giữ gìn nhau. Vậy thì Vị và Đại trường ở Dương minh cũng “lạc” với Tỳ và Phế; mà Tỳ, Phế ở Thái âm kinh “lạc” với Vị và Đại trường để cùng giao thông với nhau. Bản tiêu của Thái dương mà "trung kiến" là Thiếu âm; bản tiêu của Thiếu âm mà "trung kiến" là Thái dương, đều “lẫn” do trung khí để cùng giữ gìn nhau. Vậy thì Bàng quang, Tiểu trường ở Thái dương kinh cũng “lạc” Tâm với Thận; Thận với Tâm ở Thiếu âm kinh cũng “lạc” Bàng quang và Tiểu trường… để cùng giao thông với nhau. “Bản tiêu không giống, khí ứng khác tượng…”. Tức là hai khí của Thái dương và Thiếu âm. Vì: Ở trên Thái dương, hàn khí chủ trị, thế là tiêu dương mà bản hàn không giống nhau; Ở trên Thiếu âm nhiệt khí chủ trị, thế là tiêu âm, bản nhiệt không giống nhau.

 (7) “Khí vị”, là nói về cái bộ Vị chủ trị của 6 khí. Hiển minh (nghĩa đen là tỏ sáng, hình dung từ) tức là Dần, Dần tiết hậu Lập xuân, tức là “sơ chi khí” (cái khí bắt đầu của một năm, cùng của sáu kinh). Bên hữu hiển minh, là vị của quân hỏa, tức là “nhị chi khí”. Lui lại một bộ, tức là do bên hữu mà lui chuyển. Bên hữu quân hỏa, là vị của Thiếu dương tướng hỏa, chủ về “tam chi khí”. Lại đi một bộ, tức là dời sang một Vị, thuộc Thái âm thấp thổ chủ về “tứ chi khí”. Lại đi một bộ, thuộc Dương minh táo kim, chủ về “ngũ chi khí”. Lại đi một bộ, thuộc Thái dương hàn thủy, chủ về “lục chi khí”. Lại đi một bộ, thuộc về Quyết âm phong mộc, chủ về “sơ chi khí”. Lại đi một bộ, thuộc về Thiếu âm quân hỏa làm chủ, thế là đã “chu” mà lại bắt đầu.

 (VIII) Tiết trên, nói về 6 khí tương sinh để chủ thời; tiết này nói về 6 khí “thừa chế” để sinh hóa. Bởi ở trong năm hành có “sinh”, có “hóa”, có “chế”, có “khắc”. Nếu không có “thừa chế” mà “cang cực” (găng quá) thì làm hại, có “chế khắc” thì sẽ có sinh hóa. Âm tinh tức là tinh thủy do Thiến ất sinh ra. Tỷ như, ở dưới bản vị là Dương minh táo kim, Thái dương hàn thủy. Do cái khí của mẹ con để thừa theo. Nếu khí của mẹ “chế” lại, thì khí của con sẽ sinh hóa ra Mộc. Lại như ở dưới Kim vị là hai thứ Hỏa quân, tướng và Thái âm thấp thổ. Do cái khí của mẹ con để thừa theo; khí của mẹ khắc lại, thì khí của con sẽ sinh hóa ra Kim. Ở dưới Thổ vị là Quyết âm phong mộc, và hai Hỏa quân, tướng. Do cái khí của mẹ con để thừa theo Mộc, chế sang Thổ thì Hỏa khí sẽ sinh hóa. Còn các khí kia cũng vậy. Đó là “chế thời sinh hóa”. Lại như: Hỏa cang mà không có thủy để thừa theo, thì lửa nóng nung Kim, mà cái “nguồn sinh của Thủy sẽ bị tuyệt”. Không có Thủy để chế Hỏa, thì Hỏa lại càng cang. Lại như, Thủy cang mà không có Thổ để thừa theo, thì Thủy tràn, Hỏa tắt, mà cái mẫu khí của Thổ sẽ bị diệt. Không có Thổ để chế Thủy, thì Thủy lại càng cang… Vì vậy “cang” là “tặc hại” của năm hành. Nếu bị hại thì bao cái khí “sinh, hóa, thừa, chế” sẽ đều bại loạn, mà sẽ gây nên bệnh nhớn. “Ngoài bảy thịnh suy”, tức là nói: ở bên ngoài phô bày cái khí chủ tuế, có thịnh có suy, nếu cái khí chủ tuế với cái khí chủ thời, đều cùng cang cực, thì lại càng bại nhiều.

 (9) “Không đúng với vị” là nói: Khí lại hữu dư thì chế cái “kỳ sở thắng”, mà “vô” cái mình “sở bất thắng”. Đó là tuế khí thịnh. Nếu khí lại bất cập, thì cái mình “sở bất thắng”,sẽ “vô” mà lấn lên; mà cái “kỷ sở thắng” sẽ khinh mà “võ” lại. Đó là tuế khí suy. Nếu “hư” đều không giữ bản vị mà mà cứ “thừa, võ” lẫn nhau, thì tà tích sẽ sinh ra ở bên trong. Đúng với Vị là cái năm bình khí, không có sự “thừa, võ” do thái quá và bất cập, mà đều đúng với bản vị đó là “chính” của khí. Nếu “tà” thì biến nhiều, mà “chính” thì biến ít.

 (10)   Mão, tức Đinh mão; Ngọ, tức Mậu ngọ; tứ quý tức Giáp Thìn, Giáp Tuất, Kỷ Sửu, Kỷ Vị; Dậu tức Ất Dậu; Tý tức Bính Tý. Lấy sự hóa vận của thiên Can cùng với sự chủ tuế của địa chi cùng hợp, nên gọi là Tuế hội. Tức là năm bình khí. Nếu không phải là năm Tuế hội, thì sẽ có sự thái quá bất cập cùng “thừa nhau”. Thế là không đúng vị.

 (11) “Trên thấy”, là nói về cái khí Tư thiên thấy ở trên Tuế vận. Về năm Thổ vận, trên thấy Thái âm, tức là hai năm Kỷ Sửu và Kỷ Vị; về năm Hỏa vận, trên thấy Thiếu dương, tức là hai năm Mậu Dần và Mậu Thân; lại trên thấy Thiếu âm, là hai năm Mậu Tý, Mậu Ngọ; về năm Kim vận, trên thấy Dương minh, tức là hai năm Ất Mão và Ất Dậu; về năm Mộc vận; trên thấy Quyết âm, tức là hai năm Đinh Tỵ và Đinh Hợi; về năm Thủy vận, trên thấy Thái dương, tức là hai năm Bính Thìn và Bính Tuất. Đó là cái khí Tư thiên với cái khí năm vận cùng hợp nhau, nên gọi là Thiên phù (chữ phù là cái dấu, cái ấn, có nghĩa bóng là hợp nhau, in như nhau. Ta có thành ngữ: phù hợp).

 (12) Như Thiên phù với Tuế hội cùng họp, thì gọi là Thái ất Thiên phù. Đó là bốn năm Mậu Ngọ, Kỷ Sửu, Kỷ Vị, Ất Dậu… Do cái khí của Tư thiên, cái khí của ngũ vận, và cái khí của chủ tuế tương hợp, nên cũng gọi là tam hợp.

 (13) Vương Băng nói: Chấp pháp cũng như tể tướng, hành lệnh cũng như Phương Bá, quý nhân cũng như quân vương (đây đều là hình dung về công năng).

 (14) Vương Băng nói: Vị chấp pháp là chuẩn thằng của các quan chức, vậy mà lại làm sự càn bậy, nên bệnh phát sinh chóng mà nguy; Phương Bá tuy to nhưng không có cái quyền chấp pháp, nên không chóng bị hại, mà dù mắc bệnh cũng còn “tự trì” được; Quý nhân thì không có cái nghĩa bị lăng phạm, nên nếu mắc bệnh thì bạo tử..

 (15) Địa lý ứng với sáu tiết, đó là do ở sáu khí chủ thời, là một cái Vị không hề thay đổi. Nhưng lại còn có 6 khí “gia lâm”, theo Tư thiên, Tại toàn để hoàn chuyển về “sáu cơ”. Cho nên mới nói đến sự “thay đổi của Vị”. Tỷ như: Thiếu âm quân hỏa, gia lâm lên trên Thiếu âm tướng hỏa, thế là quân ở vào Vị của thần, thì thuận. Nếu Thiếu dương tướng hỏa, gia lâm lên trên Thiếu âm quân hỏa, thế là thần ở vào Vị của quân, thì nghịch. Đó là sự thuận nghịch của hai Hỏa. Theo đó mà suy ra, thì bốn khí kia cũng có cái sự phân biệt là mẹ, con. Nếu mẹ ở trên con thì thuận, con ở trên mẹ là nghịch. Cũng cùng một nghĩa.

 (16) Đây nói về sự gia lâm của 6 khí. Mỗi Vị một khí đều chủ 60 ngày linh 87 khắc rưỡi. Cho nên là “60 độ mà có lẻ”. Tính trong bốn năm, cộng được 24 bộ, mà mỗi bộ “khí doanh” 87 khắc rưỡi. Vậy “tích, doanh” (chứa đầy, đủ) 2000 khắc, chia vào khí của bốn năm, “doanh” 100 khắc, do đó mới thừa một ngày.

 (17) Đây nói về 6 khí gia lâm, cùng với cái khí chủ thời tương ứng, mà đều có sự không giống nhau. Về năm hành như: Quyết âm phong Mộc, chủ về sơ khí; quân hỏa, tướng hỏa chủ về nhị khí, tam khí; Thái âm thấp Thổ, chủ về tứ khí; Dương minh táo kim chủ về ngũ khí; Thái dương hàn thủy, chủ về lục khí… Đó là năm hành chủ thời, giữ cái địa vị nhất định mà không hề thay đổi. Nếu cái sáu khí gia lâm ứng với năm hành chủ thời; thì lại thay đổi không giống nhau nữa. “Vị có chung thủy”, là nói về sáu khí chủ thời, bắt đầu từ Quyết âm, cuối cùng là Thái dương, có cái bản vị nhất định. “Khí có sơ, trung”, là nói về sáu khí gia lâm, bắt đầu do “sơ khí” của đất, mà cuối cùng là trung khí của trời. “Trên dưới không giống nhau”, là nói về: khách khí gia lâm ở trên, chủ khí làm chủ ở dưới, sự tương ứng đều giống nhau, nên về sự tìm xét cũng phải khác.

 (18) Thiên số (tức là số của trời), lấy cái số ngày của một năm, ứng với chu thiên 365 độ và một phần tư của độ. Cái “sơ chi khí” bắt đầu từ tháng Dần (giêng), ngày Sóc, bắt đầu giờ Tý, thủy hạ một khắc, đến cuối cùng là 60 ngày linh 87 khắc rưỡi. Hết sáu khí, cộng được 365 ngày linh 25 khắc. Đó là sáu khí bắt đầu (tức sơ lục), ứng theo khi của trời.

 (19)   Năm Ất Sửu, “sơ chi khí”, bắt đầu từ năm Giáp Tý ngày thứ 266, linh 26 khắc, cuối cùng ở 12 khắc rưỡi thuộc ngày thứ 61. Tính được 60 ngày linh 81 khắc rưỡi. Sáu khí cộng tính 365 ngày linh 25 khắc. Đó tức là “khí thứ hai ở trong sáu khí”, để ứng với số của trời.

(20)   Năm Bính Dần, “sơ chi khí”, bắt đầu từ hai năm trước 731 ngày, linh 51 khắc; “chung chi khí” cuối cùng ở ngày 1916 linh 75 khắc. Vậy giờ tính 365 ngày linh 25 khắc, tức là sáu khí ở nawmthws ba vậy.

(21)   Năm Đinh Mão, “sơ chi khí”, bắt đầu từ ngày 1916 linh 75 khắc; cuối cùng là ngày thứ 1461, thủy hạ 100 khắc. Vậy là mỗi năm đều là 365 ngày linh 25 khắc. Bốn năm cộng được 1461 ngày, lại tích doanh 100 khắc mà thành được một ngày thừa. Mỗi năm tính được sáu ngày “sóc hư”, năm ngày “khí doanh”, và linh 25 khắc. Tính những ngày “khí doanh, sóc hư” trong vòng 20 năm, sẽ tích được thừa 225 ngày. Vì vậy ba năm thì một lần nhuận, năm năm thì hai lần nhuận. Trong vòng 19 năm có bảy lần nhuận, lại còn thừa ba ngày có lẻ nữa.

 (22) Tiết trên nói về “Kỷ bộ” của sáu khí; đây lại nói về cái khí trong một năm để ứng với cái số chu thiên. Chu thiên 365 độ và một phần tư của độ; nhật, một ngày vòng quanh trái đất một vòng, lại quá ra một độ. Mỗi năm “kỷ” 365 độ linh 25 khắc. Vậy là nhật đi một năm, một chu thiên mà lại bắt đầu đi đến “chu” (vòng) thứ hai. Bốn năm cộng tiết doanh được 100 khắc để làm một kỷ.

 (23) Đây nói về thiên số với địa chi hội đồng. Nên mới bốn năm là một kỷ. Những năm Dần, Ngọ, Tuất đều chủ về nhật đi ba chu, mà khí trời bắt đầu từ 51 khắc. Những năm Mão, Vị, Hợi, đều chủ về nhật đi bốn chu, thiên khí bắt đầu từ 76 khắc; những năm Thìn, Thân, Tý đều chủ về nhật đi bốn chu, thiên khí bắt đầu từ một khắc; những năm Tỵ, Dậu, Sửu đều chủ về nhật đi hai chu, thiên số bắt đầu từ 26 khắc. Bốn lần “hội” mà địa chi đã chu, cuối cùng rồi lại bắt đầu.

 (24) “Ở trên thiên khu” là nói: bầu trời bọc trái đất, mà trái đất ở trong bầu trời. Người với muôn vật cùng sinh ra ở khoảng “hai khí cùng giao với nhau” của trời đất. Người và vật nhờ đó mà sinh trưởng, tráng lão…

 (25) Nửa năm về trước, khí trời làm chủ, mà cái “sơ khí” của Tư thiên, lại bắt đầu từ bên tả của đất; nửa năm về sau, địa khí làm chủ, mà cái “sơ khí” của Tại toàn, lại bắt đầu từ bên hữu của trời. Đó là trên dưới cùng giao. Mà ở trong một khí, lại có chia ra “sơ” và “trung”, và có lẻ nữa, đều chủ 30 ngày, linh 43 khắc 7 phân 5 ly. Đất chủ về sơ khí, trời chủ về trung khí; vậy là ở trong một khí mà cũng có sự giao hội của trời đất, âm dương. Cho nên nói rằng: “Trong âm có dương, trong dương có âm”.

 Trương Ngọc Sư nói: Cái khí Tư thiên, Tại toàn, đều bắt đầu từ sơ khí của đất, mà cuối cùng ở trung khí của người. Cho nên trên nói: “Sơ là địa khí”. Lại như: cái khí Tư thiên, bắt đầu từ bên tả của đất, thế là ở trong đất mà cũng có trời; cái khí Tại toàn, bắt đầu từ bên hữu của trời, thế là ở trong trời lại có đất. Đều là cái diệu dụng của khí giao.

 (26) Thiên khí chủ về giáng nhưng do thăng mà lại giáng. Thế là cái khí giáng đó, do ở đất mà thăng lên; địa khí chủ về thăng, nhưng do giáng mà rồi thăng, thế là cái khí thăng lên, do tự trời giáng xuống. Khí trời tràn trên đất, khí đất bốc lên trời. Cái khí của trên trời dưới đất, cùng cảm chiệu lẫn nhau, nhân thăng mà giáng, nhân giáng mà thăng. Thăng giáng không ngừng, sinh ra biến hóa.

 (27) Cây nấm không biết ngày hội, ngày sóc, ve sầu không biết mùa xuân, mùa thu. Đó là một sự hóa nhỏ; cây Linh Xuân, lấy nghìn năm làm xuân, nghìn năm làm thu. Đó là một sự hóa lớn. Khí của trời đất, dương động, âm tĩnh; ngày động, đêm tĩnh… Đó là cái kỳ hạn gần; lại như trời mở ra từ hội Tý, đất mở ra từ hội Sửu. Trời đất khai tịch, động mà không ngừng, đến Tuất, Hợi thì trời đất lại hỗn đồng, tĩnh mà không động… Đó là cái kỳ hạn xa. “Vô hình thì vô hại”, lại nói: Nếu có thể lọt ra ngoài vòng trời đất, trút sạch bỏ hình hài nhơ nhớp… Có như thế mới có thể vô hại. Lão Tử nói: “Ta sở dĩ vướng có đại hoạn, vì ta có thân. Đến khi ta đã không có thân nữa thì ta còn lo lắng gì…”. Cũng một ý với câu ở đây.
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 26, 2018, 04:29:22 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #69 vào lúc: Tháng Sáu 11, 2018, 12:00:26 PM »

Chương sáu mươi chín

KHÍ GIAO BIẾN LUẬN THIÊN



KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi:

 - Năm vận thay đổi chủ về năm, trên ứng với “thiên cơ” (cơ là năm); hàn thử nối nhau; chân tà cùng gặp. Nội ngoại phân ly; sáu kinh thay đổi, năm khí lần lượt, thái quá và bất cập, chuyên thắng và kiêm tinh… Xin cho biết rõ nguyên ủy ra làm sao?

Kỳ Bá thưa rằng:

 - Cần phải hiểu rõ khí và Vị. Vị ở trên trời là thiên văn; Vị ở dưới đất là địa lý; suốt với sự biến hóa của nhân khí, là nhân sự (việc của người. Hợp với trên là thiên văn, địa lý, nhân sự). Cho nên thái quá là đến trước thiên thời, bất cập là đến sau thiên thời. Do sự biến hóa đó, mà con người cũng ứng theo (2).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Sự hóa của năm vận, thái quá như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Tuế thuộc Mộc mà thái quá, thì phong khí sẽ tràn lan; do đó, nó sẽ chế thắng Thổ khí, người sẽ ứng theo đó mà mắc bệnh ở Tỳ. Xôn tiết, ăn sút, thân thể nặng nề, phiền oan, trường minh, phúc chi mãn; ở trên thì ứng với Tuế tinh (3).

***

 Nếu bệnh nặng thì thường thường hay nộ, hoa mắt, chóng mặt, thuộc về chứng trạng ở đầu (4).

 Hỏa khí không thi hành được chính lệnh, sinh khí một mình phát triển, khiến cho mây khói tung bay, cỏ cây khôn lặng… Gây nên các chứng hiếp thống và thổ nhiều. Nếu mạch ở Xung dương mà tuyệt sẽ chết, không thể chữa. Trên ứng với sao Thái bạch (5).

***

 Tuế thuộc Hỏa mà thái quá, thì khí nóng tràn lan, khiến Kim Phế thụ tà, con người cũng phải ứng theo mà phát bệnh ngược (sốt rét, úi), thiểu khí, khái, suyễn, huyết giật, huyết tiết, chú bạ, ách táo (cuống họng ráo), tai điếc, trung nhiệt (nóng ở trong bụng); vai và lưng nhiệt; trên ứng với sao Huỳnh hoặc (6).

 Nếu quá lắm thì trong hung đau, hiếp chi mãn và đau ức, vai, cánh tay đều đau, mình nóng, xương đau, rồi biến thành tẩm râm (7).

 Cái khí thâu liễm không lưu hành, cái khí sinh trưởng riêng phát triển mưa nhiều, sương xuống, trên ứng với thần linh (VIII).

***

 Nếu thượng lâm Thiếu âm, Thiếu dương, thì lửa bốc nóng, suối nước cạn, mọi vật khô khan (9).

 Bệnh lại phát ra thiềm vong, cuồng tẩu, suyễn, khái, thở thành tiếng; bách xuống thành huyết tiết; tiết tả không dứt; mạch Thái uyên tuyệt, sẽ chết, không thể chữa. Trên ứng với sao Huỳnh hoặc (10).

***

 Tuế Thổ thuộc thái quá, thì mưa nhiều, khí ẩm thấp tràn lan. Con người cũng ứng theo, khiến Thận thủy bị tà, gây nên phúc thống, lãnh quyết, ý buồn bã không được vui, thân thể nặng nề, phiền oan. Trên ứng với Chấn tinh (11).

 Quá lắm thì thành ra cơ nhục nhão, chân yếu không tự cử động được (nuy); dưới chân đau; ăn uống kém sút, phúc mãn; tứ chi rã rời, biến sinh giữa khí đắc Vị (12).

 Tàng khí bị phục, hỏa khí làm chủ, sông nước tràn ngập, đầm khô có cá; mưa gió tơi bời, thối đất nát cỏ; cá tép lên cạn; phúc mãn, đường tiết; trường minh (bụng sôi), tả nhiều; nếu Thái khê mạch tuyệt sẽ chết, không thể chữa. Trên ứng với Tuế tinh (13).

***

 Tuế Kim thuộc thái quá, táo khí lưu hành, do đó Mộc sẽ thụ tà. Con người cũng ứng theo mà lưỡng hiếp và Thiếu phúc đau, mắt đỏ và đau; tai không nghe tiếng; khí túc sái càng lắm, khiến thân thể nặng nề và phiền oan; hung đau rút sang lưng; hai hiếp mãn và đau rút xuống Thiếu phúc. Trên ứng với sao Thái bạch (14).

 Quá lắm thì khái, suyễn và nghịch khí, kiên và bối đau; cầu âm (xương khu), cổ (vế), tất (gối), bễ (đùi), hành (ống chân) đều mắc bệnh. Trên ứng với sao Huỳnh hoặc (15).

 Thâm khí mạnh quá, sinh khí bị nhục, cỏ cây xơ xác vàng rụng; gây thêm bệnh bạo thống ở hai hiếp, không thể trở mình, khái nghịch, quá lắm thì huyết ràn. Thái xung mạch tuyệt, không thể chữa. Trên ứng với sao Thái bạch (16).

***

 Tuế Thủy thuộc thái quá, thì hàn khí lưu hành, tà sẽ làm hại Tâm hỏa. Con người cũng ứng theo mà mắc bệnh thân nhiệt, phiền Tâm, táo và quý; âm quyết cả trên dưới; trung hàn; thiềm vọng, Tâm thống. Hàn khí đến sớm. Trên ứng với Thần tinh (17).

 Quá lắm thì phúc đại, hĩnh thũng (xương ống chân sưng); suyễn khái; khi nằm hãn ra, ghét gió. Mưa to đến mây mù đen đặc. Trên ứng với Chấn tinh (18).

 Thượng lâm Thái dương, mưa đá, thỉnh thoảng tuyết sương giáng xuống; thấp khí là biến mọi vật; bệnh lại sinh ra phúc mãn; trường minh, đường tiết; ăn không tiêu, khát, hay chóng mặt. Thần môn mạch tuyệt, sẽ chết, không thể chữa. Trên ứng với sao Huỳnh hoặc (19).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Về các năm bất cập, thì như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Tuế Mộc bất cập thì táo khí sẽ đại hành. Con người cũng ứng theo đó mà mắc bệnh trung thanh (lạnh ở bên trong). Khư hiếp đau, Thiếu phúc đau, trường minh, đường tiết, thường có lương vũ. Trên ứng với sao Thái bạch (20).

 - Nếu thượng lâm Dương minh, thì sinh khí sẽ mất sự phát triển; trên ứng với Thái bạch và Chấn tinh (21).

 Nếu “phục” thì óng bức bội thường, sẽ phát các chứng hàn, nhiệt, sương, dương, phí, chấn, ung, tòa v.v… Trên ứng với sao Huỳnh hoặc (22).

 Bạch lộ giáng sớm, khí thâu sái lưu hành; Tỳ thổ thụ tà, “xích khí” hóa sau, Tâm khí vãn trị, trên thắng Phế kim “bạc khí” sẽ bị khuất. Do đó phát sinh chứng “cừu” và “khái” (23).

***

 Tuế Hỏa bất cập, hàn khí đại hành, cái chính lệnh sinh trưởng không thể thi dụng. Con người cũng ứng theo đó mà mắc bệnh hung trung thống, hiếp chi mãn, lưỡng hiếp thống; ưng, bối, kiên, bễ, hai cánh tay đau; uất mạo, mông muội, Tâm thống, bạo ấm (bỗng dưng miệng không nói được); phúc đại, dưới hiếp và yêu, bối cùng rút mà đau, quá lắm thì co vào không duỗi ra được. Trên ứng với sao Huỳnh hoặc (24).

 “Phục” thì khí bốc mù mịt, thường có mưa to, hắc khí thụt xuống (hắc khí là thủy); người mắc bệnh đại tiện phân sống, phúc mãn, ăn uống không được; hàn trung (lạnh bên trong), sôi bụng, tả mạnh, bụng đau; bạo loạn (co gân) và nuy tý; chân đi không vững. Trên ứng với Chấn tinh và Thần tinh (25).

***

 Tuế Thổ bất cập phong khí sẽ đại hành. Hóa khí không thi hành được chính lệnh… Con người cũng ứng theo mà sinh chứng xôn tiết, hoắc loạn, cân cốt dao động (gân xương lay động, co giật), cơ nhục nhuận (cùng ở trong thịt), toan (nhức âm ỷ), hay nộ; Tàng khí làm việc, người mắc chứng hàn trung trên ứng với Tuế tinh, Chấn tinh (26).

 “Phục” thì cái chính lệnh thâu liễm gắt gao khiến người hung, hiếp bạo thống, rút xuống Thiếu phúc; hay thở dài, khi khách vào Tỳ, ăn uống kém sút mà không biết ngon (27).

 “Thượng lâm” Quyết âm; Tàng khí không hiệu dụng được, bạch khí do đó không phục, dân được yên toàn (28).

***

 Tuế Kim bất cập, viêm hỏa sẽ lưu hành, sinh khí do đó dụng được trường khí để chuyên thắng, con người cũng ứng theo đó mà phát bệnh, đau ở kiên bối, đầu cứ muốn quỵ xuống, hay hắt hơi, đại tiện ra huyết, khí thâu liễm mãi về sau mới phát triển. Trên ứng với sao Thái bạch (29).

 Nếu “phục” thì mưa lạnh trút xuống, sương tuyết làm hại vật, âm quyết và cách dương, dương lại bốc lên, đầu và não bộ đau, xuất lên đỉnh đầu (buốt óc), phát nhiệt, lại thêm chứng lở miệng, quá lắm thì Tâm thống (30).

***

 Tuế Thủy bất cập, thấp khí sẽ đại hành; trưởng khí do đó đắc dụng, hóa của Thổ lại hóa ra nhanh chóng (31).

  Con người cũng ứng theo mà phát bệnh phúc mãn Thận trọng, nhu tiết (đi tháo); hàn thương (mụn) chỉ vỡ ra nước trong; yêu và cổ (lưng, đùi) đều đau; đùi, vế buồn bực; túc nuy giá lạnh, dưới chân đau, quá lắm thì mu chân sưng lên. Tàng khí không thi hành được chính lệnh, Thận khí không giữ được quân bình, trên ứng với Thần tinh (31).

 Thượng lâm Thái âm thì có đại hàn luôn. Người sẽ mắc phải hàn tật, quá lắm thì phúc mãn, phù thũng, trên ứng với Chấn tinh (32).

 “Phục” thì gió to kéo đến, cây cối đổ gẫy, sắc mặt thường biến, gân xương đều đau, thịt rung và co rút, mắt trông tờ mờ, khí dồn lên cách, tâm phúc đều đau. Trên ứng với Tuế tinh (33).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Mộc bất cập: Mùa xuân có cái cảnh ấm áp êm đềm, thì mùa thu sẽ có cái lệnh móc sương mát mẻ. Nếu mùa xuân gặp cái khí thảm thê, tàn tặc, thì mùa hạ sẽ có cái cảnh nung nấu oi ả… Tai sảnh sẽ phát từ phương Đông; ở Tàng con người sẽ là Can. Nếu bệnh phát ở bên trong sẽ tại khư hiếp, ở bên ngoài sẽ tại quan tiết (34).
 
***

 Hỏa bất cập: Mùa hạ có cái đức Hỏa sáng tỏ, rõ ràng, thì mùa đông sẽ có cái lệnh sương hàn lạnh lẽo. Mùa hạ nếu lại có cái khí đìu hiu rét mướt, thì không chừng sẽ xảy ra mưa to tầm tã… Tai sảnh sẽ phát từ phương Nam; ở Tàng con người sẽ là Tâm. Bệnh phát, bên trong sẽ ở ưng, hiếp, bên ngoài sẽ ở kinh, lạc (35).

***

 Thổ bất cập: Tứ duy (tức Thổ) có cái đức hóa mây mái thấm nhuần, thì mùa xuân sẽ có cái lệnh gió lay lá lướt. Nếu tứ duy có sự biến, gãy cành, chốc gốc, thì mùa thu sẽ có sự phục hiu hắt mưa dầm… Tai sảnh xảy ra ở tứ duy; ở Tàng là Tỳ. Bệnh phát bên trong thì ở Tâm phúc, bên ngoài thì ở cơ nhục và tứ chi (36).

***

 Kim bất cập: Mùa hạ có cái lệnh nắng nỏ, mưa nhuần, thì mùa đông có cái ứng sương sa, gió rét. Nếu mùa hạ có sự biến, tan đá chảy vàng, thì mùa thu sẽ có sự phục, sương băng, mưa đá… Tai sảnh xảy ra ở phương Tây; ở Tàng con người là Phế. Bệnh phát ở bên trong ưng, hiếp, kiên, bối, ở bên ngoài là bì mao.

***

 Thủy bất cập: Tứ duy có cái sự hóa mưa nhuần thấm thía, thì bất thời sẽ có sự ứng gió hòa nảy nở. Tứ duy có cái sự biến mưa dầm tầm tã, thì bất thời sẽ có sự phục gió bão sương mù… Tai sảnh xảy ra ở phương Bắc; ở Tàng con người là Thận. Bệnh phát, ở bên trong yêu, tích, cốt tủy, ở bên ngoài là khê, cốc xuyền ( xương ống), tất (xương gối).

 Đại phàm, cái chính lệnh của năm vận, cũng như cán cân. Quá cao thì hạ thấp bớt xuống, quá thấp thì nâng cho cao lên… Nếu hóa thì ứng, nếu biến thì phục. Đó là cái lý trưởng, sinh, thành, hóa, thâu, tàng, và là cái bình thường của khí. Nếu trái với lẽ thường đó, thì cái khí của trời đất và bốn mùa, sẽ bị vít lấp (37).

 Cho nên nói: Sự động tĩnh của trời đất, thần minh làm cương kỷ; sự vãng phục của âm dương, hàn thử làm chứng triệu. Tức là lẽ đó (38).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Phu Tử nói về sự biến của năm khí và sự ứng của bốn mùa, thật đã rõ ràng. Nhưng mỗi khi khí biến động, phát tác không có thường hội, thốt nhiên mà tai hại đến… Có thể dự kỳ được không?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Sự biến động của trời đất, vốn không có nhất định, nhưng do đức, hóa, chính lệnh. Nên tai biến không giống nhau… Có thể nhận xét được.

 - Vậy là nghĩa sao?

 Đông phương sinh ra phong; phong sinh ra Mộc; đức của nó là êm hòa; hóa của nó là xinh tươi; chính của nó là mở mang; lệnh của nó là phong; sự biến của nó là gió mạnh; tai hại của nó là rơi rụng (vì ở trên có nói: đức, chính, lệnh, biến, tai… Nên ở mùa nào cũng giải đủ sáu điều kiện ấy. Đó cũng là một thể tài của văn cổ).

 Nam phương sinh nhiệt; nhiệt sinh Hỏa; đức của nó là sáng tỏ; hóa của nó là rậm tốt (mùa hạ cây cỏ rậm tốt); chính của nó là minh diệu (cũng như sáng tỏ, đều là cái tính chất của hỏa); bệnh của nó là nhiệt; sự biến của nó là tiêu thước; tai hại của nó là đốt cháy.

 Trung ương sinh ra thấp; thấp sinh ra Thổ; đức của nó là ẩm ướt; hóa của nó là đầy đủ; chính của nó là an tĩnh; lệnh của nó là nhiệt; sự biến của nó là sậu chú (mưa to như trút nước); tai hại của nó là lâm hội (mưa dầm nát đất, thối cỏ).

 Tây phương sinh táo; táo sinh ra Kim; đức của nó là thanh khiết (trong trẻo, sạch sẽ); hóa của nó là thâu liễm (hanh hái thâu liễm); chính của nó kính thiết (cứng cỏi); lệnh của nó là táo; biến của nó là túc sái; tai hại của nó là thương vẫn (vàng úa, rơi rụng).

 Bắc phương sinh ra hàn; hàn sinh ra Thủy; đức của nó là lạnh lẽo; hóa của nó là yên lặng; chính của nó là ngưng túc (đóng lại, giá lạnh); bệnh của nó là hàn; sự biến của nó là lẫm lạt (rét run); tai hại của nó là băng bộc sương tuyết (băng: nước rắn lại như đá; bộc: mưa đá).

 Vậy ta xét ở sự “động” đó, cũng có đủ “đức, hóa, chính, bệnh, biến, tai…”. Muôn vật đều theo, mà người cũng không ra khỏi phạm vi đó (39).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Phu Tử nói: Về tuế, “hậu” ở thái quá và bất cập, mà trên ứng với ngũ tinh. Giờ như: đức, hóa, chính, lệnh, tai, sảnh, biến, dịch… không phải là sự có thường. Nếu thốt nhiên mà động, đối với ngũ tinh, có biến dịch không?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Theo thiên vận để thi hành, nên không có vọng, động. Hết thảy đều có ứng. Nếu thốt nhiên mà động là sự giao biến của khí. Cũng có khi không ứng. Cho nên có câu nói: “Chỉ ứng với sự thường, không ứng với sự thốt nhiên”. Tức là nghĩa đó (40).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Sự ứng như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Đều theo về khí hóa (41). Cho nên tuế vận thái quá, thì úy tinh thất sắc và lây tới cả mẹ nó. Nếu bất cập thì sắc cũng kiêm cả “sở bất thắng” (42).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Sự động, tĩnh, tổn, ích của đức, hóa, chính, lệnh, như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Đức, hóa, chính, lệnh, tai biến, không thể xen lẫn vào nhau (43). Thắng, phục, thịnh, suy không thể làm cho thêm hơn (44). Vãng, lai, đại, tiểu, không thể bỏ lỡ (45). Cái hiệu dụng về sự thăng giáng, không thể nào không có (46). Đều do ở sự động mà báo phục đó thôi (47).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Bệnh sinh ra như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Khí tương thắng thì hòa, không tương thắng thì bệnh; lại cảm thêm tà khí, thì nặng (48).

Chú giải

 (1) Thiên cơ tức là 365 ngày ứng với 365 độ của chu thiên. Chân, tức là đức hóa hay; tà, tức là biến dịch hại. Nội ngoại tức là biểu, lý; sáu kinh tức là Tam âm, Tam dương. Năm khí tức là khí của năm Tàng. Chuyên thắng tức là cái năm thái quá bất cập, cái khí thắng thì thắng mãi; kiêm tinh tức là hai khí cùng dồn lại.

 (2) “Khí, Vị” tức là sáu khí và năm vận, đều có cái định vị về việc Tư thiên, kỷ địa, chủ tuế, chủ thời. Người ở trong khoảng khí giao của trời đất, theo sự biến hóa của âm dương và bốn mùa đó là nhân sự. Cho nên vận khí mà thái quá, là do cái khí của bốn mùa, trước mùa mà đến; còn bất cập, là sau mùa mới đến, sự biến hóa của bốn mùa như vậy, người cũng ứng theo, không ra được ngoài phạm vi.

 (3) Xôn tiết, trường minh, phúc mãn v.v… Đều là các chứng hậu của Tỳ thổ, Tỳ chủ về cơ nhục và tứ chi, cho nên thân thể nặng nề, Phiền oan là buồn bực, khó chịu. Vì Thổ bị thương không chế được Thủy, khiến Thủy khí ngược phạm lên Tâm, nên hóa như vậy. Trên ứng với Tuế tinh tức là Mộc tinh, vì Mộc vận chủ tuế mà thái quá, nên Tuế sinh sẽ sáng tỏ hơn mọi năm.

 (4) Vì Quyết âm với Đốc mạch đều tụ hội ở đầu, nên phát bệnh ở đầu.

 (5) “Hóa khí” tức là cái khí căn bản của mọi sự sinh hóa, tức là Thổ khí. Vì phong Mộc thái quá, khiến Thổ khí không còn phát triển được chính lệnh của mình. Duy có sinh khí là phong Mộc một mình hoành hành. Phong thắng thì động, nên cây không yên lặng, mây khí tung bay. Người cũng cùng ứng theo đó, mà sinh ra cái chứng hiếp thống và thổ v.v… Xung dương là mạch của Vị. Vì Mộc râm (phạm) khiến cho Thổ khí bị tuyệt, nên mới là chứng bệnh không thể chữa. Thái bạch tức là Km tinh. Bởi tuế vận thái quá thì úy tinh thất sắc mà lây tới cả mẹ. Như Mộc vận thái quá, thì Chấn tinh thất sắc, vì sao thuộc Hỏa là Huỳnh hoặc cũng không còn ánh sáng. Cho nên Thái bạch lại được hiện ra để thắng lại nơi gốc. Đó là sự “thừa, chế” lẫn nhau, đúng với lẽ tự nhiên vậy.

 (6) Hỏa thắng thì khắc Kim, cho nên Phế kim thụ tà. Hài ngược, một chứng do thử, nhiệt phát sinh. Tráng hỏa làm hại khí, nên thiểu khí; Phế bị Hỏa nhiệt, nên suyễn, khái. Phế là nơi tụ hội của các mạch; dương mạch bị thương, nên huyết tiết xuống dưới (do đại, tiểu). Phế là ngọn nguồn sinh ra Thủy, vậy cuống họng ráo là do Hỏa nhiệt phun lên Phế; Thận khai khiếu lên tai, vì thủy nguyên kiệt, khiến Thận hư mà sinh tai điếc; trung nhiệt là bởi khí nhiệt phạm vào trong; kiên bối nhiệt, vì đó là Phế du. Huỳnh hoặc là Hỏa tinh. Hỏa khí thắng nên trên ứng vào nó. Tất nó sẽ sáng tỏ lên, vì là hỏa vận thái quá. Đó chính là vận niên thuộc các năm Mậu.

 (7) Ở trong ưng, hung, là nơi cung thành của quân chủ. Bối thuộc dương. Tâm là Thái dương ở trong dương. Cho nên trong hung và lưng, vai, cánh tay đều đau. Thủ thiếu âm Tâm mạch dẫn ra ở dưới hiếp, qua cánh tay tới khuỷu rồi tới bọng tay… Vì thế nên hiếp chi mãn và đau, cánh tay đau. Mình nóng xương đau là vì Hỏa “Cang” mà Thủy cũng bị thương. Tẩm râm là một chứng mụn lở phát sinh bởi Hỏa. Kim quỹ nói: “chứng tẩm râm phát sinh từ xung quanh miệng rồi lây ra tứ chi thì có thể chữa; nếu từ tứ chi rồi mới lây vào tới xung quanh miệng, thì không thể chữa.

 (VIII) Đây nói về Kim khí uất mà Thủy khí phục. Thần tinh tức là Thủy tinh. Gặp trường hợp đó Thủy tinh sẽ sáng tỏ.

 (9) “Thượng lâm” tức là khí Tư thiên, “lâm” lên tuế vận, tức là một năm thuộc về Thiên phù. Về năm Mậu Tý, Mậu Ngọ, mà thượng lâm Thiếu âm; về năm Mậu Dần, Mậu Thân, mà thượng lâm Thiếu dương. Tư thiên với tuế vận cùng hợp, hỏa khí càng Cang, nên suối nước cạn mà muôn vật khô khan.

 Án: Các dương niên chủ về thái quá, cho nên chỉ có những năm Mậu Tý, Mậu Ngọ, Mậu Dần, Mậu Thân và Bính Thìn, Bính Tuất là mới có Tư thiên thượng lâm với Tuế vận cùng hợp. Còn các năm thuộc về Mộc, Kim, Thổ thì không có thượng lâm.

 (10)   Dùng chữ “bệnh lại phát ra” v.v… là vì Hỏa Cang cực mà lại “tự thương”, nên mới phát các chứng như sau: Thiềm vọng: nói mê lảm nhảm; cuồng tẩu: tức rồ dại, chạy nhặng… Đó đều là biến chứng của bệnh nhiệt cực. Suyễn, khái, và thở thành tiếng… Đều do Hỏa bốc lên hun vào Phế kim. Tâm chủ huyết, mạch dẫn xuống quá độ, thì thành ra chứng tiết huyết, hoặc tiết mãi không dứt. Thái uyên là du huyệt của Phế kim. Hỏa Cang cực làm cho Phế bị tuyệt, nên chết, không thể chữa.

 (11) Ở đất là hành Thổ, ở trời là khí thấp. Cho nên tuế Thổ thái quá thì mưa và khí ẩm ướt tràn lan. Lục nguyên chính kỷ luận nói: “Thái âm khí đến thành mây mưa”. Bởi cái khí thấp Thổ thăng lên, mà thành ra mây mưa. Đại, tiểu phúc đau, do bệnh ở Thận Tàng, Thổ thắng mà Thủy bị thương. Thận là nguồn gốc của sinh khí, Thận khí bị tà, nên tay chân quyết lãnh. Thận tàng chí, chí không được thư sướng nên không vui. Thận là gốc của khí huyết, Thận bị thương nên thân thể nặng nề mà phiền oan. Tuế thổ thái quá, nên trên ứng với Chấn tinh thêm sáng. Chấn tinh tức Thổ tinh, thổ vận thái quá, tức là các năm thuộc về Giáp.

 (12) Cơ nhục tứ chi do Tỳ làm chủ. Vì Tỳ khí không chuyển du được, nên thành chứng ẩm và chứng đờm. Vì “râm thắng quá lắm” khiến cho bản vị lại bị hư, mà tự thương. Nên về những ngày từ 18 trở đi thuộc về tứ quý, chính là thời kỳ Thổ khí đắc Vị, lại gây nên tật bệnh.

 (13) "Tàng khí" tức là Thủy khí; hóa khí tức là Thổ khí. Thổ thắng thời chế Thủy, vì vậy Tàng khí bị phục... "Sông nước tràn..." là vì thấp râm thái quá. "Mưa gió tơi bời..." đó là do Thủy khí lại phục. Phúc mãn, đường tiết v.v...Đều thuộc về chứng Tỳ hư. Thái khê tức là mạch của Thận. Tả nhiều, là do Thổ bại, nên Thủy bị trút xuống. Tức là Thận tuyệt nên không thể chữa. Tuế tinh tức sẽ sáng hơn, tức là Mộc lại bị lở theo.

 (14) Vì táo khí tràn lan, khiến Can mắc bệnh, đau ở hiếp, cũng là bệnh Can; Can khai khiếu lên mắt, nên mắt đau; Can hư nên tai không nghe tiếng. Phiền oan là do Can khí không được thư xướng. Bản kinh nói:"Thận hư, Tỳ hư, Can hư, đều khiến thân thể nặng nề và phiền oan. Thái bạch là Kim tịnh, Kim khí thắng, nên trên ứng với sao Thái bạch, sẽ sáng tỏ hơn trước. Kim vận thái quá, thuộc các năm về Canh.

 (15) "Túc sái quá lắm" đó là do Kim khí tự hư mà Hỏa khí lai phục, suyễn, khái, nghịch khí... Đều là kinh của Phế, Phế du ở kiên bối, nên kiên bối đau. Cầu âm, cổ, tất v.v... Đó là bởi Kim khí hư mà lây tới cái nơi sinh ra nó là Thủy tàng. Kim râm thái quá, thì lại bỏ hư cái bản vị của mình. Kim hư không thể sinh được Thủy, do đó Hỏa không còn sợ gì nữa, liền thừa cơ để phục thù.

 (16) Thâu khí tức là Kim khí; sinh khí tức là Mộc khí. Thâu quá mạnh, khiến sinh khí bị phục, nên khiến cỏ cây úa rụng... Đau ở huyệt mà không thể trở mình, thuộc bệnh về Can, Đởm. Mạch của Can suốt lên Phế, nên gây nên chứng khái nghịch; Can chủ tàng huyết; Can bệnh nên huyết ràn; Thái xung tức là Du mạch của Can. Trương Ngọc Sư nói: Tuế Mộc thái quá, không có Kim khí báo phục, thì nói rằng: "Sinh khí độc trị", tức là  một mình chủ về khí của năm. Thuộc về Tuế kim thái quá, đến thu mà lại thắng, cho nên: "Sinh khí hạ v.v...". Đều nên nhận kỹ.

 (17) Vỉ Thủy vận thái quá, chân khí tràn lan, cho nên tà làm hại Tâm hỏa; vì hàn khí dấn lên, dồn Tâm khí bốc nóng ra ngoài, cho nên mình nóng, Tâm phiền. Tâm quý là do Thủy khí lăng phạm lên Tâm. "Táo" là do Hỏa khí không giao với âm. Âm khí quá lạnh, nên Tâm nghịch cả trên và dưới, "Trung hàn" là do Tam tiêu Hỏa suy; Tâm thần không yên nên thiềm vọng; hàn chủ về Đông lệnh, đây vì hàn khí tràn lan, nên hàn khí sớm đến; Thần tinh tức là Thủy tinh. Thủy vận thái quá, tức là các năm thuộc về Bính, Thìn.

 (18) Đây nói về thủy râm quá gây nên "tự thương", tức là cái lẽ "mãn chiêu tổn". Vì Thận mắc bệnh, nên phúc đại, hĩnh thũng, suyễn, khái, nằm ra hãn và ghê gió v.v...Đều do Thủy tà tràn ngập, Thổ không chế được, nên mới gây nên các chứng đó. Khí của Thái dương, sinh ra ở trong Thủy, mà làm chủ ở phu biểu. Thủy ràn thì nguồn kiệt, không còn gì giúp cho dương khí ở biểu, khiến biểu dương hư, nên hãn ra mà ghê gió...

 (19) "Thượng lâm Thái dương" là nói về khí hàn Thủy tư thiên, gia lâm ở trên, tức là hai năm Bính Thìn và Bính Tuất, và cũng tức là năm thuộc về Thiên phù. Vì hàn với Thủy đều thịnh, nên sương huyết thường xuống; vì mưa xuống, nên Thổ bị thấp mà mọi vật đều biến, do đó mới sinh ra các chứng phúc mãn, trường minh v.v... Đều là cái chứng Thủy ràn mà Thổ bại. Tỳ thổ không chuyển dụ được tân dịch, nên thành chứng khát; vì thấp khí bốc lên nhiều nên hoa mắt, chóng mặt. Thần môn tức là Tâm mạch, Thủy khí rất mạnh nên Huỳnh hoặc thất sắc, mà Thần tinh càng tỏ.

 (20) Tuế Mộc bất cập, thì cái mình "sở thắng" sẽ "võ" mà lấn lên. Vì vậy năm chủ Mộc bất cập, thì táo khí của Kim sẽ đại hành. Vì cái khí thanh lương phạm vào trong, nên bên trong lạnh. "Khư khiếp đau" v.v... Đều thuộc về bệnh của Can mộc; thức ăn vào Vị tán bổ tinh khí lên Can, rồi hành khí ra cân; Can hư nghịch mà lại kiêm trung lãnh, cho nên trường minh và trường tiết, Kim khí thanh lương nên thường có lương vũ; Kim khí thắng, nên trên ứng với sao Thái bạch.

 (21) Dương minh táo kim lâm lên trên Tư thiên, tức thuộc về hai năm Đinh Mão và Đinh Dậu. Tức gọi là năm Thiên hình. Tuế Mộc bất cập mà lại thượng lâm Kim khí, vì vậy chủ khí của Mộc bị mất chính lệnh.

 Án: Các âm niên chủ về bất cập, cho nên chỉ có những năm Đinh Mão, Đinh Dậu, và Kỷ Tỵ, Kỷ Hợi, Tân Sửu, Tân Vị (Mùi)... Còn các năm Quý, các năm Ất, đều không có sự hợp thắng của Tiên thiên.

 (22) "Phục" là do mẫu uất mà tử phục. Phàm các chứng hàn, nhiệt, sương, dương (tức lở láy, mụn nhọt v.v...). Đều thuộc về thử bệnh.

 (23) Đây lại nói về cái khí "thượng lâm Dương minh", Kim khí dụng sự, nên đến khoảng mùa hạ, mùa thu giao nhau, bạch lộ giáng sớm và cái khí thâu sắc phát triển. Bởi về năm bất cập, thì cái khí "sở thắng" sẽ đi càn, mà lại tự bỏ hư Vị của mình, cho nên các "phục khí" (khí báo thù) có thể thắng lại được. Giờ, cái khí Dương minh thượng lâm vốn đã thắng, Kim khí thịnh, thì cái tử khí của Kim lại thắng được Hỏa; tử của Mộc muốn báo phục lại, mà tử của Kim lại thắng lại được, vì vậy "xích khí mới hậu hóa". Dương minh táo khí Tư thiên, thì Thiếu âm quân hỏa chủ về "chung chi khí", cho nên xích khí hóa sau, mà bạch khí (tức Phế) bị khuất.

 (24) Vì tuế hỏa bất cập, hàn lại thắng hơn, nên hàn khí đại hành, mà cái chính lệnh sinh trưởng không thể phát triển. Phàm các bệnh hung trung thống v.v... Đều do Dương khí không phát triển được mà sinh ra "uất mạo, mông muội" tức là một chứng khí uất lên chóng mặt, và hoa cả mắt trông không rõ... Đó là do thấp khí gây nên; hàn Thủy phạm lên Tâm, nên Tâm thống; Tâm chủ về nói, Tâm mắc bệnh nên bạo ấm (bỗng dưng như câm); Thái dương chủ về khí của chư dương, gốc của nó sinh ra từ trong hàn Thủy; vì hàn râm thái quá khiến sinh dương tự hư... "Co vào mà không duỗi ra được", là bệnh tại cân. Thái dương chủ về cân. Dương khí hư không thấm nhuần cho cân được, nên sinh bệnh như vậy.

 (25) "Phục" tức là Thổ khí phục. Cái khí thấp Thổ, uất bốc lên trên, nên thường có mưa to... Hắc khí tức Thủy khí, vì Thổ khí đã phục, nên Thủy khí phải thụt xuống. "Đại tiện sống phân" v.v... thuộc về chứng hàn thấp. Bởi thủy khí thái thậm, mà thấp Thổ lại báo phục, nên mới sinh các bệnh trên.

 (26) Thổ vận bất cập, thì Mộc nó lại thắng, cho nên phong khí mới đại hành, mà hóa khí của Thổ không còn sao thi hành được chính lệnh của mình nữa. Phàm các chứng bệnh xôn tiết, hoắc loạn v.v... Đều là cái bệnh Mộc khắc Thổ mà sinh ra. "Gân xương lay động", là một chứng hậu do Quyết âm, Thiếu dương gây nên. Thổ khí bất cập, thì Mộc không còn gì chế lại được. Cho nên Tàng khí phạm vào người. Người mắc chứng hàn trung (lạnh bụng) là bởi Thủy hàn phạm lên, mà Hỏa, Thổ bị suy yếu.

 (27) "Phục" đây là do Thổ yếu, Mộc cang, Kim nó mới báo phục trở lại, nên chính lệnh mới gắt gao... Phàm bệnh hung, hiếp v.v... Đều bởi Can mộc gây nên. Thở dài là bởi Mộc uất, thì Đởm khí không được thư, nên phải thở dài cho hả. Khí khách vào Tỳ, tức là Thủy sâm Thổ. Vì Thổ vận bất cập mà Tàng khí dụng sự, cho nên Kim dù báo phục, mà tứ khí cũng đi theo. Thủy khí thắng, nên ăn uống kém sút.

 (28) Thượng lâm Quyết âm tức thuộc về hai năm Kỷ Tỵ và Kỷ Hợi, Quyết âm ở trên thì Thiếu dương ở dưới. Vì thế nên Tàng khí không còn hiệu dụng. Đó là bởi từ nửa năm về sau, nhờ được cái Hỏa của Thiếu dương, nên dù Đông lệnh cũng không thể hàn. Tuế vận ở Mộc, dù không chăm ở đức, nhưng gặp Quyết âm tư thiên. Mộc khí không hư nên bạch khí (kim) không báo phục.

 Án: Thắng khí ở nửa năm về trước, "phục khí" ở nửa năm về sau. Về mùa thu, đông, Mộc khí đã bình, Kim khí không phục, nên dân mới được an toàn vô sự. Ta nên biết: vì thắng khí vọng hành, lại tự bỏ hư bản vị, rồi cả tử, mẫu đều hư, cho nên "phục khí" mới có thể thừa cơ để báo phục. Nếu bản khí không hư, thì tứ khí cũng thực, "phục khí" cũng phải sợ tử của nó mà không dám báo phục nữa.

 (29) Kim vận bất cập, thì cái thắng được nó là Hỏa khí sẽ tự do lưu hành. Kim không chế được Thủy, thì cái sinh khí của Mộc lại lợi dụng cái khí sinh trưởng của Hỏa để chuyên thắng, cái khí táo thước do đó thịnh hành. Những bệnh phát sinh ra đó, đều bởi Phế khí không thâu liễm được mà gây nên.

 (30) Kim nhược, Hỏa Can, Thủy sẽ báo phục. Nên mưa lạnh mới trút đến, Quyết nghịch là một khí ngược lên và chân tay giá lạnh; "Cách dương" tức là dồn cả khí dương lên trên. Về mùa thu, đông, Dương khí nên thâu tàng tại Âm Tàng, nhân hàn khí quyết nghịch, và dồn dương lên trên, khiến cho dương lại đi ngược lên. Nên mới phát chứng thuộc đầu óc như vậy; Vì hàn khí của Thủy lấn lên, khiến Tâm hỏa bốc ra ngoài, nên con người mới mắc bệnh lở ở miệng và ở Tâm thống...

 (31) Tuế thủy bất cập, thì Thổ sẽ thắng, cho nên thấp khí đại hành. Thủy nhược không chế được Hỏa, cho nên Hỏa lại đắc dụng. Hỏa với Thổ hợp hóa, cho nên cái khí của Thổ lại thi hành được chóng, nên thứ vũ (mưa, nắng nóng) đến luôn. Các bệnh trên đây đều do Thận âm bị thương mà sinh ra. Linh khu nói: "Dương khí hữu dư, vinh khí không lưu hành, sẽ phát chứng ung (mụn), âm dương không thông, hàn nhiệt cùng chọi, sẽ hóa làm nung (mủ). Lại nói: Hàn tà khách ở trong kinh, lạc, không trở lại được, thì thành chứng mụn sưng; ở đây là hàn độc, mà không có nhiệt hóa, nên phát các chứng yêu cổ thống v.v..." đều do Thận khí không được quân bình mà gây nên.

 (32) Về khí Tư thiên, thượng lâm Thái âm, tức là hai năm Tân Sửu và Tân Vị (Mùi). Thái âm thấp thổ Tư thiên, thì Thái dương hàn thủy Tại toàn. Vì thế nên thường có đại hàn. Vì thường có đại hàn, Dương khí không phát triển được ở trên; hàn thủy Tại toàn, cho nên dân mới mắc bệnh ở dưới. Các bệnh phát ra ở trên, đều do thấp râm thái quá, Tỳ thổ bị thương mà gây nên.

 (33) Thủy nhược, Thổ thắng, Mộc lại báo phục, nên mới có gió to nổi lên. Dương minh táo kim, chủ ở diện bộ, nên sắc mặt thường biến. Dương minh chủ làm nhuận cho tông cân, mà bao các cân đều thuộc về cốt; vì cái khí trung Thổ của Dương minh bị thương, nên cân cốt mới đều đau. Mắt không tỏ, vì phong thắng làm thương đến huyết mà sinh ra. Phong khí lọt vào trong cách, ở khoảng trên thì sinh Tâm thống, ở khoảng dưới thì sinh đau ở phúc.

 (34) Trong một năm có sự thắng phục của tuế vận, có sự thắng phục của bốn mùa. Mộc bất cập thì Kim sẽ thắng. Như mùa xuân có cảnh ấm áp thì mùa thu có cảnh mát mẻ... Đó đều là giữ đúng cái bản vị của bốn mùa, không có thắng mà cũng không có phục... Tức là hòa khí. Nếu mùa xuân mà thảm thê, thì mùa hạ sẽ oi ả. Do đó tai sảnh sẽ phát sinh từ Đông phương, ở Tàng của con người là Can, mà bệnh thì phát ở khư hiếp, tức thuộc phạm vi của Can; bên ngoài thì ở quan tiết (các khớp xương), vì Can chủ về cân. Các mùa kia đều theo một công lệ như vậy. Ngọc Sư nói: "Bất cập" là nói về Tuế vận bất cập, nên phải có thắng có phục. Nếu được thì khí hòa không còn có thắng phục nữa.

 (35) Thủy không thắng Hỏa, nên Hỏa được sáng tỏ. Không có thắng thì không có phục, nên mùa đông mới phát triển cái chính lệnh rét mướt...

 (36) "Mây mái thấm nhuần" là đức hóa của Thổ; gió lay lá lướt, là chính lệnh của Mộc. Đó thuộc về khí hòa, không có sự thắng phục, nếu "gãy cành, trốc gốc" là Mộc râm thắng Thổ; "hiu hắt mưa dầm..." là sự báo phục lại của thu Kim. Thổ vượng ở bốn mùa, nên gọi là "tứ duy". Tâm ở vào khoảng Vị quản, "phúc" là thành quách của Tỳ. Tứ duy lại là chính Vị của các phương Càn, Khôn, Cấn, Tốn; Đông, Tây, Nam, Bắc và Thủy, Hỏa, Mộc, Kim.

 (37) Cái chính lệnh của năm vận âm dương, cũng như cán cân. Cao mà quá, tất phải có cái sức gì để nén bớt xuống, vì là thái quá; thấp mà quá, tất phải có cái sức gì để nâng đỡ lên, vì là bất cập. Nếu đức hóa, thì bốn mùa sẽ ứng theo; nếu biến dịch, thì tùy thời sẽ có báo phục. Đó là cái lý sinh, trưởng, hóa, thâu, tàng và là thường khí của bốn mùa.

 (38) Ứng với khí trời, động mà không ngừng, ứng với khí đất, tĩnh mà giữ Vị. Thần minh, tức là chỉ về "thất triệu" (7 sao). Đây tiếp đoạn trên để nói: thâu, tàng tức là vãng phục của âm dương. Sự động tĩnh không trông thấy, có thần minh làm cương kỷ, thì có thể nhận xét; âm dương không thể lường, nhưng có triệu chứng của hàn thử thì có thể biết, đó là cái đạo âm dương của trời đất.

 (39) Đoạn này nói về cái khí của năm vận, bốn mùa. Có sự thường của đức hóa, có sự biến của tai sảnh, phải xét ở sự "động", mới có thể biết được. Vậy, về năm thái quá, thì có sự "râm thắng"; về năm bất cập, thì có sự "thắng, phục". Đó là sự thường của tuế vận, có thể dự biết được. Nhưng cái khí của năm vận, phát sinh bởi năm phương; cái khí của năm phương, lại hợp với bốn mùa. Ở tuế vận, dù có cái sự biến râm, thắng, uất, phục; tại bốn mùa, lại có cái hòa của đức, hóa, chính, lệnh. Cùng tuế vận không chung một "hậu", cho nên cần phải xét ở sự động của khí. Vậy, đức, hóa, chính, lệnh, biến, tai... Muôn vật theo đó mà hoặc thành, hoặc bại; con người theo đó mà hoặc mạnh khỏe, hoặc ốm đau... Như thế thì cũng khó lòng mà biết trước được.

 (40) Đây nói về ngũ tinh chỉ ứng với tuế vận, chứ không thể ứng với sự "thốt biết" của thời khí.

 (41) Khí hóa tức là khí của năm vận. Tỷ như: Giáp, Kỷ vận Thổ; Ất, Canh vận hóa Kim; Bính, Tân vận hóa Thủy; Đinh, Nhâm vận hóa Mộc; Mậu, Quý vận hóa Hỏa v.v... Năm dương niên chủ về thái quá; năm âm niên chủ về bất cập. Mà đều ứng lên với năm hành của trời.

 (42) Đây nói về tuế vận thái quá, thì cái ngôi sao chủ về năm không yên giữ ở "độ" của mình, mà xâm võ cái "sở bất thắng", vì thế nên úy tinh thất sắc (Úy tinh tức là ngôi sao khắc lại mình mà mình phải sợ). Tỷ như tuế Mộc thái quá, thì tuế tinh sẽ lấn cái "sở bất thắng" là Thổ, mà chấn tinh sẽ thất sắc. Như: Tuế thổ, thái quá, thì Chấn tinh sẽ lấn cái "sở bất thắng" là thủy, mà Thần tinh sẽ thắt sắc. Bởi mẹ của úy tinh, tức là con của thắng tinh. Đó là do Cang thời hại mà không thể sinh hóa được "tử khí". Nếu là năm bất cập, thì cái ngôi sao "sở bất thắng" cũng tự tỏ sắc ra. Tỷ như tuế Mộc bất cập, thì cái ngôi sao "sở thắng" là Thái bạch thêm phần sáng tỏ; mà cái Thổ khí "sở bất thắng" cũng không sợ gì Chấn tinh, cũng tự sáng tỏ hơn lên... Năm vận đều như thế cả.

 (43) Vương Băng nói: Trời đất động tĩnh, âm dương đi lại, lấy đức báo hóa, lấy hóa báo hóa... Chính lệnh, tai sảnh cũng đều như vậy, không thể thêm bớt.

 (44) Vương Băng nói: Thắng thịnh thời phục lại thắng, thắng vi thời phục lại vi, không thể nhiều hơn lên được.

 (45) Thái quá gọi là đại niên, bất cập gọi là tiểu niên, hữu dư mà vãng, bất túc sẽ theo; bất túc mà vãng, hữu dư sẽ theo. Bỏ lỡ sao được.

 (46) "Hiệu dụng" tức là cái hiệu dụng của âm, dương. Khí âm dương của trời đất, thăng rồi thì giáng, giáng rồi thì thăng... Hàn đi thử lại, thử đi thì hàn lại. Không có sao được.

 (47) Sự vãng lai của thắng phục, sự thăng giáng của âm dương. Đều theo ở sự động của khí mà phục trở lại.

 (48) "Khí" tức là cái khí biến dịch (thay đổi).

 Án: Lục tiết Tàng tượng nói: "Biến đến thì bệnh"; "sở thắng" thì "vi" (nhỏ, nhẹ); "sở bất thắng" thì bệnh; nhân đó lại cảm phải tà khí thì sẽ chết... cho nên không phải mùa thì vi, đúng phải mùa thì nặng...". Đó là nói mùa xuân biến thành cái khí Trưởng hạ; Trưởng hạ biến làm đông khí; đông khí biến làm khí hạ nhiệt; hạ biến làm thu khí; thu biến làm xuân khí. Đó là bảo: Được cái thắng của ngũ hành tức là thời khí thắng biến khí, nên mới là hòa bình. Như tuế Mộc bất cập, tuế Kim thái quá, mùa xuân lại biến thành túc sái. Lại như tuế Hỏa bất cập, tuế Thủy thái quá, mùa hạ mà lại hàn khí lưu hành... Thế là thời khí với biến khí không tương thắng, nên mới sinh bệnh. Cho nên không phải cái thời "sở thắng" thì vi, đúng là cái thời "sở thắng" thời nặng. Lại cảm thêm tà khí, tức là tà khí ở suốt cả bốn mùa.
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 26, 2018, 04:30:41 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #70 vào lúc: Tháng Sáu 14, 2018, 09:38:15 AM »

Chương bảy mươi và bảy mươi mốt

NGŨ THƯỜNG CHÍNH ĐẠI LUẬN THiÊN



KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi rằng:

 - Thái hư rộng thẳm, năm vận xoay vần; suy thinh không giống, tổn ích cùng theo. Xin cho biết thế nào là bình khí? Vì sao mà có tên?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Mộc gọi là Phu hòa; Hỏa gọi là Thăng minh; Thổ gọi là Bị hóa; Kim gọi là Thẩm bình; Thủy gọi là Tĩnh thuận (1).

 - Bất cập thời gọi là gì?

 - Mộc gọi là Ủy hòa; Hỏa gọi là Phục minh; Thổ gọi là Tỵ giam; Kim gọi là Tùng cách; Thủy gọi là Hạc lưu (2).

 - Thái quá thời gọi là gì?

 - Mộc gọi là Phát sinh; Hỏa gọi là Hách hy; Thổ gọi là Đôn phụ; Kim gọi là Kiên thành; Thủy gọi là Lưu diễn (3).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Xin cho biết các chứng hậu phát sinh do ba khí trên đó như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Về năm Phu hòa, lệnh của nó là phong; Tàng của nó là Can; nó sơ thanh (tức Kim); nó khai khiếu lên mắt, nó nuôi ở cân. Nếu bệnh, sẽ lý cấp, chi mãn; Vị của nó thuộc toan.

 Về năm Thăng minh, lệnh của nó là nhiệt; Tàng của nó là Tâm; Tâm sợ hàn (Thủy); nó chủ về lưỡi, nó nuôi ở huyết; nếu bệnh, sẽ nhuận khiết (tức thịt rùng và rút gân); Vị của nó thuộc khổ.

 Về năm Bị hóa, lệnh của nó là thấp; Tàng của nó là Tỳ; Tỳ sợ phong (tức phong Mộc); nó chủ về miệng, nó nuôi nhục. Nếu bệnh, sẽ thành chứng bĩ; Vị của nó thuộc cam.

 Về năm Thẩm bình, lệnh của nó là táo; Tàng của nó là Phế; Phế sợ nhiệt; nó chủ về mũi, nó nuôi ở bì mao. Nếu bệnh, sẽ phát khái (ho); Vị của nó thuộc tân.

 Về năm Tĩnh thuận, lệnh của nó là hàn; Tàng của nó là Thận, Thận sợ thấp (Thổ), nó chủ về hai đường âm (tiền, hậu âm). Nếu bệnh, sẽ thành chứng quyết; Vị của nó thuộc hàm.

 Cho nên, sinh mà chớ sai, trưởng mà chớ phạt, hóa mà chớ chế, thâu mà chớ hại, tàng mà chớ ức (nén xuống). Như thế gọi là bình khí. (4).

***

 Về năm Ủy hòa, tức là Mộc vận bất cập. Do đó, cái khí "sở thắng", nó sẽ thắng được sinh khí, Kim khí đã thắng thời Mộc không thể phát triển được chính lệnh của mình. Do đó Thổ không còn úy kỵ gì nữa. Mộc suy thời Hỏa khí cũng không thể thịnh; Phàm bệnh hay phát sinh tại Can tàng.

 Về năm Phục minh, tức là Hỏa vận bất cập; Hỏa vận bất cập, nên cái khí của Thủy tàng lại được tự do tán bố; Kim cũng không còn phải sợ, cho nên thâu khí được tự chủ chính lệnh. Do đó Thổ khí cũng không được thịnh, và bệnh hay phát sinh tại Tâm tàng.

 Về năm Tỵ giam, tức là năm Thổ vận bất cập. Vì Thổ bất cập, nên Mộc nó thắng lại được, khiến hóa khí không còn thi triển được chính lệnh. Cũng do đó mà thâu khí phải bình. Mộc với Hỏa đã được hoành hành nên mưa gió có luôn. Mà bệnh hay phát sinh tại Tỳ tàng.

 Về năm Tùng cách, tức là năm Kim vận bất cập. Vì Kim bất cập, nên Mộc không còn sợ hãi. Bệnh hay phát sinh tại Phế tàng.

 Về năm Hạc lưu, tức là năm Thủy vận bất cập. Vì Thủy bất cập, nên Dương khí lại thắng mà được tự do phát triển; cũng do đó mà hóa lệnh của Thổ cũng được xương thịnh, và Hỏa không còn úy kỵ, nên khí dương nhiệt mới có thể tràn lan bốn cõi. Bệnh hay phát sinh tại Thận tàng.

 Xem đó thời biết: Thừa sự nguy mà tiến hành không phải mời mà tự đến. Nếu bạo ngược không có đức, thời tai hại tới ngay. Nhỏ thời báo phục nhỏ, nặng thời báo phục nặng, đó là cái thường của khí (5).

***

 Về năm Phát sinh, tức  là tuế Mộc thái quá. Vị của nó toan, cam, tân; nó tượng về mùa xuân; Kinh của nó là túc Thiếu dương, Quyết âm; Tàng của nó là Can và Tỳ; bệnh của nó là nộ, khí nghịch và thổ lợi. Nếu không chủ ở đức, thời Kim khí lại phục, tà sẽ thương Can.

 Về năm Hách hy, tức là tuế Hỏa thái quá. Vị của nó là khổ, tân, hàm; nó tượng về mùa hạ. Kinh của nó là thủ Thiếu âm, Thái dương, thủ Quyết âm Thiếu dương; Tàng của nó là Tâm với Phế; bệnh của nó là tiếu (hay cười), ngược, lở láy, cuồng vọng và mắt đỏ. Nếu chính lệnh bao lạt, Tàng khí sẽ lại phục, tà sẽ thương Tâm.

 Về năm Đôn phụ, tức là tuế Thổ thái quá. Vị của nó là cam, hàn, toan; nó tượng về mùa Trưởng hạ; kinh của nó là túc Thái âm, Dương minh; Tàng của nó là Tỳ và Thận; bệnh của nó là phúc mãn, tứ chi rã rời, gió nhớn thổi đến, tà sẽ thương Tỳ.

 Về năm Kiên thành, tức là tuế Kim thái quá. Vị của nó là tân, toan, khổ; tượng của nó là Phế và Can; bệnh của nó là suyễn, khát, khó thở, không thể nằm ngửa. Nếu khí nóng quá nhiều, tà sẽ thương Phế.

 Về năm Lưu diễn, tức là năm Thủy vận thái quá. Vị của nó là hàm, khổ, cam; tượng của nó là mùa đông; kinh của nó là túc Thiếu âm; Thái dương; Tàng của nó là Thận và Tâm; bệnh của nó là trướng (bụng to vượt lên). Nếu trưởng khí (hòa) không hóa được, tà sẽ thương Thận.

 Cho nên nói: Nếu đức không giữ được thường, thời "sở thắng" sẽ lại phục; nếu chính lệnh giữ được thường, thì "sở thắng" cũng hóa. Tức là nghĩa đó (6).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Trời bất túc ở Tây bắc, tả hàn mà hữu lương (mát) đất bất mãn ở Đông nam, hữu nhiệt mà tả ôn... là vì cớ sao? (7)

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Đó là do cái khí Âm Dương, cái lý cao hạ và cái khác của Thái, Thiếu mà sinh ra (VIII).

 Đông Nam thuộc dương. Dương thời tinh giáng xuống ở dưới, cho nên hữu nhiệt mà tả ôn, Tây Bắc thuộc âm. Âm thời tinh phụng lên trên, cho nên tả hàn mà hữu lương. Vì vậy, đất có cao thấp, khí có ông lương. Ở nơi cao thời khí hàn, ở nơi thấp thì khí nhiệt (9).

 Cho nên, đến ở nơi hàn lương thì có bệnh trướng, đến ở nơi ôn nhiệt thì hay có bệnh lở. Hạ đi, thời trướng khỏi, hãn đi, thời lở khỏi. Đó là cái lẽ thường mở đóng của tấu lý, và sự khác nhau của Thái, Thiếu (10).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Đối với sự thọ, yểu như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Nơi nào được âm tinh thượng phụng thời người thọ, nơi nào bị dương tinh giáng xuống thì người yểu (11).

 - Về bệnh nên trị thế nào?

 - Thuộc về khí của Tây bắc, thời tán đi mà làm cho hàn; thuộc về khí của Đông Nam, thời thâu lại mà làm cho ôn, liệu trị khác nhau vậy (12).

 Cho nên nói: Khí hàn, khí lương... liệu trị bằng hàn lương, lại dùng thêm phép tẩm vào nước... Khí ôn, khí nhiệt... liệu trị bằng ôn nhiệt, phải làm cho nguyên dương mạnh để cố thủ ở bên trong... Miễn sao cho khí hòa đồng, mới có thể yên. Nếu "giả" thì làm trái lại (13).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Cùng là khí trong một châu, mà sinh, hóa, thọ, yểu, không giống nhau, là vì sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Cái lý cao thấp, do địa thế mà gây nên. Ở nơi tùng cao (cao vọt, như cao nguyên, hoặc rừng núi) thì Âm khí chủ trị; ở nơi ô hạ (đất trũng, thấp, như miền giáp bể, đồng chiêm v.v...) thời Dương khí chủ trị. Dương thắng thời khí đến trước thiên thời (hậu thiên). Đó là cái lẽ thường của đạo lý, và là cái đạo của sự sinh hóa (14).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Cùng có thọ, yểu khác nhau chăng?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Ở nơi cao thời khí thọ; ở nơi thấp thời khí yểu. Đất vì lớn nhỏ mà khác nhau. Nhỏ thì khác nhỏ, lớn thì khác lớn (15).

 Cho nên về phép trị bệnh, phải hiểu rõ thiên đạo, địa lý, âm dương canh thắng, khí đến tiên hậu, người được thọ yểu, và cái kỳ hạn của sự sinh hóa... Mới có thể biết được hình khí của con người (16).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Có năm không vì "vận" và "phương" mà sinh bệnh. Tàng khí cũng có khí không ứng, không dụng là thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Đó là do sự "chế" của thiên khí mà khí của con người cũng theo...(17)

 - Xin cho hiểu rõ?

 - Thiếu dương Tư thiên, thời Hỏa khí "hạ lâm", Phế khí theo lên... Do đó, phát ra các chứng khái (ho), xì (hắt hơi), cừu nục (đổ máu ra đằng mũi); Tỵ chất (mũi ngạt, hoặc mọc mụn trong mũi), khẩu thương (lở ở miệng); hàn nhiệt, phù thũng (sưng phù ở chân)...Tâm thống và vị quản thống, quyết nghịch, trong cách không thông... Bệnh phát rất chóng (18).

***

 Dương minh Tư thiên, táo khí hạ lâm, Can khí ứng lên theo; Thổ sẽ bị tai sảnh; bệnh phát ra hiếp thống mắt đỏ; run rẩy, cân nuy, không đứng được lâu (19).

 Khí bạo nhiệt đưa đến; Thổ bị thử khí nung nấu, Dương khí uất phát, tiểu tiện biến sắc; hàn nhiệt như chứng ngược, quá lắm thì Tâm thống (20).

***

 Thái dương Tư thiên thời hàn, hạ lâm, Tâm khí ứng lên theo; Kim sẽ bị tai sảnh; bệnh phát ra Tâm nhiệt, phiền, ách Can, hay khát, đau ở sống mũi và hắt hơi, hay bi, hay vươn vai. Vì nhiệt khí vọng hành, nên hay quên. Quá lắm thì phát Tâm thống (21).

 Thổ sẽ ẩm ướt. Thấp khí làm biến cả mọi vật, gây nên chứng thủy ẩm, trung mãn, không ăn được, bì tý, nhục a; cân mạch không lợi, quá lắm thời sưng thũng và hậu ung (mọc mụn ở phía sau) (22).

***

 Quyết phong Tư thiên, phong khí hạ lâm, Tỳ khí ứng lên theo. Bệnh phát sinh các chứng: thân thể nặng, cơ nhục nhão nát, ăn kém, miệng không biết ngon, phong râm ở trên, nên thêm các chứng mắt hoa, tai ù (23). Hỏa tràn lan khí nóng, nên đất cũng biến thành khí thử (24).

***

 Thiếu âm Tư thiên, nhiệt khí hạ lâm, Phế khí ứng lên theo. Bệnh sẽ phát: suyễn, ẩu, hàn, nhiệt, xị, đau xương sống mũi, đổ máu cam, mũi ngạt; khí nóng bức tràn lan, quá lắm thì phát lở láy, mụn nhọt. Đất bị khí "táo", khiến người hiếp thống và hay thở dài (25).

***

 Thái âm Tư thiên, thời thấp khí hạ lâm, Thận khí ứng lên theo. Bệnh phát sinh ra trong hung không thông lợi, âm nuy. thận khí quá suy, Dương khí không thể phát triển. Nếu gặp Đông lệnh, sẽ gây thêm chứng yêu chùy (xương sống) đau, không thể trở mình, hoặc quyết nghịch (26).

 Đất sẽ "tàng" khí âm, gây chứng Tâm hạ lũ thống, Thiếu phúc thống, kém ăn. Thừa lên Kim thì thôi. Nếu Thủy tăng, vị sẽ biển ra hàm. Dùng phép hành thủy, sẽ khỏi (27).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Hằng năm, có các loài vật không sinh dục, vận chủ không toàn, do khí gì gây nên?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Bởi sáu khí, năm loại, cùng thắng, chế lẫn nhau. Được khí tương đồng thời thịnh, gặp khí tương thịnh thời suy, đó là lẽ thường trong đạo, sinh hóa của trời đất, không có gì khác lạ.

 Cho nên, khí chủ có sở chế, tuế lập có sở sinh. Địa khí thời chế về "thắng kỷ", thiên khí thời chế về "kỷ thắng".

 Hoàng Đế hỏi:

 - Khí thủy bắt đầu mà sinh hóa, khí tán mà có hình, khí bố (tán bố) thời phồn dục (rậm, tốt), khí chung (cuối cùng) thời tượng... Cái nguyên lý chỉ như một. Nhưng năm vị sinh ra, sinh hóa có hậu, bạc, thành thục có nhiều, ít, chung thủy không giống nhau, là vì sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Do địa khí chế ngự đó. Phàm vật không có thiên khí thời không sinh, không có địa khí thời không trưởng (28).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Xin cho biết chi tiết ra làm sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Hàn, nhiệt, táo, thấp, sự hóa không giống nhau, cho nên Thiếu dương Tại toàn, khí hàn độc không sinh ra. Vị nó tân; về liệu trị, dùng các vị khổ toan (29).

***

 Dương minh Tại toàn thời thấp độc không sinh ra. Vị nó toan, khí nó thấp. Chủ trị nó là tân, khổ, cam (30).

 Thái dương Tại toàn thời nhiệt độc không sinh ra. Vị nó khổ. Chủ trị của nó là đạm và hàm (31).

 Quyết âm Tại toàn thì thanh độc không sinh ra. Vị nó cam. Chủ trị của nó là toan và khổ, khí nó chuyên, vị nó chính (32).

 Thiếu âm Tại toàn thời hàn độc không sinh ra. Vị nó tân, chủ trị của nó là tân, khổ, cam (33).

 Thái âm Tại toàn thời táo độc không sinh ra. Vị nó hàn, khí nó nhiệt, chủ trị của nó là cam, hàn (34).

 Hóa thuần thời hàm giữ gìn, khí chuyên thời tân hóa mà điều trị (35).

***

 Cho nên: muốn dùng "bổ" ở trên dưới, thời phải dùng phép thuận; muốn dùng "trị" ở trên dưới, thì phải dùng phép nghịch. Nhận xem hàn, nhiệt, thịnh, suy ở đâu để điều hòa. Cho nên nói: "Thượng thủ, hạ thủ, nội thủ, ngoại thủ", để cầu nơi hữu quá (có lỗi; tức có bệnh); lại xét bệnh nhân có thể thắng được độc thời dùng hậu dược (vị thuốc khí vị nùng hậu); không thắng được độc thời dùng bạc dược (vị thuốc khí đạm bạc) (36).

***

 Nếu bệnh khí tương phản, thời bệnh ở trên, trị ở dưới, bệnh ở dưới trị ở trên, bệnh ở trung (giữa) trị ở bên cạnh (37).

 Trị bệnh nhiệt bằng vị hàn, dùng "ôn" cho dẫn hành; trị hàn bằng vị nhiệt, dùng "lương" cho dẫn hành; trị ôn bằng vị thanh, dùng "lãnh" cho dẫn hành; trị thanh bằng vị ôn, dùng "nhiệt" cho dẫn hành, cho nên hoặc tiêu, hoặc tước, hoặc thổ, hoặc hạ, hoặc bổ, hoặc tả... Bệnh lâu, bệnh mới cùng một phương pháp (38).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Bệnh ở trong mà không thực, không kiên, không tụ, không tán... Thế là vì sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 -  Không có tích thời cầu ở Tàng; hư thời bổ; dùng thuốc để trừ đi, dùng ăn để giúp theo; dùng phép tẩm vào nước để lấy hãn... Miễn sao trong ngoài đều hòa, bệnh sẽ được hết (39).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Thuốc có thứ có chất độc, có thứ không có chất độc. Về việc uống, có quy chế nhất định không?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Bệnh có lâu, mới; phương có lớn, nhỏ; thuốc có chất độc hay không chất độc; về phương pháp dùng, vốn có quy chế thường. Vị thuốc có chất đại độc, dùng để trị bệnh, bệnh mười phần, giảm bớt được sáu phần thì thôi, đừng dùng nữa. Vị thuốc có chất độc thường dùng để trị bệnh, bệnh mười phần, bớt được bảy phần thời thôi đừng dùng nữa. Vị thuốc có chất tiểu độc, dùng để trị bệnh, bệnh mười phần, bớt được tám phần thì thôi đừng dùng nữa. Vị thuốc không có chất độc, dùng để trị bệnh, bệnh mười phần, bớt được chín phần, thì thôi, đừng dùng nữa. Cơm gạo, cá, thịt, các thức quả, các thức rau... dùng làm thức ăn cho bổ dưỡng thêm, bệnh hết thời thôi, không nên nhiều quá, e làm thương đến chính khí. Nếu bệnh vẫn chưa khỏi, lại dùng thuốc theo như phương pháp trên (40).

 Phải trước xét nhận ở tuế khí, đừng làm hại đến khí hòa, đừng đã thịnh lại giúp cho thịnh thêm, đừng đã hư lại làm cho hư thêm... Khiến người mắc tai vạ, đừng chuốc lấy tà, đừng làm mất chính khí, khiến người bị yểu vong (41).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Có người mắc bệnh tuy lâu ngày, khí đã thuận mà vẫn không khỏe, bệnh hết mà người vẫn gầy... Như thế là thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Không thể thay khí hóa, không thể trái bốn mùa. Giờ kinh lạc đã thông, huyết khí đã thuận chỉ nên làm cho hồi phục lại cái Tàng nào bất túc, cho được điều hòa như nhau; bổ dưỡng thêm, điều hòa thêm yên lặng, để đợi thời, giữ khí cho cẩn thận, đừng để sai lệch... Như thế, sinh khí sẽ được lâu dài và thân hình sẽ được mạnh khỏe (42).

Chú giải

 (1) Đây nói về bình khí của năm vận, đều có tên riêng. Mộc khí được bình thời có thể tán bố cái khí dương hòa để sinh muôn vật, nên gọi là Phu hòa, tinh Hỏa bốc lên, có đức sáng tỏ; Thổ chủ về sinh hóa muôn vật, mà lan khắp bốn phương; Kim chủ về túc sái, nhưng được hòa bình thời không làm càn; thể chất của Thủy thanh tĩnh mà nhu thuận. Những chữ đặt tên trên đây đều hình dung cái năng lực, cái tính tốt của năm vận, tức năm hành.

 (2), (3) Cả về danh từ của thái quá và bất cập dưới đây cũng vậy, đều là hình dung cái sự kém sút hoặc quá đáng của các năm, chủ về các hành đó.

 (4) Ý đoạn trên này nói: Về năm Mộc vận được sinh khí, mà không có khí túc sái của Kim; về năm Hỏa vận được trưởng khí, mà không có khí khắc phạt của Thủy; về năm Thổ vận được Hóa khí, mà không có cái khí thắng của Mộc; về năm Kim vận được thâu khí (cái khí thâu liễm), mà không có sự tặc bại của Hỏa; về năm Thủy vận được Tàng khí (cái khí thu cất, kín đáo), mà không có sự át ức của Thổ. Như thế là năm bình khí.

 (5) Đây nói tổng quát lại cả đoạn trên. Ý nói: Phàm năm vận mà bất cập, thì cái khí "sở thắng" sẽ thừa nguy mà đến... Chỉ còn có "râm thắng" mà thôi, không còn chút gì là "hòa, tường" nữa. Do đó, con nó mới lại phục thù, gây thêm tai hại v.v...

 (6) Đây tổng kết lại đoạn trên. Nếu cậy mạnh mà không giữ được đức thường, thời cái khí "sở thắng" nó lại báo phục; tức là cái nghĩa "đã võ" mà lại thu tà, vì nó không còn phải kiêng sợ gì nữa. Nếu chính lệnh hòa bình đều giữ được lẽ thường, thì cái khí "sở thắng" sẽ đồng hóa với mình, còn lo gì sinh bệnh.

 (7) Trời có âm dương, đất có âm dương. Cho nên bàn về năm vận của trời mà lại nói về bốn phương của đất... Tả hàn, hữu lương, tả nhiệt, hữu ôn v.v... Đó là theo về Quải tượng củ Hậu thiên. Bởi về Quải của Hậu thiên, Ly ở Nam, Khảm ở Bắc, Chấn ở Đông, Đoài ở Tây. Vì trời đất khai tịch rồi mới có bốn phương.

 (VIII) Trên đây nói khí Âm Dương, tức là nói về khí hàn nhiệt của bốn phương: cao hạ... tức là nói về đất có nơi cao, nơi thấp; thái thiếu tức chỉ về tứ tượng. Nhân khí tượng của bốn phương bao giờ cũng khác nhau.

 (9) Trên đây nói chữ "tinh", tức là tinh Thủy do Thái ất sinh ra. Thiên khí bao bọc ở dưới. Tinh khí thông suốt lên trời. Cho nên âm dương ứng tượng nói: "Giời có tinh, đất có hình...". Bởi trời là dương mà tinh là âm. Âm tinh giáng xuống dưới, thì Dương khí thăng lên trên. Vì vậy, hữu nhiệt mà tả ôn; âm tinh phụng lên trên, thời Dương khí tàng ở dưới; cho nên tả hàn mà hữu lương. Tây bắc là nơi cao. Đông nam thời khí hãm (trũng, xuống) cho nên nơi cao thì khí hàn, nơi thấp khí nhiệt.

 (10) Đây lại nói về tinh khí do bên trong mà cũng có hạ, thượng, thăng, giáng. Con người nếu sinh ra ở phương hàn lương, Âm khí phụng lên trên, thì Dương khí tàng xuống dưới, cho nên hay có sự bệnh trướng. Nếu ở vào địa phương ôn nhiệt, Âm khí không giáng, thời Dương khí thăng lên, cho nên hay có bệnh mụn lở. Vậy dùng phép "hạ" thời âm tinh giáng xuống, mà Dương khí tự thăng lên, bệnh trướng sẽ khỏi; dùng phép "hãn" thì âm dịch thăng lên mà Dương khí tự giáng xuống, chứng lở sẽ khỏi. Đó là tinh khí ra vào ở khoảng cơ tấu, trên, dưới, thăng, giáng, một mở, một đóng đều là cái lẽ thường tự nhiên. Con người sinh ra ở trong khoảng khí giao của trời đất, có sự hàn nhiệt của bốn phương khác nhau, ta phải theo khí đó mà liệu trị cho điều hòa, thì tật bệnh sẽ không bởi đâu mà sinh ra được.

 (11) Cái nơi được âm tinh thượng phụng, thời nguyên khí cố tàng (bền bỉ và kín đáo), cho nên người ở đấy phần nhiều thọ; cái nơi bị dương tinh giáng xuống, thì nguyên dương ngoài tiết (tiết ra ngoài), cho nên người ở đấy phần nhiều yểu. Trên đây nói "âm tinh" và "dương tinh" v.v... ta nên biết: Đất cũng có "tinh" mà trời cũng có "tinh". Nhưng ở đất thì gọi là âm mà ở trời thì gọi là dương. Chỉ khác nhau có thế thôi.

 (12) Tây Bắc khí hàn, hàn giữ bền ở bên ngoài, thì nhiệt bị uất ở bên trong, cho nên phải làm tan bỏ cái hàn ở bên ngoài, mà làm cho mát khí nhiệt ở bên trong. Đông nam khí nhiệt thì Dương khí tiếtt ra bên ngoài, khí ở trong hư hàn, cho nên phải thâu liễm khí Nguyên dương, mà làm ôn lại sự lạnh ở trong. Vì vậy, nên mới nói: bệnh dù giống nhau mà phép trị liệu lại khác.

 (13) Khí ở Tây bắc hàn lương, thì người ở đấy khí dương nhiệt bị át uất vào trong, cho nên phải dùng hàn lương để trị liệu... Dùng nước để tẩm cho ra hãn, tức làm tấu lý mở ra, để Dương khí được thông xướng. Khí ở phương Đông Nam ôn nhiệt, thì tấu lý của con người mở rộng... Dương khí sẽ tiết ra nhiều; cho nên phải dùng ôn nhiệt để trị liệu, là cho Nguyên dương thêm mạnh, để cố thủ ở bên trong. Đó là mở ra thì đóng lại, đóng lại thì mở ra; thuộc về cái khí thăng trưởng, thì thâu liễm mà bế tàng lại, thuộc về cái khí thâu tàng thì thăng để mà phát tán đi. Miễn sao cho khí được hòa đồng và quân bình mới là hoàn thiện. Nếu người ở phương Tây Bắc mắc phải hàn tà hiện ra chứng trạng giả nhiệt, lại nên dùng ôn nhiệt để liệu trị. Nếu người ở phương Đông Nam, mắc phải nhiệt tà mà hiện ra chứng trạng giả hàn, lại nên dùng hàn lương để  liệu trị. Đó câu "giả, giả, phải chi", là nghĩa thế.

 (14) Đây lại nói về khí của một phương, mà cũng có âm dương, hàn, nhiệt không giống nhau. Như ở những nơi núi đồi, gò đống thì nhiều khí âm hàn; ở nơi thấp trũng bằng phẳng thì nhiều khí dương nhiệt. Về phần dương thắng, thời cái khí của bốn mùa, trước thiên thời mà đến (như chưa đến mà xuân đã ôn v.v...); về phần âm thắng, thì cái khí của bốn mùa, sau thiên thiên thời mới đến (như đã sang xuân mà vẫn hàn). Phàm hàn, thử, vãng lai, đều do đất mà gây nên. Đó là sự phân biệt về địa lý cao hạ và hậu bạc, và là lẽ thường của âm dương. "Cái đạo sinh hóa", tức là nói về cái khí sinh, trưởng, hóa, thâu, tàng. Dương khí chủ trị, thời khí nhiều sinh trưởng; Âm khí chủ trị, thời khí nhiều thâu tàng.

 (15) Ở nơi cao, khí ở đó thâu tàng, nên phần nhiều thọ; ở nơi thấp, khí ở đó phát việt, nên phần nhiều yểu. Khí của một châu có lớn, nhỏ khác nhau. Nên thọ yểu cũng khác nhau.

 (16) Thiên đạo tức là sự hóa, vận của trời; địa lý tức là bốn phương của đất. Âm, dương thay đổi nhau để thắng; năm vận, sáu khí có thái quá và bất cập, lại có thấp thắng uất phục... Kỳ hạn sinh hóa... tức là nói về sự sinh hóa của khí... Cũng như trên kia thường nói "sinh khí, hóa khí" v.v...

 (17) ... Tàng khí...tức là khí của năm Tàng, "không ứng, không dụng" tức là không ứng với sự hiệu dụng của năm vận. Đó là vì cái khí Tư thiên chế (trị) như vậy, mà khí của con người cũng hóa theo.

 (18) "Theo lên..." là nhân cái khí Tư thiên hạ lâm, nó sợ sự "thắng thế" nên phải theo. Bởi cái khí của năm vận, gốc ở trong mà vận ra bên ngoài; cái khí Tư thiên vị (định vị) ở trên mà lâm xuống dưới. Phàm những bệnh khái, xì v.v... đều là bệnh của Phế... Khẩu thương, hàn nhiệt v.v... đều là chứng Hỏa nhiệt. Đó là vận khí của Kim mà lại theo Hỏa hóa. nên mới chứng hậu như vậy.

 (19) Linh khu nói: bệnh do Quyết âm Tâm bao lạc sinh ra, Tâm thống, phiền Tâm (trong lòng buồn bực), vị quản thống (đau cuống dạ dày) v.v...Đó là do Mộc khắc Thổ mà gây nên. Thổ, bộ vị ở trung ương, trung cách không thông thời trên dưới quyết nghịch. Phong khí nhanh chóng nên mắc bệnh cũng nhanh chóng.

 (20) Cái thế của năm hành ở dưới đất, mà công dụng theo với thiên khí ở trên. Mộc theo thiên khí để hóa, nên trở xuống làm tai sảnh cho Thổ. Các bệnh phát sinh như hiếp thống v.v... đều là bệnh thuộc Can.

 (21) Dương minh Tư thiên thì Thiếu âm quân hỏa Tại toàn, cho nên đại nhiệt đến mà Thổ bị thử khí nung nấu. Vì dương nhiệt quá, nên tiểu tiện biến sắc, và hàn nhiệt như ngược. Tức có nghĩa như: "Mùa hạ bị thương về thử khí thì mùa thu sẽ biến thành hài, ngược". Tâm thống, tức là Tâm hỏa nung nấu ở trong.

 (22) Hàn khí hạ lâm, tàng khí lên theo; tinh Hỏa bốc lên, tinh Thủy dẫn xuống. "Tâm phiền v.v..." đều là những chứng do hỏa bốc lên mà sinh ra. Phế, là cái lọng che của Tâm... Phàm những chứng "đau ở sống mũi v.v..." đều do hỏa nhiệt hun lên Kim mà sinh ra. Hỏa là dương, Thủy là âm, "hay vươn vai" tức là một đằng thì Dương khí dẫn lên, một đằng thì Âm khí dẫn xuống. Hai bên giằng co nhau mà sinh ra. "Hay quên" là do hàn khí báo phục, khiến thần khí bị thương mà gây nên.

 (23) Thái dương Tư thiên thì Thái âm thấp thổ Tại toàn, cho nên "thổ khí ẩm ướt". Về năm Thìn, Tuất, Thái dương Tư thiên thì khách khí của hàn Thủy gia lâm lên "tam chi khí". Vì vậy nên thấp khí mới làm biến mọi loài sinh vật. Các chứng "thủy âm v.v..." đều do Thủy thấp gây nên. Thái dương hàn thủy chủ khí, mà kinh mạch lại vòng ở lưng, nên mới sinh ra chứng hậu ung.

 (24) Các chứng "thân thể nặng và mắt hoa" v.v... đều thuộc về Tỳ và Can.

 (25) Quyết âm phong mộc Tư thiên, thì Thiếu dương tướng hỏa Tại toàn. Mộc với Hỏa tương sinh, nên Hỏa mới tràn lan khí nóng và đất cũng biến thành khí thử.

 (26) Thiếu âm Tư thiên thì Dương minh táo kim Tại toàn, cho nên đất bị khí táo. Hiếp thống v.v... Đều thuộc về bệnh của Can, Đởm.

 (27) Thấp khí tức là sự biến của thấp Thổ. "Trung hung không thông lợi..." là do Thủy khí từ dưới lấn lên. "Âm nuy", là do Thận khí suy ở dưới. Dương khí sinh ra ở Thận âm mà vận dụng ra phu biểu. Vì Thận khí đại suy nên Dương khí không thể phát triển; do đó mới sinh ra tay chân quyết nghịch. Dương về Đông lệnh, Thận tàng, chủ khí, mà lại "yêu chùy đau v.v...". Vì Thận khí theo cả lên trên, mà bỏ hư ở phía dưới, nên mới thành chứng trạng như vậy.

 (28) Thái âm Tư thiên thì Thái dương hàn thủy Tại toàn. Cho nên đất mới "tàng" khí âm. "Tâm hạ bĩ v.v..." đó là bởi cái khí Thủy, Hỏa ở trên dưới không giao hợp được với nhau mà sinh ra. "Thiếu phúc thống", là do Thận mắc bệnh ở bộ phận dưới; "kém ăn..." là do Thủy lấn lên Thổ mà gây nên. Thận là gốc, Phế là ngọn. Đều là hai cơ quan tích thủy. "Lấn lên Kim thì thôi", tức là Thủy khí lấn lên Phế thì thôi. Tâm khí thông lên lưỡi, Tâm hòa thì phân biệt được năm vị. "Thủy tăng, vị sẽ hàm..." tức là Thủy lại lấn lên Tâm. Bởi Thủy khí thái quá, mà gây nên bệnh. Cho nên dùng phép "hành thủy" thì bệnh sẽ khỏi.

 Trở lên trên là nói về cái khí của năm vận, nhân khí của trời chế lại; mà cái khí của năm Tàng năm hành lại theo đó mà "thượng đồng thiên hóa".

 Trương Giới Tân nói: Năm hành đều có cái chế. Mỗi khi cái "chế khí" nó xâm tới, thì cái "thụ chế" tất phải ứng theo. Đó là "Kim theo Hỏa hóa"; táo quá lắm thì phong tất ứng theo. Đó là Mộc theo Kim hóa". Phong quá lắm thì bụi đất lầm trời, đó là "Thổ theo Mộc hóa". Thấp quá lắm thì mưa tuôn tầm tã, đó tức là "Thủy theo Thổ hóa". Khí hàn quá lắm thì sấm chớp tiếp theo... đó là Hỏa theo Thủy hóa. Cho nên Dịch nói: "Mây theo rồng, gió theo hổ...". Vì, rồng bẩm thụ Đông phương Mộc khí, cho nên mây mới theo; hổ bẩm thụ Tây phương Kim khí, cho nên gió mới theo. Đó là cái lý "thừa, chế" cùng theo nhau, ta phải thấu hiểu cho tinh mới được.

 (29) Đây nói về cái khí của năm vận, chủ về sinh hóa ra muôn vật, mà bị cái Tại toàn để "chế" lại, không phải trời đất không sinh trưởng đâu. "Khí thủy (bắt đầu) mà sinh hóa..." tức là được có sinh khí. "Khí tán v.v..." tức là được có trưởng khí. "Khí bổ v.v..." tức là được có hóa khí. "Khí chung v.v..." tức là cảm cái khí thâu tàng, vật cực và biến thành. Đó là cái khí của năm vận, chủ về sinh, hóa, thâu, tàng... tức lúc bắt đầu đến lúc cuối cùng, cái nguyên lý cũng chỉ như một. "Địa khí chế ngự" v.v... tức là nói về sáu khí Tại toàn. Khí của trời đất trên đây nói, tức là nói về cái khí Âm Dương hàn thử. Nên mới nói: không có thiên khí thì không sinh, không có địa khí thì không trưởng.

 (30) Hàn, nhiệt, táo, thấp v.v... là sáu khí Tư thiên, Tại toàn, nó với năm vận không cùng sự hóa. Vì vậy, cái sở chủ về "sinh, hóa, phồn, dục" của năm vận, nhân khí đất để "chế" lại, nên mới có nhiều, ít, hậu, bạc khác nhau. Thiếu dương tướng hỏa Tại toàn, cho nên những loài "hàn độc" không sinh ra, vì là hàn với nhiệt không đồng hóa. Tỷ như về năm Tân Tị, Tân Hợi, hàn thủy hóa vận, gặp Thiếu dương Tại toàn nhờ có địa khí chế lại, khiến cho các loài hàn độc không sinh ra được... Đó là do địa khí chế thắng được "hóa vận". Về năm sắc, năm vị, đều do năm vận làm chủ. Như Thiếu dương Tư thiên thì "sắc trắng hiện ra"... thế là "sắc" theo thiên chế (tức là do Tư thiên chế lại). Thiếu dương Tai toàn "Vị nó tận", thế là Vị theo "địa chế". Thiếu dương Tại toàn thì Quyết âm Tư thiên, nên phải dùng các vị khổ toan làm chủ trị.

 (31) Dương minh táo kim Tại toàn, cho nên các vật loại thấp độc không sinh ra được. Toan, là vị của Mộc. Như gặp những năm Nhâm Tý, Nhâm Ngọ mà Dương minh Tại toàn địa khí chế lại, mà cái Mộc vận lại theo địa hóa, cho nên vị nó chủ toan. Dương minh không theo tiêu, bản mà theo cái sự hóa của trung kiến là Thái âm thấp Thổ, cho nên khí nó chủ về thấp, mà cái vị sở chủ là tân, cam. Cam cũng do theo Thổ mà hóa mà sinh ra.

 (32) Thái dương hàn thủy Tại toàn, cho nên những loài nhiệt độc không sinh ra, bởi là nó không đồng hóa. Như về năm Quý Sửu, Quý Vị, Hỏa chủ về hóa vận, Hỏa sợ Thủy chế, mà Hỏa vị lại nhờ theo địa khí, cho nên vị của nó "khổ, đạm" phụ với "cam", thành cái vị sở chủ là đạm và hàm.

 (33) Quyết âm Tại toàn, thì thanh (tức lạnh) độc không sinh ra. Thổ sợ Mộc chế, cho nên vị nó cam, mà cái vị sở chủ là  toan và khổ. Quyết âm không theo tiêu bản, mà theo sự Hỏa hóa của Thiếu dương trung kiến; mà cái khí vị Tại toàn lại theo cái "sở chủ" của trung kiến là khổ nhiệt, cho nên khí của nó chuyên mà vị của nó chính.

 (34) Thiếu âm quân hỏa Tại toàn, cho nên hàn độc không sinh ra. Kim sợ Hỏa chế, nên vị của nó tân. Thiếu âm ở dưới thì Dương minh ở trên. Ở trên Dương minh, táo khí chủ trị, mà "trung kiến" là Thái âm Dương minh. Theo cái khí Hỏa của trung kiến thấp Thổ, cho nên cái vị sở chủ của nó là tân, khổ, cam. Tức là kiêm cả thổ vị do trung kiến.

 (35) Thái âm thấp thổ Tại toàn, cho nên những vật loại táo độc không sinh ra. Thủy sợ Thổ chế, nên vị của nó hàm. Thái âm ở dưới thì Thái dương ở trên, cho nên khí của nó nhiệt. Đó là bởi Thái dương tùng cả bản lẫn tiêu, Vị theo địa hóa, mà khí theo thiên hóa. Nên cái vị sở chủ của nó là cam và hàm.

 (36) Đây lại nói rõ thêm: Cái hóa khí do năm vị sinh ra, lại nhân "thắng, chế" mà hòa theo. "Hóa thuần v.v..." là nói về Dương khí theo cái hóa của trung kiến thấp thổ. Táo với thấp cùng hợp, nên sự hóa "thuần nhất". Kim theo Thổ hóa, cho nên cái "vị hàm kia" phải cố thủ một nơi, không dám tràn lan, chính là sợ sự chế của Thái âm đó. "Khí chuyên..." là nói về Quyết âm theo cái chủ khí của Thiếu dương trung kiến... Cho nên cái vị tân của nó, cùng với các vị cam, toan, khổ đều chủ trị. Bởi tân bị Hỏa chế, nên cũng phải theo Hỏa hóa. Phàm hàn, nhiệt, táo, thấp v.v... đều thuộc về sáu khí Tại toàn. Toan, khổ, cam, tân, hàm... Nó là năm Vị của năm vận. Lấy cái sự "hóa thuần" của táo với thấp, thì cái vị "hàm" kia đành phải cố thủ; vì cái khí của tướng hỏa chuyên, nên "tân" cũng đành phải hóa theo. Đó là vì địa khí chế lại, nên "Vị" cũng theo về khí hóa.

 (37) "Trên, dưới" ở đây là nói về Tư thiên và Tại toàn. Như Thiếu dương Tại toàn thì Quyết âm Tư thiên. Nên dùng những vị khổ, toan để bổ; tức là để giúp cho cái khí ở trên dưới. Như cái khí Tư thiên, bị "phong râm sở thắng..." thì lấy vị tân, lương để bình trị; bị "nhiệt râm sở thắng..." thì lấy vị hàm, hàn để bình trị. Như mọi thứ khí Tại toàn, mà hàn râm ở trong, thì điều trị bằng vị cam, nhiệt; hỏa râm ở trong, thì điều trị bằng vị hàm lãnh. Đó tức là đối với khí râm thắng, thì lại nên dùng phép "phản nghịch" để điều trị. Lại phải xem hàn, nhiệt, thịnh, suy ở nơi nào để điều trị. Như thịnh thì trị mà suy thì bổ, thì cái khí trên dưới sẽ được điều hòa. Cái khí Tư thiên, Tại toàn thăng, giáng ở trên dưới; các khí năm vận ra vào ở trong ngoài. Phải xem xét nơi nào có bệnh để điều trị. Nếu bệnh nhân có thể thắng được độc thì dùng hậu dược, không thì dùng bạc dược. Đó là phương pháp liệu trị tuế vận.

 Từ Chấn Công nói: Có thể dùng những vị đại hàn để trị chứng nhiệt râm, những vị đại nhiệt để trị chứng hàn râm... Như thế tức là "thắng được độc".

 (38) "Khí tương phản v.v..." là nói về cái bệnh khí do trên, dưới, trong, ngoài phát sinh, tương phản nhau. Vậy về phép trị cũng phải dùng phép tương phản. Như "bệnh ở trên thì trị ở dưới..." vì khí nghẽn lên trên, nên cần phải giáng xuống; "bệnh ở dưới mà trị ở trên" vì khí trệ ở dưới, cần phải là cho thăng lên; "bệnh ở giữa mà trị ở bên cạnh..." vì bệnh dù phát sinh ở trong, nhưng kinh mạch lại dẫn đi ở tả hữu, thì hoặc cứu hoặc thích, hoặc úy, hoặc án... đều phải thi hành ở ngoài cạnh. Không những thế, bệnh thuộc nhiệt, cần phải trị liệu bằng hàn dược, nhưng nếu dùng hàn ngay thì tất trái ngược với bệnh, vậy phải mượn vị "ôn" để cho dẫn đi trước đã; bệnh thuộc hàn cần phải trị liệu bằng nhiệt dược. Nhưng nếu dùng nhiệt ngay thì tất trái ngược với bệnh, vậy phải mượn vị "lương" để cho dẫn đi trước đã; bệnh thuộc ôn, cần phải trị liệu bằng thanh dược. Nhưng nếu dùng thanh dược ngay thì tất trái ngược với bệnh, vậy phải mượn vị "lãnh" để cho dẫn đi trước đã; bệnh thuộc thanh, cần phải trị liệu bằng ôn dược. Nhưng nếu dùng ôn ngay, thì tất trái ngược với bệnh, vậy phải mượn vị "nhiệt" để cho dẫn đi trước đã.... Không những thế mà thôi. Phàm muốn dùng các phương pháp tiêu, tước, thổ, hạ, bổ, tả v.v... đều phải lương sự thuận nghịch để thi hành, chứ không vì bệnh mắc đã lâu nay hay là mới mắc, mà thay đổi phương pháp.

 (39) Đây nói bệnh gây nên bởi khí của năm vận và phương pháp liệu trị nó. Thực, kiên, tụ, tán... thuộc về bệnh trạng "cầu ở Tàng..." như: về năm Phu hòa, thuộc Can tàng, sẽ bệnh lý cập chi mãn v.v... Bởi cái khí của năm vận, trong hợp với năm Tàng. Vậy nếu không phải là bệnh tích, thì phải cầu ở Tàng. Tàng khí hư thì bổ, trước dùng thuốc để trục tà, rồi dùng các thực phẩm để dưỡng chính (khí). "Tẩm nước", phép này đã có giải ở trên.

 (40) Phàm dùng thuốc, nếu quá thì sẽ sinh ra "thiên thắng", vậy dù là thuốc bổ, dù là không có chất độc, cũng chỉ dùng tới khi bệnh bớt chín phần thì thôi không dùng nữa.

 (41) Tuế có sáu khí, phải trước biết sáu khí đó ứng với mạch của con người như thế nào. Tỷ như: Thái âm ở vào thời kỳ nào thì mạch trầm; Thiếu âm ở vào thời kỳ nào thì mạch câu; Quyết âm ở vào thời kỳ nào thì mạch huyền; Thái dương ở vào thời kỳ nào thì mạch đại mà trường; Dương minh ở vào thời kỳ nào thì mạch đoản mà sắc; Thiếu dương ở vào thời kỳ nào thì mạch đại mà phù... Vậy sáu mạch đó thuộc về thiên hòa. Nếu không biết vậy mà cho là hàn nhiệt, dùng thuốc để công hàn khiến cho nhiệt mạch không biến mà bệnh nhiệt đã sinh ra; hoặc dùng thuốc để chế nhiệt khiến cho hàn, mạch không biến mà hàn tất lại nổi dậy... Cho nên phàm dùng thuốc để trị bệnh, phải trước biết tuế khí, đừng làm hại thiên hòa, là lẽ đó. Lại nên biết bệnh có hư có thực. Như là khí đã thực mà lại dùng thuốc bổ, thế tức là "thịnh thịnh"; như chính khí đã hư mà lại dùng thuốc tả, thế là "hư hư".

 (42) Đây nói về thân hình con người cũng phải nhờ sự tư dưỡng của khí vận. Ở con người, nếu thần đi thì "cơ" nghỉ, khí ngừng thì hóa tuyệt; vậy "thần, khí" phải chú ý điều dưỡng. Nhưng thần khí như chủ nhân, hình hài là khí vũ... Hình với thần đều được hoàn toàn mới có thể sống trọn tuổi trời. Như vậy thì "hình" cũng cần phải điều dưỡng. "Hóa" tức là "khí hóa" của năm vận; "bốn mùa" tức là nói về cái khí làm chủ của bốn mùa. Tỷ như: về năm Phu hòa, Tàng của nó là Can, nó nuôi cân; về năm Thăng minh, Tàng của nó là Tâm, nó dưỡng huyết; về năm Bị hóa, Tàng của nó là Tỳ, nó nuôi nhục; về năm Thẩm bình, Tàng của nó là Phế, nó nuôi bì mao; về năm Tĩnh thuận, Tàng của nó là Thận, nó nuôi cốt tủy... Vậy thì bì, nhục, cân, cốt của hình, đều nhờ sự tư dưỡng của hóa vận, ta không thể thay được. Lại như: khí mùa xuân nuôi cân, khí mùa hạ nuôi huyết mạch, khí mùa trưởng hạ nuôi cơ nhục, khí mùa thu nuôi bì mao, khí mùa đông nuôi cốt tủy... Vậy bì, nhục, cân, cốt của con người, đều phải do sự tư dưỡng của bốn mùa, ta không thể trái được. Mạch lạc là con đường cho khí huyết lưu hành, mà vinh âm, dương huyết thì là thần khí, nếu kinh lạc đã thông, huyết khí đã thuận, thì sẽ làm cho hồi phục lại sự bất túc của thần khí, tự nhiên được mạnh khỏe như thường.
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 26, 2018, 04:31:37 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #71 vào lúc: Tháng Sáu 17, 2018, 10:16:04 AM »

Chương bảy mươi hai và bảy mươi ba

LỤC NGUYÊN CHÍNH KỶ ĐẠI LUẬN THIÊN



KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi rằng:

 - Sáu sự hóa, sáu sự biến, thắng với phục, râm với trị cùng những vị cam, khổ, tân, hàm, toan, đạm có nên trước sau như thế nào, tôi đã biết rồi (1).

 Duy sự hóa của năm vận, hoặc thuận năm khí, hoặc trái thiên khí, hoặc thuận thiên khí mà trái địa khí, hoặc thuận địa khí mà trái thiên khí, hoặc tương đắc, hoặc không tương đắc... Tôi chưa hiểu được rõ ràng. Giờ muốn suốt "kỷ" của trời, thuận "lý" của đất, cho vận được hòa, cho hóa được điều, khiến trên dưới hợp đức, không cùng sai bực, trời đất thăng giáng, đều được thích nghi, năm vận tuyên hành, không trái với chính, điều với chính vị thuận nghịch thế nào? Xin cho biết rõ... (2)

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Trước phải lập lấy "niên", để cho rõ là thuộc khí nào; cái số vận hành của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; cái hóa về sự lâm ngự của Hàn, Thử, Táo, Thấp, Phong, Hỏa... Như thế thời thiên đạo có thể thấy, dân khí có thể đều, âm, dương quyển thư, gần mà không nhầm. Vậy xin lần lượt nói rõ (3).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Chính của Thái dương như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Đó thuộc về những năm Thìn, Tuất... Thái dương Tư thiên, Thái âm Tại toàn. Phàm lại chính của những năm Thái dương Tư thiên tà hiếp do khí hóa vận hành Tư thiên (khí đến trước khi mùa chưa đến...), Thiên khí nghiêm túc (hanh hái), địa khí yên lặng, hàn khí tràn ngập thái hư, Dương khí không thi hành được chính lệnh. Thủy với Thổ hợp đức. Trên ứng với Thần tinh và Chấn tinh, về loài cốc (thóc), sắc vàng. Lệnh của nó là thư từ (thong thả), hàn chính phát triển nhiều, nơi trầm lây không dương diễm (hơi nóng của khí dương), nên Hỏa phát phải đợi thời, khí của Thiếu dương chủ trị về khoảng giữa, mưa nhuần không ngớt, rồi lại qua về Thái âm... Mây về Bắc cực, thấp hóa lan, nhuần thấm muôn vật, hàn khắp ở trên, sấm động ở dưới, khí của hàn thấp, cùng giao với nhau. Do đó, dân sinh bệnh hàn thấp, cơ nhục nhão nát, túc nuy không cử động được, đại tiện tiết tả và huyết giật (tràn) (4).

***

 "Sơ chi khí", khí đất thay đổi, khí sẽ đại ôn (ấm nhiều); loài cỏ sớm tốt; dân mắc dịch lệ, ôn bệnh phát sinh, mình nóng đầu nhức, nôn ọe, ngoài da mụn lở (5).

 "Nhị chi khí", đại lương (mát nhiều); loài cỏ gặp lạnh; Hỏa khí bị chèn; dân phát bệnh khí uất, trung mãn. Khí hàn mới bắt đầu (rét) (6).

 "Tam chi khí", chính của thiên khí tán bố, hàn khí tràn lan; thường mưa nhiều. Dân mắc bệnh hàn mà lại nhiệt trung (nóng ở bên trong), các ung thư phát sinh ở bộ phận dưới, Tâm nhiệt và sầu muộn (bực, nhọc, mê, mẩn), không kịp chữa sẽ chết (7).

 "Tứ chi khí", phong với thấp giao tranh, phong hóa làm rõ, bấy giờ mới trưởng, mới hóa, mới thành... Dân mắc bệnh đại nhiệt, ít khí, cơ nhục nhão nát, túc nuy, tiết tả hoặc trắng hoặc đỏ (VIII).

 "Ngũ chi khí", khí dương lại hóa; loài thảo mới trưởng, mới hóa, mới thành; dân bệnh mới được thư (dễ chịu) (9).

 "Chung chi khí", địa khí chính ngôi, thấp lệnh lưu hành; khí âm thái hư, khói bụi tràn đồng ruộng; dân mới bị rét lạnh (buồn bã), gió rét đã đến. Nếu trái thế, các loài có thai dựng sẽ không thành (10).

***

 Cho nên thuộc về năm Thái dương Tư thiên, nên dùng vị khổ để làm cho "táo", làm cho ôn (11).

 Phải "chiết" bỏ cái khí làm nên uất và giúp thêm cho cái hóa nguyên của nó (12). Đè nén cái vận khí, giúp đỡ cái "bất thắng", đừng để cho nó quá bạo mà sinh ra bệnh tật (13).

 Ăn tuế cốc để bảo toàn lấy chân nguyên, tránh hư tà để cho yên chính khí (14).

 Chước lượng cái khí nó đồng hay dị, hoặc dùng nhiều, hoặc dùng ít để chế lại. Nếu "cùng" hàn thấp thì dùng táo, nhiệt để hóa; nếu "khắc" hàn thấp thì dùng táo thấp để hóa. Vậy "cùng" thì dùng nhiều, "khác" thì dùng ít (15).

 Muốn dùng hàn, phải cách xa cái thời kỳ hàn; muốn dùng nhiệt phải cách xa cái thời kỳ nhiệt; muốn dùng ôn phải cách xa cái thời kỳ ôn; muốn dùng lương phải cách xa cái thời kỳ lương. Về sự ăn cũng cùng một phương pháp. Nếu giả thì làm trái lại, không đúng thế thì mắc bệnh, đó tức là phải giữ đúng "thời" (mùa) vậy (16).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Chính của những năm thuộc Dương minh như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thuộc về những năm Mão, Dậu... Dương minh táo kim Tư thiên; Thiếu giác hóa vận; Thiếu âm quân hỏa Tại toàn.

 Phàm cái chính của những năm Dương minh Tư thiên, khí hóa, vận hành đều Hậu thiên (17). Thiên khí kính cấp, địa khí quang minh (18). Dương khí chuyên phát huy chính lệnh của mình, nên khí viêm thử tràn lan, mọi vật táo và kiên (19). Thuần phong mới trị phong táo ngang vận, tràn khí giao, nhiều dương, ít âm, mây theo mưa xuống, thấp hóa mới sinh, táo cực rồi nhuận (20). Về loài cốc, sắc nó trắng và đỏ (21).

 Kim với Hỏa hợp đức, trên ứng với sao Thái bạch, Huỳnh hoặc, chính của nó thao thiết; lệnh của nó cường; loài chập trùng mới hiện, nước chảy không thành băng. Dân sinh bệnh khái, ách tắc (nghẽn ở cuống họng); chứng hàn nhiệt bạo phát, run rẩy và long bế (tiểu tiện vít hoặc buốt) (22).

 "Thanh" trước rồi mới "kính", loại mao trùng sẽ chết; "nhiệt rồi mới bạo", loài giới trùng sẽ hại (23).

 Khi nó phát ra táo (vội vàng, gấp bách); sự thắng phục phát sinh, rất là rối loạn; cái khí thanh, nhiệt, đứng vững ở thời kỳ khí giao (24).

***

 "Sơ chi khí", khí đất mới đổi (25), âm mới ngừng, khí mới túc (nghiêm, lạnh), nước mới thành băng, hàn võ mới hóa. Sẽ phát ra bệnh nhiệt trướng, mà mặt phù thũng, hay ngủ, cầu (đau ở sống mũi), nục (huyết ra đằng mũi), xị (hắt hơi), khiếm (vươn vai), ẩu (ọe), tiểu tiện vàng đỏ, quá lắm thì lâm (do tiểu nhỏ giọt).

 "Nhị chi khí", khí dương mới tán bố, dân mới dễ chịu, mọi vật mới sinh ra và tốt, lệ khí mới đến, dân hay bạo tử (26).

 "Tam chi khí" thiên chính mới tán bố, lương khí (khí mát) mới lưu hành, táo với nhiệt giao hợp. Táo cực mà nhuận, dân sẽ mắc bệnh hàn, nhiệt (27).

 "Tứ chi khí", mưa lạnh xuống; bệnh bỗng dưng ngất đi, run rẩy, nói mê, ít khí, cuống họng khô, khát đòi uống,mà Tâm thống, ung thũng (mụn sưng), thương dương (lở láy), hàn ngược (sốt rét), cốt nuy và tiện huyết (27).

 "Ngũ chi khí", xuân lệnh lại lưu hành, loài thảo lại tốt tươi, dân khí hòa (28).

 "Chung chi khí", Dương khí tán bố, khí hậu lại ôn, chập trùng hiện ra, nước không thành băng, dân mới an khang. Nếu biết tai sảnh, sẽ là bệnh ôn (29).

***

 Cho nên, nên ăn tuế cốc cho yên chính khí, nên ăn "gián cốc" để trừ tà khí (30); nên dùng các vị hàm, vị khổ, vị tân; dùng các phép thanh, phép hãn, phép tán (31). Làm cho yên vận khí, đừng để thụ tà (32), nên chiết bỏ uất khí mà giúp cho hóa nguyên (33); dùng các khí hàn, nhiệt, khinh, trọng, mà chế hoặc ít, hoặc nhiều. Nếu đồng nhiệt thì nhiều thiên hóa, đồng thanh thì nhiều địa hóa (34).

 Dùng lương, nên xa thời kỳ lương; dùng nhiệt, nên xa thời kỳ nhiệt; dùng hàn, nên xa thời kỳ hàn; dùng ôn, nên xa thời kỳ ôn... Việc ăn, nên cùng một phương pháp. Có "giả" thời trái lại, đó là đạo chính. Nếu trái phương pháp đó, sẽ làm loạn kinh của trời đất, và "rối" cái "kỷ" của âm dương (35).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Chính lệnh của Thiếu dương như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thuộc về những năm Dần, Thân... Thiếu dương tướng hỏa Tư thiên, Thái giác hóa vận, Quyết âm phong mộc Tại toàn.

 Phàm cái cái chính của những năm Thiếu dương Tư thiên khí hóa, vận hành Tiên thiên. Thiên khí chính (36), địa khí nhiều (rối loạn) (37),

 Phong sẽ nổi to, cây đổ, cát bay; khí viêm hỏa mới lưu hành, mưa sẽ thường xuống (38). Hỏa với Mộc cùng đức, trên ứng với Huỳnh Hoặc, Tuế tinh. Về loài cốc sẽ hiện ra sắc đan (đỏ), thương (xanh); chính của nó nghiêm, lệnh của nó nhiễu (39).

 Cho nên phong với nhiệt cùng tán bố, mây khói tung bay. Thái âm tràn lan, thường gặp khí lạnh, mưa gió dồn dập (40).

 Dân mắc bệnh hàn trung, ngoài mọc lở mụn, trong sinh tiết mãn. Cho nên Thánh nhân gặp những năm đó, hòa mà không tranh. Sự vãng phục phát sinh, dân mắc bệnh hàn nhiệt, ngược tiết, tủng (điếc), minh (mắt mờ), ẩu thổ, trên mặt đau và sưng, sắc biến (41).

***

 "Sơ chi khí", địa khí thay đổi, phong thắng nên mọi vật động giao; khí hàn rút đi, khí âm sẽ đến; cỏ cây sớm tốt; hàn tới không giảm bớt; bệnh ôn sẽ phát sinh; bệnh khí dồn lên trên, huyết tràn, mắt đỏ; khái nghịch, đầu nhức, huyết băng, hiếp mãn, phu tấu, mụn lở (42).

 "Nhị chi khí", Hỏa lại uất, bụi trắng tung bay, mây theo mưa xuống, phong không thắng được thấp... Dân được an khang. Nếu gặp tai sảnh, sẽ phát bệnh nhiệt uất lên trên, khái nghịch, ẩu thổ, ở trong hung, hiếp không lợi, đầu rức, mình nóng, mê man, mụn mủ (43).

 "Tam chi khí", khí của Tư thiên tán bố, khí viêm thử đến, khí của Thiếu dương lâm ở trên, mưa sẽ tràn. Dân mắc bệnh nhiệt trung, tủng, minh (mắt mờ), huyết ràn, mụn mủ, khái, ẩu, nục, khát, xị, khiếm, hầu tý, mắt đỏ, hay bạo tử (44).

 "Tứ chi khí", khí mát đến; khí viêm thử "gián hóa"; bạch lộ xuống, dân khí hòa bình; nếu phát bệnh sẽ phúc mãn, mình nặng (45).

 "Chung chi khí", địa khí chính, phong mới đến, muôn vật lại sinh trưởng, sương mù lưu hành; dân mắc bệnh "quan bế", bất cấm (đi tiểu luôn), Tâm thống; Dương khí không về Tàng nên phát khái (46).

 Nếu bớt vận khí, giúp cho cái "sở bất thắng"; phải phế bỏ uất, trước lấy hóa nguyên. Nhờ đó bạo vận không sinh ra, bệnh độc không phát sinh (47).

 Vậy năm đó, nên dùng các vị hàm, vị tân, vị toan; nên dùng phép thâm, tiếp tích, pháp phát (48).

 Nhân xem khí hàn hay ôn, để điều trị tật bệnh; nếu "đồng" phong nhiệt thì dùng nhiều hàn hóa, "dị" phong nhiệt thì dùng ít hàn hóa (49).

 Dùng nhiệt, nên xa thời kỳ nhiệt; dùng ôn, nên xa thời kỳ ôn; dùng hàn nên xa thời kỳ hàn; dùng lương nên xa thời kỳ lương; về việc ăn, cũng cùng một phương pháp, đó là đạo chính. Có giả, thì trái lại. Nếu làm trái phương pháp đó, sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh (50).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Chính lệnh của Thái âm thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thuộc về những năm Sửu, Vị (Mùi), Thái âm thấp thổ Tư thiên; Thiếu giác hỏa vận, Thái dương hàn thủy Tại toàn.

 Phàm chính khí của những năm Thái âm Tư thiên, khí hóa vận hành đều Hậu thiên (sau thiên thời mới đến, tức bất cập); Âm khí chuyên chính, Dương khí rút lui; gió lớn thường nổi; khí trời giáng xuống, khí đất bốc lên; đồng ruộng khói tỏa, bụi trắng tung bay; mây về phương Nam, thường tuôn mưa lạnh, mọi vật trưởng thành về mùa Trưởng hạ; do đó, dân mắc bệnh hàn thấp, phúc mãn, mình phù, thân thũng, bĩ nghịch, hàn quyết, câu cấp (tay chân co rút); thấp với hàn hợp đức, nên "vàng đen" tối tăm, lưu hành ở trong khí giao, trên ứng với Chấn tinh, Thần minh, chính nó là nghiêm ngặt, bệnh nó yên lặng. Về loài cốc, sắc kiềm huyền (vàng đen) (51).

 Cho nên: âm "ngừng" ở trên, hàn tích ở dưới; thủy hàn thắng hỏa, thì biến thành băng bộc (nước cứng, mưa đá), dương quang không thể phát triển, cái khí túc sái sẽ lưu hành (52).

 Cho nên: hữu dư nên ở nơi cao, bất cập nên ở nơi thấp; hữu dư nên sớm, bất cập nên muộn; đó là do địa lợi và khí hòa. Dân cũng không theo đó (53).

***

 "Sơ chi khí", địa khí thay đổi; hàn mới đi; xuân khí chính; phong mới đến, sinh khí tán bố, muôn vật tươi tốt, dân khí thỏa thuê, phong với thấp cùng sát với nhau, mưa tới muộn; dân mắc bệnh huyết giật, cân lạc, câu cường (co rụt, cứng đờ), quan tiết (các khớp xương) không lợi, mình nặng, cân nuy (rã rời) (54).

 "Nhị chi khí", đại Hỏa  mới thịnh, mọi vật nhờ sự sinh hóa; dân mới hòa. Chứng ôn lệ lưu hành nhiều, xa, gần đều mắc; khí thấp bốc lên, thường có mưa to (55).

 "Tam chi khí", thiện chính tán bố; khí thấp giáng xuống, khí đất bốc lên. Thường có mưa, khí lạnh nối theo. Cảm về khí hàn thấp đó, nên dân mắc bệnh mình nặng, hung phúc mãn, hoặc trướng (56).

 "Tứ chi khí", úy Hỏa mới tới, hơi nóng nung nấu, khí đất bốc lên, khí trời bĩ cách, sớm chiều gió lạnh, cỏ cây khói tỏa, thấp hóa không tan; do đó móc trắng đêm xa để thành Thu lệnh. Dân mắc bệnh tấu lý nhiệt, huyết bạo giật, ngược. Tâm phúc mãn, nhiệt trướng, quá lắm thì phù thũng (57).

 "Ngũ chi khí", cái bệnh âm thảm đã lưu hành, móc rơi, sương xuống, cỏ cây úa rụng; khí hàn buốt da, nên phải phòng bị cẩn mật, dân sẽ mắc bệnh ở ngoài cơ tấu (58).

 "Chung chi khí", khí hàn đại cử, khí thấp đại hóa, sương mới tích, âm mới ngưng, nước rắn thành băng, khí dương quang không thể phát triển. Vì cảm phải khí hàn, nên mắc bệnh quan tiết, yêu chùy thống (59).

 Phải chiết bỏ uất khí, mà lấy ở hóa nguyên, giúp cho tuế khí, đừng để tà thắng (60).

 Trong năm, nên dùng vị khổ để làm cho táo, làm cho ôn; quá lắm thì dùng phép cho nó "phát" ra, cho nó "tiết" ra. Nếu không phát, không tiết, thì thấp khí sẽ tràn ra ngoài, thịt thối da nứt, khiến thủy huyết đều chảy, phải giúp cho dương hòa, để ngăn khí hàn; theo khí dị đồng, để định khí nhiều hay ít; nếu đồng hàn thì dùng nhiệt hóa, đồng thấp thì dùng táo hóa; dị thời dùng ít, đồng thời dùng nhiều (61).

 Dùng lương nên xa thời kỳ lương, dùng hàn nên xa thời kỳ hàn, dùng ôn nên xa thời kỳ ôn, dùng nhiệt nên xa thời kỳ nhiệt. Về ăn uống cũng cùng một phương pháp. Có giả thời dùng trái lại, đó là chính đạo. Nếu trái phương pháp đó sẽ gây nên bệnh.

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Chính lệnh của Thiếu âm như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thuộc về những năm Tý, Ngọ, Thiếu âm quân hỏa Tư thiên, Thái giác hóa vận, Dương minh táo kim Tại toàn. Phàm chính lệnh của những năm Thiếu âm Tư thiên, khí hóa vận hành đều Tiên thiên, địa khí nghiêm túc, thiên khí quang minh, thử, nhiệt lại thêm táo, mây theo mưa xuống; khí thấp hóa sẽ lưu hành, mưa nhuần thường xuống. Kim với Hỏa hợp đức, trên ứng với Huỳnh hoặc, Thái bạch. Chính của nó sáng sủa, lệnh  của nó nghiêm thiết, về loài cốc, sắc đan bạch (đỏ và trắng). Thủy, Hỏa, hàn, nhiệt, cùng lẫn lộn ở trong khí giao (62).

 Nhiệt bệnh phát sinh ở bộ phận trên, thanh bệnh phát sinh ở bộ phận dưới; hàn nhiệt rối loạn, giao tranh ở bên trong. Dân phát bệnh suyễn, huyết giật, huyết tiết, cầu, xị, mục xích (mặt đỏ). Tý dương (toét ở đuôi mắt); hàn quyết vào Vị, Tâm thống, yêu thống, phúc đại (bụng to, cũng như trướng), ách Can (cuống họng khô), thũng thượng (sưng các bộ phận ở trên) (63).

***

  "Sơ chi khí", địa khí thay đổi; khí táo sắp hết, khí hàn bắt đầu; các loài chập trùng lại ẩn nấp; nước mới thành băng; sương lại xuống, gió mới thổi; Dương khí bị uất. Dân phải kín đáo, giữ gìn các quan tiết; yêu chùy (xương sống chỗ ngang thắt lưng) đau; khí viêm thử sắp tràn lan, trong ngoài mọc mụn lở (64).

 "Nhị chi khí", Dương khí tán bố, phong mới lưu hành, xuân khí mới chính, muôn vật đều tốt; hàn khí thỉnh thoảng đến, dân mới hòa; dân phát bệnh lâm; mắt mờ, mắt đỏ; khí uất lên trên mà nhiệt (65).

 "Tam chi khí", thiên chính tán bố, đại Hỏa lưu hành, mọi loài nảy nở; hàn khí thỉnh thoảng đến. Dân mắc bệnh khí quyết, Tâm thống; hàn nhiệt thay đổi; khái suyễn, mắt đỏ (66).

 "Tứ chi khí", khí phục thử đến, thường có mưa lớn; hàn nhiệt đều đến. Dân mắc bệnh hàn nhiệt, ách Can, hoàng đản, câu, nục và ẩm (67).

 "Ngũ chi khí", sợ Hỏa lâm, thử lại đến; dương mới hóa, muôn vật mới sinh, mới lớn và tốt; dân an khang, nếu có tai sảnh, sẽ là bệnh ôn (68).

 "Chung chi khí", táo bệnh lưu hành, dư Hỏa cách trở ở bên trong, thũng ở bộ phận trên; khái, suyễn, quá lắm thì huyết giật. Hàn khí phát sinh luôn, do đó sương mù tỏa. Bệnh phát sinh ở trong bì phu, tấu lý, hợp với dưới hiếp, liền xuống Thiếu phúc mà sinh hàn trung, do địa khí sắp đổi vậy (69).

 Phải nén bớt vận khí, giúp các tuế trắng, chiết bỏ cái uất phát, trước lấy ở hóa nguyên. Đừng để cho bạo quá mà sinh bệnh (70).

 Ăn tuế cốc để bảo toàn chân khí, ăn gián cốc để trừ bỏ hư tà.

 Trong năm, nên dùng vị hàm để làm cho nhuyễn và điều trị ở bộ phận trên; quá lắm thì dùng vị khổ làm cho phát ra, dùng vị toan để cho thâu lại, mà làm cho yên bộ phận dưới. Quá lắm thì dùng vị khổ để làm cho tiết (71).

 Nên chước lượng sự đồng, dị, mà dùng nhiều, ít. Nếu đồng thiên khí thì dùng hàn thanh để hóa, đồng địa khí thì dùng ôn nhiệt để hóa (72).

 Dùng nhiệt, nên xa thời kỳ nhiệt; dùng lương nên xa thời kỳ lương; dùng ôn nên xa thời kỳ ôn; dùng hàn nên xa thời kỳ hàn. Về việc ăn, cũng cùng một phương pháp. Có giả, thì trái lại; đó là đạo chính. Nếu trái phương pháp đó sẽ gây nên tật bệnh.

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Chính lệnh của Quyết âm như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:
,
 - Thuộc về những năm Tỵ, Hợi, Quyết âm phong mộc Tư thiên, Thiếu giác hóa vận; Thiếu dương tướng hỏa Tại toàn. Phàm chính lệnh của những năm Quyết âm Tư thiên, khí hóa, vận hành đều đồng với Tư thiên (73).

 Thiên khí nhiễu, địa khí chính; phong sinh ở nơi cao xa, khí viêm nhiệt nối theo; mây theo mưa xuống, khí thấp hóa sẽ lưu hành; phong với Hỏa cùng đức, trên ứng với Tuế tinh, Huỳnh hoặc. Chính nó nhiễu, lệnh nó chóng, về loài cốc sắc thương (xanh xám) và đen, phong, táo, hỏa, nhiệt, thắng phục đổi thay; chập trùng bò ra, nước không thành băng. Nhiệt bệnh phát sinh ở dưới, phong bệnh phát sinh ở trên, phong táo thắng, phục lưu hành ở khoảng giữa (74).

***

 "Sơ chi khí", khí hàn mới túc (gay gắt, buốt), sát khí vừa mới đến, dân bệnh ở phía dưới, bên hữu Tại toàn của Thiếu dương (75).

 "Nhị chi khí", hàn không dứt, nước tuyết thành băng, sái khí mới phát triển, sương mới xuống, cỏ bị khô đét ở trên, đòi phen hàn võ, dương lại hóa ở dưới, dân mắc bệnh nhiệt ở trong (76).

 "Tam chi khí", thiên chính bố tán, thường có gió to, dân mắc bệnh thường chảy nước mắt, ù tai, chóng mặt (77).

 "Tứ chi khí", các khí phục, thử, thấp nhiệt cùng giao tranh ở phía trên bên tả Quyết âm Tư thiên; dân mắc bệnh hoàng đản và phù thũng (78).

 "Ngũ chi khí", khí táo thấp thay nhau thắng. Khí trầm âm tán bố, dao hàn cắt da, đòi phen mưa gió (79).

 "Chung chi khí", úy Hỏa tư lệnh, khí dương biến hóa, chập trùng bò ra, nước không thành băng, địa khí phát triển mạnh, loài cỏ nảy mọc, con người dễ chịu. Nếu gặp khí biến, sẽ mắc bệnh ôn lệ (80).

 Phải chiết bỏ bớt khí uất, giúp thêm hóa nguyên, đỡ cho vận khí, đừng để tà thắng (81).

 Trong năm, nên dùng vị tân để điều trị bộ phận trên, dùng vị hàm để điều trị bộ phận dưới, cái khí úy Hỏa đừng phạm càn vào nó (82).

 Dùng ôn, nên xa thời kỳ ôn, dùng nhiệt nên xa thời kỳ nhiệt, dùng lương nên xa thời kỳ lương, dùng hàn nên xa thời kỳ hàn. Về việc ăn, cũng cùng một phương pháp. Có giả, thì trái lại, đó là đạo chính. nếu trái phương pháp đó, sẽ gây tật bệnh.

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Phu Tử nói đã rất rõ, nhưng lấy gì để tỏ về sự tương ứng...?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Phàm sáu khí lúc đi có thứ tự, lúc ngừng có vị trí. Cho nên thường lấy tháng giêng, ngày sóc (mồng một), sáng rõ, nhận xem; biết được vị trí, thì sẽ biết được ở đâu rồi (83).

 Vận hữu dư, nó đến trước; vậ bất cập, nó đến sau. Đó là cái đạo của trời và là lẽ thường của khí. Nếu vận không hữu dư, không  bất túc, tức là chính tuế, vì nó đến đúng với mùa (84).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Cái khí thắng phục, đã có nhất định rồi. Còn cái sự tai sảnh xảy đến, lấy gì để dự biết được?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Nếu không phải khí hóa, thì tức là tai sảnh (85).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Cái số của trời đất, chung thủy như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Bắt đầu của số, khởi ở trên mà chung (cuối cùng) ở dưới. Nửa năm về trước, thiên khí làm chủ; nửa năm về sau, khí đất làm chủ. Trong lúc trên dưới giao hỗ, thì khí giao làm chủ. Như thế là hết về tuế kỷ. Cho nên nói rõ được vị trí thì "khí, nguyệt" có thể biết được (86).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Tôi coi việc đó, đến lúc thi hành, lại thấy có chỗ không hợp là vì sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Khí dụng có nhiều ít, hóa hiệp có thịnh suy. Thịnh, suy, nhiều, ít... cũng đều chung một sự biến hóa của trời đất. Tỷ như: phong ôn, đồng hóa với mùa xuân; nhiệt huân, hôn hỏa, đồng hóa với mùa hạ; thắng với phục, đồng, táo, thanh, yên (khói), lộ (móc), đồng hóa với mùa thu; mây, mưa, tối, tăm, đồng hóa với mùa Trưởng hạ; khí lạnh, sương, tuyết, băng... đồng hóa với mùa đông. Đó là sự hóa do năm vận, sáu khí trời đất và sự thường về thịnh suy thay đổi... (87)

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Năm vận, vận hành mà đồng thiên hóa, gọi là Thiên phù, tôi đã biết rồi. Còn đồng địa hòa, như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thái quá mà đồng thiên hóa, có ba vận; bất cập mà đồng thiên hóa cũng có ba vận. Thái hóa mà đồng địa hóa có ba vận; bất cập mà đồng địa hóa cũng có ba vận. Vậy tất cả cộng có hai mươi bốn năm. Tỷ như: những năm Giáp Thìn, Giáp Tuất, dưới Thái cung gia Thái âm; những năm Nhâm Dần, Nhâm Thân, dưới Thái giác gia Quyết âm; những năm Canh Tý, Canh Ngọ, dưới Thái dương gia Dương minh. Như thế là ba vận (đó là thái quá ba vận, hợp với sáu khí, cộng sáu năm). Những năm Quý Tỵ, Quý Hợi, dưới Thiếu chủy gia Thiếu dương; những năm Tân Sửu, Tân Vị (Mùi), dưới Thiếu vũ gia Thái dương; những năm Quý Mão, Quý Dậu, dưới Thiếu chủy gia Thiếu âm. Như thế là ba vận (đó là bất cập mà đồng địa hóa ba vận, hợp với sáu khí cộng sáu năm). Những năm Mậu Tý, Mậu Ngọ trên Thái chủy lâm Thiếu âm, những năm Mậu Dần, Mậu Thân trên Thái chủy lâm Thiếu dương; những năm Bính Thìn, Bính Tuất trên Thái vũ lâm Thái dương. Như thế là ba vận (đó là thái quá mà đồng thiên hóa ba vận, hợp sáu khí, cộng sáu năm). Những năm Đinh Tỵ, Đinh Hợi trên Thiếu giác lâm Quyết âm; những năm Ất Mão, Ất Dậu trên Thiếu dương lâm Dương minh; những năm Kỷ Sửu, Kỷ Vị (mùi) trên Thiếu cung lâm Thái âm... Như thế là ba vận (đó là bất cập mà đồng thiên hóa ba vận, hợp sáu khí, cộng sáu năm). Ngoài hai mươi bốn năm ấy, thì không có gia và lâm nữa (chỉ 24 năm ấy là có thượng, hạ, gia, lâm, còn 36 năm khác thì không có).

 Hoàng Đế hỏi:

 - "Gia" như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thái quá mà gia đồng với Thiên phù, bất cập mà gia đồng với Tuế hội (88).

 Hoàng Đế hỏi:

 - "Lâm": như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thái quá, bất cập, đều có Thiên phù, mà biến hành có nhiều ít; bệnh hình có nhẹ nặng; sống chết có sớm, muộn khác nhau (89).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Phu Tử nó: Dùng hàn xa hàn, dùng nhiệt xa nhiệt, tôi chưa hiểu rõ. Xin cho biết thế nào là "xa"?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Dùng nhiệt đừng phạm nhiệt, dùng hàn đừng phạm hàn. Thuận thì hòa, trái thì bệnh. Vậy phải kính sợ mà lánh xa. Đó tức là "thời" khởi theo sáu Vị vậy (90).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Ôn, lương như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Tư khí là nhiệt, dùng nhiệt đừng phạm; tư khí là hàn, dùng hàn đừng phạm; tư khí là lương dùng lương đừng phạm; tư khí là ôn, dùng ôn đừng phạm; giá khí đồng với chủ khí, đừng phạm; dị với chủ khí thời có thể tiểu phạm (hơi phạm). Đó là "tứ úy" (bốn đều sợ), phải xét cho kỹ (91).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Phạm thì như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thiên khí trái thời (mùa) thì có thể theo thời; nếu thắng được chủ, thì có thể phạm. Lấy quân bình làm giới hạn, mà không thể quá. Đó là bảo tà khí "phản thắng" (92).

 Cho nên nói: Đừng mất thiên tín; đừng trái khí nghi; đừng đỡ cái thắng, đừng giúp cái phục. Thế là chính trị (93).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Năm vận khí lưu hành, cái kỷ của chủ tuế, có thường số không?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Tôi xin theo thứ tự, nói dưới đây: (94)

 Những năm Giáp Tý, Giáp Ngọ. Ở trên Thiếu âm quân hỏa Tư thiên; ở giữa, Thái cung Thổ vận; ở dưới Dương minh táo kim Tại toàn. Nhiệt hóa hai (95), võ hóa năm (96), táo hóa bốn (97), đó là những ngày chính hóa (98). Về hóa, ở trên thời hàm hàn (99); ở giữa thời khổ nhiệt (100), ở dưới thời toan nhiệt (101). Đó là những thích nghi về dược và thực (102).

***

 Những năm Ất Sửu, Ất Vị (Mùi). Ở trên, Thái âm thấp thổ Tư thiên; ở giữa, Thiếu dương Kim vận; ở dưới, Thái dương hàn thủy Tại toàn. Nhiệt hóa, hàn hóa, thắng phục đồng (nhiệt thắng, hàn phục). Đó là tà khí hóa nhật (103). Thấp hóa năm (104), thanh hóa bốn (105), hàn hóa sáu (106), đó tức là chính hóa (107). Về hóa, ở trên thì khổ, nhiệt (108); ở giữa thì toàn hòa (109); ở dưới thì cam nhiệt (110). Đó là thích nghi của dược phẩm và thực vị (111).

***

 Những năm Bính Dần, Bính Thân. Ở trên, Thiếu dương tướng hỏa Tư thiên; ở giữa, Thái vũ thủy vận; ở dưới, Quyết âm phong mộc Tại toàn.

 Hỏa hóa hai (112), hàn hóa sáu (113), phong hóa ba (114), đó tức là chính hóa nhật (115). Về hóa, ở trên thì hàm, hàn (116); ở giữa thì hàm, ôn (117); ở dưới thì tân, ôn (118). Đó là thích nghi của thực vị và dược phẩm (119).

 Những năm Đinh Mão, Đinh Dậu. Ở trên, dương minh táo kim Tư thiên; ở giữa, Thiếu giác mộc vận; ở dưới, Thiếu âm quân hỏa Tại toàn.

 Thanh hóa, nhiệt hóa, thắng với phục động. Đó là tà hóa nhật (120). Táo hóa sáu (121), phong hóa ba (122), nhiệt hóa bảy (123), đó tức là chính hóa nhật (124). Về hóa, ở trên thì khổ và hơi ôn (125); ở giữa thì tân và hòa (126); ở dưới thì hàm và hàn (126). Đó là thích nghi của thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Mậu Thìn, Mậu Tuất. Ở trên, Thái dương hàn thủy Tư thiên; ở giữa, Thái chủy hỏa vận; ở dưới, Thái âm thấp thổ Tại toàn.

 Hàn hóa sáu (127), nhiệt hóa bảy (128), thấp hóa năm (129), đó tức là chính hóa nhật (130). Về hóa, ở trên thì khổ, ôn; ở giữa thì cam và hòa; ở dưới thì cam và ôn. Đó là thích nghi của thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Kỷ Tỵ, Kỷ Hợi. Ở trên , Quyết âm phong mộc Tư thiên; ở giữa, thiếu cung Thổ vận; ở dưới, Thiếu dương tướng hỏa Tại toàn.

 Phong hóa, thanh hóa, thắng và phục đồng, đó tức là khí hóa nhật (131). Phong hóa ba (132), thấp hóa năm (133), hỏa hóa bảy (134). Đó tức là chính hóa nhật. Về hóa, ở trên thì tân và lương; ở giữa thì cam và hòa; ở dưới thì hàm và hàn. Đó là thích nghi của thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Canh Ngọ, Canh Tý. Ở trên, Thiếu âm quân hỏa tư thiên; ở giữa Thái thương kim vận; ở dưới, Dương minh táo kim Tại toàn. Nhiệt hóa bảy (135), thanh hóa chín (136), táo hóa chín (137), đó là chính hóa nhật. Về hóa, ở trên thì hàm và hàn; ở giữa thì tân và ôn; ở dưới thì toan và ôn. Đó là thích nghi của thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Tân Vị, Tân Sửu. Ở trên, Thái âm thấp thổ Tư thiên; ở giữa Thiếu vũ thủy vận; ở dưới Thái dương hàn thủy Tại toàn. Võ hóa, phong hóa, thắng và phục, đồng, đó tức  tà khí hóa nhật (138). Võ hóa năm (139), hàn hóa một (140), đó tức là chính hóa nhật. Về hóa, ở trên thì khổ và nhiệt; ở giữa thì khổ và hòa; ở dưới thì khổ và nhiệt. Đó là thích nghi của thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Nhâm Thân, Nhâm dần. Ở trên, Thiếu dương tướng hỏa Tư thiên; ở giữa, Thái giác Mộc vận; ở dưới, Quyết âm phong mộc Tại toàn. Hỏa hóa hai (141), phong hóa tám (142), đó tức là chính hóa nhật. Về hóa, ở trên là hàm hàn; ở giữa là toan và hòa; ở dưới tân và lương. Đó là thích nghi của thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Quý Dậu, Quý Mão. Ở trên, Dương minh táo kim Tư thiên; ở giữa, Thiếu chủy Hỏa vận; ở dưới, Thiếu âm quân Hỏa Tại toàn. Hàn hóa, võ hóa, thắng và phục, đồng, đó tức là tà khí hóa nhật. Táo hóa chín (143), nhiệt hóa hai (144), đó tức là chính hóa nhật. Về hóa, ở trên thì tiểu ôn; ở giữa thì hàm và ôn; ở dưới thì hàm và hàn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Giáp Tuất, Giáp Thìn. Ở trên, Thái dương hàn thủy Tư thiên; ở giữa, Thái cung chủ vận; ở dưới, Thái âm thấp thổ Tại toàn. Hàn hóa sáu (143), thấp hóa năm (143), đó tức là chính hóa nhật. Về hóa, ở trên thì khổ và nhiệt; ở giữa thời khổ và ôn; ở dưới cũng khổ và ôn. Đó là thích nghi và thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Ất Hợi, Ất Tỵ. Ở trên, Quyết âm phong mộc Tư thiên; ở giữa, Thiếu dương Kim vận; ở dưới, Thiếu dương tướng Hỏa Tại toàn. Nhiệt hóa, hàn hóa, thắng và phục, đồng, đó là khí hóa nhật. Phong hóa tám (145), thanh hóa bốn (146), hỏa hóa hai (147), đó tức là cái thời độ về chính hóa. Về hóa, ở trên thời tân và lương; ở giữa thời toan và hòa; ở dưới thời hàm và hàn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Bính Tý, Bính Ngọ. Ở trên, Thiếu âm quân hỏa Tư thiên; ở giữa, Thái vũ thủy vận; ở dưới, Dương minh táo Kim Tại toàn. Nhiệt hóa hai (148), hàn hóa sáu (149), thanh hóa bốn (150), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thì hàm hàn; ở giữa thì hàm và nhiệt; ở dưới thì toan và ôn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Đinh Sửu, Đinh Vị (Mùi). Ở trên, Thái âm thấp thổ Tư thiên; ở giữa, Thái giác Mộc vận; ở dưới, Thái dương hàn thủy Tại toàn. Thanh hóa, nhiệt hóa, thắng và phục, đồng (151), đó tức là hóa độ của tà khí. Võ hóa năm (152), phong hóa ba (153), hàn hóa một (154), đó tức là chính hóa độ.

 Về hóa, ở trên thì khổ và ôn; ở giữa thì tân và ôn; ở dưới thì cam và nhiệt. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Mậu Dần, Mậu Thân. Ở trên, Thiếu dương tướng hỏa Tư thiên; ở giữa, Thái chủy Hỏa vận; ở dưới, Quyết âm phong mộc Tại toàn.

 Hỏa hóa bảy (155), phong hóa ba (156), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thì hàm hàn; ở giữa thì cam và hòa; ở dưới thì tân và lương.

***

 Những năm Kỷ Mão, Kỷ Dậu. Ở trên, Dương minh táo kim Tư thiên; ở giữa, Thiếu cung Thổ vận; ở dưới, Thiếu âm quân hỏa Tại toàn.

 Phong hóa, thanh hóa, thắng và phục, đồng (157), đó là hóa độ của tà khí. Thanh hóa chín (1157), võ hóa năm (158), nhiệt hóa bảy (159), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thì khổ và tiểu ôn; ở giữa thì cam và hòa; ở dưới thì hàm và hàn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Canh Thìn, Canh Tuất. Ở trên, Thái dương hàn thủy Tư thiên; ở giữa, Thái dương Kim vận; ở dưới, Thái âm thấp thổ Tại toàn.

 Hàn hóa một (160), thanh hóa chín (161), võ hóa năm (162), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thì khổ và nhiệt; ở giữa thì tân và ôn, ở dưới thì cam và nhiệt. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Tân Tỵ, Tân Hợi. Ở trên, Quyết âm phong mộc Tư thiên; ở giữa, Thiếu vũ thủy vận; ở dưới, Thiếu dương tướng hỏa Tại toàn.

 Võ hóa, phong hóa thắng và phục, đồng, đó là hóa độ của tà khí. Phong hóa ba (164), hàn hóa một (165), hỏa hóa bảy (166), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thì tân và lương; ở giữa thì khổ và hòa, ở dưới thì hàm và hàn.

***

 Những năm Nhâm Ngọ, Nhâm Tý. Ở trên, Thiếu âm quân hỏa Tư thiên; ở giữa, Thái giác Mộc vận; ở dưới, Dương minh táo kim Tại toàn.

 Nhiệt hóa hai (166), phong hóa tám (167), thanh hóa bốn (168), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thì hàm và hàn; ở giữa thì toan và lương, ở dưới thì toan và ôn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Quý Vị (Mùi), Quý Sửu. Ở trên, Thái âm thấp thổ Tư thiên; ở giữa, Thiếu chủy hỏa vận; ở dưới, Thái dương hàn thủy Tại toàn.

 Hàn hóa, võ hóa, thắng và phục, đồng, đó là hóa độ của tà khí. Võ hóa năm (169), hỏa hóa hai (170), hàn hóa một (171), đó là hóa độ của chính khí. Về hóa, ở trên thì khổ và ôn; ở giữa thì hàm và ôn, ở dưới thì cam và nhiệt. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Giáp Thân, Giáp Dần. Ở trên, Thiếu dương tướng hỏa Tư thiên; ở giữa, Thái cung Thổ vận; ở dưới, Quyết âm phong mộc Tại toàn.

 Hỏa hóa hai (172), võ hóa năm (173), phong hóa tám (174), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thì hàm và hàn; ở giữa thì hàm và hòa, ở dưới thì tân và lương. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Ất Dậu và Ất Mão. Ở trên, Dương minh táo kim Tư thiên; ở giữa, Thiếu dương Kim vận; ở dưới, Thiếu âm quân hỏa Tại toàn.

 Nhiệt hóa, hàn hóa, thắng và phục, đồng, đó là hóa độ của tà khí. Táo hóa bốn (175), thanh hóa bốn (176), nhiệt hóa hai (177), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thì khổ và tiểu ôn; ở giữa thì khổ và hòa, ở dưới thì hàm và hàn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Bính Tuất, Bính Thìn. Ở trên, Thái dương hàn thủy Tư thiên; ở giữa, Thái vũ thủy vận; ở dưới, Thái âm thấp thổ Tại toàn.

 Hàn hóa sáu (178), võ hóa năm (179), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thì khổ và nhiệt; ở giữa thì hàm và ôn, ở dưới thì cam và nhiệt. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Đinh Tỵ, Đinh Hợi. Ở trên, Quyết âm phong mộc Tư thiên; ở giữa, Thiếu giác Mộc vận; ở dưới, Thiếu dương tướng hỏa Tại toàn.

 Thanh hóa, nhiệt hóa, thắng và phục, đồng, đó là hóa độ của tà khí. Phong hóa ba (180), hàn hóa bảy (181), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thì tân và lương; ở giữa thì tân và hòa, ở dưới thì hàm và hàn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Mậu Tý, Mậu Ngọ. Ở trên, Thiếu âm quân hỏa Tư thiên; ở giữa, Thái chủy Hỏa vận; ở dưới, Dương minh táo kim Tại toàn.

 Nhiệt hóa bảy (182), thanh hóa chín (183), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thì hàm và hàn; ở giữa thì cam và hàn, ở dưới thì toan và ôn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Kỷ Sửu, Kỷ Vị (Mùi). Ở trên, Thái âm thấp thổ Tư thiên; ở giữa, Thiếu cung Thổ vận; ở dưới, Thái dương hàn thủy Tại toàn.

 Phong hóa, thanh hóa, thắng và phục, đồng, đó là hóa độ của tà khí. Võ hóa năm (184), hàn hóa một (185), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thì khổ nhiệt; ở giữa thì cam hòa, ở dưới thì cam và nhiệt. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Canh Dần, Canh Thân. Ở trên, Thiếu dương tướng hỏa Tư thiên; ở giữa, Thái dương Kim vận; ở dưới, Quyết âm phong Mộc Tại toàn.

 Hỏa hóa bảy (186), thanh hóa chín (187), phong hóa ba (188), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thì hàm và hàn; ở giữa thì tân và ôn, ở dưới thì tân và lương. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Tân Mão, Tân Dậu. Ở trên, Dương minh táo kim Tư thiên; ở giữa, Thiếu vũ Thủy vận; ở dưới, Thiếu âm quân hỏa Tại toàn.

 Võ hóa, phong hóa, thắng và phục, đồng, đó là hóa độ của tà khí, thanh hóa chín (189), nhiệt hóa bẩy (190), hàn hóa một (191), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thì khổ và tiểu ôn; ở giữa thì khổ và hòa, ở dưới thì hàm và hàn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Nhâm Thìn, Nhâm Tuất. Ở trên, Thái dương hàn thủy Tư thiên; ở giữa, Thái giác Mộc vận; ở dưới, Thái âm thấp thổ Tại toàn.

 Hàn hóa sáu (192), phong hóa tám (193), võ hóa năm (194), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên thì khổ và ôn; ở giữa thì toan và hòa, ở dưới thì cam và ôn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Những năm Quý Tỵ, Quý Hợi. Ở trên, Quyết âm phong mộc Tư thiên; ở giữa, Thái giác Hỏa vận; ở dưới, Thiếu dương tướng Hỏa Tại toàn.

 Hàn hóa, võ hóa, thắng và phục, đồng, đó là hóa độ của tà khí. Phong hóa tám (195), hỏa hóa hai (196), đó là chính hóa độ. Về hóa, ở trên tân và lương; ở giữa hàm và hòa, ở dưới thì hàm và hàn. Đó là thích nghi về thực vị và dược phẩm.

***

 Ở trên là những "kỷ" có định kỳ, thắng và phục, chính và hóa, đều có thương số, phải xét cho kỹ. Cho nên, nếu biết được cốt yếu, sẽ lưu tán không biết đến đâu là cùng (197).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Khí của năm vận, có báo phục tuế khí chăng? (198)

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Uất cực sẽ phát, đợi thời mà sinh... (199)

 - Xin cho biết rõ như thế nào?

 - Cái khí năm thường (tức là vận), vì có thái quá, bất cập, nên sự phát ra có khác. Thái quá thì bạo, bất cập thì từ. Bạo thì bệnh nặng, từ thì bệnh đứng (vững không nặng lắm) (200).

 - Thái quá với bất cập, số nó như thế nào?

 - Thái quá thì theo số "thành", bất cập thì theo số "sinh". Thổ thì thường là "sinh" (201).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Phát ra như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thổ uất phát ra, sấm vang hang núi, khí giao dồn dập; bụi tối vàng đen, hóa thành khí trắng, tràn khắp cao sâu; gió thổi cát bay, nước sóng đầy ràn... mưa tuôn tầm tã... Thời kỳ đó, mới sinh, mới hóa, mới trưởng, mới thành. Sẽ phát các chứng bệnh: Tâm phúc trướng (bụng to vượt), trường minh (sôi bụng), đại tiện luôn (tức kiết lỵ), quá lắm thì Tâm thống, đầy sưng ở hiếp; ẩu, thổ, hoắc loạn; đình ẩm (nước nghẽn ở hung ức), chú hạ (tiết tả), chân sưng, mình nặng. Mây theo mưa xuống, giáng ủng chiêu dương (giáng che phủ ánh mặt trời buổi sớm); núi trầm khói tỏa. Khi mới phát do ở bốn khí. Mây vắt ngang trời, lúc không lúc có... Đó là tiên triệu (202).

***

 Kim uất phát ra, trời đất trong sáng, gió mát, khí lạnh; hơi may hiu hắt, cỏ cây khói tỏa; táo khí lưu hành; sương sa móc xuống, sái khí phát sinh. Ở con người sinh ra các bệnh: khái nghịch, Tâm, hiếp mãn, dẫn xuống Thiếu phúc, hay bạo thống không thể trở mình; ách Can, sắc mặt sạm xĩnh. Đất nứt sương nhiều. Về khí "ngũ", hễ thấy: đêm rơi móc lạnh, tiếng gió vi vu, đó là tiên triệu (203).

***

  Thủy uất phát ra, Dương khí rút lui, Âm khí trỗi dậy; gió bấc như gào, mặt sông nước đóng; từng không mù mịt, mặt đất tiêu điều...

 Con người ở trong thời kỳ đó, sẽ phát sinh các chứng bệnh: hàn khác (khí hàn phạm vào), Tâm thống, yêu chùy thống, quan tiết không lợi, co duỗi khó khăn, hay quyết nghịch, bĩ kiên (bí đại tiểu và bụng cứng), phúc mãn... Khí đó phát ra ở nơi trước sau "hai hỏa". Hễ thấy, từng không đen tối, sắc người đen, vàng... đó là tiên triệu (204).

***

 Mộc uất phát ra, thái hư mù mịt, mây khói tung bay, gió thổi ào ào, cây rung, nhà chuyển... Do biến của Mộc, khiến con người mắc bệnh: Vị quản thống, đau ngang hai hiếp, cách, yết không thông, uống ăn khó khăn; quá lắm thì tai ù mắt hoa, trông ra không tỏ, thường khi chết ngất... Khí nó không nhất định, đường dài cỏ lướt, cây cao bóng râm, núi cao thông ngậm, rừng sâu hổ gầm... đó là tiên triệu (205).

***

 Hỏa uất phát ra, từng không u ám, che lấp vừng ô; viêm hỏa lưu hành, đại thử thoảng đến... Thấp hóa về sau, cho nên dân mắc bệnh thiểu khí, thương, dương, ung, thũng, hiếp, phúc, hung, bối, mặt, mắt, tứ chi... đều sưng trướng; lại thêm ẩu nghịch, khiết, túng; cố thống, chú hạ (tả), ôn ngược; phúc trung, bạo thống, huyết giật (huyết tràn, như thổ huyết hoặc tiện huyết v.v...), lưu chú (trong mình sưng lên từng quầng); tinh, dịch ít, mắt đỏ. Tâm nhiệt, quá lắm thì mâu muộn, úc nùng (trong lòng buồn bực, rộn rực) hay bạo tử; về khí cuối biến ra đại ôn, chân lông đẫm ướt. Khí đó "tứ động". Phục thì tĩnh. Dương cực quay lại âm, thấp bệnh sẽ hóa. Núi sông băng tuyết, trầm sâu hơn âm, đó là tiên triệu (206).

 Có cái ứng của uất, rồi mới báo... Phải nhận ở lúc cực, rồi mới có phát. Mộc phát, không có thời kỳ nhất định, vì là Thủy theo Hỏa vậy (207).

 Kỹ xét ở thời, bệnh có thể dự biết. Nếu lỡ với thời trái với tuế, năm khí không lưu hành, khiến cho cái chính lệnh sinh, hóa, thâu, tàng cũng không được đúng với lẽ thường (208).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Thủy phát mà bộc, tuyết (mưa đá và tuyết); Thổ phát mà phiêu, sậu (vỡ, lở); Mộc phát mà hủy, chiết (đổ, gẫy); Kim phát mà thanh minh (trong sáng); Hỏa phát mà huân, muội (nóng bức, tối tăm) ... Khí nào gây nên thế?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Khí có nhiều, ít, phát có vi "nhỏ", thậm "quá", "vi" là đúng với khí, "thậm" là kiêm cả dưới. Kiêm ở dưới là do nhân ở khí mà biết (209).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Năm khí phát ra, không đúng với vị, là vì sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Vì chính lệnh có chỗ sai suyễn...

 - Chỗ sai suyễn đó, có nhất định không?

 - Nếu chậm lại sau, đều ba mươi độ có lẻ... (210)

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Khí đến mà hoặc trước hoặc sau là vì sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Vận thái quá thì đến trước, nếu bất cập thì đến sau, đó là thường hậu.

 - Đúng thời mà đến, như thế nào?

 - Không thái quá, không bất cập, là đến đúng với thời (mùa), trái vậy sẽ là tai sảnh.

 - Khí, có khi không phải thời mà hóa, là thế nào?

 - Thái quá ấy đúng với thời, bất cập ấy theo với "kỷ thắng".

 - Khí của bốn mùa, lúc đến có sớm có muộn, có cao có thấp, có tả có hữu... Hậu nó như thế nào?

 - Hành có nghịch thuận, đến có chậm chóng, cho nên thái quá thì hóa Tiên thiên, bất cập thì hóa Hậu thiên... (211)

 - Sự lưu hành như thế nào?

 - Xuân khí đi về phương Tây, hạ khí đi về phương Bắc, thu khí đi về phương Đông, đông khí đi về phương Nam... Cho nên, xuân khí, bắt đầu từ dưới, thu khí bắt đầu từ trên, hạ khí bắt đầu từ ở giữa, đông khí bắt đầu từ ở ngọn (tiêu). Xuân khí bắt đầu đi từ bên tả, thu khí bắt đầu đi từ bên hữu, đông khí bắt đầu đi từ phía sau, hạ khí bắt đầu đi từ phía trước... Đó là sự thường về chính hóa của bốn mùa. Cho nên ở nơi chí (rất) cao, đông khí thường có luôn, ở nơi chí hạ, xuân khí thường có luôn... Phải suy xét cho tinh tường mới được (212).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Sự ứng hiện của năm vận, sáu khí... và sự chính của lục hóa, các kỷ của lục biến... như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Sáu khí có chính kỷ, có hóa, có biến, có thắng, có phục, có dụng, có bệnh, "hậu" đều không giống nhau, Đế muốn biết về đường nào?

 Hoàng Đế nói:

 - Xin Phu Tử cho biết cả...

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Phàm, khí khi dẫn đến: Quyết âm đến là hòa bình, Thiếu âm đến là huyên hòa (ấm áp), Thái âm đến là khảm nhục (nóng bức), Thiếu dương đến là viêm thử, Dương minh đến là thanh kính (mát mẻ, cứng cáp, tứ là Kim khí), Thái dương đến là hàn phần (rét lạnh). Đó là sự thường của thời hóa (213).

***

 Quyết âm đến là nơi Phong phủ, là môn khải (mở mang); Thiếu âm đến là nơi hỏa Phủ, là thư vinh (thư thái, tươi tốt); Thái âm đến là nơi võ Phủ, là viên doanh (đầy đủ); Thiếu âm đến là nơi nhiệt Phủ, là hành xuất (đường lối của khí dẫn ra); Dương minh đến là nơi tư sái Phủ, Canh thương (thay đổi, cỏ cây tới mùa thu thì sắc xanh thay đổi); Thái dương đến là nơi hàn Phủ, là quy tàng... Đó là đường lối thường của sự tư hóa.

 Quyết âm đến nơi là sinh nở, là gió lay; Thiếu âm đến nơi là tươi tốt, là hình hiện; Thái âm đến nơi là hóa, là mây mưa, Thiếu âm đến nơi là trưởng dưỡng, là tốt tươi; Dương minh đến nơi là thâu liễm, là sương móc; Thái dương đến nơi là quy tàng, là kín đáo.

 Quyết âm đến nơi, trước là phong sinh, sau là túc sái; Thiếu âm đến nơi, trước là nhiệt sinh, sau là âm hàn; Thiếu âm đến nơi, trước là thấp sinh, sau là chú võ (mưa gió xuống); Thiếu dương đến nơi, trước là hỏa sinh, sau là oi bức; Dương minh đến nơi, trước là táo sinh, sau là thanh lương; Thái dương đến nơi, trước là hàn sinh, sau là ôn hòa... Đó là sự thường của đức hóa...

 Quyết âm đến nơi là mao hóa (hóa sinh loài có lông); Thiếu âm đến nơi là vũ hóa (hóa sinh loài có cánh); Thái âm đến nơi là quả hóa (hóa sinh loài thú và người); Thiếu dương đến nơi là vũ hóa (cũng loài có cánh); Dương minh đến nơi giới hóa (hóa sinh loài có vỏ như trai ốc); Thái dương đến nơi là lân hóa (loài có vẩy như cá...). Đó là sự thường của đức hóa.

 Quyết âm đến nơi là sinh hóa (sinh sôi nảy nở); Thiếu âm đến nơi là vinh hóa (tốt tươi); Thái âm đến nơi là nhu hóa (hóa ra khí ẩm ướt); Thiếu dương đến nơi là mậu hóa (rậm tốt); Dương minh đến nơi là kiên hóa (cứng bền); Thái dương đến nơi là tàng hóa... Đó là sự thường của truyền bố chính lệnh.

 Quyết âm đến nơi là phiêu lộ, là mát nhiều; Thiếu âm đến nơi là đại huyên, hàn (rất ấm và rét); Thái âm đến nơi là sấm sét, mưa to, gió lớn; Thiếu dương đến nơi là gió to, bốc cháy đọng sương... Dương minh đến nơi là cỏ cây lá rụng, hoặc ôn; Thái dương đến nơi là hàn, tuyết, băng, bộc, bạch ai (bụi trắng). Đó là trạng thái thường của khí biến (214).

***

 Quyết âm đến nơi là nhiễu động, là nghinh, tùy (đi lại, hình dung cơn gió); Thiếu âm đến nơi là cao minh diễm (ngọn lửa sáng và cao), là sưng thũng; Thái âm đến nơi là trầm âm, là bạch ai (bụi trắng), là hối, huyến (tối tăm, ấm áp); Thiếu âm đến nơi là quang hiển (sáng, tỏ), là đồng vân (mây do nước bốc lên), là huân (ấm áp); Dương minh đến nơi là yên ai (khói bụi), là sương móc, là kính thiết (hanh hái), là thê minh (hiu hắt, quạnh quẽ); Thái dương đến nơi là cương cố (cứng bền), là kiên mang (giá lạnh...). Đó là lệnh thường của sáu khí, thi hành ra bốn mùa.

 Quyết âm đến nơi là lý cấp; Thiếu âm đến nơi là dương chẩn, thân nhiệt; Thái âm đến nơi là tích ẩm, là bĩ cách; Thiếu dương đến nơi là xị, ẩu, là thương dương (lở láy); Dương minh đến nơi là phù hư; Thái dương đến nơi là co duỗi không lợi. Đó là những bệnh thường về mùa xuân (215).

***

 Quyết âm đến nơi, gây nên chứng chỉ thống (đau ở hung và hiếp); Thiếu âm đến nơi, gây nên chứng kinh, ố hàn, run rẩy, nói mê (sảng); Thái âm đến nơi gây nên chứng súc mãn (như xúc huyết và đầy); Thiếu dương đến nơi, gây nên chứng kinh táo, mâu, muội, bạo bệnh; Dương minh đến nơi, gây nên chứng cầu (đau ở sống mũi), và các chứng đau ở xương khu, đầu gối, đùi, xương ống chân; Thái dương đến nơi, gây nên chứng yêu thống. Đó là bệnh thường của mùa hạ.

***

 Quyết âm đến nơi, gây nên chứng liễu lệ (bị lệch bóng đái không tiểu tiện được); Thiếu âm đến nơi, gây nên chứng hay thương, nói càn, huyết ra đằng mũi hoặc ở mắt; Thái âm đến nơi gây nên chứng trung mãn, hoắc loạn, thổ, tả; Thiếu dương đến nơi, gây nên chứng hầu tý, nhĩ minh (ù tai), ẩu thổ; Dương minh đến nơi, gây nên chứng hiếp thống, thuân yết (rộp da); Thái dương đến nơi, gây nên chứng tẩm hãn (ngủ ra mồ hôi) và kinh. Đó là bệnh thường của mùa thu.

***

 Quyết âm đến nơi, gây nên chứng hiếp thống, ẩu và tiết; Thiếu âm đến nơi, gây nên chứng nói nhiều và hay cười; Thái âm đến nơi, gây nên chứng phù thũng; Thiếu dương đến nơi, gây nên chứng bạo chú (tả mạnh), khiết túng và bạo tử; Dương minh đến nơi, gây nên chứng cừu, xị; Thái dương đến nơi, gây chứng lưu tiết, tiểu tiện bất cấm... Đó là những chứng thường về mùa đông (216).

***

 Phàm 12 biến bệnh trên đây, đều là lấy đức để báo đức, lấy hóa để báo hóa, lấy chính để báo chính, lấy lệnh để báo lệnh... Khí cao thời cao, khí thấp thời thấp, khí sau thời sau, khí trước thời trước, khí trong thời trong, khí ngoài thời ngoài... Đều có thường vị.

 Cho nên phong thắng thời động, hỏa thắng thời thũng, táo thắng thời can (khô), hàn thắng thời phù, thấp thắng thời nhu tiết... Quá lắm thời Thủy bế, phù thũng; tùy khí ở đâu, sẽ biết biến ở đấy.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Xin cho biết công dụng ra làm sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Công dụng của khí, đều theo về "bất thắng" mà làm hóa. Cho nên Thái âm võ hóa, truyền sang Thái dương; Thái dương hàn hóa, truyền sang Thiếu âm; Thiếu âm nhiệt hóa, truyền sang Dương minh; Dương minh táo hóa, truyền sang Quyết âm; Quyết âm phong hóa, truyền sang Thái âm... Đều nhân nó ở đâu để mà nghiệm xét (217).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Tự đúng được bản vị, như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Giữ đúng được bản vị, đó là thường hóa.

 - Xin cho biết ở đâu?

 - Xét vị của nó về tháng nào, phương nào, thời có thể biết được (218).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Khí của sáu vị, doanh, hư như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Đó là do thái (quá), thiếu (tức bất cập), khác nhau. Khí "thái" đến, thong thả mà là thường, khí "thiếu" đến, cấp tốc mà là vong (mất, chết).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Khí của trời đất, doanh, hư như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thiên khí bất túc, địa khí sẽ theo, địa khí bất túc, thiên khí sẽ theo. Vận ở khoảng giữa mà thường đến trước. Ghét cái bất thắng, theo về cái đồng hóa, theo vận về thuận mà sinh ra bệnh. Cho nên, trên thắng thời thiên khí giáng mà xuống, dưới thắng thời địa khí đổi mà lên, do nhiều, ít mà phân vị có sai lệch. "Vi" thời sai nhỏ, "thắng" thời sai lớn, quá lắm thời ngôi đổi, khí giao. "Đổi" thời đại biến sinh ra mà gây nên tật bệnh. Đại yếu nói: "thậm kỳ năm phần, vi kỷ bảy phần... Sự sai lệch có thể biết được" (219).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Luận nói: "Nhiệt, đừng phạm nhiệt; hàn, đừng phạm hàn". Tôi muốn không lánh xa hàn, không lánh xa nhiệt... thời như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Phát biểu, không phải lánh xa nhiệt; công lý, không phải lánh xa hàn...

 Hoàng Đế hỏi:

 - Không phát biểu, không công lý, mà phạm hàn, phạm nhiệt, thời như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Hàn, nhiệt phạm vào bên trong, bệnh sẽ nặng thêm...

 - Xin cho biết bệnh như thế nào?

 - Chưa có bệnh thời sẽ sinh ra, đã có bệnh thì nặng thêm.

 - Sinh ra như thế nào?

 - Không lánh xa nhiệt, thời bệnh nhiệt đến; không lánh xa hàn, thời bệnh hàn đến. Bệnh hàn đến; thời những chứng: kiên, bĩ, phúc mãn, thống cấp và hạ lợi v.v... sẽ sinh ra. Bệnh nhiệt đến thời những chứng: thổ, hạ, hoắc loạn, ung thư, thương dương, mâu muộn, chú hạ, khiết túng, thũng trướng, ẩu, cừu, nục, đầu thống, cốt tiết biến, huyết giật, huyết tiết, lâm bí v.v... sẽ sinh ra.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Phương pháp trị liệu như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:
 
 - Thuộc về bốn mùa thời thuận theo. Nếu phạm, thời dùng cái "thắng" để trị (220).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Đàn bà trọng thân (tức có thai) dùng vị có chất độc, như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Nếu có bệnh thời không hại, nhưng cũng đừng quá dùng mới thật không hại. Tỷ như những chứng đại tích, đại tụ, thời cần phải phạm. Nhưng bệnh bớt quá nửa thời thôi. Nếu dùng quá sẽ chết (221).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Nếu uất quá, thời trị liệu như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 Mộc uất thời đạt nó ra, Hỏa uất thời phát nó ra, Thổ uất thời đoạt (dẹp) bớt đi, Kim uất thời thiết bỏ đi, thủy uất thời chiết nó xuống... Phải điều hòa cái khí, quá thời dùng nó để chiết đi... Chiết cũng tức là tả (như dùng toan để tả Can, dùng tân để tả Phế, dùng hàm để tả Thận v.v..

 Hoàng Đế hỏi:

 - Về phương pháp giả tá, như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Có giả tá cái khí, thời cũng không cấm, tức là do chủ khí bất túc, thời khách khí thắng vậy (222).

Chú giải

 (1) "Sáu sự hóa" tức là nói về Tư thiên, Tại toàn, đều có sự hóa sáu khí; "Sáu sự biến" là nói về sự biến của thắng và chế. "Thắng với phục" là nói về khí của năm vận đều có sự thắng phục về các khí chủ tuế, do đó sự chủ trị không được toàn. Đến như năm vị, sinh hóa có hậu, bạc, thành thụ c có nhiều, ít, trước sau đều có chế, có thắng, có sinh, có thành khác nhau v.v...

 (2) "Năm vận" tức là nói về hóa vận của năm hành. Hóa vận đó, hoặc theo về năm khí, như: những năm gọi là Phu hòa, Thăng minh, Tĩnh thuận, Thẩm bình v.v...Những năm đó đều thuộc về năm vận hòa bình, với sáu khí không có sự gì tương phạm. "Hoặc trái thiên khí..." tỷ như năm Bính Tý, Bính Ngọ, Tư thiên thuộc về Hỏa vận mà lại thi hành Thủy vận; những năm Giáp Thìn, Giáp Tuất Tư thiên thuộc về Thủy vận, mà lại thi hành Thổ vận v.v... "Hoặc thuận thiên khí, hoặc thuận địa khí". Đó là nói về thái quá mà thuận, thiên khí có ba vận; bất cập mà đồng địa hóa cũng có ba vận; thái quá mà đồng địa hóa có ba vận, bất cập mà đồng địa hóa cũng có ba vận... Tất cả hai mươi bốn năm đó, với thiên khí tương phù, với địa khí tương hợp. "Hoặc nghịch thiên khí, hoặc nghịch địa khí v.v..." là nói về: trừ những năm Thiên phù, Tuế hội, mà cũng có cái khí Tư thiên, Tại toàn không tương hợp. "Hoặc tương đắc, hoặc không tương đắc..." là nói về cái khí của bốn mùa như phong, ôn, hóa đồng với xuân; nhiệt, huân (nóng bức), hóa đồng với hạ; thanh lộ (sương, móc) hóa đồng với thu; mây mưa hóa đồng với Trưởng hạ; băng tuyết hóa đồng với đông v.v... Đó là khách khí với thời khí tương đắc với nhau. Như: chủ khí bất túc, khách khí lại thắng được, thế là khách khí với thời khí không tương đắc với nhau. "Xuất kỷ của trời v.v...", tức là khiến cái khí Tư thiên, Tại toàn, trên dưới quân bình với nhau... "Trời đất thăng giáng v.v..." là nói về: đã thăng mà giáng, đã giáng lại thăng... Cái khí của trời đất thay đổi như vậy, không hề sai lệch. Về năm vận sáu khí phải có của đức, hóa, chính, lệnh; nhưng lại có sự biến dịch về râm, thắng, uất, phục. Giờ muốn cho khí vận hòa bình, cần phải dùng năm vị để chiết (bẻ xuống), hoặc tư (giúp), hoặc ích (thêm lên), hoặc ức (nén xuống). Cho nên mới nói là "điều với chính vị" v.v...

 (3) “Trước phải lập lấy niên v.v…” tức là nói về phải nhận định cái năm đó là thuộc về thiên can hay địa chi v.v. “Số vận hành” là nói về năm vận cùng nối nhau, cứ trọn năm rồi chu mà lại bắt đầu; “Ngự hóa v.v” là nói về sáu khí có sự thượng lâm của Tư thiên, có sự hạ ngự của Tại toàn, và có chủ khí của bốn mùa, có khách khí gia lâm v.v…

 (4) Đây nói tóm cả sự chủ tuế và chủ thời của sáu khí. Chủ tuế thuộc về Tư thiên, Tại toàn; chủ thời thuộc về chủ khí, khách khí; sáu khí, dù đều có chia bộ, mà cái khí Tư thiên lại chủ của một năm, cho nên nói: “Phàm cái chính của những năm Thái dương Tư thiên v.v.”… Tý, Ngọ, Dần, Thân, Thìn, Tuất v.v… là sáu năm thuộc dương, khí chủ về thái quá; Sửu, Vị, Mão, Dậu, Tỵ, Hợi là sáu năm thuộc Âm khí chủ về bất cập. Phàm cái khí chủ tuế chủ thời thuộc về năm thái quá, đều trước thiên thời mà đến; thuộc về năm bất cập, đều sau thiên thời mà đến. Cho nên nói: “Vận thái quá đến trước, vận bất cập đến sau”. Vì Thái dương hàn thủy tư thiên, nên thiên khí nghiêm túc. Thái âm thấp thổ Tại toàn, nên địa khí yên tĩnh. Vì “hàn khí tràn ngập thái hư”, nên Dương khí không phát triển được chính lệnh. Vì “Thủy Thổ hợp đức”, nên trên ứng với Thần tinh, Chấn tinh. Về “loài cốc chủ về sắc đen vàng”, vì nó cảm cái khí Tư thiên, Tại toàn, nên đã tới kỳ thành; “Trầm không dương diễm…” là nói về sinh dương ở trong âm, bị cái khí hàn thủy nó chèn nén. Bởi cái “Nhị chi khí” là Thiếu âm quân hỏa chủ khí, nhân “hàn chính phát nhiều” nên phải đợi thời mới có thể phát. Đợi thời, đến “Ngũ chi khí” thuộc Thiếu âm về gián khí tư lệnh mới lại phát. Đó là nói về cái chủ khí của bốn mùa bị khí Tư thiên nó thắng “Thiếu dương chủ trị ở khoảng giữa v.v…”, là nói về Thiếu dương tướng hỏa, chủ về “Tam chi khí” mà lại bị hàn thủy gia lâm, vì đó nên “mưa nhuần sẽ ngớt”. Đó là chủ khí của bốn mùa, mà lại bị cái khách khí gia lâm nó thắng. Nửa năm về trước, thiên khí làm chủ; nửa năm về sau, địa kí làm chủ. Mà ba cái khí gia lâm, lại chủ về hàn thủy, “Tứ chi khí” thuộc Thái âm, vì vậy cái khí hàn Thủy, đến “tam khí” thì ngừng, sẽ giao với “tứ khí” của Thái âm. Thái âm đến đâu, sẽ thành mây mưa. “Mây về Bắc cực v.v.” là nói về cái Tại toàn, vận hóa lên trên. “Nhuần thấm muôn vật v.v.” là nói khí thấp Thổ tràn khắp ở dưới. “Hàn khắp ở trên v.v.” là nói về cái khí Thái dương hàn thủy đóng ở trên; “Sấm động ở dưới v.v.” là nói về Hỏa khí của Thiếu âm, lại ở bên hữu Thái âm, đến “Ngũ khí” mà mới phát. “Dân sinh v.v.” đều do cái khí hàn Thủy mà gây nên.

 (5) Từ đây trở xuống, chia bàn cái gián khí gia lâm. Gián khí để kỷ bộ (ghi từng bộ); mà “sơ khí” bắt đầu từ Thiếu dương. “Khí đất thay đổi v.v.” là nói về: cái “chung khí” Tại toàn từ năm trước, mà giao với cái “sơ khí” Tư thiên năm nay. “Chung khí” năm trước là Thiếu âm quân hỏa, “sơ khí” năm nay là Thiếu dương tướng hỏa. Hai thứ Hỏa cùng giao nhau cho nên khí “đại ôn”; “loài cỏ sớm tốt…” là vì trưởng khí thịnh (trưởng khí là cái khí sinh trưởng, tức khí của Hỏa, khí của mùa hạ…); mới giao tới mùa xuân mà đã đại ôn, nên dân phát sinh các bệnh lệ và ôn bệnh v.v.

 (6) “Nhị chi khí” tức là Dương minh táo Kim gia lâm, cho nên “đại lương” (rất mát, Kim khí thuộc thu nên mát) “lại đến”. Vì hóa viêm nhiệt là thanh lương, nên mới nói là “lại đến"… “Loài cỏ gặp lạnh v.v.” là nói về hàn khí ở dưới: “trung với hạ” có khi hàn lương, nên cái Hỏa khí thượng lâm mới bị chèn nén… Bởi cái gián khí Tư thiên, bao giờ cũng dưới giao lên trên. “Mắc bệnh khí uất và trung mãn v.v.” là vì dương khí bị át ức ở bên trong.. “Khí hàn mới bắt đầu v.v.” là nói về cái hàn khí Tư thiên, từ “nhị chi khí” mới bắt đầu. Thế là cái khí Tư thiên lại bị Gián khí nó thắng vậy.

 (7) Cái khí Tư thiên hàn Thủy gia lâm lên “Tam khí”, cho nên bấy giờ “thiên khí mới tán bố v.v.”. Mùa hạ nên nhiệt mà lại bị hàn khí gia lâm, nên dân mới mắc bệnh hàn mà bên trong lại nhiệt. Các chứng ung thư, mâu muộn v.v… đều do Hỏa uất mà sinh ra, nếu không kịp chữa, sẽ như mình tự đốt mình mà chết.

 (VIII) Cái khí gia lâm ở Quyết âm phong Mộc; cái “tứ chi chủ khí” lại là Thái âm thấp Thổ. Vì vậy nên phong với thấp mới giao tranh. “Phong hóa làm vũ (mưa) v.v.” là cái khí gia lâm theo thời mà hóa; về khoảng mùa hạ, mùa thu giao nhau, thấp Thổ chủ khí, cho nên “mới trưởng, mới hóa, mới thành”. Đó là về mùa hạ thì chủ về việc sinh trưởng, mùa thu chủ việc thâu thành, mà mùa Trưởng hạ thì chủ việc hóa sinh vậy. “Dân mắc bệnh đại nhiệt v.v.” đều là những bệnh thuộc về phong nhiệt. “Nhục nuy, túc nuy v.v.” là những chứng thuộc về khí của thấp Thổ; “Tiết tả v.v.” là một chứng do thấp với nhiệt cùng nung nấu mà sinh ra.

 (9) “Nhị chi khí” là Thiếu dương quân Hỏa, bị cái khí hàn lương nó gia lâm, mãi tới “Ngũ khí” mới lại chủ trị, nên mới nói: “khí dương lại hóa…" tức là những biến tượng “trằm lầy không dương diễm v.v.”. Vì Hỏa khí lại hóa nên loài thảo mới “trưởng”. Cái khí thấp Thổ, chủ về nửa năm về sau, cho nên mới “hóa”; cái “Ngũ chi chủ khí” thuộc Dương minh táo Kim, cho nên mới “thành”. Hỏa uất thì phát tiết ra, nên dân mỡi dẽ chịu.

 (10) Cái khí Tại toàn lâm lên “chung khí”, cho nên địa khí chính ngôi mà thấp lệnh thì hành. “Khí âm hàn tràn ngập thái hư v.v.” là nói về cái khí Thái âm vận lên ở trên. “Khói bụi khắp đồng ruộng v.v.” là nói về cái hóa của thấp Thổ phân tán ở bên dưới. “Dân mới buồn bã v.v.” là nói về cái khí ẩm thấp lưu hành ở khoảng giữa (trung). “Gió rét đã đến v.v.” là Thổ bị phong Mộc nó thắng, nên các loài thai dựng mới không thành. Tức là cái tà khí trái mùa, lại thắng được cái khí chủ thời vậy.

 (11) Khổ là vị của Hỏa; Hỏa có thể làm ấm được hàn; khổ có thể làm thắng được thấp. Vậy, phàm thuộc về năm Thái dương Tư thiên, là do hàn thấp chủ khí, cho nên, nên dùng vị táo để thắng thấp; dùng vị ôn để thắng hàn. Đó tức là bảo: “điều hòa với chính vị, khiến cho trên dưới hợp đức” vậy.

 (12) “Hóa nguyên v.v.” là nói về: năm vận là cái nguồn sinh ra sáu khí; “chiết” tức là bẻ bỏ, dẹp xuống. Phàm những cái khí làm nên chứng uất, thì chiết bỏ đi. Tỷ như về năm Thái chủy (năm Mậu), Thái dương Tư thiên, thì Hỏa vận sẽ bị uất. Về năm Thái vũ (năm Bính), Thái âm Tại toàn, thì Thủy vận sẽ bị uất. Cho nên phải dùng phép (táo) để chiết bỏ cái Thổ khí của Thái âm, dùng phép “ôn” để chiết bỏ cái hàn khí của Thái dương. Tất cả sáu khí cùng theo một nghĩa như vậy.

(13) Những năm thuộc về Thái dương Tư thiên, vận khí đều thuộc thái quá, cho nên phải nén bỏ cái khí “râm thắng”, mà nâng đỡ cái “sở bất thắng” lên. Như về năm Thái giác (năm Nhâm), phong Mộc “râm thắng” thì Thổ sẽ bị chết. Vậy phải chèn bỏ cái thắng của phong Mộc xuống, mà nâng đỡ cái bất thắng là Thổ lên. Lại như về năm Thái chủy (năm Mậu), Hỏa vận thái quá, thì Kim khí sẽ bị chế. Vậy phải chèn bớt cái thái quá của Hỏa, mà nâng đỡ cái bất thắng của Kim lên. Đó tức là: “làm cho hòa cái vận, điều cái hóa, đừng để quá bạo, khiến dân sinh bệnh v.v.”. Về dưới đây, các năm thuộc Thiếu dương, Thiếu âm… cũng một nghĩa như vậy.

 (14) “Tuế cốc…” tức là thứ lúa sản xuất giữa năm ấy… Như trên nói sắc lúa “huyền, kiềm…” ăn nó để giữ cho hoàn toàn cái khí nguyên chân của trời đất. “Hư tà…” tức là cái gián khí phải thắng. Như cái năm Thái dương Tư thiên, “sơ chi khí” là Thiếu dương tướng Hỏa, mà khí hàn lại thắng được. Vậy là hàn tà đã râm thắng được sơ khí đó. “Nhị chi khí” là Dương minh táo Kim, mà nhiệt lại thắng được. Vậy là nhiệt tà đã dám chế được nhị khí đó. “Tứ chi khí” là Quyết âm phong Mộc mà thanh lại thắng được. Vậy là táo tà đã chế thắng tứ khí đó. “Ngũ chi khí” là Thiếu âm quân Hỏa, mà hàn lại thắng được. Vậy là hàn tà đã chế thắng được ngũ khí đó. Đó gọi là “tứ úy” (bốn cái sợ), phải xét cho cẩn thận.

 (15) Đây nói về cái khí của năm vận, với cái khí Tư thiên, Tại toàn, đều có đồng (cùng) dị (khác) (hai chữ này dùng nguyên âm cho tiện), mà cái khí vị nhiều, ít cũng đều có “sở chủ”. “Đồng hàn, thấp v.v” tức là nói về những năm Thái vũ (Bính), Thái cung (Giáp) chủ vận, thế là với cái khí hàn thấp của Tư thiên, Tại toàn tương đồng, nên phải dùng nhiều vị táo, nhiệt để chế hóa, tức là dùng táo để chế thấp, mà nhiệt để hóa hàn. Lại như những năm Thái chủy (Mậu), Thái giác (Nhâm), Thái dương (Ất) chủ vận, thế là với cái khí hàn thấp đều dị, lại chỉ nên ít dùng cái khí táo thấp để làm cho hóa. Tức là dùng khí thấp để nhuận lại cái khí táo nhiệt; dùng táo để chế cái tà của phong Mộc. Đồng thời khí thịnh nên phải dùng nhiều; dị thời khí cô (trơ trọi một mình) nên phải dùng ít.

 (16) Đây nói về cái khí Tư thiên, Tại toàn và gián khí Gia lâm, đều có sự thích nghi về hàn, nhiệt, ôn, lương, mà lại cần không nên phạm. Như Thái dương Tư thiên, nên dùng nhiệt để làm cho ôn; mà “sơ chi khí” lại là Thiếu dương tướng hỏa dụng sự, vậy cần phải lánh xa cái nhiệt của Thiếu dương đã, rồi sau mới được dùng đến nhiệt. Lại như Thiếu âm Tại toàn, lẽ nên dùng hàn để làm cho “thanh” đi, mà “tứ chi khí” lại gặp Thái dương hàn thủy dụng sự, vậy cần phải lánh xa cái hàn của Thái dương đã, rồi sau mới được dùng đến hàn. “Ôn với lương” cùng một nghĩa như vậy. “Nếu giả thì làm trái lại v.v.” là nói về nếu tà khí phản thắng, thì lại không cần phải theo đúng cái nguyên tắc “xa hàn xa nhiệt” nữa. Như: Thái dương hàn thủy Tư thiên, "sơ chi khí” là Thiếu dương tướng hỏa, thế mà thiên khí lại hàn; như thế thì cứ dùng nhiệt ngay, mà không cần phải lánh xa thời kỳ nhiệt của Thiếu dương nữa. Như Thiếu âm quân hỏa Tại toàn, “tứ chi khí” là Thái dương hàn thủy, thế mà thiên khí lại nhiệt. Như thế thì cứ dùng hàn ngay mà không cần phải lánh xa cái thời kỳ hàn của Thái dương nữa. Đó tức là bảo “thiên khí trái với thời, thì cứ dựa theo thời” vậy.

 (17) Mão, Dậu chủ về tuế vận bất cập, nên phàm Tư thiên, Tại toàn, chủ khí, khách khí, đều sau thiên thời mới đến.

 (18) Dương minh Tư thiên thì Thiếu âm Tại toàn. Vì Kim lệnh ở trên, nên thiên khí kính cấp (cứng gấp, hanh hái, se khô…); vì Quân hỏa ở dưới, nên khí đất quang minh (sáng sủa).

 (19) Dương minh ở trên, Quân hỏa ở dưới, nên dương nhiệt thịnh mà mọi vật táo kiên (khô ráo và cứng rắn).

 (20) Cái “sơ khí” chủ thời là Quyết âm phong mộc. Phàm thuộc về những năm thái quá, khách khí thịnh nên phần nhiều theo về khách; những năm bất cập, khách khí nhược nên kiêm theo chủ khí, vậy nên “thuần phong mới trị”, tức là theo cái hóa của “sơ khí” là phong mộc vậy. Dương minh táo Kim Tư thiên, Quyết âm phong mộc chủ khí, cho nên “phong táo ngang vận”. Ngang tức là cái khí chủ khách, cùng dọc ngang với nhau, “tràn tới khí giao v.v.”. Khí giao, tức là một thứ khí “chung” (cuối, hết), ở nửa năm về trước, mà giao với nửa năm về sau. Chủ và khách của “nhị khí” là hai thứ hỏa quân, tướng; chủ và khách của “tam khí” là Dương minh, Thiếu dương, cho nên nhiều dương ít âm. “Mây theo mưa xuống v.v.” là nói về cái thấp khí của thấp Thổ bốc lên làm mây, khí trời giáng xuống mà thành mưa. Bởi “tứ chi khí” do Thái âm thấp Thổ chủ khí, Thái dương hàn Thủy gia lâm, nên mới nói: “mây theo mưa xuống, thấp hóa sinh ra v.v.”. Táo kim Tư thiên, cuối cùng (chung) là “tam chi khí” mà giao với “tứ khí” là hàn Thủy thấp Thổ, vì thế nên táo cực mà lại nhuận.

 (21) Do cảm cái khí Tư thiên, Tại toàn mà thành thục, tức là tuế cốc.

 (22) Quang minh, thanh, thiệt là cái chính của Kim; cấp bạo là cái lệnh của Hỏa. Vì quân hỏa Tại toàn, nên loài chập trùng không ẩn nấp và nước chảy không thành băng… “Cuống họng nghẽn v.v.” đều là những chứng bệnh cảm khí táo nhiệt mà sinh ra.

 (23) Trước thanh (mát mẻ) mà rồi mới “kính” (cứng rắn)… là nói về cái khí Tư thiên thịnh về nửa năm về trước; “trước nhiệt rồi mới bạo v.v.” là nói về cái khí Tại toàn, nên về nửa năm về sau. “Loài mao trùng chết v.v.” là nói về cái sự “thắng, chế” của Tư thiên, Tại toàn mà chết. Cho nên câu: “Đều có thắng, đều có chế, đều có sinh thành, đều có thắng chế v.v.” là nói về cái thắng của năm vận, có thể chế được sáu khí; mà cái thắng của sáu khí, lại có thể chế được năm vận. Nếu bị chế thì không còn sinh, dục và có khi chết nữa là khác. Nhưng ở thiên này, chỉ về đoạn nói về kinh Dương minh mới ghi bốn câu đó, mà các đoạn ở các  kinh khác thì không… Đó là muốn cho kẻ hậu học biết vận khí lẫn cùng chế thắng, rồi tỉ loại mà suy ra các kinh khác vậy.

 (24) Cái khí của Dương minh và Thiếu âm đều chủ về sự “táo”, cho nên phát ra chứng táo (như táo cấp, phiền táo). Như Hỏa thắng Kim, nếu ở nửa năm về trước, thì Thủy sẽ báo phục Hỏa ở nửa năm về sau… Vì vậy sự “thắng và phục” phát sinh, mà cái khí của tuế thì do đó thành ra đại loạn. “Khí giao” tức là cái khí Tư thiên, Tại toàn trên dưới cùng giao với nhau.

 (25) “Khí đất đổi v.v.” là nói về: chung khí Tại toàn từ năm trước, đổi giao với cái “sơ khí của năm nay. (Mấy đoạn về sau cùng một nghĩa như vậy. Cái khách khí về tuế sơ những năm Mão, Dậu là Thái âm thấp Thổ, cho nên “âm ngừng” mà “võ hóa”. Âm ngừng ở ngoài thì dương uất ở trong, cho nên dân mới mắc bệnh nhiệt trướng… Mặt phù thũng, hay ngủ v.v… là những bệnh gây nên bởi thấp Thổ. “Cầu nục v.v…” là những bệnh do khí của phong mộc gây nên.

 (26) Chủ và khách của “nhị chi khí”, là hai thứ hỏa quân, tướng. Dương khí đã được tán bố, nên dân mới dễ chịu; mọi vật được sinh trưởng và tốt tươi. “Dịch lệ đến, dân hay bạo tử v.v.” là do hai Hỏa cùng giao nhau mà thần lại lấn lên trên quân vị mà gây nên.

 (27) Cái Kim khí Tư thiên gia lâm, cho nên “thiên chính bố”. “Tam chi chủ khí” là Thiếu dương tướng hỏa, cho nên táo với nhiệt giao hợp. “Tam chi chung khí” mà giao với hàn Thủy thấp Thổ của tứ khí, cho nên táo cực mà sinh thấp; táo, thấp, thủy, hỏa, bốn khí đó cùng giao với nhau, nên dân mắc chứng hàn, nhiệt.

 (28) Về gia lâm của “tứ chi khí…” khách khí là Thái dương hàn Thủy, chủ khí là Thái âm thấp Thổ, cho nên hàn võ xuống. Nửa năm trở về sau, do Thiếu âm quân hỏa chủ khí, lại bị khí hàn thấp nó tương gia (cùng lẫn lên), cho nên dân mắc các chứng run rẩy, nói mê v.v. đều bởi hàn thủy ngưng ở bên ngoài, hỏa uất ở bên trong mà sinh ra.

 (29) Quyết âm phong mộc gia lâm lên ngũ khí, cho nên xuân lệnh lại lưu hành… Loài cỏ được sinh khí nên lại tốt tươi; cái uất của Thiếu âm nhờ ở Mộc khí mà thư xướng, điều đạt, cho nên dân khí hòa.

 (30) Cái khí của Thiếu âm quân hỏa, gia lâm lên Chung khí, cho nên cái dương khí Tại toàn, được dễ thư xướng tán bố, mà cái tiết hậu mùa đông trở lại ôn noãn. Cho nên loài chập trùng (loài sâu nằm kín trong hang, trong ổ) không ẩn nấp, mà nước không thành băng. Địa khí được thư xướng, cho nên dân mới an khang. Nếu có tai sảnh xảy ra sẽ là bệnh ôn, tức là Đông ôn. Bệnh này với thương hàn khác nhau rất xa.

 (31) “Tuế cốc” tức là một thứ lúa cảm thụ khí Tư thiên, Tại toàn mà sinh ra. “Gián cốc” tức là một thứ lúa cảm cái gián khí của trời đất mà sinh ra.

 (32) Nên dùng vị hàn, để thanh cái nhiệt của Quân hỏa; nên dùng vị tân, để nhuần cái táo của Dương minh; nên dùng vị khổ để tiết bỏ cái hỏa uất ở trong. Dùng phép phát hãn để giải bỏ cái hàn ở ngoài biểu; dùng phép thanh để tiêu giải cái tà lọt vào trong; dùng phép tán để giải bỏ cái khí Đông ôn.

 (33) Vì vận khí bất cập nên phải làm cho yên, đừng để tà thắng.

 (34) Chiết bỏ cái khí Tư thiên, Tại toàn để giúp cho cái hóa nguyên của năm vận.

 (35) Dùng hàn để làm cho thanh cái hỏa nhiệt Tại toàn; dùng nhiệt để chế cái táo kim Tư thiên. Nếu “đồng” thì dùng nhiều; nếu “dị” thì dùng ít. Vậy phải xét sự khinh trọng của hàn nhiệt, để chế hoặc nhiều hoặc ít. Như: Những vận thuộc về Thiếu chủy, Thiếu giác, cùng với các nhiệt của Thiếu âm, nên lấy nhiều cái khí thanh lương do thiên hóa để chế lại; những vận thuộc về Thiếu dương, Thiếu cung, Thiếu vũ… cùng một cái thanh của Dương minh, nên lấy nhiều cái khí hỏa nhiệt do địa hóa để chế lại. (Thiên hóa tức là khí thanh lương của táo kim; địa hóa tức là khí hỏa nhiệt Tại toàn).

 (36) Cái khí thanh lương của Dương minh Tư thiên, lẽ tất nhiên là nên dùng ôn nhiệt rồi. Nếu “nhị chi khí” lại là hai thứ hỏa quân, tướng, thì lại phải cách xa thời kỳ đó 60 ngày, mới có thể dùng ôn nhiệt; cái khí Thiếu âm quân hỏa Tại toàn, lẽ tất nhiên là nên dùng hàn lương rồi. Nếu chủ khách của “tứ chi khí” lại là hàn thủy, thấp thổ… thì lại phải xa thời kỳ đó 60 ngày, mới có thể dùng hàn lương… “Có giả v.v.” là nói về cái khí hàn, nhiệt, ôn, lương của bốn mùa, không phải là Tư thiên, Tại toàn, với cái chính khí của Gián khí, lại cần phải “trái ngược lại” để điều trị. Đó là cái phương pháp làm cho điều hòa thiên, địa, âm, dương vậy. Nếu làm trái phương pháp đó, sẽ làm loạn mất sự kinh thường của Tư thiên, Tại toàn và rối mất “kỷ bộ” của âm dương, gián khí…

 (37) Những năm Dần, Thân chủ về thái quá. Sáu khí đều trước thiên thời mà đến.

 (38) “Thiên khí chính”, là nói về: Thiếu dương Tư thiên, mà khí hóa lại lưu hành ở trong khoảng “khí giao”; bởi vì “Nhị âm, Tam dương” ở dưới, cho nên dẫn chủ về Tư thiên, mà khí dẫn xuống ở khoảng giữa (trung). Tiết dưới “Quyết âm Tư thiên”, mà ghi là “địa khí chính”… Đó là nói cái khí Thiếu dương Tại toàn, mà cũng lưu hành ở khoảng trung, vì Thiếu dương là “trung kiến” của Quyết âm, nên mới như vậy.

 (39) Quyết âm Tại toàn, nên địa khí nhiễu (nhiễu, tức là nhiễm loạn, do sự hành động của phong) cây đổ, cát bay v.v. Do sự hành động của phong và hỏa. Khí của Quyết âm, thượng hành để theo sự hóa của Thiếu dương, nên “mưa thường xuống”. Bởi hai khí của Thiếu dương lưu hành đến đâu là sinh ra hỏa; do hỏa sinh ra oi bức; do oi bức sinh ra mưa, đó là lẽ thường của đức hóa.

 (40) “Nghiêm” là chính của hỏa, “nhiễu” là lệnh của phong.

 (41) “Phong nhiệt cùng tán bố v.v.” là do cái khí của Thiếu dương, Quyết âm, cùng tham hợp với nhau, để cùng tán bố vào trong khí giao… “Mây khói tung bay v.v.” là do địa khí bốc lên; “Thái âm tràn lan v.v.” tức là bởi sự oi bức nấu nung, rồi biến thành mưa.

 (42) Cái khí phong nhiệt ở ngoài, thì cái khí hàn thấp ở trong, vì thế nên bên ngoài sinh mụn lở, mà bên trong sinh chứng hàn trung tiết, mãn. Thánh nhân gặp trường hợp đó biết làm cho điều hòa hai khí hàn nhiệt, không để cho trong ngoài giao tranh. “Vãng phục” tức là ra vào. Như khí ở trong ngoài đồng thì vãng; phục thì sẽ phát sinh ra chứng ngược hàn, nhiệt; các chứng tiết tủng, ẩu, thổ… là do cái khí phong nhiệt lấn ở bên trong; “mặt sưng và biến sắc v.v.” là do cái khí hàn thấp phạm ở bên ngoài.

 (43) “Sơ chi gián khí” là Thiếu âm quân hỏa, chủ khí là Quyết âm phong mộc. Vì vậy nên phong mới động giao, khí ấm và cỏ cây sinh trưởng v.v. Thiếu dương Tư thiên mà lại gặp Quân hỏa chủ khí, cho nên dù có thời khí là “hàn” đưa đến, mà cũng không thể giảm bớt được sức ôn nhiệt của “nhị hỏa”. Các chứng “huyết giật v.v.” đều do phong hỏa gây nên.

 (44) “Nhị chi khách khí” là Thái âm thấp thổ, vì thế nên cái hỏa khí của Tư thiên lại bị uất. “Bụi bay v.v.” đều do cái hỏa của chủ khí là thấp Thổ gây nên. Quyết âm phong khí dù theo Thiếu dương, mà cũng không thể thắng được khí “võ thấp”, vì phong hỏa khí thịnh, lại được cái khí âm thấp để hòa hợp thêm vào, cho nên dân dù an khang, mà tai sảnh thời sẽ phát ra các chứng nhiệt uất v.v

 (45) Cái khí Tư thiên, thượng lâm lên Tam khí, cho nên "thiên chính mới tán bố"; cái khí chủ thời, cũng thuộc Thiếu dương, cho nên viêm hỏa đến. Vì Thái âm hoàn lưu nên "mưa sẽ tràn". Dân bệnh Nhiệt trung v.v... đều do cảm cái khí phong hỏa mà sinh ra.

 (46) Gián khí gia lâm, lại là cái khí thanh lương của Dương minh, cho nên khí mát đến, bạch lộ xuống; cái hỏa của Thiếu dương, cùng với cái khí phong nhiệt, cùng giao nhau ở trong khí giao, cho nên "viêm, thử gián hóa" (khí viêm, khí thử cùng biến hóa xen lẫn nhau). Phong nhiệt chủ tuế, mà lại gặp thanh lương như vậy, nên dân khí hòa bình. Còn bệnh mãn v.v. là do cảm cái khí thấp Thổ của chủ thời mà sinh ra.

 (47) "Ngũ chi gián khí" là Thái dương hàn thủy, cho nên "dương nhiệt rút lui mà khí hàn đưa lại". Vì khoảng hai mùa thu, đông giao nhau, mà thi hành cái chính sách bế tàng của Đông lệnh, cho nên "khí môn mới đóng" (tức là giữ kín cái thân thể). Giữ gìn kín đáo để lánh hàn tà. Phàm gọi là thánh nhân quân tử v.v, là có ý tỏ ra rằng: Các bực kiến thức biết theo thời để điều dưỡng, cho khí trong mình được hòa, dù có gặp thời tiết độc dữ cũng không sinh tật bệnh.

 (48) Quyết âm phong mộc chủ về "chung khí", cho nên phong mới đến (tức là thời kỳ đó hay có gió to). "Địa khí chính v.v." là bởi Quyết âm do trung kiến cái hóa của Thiếu dương mà nên; muôn vật gặp được "sinh khí" mà lại sinh trưởng, địa khí không thăng lên, nên mây khói mới lưu hành. Do cái thời kỳ bế tàng mà lại thi hành cái lệnh phát sinh, cho nên phát các chứng quan bế v.v. (Quan bế nghĩa đen là đóng cửa, nói về một chứng bệnh bị nghẽn tắc ở vị quản, ăn vào lại thổ ra...); "Tâm thống" là do Thận khí phạm ngược lên Tâm mà sinh ra. Phế chủ khí mà Thận là cái gốc sinh khí, cho nên Thận là gốc mà Phế là ngọn. Dương khí đến mùa đông thì về "tàng" (ẩn nấp) ở Thận tàng, giờ khí đó lại ngược phạm lên Phế, nên thành bệnh khái (ho).

 (49) Vận khí thái quá nên cần phải nén xuống, "sở bất thắng", như năm Nhâm, Giác (thái giác) vận thái quá thì Thổ khí bất thắng; năm Mậu, hỏa vận thái quá, thì Kim khí bất thắng; cho nên phải nén bớt cái thái quá, để giúp thêm cho cái "sở bất thắng". "Chiết bỏ cái uất khí v.v.". Như những năm Canh Dần, Canh Thân, Thiếu dương Tư thiên, thì Thương vận (tức là Kim) sẽ bị uất; những năm Giáp Dần, Giáp Thân, Quyết âm Tại toàn, thì cung vận (tức là Thổ) sẽ bị uất. Vậy nên chiết bỏ cái khí gây nên uất. Trước lấy ở cái hóa nguyên của hai vận, chiết bỏ cái thái quá, để giúp thêm cho cái "sở bất thắng", nên "bạo vận" không thể sinh ra mà bệnh độc cũng không khởi lên được. "Bạo..." tức là nói về cái vận khí của những năm Thái cung, Thái dương chủ về thái quá, mà lại bị uất, nên phát ra quá bạo và gây thành bệnh nặng.

 (50) Ở trên: Thái dương Tư thiên, Thái âm Tại toàn, thì nói trước "dùng hàn nên xa thời kỳ hàn v.v."; đến Thiếu dương Tư thiên, Quyết âm Tại toàn, thì nói trước: "dùng nhiệt xa thời kỳ nhiệt v.v.". Đó là nói về phàm dược, thực thuộc về tuế vận hàn hay nhiệt, nên xa lánh cái khí Tư thiên, Tại toàn đó.

 (51) Thái âm Tư thiên, hàn thủy Tại toàn, cho nên Âm khí chuyên chính, mà Dương khí rút lui. Thổ lệnh bất cập, phong lại thắng được, cái khí hàn thấp của trời đất hỗ giao với nhau, nên đồng ruộng khói tỏa, bụi trắng tung bay... "Dân bệnh v.v." đều cảm cái khí hàn thấp mà gây nên.

 (52) Thấp khí của Thái âm ngưng ở trên, hàn khí của Thái  dương tích ở dưới. Hàn Thủy thắng Hỏa, nên mới gây nên băng, bộc. Dương khí ở trên, bị âm ngưng nó thắng, nên cái khí túc sái mới lưu hành.

 (53) Đây nói về thổ địa của năm phương đều có cao, thấp, hậu, bạc khác nhau. Cho nên tuế khí hữu dư thì thổ địa nên cao, hậu; tuế khí bất cập thì thổ địa nên ti hạ (thấp thũng). Bởi cái khí thái quá thì nên hoãn, cái khí bất cập thì nên trước; địa thổ cao hậu thì khí tiết ra hoãn; thổ địa ti hạ thì khí dễ thăng lên; khí hữu dư thì nên đến chậm, khí bất cập thì nên đến sớm... Đó là "địa lợi có cao hạ, khí đến có sớm muộn, mà dân khí cũng theo đó" vậy.

 (54) Chủ, khách của "sơ" đều là phong khí. Vậy nên địa khí của năm trước thay đổi, cái hàn của Đông lệnh mới thay đổi; mà xuân khí chính, gió mới tới, muôn vật mới tốt tươi v.v. Các chứng bệnh huyết giật... đều do khí của phong thấp gây nên.

 (55) Chủ, khách của "nhị chi khí" là hai thứ hỏa quân, tướng, cho nên hỏa mới thịnh. Vì Hỏa Thổ hợp đức, nên vật loại mới sinh hóa v.v.

 (56) Cái khí Tư thiên "lâm" lên tam khí, mà khí hàn thấp thì "lâm" ở khí giao.

 (57) "Tứ chi khách khí", là Thiếu dương tướng hỏa; hàn thủy Tại toàn, cho nên sợ Hỏa nó gia lâm; "tứ chi chủ khí" là Thái âm thấp thổ; thấp với nhiệt cùng hợp, thì hơi nóng nung nấu mà khí đất bốc lên; cái khí ẩm thấp với Hỏa khí không tương hợp, nên thiên khí bĩ cách; thấp hỏa không lưu hành được xuống dưới, nên bạch lộ âm bố mà thành thu lệnh. Các chứng bệnh phát sinh v.v. đều do ba khí hàn, thấp, nhiệt lẫn lộn dồn đến mà sinh ra.

 (58) Chủ khách của "Ngũ..." đều là cái khí thanh lương của Dương minh, cho nên tiết hậu hàn lãnh.

 (59) Chủ khách của "Chung..." là khí hàn thủy Tại toàn, cho nên hàn khí đại cử (rét nhiều); cái khí hàn thấp, trên dưới cùng giao, nên thấp khí đại hóa...

 (60) Tuế vận bất cập, nên phải giúp thêm; "Tà khí" tức là cái khí mình "sở bất thắng".

 (61) Khổ là vị của Hỏa, cho nên có thể táo được thấp và ôn được hàn.

 (62) Về những năm thái quá, khí, vận đều trước thiên thời mà đến. Táo kim Tại toàn, nên địa khí nghiêm khắc; quân hỏa Tư thiên, nên thiên khí quang minh. Chung khí của năm trước là Thiếu dương tướng hỏa; sơ khí của năm nay là Thái dương hàn thủy, vậy là hàn giao với thử; mà những khí thủy, hỏa, hàn, nhiệt, cùng lẫn lộn ở trong khí giao, nên mới bắt đầu sinh ra tật bệnh.

 (63) Các chứng khái, suyễn, thũng,  thượng v.v... đó là nhiệt bệnh sinh ra ở bộ phận trên; các chứng huyết tiết v.v... đó là thanh (cũng như lãnh hoặc hàn) bệnh sinh ra ở bộ phận dưới; các chứng vào Vị, Tâm thống v.v... là do hàn nhiệt giao tranh ở bên trong.

 (64) Sơ chi khí là Thái dương hàn thủy, cho nên cái khí táo nhiệt ở năm trước sắp hết, mà mới bắt đầu hàn và chập trùng lại ẩn nấp, băng sương lại kết... Sơ chi khí là Quyết âm phong mộc, cho nên "phong mới đến"; cái khí dương xuân đã bị uất, mà dân lại kín đáo; Thái dương chủ cân, mà là phủ của Thận, nên quan tiết và yêu chùy thống. Thời kỳ đó, giao tiếp với hai khí quân hỏa, cho nên viêm thử đến.

 (65) Nhị chi chủ khí, hợp với Tư thiên Quân hỏa, mà khách khí lại là Quyết âm phong mộc, cho nên "dương khí tán bố" và thường có gió.

 (66) Tam chi chủ khí là Quân hỏa, Tướng hỏa, cho nên thiên chính bố tán, và đại hỏa lưu hành... Hàn khí ở dưới thỉnh thoảng đến, nên dân mắc bệnh khí quyết, Tâm thống. Hàn khí phạm lên Phế, nên khái và suyễn... Và bạch quân hỏa bốc lên, nên mắt đỏ.

 (67) "Tứ chi chủ khí" là thấp Thổ chủ khí; hàn khí thấp nhiệt giao với nhau nên nóng bức đến và thường có mưa lớn. Các chứng ách Can, Hoàng đản v.v. đều do khí thấp nhiệt gây nên.

 (68) Từ nửa năm về sau, và cái chủ của khí "ngũ" đều thuộc Dương minh tư lệnh. Giờ bị Thiếu âm tướng hỏa gia lâm, nên úy (sợ); vì úy khí thượng lâm, cho nên "thử" lại đến, dương mới hóa v.v...

 (69) Chung khí là Dương minh tư lệnh, cho nên táo lệnh lưu hành; cái dư nhiệt của khí giao cách trở ở trong, nên mới thành các chứng khái, suyễn v.v... Hàn thủy chủ thời, cho nên hàn khí đến luôn, hợp ở ngoài bì tấu mà sinh bệnh. Địa chi bắt đầu từ Tý, mà sáu khí đối với Tý, Ngọ đã hết, sắp đổi để bàn giao sang năm Vị... Cho nên nói: "Địa khí sắp thay đổi".

 (70) Vận khí thái quá, nên cần phải nén bớt, để giúp cho cái sở thắng của tuế khí.

 (71) Hàn do thủy hóa, nên có năng lực làm nhuyễn (mềm) được các chất kiên (cứng), dùng để điều hòa cái Quân hỏa ở trên; quá lắm thì dùng vị khổ để phát bỏ hỏa uất; Kim khí chủ thâu, cho nên cần dùng vị toan cho thâu để yên bộ phận dưới; quá lắm thì dùng vị khổ cho tiết bỏ bớt khí táo.

 (72) Đồng cái nhiệt khí Tư thiên, thì nên dùng hàn thanh; đồng cái thanh lương Tại toàn, thì nên dùng ôn, nhiêt.

 (73) Đây nói về Quyết âm, Thiếu dương tiêu, bản cùng hợp với nhau. Thiếu dương Tư thiên thì thiên khí chính; Thiếu dương Tại toàn thì địa khí chính. Nói Quyết âm cùng với các chính tuế của Thiếu dương. Như Quyết âm Tại toàn, thì cái khí của Quyết âm sẽ cùng với cái vận của Thiếu dương cùng lưu hành; Quyết âm Tư thiên, thời cái khí của Thiếu dương sẽ cùng với cái vận của Quyết âm Tư thiên cùng lưu hành. Cho nên nói: "phong sinh ra ở nơi cao xa, khí viêm nhiệt nối theo...". Bởi Quyết âm, Thiếu dương tiêu, bản cùng hợp, mà Quyết âm lại không theo khí hóa của Thiếu dương. Trong sáu khí, chỉ có hai khí này là tương hợp.

 (74) Vì tính của phong hay lay động, nên "thiên khí nhiễu"; khí của Thiếu dương vận hành ở trong, nên "địa khí chính" phong khí ở trên trời, nên nói: "Phong sinh ra ở nơi cao xa" khí của Thiếu dương trở nên cùng hợp với Quyết âm, nên "viêm nhiệt nối theo" v.v.. "Mây theo mưa xuống" v.v. là nói theo về sự thắng chế của phong với hỏa, phong với hỏa cùng theo về chính tuế, nên nói là "hợp đức"; "phục, thắng đổi thay" v.v. là nói về khí viêm nhiệt theo lên ở trên, mà lại cùng xen vào ở trong khí giao. "Chập trùng bò ra" v.v. là nói về tướng hỏa Tại toàn. Cảm phong khí thì bệnh sinh ở trên, cảm nhiệt khí thì bệnh sinh ở dưới; phong, táo thắng phục cùng lấn nhau, thì hình hiện ra ở trong khí giao.

 Án: Trên đây nói: "Sinh ở trên", "sinh ở dưới" và "sinh ở giữa...". Mà không có đến bệnh. Đó là nói về cái khí phong hỏa tràn lan ở trên dưới mà lại hỗ giao ở giữa. Viêm nhiệt theo lên trên, tức là con theo mẹ. "Thắng phục đổi thay v.v." là nói về cái khí của Quyết âm lại quay về "chính". Cho nên Quyết âm Tại toàn thì địa khí chính. Giờ Quyết âm Tư thiên mà thiên khí cũng chính, nên mới nói là: "Đồng với các chính tuế".

 (75) Sơ chi khí là Dương minh thanh Kim tư lệnh, cho nên khí hàn mới nghiêm túc mà sái khí mới đến...

 (76) Nhị chi khí là Thái dương hàn thủy, vì vậy nên hàn không dứt, mà sương mới xuống. Nhị chi chủ khí là Thiếu âm quân hỏa, mà hàn thủy gia lâm lên trên, cho nên cỏ "đét" ở trên mà dương lại hóa ở dưới. Dân mắc bệnh "trung nhiệt" là vì cái khí Quân hỏa, bị khí hàn nó làm "uất" lại ở bên trong mà sinh ra.

 (77) Tam chi khí là phong khí của Tư thiên chủ lệnh, nên "thiên chính bố tán...". Dân mắc bệnh "tai ù v.v.", là do phong bệnh phát sinh ở bộ phận trên.

 (78) Tứ chi khách khí là Thiếu âm quân hỏa; chủ khí là Thái âm thấp Thổ, vì vậy nên khí nhục thử với thấp nhiệt cùng xen nhau... "Giao tranh ở phía trên bên tả v.v..." là nói về Thiếu âm ở bên tả Tư thiên Quyết âm.

 Án: Cái gián khí Tư thiên của Quyết âm, bắt đầu từ Dương minh ở dưới, mà giao lên Thái dương; cái gián khí Tại toàn của Thiếu dương, bắt đầu từ Thiếu âm ở trên, mà giao với Thái âm... Cho nên nói: "Dân mắc bệnh hàn ở phía bên hữu v.v.". Tức là nói do ở dưới mà lên trên; nói: "Giao tranh ở phía trên bên tả v.v.". tức là do trên mà xuống dưới.

 (79) Ngũ chi khách khí là Thái âm thấp Thổ, chủ khí là Dương minh táo Kim, vì vậy nên hai khí táo và thấp thay nhau để "thắng"...

 (80) Chung chi chủ khí là Thái dương hàn thủy, mà Tướng hỏa gia lâm ở trên, cho nên "úy hỏa tư lệnh"; khách thắng chủ, nên Dương khí đại hóa v.v. Cái khí Thiếu dương Tại toàn rất phát triển, loài cây cỏ cảm cái khí sinh trưởng mà nảy nở; loài người cảm cái khí ấm áp mà dễ chịu... Về bệnh, mắc bệnh ôn lệ, tức sau gọi là Đông ôn.

 (81) "Hóa nguyên" tức là năm vận. Vì năm vận chính là nguồn sinh hóa của sáu khí... Như về vận Thiếu cung, Quyết âm Tư thiên, thì Thổ khí sẽ bị uất. Về vận Thiếu dương, Thiếu dương Tại toàn, thì Kim khí sẽ bị uất. Cho nên phải chiết bỏ bớt cái khí gây nên uất, để giúp cho hóa nguyên của năm vận. Trở lên, sáu khí tương đồng, tuế vận đều bất cập, cho nên phải nâng đỡ cái vận khí, khiến cái tà "sở bất thắng" sẽ thắng được... Trở lên tam khí bất cập đều tương đồng.

 (82) Tân theo Kim hóa, để điều hòa cái thắng của phong mộc, hàm theo thủy hóa, để điều hòa cái râm của hỏa nhiệt. Quyết âm không theo tiêu bản, theo cái "hỏa hóa" của Thiếu dương "trung kiến". Thế là trong suốt một năm, đều hỏa tư lệnh. Cho nên cần phải sợ cái khí của Hỏa, đừng phạm càn vào nó.

 (83) Đây nói về cái khí Tư thiên, Tại toàn, sáu năm hoàn chuyển, đều có định vị. "Đi có thứ tự" như: Bên hữu Thiếu dương, Dương minh chủ trị; bên hữu Dương minh, Thái dương chủ trị v.v. Sáu khí chọn một năm, mà sáu năm lại cũng hoàn chuyển. "Ngừng có định vị" là: trên dưới có vị, tả hữu có kỳ... Mỗi khí đều chủ sáu mươi ngày có lẻ... "Lấy tháng giêng v.v." là nói về lấy Dần làm đầu năm, sóc làm đầu tháng, Dần lại là ngày đầu, để bắt đầu tính về "sơ khí". Đã biết được cái định vị của Tư thiên, Tại toàn tức là đã biết được sáu khí ở đâu rồi.

 (84) "Vận" tức là hóa vận của sáu khí, như những năm Tí, Ngọ, Dần, Thân, Thìn, Tuất v.v... Sáu khí chủ về hữu dư; cái khí chủ tuế chủ thời, đều trước thiên thời mà đến. "Chính tuế" là nói về cái "kỷ của tuế hội", không thái quá, bất cập, khí ứng đúng với mùa.

 (85) "Không phải khí hóa v.v.". Tức là không phải sự hóa do vận khí. Tỷ như năm Đinh Mão, Đinh Dậu, vận của nó là phong, thanh nhiệt. Phong là khí hóa của Thiếu giác; còn thanh nhiệt là cái khí tiềm phục... Như thế, là không phải khí hóa mà là tai sảnh.

 (86) "Số của trời đất v.v." chữ "giờ" ở đây là nói về Tư thiên; chữ "đất" ở đây là nói về Tại toàn. "Số bắt đầu khởi từ trên..." là nói: số bắt đầu từ số "một" và khởi từ "thiên nhất". "Chung ở dưới..." là nói về: thiên số bắt đầu từ "một", mà cuối cùng ở "địa lục". "Nửa năm về trước, nửa năm về sau v.v." là nói về cái khí của trời đất, trên dưới đều có định vị. "Khí giao" là nói về cái khí của trời đất trên dưới cùng giao với nhau. "Vị" tức là cái vị Tư thiên, Tại toàn và tả hữu gián khí; "khí, nguyệt" là nói về mỗi khí đều là chủ trong một thời gian là hai tháng.

 (87) Đây nói về năm vận, sáu khí, có cái sự thịnh suy, đồng hóa, nên có sự bất hợp, "không hợp với số", tức là không hợp với cái số của sáu khí. "Khí dụng có nhiều ít v.v." là nói về công dụng của sáu khí có hữu dư và bất túc. "Hóa trị có thịnh suy v.v." là nói về cái hóa của năm vận có thái quá và bất cập. "Phong ôn v.v." là nói về Quyết âm với gia vận đồng hóa. "Thắng với phục v.v." là nói về thắng khí với phục khí, cùng với sáu khí tương đồng. Tỷ như thanh Kim thắng Giác mộc, cái "thắng khí" lại tức đồng với Dương minh. Viêm hỏa phục thu Kim, cái "phục khí" lại tức là đồng với Thiếu âm, Thiếu dương. Đó là sự biến hóa thay đổi do năm vận, sáu khí của trời đất, và cái lẽ thường thịnh suy, nên có khi không hợp. Như khí xuân ôn nhiều, hợp với sự thịnh của xuân hóa, thế là khí với vận đồng sự hóa; như sự ít của sáu khí, hợp với sự thịnh của năm vận; sự suy của năm vận, hợp với sự nhiều của sáu khí... Thế là sự thịnh suy thay đổi có khi không hợp.

 (88) Đây nói thái mà quá đồng địa hóa với thiên phù tương đồng; bất cập mà đồng địa hóa thời với tuế hội tương đồng. Ở dưới mà đè lên trên gọi là "gia"; ở trên mà trông xuống dưới gọi là "lâm".

 (89) Nói về: trong 12 năm thái quá và bất cập đều gọi là Thiên phù. Nhưng tựu trung có biến thành nhiều ít khác nhau. Nhiều, ít tức là sự biến của thái quá và bất cập. Thái quá thì chóng (bạo), bất cập thì chậm (từ). Chóng thì bệnh nặng, chậm thì bệnh nhẹ.

 (90) Đấy nói tổng quát trong một năm, có sáu vị ứng (đúng) thời mà khởi. Mỗi vị đều làm chủ 60 ngày linh 87 khắc rưỡi; đều có đủ bốn khí hàn, nhiệt ôn, lương... Đều nên xa lánh mà đừng phạm. Như "sơ chi khí" thiên khí còn hàn, lẽ nên dùng nhiệt; nhưng "thời" đó gặp Thiếu dương tướng hỏa tư lệnh, lại nên xa lánh một vị đó mà đừng phạm. Như "Nhị chi khí" thiên khí đã ôn, lẽ nên dùng lương; nhưng "thời" đó gặp Thái dương hàn Thủy tư lệnh, lại nên xa lánh một vị đó mà đừng phạm. Phàm sáu khí trong một năm đều như vậy.

 (91) Đây chưa nói về Tư thiên, Tại toàn, với gián khí đều không nên phạm. Như Thiếu âm ở trên, tư khí là nhiệt (chữ tư  tức ty là coi, chủ trương), mà muốn dùng nhiệt, thì lại nên xa lánh cái nhiệt của Thiếu âm đó mà đừng phạm. Lại như: Dương minh Tại toàn, tư khí là lương, mà muốn dùng lương, thì nên xa lánh cái lương của Dương minh đó mà đừng phạm. Các khí khác đều theo một nguyên tắc như vậy. Lại như gián khí với cái chủ khí của Tư thiên, Tại toàn tương đồng, thì không thể phạm; với chủ khí "dị" thì có thể tiểu phạm. Giả như: Thiếu dương Tư thiên, sơ khí là Thiếu âm quân Hỏa, thế là với cái khí Tư thiên tương đồng, thì đừng phạm cái nhiệt của nó. Lại như Thiếu âm Tại toàn, mà "tứ chi khí" là Thái dương hàn thủy, thế là với chủ khí tương dị, có thể dùng một ít nhiệt mà tiểu phạm vào nó... Vậy đó là hàn, nhiệt, ôn, lương "tứ úy", phải xét cần thận.

 (92) "Thiên khí trái thời", như tư khí là nhiệt, mà thiên khí lại lương, thế thì nên theo thời mà dùng ôn; như tư khí là nhiệt, mà khí hàn lại thắng, thế thì lại có thể dùng nhiệt, mà phạm cái nhiệt của chủ khí. Nhưng chỉ lấy khí bình quân làm giới hạn, mà không thể quá dụng. Làm thương đến nguyên chân của tư khí.

 (93) "Thiên tín" tức là sự "tin đúng" của thiên khí, mình đừng có nhầm lẫn mà phạm đến nó; "Khí nghi" tứ là sáu khí đều có cái "sở nghi" của nó, ta không nên làm trái nó. Nếu có thắng khí, thì nên chiết bớt nó đi, đừng đỡ thêm nó lên (như tục ngữ nói: nối giáo cho giặc), đến như phục khí (cái khí báo phục, khác với chữ phục là tiềm phục), lại nên nén xuống, đừng giúp thêm lên. Chí trị, cũng như thịnh trị, tức là an toàn.

 (94) Chương này với chương trên, đại nghĩa hơi giống nhau. Chương trên lấy Thái dương bắt đầu, để chia thứ tự sáu khí của Tam âm, Tam dương, lấy Giác vận làm "sơ", rồi chia Giác, Chủy, Cung, Thương, Vũ là năm âm, nên niên tuế có chỗ không đều nhau. Nên ở đây, lấy thiên Can bắt đầu từ Giáp, địa chi bắt đầu từ Tý, từ Giáp Tý đến Quý Tỵ, 30 năm làm một kỷ; lại từ Giáp Ngọ đến Quý Hợi, 60 năm làm một chu. Như thế thì tuế vận mới thuận.

 (95) Thiên theo số "nhất" sinh ra Thủy, địa theo số "lục" để hợp thành; địa theo số "nhị" sinh ra Hỏa, thiên theo số "thất" để hợp thành; thiên theo số "tam" để sinh ra Mộc, địa theo số "bát" để hợp thành; địa theo số "tứ" để sinh ra Kim, thiên theo số "cửu" để hợp thành; thiên theo số "ngũ" để sinh ra Thổ, địa theo số "thập" để hợp thành. Thiên Can bắt đầu từ Giáp, địa chi bắt đầu từ Tý. Cho nên về "số" bắt đầu từ cái sinh ra.

 (96) Hỏa vận ở vào giữa. Thái quá thì theo về số "thành", bất cập thì theo về số "sinh". Võ do Thổ hóa; Thổ thường là "sinh", nên về số là "năm".

 (97) Thuộc về những năm Kỷ Mão, Kỷ Dậu, "kỷ" chủ bất cập, nên số chủ về "sinh".

 (98) Không có một sự tà hóa của thắng phục, nên gọi là chính hóa. "Ngày", vì mỗi vận tóm chủ một ngày, mà năm vận lại lấy Giác vận là "sơ"; vũ, Võ là cuối, đều chủ 72 ngày có lẻ.

 (99) Đây nói về những thực vị, dược phẩm do Tư thiên nên dùng. Bởi về năm thái quá Thổ thắng Thủy, cho nên dùng vị hàn để giúp Thủy.

 (100) Đây nói về những thực vị dược phẩm, trong thời kỳ Thổ vận nên dùng.

 (101) Đây nói về những thực vị dược phẩm, trong thời kỳ Tại toàn nên dùng.

 (102) "Trên" chỉ về Tư thiên, "dưới" chỉ về Tại toàn, "giữa" chỉ về hóa vận. Vì quân hỏa Tư thiên, cho nên phải dùng hàm hàn để chế hóa; Thái âm thấp Thổ vận hóa ở giữa, cho nên, nên dùng khổ để táo thấp, dùng nhiệt để ôn ấm; Dương minh thanh lương Tại toàn, cho nên dùng vị toan để giúp sự thâu, dùng vị nhiệt để ôn bệnh lương... Đó là sự thích nghi của thức ăn và thuốc uống. Dưới đây cũng theo một nghĩa như vậy.

 (103) Về vận bất cập, có thắng, phục. Kim vận bất cập thì hỏa nhiệt thắng được. Con của Kim là hàn Thủy lại để phục. Có cái tà khí thắng và phục, cho nên gọi là "tà hóa". Còn về "nhật", là lại nói cái thắng khí thắng cái 72 ngày của nó sở chủ; mà cái phục khí thì phục 72 ngày nó sở tư.

 (104) Ất chủ bất cập nên số theo về "sinh".

 Án: Ất vận bất cập, thì Tư thiên, Tại toàn của những năm Sửu, Vị cũng chủ về bất cập, tức là khí và vận giống nhau.

 (105) Vận bất cập, nên số theo về "sinh". Các năm bất cập đều khác nhau theo một nguyên tắc như vậy.

 (106) Tức là những năm Canh Thìn, Canh Tuất chủ về thái quá, nên số theo về "thành".

 (107) Thấp hóa "ngũ", thanh "tứ", hàn hóa "lục", đều chủ về chính hóa, không có tà khí thắng phục, khí của năm vận, lại đều chia chủ 72 ngày, cái khí của Tư thiên, Tại toàn đều chủ 60 ngày có lẻ.

 (108) Đây nói về những thực vị, dược phẩm do Tư thiên nên dùng.

 (109) Đây nói về những thực vị, dược phẩm do Kim vận nên dùng.

 (110) Đây nói về những thực vị, dược phẩm  Tại toàn nên dùng.

 (111) Kim khí chủ thâu, vậy nên dùng vị toan để thâu lại. "Hóa", là nói về cái khí của năm vận, dẫu đều chủ một năm, mà trong mỗi năm, lại có riêng năm vận sinh, trưởng, hóa, thâu, tàng. Lại nên dùng năm vị để điều hòa. Cam là vị của Thổ, có thể chế được hàn thủy.

 (112) Hỏa lâm ở trên, thủy theo chế lại, cho nên chủ về bất cập.

 (113) Vận thái quá, cho nên số theo về "thành". Các năm Thái quá đều theo một nguyên tắc như vậy.

 (114) Tức là những năm Tân Tỵ, Tân Hợi. Tỵ, Hợi chủ về bất cập, nên số theo về "sinh".

 (115) Không phải thắng, không phải phục, tức là cái ngày sở hóa của chính khí.

 (116) Đây nói về những thực vị, dược phẩm, Tư thiên nên dùng.

 (117) Đây nói về những thực vị, dược phẩm, Thủy vận nên dùng.

 (118) Đây nói về những thực vị, dược phẩm, do Tại toàn nên dùng.

 (119) Thủy vận chủ về hàm, mà lấy vị hàm để giúp thêm. Cái hóa vận sau đây, phần nhiều dùng những vị để hòa, giúp. Tức là theo nguyên tắc "chiết bớt uất khí, giúp thêm hóa nguyên" vậy.

 (120) Về năm Ủy hòa, thượng thương với chính thương tương đồng, cho nên chủ về số "thành". Bởi Mộc vận bất cập, Kim khí thắng được, giờ lại táo hỏa lâm ở trên, thì Kim khí lại càng thịnh.

 (121) Đây nói về Mộc vận bất cập, nên chủ số "sinh".

 (122) Đây tức là những năm Nhâm Tý, Nhâm Ngọ. Tý, Ngọ chủ về thái quá, nên số theo về "thành".

 (123) Đây tức là cái ngày sở hóa của chính khí.

 (124) Đây nói về những thực vị, dược phẩm do Tư thiên nên dùng.

 (125) Đây nói về những thực vị, dược phẩm, Mộc vận vận nên dùng.

 (126) Đây nói về những thực vị, dược phẩm do Tại toàn nên dùng.

 (127) Thìn, Tuất chủ về thái quá, nên số theo về "thành".

 (128) Đây nói về Hỏa vận, Mậu Thìn đối hóa theo số (7), Mậu Tuất chính hóa theo số (2).

 (129) Tức là những năm Quý Sửu, Quý Vị (Mùi). Sửu và Vị chủ về bất cập, cho nên theo về số "sinh".

 (130) Tức là những ngày hóa của chính khí.

 (131) Nhân thắng mà phục. Cái ngày tà khí sở hóa.

 (132) Tý, Hợi chủ về bất cập, nên theo về số "sinh".

 (133) Đây nói là Thổ vận.

 (134) Tức là những năm Mậu Dần, Mậu Thân, đều chủ về thái quá nên theo về số "thành".

 (135) Tý, Ngọ chủ về thái quá, cho nên theo về số "thành".

 (136) Kim vận thái quá. Kim vận về những năm Canh Ngọ, cũng theo số về số "sinh" của chính hóa, chủ thanh hóa "tứ"; năm Canh Tý cũng theo đối hóa thành số, chủ về thanh hóa "cửu".

 (137) Tức là những năm Ất Mão, Ất Dậu.

 (138) Nhân thắng mà phục, đó là cái ngày tà khí sở hóa.

 (139) Sửu, Vị (Mùi) chủ về bất cập, nên theo về số "sinh".

 (140) Ở hóa vận chủ về bất cập, nên theo về số "sinh".

 Ở Tại toàn, thuộc về những năm Bính Thìn, Bính Tuất. Thìn, Tuất thuộc về Thủy của Thái dương, hợp với hóa vận của Bính mới sinh, nên theo số "một".

 (141) Những năm Nhâm Thân, Nhâm Dần là đồng Thiên phù, cho nên theo về "sinh" số.

 (142) Ở trung vận, chủ Giác hỏa thái quá, cho nên số theo về "thành"; ở Tại toàn, tức là những năm Đinh Tỵ, Đinh Hợi.

 (143) Thìn, Tuất chủ về thái quá, nên theo về số "thành".

 Án: Thổ thắng, mà không thắng Thủy, đó là năm thuộc về tuế hội, tức là khí bình. Nên không có thắng và phục.

 (144) Sửu, Vị (Mùi) chủ về bất cập, nên số theo về "sinh".

 (145) Về năm Tùng cách, Thượng giác với Chính giác đồng, nên số chủ về "thành". Bởi Kim vận bất cập, sinh khí thuộc dương, mà lại trên lâm với Tư thiên, thì khí sẽ rất thịnh.

 (146) Đây nói về Kim vận, Ất Hợi, thanh hóa "bốn"; Ất Tỵ, thanh hóa "chín".

 (147) Tức là Canh Dần, Canh Thân.

 Án: Ở đây, nên chủ về số "thành", có lẽ sách cổ bị khuyết.

 (148) Hỏa tư ở trên, thủy theo chế lại, cho nên chủ về bất cập.

 (149) Đây nói về Thủy vận thái quá, nên theo về số "thành".

 (150) Tức là những năm Tân Mão, tân Dậu. Mão, Dậu chủ về bất cập, nên theo về số "sinh".

 (151) Thanh thì thắng mà nhiệt thì phục.

 (152) Sửu, Vị (Mùi) chủ bất cập, nên theo số "sinh".

 (153) Đây là Mộc vận bất cập.

 (154) Tức là những năm Nhâm Thìn và Nhâm Tuất. Cái thủy của Thìn, Tuất hợp với hành Thủy mà mới sinh, cho nên theo số "một" (nhất).

 Án: Cái Thủy do "Thiên nhất" sinh ra, gọi là "thiên quý". Nhưng cái Thủy của Thái dương, chỉ hợp với hóa khí của Bính, mà không hợp với Tân, Quý. Bởi Tân với Bính đã hợp, và Nhâm với Quý đã hợp rồi. Nghê Trọng Tuyên nói: Hàn thủy tại toàn, Thổ chế ở trên, cho nên chủ bất cập.

 (155) Dần, Thân, Thái chủy... đều chủ về Hỏa vận thái quá, nên theo số "thành".

 Án: Đây nói về Tư thiên và nói rõ về Thiên phù. Tư thiên với vận hợp, cho nên chỉ nói "Hỏa hóa thất", vì đó tức là vận khí của Thái chủy. Nếu là khí của Thiếu dương Tư thiên, thì Mậu Dần hỏa hóa hai, Mậu Thân hỏa hóa bảy...

 (156) Tức là những năm Quý Tỵ, Quý Hợi. Tỵ, Hợi chủ về bất cập, nên theo về số "sinh".

 (157) Mộc thì thắng mà Kim thì phục.

 (158) Kim bất cập mà Thổ vận sinh ra. Cho nên khí thịnh.

 (159) Đây nói về Thổ vận. Tức là những năm Giáp Tý, Giáp Ngọ. Tý, Ngọ chủ về thái quá, nên theo số "thành".

 (160) Thổ chế Thủy, nên chủ bất cập.

 (161) Kim vận thái quá nên theo số "thành".

 (162) Tức là những năm Ất Sửu, Ất Vị (Mùi). Sửu, Vị chủ về bất cập, nên theo về số "sinh".

 (163) Tỵ, Hợi chủ bất cập, nên theo về số "sinh".

 (164) Thủy vận bất cập, nên cũng theo về số "sinh".

 (165) Tức là những năm Bính Dần, Bính Thân. Dần và Thân chủ về thái quá, cho nên thuộc về số "thành".

 (166) Bị Nhâm thủy nó chế, cho nên chủ bất cập.

 (167) Thủy vận thái quá, nên theo về số "thành".

 (168) Tức là những năm Đinh Mão, Đinh Dậu. Mão, Dậu chủ bất cập, nên theo về số "sinh".

 (169) Sửu, Vị (Mùi) chủ bất cập, nên theo về số "sinh".

 (170) Hỏa vận bất cập, nên cũng theo về số "sinh".

 (171) Tức là những năm Mậu Thìn, Mậu Tuất. Thủy bị Thổ chế, nên chủ về bất cập.

 (172) Dần, Thân chủ thái quá, nên theo về số "thành".

 Đây nhầm, nghi có khuyết văn.

 (173) Đây là Thổ vận, nên theo về số "sinh".

 (174) Tức là những năm Kỷ Tỵ, Kỷ Hợi. Thượng giác với Chính giác đồng, nên chủ về số "thành".
 
 (175) Mão, Dậu chủ về bất cập, nên cũng theo về số "sinh".

 (176) Kim vận bất cập, nên theo về số "sinh".

 (177) Tức là nhứng năm Canh Tý, Canh Ngọ. Đồng với Thiên phù nên cũng theo về số "sinh".

 (178) Thái vũ chủ thái quá, cho nên theo số "thành". Đây là vận với Tư thiên, đều là thủy vận, cho nên chỉ nói "hàn hóa lục", hàn hóa lục là vận hóa của Thái vũ. Nếu là hóa của Thái dương Tư thiên thì Bính Tuất hàn hóa nhất, Bính Thìn hàn hóa lục.

 (179) Những năm Tân Sửu, Tân Vị (Mùi). Sừu, Vị chủ bất cập, cho nên theo số "sinh"

 (180) Kỷ Hợi, Thiếu giác đều chủ về Mộc vận bất cập, cho nên theo về số "sinh".

 (181) Tức là những năm Nhâm Dần, Nhâm Thân. Dần, Thân chủ về thái quá, cho nên theo về số "thành".

 (182) Tý, Ngọ, Thái chủy, đều chủ về thái quá, cho nên theo về số "thành".

 (183) Những năm Quý Mão, Quý Dậu. Về kỷ Phục minh, Thượng thương với Chính thương đồng, cho nên chủ về số "thành". Bởi trưởng khí không tuyên đạt ra được, thâu khí tự giữ chính quyền, mà lại với Mão, Dậu cùng hợp, Kim khí sẽ thịnh, nên theo số "chín".

 (184) Sửu, Vị, Thiếu cung đều chủ bất cập, nên theo về số "sinh".

 (185) Tức là những năm Giáp Thìn, Giáp Tuất. Dần, Thổ thịnh và Thủy suy, nên chủ bất cập.

 (186) Dần, Thân chủ thái quá, cho nên theo số "thành".

 (187) Kim vận thái quá, cho nên theo số "thành".

 (188) Tức là những năm Ất Tỵ, Ất Hợi. Dần, Tỵ, Hợi chủ bất cập, nên theo về số "sinh".

 (189) Hóa của khí thanh lương, Thiếu vũ với Thiếu thương đồng. Cho nên theo số "thành". Bởi Tàng lệnh không phát triển, hóa khí sẽ thịnh. Thổ thịnh, thì Kim sinh, do đó Kim khí sẽ thịnh.

 (190) Thủy vận bất cập, nên theo số "sinh".

 (191) Tức là những năm Bính Tý, Bính Ngọ. Tý, Ngọ chủ về thái quá, cho nên theo số "thành".

 (192) Thìn, Tuất chủ về thái quá, nên theo số "thành".

 (193) Mộc vận thái quá, nên cũng theo số "thành".

 (194) Tức là những năm Đinh Sửu, Đinh Vị (Mùi). Sửu, Vị chủ bất cập, nên theo số "sinh".

 (195) Thiên Can cuối cùng ở Quý, địa chi cuối cùng ở Hợi, cho nên theo số "thành".

 (196) Ở hóa vận chủ Thiếu chủy, cho nên theo số "hai".

 Ở Tại toàn là Mậu Dần, Mậu Thân, Tuế chủ Thiên phù, nên theo số "sinh".

 (197) Những "kỷ" định kỳ, tức những thiên Can bắt đầu từ Giáp, địa chi bắt đầu từ Tý. Tý với Giáp cùng hợp, 30 năm là một "kỷ"; 60 năm là một "chu". Thắng với phục là những năm bất cập; chính với hóa là những năm "kỷ" thái quá. Đều có cái số kinh thường không thể thay đổi. "Cốt yếu" tức là sự thịnh suy của âm, dương.

 (198) Đây bàn hóa của năm vận, bị cái "thắng, chế" của tư thiên và Tại toàn. Uất cực thì phát, để báo phục lại tuế khí, cho nên nói: "Chiết bỏ uất khí, giúp cho hóa nguyên". Đó là do tuế khí nó thắng chế được hỏa vận, cần phải lấy cái vị sở thắng để chiết bớt nó xuống, mà đừng để cho nó uất mà báo phục nữa. Như những năm Đinh Mão, Đinh Dậu, Thái thương Mộc vận mà thượng lâm Dương minh, thì Mộc khí sẽ bị uất. Những năm Mậu Thìn, Mậu Tuất, Thái chủy hỏa vận mà thượng lâm Thái dương (hàn thủy), thì hỏa khí sẽ bị uất. Những năm Kỷ Tỵ, Kỷ Hợi, Thiếu cung Thổ vận, mà trên là Quyết âm, thì Thổ khí sẽ bị uất. Những năm Canh Tý, Canh Ngọ, Thái dương Kim vận, mà trên lâm Thiếu âm thì Kim khí sẽ bị uất. Những năm Tân Sửu, Tân Vị, Thiếu vũ thủy vận mà trên lâm Thái âm, thì Thủy khí sẽ bị uất. Những năm Canh Dần, Canh Thân, Thái dương Kim vận, mà tướng hỏa Tư thiên thì Kim sẽ bị uất. Lại như những năm Ất Tỵ, Ất Hợi, Thiếu dương Kim vận mà tướng Hỏa Tại toàn, thì Kim khí sẽ bị uất; những nă Nhâm Tý, Nhâm Ngọ, Thái giác Mộc vận mà Dương minh Tại toàn, thì Mộc khí sẽ bị uất; những năm Quý Sửu, Qúy Vị, Thiếu thủy hỏa vận mà Thái dương Tại toàn, thì Hỏa khí sẽ bị uất; những năm Giáp Dần, Giáp Thân, Thái cung Thổ vận mà Quyết âm Tại toàn, thì Thổ khí sẽ bị uất; những năm Ất Mão, Ất Dậu, Thiếu dương Kim vận mà Quân hỏa Tại toàn thì Kim khí sẽ bị uất; những năm Bính Thìn, Bính Tuất, Thái vũ thủy vận mà Thái âm Tại toàn thì Kim khí sẽ bị uất... Phàm trong mười hai vận đó có thái, có thiếu, đều bị cái uất của Tư thiên và Tại toàn mà báo phục... Cho nên nói: "Thái quá thì bạo, bất cập thì từ...".

 (199) Cái vận của năm thái quá bị uất, nó phát ra bạo; cái vận của năm bất cập bị uất, nó phát ra từ... sự khác nhau ở đó.

 (200) Cái khí "sở sinh" thì "vi" (nhỏ, bé), cho nên chủ về bất cập; cái khí "dĩ thành" (đã thành, nên) thịnh, cho nên chủ thái quá. Thiên theo chỗ "nhất" sinh ra hành Thủy, địa theo số "lục" để hợp thành lại; địa theo số "nhị" sinh ra hành Hỏa, thiên theo số "thất" để hợp thành lại; thiên theo số "tam" để sinh ra hành Mộc, địa theo số "bát" để hợp thành lại, địa theo số "tứ" để sinh ra hành Kim, thiên theo số "cửu" để hợp thành lại; thiên theo số "ngũ" để sinh ra hành Thổ, địa theo số "thập" để hợp thành lại... Cái khí của năm hành, cảm về "thiên sinh, địa thành" và "địa sinh, thiên thành". Những điểm có thể nhận biết rành mạch. "Thổ thường là số sinh", vì vị trí của Thổ ở trung ương, cảm thiên Can mà mới hóa... Mà khí của trời đất đều gốc ở "năm" mà cuối "chín"... Đó tức là cái số của Lạc thư. Cho nên nói: Ở khoảng trời đất, không tránh khỏi số "ngũ" (thiên số ngũ, địa số ngũ), mà người cũng ứng theo đó.

 Vương Long Khê nói: Năm hành có "khí" lại có "chất" đều phải nhờ ở Thổ. Như "Thiên nhất sinh Thủy", đó là cái khí của Thủy, "nhất" được "ngũ" mà thành "lục", bấy giờ cái "chất" của Thủy mới thành.

 Nghệ Trọng Tuyên nói: Thổ vị trí ở trung ương, số là "ngũ" hợp với cái "sinh số" của trời "ngũ" được "ngũ" mà thành "thập". Vậy cái số của trời đất chẳng qua chỉ ở trong "ngũ".

 (201)

 (202) Đây nói về sự phát tiết do Thổ uất, có những biến tượng hiện ra ở trong khoảng trời đất núi sông; có những triệu chứng phát sinh ra khắp cây cỏ côn trùng; lại có những tai sảnh sinh ra ở con người, có những sự thay đổi của khí hàn nhiệt... Chỉ xem cái lúc "phát" mà đã có thể biết được cái sự "phục" của nó ra làm sao... Sấm, là khí của Hỏa; "tam chi khí" chủ về Hỏa, "tứ chi khí" chủ về Thổ. Cho nên sấm vang phát ra ở bên dưới Thổ. Hỏa với Thổ hợp đức, mà phát ra ở trong khoảng tam khí, tứ khí hỗ giao với nhau. "Khí trắng" tức là Kim khí; tức là Thổ được thư xướng mà Kim hóa ra vậy. Các chứng hậu "Tâm phúc trướng v.v..." đều do cảm Thổ khí mà sinh ra.

 Án: Ở đây nói về "năm sự phát ra..." cùng với thiên khí giao, nói về "uất phục" không giống. Ở cuối thiên khí giao, cũng tựa với chương trên nói: "Thanh, nhiệt thắng và phục đồng". Vận của nó là phong, thanh và nhiệt. Bởi nhân cái vận chủ tuế, không kịp cái khí "sở thắng", nó thắng rồi, mà "tứ khí" lại mẫu (mẹ) phục thù... Đó là điểm "tự tương thắng và phục" của vận khí. Ở chương này nói về "phục tuế", tức như ở đoạn trên nói: Chiết bỏ khí uất, giúp cho hóa nguyên...". Bởi khí của năm vận ở vào khoảng giữa, trên bị cái thắng của Tư thiên, dưới bị cái chế của Tại toàn, không chia gì thái quá và bất cập, đều phải bị cái "uất mà lại phát". Cho nên phàm những cái phát ra, tức là cái bản khí "sở uất", chứ không phải là "con vì mẹ báo phục". Vì vậy "phục khí" với "dân bệnh" đều có điểm không giống nhau. Học giả phải phân biệt cho rõ mới được.

 (203) "Sáng sủa" là cái lệnh của Kim; "gió mát, khí lạnh" là cái khí của Kim. Đó là do cái Kim khí bị uất mà lại phá, chính lệnh lại phát triển thi hành. Khái nghịch v.v... Đều là bệnh của Phế. Về "khí ngũ v.v..." là nó: Phát ra bởi "ngũ chi khí..."

 Đọan trên nói về mọi hiện tượng phát ra do Kim uất, có khí hóa, có dân bệnh, có thời hậu, có tiên triệu... Về những năm Ất, Canh hoặc thái quá mà không chăm ở đức; hoặc thuộc năm bất cập, mà Hỏa thắng, Thủy thắng v.v... thì sẽ uất. Mà uất thì sẽ phát ra các hiện tượng, chứng trạng, biến huyễn như trên.

 (204) Yêu chùy thuộc về Phủ của Thận; quan tiết v.v... Do bệnh ở cân, "quyết nghịch v.v..." do Dương khí tàng xuống dưới, khiến cho "trung hàn" mà gây nên. "Hai hỏa", tức là Quân hỏa chủ "nhị chi khí" và Tướng hỏa chủ "tam chi khí". Khí đó phát ra ở trước sau hai vị Quân hỏa và Tướng hỏa.

 (205) Các chứng Vị quản thống v.v... Bởi Mộc thắng, Thổ bị thương mà sinh ra... "Đau ngang hai hiếp v.v." là những bệnh phong khí gây nên.

 (206) Vì Hỏa bị uất, nên vừng ô cũng bị ẩn khuất. Các chứng thương, dương, ung, thũng v.v... đều do hỏa nhiệt thịnh, tinh huyết bị thương mà gây nên "thiểu khí", tức là Hỏa làm hại khí. "Mâu muộn" là bệnh ở Phế khí. Hỏa thịnh, tinh bị thương, nên hay bạo tử. "Khí cuối..." là nói về: mỗi khí chia chủ 60 ngày, linh 87 khắc rưỡi. Như về cuối "tam khí", mà đại ôn, sắp phát với "tứ chi khí". "Động cực thì tĩnh, dương cực lại âm v.v..." tức là nói về: Thiếu âm đến đâu là nhiệt bắt đầu sinh mà cuối là hàn... Bởi Thiếu âm theo "bản" theo "tiêu". "Thấp lệnh mới hóa mới thành" v.v... Đó là bởi Thiếu dương đến đâu là Hỏa bắt đầu sinh, mà cuối cùng là oi bức.

 (207) ... "Dương cực lại âm, núi sông băng tuyết v.v..." Đó là nói về uất cực. Phong khí lưu hành suốt bốn mùa, nên Mộc phát không có thời kỳ nhất định. Thủy phát ra ở trước và sau hai hỏa quân, tướng, cho nên trên đây nói: "Thủy theo Hỏa...".

 (208) "kỹ xét ở thời, bệnh có thể dự biết, cũng có thể dự để điều trị". "Lỡ thời", tức là bỏ lỡ cái thời "sở chủ' của ngũ âm, lục khí; "Trái với tuế v.v..." tức là trái với tuế khí Tư thiên và Tại toàn...

 (209) Đây là nói về cái uất của năm vận, bị sự thắng chế của sáu khí.

 Án: Lục vi chỉ đại luận nói: Bên hữu Hiển minh là vị của Quân hỏa; bên hữu Quân hỏa, lui đi một bộ, Tướng hỏa chủ trị; lại đi một bộ, Thổ khí chủ trị; lại đi một bộ, Kim khí chủ trị; lại đi một bộ, Thủy khí chủ trị; lại đi một bộ, Mộc khí chủ trị; lại đi một bộ, Quân hỏa chủ trị; phía dưới Tướng hỏa, Thủy khí chủ trị; phía dưới Thủy vị, Thổ khí "thừa" theo; phía dưới Thổ vị, phong khí thừa theo; phía dưới phong vị, Kim khí thừa theo; phía dưới Kim vị, Thủy khí thừa theo; phía dưới Quân hỏa, âm tinh thừa theo. Đó là sáu khí đều có định vị, đều có "thừa, chế" ở phía dưới. Cho nên nói: "Xét cả ở phía dưới, mà có thể biết..." tức là xét về sự "thừa chế" của sáu khí ở dưới, thì sẽ thấy: "Thủy phát là bộc tuyết, thổ phát là phiêu sậu v.v." đều có thể biết được. "Khí có nhiều ít v.v." là nói về cái khí của năm vận có thái quá và bất cập. "Đúng với khí v.v." tức là đúng cái thời kỳ của bản khí mà tự phát; "kiêm cả dưới v.v." tức như: đương "thủy phát" mà lại kiêm cả "phiêu sậu" của Thủy; "Thổ phát" mà lại kiêm cả "bộc tuyết của Thủy"; "Mộc phát" mà lại kiêm cả "thanh minh" của Kim; "Kim phát" mà lại kiêm cả "Thanh minh" của Kim; "Kim phát" mà lại kiêm cả "huân, muội" của Hỏa v.v... Ở đây, phân biệt về sự "phục" là do sự uất của sáu khí, chứ không phải là trường hợp tư tương thắng và phục của năm vận.

 (210) "Vị", tức là cái thời "sở chủ" của năm vận. Nói về năm vận phát ra, không đúng với "Vị" mà phát, đó là vì cái chính lệnh lưu hành không được đúng. Như thủy vị về mùa đông, mà lúc phát lại ở trước hai "Hỏa" là tháng giêng, tháng hai; Thổ vị về mùa Trưởng hạ, mà lúc phát ra lại ở vào thời kỳ "tứ khí" là tháng bảy, tháng tám; Kim vị về mùa thu mà lúc phát ra lại ở vào thời kỳ "ngũ khí" là tháng chín, tháng mười; Hỏa vị ở về mùa hạ, mà lúc phát ra lại ở vào thời kỳ "tứ khí" là tháng bảy, tháng tám v.v... đều phát chậm lại: linh 30 ngày. Vì uất cực rồi mới phát, nên mới cách bản vị như vậy.

 (211) Đây nói về sáu khí của chủ thời, có thái quá bất cập khác nhau. Sáu khí, mỗi khí đều chủ linh 60 ngày. Như cái khí thanh túc lưu hành ở mùa xuân, cái khí viêm nhiệt lưu hành ở mùa thu, cái khí ngưng hàn lưu hành ở mùa hạ, cái khí chưng nhục lưu hành ở mùa đông... Đó là không phải thời mà hóa. Bởi thái quá, là đúng với thời mà đều "tư" cái khí ôn, lương, hàn, nhiệt; bất cập là về "kỷ thắng" tức là theo về cái khí "thắng kỷ", và là cái hóa không phải thời. Chương trên, nói về sự chủ tuế của năm vận, sáu khí mà có thịnh, suy; đây lại nói về sự chủ thời của năm vận, sáu khí mà cũng có thái quá bất cập.

 (212) Đây nói về khí của bốn mùa có thái quá và bất cập. "Sớm muộn" tức là nói về đến trước, đến sau. Thuận thời như: xuân khí đi về bên Tây, hạ khí đi về bên Bắc, thu khí đi về bên Đông, đông khí đi về bên Nam... Nghịch là phản thuận làm nghịch. Xuân khí phát sinh ở phương Đông, nên từ phương Đông mà đi về phương Tây; Hạ khí phát sinh ở phương Nam, nên từ phương Nam mà đi về phương Bắc; Thu khí phát sinh từ phương Tây, nên từ phương Tây đi về phương Bắc... Đó là bốn mùa ứng với bốn phương. Cho nên xuân khí từ dưới mà sinh, thu khí từ trên mà xuống; cái khí hạ hỏa từ giữa mà tán bố ra bốn phương; cái khí Đông tàng, từ biểu mà trở về nội Phủ. Bên tả là Đông, bên hữu là Tây, đằng trước là Ly, đằng sau là Khảm... Đó là cái khí bốn mùa có cao, thấp, tả, hữu... Từ phía dưới mà lên trên, từ bên trong mà ra ngoài...

 (213) Ở chương trước, nói về "sơ chi khí, nhị chi khí v.v." chỉ bàn về khách khí gia lâm, do sáu năm hoàn chuyển đều có Mộc mùa xuân, Hỏa mùa hạ, Kim mùa thu, Thủy mùa đông... Đều chủ về linh 72 ngày. Lại có "sơ khí" là Quyết âm, "nhị khí" là Thiếu âm, "tam khí" là Thiếu dương, "tứ khí" là Thái âm, "ngũ khí" là Dương minh, "lục khí" là Thái dương... Đều chủ 60 ngày linh 87 khắc rưỡi... Đó là cái khí bốn mùa không thể thay đổi nó; có cái chính, lệnh, hàn, nhiệt, ôn, lương và sinh, trưởng, thâu, tàng... Nên gọi là "thương".

 "Khí khi đến v.v." tức là nói về bốn mùa có cái khí của năm vận sáu khí dẫn đến. Thiếu âm tuy chủ Quân hỏa mà bản hàn, nên ở vào chỗ giao tiếp của hàn với nhiệt, để chủ về khí ôn hòa. Ở tiết này, lấy Quyết âm phong mộc chủ xuân; Thiếu dương viêm thử chủ hạ; Dương minh thanh lương chủ thu; Thái dương hàn thủy chủ đông... Đó là khí hóa thường của bốn mùa. Cho nên lại lấy Thái âm chuyển xếp lên trước Thiếu dương, vì là Thổ khí chia vượng ở tứ quý, nên trước bắt đầu từ xuân hạ.

 (214) "Phiêu nộ" (tung bay, giận dữ) hình dung biến thái của phong; "Mát nhiều..." tức là Kim khí "thừa" theo; "đại huyên" là ấm nhiều, tức là sức quá độ của Hỏa, "hàn" tức âm tinh "thừa" theo; "sấm sét mưa to v.v." là trạng thái biến chuyển của thấp Thổ, đến "cực độ" thì phong khí "thừa" theo... Trở lên là nói về: "Cực" thì biến, biến thì hại, rồi do "thừa" theo "chế lại".

 (215) "Lý cấp" là một chứng khí nghịch nghẽn lên. Quyết âm chủ về mùa xuân, xuân khí bắt đầu từ dưới mà dẫn lên trên, nên thành chứng "lý cấp". Dương minh chủ về mùa thu, thu khí bắt đầu từ trên, nên thành chứng phù hư; Hỏa sinh ra ở Mộc phong, với Hỏa cùng quạt dồn, nên mới thành các chứng lở láy và mình nóng; Thổ vị trí ở trung ương mà chia vượng ra tứ quý, cho nên ở bốn mùa gây thành các chứng bí, tích, và trung mãn; Thái dương chủ về cân, bị phong khí nó phạm, cho nên mắc míu mà thành co duỗi không lợi.

 (216) Tâm chủ về nói; hỷ là Tâm chí. Quân hỏa bị cái hàn thủy của Đông lệnh nó bách, thì Tâm khí hóa thực mà thành chứng nói lại cười v.v...Trở lên, các bệnh thuộc về bốn mùa, có khi phát sinh bởi sáu khí, có khi phát sinh bởi bốn mùa... Học giả nên lấy ý mà suy thời nghĩa lý tự rõ. Đây là nói về vận sáu khí của bốn mùa, có đức, có hóa, có chính, có lệnh, có biến, có bệnh...

 (217) "Nhân ở đâu để nhận xét v.v...", như khí của Thái âm ở về Trưởng hạ, khí của Thái dương ở về mùa đông, khí của Thiếu dương ở về mùa hạ, khí của Dương minh ở về mùa thu, khí của Quyết âm ở về mùa xuân... Lại như đông có nhiệt hóa, để nghiệm cái thắng của Thái âm; mùa hạ có hàn hóa, để nghiệm cái thắng của Thái dương v.v...

 (218) Đúng với bản vị, như Quyết âm bản vị ở tháng giêng, tháng hai v.v... "Phương", như về năm Quyết âm chủ tuế khí, thì Thái âm tự đặc ở Tây, Bắc; Thái dương tự đặc ở Đông nam; Thiếu âm tự đặc ở Tây, Nam; Thiếu dương tự đặc ở chính Bắc v.v...

 (219) Đây nói về sáu khí chủ thời, cũng có chia ra trời đất doanh, hư, mà trên dưới cùng thắng. Nửa năm về trước, khí trời làm chủ; nửa năm về sau khí đất làm chủ. Vận ở vào khoảng giữa trời và đất, thường đến trước cái khí của trời đất để gây nên sự "thắng". Cho nên nói: "Theo vận về thuận để sinh ra bệnh v.v...". Tức là nói cái khí của trời đất, theo với vận khí mà "bi, thử" tương thắng lẫn nhau. "Khí giao v.v..." là nói về tam khí, tứ khí giao hỗ với nhau. Như "thiên khí bất túc, địa khí sẽ theo". Thời cái "tứ chi Thổ khí" trước giao hỗ với "tam khí" là Hỏa; như "địa khí bất túc, thiên khí sẽ theo...". Thì cái "tam chi Hỏa khí, trước giao hỗ với tứ khí là Thổ v.v.". Đó là: hỏa, thổ, tử, mẫu tương hợp, gọi là "về với đồng hóa...". Tức là thắng mà "vi" (nhỏ) vậy. "Vi thời tiểu sai..." "Tiểu sai" ở "kỷ" của "thiên", vẫn chiếm bảy phần, mà ba phần thì chiếm ở "địa", vẫn chiếm bảy phần, mà ba phần thì ở hỗ giao với "thiên". Đó là trên dưới khí giao, không sinh ra bệnh. "Ghét cái bất thắng..." là ghét cái khí mình bất thắng. Thái dương hàn hóa, truyền sang Thái âm; Dương minh táo hóa, truyền sang Quyết âm. Đó là dưới thắng thời địa khí đổi mà lên Quyết âm phong hóa, truyền sang Thái âm; Thiếu âm hỏa hóa , truyền sang Dương minh... Đó là trên thắng thì thiên khí giáng mà xuống...tức là thắng một trình độ "thậm". "Thậm" thời đại sai: "Đại sai" thì ở "kỷ" của thiên chiếm năm phần, còn năm phần thì giáng thẳng xuống dưới; ở "kỷ" của địa chiếm năm phần; còn năm phần lại đổi lên trên... Cho nên nói: "Thậm" thời vị đổi, khí giao. "Đổi" thì đại biến sinh ra, mà bệnh gây nên. "Vị đổi" là việt qua cái vi của tam khí, tứ khí, mà sơ khí, nhị khí thì lại đi sang ngũ vị, lục vị; ngũ khí, lục khí lại đi sang sơ vị, nhị vị... Đó là cái khí "sở bất thắng" nó thắng lại được.

 (220) Chương này, nói sáu khí chủ thời, cũng có hàn, nhiệt, ôn, lương, khác nhau. Những vị tân cam nó có cái tính chất phát tán, thuộc dương. Cho nên có khi gặp chứng bệnh nên phát tán, thì phải xa lánh nhiệt; do đó, ngay mùa xuân cũng phải lánh xa nhiệt rồi. Những vị toan  khổ, nó có cái tính chất dũng tiết, thuộc âm. Nếu gặp chứng cần phải công lý, thì dù phải lánh xa hàn, mà lại không phải cần lánh xa hàn...
 
 (221) Đàn bà khi mới kết thai được một tháng đến hai tháng, là nhờ sư tư dưỡng của Mộc khí; tháng thứ ba, thứ tư... chủ về Hỏa khí; tháng thứ năm, thứ sáu... chủ về Thổ khí; tháng thứ bảy, thứ tám chủ về Kim khí... tháng thứ chín, thứ mười chủ về Thủy khí. Đến thời kỳ Thái dương là năm hành đã đầy đủ, do đó âm, dương, thủy, hỏa chia đều mà thành thân hình. Nhưng trước khi chưa sinh, cái khí của năm hành đều có thịnh, có hư, có thắng, có uất, nên dùng những vị có khí vị hàn, nhiệt, ôn, lương để thuận nghịch mà điều trị. Ví phỏng có bệnh mà muốn không lánh xa hàn, hoặc nhiệt... Mà cũng không hại gì đến thai khí. (Nguyên văn chữ Hán câu này là: "hữu cố, vô vẫn; diệc vô vẫn dã..."). Nếu phạm quá thì sẽ chết. Xem đó thì "hàn, nhiệt, ôn, lương" gọi là "tứ úy", phải tinh tế và cẩn thận lắm mới được.

 Án: Thai mới được bảy tháng mà sinh, phần nhiều nuôi được mà cũng thọ, là vì: tháng thứ bảy thuộc về Phế tàng tư dưỡng. Phế thuộc thiên mà chủ khí, chủ huyết. Thiên theo số "nhất" sinh ra hành Thủy, cảm cái khí của trời đất mà sinh ra, cho nên nuôi được. Tháng thứ 9, thứ 10 thuộc về sở chủ của Thiếu âm, Thái dương, đều cảm được cái khí của âm, dương, thủy, hỏa mà sinh. Nhưng nếu là tháng thứ "tám" thì thuộc Dương minh Đại trường chủ khí, vì cảm cái Phủ khí Dương minh mà sinh, nên ít khi sống được.

 (222) Đây nói về trị bệnh có phép "giả tá" (tạm mượn), vì chủ khí bất túc mà khách khí thắng. Trên kia, trị về các chính bệnh Tư thiên, có những phương pháp "dùng ôn" xa ôn, dùng lương xa lương, dùng hàn, dùng nhiệt v.v... Đó là chính pháp trị bệnh. Ở trong có ngụ cái phương pháp: "Có giả, thời trái lại v.v.". Thì tức là dùng hàn, nhiệt, ôn, lương... Mà có thể cứ phạm. Như ở trên: "Không lánh xa nhiệt, không lánh xa hàn v.v.". Vì là phát biểu, công lý mà tà khí còn ở đó.

 Nếu dùng phép "phản thường", thì dù nội thương cũng có thể "phản thường". Vậy! Hoàng Đế mới hỏi lại.

 Kỳ Bá nói: Mỗi năm sáu khí, tự có một khí làm chủ, chủ lại có khách khí nó gia lâm. Duy chủ khí bất túc, mà khách khí lại thắng, thì giả tá cái khí hàn, nhiệt, ôn, lương, để giúp đỡ chủ khí mà ứng với khách khí... Cho nên dù phạm mà cũng không phải cấm kỵ.
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 30, 2021, 06:34:47 PM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #72 vào lúc: Tháng Sáu 29, 2018, 04:50:44 PM »

Chương bảy mươi tư

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN



KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi:

 - Năm khí giao hợp, doanh hư thay đổi... Lẽ đó, tôi được biết rồi. Còn sáu khí chia trị, Tư thiên, Tại toàn, khí đến như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Quyết âm Tư thiên, hóa của nó là phong; Thiếu âm Tư thiên, hóa của nó là nhiệt; Thái âm Tư thiên, hóa của nó là thấp; Thiếu âm Tư thiên, hóa của nó là hỏa; Dương minh Tư thiên, hóa của nó là táo; Thái dương Tư thiên, hóa của nó là hàn... Lấy cái tàng vị sáu khí nó lâm, mà nhận định bệnh danh... (tức là thiên khí ở trên lâm xuống, mà hợp với Tàng Vị của con người, tùy theo sáu khí nó phạm vào Tàng nào, để ấn định tên bệnh).

 - Địa hóa (tức Tại toàn) như thế nào?

 - Cùng "hậu" như Tư thiên, gián khí cũng vậy.

 - Gián khí như thế nào?

 - "Tư" ở tả, hữu gọi là gián khí.

 - Lấy gì để phân biệt là khác?

 - Chủ tuế thời kỷ tuế, gián khí thời kỷ bộ (1).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Tuế chủ như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Quyết âm Tư thiên là phong hóa. Tại toàn là toan hóa, tư khí là thương hóa (hóa màu xanh), gián khí là động hóa. Thiếu âm Tư thiên là nhiệt hóa, Tại toàn là khổ hóa, không tư về khí hóa, tư khí là chước hóa (hóa sự chảy nóng). Thái âm Tư thiên là thấp hóa, Tại toàn là cam hóa, tư khí là kiềm hóa, gián khí là nhu hóa, Thiếu dương Tư thiên là hỏa hóa, Tại toàn là khổ hóa, tư khí là đan hóa (hóa sắc đỏ), gián khí là minh hóa (hóa sự sáng tỏ). Dương minh Tư thiên là táo hóa, Tại toàn là tân hóa, tư khí là tố hóa, gián khí là thanh hóa. Thái dương Tư thiên là hàn hóa, Tại toàn là hàn hóa, tư khí là huyền hóa, gián khí là Tàng hóa... Cho nên muốn trị bệnh phải biết rõ sáu khí, chia trị năm Vị, năm Sắc sinh ra thế nào, năm Tàng nên như thế nào... Mới có thể nói được lẽ doanh, hư và cái nguyên nhân sinh ra bệnh hoạn (2).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Quyết âm Tại toàn mà toan hóa, tôi đã hiểu rồi. Còn sư phát triển của phong hóa, như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Phong hóa phát sinh ra ở đất, đó tức là "bản". Các khí khác đều như vậy. Bản (gốc) ở trời tức là thiên khí, bản ở đất tức là địa khí. Trời với đất hợp khí, sáu tiết phân chia, muôn vật do đó mà hóa sinh. Cho nên nói: "Cẩn hậu khí nghi, vô thất bệnh kỳ", tức là lẽ đó (3).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Chủ bệnh như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Tư tuế, bị vật (4), thời không sót nữa.

 - Trước tuế mà bị vật, như thế nào?

 - Đó là chuyên tính của trời đất.

 - Tư tuế như thế nào?

 - Tư khí để nhận chủ tuế, do đó lại xét cả hữu dư và bất túc.

 - Nếu không tư tuế, bị vật, thì sao?

 - Vì khi nó tán, chất tuy đồng mà lực khác nhau. Khí vị có hậu bạc, tính dụng có táo tĩnh; trị, bảo có nhiều ít, lực hóa có thiển, thâm... Vì vậy nên phải tư tuế bị vật (5).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Tuế chủ làm hại cho năm Tàng như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Xét cái "sở bất thắng" của nó, thời rõ được yếu điểm như thế nào ? (6)

 - Ở trên mà "râm" xuống dưới, thời lấy cái "sở thắng" để làm cho yên, do bên ngoài mà "râm" vào trong, thời lấy cái "sở thắng" để điều trị (7).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Bình khí như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Nhận xét kỹ âm dương ở đâu để điều trị, lấy quân bình làm giới hạn. Chính thời chính trị, phản thời phản trị... (VIII).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Phu Tử nói xét về sự hỗ giao âm dương để điều trị. Luận nói: "Nhân nghinh với Thốn khẩu tương ứng, không sai như dây mặc, gọi là "bình", vậy âm dương sở tại và Thốn khẩu như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Nhân năm thuộc về Nam chính hay Bắc chính, thời sẽ biết được (9).

 Về năm Bắc chính, Thiếu âm Tại toàn, Thốn khẩu không ứng, Quyết âm Tại toàn, thời bên "hữu" không ứng, Thái âm Tại toàn thời bên "tả" không ứng. Về năm Nam chính, Thiếu âm Tư thiên thời Thốn khẩu không ứng. Quyết âm Tư thiên thời bên hữu không ứng, Thái âm Tư thiên thời bên tả không ứng. Phàm những "không ứng", "phản chấn" thời sẽ thấy (10).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Xích hậu như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Về năm Bắc chính, Tam âm ở dưới, thời Thốn không ứng; Tam âm ở trên, thời Xích không ứng. Về năm Nam chính, Tam âm Tư thiên, thời Thốn không ứng, Tam âm Tại toàn, thời Xích không ứng. Tả, hữu đều như vậy. Cho nên nói: Biết được cốt yếu, chỉ một lời cũng đủ, không biết được cốt yếu, sẽ lưu tán vô cùng (11).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Khí của trời đất, do nội tâm mà sinh ra bệnh như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Những năm Quyết âm Tại toàn, bị phong râm nó thắng, thời địa khí u ám, cỏ cây sớm tốt. Dân mắc bệnh ghê ghê sợ rét, hay vươn vai, Tâm thống, chi mãn, lưỡng hiếp lý cấp (đau rút hai bên sườn), uống ăn không chịu, cách yết không thông, ăn vào thì nôn, phúc trướng hay ợ, được hậu (đại tiện) với khí (trung tiện), thời trong bụng nhẹ ngay như bớt. Thân thể đều nặng.

 Những năm Thiếu âm Tại toàn, bị nhiệt râm nó thắng, nơi tối lại sáng. Dân mắc bệnh trong bụng thường sôi (kêu réo), khí xông lên hung, thở suyễn, không thể đứng lâu, hàn, nhiêt, bì phu thống, mắt mờ, răng đau, quai hàm sưng. Ố hàn, phát nhiệt, như ngược, trong Thiếu phúc đau, bụng lớn (vì nhiệt ở trung tiêu nên bụng lớn).

 Những năm Thái âm Tại toàn, bị thấp râm nó thắng, gần xa tăm tối; dân mắc bệnh ẩm, tích, Tâm thống, tai điếc; bừng bừng nóng nẩy, ách thũng, hầu tý, âm bệnh, ra huyết; thiếu phúc thống và thũng, không tiểu tiện được, khí bốc đầu nhức, mắt như mờ, cổ như gẫy, lưng đau, đùi duỗi không thể co, bọng chân đau nhức như bị nứt.

 Những năm Thiếu dương Tại toàn bị hỏa râm nó thắng, hàn nhiệt thay đổi đến... Dân mắc bệnh chú tiết xích hoặc bạch (tức kiết lỵ); Thiếu phúc thống, niệu xích, quá lắm thời tiện huyết. Thiếu âm cùng hậu (12).

***

 Những năm Dương minh Tại toàn, bị táo râm nó thắng, dân mắc bệnh hay ẩu (ọe) ra vị đắng, hay thở dài; Tâm, hiếp thống, không thể trở mình, quá lắm thời họng khô, mặt nhờn, da dẻ khô rộp, ngoài chân lại nhiệt.

 Những năm Thái dương Tại toàn, bị hàn râm nó thắng, dân mắc bệnh đau ở Thiếu dương, rút xuống Dịch hoàn, suốt ra yêu tích; xung lên thành Tâm thống, ra huyết, họng đau, quai hàm sưng.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Điều trị như thế nào?

 - Cái khí trong thời kỳ Tại toàn, bị phong râm vào bên trong, nên trị bằng vị tân là lương, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị cam làm cho hoãn lại, dùng vị tân làm cho tán đi (13).

 Bị nhiệt râm vào bên trong, nên trị bằng vị hàm và hàn, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị toan để thâu lại, dùng vị khổ để phát đi (14).

 Bị thấp râm vào bên trong, nên trị bằng vị khổ và nhiệt, tá bằng vị toan và đạm, dùng vị khổ làm cho táo lại, dùng vị đạm lam cho tiết đi (15).

 Bị hỏa râm vào bên trong, nên trị bằng vị hàn và lãnh, tá bằng vị khổ và tân, dùng vị toan để thâu lại, dùng vị khổ để phát đi (16).

 Bị táo râm vào bên trong, nên trị bằng khổ và ôn, tá bằng vị cam và tân, dùng vị khổ để hạ xuống (17).

 Bị hàn râm vào bên trong, nên trị bằng vị cam và nhiệt, tá bằng vị khổ và tân, dùng vị hàm để tả đi, dùng vị tân để nhuận thêm, dùng vị khổ để làm cho kiên lại (18).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Thiên khí biến như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Quyết âm Tư thiên, bị phong râm nó thắng... Dân mắc bệnh vị quản giữa Tâm mà đau; rút lên hai hiếp, cách yết không thông, uống ăn không xuống, lưỡi cứng đờ, ăn vào thời ẩu; lãnh tiết, phúc trướng, đường tiết (đại tiện nát); giả (hòn nổi lại tan); đường thủy vít. Bệnh vốn ở Tỳ, Xung dương mạch tuyệt, chết không thể chữa.

 Thiếu âm Tư thiên, bị nhiệt râm nó thắng. Dân mắc bệnh trong hung phiền nhiệt, ách Can, hữu hiếp mãn, bì phu thống, phát hàn nhiệt, khái và suyễn, thóa huyết (nhổ ra huyết), huyết tiết, cừu, nục, xị, ẩu, tiểu tiện sắc biến. Quá lắm thời thương dương, phù thũng. Kiên (vai), bối (lưng), tý nhu (cánh tay), và trong khuyết bồn đều đau. Tâm thống, Phế trướng, bụng lớn và mãn hoặc, bụng trướng mà khái và suyễn. Gốc bệnh ở Phế, mạch ở Xích trạch tuyệt, chết, không thể chữa.

 Thái âm Tư thiên, bị thấp râm nó thắng, dân mắc bệnh; phù thũng, cốt thống, âm tý, án tay vào không được, yêu, tích, đầu hạng thống; thỉnh thoảng hoa mắt; đại tiện khó, Âm khí không phát triển, đói mà không muốn ăn; khái, thóa thời thấy có cả huyết, trong bụng nghe bào hao... Bệnh gốc ở Thận, mạch ở Thái khê tuyệt, thời chết không thể chữa.

 Thiếu dương Tư thiên, bị hỏa râm nó thắng... Dân mắc bệnh đầu thống, phát nhiệt, ố hàn mà ngược. Nhiệt phát ra bì phu, bì đau; sắc biến ra vàng hoặc đỏ, gây nên chứng thủy, mình, mặt phù, thũng; bụng đầy vượt, phải ngửa lên mà thở, kiết lỵ, đỏ hoặc trắng; mụn lở, ho, nhổ ra huyết; phiền Tâm, trong hung nhiệt, quá lắm thời cừu, nục. Bệnh gốc ở Phế, mạch ở huyệt Thiên Phủ tuyệt, sẽ chết, không chữa được.

 Dương minh Tư thiên bị táo râm nó thắng... Dân mắc bệnh tả, khư hiếp đau, khí hàn tràn lan, cảm thành bệnh ngược; khái, trong bụng sôi; tiết tả như phân cò; Tâm huyết bạo thống, không thể trở mình; ách Can, mặt nhờn, yêu thống. Đàn ông đồi sán, đàn bà Thiếu phúc đau; mắt mờ và toét, lở láy. Bệnh gốc ở Can, mạch Thái xung tuyệt, sẽ chết, không thể chữa.

 Thái dương Tư thiên, bị hàn râm nó thắng. Dân mắc bệnh huyết biến ở trong, phát thành ung dương (mụn, lở), quyết, tâm thống, ẩu huyết, huyết tiết, cừu, nục, hay bi (thương, cảm); thỉnh thoảng chóng mặt, ngã ngất, hung, phúc mãn, lòng bàn tay nóng, khuỷu tay co lại; nách sưng, trong lòng lạnh lẽo, khó chịu; hung hiếp, vị quản đều không yên, mặt đỏ, mắt vàng, hay ợ, họng khô. Quá lắm thời sắc mặt đen sạm, khát, muốn uống nước. Bệnh gốc ở Tâm, mạch ở huyệt Thần môn tuyệt, sẽ chết, không thể chữa.

 Đó chính là: chỉ xét ở đông khí, thời sẽ biết được năm Tàng ra sao.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Điều trị như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Về khí Tư thiên, bị phong râm nó thắng, bình bằng vị tân và lương, tá bằng vị khổ và cam; dùng vị cam để làm cho hoãn; dùng vị toan để làm cho tả (19).

 Bị nhiệt râm nó thắng, bình bằng vị hàm và hàn, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị cam để làm cho thâu lại (20).

 Bị thấp râm nó thắng, bình bằng vị khổ và nhiệt, tá bằng vị toan và tân, dùng vị khổ để làm cho táo, dùng vị đạm để làm cho tiết; thấp ở bộ phận trên, quá lắm mà nhiệt, trị bằng vị khổ và ôn, tá bằng vị cam và tân, để cho hãn ra, thời thôi (21).

 Bị hỏa râm nó thắng, bình bằng vị toan và lãnh, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị toan để thâu lại, dùng vị khổ để phát ra, lại dùng vị toan để cho phục lại. Cùng một phương pháp trị chứng nhiệt râm (22).

 Bị táo râm nó thắng, bình bằng vị khổ và ôn, tá bằng vị toan và tân, dùng vị khổ để hạ xuống (23).

 Bị hàn râm nó thắng, bình bằng vị tân và nhiệt, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị hàm để tả (24).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Tà khí phản thắng, điều trị thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Phong tư ở đất, thanh lại thắng nó, trị bằng toan và ôn, tá bằng khổ và cam, dùng vị tân để bình.

 Nhiệt tư ở đất, hàn lại thắng nó, trị bằng cam và nhiệt, tá bằng khổ và tân, dùng vị hàn để bình.

 Thấp tư ở đất, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị khổ và lãnh, tá bằng hàn và cam, dùng vị khổ để bình.

 Hỏa tư ở đất, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị cam và nhiệt, tá bằng khổ và tân, dùng vị hàm để bình.

 Táo tư ở đất, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị bình và hàn, tá bằng khổ và cam, dùng vị tân để bình, lấy hòa làm lợi.

 Hàn tư ở đất, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị hàm và lãnh, tá bằng vị cam tân, dùng vị khổ để bình (25).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Tà khí lại thắng khí Tư thiên, thời trị liệu như thế nào?
 
 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Phong hóa ở trời, thanh lại thắng nó, trị bằng toan và ôn, tá bằng vị cam và khổ.

 Nhiệt hóa ở trời, hàn lại thắng nó, trị bằng cam và ôn, tá bằng vị khổ, toan và tân.

 Thấp hóa ở trời, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị khổ và hàm, tá bằng khổ và toan.

 Hỏa hóa ở trời, hàn lại thắng nó, trị bằng vị cam và nhiệt, tá bằng vị khổ và tân.

 Táo hóa ở trời, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị tân và hàn, tá bằng vị khổ và cam.

 Hàn hóa ở trời, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị hàm và lãnh, tá bằng vị khổ và tân (26).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Sáu khí tương thắng như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thắng của Quyết âm, sinh ra các chứng: Tai ù, đầu váng, trong bụng rộn rực như muốn thổ. Vị cách như hàn, ,khí dồn vào khư và hiếp mà thành nhiệt, tiểu tiện vàng và đỏ; vị quản thống, dồn lên hai hiếp; trường minh, xôn tiết, kiết lỵ đỏ hoặc trắng, quá lắm thời ẩu thổ, cách yết không thông (27).

***

 Thắng của Thiếu âm, Tâm hạ nhiệt, hay đói, dưới rốn rộn rực, khí dẫn lên Tam tiêu, ẩu nghịch, táo phiền, phúc mãn và thống, đường tiết, tiểu tiện đỏ.

 Thắng của Thái âm, Hỏa khí uất ở bên trong, mụn lở suốt từ trong ra ngoài. Bệnh ở khư hiếp, quá lắm thời Tâm thống; nhiệt cách lên thành đầu thống, hầu tý, hạng cường. Nếu khí âm thấp lại thắng ở nửa năm về sau, thời thấp khí uất ở bên trong, hàn khí bách xuống Hạ tiêu, đau suốt từ đỉnh đầu xuống khoảng lông mày, vị mãn; Thiếu phúc mãn, sống lưng và ngang lưng đều cứng; bên trong khó chịu, hay kiết lỵ; dưới chân ấm, đầu nặng, ống chân và chân sưng thũng. Chứng ấm phát ra từ bên trong, phù thũng từ dưới lên trên (28).

***

 Thắng của Thiếu dương, nhiệt "khách" ở Vị phiền Tâm, Tâm thống, mắt đỏ, muốn ẩu; ẩu ra nước chua, hay đói, tai đau, nước tiểu đỏ, hay sợ, thiềm ngữ, bạo nhiệt, tiêu thước, Thiếu phúc thống.

 Thắng của Dương minh, khí lạnh phát ra ở trong tả như hiếp đau, đường tiết, trong là ách tắc (nghẽn ở cổ), ngoài là đồi sán. Trong bụng khó chịu, ách tắc mà khái.

 Thắng của Thái dương, sinh ra chứng hài ngược, hàn quyết vào Vị, Tâm thống, âm hành lở mụn, đau xuống bên háng, huyết mạch đọng rít, hoặc thành chứng huyết tiết (tả ra huyết), bì phu sưng đau, phúc mãn, ăn kém, nhiệt lại bốc lên đầu, cổ, thông đính, não bộ đều đau, mắt như mờ đi, hàn vào Hạ tiêu, gây nên chứng nhu tả (đại tiện nát).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Điều trị như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thắng của Quyết âm, trị bằng vị cam và thanh, tá bằng vị khổ và tân; dùng vị toan để tả.

 Thắng của Thiếu âm, trị bằng vị tân và hàn, tá bằng vị khổ và hàm, dùng vị cam để tả.

 Thắng của Thái âm, trị  bằng vị hàm và nhiệt, tá bằng vị tân và cam, dùng vị khổ để tả.

 Thắng của Thiếu dương, trị bằng vị tân và hàn, tá bằng vị cam và hàm, dùng vị cam để tả.

 Thắng của Dương minh, trị bằng vị toan và ôn, tá bằng vị tân và cam, dùng vị khổ để tiết.

 Thắng của Thái dương, trị bằng vị cam và nhiệt, tá bằng vị tân và toan, dùng vị hàm để tả (29).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Sáu kỳ phục lại, như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Sự "phục" của Quyết âm, sinh ra chứng Thiếu phúc kiên và mãn, lý cấp bạo thống; Quyết âm thống, hãn phát, ẩu thổ; muốn ăn mà không nuốt vào được, nuốt vào lại thổ ra. Gân, xương choáng váng, thanh quyết, quá lắm thời vào Tỳ, thành chứng thực tý, mà thổ. Mạch ở Xung dương tuyệt, sẽ chết, không chữa được (30).

***

 Phục của Thiếu âm, nóng nảy phát sinh ở bên trong, phiền táo, cừu, xị, Thiếu phúc giảo thống (đau như thắt), ách táo "phân chú" có lúc ngừng; khí động ở tả, dẫn lên bên hữu; khái, bì phu đau; uất mạo không biết, ghê ghê rét run, thiềm vọng, hàn rồi lại nhiệt, khát mà muốn uống; thiểu khí, cốt nuy, Tiểu trường không thông, ngoài là phù thũng, nhiệt khjis đại hành, sinh ra các chứng phất, chẩn, thương dương, ung thư, tỏa, trĩ v.v... quá lắm thời phạm vào Phế, khái mà tỵ uyên (trong mũi nước đặc chảy ra quanh nam, mùi hôi thối). Mạch ở Thiên Phủ tuyệt, sẽ chết, không chữa được (31).

***

 Phục của Thái âm, sinh ra mình nặng, bụng đầy, uống ăn không tiêu, Âm khí thượng quyết, trong bụng khó chịu; chứng ẩm phát sinh ở trong, thành chứng khái và suyễn có tiếng, đỉnh đầu đau và nặng, càng thêm chạo khiết (tay chân vật vã, co quắp) nôn ọe, li bì, im lặng, thổ ra nước trong. Quá lắm thời vào Thận, khiến tả vô độ. Mạch Thái khê tuyệt, thời chết, không thể chữa (32).

***

 Phục của Thiếu dương, sinh ra các chứng kinh, khiết, khái, nục, Tâm nhiệt, phiền táo, tiện xác, ghê gió; quyết khí dẫn lên, mặt nhờn như bắt bụi; mí mắt hay giật, hỏa khí phát ở bên trong dẫn lên thành chứng lở nát trong miệng, ẩu nghịch, huyết giật, huyết tiết, rồi phát ra chứng ngược, ố hàn run rẩy. Hàn cực lại nhiệt, gây nên ách lạc khô ráo, khát muốn uống nước lã, sắc mặt biến ra vàng và đỏ, thiểu khí, mạch nuy, hóa làm chứng thủy, gây thành thủy thũng. Quá lắm thời vào Phế, khái và đại tiện ra huyết. Xích trạch tuyệt, thời chết, không thể chữa được (33).

***

 Phục của Dương minh, sẽ sinh ra các bệnh: đau ở khư hiếp khí về bên tả, hay thở dài, quá lắm thời Tâm thống, bĩ mãn, phúc trướng mà tiết tả, nôn ra nước đắng, khái uế, phiền Tâm, bệnh ở trong cách, đầu nhức; quá lắm thời vào Can, sinh ra các chứng kinh hãi, co gân. Mạch ở Thái xung tuyệt, sẽ không chữa được (34).

***

 Phục của Thái dương, quyết khí dẫn lên, Tâm và Vị sinh hàn; hung cách không lợi, Tâm thống, bĩ mãn, đầu thống hay bi, có khi ngã ngất, ăn sút, yêu chùy đau, co duỗi không tiện, đau ở Thiếu phúc rút xuống dịch hoàn, lây lên cả yêu, tích, xung lên Tâm, nhổ ra nước trong, hay ọe, hay ợ, quá lắm thời vào Tâm, hay quên, hay bi. Mạch ở Thần môn tuyệt, sẽ chết, không thể chữa (35).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Phương pháp điều trị như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Phục của Quyết âm, trị bằng vị toan và hàn, tá bằng vị cam và tân, dùng vị toan để làm cho tả, dùng vị cam để làm cho hoãn.

 Phục của Thiếu âm, trị bằng vị hàm và hàn, tá bằng vị khổ và tân, dùng vị cam để làm cho tả, dùng vị toan để làm cho thâu, dùng vị khổ để làm cho phát, dùng vị hàm để làm cho nhuyễn.

 Phục của Thái âm, trị bằng vị khổ và nhiệt, tá bằng vị toan và tân, dùng vị khổ để làm cho tả, làm cho táo, làm cho tiết.

 Phục của Thiếu dương, trị bằng vị hàm và lãnh, tá bằng vị khổ và tân, dùng vị hàm để làm cho nhuyễn, dùng vị toan để làm cho thâu, dùng vị tân và khổ để làm cho phát. Phát không lánh xa nhiệt, không phạm ôn, lương... Phục ở Thiếu âm cũng một phương pháp điều trị.

 Phục của Dương minh, trị bằng vị tân và ôn, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị khổ để làm cho tiết, làm cho hạ, dùng vị toan để bổ.

 Phục của Thái dương, trị bằng vị hàm và nhiệt, tá bằng vị cam và tân, dùng vị khổ để làm cho kiên (36).

***

 Phàm trị về cái khí thắng và phục, hàn thời làm cho nhiệt, nhiệt thời làm cho hàn, ôn thời làm cho thanh, thanh thời làm cho ôn, tán thời thâu lại, uất thời tán đi, táo thời làm cho nhuận, cấp thời làm cho hoãn, kiên thời làm cho nhuyễn, nhuế (mềm) thời làm cho kiên, suy thời bổ thêm vào, cương thời tả bớt đi... Phải làm cho chính khí được yên, phải thanh, phải tĩnh... Thời bệnh khí giảm đi, rút về bản Vị, đó là đại thể của phương pháp điều trị.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Khí chia về trên, dưới như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Từ nửa mình trở lên, có ba khí, thuộc về bộ phận của trời, thiên khí làm chủ, từ nửa mình trở xuống, có ba khí thuộc về bộ phận của đất, địa khí làm chủ. Lấy danh để đặt tên cho khí, lấy khí để nhận biết thuộc xứ nào, rồi sẽ nói đến bệnh. "Bán" (nửa), tức là chỉ về Thiên khu (37).

***

 Cho nên ở trên thắng mà ở dưới cũng mắc bệnh, thời lấy thuộc về "địa" để đặt tên; ở dưới thắng mà ở trên cũng mắc bệnh, thời lấy thuộc về "thiên" để đặt tên (38).

 Như nói là "thắng" đến, tức là "báo khí" khuất phục mà chửa phát; nói "phục" đến, thời không cần, vì trời đất mà khác danh, cũng đều coi như phục khí ở đâu để lập thành trị pháp (39).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Sự động của thắng và phục, thời có thường chăng? Khí có nhất định chăng?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thời có thường Vị mà khí không có nhất định.

- Xin cho biết rõ ngành ngọn ra làm sao?

 - Sơ khí, cuối cùng về Tam khí, thiên khí làm chủ đó là lẽ thường của thắng khí, Tứ khí cuối cùng có Chung khí, đó là lẽ thường của phục khí. Có thắng thời có phục, không thời không (40).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Phục rồi mà lại thắng, như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thắng đến thời phục, không có số thường. Hễ suy thời ngừng lại thôi. Phục rồi mà thắng, không phục thời hại, vì đó sẽ hại sự sống (41).

 - Phục mà lại mắc bệnh như thế nào?

 - Vì ở không phải Vị, mà bất tương đắc nên sinh bệnh. Đại phục cái thắng, thời chủ lại thắng, cho nên mới lại phát bệnh. Đó tức là thuộc về những khí hỏa, táo và nhiệt (42).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Điều trị thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Phàm khí nó thắng: Vì thời theo, thậm thời chế.

 Về khí nó phục: Hòa thời bình, bạo thời đoạt. Đều theo thắng khí làm cho yên sự khuất phục. Không cần phải hỏi đến số, lấy "bình" làm giới hạn. Đó là đạo chính (42).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Khí thắng và phục của chủ khách như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Khí của khách, chủ, chỉ có thắng mà không có phục (43).

 - Nghịch, thuận như thế nào?

 - Chủ thắng là nghịch, khách thắng là thuận, đó là theo đạo trời (44).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Sinh bệnh như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Quyết âm Tư thiên, khách thắng thì tai ù, chóng mặt, quá lắm thời khái. Chủ thắng thì hung, hiếp đau, lưỡi cứng khó nói.

***

 Thiếu âm Tư thiên, khách thời cửu, xị, gáy và cổ cứng đờ, kiên và bối nóng khó chịu; đầu nhức thiểu khí, phát nhiệt, tai điếc, mắt mờ, quá lắm thời phù thũng, huyết giật, thương dương, khái và suyễn. Chủ thắng Tâm nhiệt, phiền táo, quá lắm thời hiếp thống, chi mãn (45).

***

 Thái âm Tư thiên, khách thắng thời đầu và mặt phù thũng, thở hút khí suyễn; chủ thắng thời hung phúc mãn, ăn rồi thời trong bụng khó chịu.

 Thiếu dương Tư thiên, khách thắng thời đơn, chẩn phát ra bên ngoài; thương, dương ẩu nghịch; hầu tý, đầu nhức, ách thũng (cuống họng sưng), tai điếc, huyết ràn, hoặc sinh khiết, túng. Chủ thắng thời hung mãn, khát, khái ngửa lên mới thở được. Quá lắm thời xuất huyết, tay nóng (46).

***

 Dương minh Tư thiên, cái khí thanh túc có thừa ở bên trong, do đó sinh ra các chứng khái và nục, họng nghẽn, trong Tâm cách nhiệt, khái không dứt. Nếu tự xuất huyết, sẽ chết.

 Thái dương Tư thiên, khách thắng thì trong hung không lợi, mũi chảy nước trong, cảm hàn thời khái. Chủ thắng thời trong họng có tiếng khò khè...

***

 Quyết âm Tại toàn, khách thắng thời các khớp xương lớn không lợi, hoặc thành các chứng kính cường, câu khiết, việc cử động khó khăn, chủ thắng thời gân xương rã rời, yêu và phúc thỉnh thoảng đau.

 Thiếu âm Tại toàn, khách thắng thời yêu thống; cấu, cổ, bễ, suyễn, hành đều nóng âm ỷ và đau, hoặc phù thũng không thể đứng lâu, nước tiểu sắc biến. Chủ thắng thời quyết khí dẫn lên, Tâm thống, phát nhiệt, các chứng "tý" đều phát sinh, phát ra ở khư, hiếp, mồ hôi ra nhiều, tay chân quyết nghịch.

***

 Thái âm Tại toàn, khách thắng thời túc nuy, hạ trọng, đại, tiểu tiết ra luôn, thấp khách ở Hạ tiêu, sinh ra chứng nhu tả và sưng ở tiền âm. Chủ thắng thời hàn khí nghịch, mãn, uống ăn không được, quá lắm thời thành chứng sán.

 Thiếu dương Tại toàn, khách thắng thời yêu phúc thống mà lại ố hàn. Quá lắm tiểu tiện ra nước trắng. Chủ thắng thời nhiệt lại bốc lên, mà khách vào Tâm, Tâm thống phát nhiệt, nghẽn tắc mà ẩu. Về Thiếu âm cũng một chứng hậu.

 Dương minh Tại toàn, khách thắng thời thanh khí động ở dưới, Thiếu phúc kiên mãn và tả luôn. Chủ thắng thời yên lặng, bụng đau; Thiếu phúc sinh hàn, đại tiện nát và sống phân. Hàn quyết ở trường, xung lên trong hung; quá lắm thời suyễn, không thể đứng lâu.

 Thái dương Tại toàn, ở trong hàn khí lại có thừa, thời yêu, cầu thống, co duỗi không lợi, đau nhức ở trong xương đùi, gối, ống chân, bàn chân v.v...

 Hoàng Đế hỏi:

- Điều trị như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Ở cao thì nén xuống, ở dưới thì nâng lên, hữu dư thời chiết đi, bất túc thời bổ thêm; tá bằng cái sở lợi, hòa bằng cái sở nghi. Phải làm cho yên chủ và khách, thích nghi hàn và ôn. Đồng thời dùng nghịch, dị thường dùng tùng (47).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Trị nhiệt bằng hàn, trị hàn bằng nhiệt. Khí tương đắc thời nghịch trị, bất tương đắc thời tùng trị... Lẽ đó tôi biết rồi. Còn về chính vị thời như sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Chủ của Mộc vị, dùng toan để tả, dùng tân để bổ (48).

 Chủ của Hỏa vị, dùng cam để tả, dùng hàm để bổ (49).

 Chủ của Thổ vị, dùng khổ để tả, dùng cam để bổ (50).

 Chủ của Kim vị, dùng tân để tả, dùng toan để bổ (51).

***

 Khách của Quyết âm, dùng tân để bổ, dùng vị toan để tả, dùng vị cam để hoãn.

 Khách của Thiếu âm, dùng hàm để bổ, dùng vị cam để tả, dùng vị toan để thâu.

 Khách của Thái âm, dùng cam để bổ, dùng vị khổ để tả, dùng vị cam để hoãn.

 Khách của Thiếu dương, dùng hàm để bổ, dùng vị cam để tả, dùng vị hàm để nhuyễn.

 Khách của Dương minh, dùng toan để bổ, dùng vị tân để tả, dùng vị khổ để tiết.

 Khách của Thái dương, dùng toan để bổ, dùng vị hàm để tả, dùng vị khổ để làm cho kiên, dùng vị tân để làm cho nhuận, và do đó để mở mang tấu lý, gây nên tân dịch và thông khí vậy.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Phân ra Tam âm, Tam dương, là vì cớ sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Bởi vì khí có nhiều, ít, nên công dụng khác nhau (52).

 - Sao lại gọi là Dương minh?

 - Đó là vì lưỡng dương hợp minh (53).

 - Sao lại gọi là Quyết âm?

 - Đó là vì lưỡng âm giao tận (54).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Khí có nhiều, ít; bệnh có thịnh, suy; trị có hoãn cấp; phương có đại, tiểu... Xin cho biết cái nguyên tắc như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Khí có cao thấp, bệnh có xa gần, chứng có trong ngoài, trị có nhẹ, nặng... Cho nên trị cần vừa đúng đến bệnh thì thôi.

 Về đại yếu, quân một, thần ba, là cái chế của cơ phương; quân hai, thần bốn, là cái chế của ngẫu phương; quân hai, thần ba, là cái chế của cơ phương. Cho nên nói: Trị bệnh gần thời dùng cơ phương, trị bệnh xa thời dùng ngẫu phương. Muốn hãn, không nên dùng cơ; muốn hạ không nên dùng ngẫu. Bổ bộ phận trên, trị bộ phận trên, chế bằng hoãn phương; bổ bộ phận dưới, trị bộ phận dưới, chế bằng cấp phương. Cấp thời khí vị hậu, hoãn thời khí vị bạc. Cốt đúng đến bệnh thời thôi.

 Bệnh ở xa, nên do khoảng giữa dùng các khí vị giúp thêm vào. Vừa uống, vừa ăn, nhưng đừng vượt ra ngoài chế độ. Vậy nên, cái phương pháp làm cho khí trở lại hòa bình, bệnh ở gần thời dùng ngẫu phương, nhưng chỉ dùng bằng phương nhỏ; bệnh ở xa thời dùng cơ phương, nhưng lại bằng phương lớn (vị ít nhưng cân lạng nhiều). Phương "đại" thời số vị thuốc ít, phương "tiểu" thời số vị thuốc nhiều. Nhiều thời số vị thuốc dùng gấp chín, ít thời số vị thuốc dùng gấp hai (55).

***

 Dùng cơ phương mà không khỏi thời thêm ngẫu vào đó gọi là trùng phương; dùng ngẫu mà không khỏi thời phản tá để điều trị bệnh... Tức là theo cái nguyên tắc dùng hàn, nhiệt, ôn, lương để lại theo với bệnh (56).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Bệnh phát sinh ở bản, tôi đã biết rồi. Còn phát sinh ở Tiêu (ngọn), thời trị liệu thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Bệnh trái với Bản, nhận thấy là bệnh của Tiêu, trị trái với Bản, nhận thấy được phương thuốc để trị Tiêu (57).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Thắng của sáu khí, lấy gì để nghe biết được?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Nhận ở cái lúc khí nó mới đến. Thanh khí tới nhiều, biết được là táo sẽ thắng. Phong mộc bị tà, Can bệnh sẽ phát sinh.

 Hàn khí tới nhiều, biết được là thủy sẽ thắng. Hỏa nhiệt bị tà, Tâm bệnh sẽ phát sinh.

 Thấp khí tới nhiều, biết được là Thổ sẽ thắng. Hàn thủy bị tà, Thận bệnh sẽ phát sinh.

 Phong khí tới nhiều, biết được là Mộc sẽ thắng. Thấp thổ bị tà. Tỳ bệnh sẽ phát sinh. Đó là do cảm nhiễm phải tà khí mà sinh ra tật bệnh (58).

***

 Gặp phải năm hư, thời tà "thậm", trái mất sự hòa của mùa, thời tà cũng "thậm", gặp phải "nguyệt không" tà cũng "thậm", "trùng cảm" phải tà thời bệnh nguy. Nếu có thắng khí, thời tất phải "lai phục" (59).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Mạch như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Quyết âm đến nơi, thời mạch huyền; Thiếu âm đến nơi thời mạch câu; Thái âm đến nơi, thì mạch trầm; Thiếu dương đến nơi, thời mạch phù; Dương minh đến nơi, thời mạch đoản mà sắc; Thái dương đến nơi, thời mạch đại mà trường (60).

 Đến mà hòa thời bình, đến mà quá thời bệnh, đến mà "trái" cũng bệnh, âm dương thay đổi thời nguy (61).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Sáu khí tiêu bản, phát sinh không giống nhau, như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Khí có khi theo bản, có khi theo tiêu, cũng có khi không theo về tiêu về bản. Tỷ như: Thiếu dương, Thái âm theo bản; Thiếu âm, Thái dương theo bản theo tiêu; Dương minh, Quyết âm không theo tiêu và bản, mà theo về trung. Cho nên theo bản thời hóa sinh ra tự bản, theo tiêu và bản thời có cái hóa của tiêu và bản, theo về trung thời lấy trung khí làm hóa (62).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Mạch thuận mà bệnh trái, thời chẩn như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Mạch đến mà thuận, án vào không cổ (bật mạnh lên tay), các dương mạch đều như vậy.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Các âm bệnh mà trái, thời mạch thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Mạch đến mà thuận, án tay vào mà cổ, thế là quá mà thịnh (63).

***

 Ấy cho nên, trăm bệnh gây nên, có bệnh sinh ra tự bản, có bệnh sinh ra tự tiêu, có bệnh sinh ra tự trung khí. Có khi lấy ở bản mà được, có khi lấy ở tiêu, bản mà được, có khi nghịch thủ mà được; có khi thuận thủ mà được. Dùng nghịch trị, chính là thuận; nếu dùng thuận, tức là nghịch. Cho nên biết tiêu với bản, dùng sẽ không sai, biết rõ thuận nghịch, trị không còn lỡ. Trái lại, không thể nó là biết chẩn (64).

***

 Nghĩ như cái đạo tiêu và bản, yếu mà bác, tiểu mà đại, có thể nói "một" mà biết được cái hại của trăm bệnh. Nói tiêu với bản, dễ mà đừng làm tổn; xét bản với tiêu, khí có thể khiến cho quân điều; biết rõ thắng và phục, có thể làm khuôn phép cho muôn dân... Như vậy thời đạo trời sẽ suy biết hết được (65).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Sự biến của thắng với phục, sớm muộn như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Như cái "sở thắng", "thắng" đến thời khỏi bệnh, bệnh khỏi rồi mà còn khó chịu, tức là cái "phục" đã đương nảy mầm. Nghĩ như cái "sở phục" thắng hết thời phát sinh, được vị sẽ lại tăng. Thắng có vi với thậm, phục có nhiều với ít. Thắng hòa thời hòa, thắng hư thời hư... Đó là lẽ thường của trời.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Thắng và phục phát sinh, động không đúng vị, hoặc sau thời mới đến, là cớ làm sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Vì cái chủ khí, với thịnh suy của hóa, khác nhau hàn, thử, ôn, lương, cái dụng của thịnh suy, gây nên bởi bốn duy. Cho nên dương nó động, bắt đầu là ôn, mà thịnh về thử, âm nó động, bắt đầu là thành, mà thịnh về hàn. Xuân, hạ, thu, đông, đều có sai lệch. Cho nên nói: Khí "noãn" của mùa xuân kia, sẽ gây nên khí "thử" của mùa hạ; khí "phẫn" của mùa thu kia, sẽ gây nên khí "nộ" của mùa đông. Cẩn xét bốn duy, xích hậu đều theo, "chung" có thể thấy, "thủy" có thể hay...

 - Sai lệch có số nhất định không?

 - Trước sau đều ba mươi độ (66).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Mạch ứng thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Sai cùng chính pháp, đợi thời mà đi (67). Mạch yếu nói: Xuân không trầm, hạ không huyền. Đông không sắc, thu không sác... Gọi là "tức tắc" (68). Trầm quá là bệnh, huyền quá là bệnh, sắc quá là bệnh, sác quá là bệnh, tham kiến là bệnh, phục kiến là bệnh, chửa nên đi mà đi là bệnh, đã nên đi mà chửa đi là bệnh... Nếu "phản" sẽ chết. Cho nên nói: Khí nó cũng thủ tư (gìn giữ, trông coi) như "quyền, hành" không thể sai lầm. Phàm khí của âm dương, thanh tĩnh thời việc sinh hóa phát triển. Chính là nghĩa đó (69).

***

Hoàng  Đế hỏi:

 - Phân với chí như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Khí chí (đến) gọi là chí, khí phân (chia) gọi là phân. Chí thời khí "đồng", phân thời khí "dị". Đó là chính kỷ của trời đất (70).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Phu Tử nói: Hai mùa xuân, thu, khí bắt đầu từ trước; hai mùa đông, hạ, khí bắt đầu từ sau. Lẽ đó tôi đã biết rồi. Nhưng sáu khí vãng, phục, chủ tuế không thường. Vậy bổ, tả như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Trên dưới sở chủ, theo cái thuận lợi, dùng theo chính vị, đó là điều cốt yếu. Tả, hữu cùng một phương pháp. Chủ yếu là: Chủ về Thiếu dương, trước dùng vị cam, sau dùng vị hàm; chủ về Dương minh, trước dùng vị tân, sau dùng vị toan; chủ về Thái dương, trước dùng vị toan, sau dùng vị khổ; chủ về Quyết âm, trước dùng vị toan, sau dùng vị tân; chủ về Thiếu âm, trước dùng vị cam, sau dùng vị hàm; chủ về Thái âm, trước dùng vị khổ, sau dùng vị cam... Tá bằng cái sở lợi, tư (giúp) bằng cái sở sinh, như thế gọi là đắc khí (71).

***

 Hoàng Đế hỏi:

- Trăm bệnh sinh ra, đều bởi phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa, nó hóa ra biến. Kinh nói thịnh thời tả đi, hư thời bổ vào... Tôi muốn được giải thích rõ rệt, truyền về đời sau... Xin Phu Tử truyền cho.

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Xét rõ bệnh cơ đừng lỡ khí nghi... Đó là một điều cốt yếu (72). Đại phàm: Các chứng hàn thâu dẫn (co rút) đều thuộc về Thận; các chứng khí phẫn uất đều thuộc về Phế; các chứng thấp sinh ra thũng mãn đều thuộc về Tỳ; các chứng nhiệt sinh ra mâu muộn, khiết túng đều thuộc về Hỏa; các chứng đau ngứa, lở láy đều thuộc về Tâm; các chứng quyết gây nên cố, tiết đều thuộc bộ phận dưới; các chứng nuy và suyễn, ẩu đều thuộc bộ phận trên (73); các chứng cấm khẩu, run rẩy, như mất tinh thần đều thuộc về Hỏa; các chứng kinh hạng cường (cổ cứng đờ) thuộc về thấp; các chứng nghịch xung lên đều thuộc về Hỏa; các chứng trướng, bụng to vượt đều thuộc về nhiệt; các chứng táo cuồng dại đều thuộc về Hỏa; các chứng bạo cường trực (người nằm thẳng đờ) đều thuộc về phong; các chứng trong bụng réo thành tiếng, vỗ vào như trống, đều thuộc về nhiệt; các chứng xương đau, nhức nhối âm ỷ, kinh hãi, đều thuộc về Hỏa; các chứng chuyển bào, phản lệ (tức là chứng lệch bóng đái), nước tiểu đục, lầm, đều thuộc về nhiệt; các chứng thủy dịch trong vắt, lạnh lẽo, đều thuộc về hàn; các chứng nôn ọe, thổ ra nước chua; bạo chú, hạ bách (dồn gấp xuống, tức kiết lỵ) đều thuộc về nhiệt. Cho nên nói: Cần giữ bệnh cơ, đều "tư" về liên thuộc với nó; có, thời cầu ở có; không, thời cầu ở không; thịnh, trách ở thịnh; hư, trách ở hư. Phải được sở thắng của năm Tàng, sơ thông khí huyết cho được điều đạt, để đưa đến mực hòa bình... Đó là chính đạo (74).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Cái công dụng về âm dương của năm Vị như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Vị tân và cam, nó có cái năng lực phát tán, thuộc về dương; vị toan và khổ, nó có cái năng lực dũng tiết (làm cho thổ vọt lên, hoặc hạ xuống), thuộc về âm; vị hàm, có cái năng lực dũng tiết, thuộc về âm; vị đạm, có cái năng lực thấm tiết, thuộc về dương. Sáu vị đó, hoặc thâu, hoặc tán,, hoặc táo, hoặc nhuận, hoặc nhuyễn, hoặc kiên... Nhận thấy lợi về đâu thời theo đó mà thi hành, miễn cho khí được bình.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Không chuyên về một việc điều khí... Nhưng dược vị có thứ có độc, có thứ không độc, nên dùng thứ nào trước, thứ nào sau... Xin cho biết rõ.

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Dù có độc, dù không có độc, chỉ chú ý về cái năng lực trị bệnh làm chủ, do đó mà chế tễ cho lớn nhỏ vừa độ...

 - Xin cho biết "chế" thế nào?

 - Quân một, thần hai, là chế nhỏ; quân một, thần ba, tá năm, là chế hạng trung; quân một, thần ba, tá chín, là chế hạng đại.

 Bệnh hàn thời trị bằng nhiệt, bệnh nhiệt thời trị bằng hàn; bệnh vi thời dùng phép nghịch, bệnh thậm thời dùng phép tùng, bệnh kiên thời tước (như đẽo, xén) đi; là khách thời trừ đi; lao thời dùng phép để ôn, kết thời dùng phép để tán, lưu thời dùng phép để công, táo thời dùng phép để nhuận (như cũng thế); cấp thời làm cho hoãn, tán thời làm cho thâu, tổn thời làm cho ích, giật thời làm cho hành, kinh thời làm cho bình... Hoặc làm cho thượng (dẫn lên), hoặc làm cho hạ (dẫn xuống), hoặc ma (xoa bóp), hoặc dục (tắm, ngâm), hoặc bách (dồn vào), hoặc hiếp (cướp bỏ bệnh đi, một phương pháp mãnh liệt), hoặc khái, hoặc phát. Đều làm cho đúng "mực" thì thôi.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Thế nào là nghịch, tùng?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Nghịch là chính trị, tùng là phản trị. Theo ít, theo nhiều, cốt xem ở lúc làm việc ra làm sao?

 Hoàng Đế hỏi:

 - Phản trị là thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Dùng nhiệt vi hàn, dùng nhiệt vi hàn, dùng tắc vi tắc, dùng thông vi thông. Phải phục cái sở chủ, mà trước cái sở nhân. Lúc bắt đầu thời đồng, khí về sau thời dị, có thể làm cho phá chứng tích, có thể làm cho vỡ chứng rắn, có thể khiến cho khí hòa, có thể khiến cho bệnh khỏi (75)

 Hoàng Đế hỏi:

 - Khí điều mà được như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Hoặc nghịch, hoặc trùng, hoặc trùng mà nghịch, hoặc nghịch mà trùng... Sơ thông cho khí được điều hòa, đó là đạo chính (76).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Bệnh phát sinh, trong ngoài như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Bệnh từ trong phát ra ngoài, thời phải điều trị ở bên trong; bệnh từ ngoài phạm vào trong, thời điều trị ở bên ngoài. Từ bên trong phát ra bên ngoài, mà thịnh ở bên ngoài, trước điều trị bên trong, rồi sau điều trị bên ngoài; từ bên ngoài phạm vào bên trong, mà thịnh ở bên trong, trước điều trị bên ngoài, rồi sau điều trị bên trong. Nếu trong ngoài không liên lạc với nhau, thời trị chủ bệnh.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Về chứng hỏa nhiệt, lại ố hàn, phát nhiệt, có cái trạng thái như ngược. Hoặc mỗi ngày phát một lần, hoặc cách vài ngày lại phát, đó là cớ sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Đó là do cái khí thắng phục, cái thời hội ngộ, có nhiều ít khác nhau. Âm khí nhiều mà Dương khí ít, thời cái ngày phát bệnh xa. Dương khí nhiều mà Âm khí ít, thời cái ngày phát bệnh gần. Đó là do thắng với phục cùng xen nhau và cái tiết thứ của sự thịnh suy nó phát ra như vậy. Về chứng ngược cũng cùng một nguyên tắc (77).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Luận nói: Trị hàn bằng nhiệt, trị nhiệt bằng hàn... Vậy mà có khí chính là bệnh nhiệt, dùng hàn để trị mà vẫn nhiệt, có khí chính là bệnh hàn, dùng nhiệt để trị mà vẫn hàn... Hai trường hợp đó đều là tân bệnh mới phát, vậy điều trị thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Các chứng dùng hàn để trị mà vẫn nhiệt, nên bổ ở phần âm, các chứng dùng nhiệt để trị mà vẫn hàn, nên bổ ở phần dương... Đó tức là cầu với cùng loài để điều trị (78).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Uống thuốc hàn mà lại nhiệt, uống thuốc nhiệt mà lại hàn, là cớ sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Vì trị cái vượng khí, nên mới "trái lại" như vậy.

 - Không trị cái vượng khí mà cũng như thế, là vì sao?

 - Đó là không xét ở sự liên thuộc của năm vị. Phàm năm vị vào Vị, nó đều dẫn đến cái cơ quan mà nó ưa thích (hỷ). Toan trước vào Can, khổ trước vào Tâm, tân trước vào Phế, hàm trước vào Thận. "Lâu mà tăng khí", đó là lẽ thường của vật hóa. Khí tăng mà cứ để lâu mãi, đó là cái nguyên do ốm và chết... (79).

***

 Hoàng Đế hỏi:

 - Phương chế có chia ra quân và thần là vì sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Cái vị chủ trị vào bệnh, thì là quân; vị nào tá quân thời là thần; giúp việc với thần gọi là sứ, chứ không phải theo cái nghĩa thượng, trung, hạ là ba phẩm đâu.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Chia ra ba phẩm là thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Chỉ là tỏ ra thiện ác khác nhau đấy thôi (80).

 Hoàng Đế hỏi:

 - Bệnh chia ra trong ngoài như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Về phương pháp điều khí, cần phải phân biệt âm, dương. Định rõ bệnh do trong hay do ngoài, mà giữ cho đúng địa vị của nó. Bệnh vi thời dùng phép để điều hòa; bệnh hơn lên một chút thời dùng phép để bình trị; nếu thịnh thời phải đoạt nó đi, hoặc phát hãn, hoặc công hạ v.v... Đến như các chứng hàn, nhiệt, ôn, lương thời dùng hàn trị nhiệt, dùng nhiệt trị hàn... Đều theo về liên loại của nó mà làm cho trừ giảm bệnh tà... Miễn sao giữ đúng nguyên tắc, vạn cử, vạn toàn, tự nhiên thọ mệnh được lâu dài, mà đối với y đạo cũng không có gì khuyết hãm nữa.

Chú giải

 (1) Đây nói về sáu khí Tư thiên, mà vòng quanh ở dưới đất, cho nên coi về việc Tư thiên cùng một phương pháp nhận xét (Đồng hậu), theo tả hữu là hoàn chuyển. Nên về gián khí cũng vậy. Duy có cái khí Tư thiên, Tại toàn, thời kỷ tuế (ghi chép từng năm), gián khí thời kỷ bộ (ghi chép từng bộ) là không giống nhau.

 (2) Đây nói về sự Tư thiên, Tại toàn của sáu khí, với sự phân trị của hóa vận và gián khí, đều có thịnh có hư, mà gây thành tật bệnh cho con người. Người trị bệnh, hoặc theo tuế khí, hoặc theo vận khí, lấy cái năm vị, năm sắc do thiên địa sinh ra, mà hợp với sự thích nghi của năm Tàng... Có như thế, mới có thể nói được sự doanh hư của năm vận, sáu hóa, và cái nguyên nhân sinh ra tật bệnh.

 (3) Cẩn thận để "hậu" (nghe) cái sự thích nghi của sáu khí, đừng để lỡ mất cái nguyên sinh ra bệnh của năm hành.

 (4) Xét về khí vận từng năm, để tích trữ phòng bị những dược vị điều trị về năm ấy.

 (5) Trên đây nói "chủ bệnh", tức là nói về các dược vật chủ trị về các chứng bệnh năm ấy. Như gặp năm Thiếu âm, Thiếu dương tư tuế, thì nên thâu trữ những dược vị có tính chất nhiệt như Phụ tử, Khương, Quế v.v... Dương minh táo kim tư tuế thì nên thâu trữ những dược vị có tính chất táo như Thương truật, Tang bì v.v. Quyết âm phong mộc chủ tuế thì nên thâu trữ những phong dược như Phòng phong, Khương hoạt v.v. Các năm khác đều theo một nguyên tắc như vậy. Vì các vị đó, đều bẩm thụ cái "chuyên tinh" của trời đất. "Tư khí" tức là "tư" cái khí của năm vận. Năm vận dù có chủ tuế tương đồng nhưng lại có thái quá, bất cập khác nhau. Về năm thái quá thì vật lực hậu; về năm bất cập thì vật lực bạc. Nếu lại là những vật ở vào các năm khí vận tư tuế, thì khí tán mà lực bạc, cho nên hình chất dù đồng mà năng lực có khác. "Trị bảo có nhiều, ít v.v." là nói về các dược vị dùng để trị bệnh và bảo chân (tức là bảo toàn chân nguyên, tức là bổ) hoặc nên dùng nhiều, hoặc nên dùng ít, không giống nhau.

 Án: Từ đời Trung cổ về sau, không thi hành được cái phương pháp "tư tuế, bị vật", nên phải dùng phép bào chế để thay cho cái khí lực tự nhiên của trời đất. Như chế Phụ tử thì gọi là "bào chế" tức nướng chín. Còn Thương truật, Tang bì v.v. thì gọi là sao, đó là lấy hỏa để giúp hỏa, lấy táo để giúp táo. Cận thế, có kẻ chế Phụ tử, bỏ vào nước luộc kỹ, gọi là "tư chế", chế Tang bì thì tẩm mật sao thì gọi là "nhuận táo"... Thế có khác gì dùng chim ưng, cho săn mà đem chặt bỏ móng và nanh của nó, còn mong gì nó bắt thỏ, bắt cầy được nữa du?

 (6) Đây nói về cái khí của năm vận, bị sự "thắng, chế" của Tư thiên, Tại toàn. Năm Tàng bên trong thuộc với năm hành, bên ngoài hợp với năm vận; khí của năm vận, bị cái "thắng, chế" nó phạm, thì bệnh sẽ sinh ra năm Tàng mà làm hại. Như Thiếu thương Kim vận, mà gặp "hai hỏa" Tư thiên, Thiếu cung Thổ vận, mà gặp Quyết âm Tại toàn... Đó đều là vận khí "sở bất thắng", mà bị "thắng khí" nó "chẳng chế". Cho nên nhân ở cái "sở bất thắng", thì cái cốt yếu của "tuế chủ Tàng hai" sẽ biết được.

 (7) "Trên râm xuống dưới v.v." là nói về cái khí Tư thiên nó tràn lẫn cái vận khí ở dưới; nên lấy cái "sở thắng" để dẹp cho yên. Tỷ như: Thiếu dương Kim vận, mà hỏa nhiệt lâm ở trên, nên "bình" bằng vị hàm, hàn; "tá" bằng vị khổ, cam. "Do bên ngoài râm vào trong v.v." là nói về cái khí Tại toàn, nó tràn lấn năm vận ở bên trong, nên lấy cái "sở thắng" để điều trị. Như Thiếu cung Thổ vận, mà phong mộc lấn xuống. Nên dùng vị tân, lương để điều trị lại, dùng vị khổ, cam để là tá.

 (VIII) "Bình khí" tức là cái năm không có trên, dưới, thắng, chế và vận khí hòa bình. Phàm những năm thuộc về Giáp, Bính, Tuất, Canh, Nhâm là dương vận; những năm thuộc về Ất, Đinh, Tân, Quý là âm vận. Hai vận về âm, dương đó, có thái quá, bất cập khác nhau nên phải "xét rõ âm dương ở đâu" để điều trị "chính trị"... Như về năm thái quá, nên nén bớt cái thắng khí mà nâng đỡ cái "bất thắng", “phản trị”, là như cái vận bất cập, bị cái khí “sở bất thắng” nó "phản thắng". Vậy phải "phản tá" để điều trị.

 (9) Trên đây nói: Nam, Bắc... Tức là một dấu hiệu, một danh từ riêng về  âm, dương. Ở trong năm vận, Mậu, Quý hóa hỏa, nên lấy những năm thuộc về Mậu, Quý... Gọi là Nam chính, còn những năm Giáp, Ất, Bính, Đinh, kỷ, Canh, Tân, Nhâm... Gọi là Bắc chính. Chính lệnh của năm vận có Nam có Bắc; khí của Thiếu âm, có âm có dương. Vì vậy nên theo đó mà lên xuống. "Thốn, Xích", là nói về bộ vị của huyết mạch... Huyết là một "chất lỏng" ở trung tiêu tràn lan xuống bộ phận dưới thì là sinh; phụng "thần" của Tâm hóa đỏ mà thành huyết... Cho nên mạch phát sinh từ túc Thiếu âm Thận, mà chủ ở thủ Thiếu âm Tâm. Vì vậy, chẩn âm dương ở Thốn, Xích, có thể biết được trên dưới của Thiếu âm.

 (10) Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa... Là khí Âm Dương của trời; Tam âm, Tam dương ứng lên nó, để tư về sáu khí chủ tuế, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, thủy, hỏa là âm dương của đất, để tư về sự hóa vận của năm hành. Hóa vận cứ hết năm năm thì hữu thiên, mà ở trong năm hành lại có hai "hỏa", cho nên Quân hỏa không "tư" về khí hóa. Nhưng dù không chủ vận, mà đã có cái vị trí nhất định. Ở trên Thiếu âm Quân hỏa làm chủ, thế là Thiếu âm bản ở âm mà chủ về dương. Vì vậy, cái năm thuộc về Nam chính ở về phần dương, mà cái năm thuộc về Bắc chính ở về phần âm. Tư thiên ở Nam, Tại toàn ở Bắc, đó lại định vị của trời đất. Y giả ngoảnh mặt về phương Nam để chẩn mạch, thì "thốn" là dương mà ở phía Nam, "Xích" là âm mà ở phía Bắc. Về năm Bắc chính, Thiếu âm Tại toàn thì theo âm mà ở phía Bắc, vì vậy Thốn khẩu không ứng. Về năm Nam chính, Thiếu âm Tư thiên thì đối với âm mà ở về dương, vì vậy Thốn khẩu cũng không ứng. "Không ứng" là luồng mạch nhỏ mà hiện rõ lên tay người chẩn. Đó là nói về âm dương, Nam, Bắc của Xích, Thốn, về năm Bắc chính, Quyết âm Tại toàn, thỉ Thiếu âm ở tả, cho nên bên hữu không ứng; Thái âm Tại toàn thì Thiếu âm ở bên hữu, cho nên bên tả không ứng. Về năm Nam chính, Quyết âm Tư thiên thì Thiếu âm ở bên tả, cho nên bên hữu không ứng; Thái âm Tư thiên thì Thiếu âm ở bên hữu, cho nên bên tả không ứng. Đó là nói về tả hữu của Nhân nghinh và Thốn khẩu. "Phản kỳ chẩn" tức là đổi y giả ngảnh mặt về Nam hoặc về Bắc để chẩn. Giờ đem bản đồ để ở trên bàn, để Tư thiên về Nam, thì Tại toàn ở về Bắc.

 Về năm Bắc chính, y giả trông về Bắc để chẩn; về năm Nam chính, y giả trông về Nam để chẩn, thì tả, hữu không ứng sẽ nhận thấy ngay.

 (11) "Biết cốt yếu...". Ở đây, là nói về: Biết Thiếu âm nó không tư về khí hỏa, theo âm dương mà hoặc ở trên, hoặc ở dưới v.v.

 Chu Vệ Công hỏi: Giả như những năm Giáp Tý, Giáp Ngọ, quân hỏa Tư thiên mà Thốn khẩu không ứng, thế là cái kinh Thiếu âm Tư thiên lại không ứng với mạch ư? Đáp: Cái "đạo" của năm vận, sáu khí: năm vận ngoài hợp với năm hành, trong hợp với năm Tàng. Cái khí của năm Tàng hiện ra sáu bộ mạch, mà rồi mới hợp với sáu khí. Thế là có cảm với cái khí của năm vận, mà rồi mới hiện ra Thốn, Xích. Cho nên có câu nói: "Khí của trời đất, đừng chẩn ở mạch", tức là nói: Sáu khí Tư thiên, Tại toàn không hiện ra mạch vậy.

 (12) Hỏa của Thiếu âm phát sinh từ trong Thủy; Hỏa của Thiếu dương phát sinh từ trong đất. Cũng đều có sự phân chia âm, dương, hàn, nhiệt. Nên dùng hậu. Tức là cùng tất cả các biến dịch, chứng hậu.

 (13) Phong là Mộc khí, Kim có thể thắng được nó; nên trị bằng vị tân và lương. Nếu quá tân, lại e hàm hại khí, nên dùng vị khổ và cam làm tá. Vì Thổ thắng được tân mà cam thì ích khí. Tính của Mộc cấp, nên dùng vị cam làm cho hoãn (chậm) lại; vì phong tà thắng, nên dùng vị tân để làm cho tán đi.

 (14) Nhiệt là khí của Hỏa, Thủy có thể thắng được nó, cho nên dùng những vị hàm và hàn để điều trị, mà dùng vị khổ và cam làm tá. Cam thắng được hàm, dùng để phòng sự "quá đáng" của hàm; vị khổ có thể tiết, cốt để trừ bỏ cái thực của nhiệt. Toan là vị của Mộc, Hỏa sinh ra bởi Mộc. Dùng vị toan để thâu lại, tức là thâu cho Hỏa trở về gốc. Nhiệt uất ở trong mà không giải được, nên dùng vị khổ để phát ra.

 (15) Thấp là khí của âm Thổ, cho nên phải dùng vị khổ và nhiệt để điều trị, vì khổ thắng được thấp, mà nhiệt để hòa âm. Toan theo Mộc hóa, nên tá bằng vị toan và đạm; dùng vị khổ để làm cho táo, vì khổ theo hỏa hóa; dùng vị đạm để làm cho tiết, vì vị đạm có cái tính chất thấm tiết, thuộc về dương.

 (16) Vì Hỏa râm, nên trị bằng vị hàm và lãnh. Khổ hay tiết, tân hay tán, nên dùng khổ và tân làm tá...

 (17) Táo là cái khí thanh lương của Kim, cho nên dùng khổ và ôn để điều trị. Táo thì khí kết ở trong, cho nên tá bằng tân, cam để phát tán, và dùng vị khổ để hạ.

 (18) Hàn là Thủy khí, Thổ thắng được Thủy, nhiệt thắng được hàn, cho nên dùng cam và nhiệt để điều trị.

 (19) Án: Về khí Tại toàn, nói: "Nhiệt râm ở trong v.v..." và nói "trị bằng v.v."; về khí Tư thiên thì nói:"nó thắng v.v..." nói: "bình v.v.". Bởi thiên khí ở ngoài mà địa khí ở trong, cho nên nói rằng "trị". Trị là trị ở bên trong mà khiến cho dồn ra bên ngoài. Còn nói rằng: "bình", là bình ở bên trên để cho dồn xuống dưới. Vì vậy ở Tại toàn thì nói: "dùng vị tân để làm cho tán...", ở Tư thiên thì nói: "dùng vị toan để tả...".

 (20) Ở đây, cũng giống với trị pháp ở Tại toàn... chỉ thiếu một câu "dùng vị khổ để cho phát ra...". Bởi từ dưới dẫn lên trên, mà lại râm vào bên trong, nên cần phải theo mà phát tán ra ngoài.

  (21) Thấp là thấp khí của Thổ. Vậy ở bộ phận trên nhiệt quá, cũng nên dùng tân ôn để phát tán, cho có mồ hôi ra mới thôi.

 (22) Hỏa của Thiếu dương là địa hỏa. Nếu "bình" mà chữa được là do nhiệt râm ở bên trong. Cho nên phải dùng vị khổ để phát ra. Đó chính là cái nguyên khí của Tam tiêu, cho nên lại dùng vị toan để thâu lại, không để cho phát tán quá. Đến như cái nhiệt Thiếu âm, là do cái Hỏa của quân chủ râm quá, thì trong ngoài cùng hợp, cũng nên dùng vị khổ làm cho phát ra.

 (23) Khổ và ôn thắng được thanh Kim; tân có thể nhuận được táo; táo thì tất sinh ra chứng nội kết, cho nên dùng vị toan và khổ để làm tiết ra.

 (24) Bị râm vào bên trong, thì sẽ liên can đến Tàng khí, cho nên ở trên nói: "Dùng vị tân làm cho nhuận, dùng vị khổ để làm cho kiên...". Vì đó là bị thắng ở bên ngoài, chỉ nên "bình" và "tả" mà thôi.

 (25) "Lại thắng v.v...". Tức là nói về cái khí bất chính lại thắng cái khí Tại toàn, chủ tuế. Vậy lại phải dùng những vị có cái khí vị thắng được tà để bình và trị lại.

 (26) Đây nói về sáu khí Tư thiên, tà khí lại thắng, nên dùng những vị có cái khí và vị thắng được nó để bình, trị.

 (27) Đây nói về cái khí Tam âm, Tam dương chủ tuế, bị râm thắng mà sinh bệnh, thì nên lấy những vị có cái khí vị thắng lại được để bình nó.

 (28) Khí âm thấp râm ở bên ngoài, thì Hỏa khí uất ở bên trong nên các chứng mụn lở mới phát ra từ bên trong. Cái khí thấp nhiệt lưu tán ở bên ngoài, thì lây đến phong mộc, nên mới bệnh ở khư hiếp; "quá lắm thì Tâm thống..." là lại do Mộc truyền sang Hỏa... Đó là do cái khí của Thái âm, nhân hỏa thổ cùng hợp mà "râm" ở nửa năm về trước.

 (29) Phàm trị các "thắng khí", nếu hàn thì làm cho nhiệt; nhiệt thì làm cho hàn; ôn thì làm cho thanh; thanh thì làm cho ôn; tán thì thâu lại; thâu thì tán đi; táo thì làm cho nhuận; cấp thì làm cho hoãn; kiên thì làm cho nhuyễn; suy thì bổ thêm; cường thì tả đi... Cốt làm an chính khí, thì bệnh khí sẽ suy. Đó là đại thể của trị pháp.

 (30) "Phục", là nói về cái khí Tam âm, Tam dương, bị cái khí "sở thắng" nó thắng chế, uất cực mà phục (lại) phát. Thiếu phúc kiên mãn v.v, đó là do khí của Quyết âm uất mà muốn phát. Về chứng "quyết Tâm thống", mặt tái mét như sắp chết, suốt ngày không nghe tiếng thở mạnh. Đó là do khí của Quyết âm phạm lên Tâm. "Hãn phát" là do cái khí dương phong nhiệt lẫn vào âm mà sinh ra. "Ẩu, thổ v.v." là Mộc râm mà Thổ bị bại. "Gân xương choáng váng v.v." là do phong khí thịnh; "thanh quyết" là do chứng phong râm ở trên, âm nghịch ở dưới; "thực tý" tức là chứng cuống họng vít và đau. Xung dương là động mạch của Vị. Mạch này tuyệt là do phong khí thịnh mà Thổ khí tuyệt.

 Án: Sự thắng phục của sáu khí, khác với năm vận. Những năm bất cập về năm vận, có thắng khí, mà tử khí vì mẹ phục thù. Còn thắng phục của sáu khí, không chia thái quá và bất cập. Có thắng thì có phục, không thắng thì không phục, thắng nhiều thì phục nhiều, thắng ít thì phục ít mà cái khí đến phục, tức là cái bản khí bị uất mà lại phát, không phải là con phục thù cho mẹ nữa. Cho nên trên đây nói "phục của Quyết âm, phục của Thiếu âm v.v..." khác với thuyết ở thiên khí giao biến luận.

 (31) Thiếu phúc giảo thống, là do Âm khí của Thiếu âm phát sinh ở dưới. "Ách táo" là do hỏa nhiệt phạm Kim, âm hàn ở phúc thời "chú, tiết". Được cái khí hỏa nhiệt, thì chứng "chú" ngừng; Thiếu âm tiêu và bản đều phát nên "chú" với "tiết" phân mà cũng có lúc ngừng. "Khí động ở tả", là do cái khí Quân hỏa phát sinh ở trong Thủy bên tả Thận; "dẫn lên bên hữu", là do Phế với Thận trên dưới cùng giao, Thận là bản mà Phế là mạt. Hỏa râm lên Phế, nên phát khái mà ngoài da đau; "Tâm thống" là do Hỏa khí tự thương; "Uất mạo không biết gì..." là do cái khí hàn nhiệt làm rối loạn ở bộ phận trên... Hàn rồi mà lại nhiệt... là do cái khí âm hàn của Thiếu âm theo "hỏa hóa" mà thành nhiệt. Vì vậy, nên khát mà muốn uống nước. "Ợ" là do khí của Tiểu trường không thông, nghịch khí chạy lên Tâm mà sinh ra...

 (32) Về khí ẩm thấp nhiều, nên mình nặng, bụng đầy. "Li bì, im lặng..." bệnh nhân chỉ muốn nằm một mình, do âm dương xung đột mà gây nên. Thái âm tức là Tam âm; âm biến mà lấn lên dương, thì dương muốn hết mà âm càng thịnh nên mới thổ ra nước trong. "Vào Thận" tức là phạm xuống hàn thủy của Đông lệnh. Thận khai khiếu ra "hai âm", nên "khiến tả vô độ". Thái âm ở trung thổ mà vượng ra tứ quý, vì vậy "thắng khí" của nó sẽ thắng cả ở bốn mùa. "Phục khí" ở vào nửa năm về sau, cho nên chỉ phạm nên thu kim của Phế, vị và Thận thủy của Đông lệnh.

 (33) Hỏa của Thiếu dương lại phát sinh về mùa thu, đông nên sinh các chứng trạng: kinh, nhiệt v.v. là do nhiệt phạm lên Tâm Phế; "tiện sác, ghê gió" là do hạ khiếu đều nhiệt; "Miệng lở nát..." là do nhiệt thịnh ở thượng tiêu. Phát ra ở Trung tiêu thì sinh các chứng ẩu, nghịch, phát ra ở Hạ tiêu thì sinh các chứng huyết giật, huyết tiết.

 (34) "Khí về bên tả", là Kim phạm vào Mộc. "Tâm thống, bĩ mãn v.v." tức là Hỏa phạm Thổ vị; "hay thở dài nôn ra nước đắng" là do Mộc bị Kim hại, khiến cho "phủ" (tức Đởm) cũng mắc bệnh. Bệnh phát sinh ở khư hiếp, đều nhức v.v, tức là bệnh tại kinh khí của Can. Nếu vào Can, tức là phạm cả Tàng... Tà phạm vào Tàng thì nửa sống nửa chết. Vì tà tuy phạm vào Tàng, mà chân khí của Tàng không bị thương thì sống. Nếu Thái xung mạch tuyệt, là chân nguyên bị thương rồi, nên phải chết.

 (35) "Quyết khí dẫn lên v.v." đó là cái uất nghịch dẫn lên, mà muốn phục lại cái khí từ nửa năm về trước. "Thỉnh thoảng ngã ngất v.v." là quyết khí từ dưới đi lên trung, rồi do trung mà lên thượng. "Ăn kém" là do Thủy phạm lên Thổ; "yêu chùy lại đau, co duỗi không tiện" là do Thủy râm mà "lại" tư thương. "Nhổ ra nước trong" là bệnh từ Vị mà phạm lên Tâm... Đó cũng là báo phục cái Mộc, Hỏa, Thổ từ nửa năm về trước. Vương Tử Luật nói: Ba khí Mộc, Hỏa, Thổ, mẹ con cùng hợp, để thắng cái khí nửa năm trở về sau, vì vậy, lại phát để báo cả lại. Tốn Công hỏi: Thái âm, Thiếu dương có những chứng hậu do thủy hỏa đều phát, vậy sao cái phục của Thiếu âm chỉ có hàn khí, mà cái phục của Thái dương lại không có dương nhiệt tư?

 Đáp: Thiếu âm bản là Hỏa, Thái dương bản là hàn, cái khí báo phục phát ra ở nửa năm về sau... lúc đó thuộc thời tiết "lương, hàn", nên cho Thiếu âm có hàn mà Thái dương không có nhiệt, là theo thời mà hóa vậy.

 (36) Ở chương trên nói: "Phát biểu không phải lánh xa nhiệt, công lý không phải lánh xa hàn...". Nhưng nếu cái Hỏa của Thiếu dương, Thiếu âm uất mà không giải, thì nên không cần lánh xa nhiệt mà phát tán nó đi. Nhưng không nên phạm đến ôn lương. Bởi "tứ chi khí" nên lương, "tam chi khí" nên ôn. Bao giờ hết cái "tam chi khí" mới có thể dùng nhiệt. Vậy thì khí tất phải theo cho đúng. Phục của Dương minh mà dùng vị khổ để làm cho tiết, làm cho hạ v.v. Tức là nói thấm tiết bớt bỏ tiểu tiện và hạ bỏ đại tiện.

 (37) Đây nói về bộ phận trên và dưới của con người, để ứng với trời và đất ở trên và dưới. Như: nửa năm về trước, khí trời làm chủ, tức là thuộc về Quyết âm phong Mộc, Thiếu âm quân hỏa, Thiếu dương tướng Hỏa. Nửa năm về sau, địa khí làm chủ, tức là thuộc về Thái âm thấp Thổ, Dương minh táo Kim, Thái dương hàn Thủy. Ở con người, cái khí Quyết âm phong Mộc, cùng Đốc mạch hội hợp ở đỉnh đầu, như thế là Mộc khí ở lên trên Hỏa khí. Ở dưới Quân hỏa. Bao lạc Tướng hỏa chủ khí, thế là cả ba khí Mộc, Hỏa, và Hỏa ở nửa mình trở về trên. Tỳ thổ ở phía trên Dương minh, Phế kim; Dương minh ở trên Thái dương Bàng quang... Thế là cả ba khí Thổ, Kim, Hỏa ở về nửa mình thuộc bộ phận dưới. Lấy cái danh Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy... để đặt tên ba khí ở bộ phận trên và ba khí về bộ phận dưới. Lấy ba cái khí thuộc về bộ phận trên dưới đó, để ấn định cái "nôi" ở trời hoặc ở đất, mà phân biệt cái bệnh thuộc về Tam âm, Tam dương, thì cái khí thắng và phục có thể biết được. "Bán" là nửa, tức là chỗ "nửa", chỗ đó gọi là Thiên khu, ở cạnh rốn hai tấc, tức là huyệt danh của Dương minh. Tức là do nơi đó để chia đôi cái thân hình của con người. Sở dĩ gọi là "khu", tức là cái nơi toàn chuyển của các khí do trên dưới hỗ giao với nhau.

 (38) Đây nói về thắng khí ở trên và dưới. Như nửa mình trở lên Mộc khí thắng, mà nửa mình trở xuống ba khí Thổ, Kim, Thủy đều mắc bệnh, thì lấy "địa" để đặt tên; tức là nói bệnh thuộc về bộ phận địa. Như Thổ, Kim, Thủy thuộc về nửa mình trở xuống mà thắng, mà hai khí Mộc, Hỏa thuộc về nửa mình trở lên mắc bệnh, thì lấy "thiên" để đặt tên; tức là nói bệnh thuộc về bộ phận thiên. Bởi vì lấy bộ phận trên dưới con người để ứng với trên dưới của trời đất, cho nên lấy thiên , địa để đặt tên.

 (39) Đây nói về phục khí ở trên và dưới. Như "thắng" đến, thì cái khí báo phục, khuất phục ở bản vị mà chưa phát. "Phục" đến, thì dùng phép trị phục khí để trị, không cần phải lấy "thiên, địa" để đặt tên. Như cái phục của Quyết âm, Thiếu âm, Thiếu dương. Khí đó phát ra ở cái thời kỳ tứ khí, ngũ khí; phục của Dương minh, Thái dương, mà khí đó lại theo về sơ khí, nhị khí là Mộc, Hỏa... Cho nên không cần phải lấy Mộc, Hỏa ở về nửa năm về trước, mà dùng những danh từ thuộc về "thiên" để đặt tên; và Kim, Thủy chủ về nửa năm về sau, cũng không cần phải dùng những danh từ thuộc về "địa" để đặt tên. Chỉ coi như phục khí, để dùng phương pháp điều trị.

 (40) Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, bốn mùa có định vị, mà cái khí thắng và phục, không theo các bản vị sở chủ mà phát, cho nên khí không có nhất định. Bởi vì sáu khí đều chủ về một năm; cái khí chủ tuế thắng thì xuân sắp đến mà phát ngay; thế là cái khí Thái âm, Dương minh và Thái dương đều phát cả ra ở xuân và hạ. Như cái phục của sáu khí , là do uất mà rồi mới phát, cho nên phát ở nửa năm về sau. Thế là cái phục của Quyết âm, Thiếu âm, Thiếu dương đều phát ra cả ở thu và đông. Cho nên nói: "Sơ khí cuối cùng ở tam khí, thiên khí làm chủ; đó là lẽ thường của thắng khí. Tứ khí hết ở trung khí, địa khí làm chủ; đó là lẽ thường của phục khí. Có thắng thì có phục, không thì không...". Vì vậy cái khí thắng và phục không theo cái thương vị của bốn mùa, mà không thể lấy làm nhất định.

 (41) "Phục mà lại bệnh v.v..." như Hỏa khí phục mà lấn lên Kim vị, Kim khí phục mà lấn lên Hỏa vị... Đó đều là không phải vị, tức là bất tương đắc. Vì thế nên đại phục các thắng, thì chủ sẽ thắng, cho nên lại mắc bệnh. Như Hỏa khí đại phục, mà lấn tới Dương minh, thì cái chủ khí của năm vị sẽ thắng; như Kim khí đại phục mà lấn tới Thiếu âm, thì cái chủ khí của hai vị sẽ thắng, cho nên phục khí lại mắc bệnh. Đó tức là ba khí hỏa, nhiệt và táo. Các khí khác đều như vậy.

 (42) "Vì thời tùy...". Tức là thuận khí để điều hòa; "thậm thời chế...". Tức là chế cái mình úy "hòa thời bình" là làm cho bình cái vi tà; "bạo thời đoạt" tức là tả bỏ cái cường thịnh. Chỉ theo cái thắng khí để trị, thì cái khí khuất phục tự yên. Nhưng không cần phải hỏi nó thắng và phục loanh quanh như thế nào, chỉ lấy khí bình làm giới hạn.

 (43) Đây luận về sự thắng và phục của chủ khí, khách khí.

 Án: Thiên trên nói về "sơ chi khí, nhị chi khí..." là cái "khách khí gia lâm", gây nên bệnh hoạn cho con người. Sau bàn: "Quyết âm đến đâu là hòa bình v.v.". Đó là nói về chủ khí có những trường hợp "đức, hóa, biến, bệnh". Về chương này lại bàn về chủ khí, khách khí, có sự thuận nghịch về "bỉ thử tương thắng". Xem đó thì về bảy thiên nói về tuế vận có chỗ tựa như trùng phức, mà nghĩa thật khác nhau, học giả nên nhận cho kỹ.

 (44) Khách khí là Tư thiên, Tại toàn, tả hữu gián khí, với sáu khí ở trời. Trời bọc ở ngoài đất, do toàn hạ mà sáu khí toàn chuyển, đó là đạo trời. Chủ khí là cái định vị của năm phương và bốn mùa, đó là đạo đất. Khôn thuận theo trời, vì vậy chủ thắng là nghịch, khách thắng là thuận, là đạo trời.

 (45) Sơ khí của Thiếu âm Tư thiên là Thái dương hàn thủy, "nhị chi khí" là Quyết âm phong Mộc, "tam chi khí" là Thiếu âm quân Hỏa... các chứng cừu, xị v.v... là do khí của Quyết âm thắng. Các chứng đầu cứng đờ v.v... là do khí của Thái dương hàn Thủy thắng. Các chứng thiểu khí, phát nhiệt v.v...là do khí của Quân hỏa thắng. Chủ khí của "sơ" là Quyết âm phong Mộc; "nhị chi khí" là Quân hỏa; "tam chi khí" là Tướng hỏa... "chủ thắng thì Tâm nhiệt v.v...” là khí của hai hỏa Quân, Tướng thắng; "quá lắm thời huyết thống v.v..." là do sơ khí của Quyết âm thắng. Bởi Quân hỏa tư tuế cho nên hỏa thắng trước, quá lắm thì mới lây tới Quyết âm.

 (47) "Cao thời..." là nói về chủ khí nghịch lên ở bộ phận trên; "Thấp thời..." là nói về khách khí phạm vào bộ phận dưới. "Hữu dư" là nói về thắng khí; "Bất túc" là nói về cái khí bất thắng nó gây nên bệnh. "Tả bằng cái sở lợi..." tức là theo cái sở dục của nó. Như Cam muốn tán, kịp ăn vị tân để làm cho tán. Vì vậy, thắng của Quyết âm, tá bằng vị khổ và tân. Tâm muốn nhuyễn, kịp ăn vị hàm để làm cho nhuyễn. Vì vậy, thắng của Thiếu âm, tá bằng vị khổ và hàm v.v..."Hòa bằng cái sở nghi..." là nhận theo sự thích nghi của năm vị để thi hành phương pháp trị liệu. Như Quyết âm sắc xanh nên ăn vị cam, Thiếu âm sắc đỏ nên ăn vị toan, Thái âm sắc vàng nên ăn vị hàm, Dương minh sắc trắng nên ăn vị khổ, Thái dương sắc đen nên ăn vị cam..."Yên chủ khách..." tức là khiến cho đều giữ bản vị của mình... "Thích nghi sự hàn, ôn...". Tức là trị hàn bằng nhiệt, trị nhiệt bằng hàn, trị ôn bằng lương, trị lương bằng ôn. "Đồng thời nghịch..." là nói: như gặp cái khí tương đắc, thì nên nghịch trị. Tỷ như chủ khách tư hỏa tà, thì nên trị bằng vị hàm và hàn. Như cùng tư hàn thủy, thì nên trị bằng tân và nhiệt... Về các vị ôn, lương cũng vậy. "Dị thời tùng..." là nói như gặp cái khí không tương đắc, nên dùng phép "tùng trị...". Như hàn thủy Tư thiên, lâm lên trên hai Hỏa chủ khí, khách mà thắng thì nên theo cái nhiệt của hai Hỏa để trị hàn; chủ mà thắng, thì nên theo cái hàn của Tư thiên để trị nhiệt... Cái khí khác đều như vậy.. Đó là cái phép "bình trị dị giả".

 (48) "Chủ của Mộc vị". Tức là cái vị Quyết âm làm chủ. Đó là cái định vị của bốn mùa không thể thay đổi, cho nên gọi là "Vị". Như chưa đến cái thời kỳ nó làm chủ, mà cái khí dương xuân đến trước, thế là khí thịnh, nên dùng vị toan để tả. Như nên đến mà chưa đến, thế là khí suy. Nên dùng vị tân để bổ. Bởi tính của Mộc thắng (bốc lên). Toan thì phản với tính ấy mà thâu lại, cho nên gọi là "tả"; tân thì giúp cho cái khí phát sinh, nên gọi là bổ.

 (49) Nhị chi khí là cái khí của Quân hỏa làm chủ; Tam chi khí là cái vị của Tướng hỏa làm chủ. Như chưa đến tháng ba mà cái khí huyên nhiệt đã đến trước; chưa đến tháng năm mà cái khí viêm nhiệt đã đến trước... Thế là "lai khí" hữu dư. Nên dùng vị cam để tả. Đó tức là theo con để tiết bỏ khí của mẹ. Lại như nên đến mà chưa đến, đó là khí bất cập. Nên dùng vị hàm để bổ. Đó là lấy thủy để giúp hỏa. Hỏa làm chủ.

 (50) Đây là về "Ngũ chi khí". Như chưa đến mùa thu mà cái khí thanh túc đã đến, đó là khí thịnh, nên dùng vị tân để tả, vì tân thường hay tán; như đã đến mùa thu mát mà khí thử nhiệt vẫn còn, đó là khí bất cập, nên dùng vị toan để bổ, vì toan thì hay thâu.

 (51) Đây nói về "Chung chi khí". Như chưa đến mùa đông mà thiên khí nghiêm hàn, sương sa móc xuống. Thế là khí thịnh nên dùng vị hàm để tả. Bởi hàm có cái năng lực tiết hạ nên theo cùng loài để tả. Như mùa đông đã đến mà thiên khí còn ôn, đó là khí bất cập, nên dùng vị khổ để bổ. Bởi vị khổ âm hàn, mà "viêm thượng tác khổ" (lửa bốc lên thành vị khổ) giúp cái vị cho "tiêu, bản" của Thái dương... Đó tức là dùng chính vị để điều hòa, lấy khí quân bình làm giới hạn. Đừng để cho bốn mùa có cái khí thắng bất bình để gây thêm họan cho dân.

 (52) Là nói về âm, dương có Thái, có Thiếu, thì khí có thịnh có suy, mà việc trị liệu cũng có nặng, nhẹ khác nhau. Ở trong âm, dương, có Thái dương, Thiếu dương; có Thái âm, Thiếu âm, thì khí có nhiều ít mà công dụng khác nhau. Vương Tử Luật nói: Tam âm, Tam dương, có thứ nhiều khí, ít huyết; lại có thứ nhiều huyết, ít khí; lại có thứ huyết khí đều nhiều, vì vậy dùng thuốc cũng phải khác nhau.

 (53) Âm dương hệ nhật nguyệt nói: Dần, tức là khí sinh dương về tháng giêng. Chủ về kinh Thiếu dương ở tả túc; giờ Vị (Mùi) thuộc về tháng sáu, chủ về Thiếu dương ở hữu túc. Mão, thuộc về tháng hai, chủ về Thái dương ở tả túc; Ngọ, thuộc về tháng năm, chủ về Thái dương ở hữu túc; Thìn thuộc về tháng ba, chủ về Dương minh ở tả túc; Tỵ, thuộc về tháng tư, chủ về Dương minh ở hữu túc... Ở đó, hai "dương" hợp cả ở trước, nên gọi là Dương minh.

 (54) Tiền luận nói: Thận, thuộc về sinh âm của tháng bảy, chủ về Thiếu âm ở hữu túc; Sửu, thuộc tháng 12, chủ về Thiếu âm ở tả túc. Dậu thuộc tháng tám, chủ về Thái âm ở hữu túc; Tý, thuộc tháng 11, chủ về Thái âm ở tả túc; Tuất, thuộc tháng chín, chủ về Quyết âm ở hữu túc; Hợi, thuộc tháng 10, chủ về Quyết âm ở tả túc... Ở đó hai âm giao tận (đến hết, cuối), nên gọi là Quyết âm. Quyết âm chủ về âm tận, mà Thiếu dương thì mới nảy mầm, khí hãy còn non nớt nên gọi là Thiếu dương ở trong âm nên "thiểu khí".

 (55) Đây lại nói rõ thêm: Khí vị do từ "trung" (tức Vị) mà dẫn đi trên và dưới. Vì có bệnh ở xa ở gần khác nhau, nên phải cả "thuốc" và "ăn" đều dùng và đặt ra chế độ cho thích nghi. Như bệnh ở trên mà xa với "trung" (tức Vị), nên ăn trước mà dùng thuốc sau; bệnh ở dưới mà xa với "trung", nên trước uống thuốc mà sau ăn. Dùng sự ăn hoặc sau hoặc trước để cho dược lực dễ dàng đạt đi trên và dưới...

 (56) Trùng phương tức là cả cơ, ngẫu đều dùng. "Phản tá để trị bệnh...". Tức là xuân bệnh mà dùng ôn dược, hạ bệnh mà dùng nhiệt dược, thu bệnh mà dùng lương dược, đông bệnh mà dùng hàn dược... Thuận cái khí hàn, nhiệt, ôn, lương của bốn mùa, mà "lại theo" đó để trị bệnh.

 (57) Đây nói về Tam âm, Tam dương, chia ra có bản và tiêu. Bệnh sinh ra ở bản, tức là sinh ra bởi phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. Bệnh sinh ra ở tiêu, tức là sinh ra bởi cái khí của Tam âm Tam dương. Như Thái dương là đứng đầu các kinh dương, mà gốc ở Hàn thủy; Thiếu âm là Thái âm ở trong âm, mà gốc là Quân hỏa; Dương minh là cái khí dương thịnh, mà gốc ở thanh túc; Quyết âm chủ về âm cực mà gốc ở khí dương của phong mộc. Đó là ở trong âm dương, lại có tiêu, bản không giống nhau. "Bệnh trái với bản...". Như bệnh hàn mà lại được nhiệt hóa của Thái dương; bệnh nhiệt mà lại thấy khí âm hàn của Thiếu âm; bệnh dương phận, mà lại thấy cái trạng thái hư hàn thanh túc; bệnh ở âm phận, mà lại thấy cái khí hỏa nhiệt do trung kiến... Đó tức là: "bệnh trái với bản lại nhận thấy được bệnh của tiêu...". "Trị trái với bản v.v." như bệnh vốn hàn mà hóa nhiệt, thì lại dùng lương dược để trị nhiệt. Như bệnh vốn nhiệt mà hóa hàn, thì lại dùng nhiệt dược để trị hàn; lại như bệnh ở Dương minh mà hóa hư lãnh, thì nên ôn bổ trung khí; như bệnh ở Quyết âm mà thấy hỏa nhiệt, thì lại nên ngược trị lên Thiếu dương... Như thế tức là : "trị trái với bản, lại được dược phương để trị tiêu...". Thiếu dương, Thiếu âm, tiêu và bản tương đồng đều theo dương nhiệt, âm thấp mà điều trị.

 (58) Phong, Hàn, Nhiệt, Thấp, Táo là năm khí ở bốn mùa tại trời; Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy là năm hành ở bốn mùa tại đất. Năm khí sẽ thắng năm hành; năm hành lâm bệnh năm Tàng. Vậy là năm Tàng ngoài hợp với năm hành; mà năm hành thì trình lên năm khí.

 (59) “Năm hư…”. Tức là năm khí chủ tuế bất cập. Như Mộc vận bất cập thì thanh khí nó thắng; Kim vận bất cập thì nhiệt khí nó thắng; Thủy vận bất cập, thì thấp khí nó thắng... Đó là tuế vận bất cập, mà cái thắng khí của bốn mùa lại theo mà "võ" thêm. "Trái mất sự hòa v.v.". Cũng là cái khí của bốn mùa suy. Như xuân khí bất túc, thì thu khí nó thắng; hạ khí bất túc, thì đông khí nó thắng; khí của Trưởng hạ bất túc, thì xuân khí nó thắng; thu khí bất túc, thì hạ khí nó thắng; đông khí bất túc, thì cái Trưởng hạ nó thắng. "Nguyệt không..." Tức là nguyệt khuyết không. Vòng mặt trăng rỗng, tức là mặt trăng từ 20 trở đi, chỉ còn trông thấy cái vành trăng. "Trùng cảm với ta..." Như gặp phải năm hư, mất hòa của thời và gặp nguyệt không... gọi là "tam hư", thế mà lại cảm phải tà... thì bệnh sẽ nguy. "Có thắng khí thì tất lại phục..." Như mùa xuân có cái thắng khí thảm thê tàn tặc, thì mùa hạ sẽ có cái phục nóng bức như đốt cháy v.v... Đó là cái "thắng" của bốn mùa đều phải có "phục".

 (60) Đây nói về sáu khí ứng với sáu mạch. Quyết âm chủ về Mộc, nên mạch huyền; Thiếu âm chủ về Hỏa, nên mạch câu; Thái âm chủ về thổ, nên mạch trầm; Thiếu dương chủ về Hỏa, nên mạch phù; Dương minh chủ về Kim, nên mạch đoản mà sắc; Thái dương chủ về Thủy nên mạch đại mà trường. Tốn Công hỏi: Thái dương chủ về Thủy của Đông lệnh, thì mạch nên trầm, giờ lại nói là đại và trường... Có lẽ trái với thời khí chăng? Đáp: Nói là trầm, tức là mạch của Thận Tàng. Thái dương là Cự dương. Trên hợp với cái khí Tư thiên, dưới hợp với thủy Tại toàn. Cho nên đại với trường, tức là tỏ cái hình tượng suốt trên và dưới.

 (61) Đây nói về những mạch huyền, đoản, câu, trường, đoản... Nên ứng với sáu khí mà đến. Như mạch đến mà hòa, thì là người vô bệnh. Lại như Tam âm chủ thời mà được dương mạch; Tam dương chủ thời mà được âm mạch... Đó là "âm dương thay đổi..." bệnh sẽ nguy.

 (62) Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa, sáu khí là bản; Tam âm, Tam dương là tiêu. Cái Thổ âm Thấp, mà tiêu thấy cái khí âm của Thái âm; cái hỏa của sơ dương, mà tiêu thấy khí dương của Thiếu dương. Thế là âm dương của tiêu, theo bản mà hóa sinh. Cho nên Thái âm, Thiếu dương theo bản. "Bản" của Thiếu âm nhiệt, mà "tiêu" lại thấy khí âm của Thiếu âm; "bản" của Thái dương hàn, mà "tiêu" lại thấy khí dương của Thái dương. Trong âm có dương, trong dương có âm, có cái hóa thủy, hỏa, hàn, nhiệt. Cho nên Thiếu âm, Thái dương, theo bản theo tiêu. Ở trên Dương minh, táo khí chủ trị, mà "trung kiến" Thái âm; ở trên Quyết âm, phong khí chủ trị, mà "trung kiến" Thiếu dương. Bởi Dương minh "tư" về thu lệnh của bốn mùa, mà Thái âm chủ về khí thanh thu ở trong bốn khí. Quyết âm ở vào cái vị trí hai âm đều hết, mà "Nhất dương" mới sinh. Vì vậy nên Dương minh, Quyết âm theo về  hòa của trung kiến.

 (63) Đây nói về mạch và bệnh có tiêu, bản. “Mạch thuận” tức là dương bệnh mà hiện dương mạch, âm bệnh mà hiện âm mạch. Tỷ như: bệnh ở Thái dương, Dương minh, mạch đến mà phù, thế là mạch thuận. Nếu bệnh lại âm hàn, như bệnh của Thái dương, theo bản hóa; bệnh của Dương minh, theo âm hóa của trung kiến. Cho nên mạch tuy phù mà án tay vào không “cổ”. Như bệnh ở Thiếu âm, Quyết âm, mạch đến mà trầm, đó là mạch thuận. Nếu bệnh lại hiện ra dương nhiệt, thế là bệnh của Thiếu âm theo tiêu hóa, bệnh của Quyết âm theo hỏa hóa của trung kiến. Cho nên mạch dẫu trầm mà án tay vào lại “cổ” nhiều. Thế là mạch có sự hóa của âm dương, mà bệnh thì có theo về tiêu và bản.

 (64) Trăm bệnh sinh ra, không vượt ra ngoài sự hóa của sáu khí. Như cảm phải phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa... mà sinh ra bệnh, tức là bệnh sinh ra bởi sáu khí của trời. Sáu khí của trời, gây nên bệnh ở người, mà trong thân con người, lại có cái hóa của sáu khí. Như chứng trúng phong thuộc về Dương tà của trời. Phạm vào cơ biểu của con người thì sinh ra các chứng phát nhiệt, khái, xị; tại gân xương thì thành chứng câu loan; tại trường, vị thì thành chứng hạ lỵ, xôn tiết, hoặc thành chứng táo kiết, bế long; hoặc trực trúng vào trong thì thành chứng hoắc loạn, ẩu nghịch, hoặc là quyết lãnh âm hàn. Đó là khí hóa của biểu, lý, âm, dương. Như cảm vào khí dương nhiệt của con người, thì thành bệnh nhiệt, cảm vào khí âm hàn của con người, thì thành bệnh hàn; cảm vào khí thủy thấp của con người, thì thành đàm, suyễn; cảm vào táo khí của con người, thì thành chứng tiện nan.

 Như trúng vào Phủ, thì bạo hóa mà "vụt" không biết gì; trúng vào Tàng thời lưỡi rụt mà nói ra không được, miệng xì bọt dãi... Lại như thương hàn, thuộc về Âm tà của trời; hoặc trúng vào âm, hoặc trúng vào dương; có khi trúng vào dương mà bệnh lại hàn; có khi trúng vào âm mà bệnh lại nhiệt. Thế là trong con người, trong âm có dương, trong dương có âm và có cả khí hóa của tiêu, bản, âm, dương vậy.

 (65) Nói cái đạo tiêu và bản, dù là yếu ước, mà thật là quảng bác, dù là vi tiểu, mà thật là hoằng đại... Chỉ nói một mà có thể biết được trăm, chính là do biết cái đạo tiêu và bản vậy.

 (66) Chương này nói về: nhật, nguyệt vận hành, hết hàn thì thử; khí của bốn mùa, do vi mà thịnh, lại do thịnh mà vi; từ chính mà ra duy, lại từ duy mà về chính, hàn với ôn thay đổi, lương với thử khí giao; cái khí thắng phục, có thịnh suy, theo thời mà đến sau đến trước, nên có sự sớm muộn khác nhau. "Dương nó động bắt đầu là ôn v.v." thế là do "vi" mà tới "thậm"; như xuân mà mạch trầm, hạ mà mạch huyền, thu mà mạch sác, đông mà mạch sắc... Thế là dư khí của đông còn giao sang xuân, dư khí của xuân còn giao sang hạ, dư khí của hạ còn giao sang thu, dư khí của thu còn giao sang đông... Thế là do thịnh mà tới vi. "Chính" là chính phương của xuân, hạ, thu, đông; "Duy" là thời kỳ giao nhau của xuân và hạ, của hạ và thu, của thu và đông... Khí của bốn mùa, do duy mà tới chính, lại do chính mà tới duy. Hàn, nhiệt, thử, lương, các khí đó đều hỗ giao luân chuyển với nhau mà không ngừng. Đến như: "Thắng đến bệnh khỏi v.v." Đó là nói về phục khí đã nảy nở ra từ lúc còn thắng khí. Như mùa xuân có cái thắng thê thảm tàn tặc, đó là Kim khí thắng Mộc. Đến mùa hạ có cái phục khí nóng nực như đốt... Đó là Hỏa khí nó phục Kim. Nhưng cái Hỏa khí đó đã nảy mầm ngay từ thời kỳ "bệnh khỏi mà khó chịu". Thế là phục khí nó đã sớm phát ở bản vị từ ba mươi độ. Cái khí sở phục, đợi "thắng" hết mới thật khỏi, đến cái bản vị sở chủ về mùa viêm hạ mới "thậm" (quá, nhiều nặng). Thế là thắng khí đến sớm mà phục khí cũng đến sớm vậy. Vì vậy, thắng khí thậm thì phục khí nhiều; thắng khí vi thời phục khí ít; thắng khí hòa bình thì phục khí cũng hòa bình; thắng khí hư suy, thì phục khí cũng hư suy. Đó là lẽ thường của thiên đạo. Nếu sự phát sinh của thắng và phục, không đúng với bản vị, sau thì mới đến, đó là khí thắng và phục muộn. Phàm khí sinh ra, sinh ra ngay từ khi khí giao trước, như hạ khí sinh ra ở cuối xuân. Khí nó hóa lại hóa về sau khí giao, như xuân khí còn lưu hành mãi tới tháng mạnh hạ. Cái khí thắng phục có thịnh suy, vì vậy có sớm muộn khác nhau. Bởi khí mà thịnh, thì nó sẽ thắng về trước bản vị sở sinh ba mươi độ; nếu là suy, nó sẽ lui về sau bản vị sở hóa ba mươi độ. Như Kim khí suy mà thắng về khoảng xuân hạ giao nhau, thì phục khí cũng suy, mà phục về khoảng hạ thu giao nhau. Thế là sự thịnh suy của thắng và phục, theo khí giao của bốn mùa mà hoặc đến trước hoặc đến sau.

 (67) "Chính" là chính vị của bốn mùa. Về mạch, đã có chính pháp của bốn mùa, mà trước sau cũng gia; "Đợi thời mà đi..." tức là đợi hết ba mươi độ mới thôi. Như mạch trầm ở mùa xuân, thế là còn thuộc cái khí giao của mùa đông, vậy phải qua hết 30 ngày về tháng giêng, khi đó mùa xuân khí mới một mình tư lệnh.

 (68) "Tứ đắc" tức là khí của bốn mùa bị vít lấp.

 (69) Khí của bốn mùa, thịnh về thời kỳ chủ vị, mà "vi" ở lúc mới sinh, "suy" ở lúc giao hóa, vì vậy nên "thậm" thì mắc bệnh. "Thanh kiến..." tức như xuân sơ mà mạch trầm và huyền đều thấy. Hạ sơ mà huyền và sác đều thấy v.v. "Phục kiến" là đã đi rồi mà lại thấy. "Chửa nên đi mà đã đi" tức là chưa đủ 30 độ mà đã đi; "nên đi mà chưa đi", thế là đã qua 30 ngày, mà vẫn không đi. "Phản" là nói bốn mùa mà lại (phản) thấy cái mạch tặc hại, "cho nên nói v.v..." tức là nói về khí của bốn mùa, "thủ" ở bản vị, "tư" ở khí giao, như quyền hành không thể sai lệch, "sinh hóa" tức là sinh ra trước mà hóa ở sau.

 (70) "Khí chí" tức như Hạ chí, Đông chí. "Khí phân" tức như Xuân phân, Thu phân. Nói về thời kỳ "hai chí", đều thuộc về cái khí hàn, thử, âm, dương; về thời kỳ khí phân, thì có khí ôn, lương không giống nhau.

 (71) "Khí của thu, bắt đầu từ trước" là nói xuân ở về trước nửa năm về trước, thu ở về trước nửa năm về sau... "Khí của hạ đông, ở về sau hai khí". Đó là nói về chủ khí của bốn mùa. Sáu khí vãng phục, chủ tuế không thường đó là nói về khách khí gia lâm; sáu năm hoàn chuyển không có thường vị. Chương này nói về chủ khí của bốn mùa, trước sau giao thông, được cái khí thanh tĩnh. Nếu bị khách thắng nó nhiễu động, thì lại không thể theo thứ tự, mà tật bệnh sẽ sinh. Vì vậy, trên dưới sở chủ, với tả hữu gián khí, nên theo cái lợi của nó mà dùng chính vị để điều trị. Đại yếu nên trước tả mà sau bổ, thế là tá cái sở lợi và tư cái sở sinh cho chủ khí. Thế tức là được cái khí của bốn mùa, sinh hóa mà giao thông vậy.

 (72) "Các chứng cổ, tiết v.v..." tức là nói các chứng do từ trên mà xuống dưới; "các chứng nuy, suyễn v.v..." tức là nói các chứng do từ dưới mà lên trên. Dương khí ở trên mà nghịch xuống thì là chứng quyết lãnh; Âm khí ở dưới, phạm lên trên thì thành chứng nuy, tý; thủy dịch ở bên trên dẫn xuống thì thành chứng cố, tiết; chất thủy dịch ở dưới dẫn ngược lên thì thành chứng suyễn và ẩu.

 (73) Đây nói về cái khí của năm Tàng, phát hiện ra ngoài hình và khí.

 (74) Đây nói về bệnh cơ phát ra, đều có thuộc với năm Tàng, năm hành. "Có, cầu ở có..." là nói về cái khí hữu dư của năm Tàng; "Không, cầu ở không..." là nói về năm Tàng tinh khí bất túc; thịnh thời trách là thái thậm, hư thời trách là hư vi... Như hỏa nhiệt thái quá thì trách là vô thủy v.v...Vậy phải làm cho tinh khí của năm Tàng đều "thắng", rồi sau mới sơ thông cho khí huyết cho được điều đạt, khiến cho khí của năm Tàng trở lại hòa bình. Như thế mới đáng là thần công. "Bệnh cơ": nguyên chữ cơ nghĩa đen là máy. Vậy bệnh cơ tức là nói sự biến chuyển của bệnh chứng nhanh như máy. "Khí nghi" là nói về cái của năm Tàng, năm Hành đều có cái "sở nghi" của nó.

 (75) ... "Dùng tắc vi tắc v.v.". Như các chứng nôn ọe, thổ ra nước chua... là do nhiệt tà kiên tích ở trong, mà nghẽn tắc lên trên, liền theo đó mà làm cho nó thượng dũng (vọt lên, tức là lại cho thổ thêm). Đó tức là dùng tắc vi tắc, mà có thể phá được tích. Lại như chứng bạo chú, hạ bách, cũng là do nhiệt tà kiên tích ở trong, mà thông tiết xuống dưới, liền theo đó mà làm cho hạ tiết (dùng thuốc hạ cho tả xuống). Đó tức là "dùng thông vi thông", mà có thể làm cho vỡ được rắn. Phải dẹp bỏ hẳn cái chủ bệnh, mà trước nó từ cái sở nhân (nguyên nhân bởi đâu mà sinh ra bệnh), thì có thể khiến cho khí hòa, mà bệnh sẽ khỏi.

 (76) "Khí điều hòa mà được", tức là biết "được" cái đạo "nghịch, tùng", mà làm cho nó điều hòa. Như khí nó "tùng" về thượng hạ, thì nên "nghịch" lại; nếu "nghịch" với thượng hạ, thì nên "tùng" đi. Bởi Dương khí ở trên, Âm khí ở dưới, như thế là "khí tùng" (tức thuận). Dương khí hành trở xuống, Âm khí hành trở lên, thế là "khí nghịch". Như thế thì khí thể nào cũng phải tùng, mà lại không thể nghịch. Vì vậy, nếu khí nó tùng, thì ta nghịch mà tùng; nếu khí nghịch, thì ta tùng mà nghịch. Khiến cho khí Âm, Dương trên dưới điều hòa. thế là phương pháp điều khí.

 (77) "Hỏa nhiệt" là nhân hỏa nhiệt mà gây nên bệnh. Như câu "hỏa nhiệt thương khí", đó là nói bệnh ở khí mà không phải ở kinh. "Lại ố hàn phát nhiệt v.v..." là do âm, dương, nội, ngọai cùng lấn phạm lẫn nhau. Như dương ở ngoài, âm ra để lấn, thì sinh ố hàn; âm ở trong, dương vào để lấn, thì sinh phát nhiệt. "Hoặc mỗi ngày phát một lần v.v..." đó là cái khí thắng phục của âm dương và cái thời hội ngộ có nhiều ít khác nhau. Như Âm khí nhiều mà Dương khí ít, thì cái khí hỏa nhiệt lưu ở âm phận lâu, cho nên bệnh phát xa ngày. Nếu Dương khí nhiều mà Âm khí ít, thì nhiệt theo Dương khí, mà thường thịnh ở bên ngoài, cho nên bệnh phát ngay gần.

 (78) Dùng hàn dược mà không hàn, đó là vì Chân âm bất túc; dùng nhiệt dược mà không nhiệt, đó là vì Chân dương bất túc. Vậy phải bổ âm và bổ dương. Dùng hàn trị nhiệt, dùng nhiệt trị hàn, đó là phương pháp bình trị. Bổ âm để thắng nhiệt, bổ dương để thắng hàn, đó là phương pháp phản tá.

 (79) Đây nói về khí, vị, không thể thiên dụng (dùng chuyên một thứ). Bốn mùa có cái khí hàn, nhiệt, ôn, lương; năm Tàng có cái vị toan, khổ, tân, hàm, cam. Phải nên sử dụng cho điều hòa. Nếu chuyên dụng, sẽ có cái hại thiên thắng. Vậy nếu thiên dụng về hàn, thì cái hàn khí của đông bệnh sẽ vượng, nên dù uống nhiệt mà vẫn hàn. Thiên dụng về nhiệt, thì cái nhiệt khí của hạ bệnh sẽ vượng, nên dù uống hàn mà vẫn nhiệt. Đó là dùng khí quá thiên mà không hóa. Lại như thiên dụng vị khổ, thì vị khổ dẫn vào Tâm, do đó Hỏa khí sẽ thịnh; thiên dụng vị hàm, thì vị hàm dẫn vào Thận, do đó thủy khí sẽ thịnh. Vị dùng lâu thì tăng khí; khí tăng thì sẽ có cái hại âm dương thiên thịnh, hoặc thiên tuyệt. Từ Đông Bình nói: Vị dùng lâu thì tăng khí... Vậy cái khí hàn nhiệt cũng không thể thiên dụng.

 (80) Đây nói về phương, lấy vị chủ bệnh làm quân v.v... Khác với Thần nông Bản thảo, Lý Đông Viên cũng nói: Những vị chủ bệnh là quân dược. Tỷ như: trị chứng phong, dùng Phòng phong làm quân; trị nhiệt ở thượng tiêu, Hoàng cầm làm quân; trị nhiệt ở Trung tiêu, Hòang liên làm quân; trị thấp, Phòng kỷ làm quân; trị hàn, Phụ tử làm quân v.v... Rồi nhận xem kiêm kiến những chứng gì, thì dùng các vị thuộc về chứng ấy làm tá, sứ...
 
 Án: Thần nông Bản thảo cộng có 360 vị. Chia thượng phẩm 120 vị làm quân, chủ về bổ dưỡng thân thể, để ứng "thiên", toàn vị vô độc, có thể dùng lâu, ăn lâu được. Trung phẩm 120 vị làm thần, chủ về dưỡng tính, để ứng với "nhân", có vị độc, có vị không, dùng nên châm chước để trị bệnh và bổ hư. Hạ phẩm 120 vị làm tá, phần nhiệt có chất độc, để ứng "địa", chuyên để khu trừ hàn nhiệt, phá tích, công kiên...
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 26, 2018, 04:41:47 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #73 vào lúc: Tháng Bảy 11, 2018, 11:42:07 AM »

Chương bảy mươi năm

TRỨ CHÍ GIÁO LUẬN THIÊN


 Từ thiên này tới thiên 81, phần nhiều là lời của Hoàng Đế dạy bảo và chất vấn Lôi Công. Về văn pháp, tựu trung có nhiều câu phô trương rườm rà, không thiết tới sự thực, khác hẳn với linh 70 thiên do Hoàng Đế cùng Kỳ Bá vấn đáp. Vậy tôi xin chỉ trích dịch những điểm chính. Còn lời thừa thì lược bớt. Tuy vậy, cũng chỉ lược 2, 3 trong phần 10 mà thôi. Vì những danh ngôn, xác lý vẫn rất nhiều, không dám bỏ qua

DỊCH GIẢ CẨN CHÍ

KINH VĂN

 Hoàng Đế ngồi ở minh đường, gọi Lôi Công mà bảo rằng:

 - Phàm nói "Tam dương độc chí..." tức là cả Tam dương đến "dồn" làm một lúc. Nó đến dồn như mưa gió, nên ở trên trời sinh điên tật, ở dưới thì sinh lậu tiết (1).

 Nó đến, bên ngoài không thể dự kỳ, bên trong không liên lạc, không đúng với điều lý của mạch, nên không thể bằng ở mạch kinh để chẩn đoán.

 Vậy, Tam dương, nó là chí dương, nó đến dồn, sẽ phát chứng kinh; chín khiếu đều lấp. Dương khí tràn lan, cuống họng khô nghẽn; nó dồn vào âm, thời Âm khí lên xuống không còn nhất định, sẽ gây nên chứng trường tiết (2).

Chú giải

 (1) "Độc chí" là nói cả Tam dương mà dồn đến thành "Nhất dương" ở trời, phong khí là dương, vũ thủy là âm. Tam dương dồn đến, thì Dương khí bốc lên, thì sinh bệnh ở đầu; dẫn xuống thì thành lậu tiết (như đi tả, kiết lỵ v.v...).

 (2) "Chín khiếu" là nơi Thủy khí dồn rót vào đó. Giở Thủy khí ở chín khiếu đều kiệt, mà Dương khí ràn vào trong khiếu, nên bị vít lấp. Phế thuộc thiên mà chủ khí, với Thận thủy trên dưới giao thông. Giờ dương độc thịnh mà chất nước kiệt, cho nên miệng và cuống họng đều khô ráo...
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 26, 2018, 04:43:16 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #74 vào lúc: Tháng Bảy 11, 2018, 03:43:35 PM »

Chương bảy mươi sáu

THỊ THUNG DUNG LUẬN THIÊN



KINH VĂN

 Lôi Công hỏi rằng:

 - Can hư, Thận hư, Tỳ hư... đều khiến thân thể con người nặng nề khó chịu. Nên dùng độc dược, thích và cứu hoặc dùng biếm thạch, hoặc dùng thang dịch v.v... Vậy mà có khi khỏi, có khi không khỏi, là vì sao?

 Hoàng Đế dạy rằng:

 - Tỳ mạch hư mà phù, tựa Phế; Thận mạch tiểu và phù tựa Tỳ; Can mạch cấp và trầm tựa Thận... Đó đều là những mạch chứng mà y giả dễ nhầm. Chỉ có "thung dung" nhận kỹ, mới có thể biết được. Đến như ba Tàng Thổ, Mộc, Thủy cùng ở bộ phận dưới, có gì mà không phân biệt được (1).

***

 Lôi Công hỏi rằng:

 - Mạch phù mà huyền, án vào rắn như thạch (đá), xin cho biết đó là bệnh gì?

 Hoàng Đế dạy rằng:

 - Mạch phù mà huyền, đó là bởi Thận bất túc; trầm mà thạch, là do Thận khí bị ngừng mắc ở bên trong; bệnh nhân khiếp nhược, thiểu khí... là do thủy đạo không thông lợi, khiến cho hình khí bị tiêu thước; khái thấu và phiền oan, là do Thận khí nghịch lên. Đó là khí ở một người, và bệnh chỉ phạm vào một Tàng.

 Lôi Công hỏi rằng:

 - Giờ đây có người, tứ chi rã rời, suyễn, khái, huyết tiết... Ngu này nhận là thương Phế, thiết mạch thấy phù, đại, mà khẩn... Ngu không dám chữa. Thô công dùng biếm thạch mà khỏi bớt; lại làm cho xuất huyết, huyết ra được mà mình thấy nhẹ nhàng... Vậy là bệnh gì?

 Hoàng Đế dạy rằng:

 - Mạch phù, đại và hư là do Tỳ khí tuyệt ở bên ngoài, bỏ vị Phủ, trở ra kinh của Dương minh. Vì hai Hỏa không thể thắng được ba Thủy, vì vậy nên mạch loạn mà không thường. Tứ chi rã rời là do tinh khí của Tỳ không đạt ra tới tứ chi; suyễn và khái, là do Thủy khí dồn lên Dương minh; huyết tý, ết, là do mạch cấp, huyết không dẫn hành được. Như đoán là thương Phế, thời nhầm lắm.

 Nếu là thủy tà thương Phế thời do Tỳ khí không giữ; Vị khí không thanh; kinh khí không sai khiến được; chân Tàng hoại quyết, kinh mạch bàng tuyệt, năm Tàng lậu tiết, không nục thời ẩu. Vậy đối với chứng hậu trên kia, khác hẳn.

Chú giải

 (1) Phù mà hoãn là mạch của Tỳ; phù mà đoản là mạch của Phế; tiểu phù mà hoạt là mạch của Tâm; cấp khẩn mà tật là mạch của Can; bác phù mà hoạt là mạch của Thận. Đó là chính mạch của năm Tàng. Giờ Tỳ mạch hư phù tựa Phế v.v. Đều là những mạch chứng rắc rối, dễ nhầm. Phải thung dung nhận xét mới hiểu được. Đến như Tỳ hợp Thổ, Can hợp Mộc, Thận hợp Thủy. Ba hành Thổ, Mộc, Thủy đã cùng hợp thì dù có bản hư, cũng là dễ hiểu...
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 26, 2018, 04:46:12 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: 1 ... 3 4 [5] 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn