Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 17, 2024, 07:01:25 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1] 2 3 ... 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Linh khu  (Đọc 30346 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« vào lúc: Tháng Sáu 09, 2017, 06:17:12 AM »

Quyển thứ nhất

1. Chín loại kim - 12 huyệt nguyên (Cửu châm thập nhị nguyên)


Nội dung:

- Cửu châm là 9 loại kim, Thập nhị nguyên là 12 huyệt chữa bệnh của tạng phủ.

- Nói lên tác dụng của 9 loại kim, các thủ thuật nhanh chậm, tác dụng của nghênh tùy bổ tả, tầm quan trọng trên lâm sàng của trị thần, độc khí, chẩn mạch. Nêu ra muốn điều trị tốt cần phải căn cứ vào tình trạng hư thực, nông sâu của bệnh để vận dụng linh hoạt, và cũng nêu lên tác dụng xấu khi chữa sai. Giới thiệu vị trí 12 nguyên ở các khớp, nói rõ tại sao dùng 12 nguyên để chữa bệnh tạng phủ. Nói rõ ý nghĩa của tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp, và quan hệ của chúng với tạng phủ.

Hoàng đế: Châm kim nhỏ để qua được da vào cơ, sơ thông kinh mạch, để điều hòa khí huyết, là khí huyết trong kinh mạch tuần hoàn không ngừng. Muốn vậy phải quy định rõ ràng cách làm.

Kỳ Bá: Dùng kim nhỏ nhìn chung đơn giản, nhưng muốn nắm được tinh túy của nó thì không đơn giản.

Trong chẩn đoán người bình thường thì dựa vào bề ngoài để quan sát bệnh tình, người giỏi thì xem xét phần khí (sự thịnh suy của khí huyết), tìm nguyên nhân gây bệnh, nơi nguyên nhân tác động vào.

Sự vi diệu (mấu chốt tác dụng) của châm kim nhỏ là (động kim) nhanh hay chậm. Người bình thường chỉ lấy huyệt gần khớp của tứ chi, người giỏi phải xem (khí) cơ (sự thịnh suy của chính khí (khí huyết), thịnh suy của tà khí qua thể chất, tinh thần người bệnh. Sự biến động của (khí) cơ không tách khỏi huyệt (nơi phản ánh sự thịnh suy, hư thực của khí huyết). Khí của huyệt vận hành thanh tĩnh và bé nhỏ. Vì vậy khi tà khí thịnh không nên đón nó và dùng phép bổ, khi tà đã lui cũng không dùng phép tả để trục tà khí. Người giỏi mới nắm được tình hình đến, đi của khí để bổ tả đúng lúc. Người không biết quy luật này thì dù có châm cũng không đạt kết quả.

Về khí thuận nghịch: Khí đi (mạch khí hư và nhỏ) là nghịch. Khí đến (mạch khí bình và hòa hoãn) là thuận. Khí nghịch mà dùng phép tả sẽ gây hư thêm. Khí thuận mà dùng phép bổ sẽ làm cho thực thêm (châm theo hướng ngược với hướng đi của nó là tả cái thực của nó, làm nó từ thực thành hư ngược lại châm xuôi theo hướng đi của mạch khí là bổ cái hư của nó, làm cho khí từ hư sang thực). Như vậy, tả theo hướng ngược đường đi của mạch khí, bổ theo hướng thuận đường đi của mạch khí là mấu chốt của phép châm để điều hòa hư thực.

- Nguyên tắc chung của phép châm là: Hư phải làm cho khí đủ (bổ), đầy (thực) phải làm nó tiết đi (tả để đuổi khí); Uất tích lâu (uyển trần) phải trừ (châm xuất huyết để đuổi bệnh tà ủng trệ ở trong).

Nếu tà khí (thịnh) thắng chính khí phải (tả để đuổi tà ra ngoài) làm thực thành hư. Thiên "Đại yếu" viết (tiến kim) chậm rồi (rút kim) nhanh làm khí đủ (thực, bổ); (tiến kim) nhanh rồi (rút kim) chậm làm (tà khí theo kim ra ngoài) thịnh thành hư (tả). Hư và thực là không có khí, có khí (đắc khí, không đắc khí). Muốn biết có đắc khí hay không người thầy thuốc phải quan sát so sánh trước sau. Trong điều trị bằng châm, cần hiểu sự hư suy của chính khí, mức độ tác động của tà khí để quyết định việc bổ tả.

Tả là châm chờ cho khí đắc, rút kim nhanh, từ từ không bịt lỗ kim, nhằm tạo một đường cho tà khí từ trong thông ra ngoài. Nếu đáng tả mà dùng thủ pháp ấn và dẫn kim để bổ sẽ làm khí huyết uất ở trong thường gọi là nội ôn. Huyết uất không tích tán được tà, tà khí không ra ngoài được.

Bổ là châm thuận theo hướng đi của (mạch) khí (để bổ khí của nó). Trong khi châm, lúc dẫn khí, ấn huyệt để tiến kim phải rất nhẹ nhàng như con muỗi đậu, như lưu giữ lại. Khi rút kim cũng vậy, như con muỗi bay, như mũi tên lìa cung, phải dứt khoát và nhanh. Tay phải rút kim, tay trái bịt lỗ kim để ngăn trung khí thoát ra ngoài. Trung khí sẽ ở lại và đầy đủ. Khi châm không được để lưu huyết, nếu có lưu huyết dưới da phải chích nặn máu cho nhanh.

- Cầm kim phải chắc có lực, tiến kim phải (dùng 3 ngón cái, trỏ, giữa giữ kim) cho thẳng, không lệch phải lệch trái. Trong khi thao tác thần của mình phải để vào kim, phải chú ý theo dõi tình trạng bệnh, huyết mạch của người bệnh - có vậy mới không lo lắng. Khi châm phải quan sát thần khí và khí tạng phủ để biết người bệnh còn sống hay chết. Khi ấn vào huyệt mạch nếu thấy cứng đau là tà khí ở ngoài vào kết tụ ở đó, nên châm tả để trừ đi.

Chín loại kim:

1. Sàm châm: 1,6 tấc đầu kim to, mũi kim nhọn (như đầu mũi tên) để (chích ở nông) tả dương khí.

2. Viên châm: 1,6 tấc mũi kim như quả trứng dùng trong xoa bóp, chữa bệnh tà ở giữa cơ, không làm tổn thương cơ mà (có thể) tả khí ở đó.

3. Để châm: 3,6 tấc mũi kim tròn nhọn như quả hạt dẻ. Không chích qua da, chủ yếu để xoa bóp kinh mạch sơ thông khí huyết.

4. Phong châm: 1,6 tấc mũi kim nhọn, 3 cạnh để chích máu (ở lạc - dùng trong nhiệt độc).

5. Phi châm: Dài 4 tấc, rộng 2,3 phân, mũi như mũi kiếm, dùng để chích tháo mủ.

6. Viên lợi châm: 1,6 tấc to như lông dài (ngựa), tròn nhọn, thân kim hơi thô để (chữa bệnh cấp) lấy bao khí.

7. Hào châm: 3,6 tấc nhọn, nhỏ như vòi muỗi, dùng chữa thống tý, lay động kim từ từ, trong khi đợi khí, có thể lưu kim lâu để phù dưỡng chân khí.

8. Trường châm: 7 tấc, mũi nhọn thân mảnh để chữa chứng tý lâu ngày.

9. Đại châm: 4 tấc, đầu nhọn, hơi tròn, như cây côn để tả thủy, dùng trị bệnh khớp có nước.

Tà khí vào kinh mạch gây bệnh: Tà khí tại thượng (ngoại tà phong hàn...thường từ đầu vào), trọc khí tại trung (ăn uống không thận trọng gây trọc khí, thường dừng ở trường vị), thanh khí tại hạ (ẩm thấp lạnh lẽo thường từ chân vào). Trong châm châm vào hãm mạch (châm huyệt trên đầu) có thể làm tà khí theo kim ra ngoài, châm vào trung mạch (kinh tì vị - Trung thổ) có thể trừ trọc khí tích trệ ở trường vị. Bệnh ở nông nếu châm sâu, tà không ra mà theo kim vào làm bệnh nặng lên. Vì vậy do vị trí của da, nhục, cân, mạch khác nhau, bệnh của chúng cũng khác nhau và cách châm cũng phải tương ứng với vị trí.

- Bệnh thực không được dùng phép bổ, bệnh hư không được dùng phép tả. Vì làm như vậy đã có bệnh lại càng thêm bệnh; Bệnh đã nặng rồi, nếu tả khí của 5 kinh âm (tạng), có thể chết, nếu tả khí của 6 kinh dương (phủ) có thể làm người bại hoại, khó hồi phục. Tả nhầm kinh âm (làm tạng khí kiệt) có thể chết, tả nhầm kinh dương (làm hao tổn dương khí) có thể phát cuồng. Đó là cái hại của bổ tả nhầm.

- Hậu khí: Châm rồi mà khí chưa đến (chưa có cảm giác đắc khí) cần tiếp tục kích thích đến khi đắc khí. Châm mà khí đến (đắc khí), có thể rút kim, không cần lưu kim. Đắc khí biểu thị có hiệu quả, đấy là đạo lý chính của châm.

Hoàng đế: Muốn biết "nơi mạch khí ra vào chẩy đi của 5 tạng 6 phủ".

Kỳ Bá: Mỗi tạng thông với một kinh mạch. Mỗi kinh mạch đều có 5 huyệt du (tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp). 5 kinh cộng với 25 huyệt du, mỗi phủ cũng thông với mỗi kinh mạch, mỗi kinh mạch có 6 huyệt du (tỉnh, huỳnh, du, nguyên, kinh, hợp). Công 36 huyệt du. Cơ thể có 12 kinh chính, 15 lạc mạch, cộng 27 đường kinh lạc, theo mạch khí của kinh mạch thì có 27 khí, tuần hoàn toàn thân.

- Nơi mạch khí xuất ra (như đầu nguồn) là tỉnh. Nơi mạch khí đi qua (như dòng chảy nhỏ) là huỳnh. Nơi có mạch khí tưới vào (như chảy vào chỗ trũng) là du. Nơi mạch khí chảy ào ào là kinh, nơi mạch khí đi vào (như trăm sông đổ vào bể) là hợp. 27 khí đều đi ở ngũ du.

- Nơi giao nhau của các tiết có 365 hội, nếu hiểu thực chất của nó thì hiểu tất cả, nếu không sẽ hiểu rất lan man. Tiết (huyệt) là nơi thần khí ra vào du hành. Không phải là da thịt gần xương.

- Khi châm, phải xem mắt (thần) sắc của bệnh nhân để hiểu trạng thái bệnh tật của họ còn hay hết, cần theo dõi động tĩnh và xác định rõ tà chính của bệnh nhân. Lúc châm tay phải cầm kim để châm, hai ngón tay trái giữ để phòng kim cong. Châm song khi khí đến (đắc khí) thì rút kim. Khi châm cứu, phải xem mạch để xác định bệnh nặng nhẹ rồi mới chữa.

- Nếu khí ngũ tạng của bệnh nhân đã kiệt (âm hư) mà châm ngược lại (bổ dương) sẽ làm âm thêm hư, hư thêm hư là "trùng kiệt". Tạng khí mà trùng kiệt thì chết, và chết yên tĩnh(vì là âm kiệt) nguyên nhân chủ yếu là vì thầy thuốc vi phạm nguyên tắc (tạng khí lý âm hư phải bổ tạng), đã dùng huyệt ở kinh nơi tạng khí ra ở dưới nách và hai bên ngực (làm cho tạng khí càng suy kiệt gây nên). Nếu khí ngũ tạng có biểu hiện kiệt ở ngoài (đó là dương hư), thầy thuốc lại bổ bên trong (kinh âm), trợ âm thì (dương khí sẽ kiệt, đó là biến chứng khí âm dương không thuận tiếp nhau) là nghịch quyết. Chứng quyết cũng gây chết (vì là âm có khi thừa), nên trước khi chết bệnh nhân bồn chồn. Đó là do thầy thuốc đã chữa ngược (lý dương hư phải bổ dương) lại dùng huyệt ở các đầu chi, làm cho dương khí càng suy kiệt.

- Cái hại của châm:

Nếu dùng phép tả để châm đúng bệnh tà mà lưu kim không rút, làm tinh tiết bệnh nặng lên, người gầy đi; châm chưa đúng bệnh tà (chưa làm thủ thuật) đã rút kim ngay làm tà khí lưu trệ, làm úng uất lại thành ung nhọt.

- Khí của 5 tạng có biểu lý với 6 phủ, bên ngoài của 6 phủ có cả thẩy 12 huyệt nguyên. 12 nguyên đều xuất ở tứ quan, tứ quan chủ trị bệnh của 5 tạng. Bệnh của 5 tạng dùng 12 huyệt nguyên để chữa. 12 huyệt nguyên là nơi tụ tập khí vị của 365 tiết để nuôi 5 tạng, là nơi phản ảnh bệnh của 5 tạng. Quan sát phản ứng của các huyệt nguyên có thể hiểu tình trạng bệnh tật của ngũ tạng. Thiếu âm ở trong dương là phế, huyệt nguyên là Thái uyên.

- Thái dương ở trong dương là Tâm, huyệt nguyên là Đại lăng -  thiếu dương ở trong âm là Can, huyệt nguyên là Thái xung - chí âm ở trong âm là Tỳ, huyệt nguyên là Thái bạch - thái âm ở trong âm là Thận, huyệt nguyên là Thái khê. Huyệt nguyên của Cao là Cưu vỹ (thuộc mạch nhâm). Huyệt nguyên của Hoang manh là Khí hải (thuộc mạch nhâm). 5 tạng có 10 huyệt nguyên, thêm 2 huyệt của Cao và Hoang cộng 12 huyệt nguyên.

- Là nơi khí của tạng phủ kinh lạc chảy đến, cho nên được dùng để chữa bệnh của 6 phủ 5 tạng.

- Bệnh bụng chướng: lấy huyệt ở 3 kinh dương ở chân để chữa. Nếu ỉa chảy sống phân lấy huyệt ở 3 kinh âm ở chân để chữa.

- Có người cho rằng bệnh lâu không thể chữa được, điều đó không đúng. Người thầy châm cứu có thể chữa được bệnh lâu, người nói không chữa được là không nắm được phép châm cứu.

- Châm chữa các bệnh sốt (dùng châm nông, nhẹ và nhanh) như dùng tay thử nước sôi, cho vào rút ra ngay. Vậy châm chữa bệnh hàn hoặc chân tay lạnh, dùng cách châm sâu và lưu kim (như lưu luyến quê nhà không muốn rời vậy). Dương tà vào phần âm gây sốt, cần lấy Túc tam lý, đợi tà khí lui rồi mới ngừng châm. Nếu tà khí chưa lui vẫn phải châm tiếp. Nếu bệnh ở trong (tạng) mà chững lại ở trên cao, cần lấy Âm lăng tuyền (Thái âm tỳ), nếu bệnh ở phủ mà chứng lại ở trên cao, cần lấy huyệt Dương lăng tuyền (Thiếu dương đởm).
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 09, 2019, 10:51:37 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Sáu 17, 2017, 04:54:12 PM »

Thiên 2. Các huyệt du của mỗi đường kinh (Bản du)


Nội dung: Thảo luận khí của kinh mạch và tạng phủ, chỉ rõ tên và vị trí của tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp, và các huyệt quan trọng của 6 kinh dương, 2 mạch nhâm đốc. Còn thảo luận về quan hệ và tác dụng của tạng phủ, cách lấy huyệt thường dùng trong bốn mùa.

Hoàng đế: Đạo lý của châm là phải hiểu rõ chỗ bắt đầu, kết thúc của từng đường kinh, nơi 15 mạch lạc, biểu lý thông với nhau, vị trí của tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp. Nơi hợp của lục phủ (tương hợp của tạng phủ), chỗ ra vào (ảnh hưởng) của khí hậu 4 mùa ở thân thể (gây nên phản ứng của khí huyết), nơi khí của kinh lạc, ngũ tạng chạy qua, kết tụ lại ở thân thể, nhất là mức độ to nhỏ của lạc và kinh, sự phân bố ở sâu nông của chúng và quan hệ từ đầu đến chân của chúng.

Kỳ Bá:

* Phế bắt đầu từ huyệt Thiếu thương - ở phía trong đầu ngón cái - gọi là huyệt tỉnh, thuộc mộc - xuất phát từ huyệt tỉnh, kinh khí chảy đến huyệt Ngư tế - ở mô ngón cái lòng bàn tay - huyệt huỳnh. Từ đó tưới vào huyệt Thái uyên - ở chỗ lõm sau Ngư tế ở tay 1 tấc - huyệt du. Từ đó chảy đến huyệt Kinh cừ, ở thốn khẩu - huyệt kinh. Từ đó chảy vào huyệt Xích trạch - ở giữa đường gấp khuỷu tay chỗ động mạch đập - huyệt hợp. Đó là 5 huyệt du của kinh thủ Thái âm.

* Tâm bắt đầu từ huyệt Trung xung (của tâm bào) - đầu ngón tay giữa - huyệt tỉnh thuộc mộc - chảy đến huyệt Lao cung - ở lòng bàn tay giữa đốt bàn tay 3.4 - huyệt huỳnh. Tươi cho huyệt Đại lăng - giữa đường lằn cổ tay giữa hai xương - huyệt du. Đi đến huyệt Gian sử, giữa hai gân sau cổ tay 3 tấc, nếu kinh có bệnh thì ở đây có phản ứng - huyệt kinh. Chảy vào huyệt Khúc trạch ở chỗ lõm của bờ trong gân cơ 2 đầu trên nếp khuỷu, co tay để lấy huyệt - huyệt hợp. Đó là 5 huyệt du của kinh thủ Thiếu âm (kinh Tâm bào).

* Can bắt đầu từ huyệt Đại đôn - ở chỗ lông đầu ngón chân cái - huyệt tỉnh, thuộc mộc - chảy đến huyệt Hành gian - chỗ lõm khe giữa hai ngón chân cái và thứ hai - huyệt huỳnh. Chảy đến huyệt Thái xung, chỗ lõm trên huyệt Hành gian 2 tấc - huyệt du. Đi đến huyệt Trung phong, chỗ lõm trước mắt cá chân trong 1,5 tấc (giáp ất kinh: 1 tấc) châm ở huyệt này nếu ngược khí của nó thì gây uất kết, nếu hòa với khí của nó thì lưu thông, nên co duỗi bàn chân để thủ được huyệt, huyệt này thuộc huyệt Kinh. Nó chảy vào huyệt Khúc tuyền khi lấy huyệt vểnh bàn chân lên, huyệt ở chỗ lõm dưới lồi củ xương đùi trên gân to, gấp gối để lấy huyệt - huyệt hợp. Đó là 5 huyệt du của kinh túc Quyết âm can.

* Tỳ bắt đầu từ huyệt Ẩn bạch ở phía trong đầu ngón chân cái - huyệt tỉnh, thuộc mộc. Chảy đến huyệt Đại đô sau đốt xương ngón chân - huyệt huỳnh. Tưới cho huyệt Thái bạch ở chỗ lõm dưới khớp ngón bàn chân - huyệt du.  Đi đến Thương khâu ở chỗ lõm phía dưới trước mắt cá trong - huyệt kinh. Từ đó chảy vào Âm lăng tuyền ở chỗ lõm dưới lồi củ xương chày, duỗi chân để lấy huyệt - huyệt hợp. Đó là 5 huyệt du của kinh túc Thái âm tỳ.

* Thận bắt đầu từ huyệt Dũng tuyền, chỗ lõm dưới lòng bàn chân - huyệt tỉnh, thuộc mộc. Chảy đến huyệt Nhiên cốc, ở chỗ lõm dưới xương chêm - huyệt huỳnh. Tưới cho huyệt Thái khê ở chỗ lõm trên xương gót, sau mắt cá trong - huyệt du. Đi đến Phục lưu ở trên mắt cá trong 2 tấc, có động mạch đập không ngừng - huyệt kinh. Chảy vào Âm cốc, sau lồi củ xương chày (đầu nếp gấp trong) giữa 2 gân to và nhỏ, co chân để lấy huyệt - huyệt hợp. Đó là 5 huyệt du của kinh túc Thiếu âm thận.

* Bàng quang bắt đầu từ huyệt Chí âm ở đầu ngón chân út - huyệt thuộc tỉnh. Chảy đến huyệt Thông cốc, ở trước ngoài đốt ngón bàn chân 5 - huyệt du. Qua huyệt Kinh cốt ở chỗ phía ngoài trước đầu sau xương bàn chân 5 - huyệt nguyên. Đi đến huyệt Côn lôn ở chỗ lõm trên xương gót sau mắt cá ngoài - huyệt kinh. Chảy vào huyệt Ủy trung ở chỗ lõm giữa khoeo - co chân lấy huyệt. Đó là 5 huyệt du của kinh túc thái dương bàng quang.

* Đởm bắt đầu từ huyệt Khiếu âm ở bờ ngoài ngón chân 4 - huyệt tỉnh, thuộc kim. Chảy đến huyệt Hiệp khê ở khe giữa 2 ngón chân 4.5 - huyệt huỳnh. Chảy vào huyệt Lâm khấp ở chỗ lõm trên Hiệp khê 1,5 tấc (sau khớp bàn ngón chân) - huyệt du. Qua Khâu khư ở chỗ lõm  trước dưới mắt cá ngoài - huyệt nguyên. Đi đến huyệt Dương phụ ở trên mắt cá chân ngoài ở trên 4 tấc (trước xương mác và đầu Tuyệt cốt) - huyệt kinh. Chảy vào huyệt Dương lăng tuyền ở chỗ lõm phía ngoài gối (chỗ lõm dưới đầu xương mác) - huyệt hợp. Đó là 5 huyệt du của kinh túc Thiếu dương đởm.

* Vị bắt đầu từ huyệt Lệ đoài ở phía ngoài ngón chân thứ 2 - huyệt tỉnh, thuộc kim. Chảy đến huyệt Nội đình ở khe ngoài ngón chân thứ 2 - huyệt huỳnh. Tưới cho huyệt Hãm cốc ở chỗ lõm trên huyệt Nội đình 2 tấc (ở khe của 2 đốt xương bàn chân 2.3) - huyệt du. Đi đến huyệt Xung dương ở chỗ lõm trên mu bàn chân 5 tấc (có mạch  đập) -  huyệt nguyên, muốn lấy huyệt phải vận động chân. Đi đến huyệt Giải khê chỗ lõm sau huyệt xung dương 1,5 tấc (chỗ lõm khớp cổ chân) - huyệt kinh. Chảy vào huyệt Túc tam lý ở dưới gối (tất nhãn) 3 tấc phía ngoài xương chày - huyệt hợp. Xuống tiếp 3 tấc là huyệt Thượng cự hư lại xuống tiếp 3 tấc là huyệt Hạ cự hư (phản ứng sinh lý bệnh lý) của Đại trường ở Thượng cự hư, của Tiểu trường ở Hạ cự hư. Vì đại tiểu trường đều thuộc vị. Đó là 5 huyệt du và huyệt nguyên của kinh túc Dương minh vị.

* Tam tiêu hợp với kinh Thiếu dương ở tay, bắt đầu từ huyệt Quan xung ở bờ ngoài phía ngón út của móng ngón tay đeo nhẫn - huyệt tỉnh, thuộc kim. Chảy đến huyệt Dịch môn, ở đầu khe giữa hai ngón tay út và đeo nhẫn - huyệt huỳnh. Tưới cho huyệt Trung chữ ở chỗ lõm sau khớp (bàn ngón tay 4 - 5 giữa hai xương) - huyệt du, đi qua huyệt Dương trì ở chỗ lõm ở trên cổ tay (phía mu tay) - huyệt nguyên. Đi đến huyệt Chi câu ở sau khớp cổ tay 3 tấc  chỗ lõm giữa 2 xương - huyệt kinh. Chảy vào huyệt Thiên tỉnh chỗ lõm của xương lớn ngoài khuỷu tay - huyệt hợp. Kinh Thiếu dương tam tiêu, có thông với huyệt ở chân - huyệt Ủy dương. Đó cũng là biệt lạc của kinh Thái dương (bàng quang). Đó là huyệt du, huyệt nguyên, và huyệt du dưới của kinh Thủ thiếu dương.

Tam tiêu có liên hệ mật thiết với túc Thiếu dương và túc Thái âm, do đó huyêt du ở dưới của tam tiêu là biệt lạc của kinh Thái dương bàng quang. Mach khí của nó từ trên mắt cá ngoài 5 tấc, xuyên vào bắp chân rồi ra huyệt Ủy dương, chủ trì của huyệt Ủy dương bao gồm bệnh ở bàng quang, có quan hệ khí hóa của tam tiêu, chứng thực là tiểu tiện không thông, chứng hư là di niệu. Di niệu thì bổ, đái khó thì tả.

* Thủ Thái dương tiểu trường (ở bụng). Tiểu trường lên hợp với thủ Thái dương bắt đầu từ huyệt Thiếu trạch, phía ngoài đầu ngón tay út huyệt tỉnh, thuộc kim. Chảy đến huyệt Tiền cốc ở chỗ lõm trước khớp (bàn ngón tay út) - huyệt huỳnh. Tưới cho huyệt Hậu khê ở phía ngoài sau khớp (bàn ngón tay út) - huyệt du. Đi qua huyệt Uyển cốt, ở chỗ lõm phía ngoài trước Uyển cốt sau đốt bàn tay 5 - huyệt nguyên. Đi đến huyệt Dương cốc, ở chỗ lõm (phía ngoài khớp cổ tay) trước đầu xương trụ - huyệt kinh. Chảy vào TIểu hải ở chỗ lõm phía ngoài đại cốt (mỏm trong xương cánh tay, cách mỏm khuỷu 5 phân (rãnh trụ), duỗi tay lấy huyệt - huyệt hợp. Đó là 5 huyệt du, huyệt nguyên, của kinh thủ Thái dương.

* Thủ Dương minh đại trường. Đại trường lên hợp với thủ Dương minh bắt đầu từ huyệt Thương dương ở đầu ngón trỏ phía ngón cái - huyệt tỉnh thuộc kim. Chảy đến huyệt Nhị gian ở trước đốt bàn ngón trỏ - huyệt huỳnh. Tưới cho huyệt Tam gian ở sau đốt bàn ngón trỏ - huyệt du. Đi qua Hợp cốc ở giữa xương bàn tay trái và trỏ - huyệt nguyên. Đi đến Dương khê ở chỗ lõm 2 gân (hố lào giải phẫu) - huyệt kinh. Chảy vào huyệt Khúc trì ở chỗ lõm ngoài xương cánh tay của khuỷu, gấp tay lấy huyệt - huyệt hợp. Đó là 5 huyệt du, huyệt nguyên, của kinh thủ Dương minh đại trường.

Trên đây là các huyệt du chính của 5 tạng 6 phủ. Mỗi tạng có 5 huyệt, cộng 25 huyệt. Mỗi phủ có 6 huyệt, cộng 36 huyệt. 6 phủ đều xuất từ 3 kinh dương ở chân, lên hợp với 3 kinh dương ở tay.

Chú ý: Trong thiên bản du không nói đến các huyệt du của kinh tâm, lấy tâm bào làm tâm, vì vậy chỉ có 5 tạng. Để cho hoàn chỉnh, Giáp ất kinh đã bổ xung thêm 5 huyệt du của kinh tâm là: Thiếu xung (tỉnh, mộc), Thiếu phủ (huỳnh), Thần môn (du), Linh đạo (kinh), Thiếu hải (hợp).

Thiên đột của mạch nhâm ở giữa 2 khuyết bồn, đó là hàng thứ nhất. Cạnh mạch nhâm, huyệt Nhân nghinh của kinh Dương minh chân, ở trên hàng thứ 2 chỗ mạch đập. Huyệt Phù đột của kinh Dương minh tay ở trên hàng thứ 3 (sau huyệt Nhân nghinh 1,5 tấc). Huyệt Thiên song của kinh Thái dương tay, ở trên hàng thứ 4 (sau  huyệt Thiên đột 1 tấc). Huyệt Thiên dung của kinh Thiếu dương chân ở trên hàng thứ 5 (chú ý bây giờ đặt ở kinh Thái dương tay). Huyệt Thiên dung của kinh Thiếu dương tay ở trên hàng thứ 6. Huyệt Thiên trụ ở kinh Thái dương bàng quang ở trên hàng thứ 7. Huyệt Phong phủ mạch đốc ở giữa gáy, huyệt Thiên phủ của kinh Thái âm tay, ở chỗ động mạch nách. Huyệt Thiên trì của kinh tâm (Quyết âm tay) ở dưới nách 3 tấc.

Châm huyệt Thượng quan (chỗ lõm khi há miệng) phải há không được ngậm miệng. Châm huyệt Hạ quan phải ngậm miệng không được há miệng. Châm huyệt Độc tỵ cần co chân không được duỗi. Châm huyệt Nội quan và ngoại quan phải duỗi tay không được co tay.

Kinh Dương minh chân ở chỗ mạch đập cạnh hầu, huyệt của nó ở chỗ cao của ngực (thành ngực). Kinh Dương minh tay ở đường ngoài kinh trên (sau 1,5 tấc) dưới góc hàm 1 tấc (huyệt Phù đột). Kinh Thiếu dương tay ở sau tai dưới huyệt Hoàn cốt (huyệt Thiên dũ - 1/3 ngoài đường nối Thiên dung - Thiên trụ). Kinh Thái dương ở chân kẹp giữa 2 gân to của gáy, chỗ chân tóc (huyệt Thiên trụ).

Ở huyệt Ngũ lý có động mạch trụ thuộc âm, châm vào huyệt đó có thể làm cho 5 huyệt du tận, là huyệt cấm châm.

Phế hợp với Đại trường. Đại trường là phủ truyền đạo - Tâm hợp với Tiểu trường, Tiểu trường là phủ tiếp nhận (thức ăn đã tiêu hóa). Can hợp với  Đởm, Đởm là phủ có tàng tinh chấp. Tỳ hợp với Vị, Vị là phủ của ngũ cốc. Thận hợp với Bàng quang, Bàng quang là phủ của tân dịch. Thiếu dương (tam tiêu) thuộc Thận (kinh Tam tiêu lên cổ, tản ra ngực, kinh thận cũng lên liên hệ với Phế - phần dưới của kinh Tam tiêu thuộc Bàng quang. Bàng quang hợp với Thận, nên tam tiêu cũng thuộc Thận - Mã Nguyên Đài). Thận liên hệ với Phế ở trên và quản lý 2 tạng (Tam tiêu và Bàng quang). Tam tiêu là phủ của đường nước, có tác dụng bài tiết nước thuộc (có liên hệ) Bàng quang, là phủ cô độc (vì không phối hợp với tạng nào).

Đó là sự phối hợp giữa các tạng phủ.

Mùa Xuân châm lạc mạch, các huyệt huỳnh và kinh lớn ở giữa cơ. Bệnh nặng thì châm sâu, bệnh nhẹ châm nông.

Mùa Hạ châm các huyệt du, tôn lạc ở phần trên (nông) của da cơ.

Mùa Thu châm các huyệt hợp, cách châm giống như châm của mùa Xuân.

Mùa Đông châm các huyệt tỉnh, huyệt du, châm sâu và lưu kim.

* Đó là ý nghĩa trình tự 4 mùa, là nơi ở của khí, là nơi bị bệnh, là nơi để chữa bệnh của tạng.

Châm người bị chuột rút, phải để họ đứng, có thể làm co giật mất nhanh, chữa cho người bị nuy quyết, để nằm dạng chân tay mà châm, để làm khí huyết vận hành tốt và kết quả nhanh.
« Sửa lần cuối: Tháng Hai 28, 2020, 11:22:41 AM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Sáu 20, 2017, 04:07:47 PM »

3. Giải thích về cách châm kim nhỏ (Tiểu châm giải)


Nội dung:  Chủ yếu giải thích giới thiệu những vấn đề của kim nhỏ (tiểu châm).

- Mấu chốt của việc dùng châm nhỏ, nói thì dễ, nhưng những vấn đề tinh vi của nó thì khó làm người khác hiểu. Thầy thuốc thông thường thì dùng nó một cách máy móc. Thầy thuốc giỏi thì tiến hành bổ tả trên cơ sở phân biệt được sự thừa thiếu của khí huyết. Thần là chính khí. Khách là tà khí. Tà khí đi (trong cơ thể) qua các nơi mà chính khí ra vào. Nếu chưa chẩn đoán rõ chính tà gây bệnh ở kinh nào thì làm sao biết được nguồn gốc của bệnh. Vì vậy  cần phải rõ trạng thái (hư thực) bệnh của kinh rồi mới quyết định dùng kinh huyệt nào để chữa.

- Tác dụng kỳ diệu của châm là ở chỗ (nắm được thủ pháp tiến kim rút kim) nhanh hay chậm. Thầy thuốc thường, chỉ biết dùng một số huyệt ở khớp tứ chi mà không biết trạng thái động tĩnh tiến thoái (thịnh suy) của khí huyết, tà khí và chính khí. Thầy thuốc giỏi biết giữ khí (hiểu được tính quan trọng của giữ khí).

Hoạt động của (khí) cơ không tách rời được huyệt (nếu hiểu điều đó) thì trước hết phải định (trạng thái) hư thực của khí rồi mới định thủ thuật nhanh hoặc chậm (bổ, tả). Hoạt động khí cơ ở huyệt rất thanh tịnh và nhỏ. Khi châm dật đắc khí rồi cần phải giữ khí, không được để mất. Khi khí đến không được đón nó, tức là khí thịnh không được dùng phép bổ. Khi khí đi không được đuổi theo, tức là khí suy không được dùng phép tả (khi châm đại đắc khí rồi cần vận dụng thủ pháp ngay). Không được để một sai sót nhỏ nào, nếu không thì sẽ mất ngay. Đánh vào nó mà nó không phát (phản ứng) là không biết bổ tả vậy, dù châm có làm cho khí huyết hao tổn vẫn không trừ được tà khí.

Biết được sự vãng lai của khí cũng là biết quy luật thịnh suy thuận nghịch của khí. Biết lúc nào lấy huyệt để châm có nghĩa là biết thời cơ thích hợp nhất để châm. Thầy thuốc thường thì không phát hiện rõ điều cơ mật (và tác dụng diệu kỳ của sự tuần hành) của khí. Người thầy thuốc giỏi ngược lại hiểu rõ tầm quan trọng của châm ý (đắc khí và thủ thuật châm). (Tà) khí đi là nghịch, nghĩa là khí hư và nhỏ gọi là nghịch. (Chính) khí đến là thuận nghĩa là hình (thái). Khí bình, bình gọi là thuận. Hiểu rõ quan hệ thuận nghịch (của khí hành) thì có thể chọn được huyệt thích đáng và biện pháp điều trị tốt. Châm kim ngược với chiều đi của kinh mạch là tả. Châm kim xuôi chiều kinh mạch là bổ.

"Hư tắc thực chi" là mạch khí ở thốn khẩu yếu thì dùng phép bổ. "Mãn tắc tiết chi" là mạch khí ở thốn khẩu thịnh thì dùng phép tả (để tiết tà khí). "Uyển trần tắc trừ chi" là dùng phép tả huyệt (nặn máu) để trừ bệnh tà lưu cữu tích lại ở huyết mạch. "Tà thắng tắc hư chi" là những kinh mạch có tà khí thịnh phải dùng phép tả để tà khí theo châm tiết ra ngoài. "Từ nhi tật tắc thực" tức là châm tiến kim chậm và rút kim nhanh là thuộc phép bổ làm cho thực. "Tật nhi từ tắc hư" tức khi châm tiến kim nhanh và rút kim từ từ, là thuộc phép tả tà. Khí từ thịnh thành hư, nói thực và hư là nói như có như không. "Thực giả hữu khí" là dùng phép bổ để làm chính khí thịnh (lúc châm bệnh nhân có cảm giác nóng). "Hư giả vô khí" là dùng phép tả để làm tà khí hư (lúc châm bệnh nhân có cảm giác lạnh, không còn cảm giác nóng do tà khí thịnh gây nên). Quyết định dùng phép tả hay bổ phải dựa vào sự quan sát trước sau xem tà khí còn (thịnh) hay đã rút (hư) để rồi dùng phép bổ, tả (dùng phép bổ để làm khỏe chính khí, là làm cho bệnh nhân được cảm thấy được thêm, dùng phép tả để trừ tà khí để làm cho bệnh nhân trở lại bình thường.

"Tà khí tại thượng" là tà khí xâm nhập vào cơ thể bắt đầu ở đầu. "Trọc khí tại trung" là thủy cốc vào vị, tinh hoa tưới lên phế, trọc khí lưu ở trường vị. Nếu thời tiết nóng lạnh không thích hợp, ăn uống không điều độ, sinh bệnh ở trường vị gọi là trọc khí tại trung. "Thanh khí tại hạ" là thấp khí của đất xâm nhập vào người bắt đầu từ chân. Nếu tà khí ở trên đầu châm hãm mạch huyệt ở kinh bị bệnh ở trên đầu sẽ làm tà khí theo kim ra hết. Nếu trọc khí tại trung, thì lấy huyệt hợp (Túc tam lý) của kinh Dương minh để làm trọc khí ra ngoài.

Bệnh ở biểu không được châm sâu, vì nếu châm sâu thì tà khí sẽ theo vào trong sâu. Da, cân, nhục, mạch mỗi thứ có một vị trí riêng, đó là những vị trí mà triệu chứng cả kinh mạch biểu hiện ra và cũng là nơi tiến hành điều trị. Nếu bệnh ở 5 tạng lại có trung khí bất túc (nguyên khí kiệt) mà vẫn dùng phép tả các kinh âm của 5 tạng thì có thể chết (gây nguy hiểm). Nếu chẳng tính thực hư gì, cứ tả hoài 3 kinh dương của 6 phủ thì sẽ làm cho khí tận, khó mà hồi phục. "Đoạt âm giả tử" là tả huyệt Ngũ lý làm cho tạng khí kiệt mà chết. "Đoạt dương giả cuồng" là nếu châm nhầm 3 kinh dương có thể làm thành cuồng. Xem sắc, xem thay đổi của mắt, có thể đoán sự tốt xấu của bệnh. Nhìn hình, xem mạch, biết mạch tiểu, đại, hoãn, cấp, hoạt, sáp vv... thì có thể nắm được trạng thái bệnh tật. Cần phải phân biệt chính tà, biết rõ chính, tà tức nhân lao lực ra mồ hôi mà cảm phong tà hoặc hư tà tức cảm thụ tặc phong của 4 mùa. Khi châm cần đắc khí, rồi dùng thủ thuật bổ hoặc tả để điều khí, rồi mới ngừng châm, rồi tay phải tiến kim, tay trái giữ kim để xuất nhập. Mấu chốt của điều khí là hai mặt ở chung thủy (kết thúc và bắt đầu sự vận động gốc ngọn, kết căn, khai hạp vv...để có thể thống nhất trong ngoài) thầy thuốc phải nắm chắc vấn đề mới dùng một cách linh hoạt được. Chỗ giao của của khớp toàn thân có 365 hội (huyệt) đó là nơi các lạc mạch tưới cho các khớp vậy.

- Khí của ngũ tạng ở trong đã tuyệt là chỉ mạch trọng án vô lực, phải lấy mạch ở nông (phù và rất tế, thuộc âm hư, tủy kiệt, tinh thương) lúc đó nếu châm lại dùng huyệt hợp của kinh dương, lưu kim để bổ khí ở ngoài, dương khí sẽ vượng và càng làm tổn hao âm, làm cho tạng đã kiệt lại càng kiệt, sẽ chết. Khi sắp chết vì khí đã kiệt nên yên tĩnh.

- Khí của ngũ tạng ở ngoài đã tuyệt là chỉ mạch ngoài huyệt (vì lẽ như có như không), nếu lại lấy các huyệt ở đầu chi và lưu kim để bổ khí âm ở trong. Âm ở trong tăng thì dương khí đã rất ít ở ngoài lại phải vào trong nữa thành càng kiệt, sẽ sinh ra huyết nghịch, sẽ chết. Trước khi chết, dương vào với âm, âm khí có thừa thành hiện tượng phiền táo.

- Cho nên, nhìn mắt bệnh nhân có thể thấy được 5 sắc tươi nhuận vì khí của 5 tạng 6 phủ đều tưới lên mắt. Mắt tươi sáng thì tiếng sẽ vang và tiếng vang này không giống lúc bình thường.
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 13, 2017, 04:04:10 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Sáu 20, 2017, 10:51:52 PM »

4. Tình hình bệnh tật của Tạng Phủ khi bị tà khí (Tà khí tạng phủ bệnh tình)


Nội dung: Nói về sự khác nhau của cơ thể khi bị tà khí xâm nhập vào các vị trí khác nhau, trúng âm, trúng dương, nói lên các nguyên nhân làm tà khí tác động vào cơ thể, và nói lên tầm quan trọng trong chẩn đoán của xem sắc, xem mạch và xem da. Nêu lên tình hình bệnh tật của 5 tạng biểu hiện ra các loại mạch hoãn, cấp, đại, tiểu, hoạt, sác vv...và cách châm, tình hình bệnh tật của 6 phủ, cách lấy huyệt và cách châm.

Trọng điểm thảo luận là nguyên nhân để tà khí tác động vào cơ thể, tình hình bệnh của 5 tạng 6 phủ khi tà khí tác động vào.

Hoàng đế: Tà khí trúng vào người thì thế nào?

Kỳ Bá: Các tà khí phong, hàn, thử, thấp, đầu tiên tác động vào chỗ cao (phần trên của cơ thể).

Hoàng đế: Cao thấp có phân biệt gì không?

Kỳ Bá: 1/2 người trên thường là trúng tà (phong hàn). 1/2 người dưới thường là trúng thấp. Tà khí vào người, bệnh không nhất thiết phải sinh ở nơi tà khí vào. Tà khí trúng kinh âm (Tạng) có thể chuyển sang Phủ (kinh dương).

Nếu kinh dương bị tà khí xâm nhập thì có thể truyền ngay ở kinh đó.

Hoàng đế: Kinh âm, dương tuy khác tên nhưng cùng hệ kinh lạc trên dưới tuần hoàn thông suốt với nhau, vậy tại sao khi tà khí xâm nhập cơ thể, có lúc bệnh ở kinh âm, có lúc bệnh ở kinh dương và chỗ bị bệnh lúc ở bên trái, lúc ở bên phải, lúc ở trên, lúc ở dưới không cố định ở đâu cả?

Kỳ Bá: Mặt là nơi hội tụ của các kinh dương. Tà khí thường thừa hư như vừa làm mệt, hoặc ăn uống ra mồ hôi hoặc tấu lý khai (Vệ khí yếu) để tấn công cơ thể. Trúng ở mặt là vào kinh Dương minh ở chân. Trúng ở gáy là vào kinh Thái dương ở chân. Trúng ở má là vào kinh Thiếu dương ở chân, nếu trúng vào lưng ngực cạnh sườn thì (tùy vị trí) vào (từng đường) kinh (khác nhau trong 3 kinh dương ở chân).

Hoàng đế: Tà khí tác động vào (kinh) âm như thế nào?

Kỳ Bá: Thường bắt đầu từ cánh tay hoặc cẳng chân. Vì mặt trong của chúng có da mỏng, cơ nhu nhuận hơn do đó dễ bị tà khí tác động (vào kinh âm) hơn.

Hoàng đế: Nếu (kinh) âm bị thì Tạng có bị không?

Kỳ Bá: Thân bị trúng phong không nhất thiết Tạng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu tà khí vào Tạng thì Tạng khí thực và tà khí sẽ bị đẩy lùi ra phủ, do đó nếu trúng (kinh) dương thì bệnh ở kinh, nếu trúng (kinh) âm thì bệnh ở Phủ (có quan hệ biểu lý).

Hoàng đế: Tà khí trúng Tạng thì thế nào?

Kỳ Bá: Buồn lo, khiếp sợ có thể thương Tâm. Thân thể bị lạnh, lại ăn lạnh sẽ thương Phế. Vì hàn ở ngoài và hàn ở trong làm cả trong lẫn ngoài đều bị thương, do đó có thể gây suyễn do khí nghịch. Nếu ngã từ trên cao xuống ác huyết ứ ở trong. Nếu giận quá khí sẽ lên mà không xuống, tích ở dưới sườn sẽ thương Can. Nếu ngã hay bị đánh (chạm thương) hoặc say mà ngủ với vợ (chồng), hoặc ra mồ hôi mà đứng giữa gió thì thương Tỳ. Lao lực hoặc nâng nặng rồi nhập phòng quá độ, hoặc ra mồ hôi mà tắm thì thương thận.

Hoàng đế: Trúng phong của ngũ tạng là thế nào?

Kỳ Bá: Nếu cả âm (ngũ tạng) lẫn dương (lục phủ) đều bị thương thì trong ngoài đều hư, do đó phong tà thừa hư mà trúng vào ngũ tạng.

Hoàng đế: Đầu mặt thân thể gắn với nhau bởi gân xương và là nơi khí huyết hợp lại và tuần hành. Lúc trời rất lạnh, đất có thể nứt, băng giá, nếu đột nhiên lạnh thì người co ro, tại sao mặt lại chịu được rét?

Kỳ Bá: Vì khí huyết của 12 kinh mạch và 365 lạc đều tuần hành lên mặt và các khiếu rỗng. Chất tinh của khí dương nên mắt nên nhìn được, nhánh của nó vào tai nên nghe được, tông khí lên mũi nên ngửi được. Trọc khí (khí của ngũ cốc) ra ở vị, lên môi lưỡi nên nếm được. Tân dịch của các khí đó xông bốc lên mặt nên ở đó da dầy, cơ chắc do đó dù khí trời rất lạnh cũng không thắng được (làm cho mặt lạnh được).

Hoàng đế: Tình trạng bệnh tật khi bị trúng tà khí như thế nào?

Kỳ Bá: Hư tà (tà khí 4 mùa) tặc phong thừa hư thâm nhập cơ thể gây nên gai rét sợ gió, bệnh ở biểu. Chính tà (khi làm việc ra mồ hôi, tấu lý mở và tiết, bị phong tà) tác động, bệnh rất nhẹ, chỉ thấy hơi thay đổi sắc, còn thân thể như có lại như không có bệnh, như là tà đã đi rồi lại như tà còn lưu lại ở trong, như còn tý bệnh lại như không có bệnh, rất khó nhận ra bệnh tình của nó.

Hoàng đế: Tại sao nhìn khí sắc có thể biết bệnh tình mà gọi là minh, xem mạch có thể biết diễn biến của bệnh gọi là thần, hỏi có thể biết được bệnh gọi là công?

Kỳ Bá: Vì sắc, mạch, da ở mặt trong cánh tay và bệnh có quan hệ tương ứng nhất định, như dùi đánh trống có liên quan đến tiếng trống, như gốc và ngọn, như rễ và lá. Nếu rễ cây mà chết thì lá sẽ héo khô. Sự thay đổi của sắc, mạch, thịt không thể tương thất được (thường tương ứng) do đó nói, thầy thuốc biết một trong 3 nội dung trên là có công (phu), biết 2 trong 3 nội dung trên là thần (giỏi) biết cả 3 là thần (giỏi) và minh (sáng suốt).

Về sắc mạnh: Sắc xanh đi với mạch huyền, sắc đỏ mạch câu (hồng đến mạch đi yếu), sắc vàng mạch đại, sắc trắng mạch mao (phù, hư, nhẹ), sắc đen mạch thạch (trầm, cứng). Nếu mạch không tương ứng với sắc, không những vậy mạch tương khắc với sắc là mạch chết. Mạch tương sinh với sắc, bệnh sẽ khỏi (mạch khắc với sắc: Ví dụ sắc xanh, thường mạch huyền (can), nay lại là mạch mao (phế), phế kim khắc can mộc - mạch mao khắc sắc xanh. Mạch sinh với sắc: Ví dụ sắc xanh, thường mạch huyền, nay mạch thạch Thận), Thận thủy sinh Can mộc - mạch thạch sinh sắc xanh.

Hoàng đế: Sự biến hóa bệnh tình ở ngũ tạng như thế nào?

Kỳ Bá: Chỉ cần xác định quan hệ tương ứng giữa 5 mạch và 5 sắc là có thể phân biệt được bệnh tình của chúng.

Hoàng đế: Xác định sắc và mạch rồi làm thế nào để phân biệt?

Kỳ Bá: Xem kỹ tình trạng hoãn cấp, to nhỏ, hoạt sắc của mạch là có thể xác định là bệnh gì?

Hoàng đế: làm thế nào để định các loại mạch trên?

Kỳ Bá: Mạch đến cấp, da ở bộ xích cũng cấp (căng); mạch đến từ từ (hoãn), da ở bộ xích cũng hoãn; mạch nhỏ da ở bộ xích mỏng, gầy và ít khí; mạch to, da ở bộ xích như nổi lên; mạch hoạt, da ở bộ xích hoạt lợi; mạch sáp, da ở bộ xích cũng sáp trệ. Những thay đổi đó ở thể đó có ít, có nhiều, vì vậy nếu giỏi quan sát da ở bộ xích, có thể có lúc không cần xem mạch thốn. Nếu giỏi xem mạch, có lúc có thể không xem sắc. Nếu nắm cả 3 (da, mạch, sắc) là thầy thuốc giỏi, chữa 10 khỏi 9. Nếu nắm được 2 là thầy thuốc vừa, chữa 10 khỏi 7. Nếu chỉ biết 1 là thầy thuốc kém, chữa 10 khỏi 6.

Hoàng đế: Tình hình bệnh tật của các mạch hoãn, cấp, tiểu, đại, hoạt, sáp như thế nào?

Kỳ Bá: Xin xem lần lượt từng tạng. Tạng tâm: mạch tâm rất cấp làm chân tay co quắp - Hơi cấp thì đau vùng tim xuyên ra lưng, ăn không được. Mạch tâm rất hoãn là cuồng, cười không thôi; hơi hoãn là phục lương (bệnh tích của ngũ tạng do khí huyết tích tụ) ở thượng vị. Khi nó di động lên xuống có thể nôn ra máu. Mạch tâm rất to, thì họng như có vật làm tắc lại, mạch hơi to thì tâm tý (do mạch không thông) đau lan ra lưng, có lúc chảy nước mắt, mạch rất nhỏ sẽ nấc, mạch hơi nhỏ thì tiêu khát. Mạch tâm rất hoạt - thường rất khát, mạc hơi hoạt có thoát vị (tâm sán) dẫn đến rốn, sôi bụng dưới (Tâm - Tiểu trường quan hệ biểu lý). Mạch tâm rất sáp sẽ câm, mạch hơi sáp (làm tổn thương huyết) sẽ nôn ra máu, chảy máu mũi. Bốn mạch âm duy, dương duy bị quyết nghịch (chân tay bị gía lạnh), tai ù, bệnh điên.

Xem tiếp bảng




Hoàng Đế: 6 biến của bệnh (thay đổi biểu hiện ra 6 loại mạch) cần châm như thế nào?

Kỳ Bá: Mạch cấp thường là hàn, mạch hoãn thường là nhiệt, mạch to thường khí nhiều huyết ít, mạch nhỏ thường khí huyết đều ít, mạch hoãn thường dương khí thịnh, hơi có nhiệt, mạch sáp thời huyết nhiều khí ít, hơi có hàn. Châm cho người bệnh có mạch cấp, phải sâu và lưu kim (vì tà hàn, thường khó đuổi đi). Châm cho mạch hoãn phải nông mà rút kim nhanh (để nhiệt theo kim ra dương biểu). Châm cho mạch đại có thể hơi tả khí của nó, không nên xuất huyết. Châm cho mạch hoạt phải châm nông, rút kim nhanh, sơ tiết dương khí để đuổi nhiệt ra, châm cho mạch sáp, phải trúng mạch, châm theo thuận hoặc nghịch hướng của khí hành và lưu kim lâu, phải làm xoa bóp theo kinh trước để giúp khí huyết vận hành, rút kim rồi phải bịt lỗ châm ngay, không cho máu ra để điều hòa khí huyết trong mạch. Châm cho mạch nhỏ, do âm dương hình khí đều kém, không nên châm mà dùng thuốc ngọt để chữa.

Hoàng đế: Khí của 5 tạng 6 phủ chảy ở tỉnh, huỳnh, du, kinh rồi đổ vào hợp bằng đường nào? Khi vào thì có quan hệ tương quan với kinh mạch tạng phủ nào?

Kỳ Bá: Đi từ kinh dương ở chân tay vào trong và liên hệ với phủ.

Hoàng đế: Các huyệt huỳnh, du và hợp có định danh không?

Kỳ Bá: Huyệt huỳnh, huyệt du đều ở nông, chữa bệnh ở kinh mạch và ở biểu. Huyệt hợp ở sâu, dùng chữa bệnh ở tạng phủ. Như vậy chữa bệnh ở phủ thì dùng huyệt hợp của các kinh.

Hoàng đế: Tên của các huyệt hợp là gì?

Kỳ Bá: Tên của chúng là Túc tam lý, hợp của vị, Thượng cự hư của đại tràng, Ủy dương của tam tiêu, Ủy trung của bàng quang, Dương lăng tuyền của đởm.

Hoàng đế: phải lấy huyệt như thế nào?

Kỳ Bá: Lấy huyệt Túc tam lý phải để xuôi bàn chân xuống; lấy huyệt Cự hư phải vểnh bàn chân lên; lấy huyệt Ủy dương phải co duỗi chân; lấy huyệt Ủy trung phải co chân lại; lấy huyệt Dương lăng tuyền phải ngồi thẳng, co gối, thõng bàn chân, huyệt này ở phía ngoài của Ủy dương, lấy các huyệt ngoài kinh phải để chân tay ở tư thế thoải mái.

Hoàng đế: Bệnh của 6 phủ ra sao?

Kỳ Bá: Của túc Dương minh là mặt có biểu hiện nhiệt; của thủ Dương minh là xung huyết ở lạc của Ngư tế (mô cái); huyệt Xung dương (trên mu bàn chân có mạch đập) đầy thực và cứng hoặc hư yếu và sa xuống đều là bệnh của túc Dương minh - (kinh này là một kinh mạch quan trọng trong chẩn đoán bệnh nguy kịch) đó là mạch của Vị.

Bệnh ở Đại trường, đau trong ruột và sôi bụng, mùa đông lạnh nếu lại bị lạnh sẽ ỉa chảy, đau vùng rốn không thể đứng lâu được. Đại trường đồng khí với Vị, nên lấy huyệt (du ở dưới) Thượng cự hư để chữa.

Bệnh của Vị, ngực bụng đầy tức, đau ở vị quản, cạnh sườn hoành, họng bị tắc không thông, ăn uống không được, lấy huyệt Túc tam lý để chữa.

Bệnh của Tiểu trường, đau bụng dưới, đau xuyên lưng, tinh hoàn, có lúc ỉa đái không lợi, trước tai nóng hoặc chỉ có vai rất nóng và nóng ở giữa ngón út và đeo nhẫn, hoặc kinh mạch suy lõm xuống. Đó là những chứng của tiểu trường, có thể lấy huyệt Hạ cự hư (hợp dưới) để chữa.

Bệnh của tam tiêu: Bụng đầy khí (trệ), bụng dưới cứng, không đái được làm người bệnh mót đái quẫn bách, nước tràn ra nên bị phù làm thành trướng, nó biểu hiện ra ở đại lạc của túc Thái dương, đại lạc nằm ở giữa Thái dương và Thiếu dương, có thể thấy phản ứng của kinh mạch, phải dùng huyệt Ủy dương để chữa.

Bệnh của Bàng quang, bụng dưới hơi thũng (phù) và đau, ấn chỗ đau thì muốn đái nhưng không đái được, nóng ở tai, có thể mạch lõm xuống; dùng huyệt Ủy trung để chữa.

Bệnh của Đởm, hay thở dài, mồm đắng, nôn ra mật đắng, tâm thần bất an ủy mị, lo sợ người ta đến bắt mình, họng như vướng cái gì luôn muốn khạc ra. Ở huyệt gốc của kinh túc Thiếu dương nếu thấy mạch lõm xuống thì dùng cứu. Còn nếu thấy chứng hàn nhiệt vãng lại thì dùng huyệt (hợp của kinh) Dương lăng tuyền để chữa.

Hoàng đế: Cách châm các huyệt đó như thế nào?

Kỳ Bá: Trước hết phải châm trúng huyệt, không châm vào nhục tiết (cơ khớp). Châm trúng huyệt thì dọc kinh sẽ có cảm giác. Còn châm vào cơ khớp thì da bị đau. Nếu bổ tả ngược với bệnh thì bệnh sẽ nặng lên. Nếu châm trúng gân sẽ làm thương gân, vận động khó, tà khí không ra ngược lại, lại đấu tranh với chân khí và vào sâu thêm. Nếu dùng châm không cẩn thận, thì đã biến thuận thành nghịch vậy. Đó là hậu quả của châm sai.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 02, 2019, 04:58:51 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2017, 07:49:15 AM »

Quyển thứ hai

5. Căn kết (Huyệt căn và huyệt kết)


Nội dung: Bàn về huyệt căn và huyệt kết và tác dụng của chúng. Căn là nơi kinh và khí hậu bắt đầu tương hợp, kết là nơi chúng sẽ quy kết, là nơi tương ứng của khí hậu 4 mùa và nội tạng, là sự thông suốt giữa trong ngoài, biểu lý, do tác dụng khai, hợp, khu của các kinh âm và dương. Thiên này nói tên và vị trí của các huyệt căn, huyệt kết của 3 kinh âm, 3 kinh dương, tác dụng khai, hợp, khu và bệnh tật của chúng, nêu cả các huyệt chính căn, lưu, trú, nhập của 3 kinh dương ở chân và tay. Dựa vào nguyên lý kinh chạy ngày đêm 50 chu kỳ, thảo luận về số lần mạch đập để phán đoán trạng thái của tạng phủ, đề xuất sự khác nhau giữa các cách châm nhanh, chậm, nông, sâu, nhiều, ít tùy thể chất người bệnh.

Kỳ Bá: Trời đất giao nhau nóng và lạnh cũng thay đổi nhau theo đạo (quy luật tiến hóa) của Âm Dương thì trong mỗi mùa, Âm Dương nhiều hay ít có khác nhau. Số âm chẵn, số dương lẻ. Mùa Xuân Hạ, âm khí ít, dương khí nhiều, với bệnh lý âm dương không điều hòa trong mùa này thì bổ tả như thế nào? Mùa Thu Đông, dương khí ít, âm khí nhiều, âm khí thịnh mà dương khí suy nên lá cây khô vàng chỉ còn thấp, nước nuôi gố cây mà thôi. Với bệnh lý âm dương thay nhau này thì bổ tả thế nào? Hư tà (kỳ tà) rời kinh đi sâu vào tạng phủ, sẽ gây nhiều bệnh cho tạng phủ, do chúng đi khắp nơi. Nguyên nhân là do không hiểu ý nghĩa huyệt căn, huyệt kết, không rõ tác dụng khai, hạp ra vào nông sâu của 5 tạng 6 phủ, làm cho cơ quan khai, hạp bị hỏng, để tinh khí tiết ra mất, khí âm và khí dương bị tổn hại lớn khó mà phục hồi được. Tác dụng của châm xem ở thiên "Chung Thủy". Hiểu rõ chung thủy sẽ hiểu rõ tác dụng kỳ diệu của châm. Và đó cũng là đạo lý của châm.

Kinh Thái dương huyệt căn ở Chí âm, huyệt kết ở Mệnh môn (Tình minh). Mệnh môn là mắt. Kinh Dương minh huyệt căn là Lệ đoài, huyệt kết ở tảng đại (Đầu duy) ở góc trán. Kinh Thiếu dương, huyệt căn ở Khiếu âm, huyệt kết ở Thính cung (song long) ở giữa tai. Thái dương là khai, Dương minh là hạp, Thiếu dương là khu. Nếu tác dụng khai (của Thái dương) bị mất thì sinh bệnh ở cơ khớp, gầy teo, mềm yếu và bệnh cấp. Vậy bệnh cấp, lấy huyệt ở kinh Thái dương, nếu thực thì tả hư thì bổ. Nếu tác dụng hạp (của Dương minh) bị mất thì không có chỗ nghỉ (chân khí bị tà khí ngăn lại) sinh chứng nuy (chân tay mềm dũ). Chữa nuy lấy huyệt ở kinh Dương minh, nếu thực thì tả hư thì bổ.

Nếu tác dụng khu (của Thiếu dương) bị mất thì cốt dao tứ khớp lỏng không đi được. Chữa bệnh này dùng huyệt của kinhTthiếu dương, nếu thực thì tả hư thì bổ.

Tóm lại phải dựa vào tác dụng khai, hạp, khu và triệu chứng của 3 kinh dương để có cách điều trị đúng.

Kinh Thái âm huyệt căn ở Ẩn bạch, huyệt kết ở Thái thương (Trung quản). Kinh Thiếu âm huyệt căn ở Dũng tuyền, huyệt kết ở Liêm tuyền. Kinh quyết âm, huyệt căn ở Đại đôn, huyệt kết ở Ngọc anh (Ngọc đường) liên lạc với Đản trung. Kinh Thái âm (là biểu của 3 kinh âm) là khai, kinh Quyết âm (là lý của 3 kinh âm) là hạp, kinh Thiếu âm (ở giữa) là khu. Nếu chức năng khai bị tổn thương thì kho lúa không biết vận chuyển ra sao (chức năng vận hóa rối loạn, không thể hấp thu chuyển hóa tinh hoa của thủy cốc), sẽ bị bệnh cách động (ở trên thì hoành cách bị tắc, ở dưới thì ỉa chảy không cầm được). Chữa chứng cách động (tắc ở hoành cách hoặc ỉa chảy không cầm) thì dùng huyệt của kinh Thái âm, hư thì bổ, thực thì tả. Chức năng khai bị tổn thương thì Can khí tuyệt (tắc ở trong).

Làm cho bệnh nhân bị quan, chữa bi quan dùng huyệt của kinh Quyết âm, hư thì bổ, thực thì tả. Nếu khu bị tổn thương  thì mạch (Thận) bị uất kết, hạ tiêu không thông. Chữa phải dùng huyệt kinh Thiếu âm, hư thì bổ, thực thì tả. Chứng có uất kết này thường thuộc chứng hư, cần phải bổ.

Kinh Thái dương bàng quang huyệt căn ở Chí âm (tỉnh) chảy đến Kinh cốt (nguyên) tưới cho Côn lôn (kinh) chảy vào Thiên trụ, Phi dương (lạc).

Kinh Thiếu dương đởm huyệt căn ở Khiếu âm, chảy đến Khâu khư (nguyên) tưới cho Dương phụ (kinh) chảy vào Thiên dung, Quang minh (lạc).

Kinh Dương minh vị, huyệt căn ở Lệ đoài (tỉnh), chảy vào Xung dương (nguyên) tưới cho hạ lăng (Túc tam lý - song ở đây phải là Giải khê - kinh) chảy vào Nhân nghinh, Phong long (lạc).

Kinh Thái dương tiểu trường, huyệt căn ở Thiếu trạch (tỉnh) chảy vào Dương cốc (nguyên) tưới cho Tiểu hải (hợp) (các kinh khác chảy vào huyệt nguyên - kinh này lại là hợp - tại sao?). Chảy vào Thiên song, Chi chính (lạc).

Kinh Thiếu dương tam tiêu huyệt căn ở Quan xung (tỉnh) chảy vào Dương trì (nguyên) tưới cho Chi câu (kinh) chảy vào đại dũ (Thiên dung) Ngoại quan (lạc).

Kinh Dương minh đại trường huyệt căn ở Thương dương (tỉnh) chảy đến Hợp cốc (nguyên) tưới cho Dương khê (kinh) chảy vào Phù đột, Thiên lịch (lạc).

Trên đây là 12 kinh. Nếu kinh lạc thịnh (thực) cần tả các huyệt trên.

Một ngày, đêm có 50 vòng tuần hoàn để vận hành tinh (khí) của ngũ tạng, nếu không ứng với số đó (thái quá hoặc bất cập) gọi là cuồng sinh. 50 vòng tuần hoàn để đảm bảo cho ngũ tạng có được tinh (khí). Cần đếm được số mạch ở thốn khẩu và nắm được (trạng thái thịnh suy) của nó. Nếu đập 50 lần đều đặn, không mất nhịp nào là ngũ tạng tốt. Nếu đập 40 lần thiếu một là một tạng không có khí, nếu đập 30 lần thiếu một là 2 tạng không có khí, nếu đập 20 lần thiếu một là 3 tạng không có khí, nếu đạp 10 lần thiếu một là 4 tạng không có khí, đập dưới 10 lần đã thiếu một là 5 tạng không có khí, là sắp chết. Ý nghĩa của vấn đề này đã được trình bày ở thiên chung thủy. Qua số lần đập là biết trạng thái ngũ tạng, có thể dự đoán được sống chết. Nếu đập 50 lần đều đặn là ngũ tạng bình thường. Còn mạch lúc nhanh lúc chậm rời rạc là sắp chết.

Hoàng đế: Ta biết châm nghịch thuận ở 5 loại hình người khác nhau là nói đến sự to hay nhỏ của xương khớp, chắc hay nhẽo của cơ, sự dầy hay mỏng của da, tình hình thanh trọc của huyết, trạng thái hoạt sáp của khí, sự dài ngắn của mạch, sự ít nhiều của huyết, số kinh lạc của người ta. Những điều đó thường ứng với người áo vải. Còn những bậc vương giả, đại nhân họ ăn nhiều, song thân thể mềm yếu, khí huyết mạnh (thịnh) hung, hoạt lợi thì việc châm nhanh, chậm, nông, sâu, nhiều ít so với trên có giống nhau không?

Kỳ Bá: Người to chắc và người cậu ấm cô chiêu có giống nhau không? Nguyên tắc chung khi châm là nếu khí hoạt lợi (đắc khí mạnh) thì rút kim nhanh, nếu khí sáp (chậm chạp, đắc khí yếu) thì rút kim chậm. Nếu khí hãm (mạch hung) (đáp ứng rất nhanh) dùng kim nhỏ châm nông. Nếu khí sáp trệ (đáp ứng rất chậm) dùng kim to, châm sâu. Châm sâu cần lưu kim, châm nông thì rút kim nhanh. Như vậy với người áo vải (to chắc) thì châm sâu và lưu kim, với những người đại nhân châm kim nhỏ, châm từ từ vì ở những người ấy khí mạnh hung, hoạt lợi (đáp ứng rất nhanh và sợ đau).

Hoàng đế: Làm thế nào phân biệt được cách chữa trạng thái bệnh phù hợp và không phù hợp với thể xác?

Kỳ Bá: Người bệnh có hình khí không đủ, bệnh tình rầm rộ là tà thắng (thịnh) phải tả gấp. Hình khí có thừa (thực) bệnh khí (chức năng của tạng phủ bị bệnh) không đủ, phải bổ gấp. Hình khí (thể xác, chức năng) đều không đủ là âm dương đều không đủ, không được châm, châm sẽ lại gây thêm không đủ như vậy âm dương đều kiệt, khí huyết đều tận, ngũ tạng sẽ bị hư và rỗng (không có tinh để tàng), gân xương tủy khô héo, người già từ suy đến kiệt rồi chết, người trai tráng khó hồi phục. Thể xác (hình), chức năng (khí) có thừa, nếu bệnh khí hữu dư (nặng) là âm dương đều thừa cần tả gấp tà khí, để điều hòa hư thực của bệnh nhân, cho nên nói: Thừa (thực) thì phải tả nó, thiếu (hư) thì phải bổ nó.

Nếu châm mà không biết sự thuận nghịch, tác dụng ngược nhau của bổ tả, sự đấu tranh giữa chính tà, đã đầy (thực) lại bổ thì âm dương sẽ trào ra 4 phía (tứ chi), trường vị đầy ắp, Can Phế bị ứ trướng ở trong (không thông), âm dương sẽ xa nhau (không cân bằng). Nếu hư lại tả thì kinh mạch sẽ hư và rỗng, huyết khí khô kiệt, khí ở trường vị tích tụ, da mỏng, lông khô sẽ dễ chết.

Do đó, mấu chốt của châm là biết điều hòa Âm Dương, Âm Dương điều hòa thì tinh khí sẽ sáng tỏ (đầy đủ), hoạt động của hình và khí hòa hợp (thể xác và chức năng hợp) thần sẽ tàng ở bên trong.

Cho nên thầy thuốc biết bình khí, thầy thuốc trung bình làm loạn mạch khí, thầy thuốc kém làm tuyệt khí và nguy đến tính mạng. Cần hết sức cẩn thận trước khi châm, phải xem xét bệnh tình của ngũ tạng, mạch trường tương ứng, trạng thái hư thực của kinh lạc, da khô hay nhuận, rồi mới lấy huyệt để chữa.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 02, 2019, 05:00:08 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Sáu 30, 2017, 08:19:15 AM »

6. Thọ yểu cương nhu


Nội dung: Nói về sự khác nhau giữa âm, dương, cương, nhu của hình thể và chức năng của cơ thể. Trong đó có sự hoãn cấp của hình thể, sự thịnh suy của nguyên khí, sự mỏng dày của da, sự to nhỏ của xương, sự chắc nhẽo của cơ bắp, sự to nhỏ, khỏe yếu của mạch v.v...Qua sự cân bằng hoặc tương ứng của khí huyết kinh lạc v.v. trong hình khí để nói lên quan hệ sinh lý, bệnh lý thuộc âm dương, cương nhu, để theo dõi tuổi thọ dài ngắn. Thông qua 2 mặt ngược nhau của cương nhu để phân tích sống chết thọ yểu.

Hoàng đế: Người sống trên đời tính tình có cương có nhu, thể chất có mạnh có yếu, thân thể có dài có ngắn, tính chất có âm có dương, vậy cách châm phải thế nào?

Thiếu sư: Trong âm có âm, trong dương có dương. Nắm được âm dương thì sẽ có cách châm đúng (để điều hòa sự mất cân bằng âm dương). Cần rõ bệnh bắt đầu (từ âm hay dương) để có cách châm có lý. Cũng phải xem quan hệ tương ứng của nhân tố gây bệnh với sự thay đổi của bốn mùa ra sao, bên trong hợp với tạng phủ, bên ngoài với da, gân cốt. Nghĩa là trong có âm dương, ngoài cũng có âm dương. Ở trong ngũ tạng là âm, 6 phủ là dương. Ở ngoài gân xương là âm, da là dương. Cho nên nếu bệnh âm tại âm (tạng) cần châm huyệt huỳnh (hỏa), huyệt du (thổ) của kinh âm. Nếu bệnh dương tại dương (da), châm huyệt hợp (thủy) của kinh dương. Nếu bệnh âm tại dương (gân cốt) châm huyệt kinh (kim) của kinh âm. Nếu bệnh dương tại âm (phủ) châm huyệt lạc ở kinh dương.

Bệnh dương tại dương gọi là phong, bệnh ở âm gọi là tý, ở cả âm và dương gọi là phong tý. Bệnh có hình mà không đau là thuộc dương (biểu), không có hình mà đau là thuộc âm (lý). Không có hình mà đau là do dương hoàn hảo và âm (tạng) tổn thương, lấy ngay huyệt ở kinh âm để chữa gấp, không châm kinh dương. Bệnh có hình mà không đau là do âm hoàn hảo (tạng phủ không có bệnh), chỉ có dương bị tổn thương (biểu, kinh dương), cần lấy ngay huyệt ở kinh dương để chữa, không lấy kinh âm. Nếu bệnh ở cả kinh âm và dương, lúc có hình (ở biểu - gân xương), lúc không có hình (ở lý - tạng phủ), lúc đó có tâm phiền, gọi là bệnh ở âm nặng hơn ở dương. Loại bệnh này kéo dài không lâu (khó chữa và sẽ chết).

Hoàng đế: Sự xuất hiện trước sau của bệnh ở hình khí, ứng với bên trong và bên ngoài như thế nào?

Bá Cao: Phong hàn làm tổn thương hình, lo nghĩ, sợ hãi, phẫn nộ làm tổn thương khí. Khí làm tổn thương tạng (ảnh hưởng đến hoạt động của tạng) gây bệnh ở tạng. Hàn tác động vào hình (biểu), tất nhiên da, cơ ở vùng tương ứng bị bệnh. Phong tà tấn công cân mạch (ở giữa biểu lý) do đó cân mạch bị bệnh. Đó là tương ứng giữa trong và ngoài, khi hình và khí bị tổn thương.

Hoàng đế: Vậy châm thế nào?

Bá Cao:

- Bệnh đã 9 ngày, phải châm 3 ngày mới khỏi.
- Bệnh đã 1 tháng, phải châm 10 ngày mới khỏi.
- Bệnh đã lâu ngày hay mới, dù nhiều hay ít đều theo cách đó để châm.

Với bệnh tý lâu ngày, khi châm không có kết quả, phải chích huyết lạc và nặn máu.

Hoàng đế: Bệnh có do ngoại nhân, có do nội nhân, có khó chữa, có dễ chữa, làm thế nào để phân biệt?

Bá Cao:  Nếu bệnh (do ngoại nhân tác động) ở hình (biểu) chưa vào tạng (lý) số lần châm bằng 1/2 số ngày của nó (số thời gian cần châm). Bệnh (do nội nhân) ở lý sau đó biểu cũng ứng theo (cũng có bệnh) thì phải bội số lần châm mới được (phải châm 10 lần như ở bệnh 1 tháng). Đó là nội dung của việc châm phải tùy theo sự tương ứng giữa bên trong và bên ngoài, giữa chữa dễ và chữa khó.

Hoàng đế: Hình (thể xác) có hoãn cấp, có thịnh suy, xương có to nhỏ, thịt có chắc nhẽo, da có dày mỏng, làm thế nào biết thọ yểu?

Bá Cao: Hình và khí tương nhậm (xứng) thì thọ. Không tương nhậm thì yểu. Da và thịt tương quả (bao nhau) thì thọ, không tương quả (bao nhau) thì yểu. Huyết khí kinh lạc thắng hình thì thọ, không thắng hình thì yểu.

Hoàng đế: Sự hoãn cấp thân hình là như thế nào?

Bá Cao: Thân hình đày đặn, da hoãn (mềm mại) là thọ, đầy đặn nhưng da cấp (căng) là yểu. Thân hình đầy đặn có mạch chắc thớ là thuận, có mạch nhỏ yếu là khí suy, khí suy thì nguy. Thân hình đầy đặn nhưng gò má không nhô là xương nhỏ, xương nhỏ thì yểu. Thân hình đầy đặn to lớn, bắp thịt không nở nang, không rắn chắc là cơ nhẽo, cơ nhẽo là yếu.

Trên đây là nói về sinh mệnh trời cho, có hình (thể) có khí (chức năng). Hình (bên ngoài), khí (chức năng bên trong), cân bằng thống nhất hay không, có thể coi là tiêu chuẩn để đánh giá thọ hay yểu. Trên lâm sàng phải dựa vào hình (mạnh hay yếu), khí (thịnh hay suy), quan hệ giữa hình và khí (rồi đưa vọng chẩn và thiết chẩn để xem xét bệnh tình và tiên lượng, trên cơ sở đó) để quyết định sự sống chết.

Hoàng đế: Vấn đề thọ yểu có quy định được không?

Bá Cao: Bốn bên quanh mặt lõm xuống, thấp hơn những nơi minh đường (giữa sống mũi) khuyết (ấn đường) giữa trán), sống độ 30 tuổi thì chết. Nếu lại bị ngoại cảm, nội thương nữa, chỉ độ 20 tuổi thì chết.

Hoàng đế: Hình và khí có tương thắng (thân thể và chức năng có lúc cái nọ hơn cái kia). Vậy làm thế nào để dựa vào đó để tiên đoán thọ yểu?

Bá Cao: Nói chung người không có bệnh (nguyên) khí thắng thân thể, thì (tuy người bé nhỏ) nhưng vẫn thọ. Người có bệnh, gầy còm thì dù (nguyên) khí vượt thân thể (nhưng vì khí không thể tồn tại một mình) nên vẫn chết, (thân thể chưa thật gầy còm, nhưng nguyên khí đã kiệt), tuy thân thể hơn (nguyên) khí, bệnh vẫn rất nguy hiểm.

Hoàng đế: Cách châm có 3 cái "biến". Thế nào là 3 cái biến?

Bá Cao: 3 cái biến là (dựa vào tính chất khác nhau, bệnh chứng khác nhau, có 3 cách châm khác nhau): Châm vào Dinh, châm vào Vệ, châm vào Hàn tý ngưng trệ ở trong kinh lạc. Châm vào Dinh để làm chẩy máu ứ, châm vào Vệ để làm thoát vệ khí, châm vào Hàn tý để làm cho trong nóng lên (bằng cách cứu tiếp để tán hàn).

Hoàng đế: Bệnh của Dinh, Vệ, Hàn tý sinh ra như thế nào?

Bá Cao: Bệnh của Dinh là hàn nhiệt (vãng lai), khí ít, thở yếu, huyết có thể lên xuống (sai đường). Bệnh của Vệ là khí thông, khí đến, khí đi, làm cho uất nô (bụng đầy tức khó chịu), hoặc sôi bụng, do phong hàn xâm nhập trường vị gây nên. Bệnh hàn tý là hàn tà lưu (ở kinh lạc) có những lúc da đau và tê bì.

Hoàng đế: Châm hàn tý làm trong nóng lên là như thế nào?

Bá Cao: Châm cho người áo vải (lao động khỏe chắc) phải dùng hỏa châm. Châm cho đại nhân (được nuông chiều sung sướng) thì châm xong phải chườm nóng bằng thuốc.

Hoàng đế: Cách chườm như thế nào?

Bá Cao: Dùng 20 cân rượu ngon, Hồ tiêu một thăng, Can khương 1 cân, Quế tâm 1 cân, thuốc đập nhỏ như hạt đậu, ngâm rượu, dùng 1 cân bơ tông, 4 trượng vải trắng mỏng cùng ngâm vào rượu. Hâm rượu lên rồi um bằng phân ngựa (để đến cổ lọ thôi) và dùng đất trát kín miệng lọ, um 5 ngày đêm, lấy bông và vải ra phơi nắng cho khô, rồi lại thấm rượu phơi đến lúc thấm hết rượu thì thôi. Mỗi lần thấm hết và phơi hết mất một ngày đêm. Đến khi thấm rồi mà lấy ra còn khô thì lấy bã thuốc phơi khô rồi để cả bã thuốc và bơ tông vào túi vải. Mỗi túi có 2 lần vải và làm thành 6,7 túi. Khi dùng, hơ túi thuốc trên than hồng của cây dâu cho nóng, rồi chườm lên chỗ đã châm của hàn tý để nóng vào trong. Mỗi lần chườm hơ túi thuốc và chườm chỗ đau 30 lần. Mỗi lần chườm ra mồ hôi, lau khô cộng 30 lần. Chườm xong người bệnh đi bộ trong phòng kín gió (để tránh gió). Mỗi lần châm đều lên chườm và bệnh sẽ khỏi. Đấy gọi là phép "nội nhiệt" (làm cho nóng lên).
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 02, 2019, 05:02:54 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Sáu 30, 2017, 04:43:41 PM »

7. Cách sử dụng của kim (Quan châm)


Nội dung: Nói lên tầm quan trọng của việc dùng đúng 9 loại kim, tính năng của 9 loại kim (9 kim có 9 biến, 9 biến có 9 cách châm). Lại dựa vào vị trí của bệnh ở sâu, nông, to, nhỏ, nêu ra cách (ngẫu thích, báo thích, khôi thích, tề thích, dương thích, trực châm thích, du thích, đoản thích, phù thích, âm thích, bàng châm thích, tán thích) tiến kim và phối hợp. Còn nêu 5 thủ pháp châm: Bán thích, báo văn thích, quan thích, hợp thích, du thích dùng trong chữa bệnh của 5 tạng tương ứng.

Tóm lại: Thiên này nói lên kim nào chữa bệnh nào, bệnh nào dùng cách châm nào, và đều phải chọn kim và cách châm đã được mọi người công nhận.

Mấu chốt của cách châm chích là cách dùng kim (hợp quy cách) 9 kim đều có phạm vi dùng riêng và có tác dụng điều trị riêng. Các loại kim dài, kim ngắn, kim to, kim nhỏ đều có đối tượng riêng. Nếu dùng không đúng bệnh sẽ không lành. Bệnh ở nông (biểu) mà (dùng cách) châm sâu, sẽ làm tổn thương thịt lành (làm chảy máu), sinh mụn nhọt ở da. Bệnh ở sâu mà (dùng cách) châm nông, làm tổn thương các chi lạc, không tả được bệnh tà và cũng gây ổ mủ ở da. Bệnh nhỏ mà dùng kim to sẽ tả (thương tổn) nguyên khí làm bệnh nặng lên. Bệnh to (nặng, sâu) mà dùng kim nhỏ thì tà khí không bị đẩy ra ngoài, kết quả sẽ kém. Sau đây nói về cách sử dụng kim cho đúng:

- Bệnh ở da (nông) không có chỗ cố định, dùng kim mũi như mũi tên (sàm châm) để châm nơi có bệnh (để tả phong nhiệt), không châm vào chỗ da trắng.

- Bệnh ở giữa các lớp cơ (các gân) dùng kim mũi tròn (viên châm) tác động vào nơi có bệnh (để lưu thông khí huyết). Bệnh ở kinh lạc, thường là chứng tý ngoan cố, "dùng kim mũi 3 cạnh" (phong châm - tam lăng châm để chích xuất huyết ở lạc). Bệnh ở mạch khí không đủ phải bổ, dùng để châm (không châm qua da) ấn các tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp và các huyệt khác (để làm cho khí huyết lưu thông). Bệnh có ổ mủ dùng kim mũi kiếm (phi châm - để chích tháo mủ). Bệnh tý bạo phát (cấp tính) dùng kim mũi tròn, sắc (viên lợi châm, châm sâu để chữa đau gấp). Bệnh tý đau liên miên, dùng hào châm (lưu kim lâu để trừ đau). Bệnh ở giữa (sâu) dùng kim dài (trường châm - để chữa, tà vào sâu gây tý ở sâu). Bệnh phù, có nước ở khớp, dùng kim to mũi, hơi tròn (đại châm - để tiết nước tích ở khớp ra). Bệnh ngoan cố ở ngũ tạng, dùng kim tam lăng (phong châm) để tả các huyệt tỉnh, huỳnh...tùy mùa mà chọn huyệt (Xuân huyệt huỳnh, Hè huyệt du, Thu huyệt hợp, Đông huyệt tỉnh, huyệt du).

* Chú ý: Sàm châm để làm chảy máu ở nông. Viên châm đề châm để xoa bóp huyệt. Phong châm để chích nặn máu. Phi châm để tháo mủ. Đại châm để trục thủy ở khớp (đại châm là phong châm làm to lên). Trường châm để chữa chứng tê lâu ngày. Ngày nay tháo mủ dùng ngoại khoa. Kim tam năng (phong châm) để chích xuất huyết. Hào châm thay viên châm. Trường châm ít dùng vì có thể gây nguy hiểm. Kim hoa mai có tác dụng tương tự sàm châm. Ngày nay rất ít dùng viên châm để châm, để xoa bóp huyệt.

Chín cách châm dùng cho 9 trạng thái bệnh lý như sau

1. Du thích là châm 5 huyệt hùynh du của các kinh và các huyệt du ở lưng của tạng phủ.

2. Viễn đạo thích là châm huyệt ở xa, bệnh ở trên lấy huyệt ở dưới còn gọi là "phủ du" huyệt của (các kinh dương ở chân).

3. Kinh thích (châm vào đường kinh) là châm các huyệt và nơi kết lạc của kinh bị bệnh.

4. Lạc thích (châm vào lạc) là châm các lạc mạch nhỏ nổi ở dưới da (để nặn máu, tả máu ứ).

5. Phân thích là châm ở khe giữa các bó cơ (nơi các kinh đi qua).

6. Đại tả thích (châm tả mạnh) là châm nơi có mủ, tháo dẫn lưu mủ bằng phi châm.

7. Mao thích (châm nông) là châm chữa chứng tý ở da (không vào đến thịt).

8. Cự thích (châm đối xứng) là đau bên phải châm bên trái, đau bên trái châm bên phải.

9. Thối thích là dùng kim đốt nóng để chữa chứng tý.

12 cách châm dùng cho (trạng thái bệnh lý của) 12 kinh:

1.Ngẫu thích là tìm 2 huyệt ở lưng và ngực cùng vị trí đau, châm vào đó để chữa tâm tý (đau thắt ngực). Cần châm chếch (để không làm tổn thương tạng).

2. Báo thích: Là châm ở bệnh có đau không cố định, đau chạy lên trên, xuống dưới, châm ở đúng chỗ đau không rút kim. Sau lấy tay trái ấn vào chỗ đau khác mới rút kim và châm tiếp chỗ đau khác. Với chỗ đau khác cũng làm như vậy.

3. Khôi thích là châm thẳng sát gân (hoặc trước hoặc sau). Mổ cò, mở rộng lỗ châm để làm mềm gân bị co, dùng để chữa chứng cân tý (cân mạch co gây đau).

4. Tề thích: là châm đúng giữa một kim, châm ở hai bên phải trái. Mỗi bên một kim dùng để chữa chứng hàn khí ở chưa sâu lắm, còn gọi là tam thích để chữa chứng tý chưa vào sâu.

5. Dương thích: là châm ở giữa một kim, châm ở 4 xung quanh 4 kim nữa, dùng cách châm nông, để chữa hàn tý ở nông và phạm vi nông, phạm vi rộng.

6. Trực châm thích: Là véo da ở phía trên huyệt lên rồi châm kim luồn dưới da (không tổn thương đến thịt), để chữa hàn tý ở nông.

7. Du thích: là tiến và rút kim nhanh, dùng ít huyệt, châm sâu để chữa bệnh nhiệt do tà khí thịnh (để tả nhiệt).

8. Đoản thích chữa cốt tý, châm vào từ từ, tiến kim xong hơi lay kim, rồi lại tiến kim sâu hơn, làm mũi kim đến gần xương, rồi mổ cò như xoa bóp xương vậy (dùng kim ngắn nhưng châm vào sát xương).

9. Phù thích là châm chếch (vào phần cơ) nông để chữa chứng thuộc hàn của cơ bị co đau.

10. Âm thích là châm cả hai bên phải trái để chữa chứng hàn quyết, hàn quyết có liên quan đến kinh (thận) thiêu âm (nên châm hai huyệt Thái khê hai bên) sau mắt cá.

11. Bàng châm thích là châm một kim thẳng vào kinh, châm một kim chếch (vào lạc), để chữa chứng tý lâu ngày không khỏi.

12. Tán thích là tiến kim và rút kim nhanh, ở ngay chỗ đau, châm nông, nhanh vài kim cho ra máu để chữa xưng tấy mụn nhọt.

Nếu kinh mạch ở sâu có bệnh, nhìn không thấy thì khi châm tiến kim từ từ vào trong, lưu kim lâu để thông mạch khí ra huyệt, làm cho có cảm giác đắc khí. Nếu mạch ở nông thì không trực tiếp châm vào nó mà dùng tay đẩy mạch để châm cho khỏi vào mạch. Sẽ không gây chảy máu, không làm tinh khí tiết ra ngoài mà chỉ làm tà khí tiết ra mà thôi.

Tam thích là 3 mức độ nông sâu khác nhau (thiên, địa, nhân), đều có cốc khí (cảm ứng đắc khí). Mới đầu châm nông qua da làm dương tà (ở phần vệ) tiết ra ngoài, tiếp đó châm sâu thêm để đuổi âm tà (tà ở phần dinh), lúc đó kim vào đến thịt nông nhưng chưa vào đến lớp cơ sâu - cuối cùng vào đến lớp cơ sâu (phần nhục chi gian) sẽ làm cốc khí xuất (có cảm giác đắc khí). Vì vậy "thích pháp" viết: Mới đầu châm nông ở da để đuổi tà khí ở nông làm thông khí huyết, tiếp đó châm hơi sâu để đuổi tà khí ở phần âm, cuối cùng châm rất sâu để hạ cốc khí (có đắc khí - để đạt mục đích bổ hư tả thực).

Do đó thầy châm giỏi phải biết thời khí (trong năm) của lúc châm, tình hình thời khí thịnh suy (của từng tiết), và trạng thái hư thực (của bệnh nhân) do thời tiết gây nên.

Có 5 cách châm để ứng với (bệnh của) ngũ tạng:

1. Bán thích là châm rất nhanh, nông ở da, không làm tổn thương cơ như nhổ lông, để sơ tiết tà khí ở da (phế chủ da), nên ứng với phế (hiện nay châm trong da, gõ kim hoa mai).

2. Báo văn thích: là châm nhiều kim trúng lạc mạch ở trước sau, phải trái của (quanh) nơi bệnh, để cho máu ứ của kinh lạc thoát ra (Tâm chủ huyết) nên cách châm này ứng với tâm.

3. Quan thích là châm ở nơi bám của các cân ở khắp tứ chi để chữa cân tý. Cẩn thận không để chảy máu (Can chủ cân) nên ứng với Can (cân tý là chân tay co quắp, không đau, không vận động được tốt).

4. Hợp cốc thích là châm sâu vào cơ, hai bên phải trái chỗ bệnh mỗi bên một kim, châm chếch và bắt gặp nhau như chữ V, dùng chữa cơ tý (tỳ chủ cơ nhục) nên ứng với Tỳ (cơ tý: do bị hàn thấp nên da cơ đều đau).

5. Du thích là tiến kim rút kim nhanh, châm sâu đến gân xương. Dùng chữa bệnh cốt tý (Thận chủ cốt) nên ứng với thận.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 10, 2017, 10:50:28 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Bảy 01, 2017, 06:02:18 AM »

8. Nguồn gốc của thần (Bản thần)


Nội dung: Nói lên nguốn gốc sinh ra hoạt động tinh thần (tinh, thần, hồn, phách, tâm , trí, lý, tư, trì. lự), quan hệ giữa sức khỏe và dưỡng sinh. Nêu lên sự lao tổn của thất tình sẽ ảnh hưởng đến thần. Khi châm cần quan sát trạng thái thần của người bệnh đã rồi hãy chữa.

Hoàng đế: Nguyên tắc của châm, đầu tiên phải dựa vào cái gốc - đó là thần của người bệnh. Vì huyết, mạch, dinh, khí và (các hoạt động) tinh thần đều do ngũ tạng tàng chứa (là cơ sở vật chất và động lực của sự duy trì sự sống của ngũ tạng).

Nếu thất tình dâm dục quá độ để làm tâm khí phân ly, tinh khí mất, hồn phách bay bổng, ý chí hoảng loạn, năng lực tư duy và trí hao tổn, tại sao? Thế nào là đức, khí, sinh, tinh, thần, hồn, phách, tâm, ý, chí, tư, trì, lự ?

Kỳ Bá:

- Đức là khí của thiên (trời) trong ở trong ta. Khí là (khí) của đất (-) tồn ở trong ta. Sinh là dự giao lưu của thiên đức ở trên và địa khí ở dưới (sinh hóa). Nguồn gốc của sinh mệnh (là vật chất sinh ra do sự giao lưu của âm dương), vật chất đó là tinh, lưỡng tinh của âm dương tương tác (kết hợp) thành (sự sống) là thần. Hồn là cái (tinh thần ý chí) theo sự vãng lai hoạt động của thần khí. Phách là cái ra vào cùng với tinh (công năng tự động của cơ quan) để nuôi dưỡng hoạt động tạng khí. Tâm là cái phụ trách trọn vẹn sự vật (phát huy tác dụng với hoạt động của sinh mệnh). Ức niệm (ý niệm, động cơ của sự suy nghĩ) ở trong tâm để thực hiện là ý. Ý đã định, muốn quyết tâm thực hiện là chí (điều khiển để hành động). Suy nghĩ để thực hiện chí (nguyện) là tư. Nghĩ từ cái trước mắt suy ra cái tương lai  là lự. Suy nghĩ để định ra cái xử lý thích hợp gọi là trí.

- Phương pháp dưỡng sinh của người có tri (thức) là biết thuận khí hậu 4 mùa, thích ứng với lạnh, nóng, không vui giận quá độ và thích ứng với hoàn cảnh sống (an cư), điều tiết tốt âm dương, điều hòa cương nhu (làm cho chúng tương tế). Được như vậy bệnh tà không thể xâm phạm, do đó có thể sống lâu.

- Nếu sợ hãi quá, lo nghĩ quá, sẽ thương thần. Thần bị thương thì sẽ sợ hãi và lưu dâm (tinh chảy ra) không ngừng. Do bi ai quá nên tạng (khí huyết) bị suy kiệt (tận tuyệt) thì sẽ chết. Vui quá thì thần sẽ hao tán, không tàng được. U buồn quá thì khí bế không hành được. Ức giân quá thì mê loạn không tự chủ được. Khiếp sợ quá thì thần tán loạn không thu về được.

Tâm (tàng thần) - Lo sợ quá, suy nghĩ quá, bồn chồn quá sẽ thương thần. Thần bị thương thì sẽ (khủng cụ), kinh khủng lo sợ và tự mất, dẫn đến cơ bắp teo, lông khô, sắc yếu và chết về mùa đông. (Tâm thuộc hỏa, mùa đông thuộc thủy, thủy khắc hỏa nên chết về mùa đông).

Tỳ (tàng ý) - Ưu sầu quá không giải được sẽ thương ý. Ý bị thương thì bồn chồn phiền lạnh trong ngực. chân tay không cử động được, da sắc yếu, lông khô và chết về mùa xuân (Xuân - mộc, khắc Tỳ - thổ).

Can (tàng hồn) - Bi ai quá làm động bên trong sẽ thương hốn. Hồn bị thương thì sẽ thành cuồng, vong (quên) sẽ không còn tinh, không còn tinh thì bất chính (nói và làm không đúng), làm âm vật chun bé lại, cân mạch co quắt, xương sườn không di động, sắc yếu. Lông khô, chết về mùa thu (Thu - kim khắc Can - mộc).

Phế (tàng phách) - Vui vô độ sẽ thương phách, phách bị thương sẽ thành cuồng, cuồng thì ý thức lộn xộn, không nhận ra người khác, da khô héo, sắc yểu, chết về mùa Hạ (Hạ - hỏa khắc Phế - kim).

Thận (tàng chí) - Giận quá sẽ thương chí. Chí bị thương thì trí nhớ giảm, chóng quên lời nói trước, sút lưng, da khô sắc yếu, chết về cuối Hạ (Hạ - thổ khắc Thận - thủy).

- Kinh khủng không được giải thì thương tinh. Không thể để chúng bị thương. Tinh bị thương sẽ không nội thủ (giữ ở trong người) được, gây nên âm hư. Âm hư thì không có khí, không có khí thì chết.

(5 tạng tàng tinh là Tâm tàng mạch, Can tàng huyết, Phế tàng khí, Tỳ tàng dinh, Thận tàng tinh - sinh ra thần, hồn, phách, ý, chí).

- Khi dùng châm để chữa bệnh, cần nhìn hình thái người bệnh để biết sự tồn vong của tinh, thần, hồn, phách, ý, được hay không. Nếu 5 cái đó đã bị thương (bệnh như vậy đã nặng), châm không thể chữa khỏi.

- Can tàng huyết, hồn ở tại huyết (hồn là hoạt động tinh thần đại biểu cho thần chí, ý thức, phát triển trên sự mưu lược của Can). Can khí hư sẽ gây lo sợ, Can khí thực sẽ giận cáu.

- Tỳ tàng dinh, dinh là nhà của ý (ý niệm, những động cơ của suy nghĩ). Tỳ khí hư thì 4 chi không vận động được, ngũ tạng không yên. Thực thì bụng chướng, tiểu tiện không thông lợi.

- Tâm tàng mạch, mạch là nhà của thần (hoạt động sống). Tâm khí hư thì bi ai, thực thì cười mãi không thôi.

- Phế tàng khí, khí là nhà của phách (công năng tự động của cơ quan trên cơ sở tự tiết). Phế khí hư thì mũi tắc, thiếu khí. Thực thì khó thở, tiếng thô, ngực đầy, phải ngửa cổ lên để thở.

- Thận tàng tinh, tinh là nhà của chí (suy nghĩ đã thành thục, điều kiện để hành động). Thận khí hư thì quyết lạnh, thực thì chướng.

- Ngũ tạng không yên, phải xem xét bệnh tình của chúng để biết hư thực, trên cơ sở đó chữa để điều hòa lại.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 09:20:10 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Bảy 03, 2017, 10:25:50 AM »

9. Bắt đầu và kết thúc (Chung thủy)


Nội dung: Nói về các chứng mạch thốn khẩu và nhân nghinh, 3 kinh âm, 3 kinh dương và hư thực, bổ tả, lấy huyệt ít hay nhiều, thời gian châm...Nêu rõ cần dựa vào sự hư thực của chứng mạch để quyết định thủ thuật bổ hay tả, Nêu ra nguyên tắc tuần kinh, châm gần và châm xa, châm nông sâu, trước hay sau, cơ sở của nó là xem hàn hay nhiệt, thời mùa nào, thể chất của bệnh nhân, nơi châm. Nêu ra 12 loại cấm châm và triệu chứng của 12 loại cấm châm và triệu chứng của 12 kinh mạch tuyệt tận. Do đó nội dung của thiên này chủ yếu là giải thích các mặt sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, điều trị, từ bắt đầu đến kết thúc, những yếu tố, tính chất và tác dụng của các giai đoạn và phải nắm những quy luật biến hóa từ bắt đầu đến kết thúc đó để có cách châm đúng.

- Quy luật của châm được ghi ở thiên chung thủy (bắt đầu và kết thúc). Hiểu rõ nó thì lấy ngũ tạng là kỷ (cơ sở) rồi xác định (quan hệ của các kinh) âm dương. Kinh âm chủ tạng, kinh dương chủ phủ. Kinh dương nhận khí ở tứ chi, kinh âm nhận khí ở ngũ tạng, do đó tả thì ngược kinh, bổ thì thuận kinh, biết châm ngược, biết châm thuận thì có thể điều hòa được khí. Phương pháp điều hòa khí dựa trên cơ sở hiểu rõ (quy luật) âm dương.

- Ngũ tạng thuộc âm, lục phủ thuộc dương, lý luận này truyền cho đời sau, người đời sau phải quyết tâm học sâu nó. Người nào chuyên môn thì sẽ minh (có kết quả tốt), kẻ nào coi thường sẽ vong (không có kết quả). Nếu không dựa vào quy luật âm dương, chỉ dựa vào ý riêng sẽ gây tai họa trong điều trị.

- Cần nắm vững quy luật biến hóa của thiên nhiên. Bây giờ nói đến chung thủy (bắt đầu và kết thúc). Phải dựa vào kinh mạch, kinh mạch vi kỷ. Bắt mạch thốn khẩu ở tay (để biết ngũ tạng), và nhân nghinh (ở cổ) để biết sáu phủ, để có thể biết âm dương thừa hay thiếu, cân bằng hay không. Như vậy là đã nắm được quy luật (biến hóa) của thiên nhiên.

- Người bình thường không có bệnh thì cả 2 mạch (đại diện của âm dương) đều ứng với 4 mùa, mạch khí trên dưới tương ứng. Mạch đập của 6 kinh không kết, không động (tuần hoàn tốt). Bản (tạng) ngọn (kinh mạch) giữ nhau để hoạt động bình thường, tuy nóng lạnh thất thường song hình thể, cơ bắp, khí, huyết phải tương ứng, phải điều hòa thống nhất. Đó là người bình thường. Người có (nguyên) khí thiểu, 2 mạch đều yếu vô lực và (độ dài bình thường của mạch) không tương ứng với thốn xích, (bệnh tà) như vậy là âm dương đều hư, nếu bổ dương thì âm kiệt, nếu tả âm thì dương thoát. Và trường hợp đó dùng thuốc ngọt để điều hòa, không dùng thuốc loại chí tễ (đại tả) và cũng không dùng cứu (vì thương âm). Nếu chưa kết quả đã vội tả thì sẽ làm khí của ngũ tạng bại hoại thêm.

- Khí mạch nhân nghinh gấp 1 lần (nhất thịnh) mạch cổ tay là có bệnh ở kinh Thiếu dương đởm, gấp 1 lần và thao động, bệnh ở kinh Thiếu dương tam tiêu. Nếu gấp 2 lần, bệnh ở kinh Thái dương bàng quang, gấp 2 lần mà thao động, bệnh ở kinh Thái dương tiểu trường. Nếu gấp 3 lần, bệnh ở kinh Dương minh vị, gấp 3 lần mà thao đông bệnh ở kinh Dương minh đại trường. Nếu gấp 4 lần, to và nhanh (6 kinh dương thịnh đến các điểm tràn đầy vào phủ) là dật dương.

- Dật dương (dương không giao được với âm ở trong) gọi là ngoại cách (dương bị tách ở ngoài không vào với âm được).

- Khi mạch cổ tay gấp 1 lần (mạch nhân nghinh) là có bệnh ở kinh Quyết âm can, gấp 1 lần và thao động, là bệnh ở kinh Quyết âm tâm bào. Nếu gấp 2 lần, bệnh ở kinh Thiếu âm thận, nếu gấp 2 lần và thao động, bệnh ở kinh Thiếu âm tâm. Nếu gấp 3 lần bệnh ở kinh Thái âm tỳ, nếu gấp 3 lần và thao động, bệnh ở kinh Thái âm phế. Nếu gấp 4 lần, to và nhanh (6 kinh âm thịnh đến cực điểm tràn hết vào tạng) gọi là dật âm. Vì dật âm nên không giao được với dương gọi là nội quan, nghĩa là (biểu lý cách biệt) không thông với nhau, là chứng rất khó chữa. Khi mạch nhân nghinh và mạch thốn của kinh Thái âm phế đều hơn bình thường 4 lần (tứ bội) trở lên (âm dương đều lên đúng cực điểm, âm dương bị tách biệt không giao nhau): Thì gọi là quan cách, có mạch tượng quan cách là gần đến ngày chết (bệnh nặng nguy kịch).

- Khi mạch nhân nghinh gấp 1 lần (nhất thịnh) mạch cổ tay thì tả Thiếu dương đởm và bổ kinh Quyết âm can (quan hệ biểu lý, Đởm thực thì Can hư). Tả 2 (lần, huyệt) bổ 1 (lần, huyệt), một ngày châm 1 lần, phải bắt 2 mạch để xem kết quả. Thái độ cần ung dung, thượng khí (dẫn khí đến đó) hòa khí thì thôi (hư thực được điều hòa thì thôi châm).

- Nếu gấp 2 lần (nhị thịnh) thì tả kinh Thái dương bàng quang và bổ kinh Thiếu âm (biểu thực thì lý hư). Tả 2 (huyệt, lần) 2 ngày châm 1 lần, bắt 2 mạch để kiểm tra, thái độ ung dung, dẫn khí đến đó, khi điều hòa được hư thực rồi thì thôi châm.

- Nếu gấp 3 lần (tam thịnh) thì tả kinh Dương minh và bổ kinh Thái âm Tỳ. Tả 2 (huyệt, lần) bổ 1 (huyệt, lần) 2 ngày châm 1 lần, bắt 2 mạch để kiểm tra, thái độ ung dung, dẫn khí đến đó, khi hư thực được điều hòa thì thôi châm.

- Mạch thốn cổ tay hơn (mạch nhân nghinh) 1 lần (nhất thịnh), tả kinh Quyết âm can, bổ Thiếu dương đởm (Can lý thực thì đởm biểu hư). Bổ 2 (huyệt, lần), ngày châm 1 lần, bắt mạch để kiểm tra, thái độ ung dung, dẫn khí đến đó, khí hư thực được điều hòa thì thôi châm.

- Nếu hơn hai lần (nhị thịnh), tả kinh Thiếu âm thận và bổ kinh Thái dương  bàng quang, bổ 2 (huyệt, lần), 2 ngày châm một lần, bắt mạch để kiểm tra, thái độ ung dung, dẫn khí đến đó, khí hư thực được điều hòa thì thôi châm.

- Nếu hơn 3 lần (tam thịnh) tả kinh Thái âm tỳ, bổ kinh Dương minh vị, bổ 2 (huyệt, lần), tả 1 (huyệt, lần), ngày  châm 2 lần, bắt mạch để kiểm tra, thái độ ung dung, dẫn khí đến đó, khí hư thực được điều hòa thì thôi châm. Ngày châm 2 lần vì 2 kinh Thái âm tỳ, Dương minh vị có cốc khí rất phong phú.

- Cả hai mạch nhân nghinh và cổ tay đều gấp 3 lần (tam bội) trở lên, lại cả âm và dương đều (thịnh đến cực điểm) nên tràn hết ra tạng phủ (dật âm, dật dương). Nếu không khai thông sẽ làm huyết mạch bế tắc (gây nội quan, ngoại cách). Khí không thể hành được ở trong mạch, đi tràn vào trong và làm tổn thương (châm âm của) ngũ tạng. Với bệnh này, nếu cứu (hỏa càng làm tổn thương âm) sẽ gây nên các loại bệnh khác.

- Nguyên tắc châm là khi điều khí và được khí thì ngừng châm, phải bổ âm, tả dương (bổ chính khí - âm) tả bệnh tà từ ngoài vào (dương). Khi chính khí đầy đủ chức năng nội tạng (Can, Thận) kiện toàn, thì tai mắt thông minh. Ngược lại, nếu lại tả âm (chính khí), bổ dương (tà khí) sẽ làm khí huyết suy yếu, không vận hành được bình thường.

- Gọi là Khí chí (đắc khí) và có hiệu quả là tả để làm cho hư (chứng thực dùng tả để làm cho thực trở thành hư), lúc đó thì mạch vẫn to như cũ nhưng đã (mềm) không cứng như trước. Nếu mạch vẫn cứng như cũ, dù người bệnh có nói là đỡ song bệnh vẫn chưa giảm. Phải bổ để làm cho thực (chứng hư dùng phép bổ để cho hư chuyển thành thực). Khi có hiệu quả (bước đầu) thì dù mạch to (nhỏ) như cũ, song phải cứng (thực) hơn. Nếu vẫn như cũ, không cứng thực hơn thì dù người bệnh có nói đỡ, thực tế bệnh vẫn chưa giảm. Cho nên bổ làm cho (chính khí) thực lại, tả làm cho (tà khí) hư đi, dù sau khi châm đủ vẫn chưa giảm nhưng bệnh đã giảm nhẹ. Muốn vậy, phải hiểu rõ bệnh của 12 kinh đã rồi mới tiếp thu được nội dung của thiên "Chung thủy". Cho nên khi âm dương bất tương duy (quan hệ biểu lý giữa âm, dương không thay đổi), hư thực bất tương khuynh (hư thực biểu hiện không rõ, không làm tổn thương nhau, nghĩa là kinh nào có bệnh thì căn cứ vào trạng thái bệnh lý của nó) để lấy huyệt của kinh bị bệnh chữa.

Trong điều trị bằng châm: có 3 cách châm để có cốc khí (đắc khí). Do tà khí vào trong (khí phận) họp lung tung với nhau làm cho âm dương đổi chỗ cho nhau (âm không ở trong được bật ra ngoài, dương đang ở ngoài lại chạy vào trong), tuần hành nghịch thuận của khí huyết tương phản nhau (đang xuôi thành ngược, đang ngược thành xuôi), vị trí phù trầm ở chỗ khác đi (đang phù thành trầm, đang trầm thành phù), không ứng được với 4 mùa, ngoại tà lưu đầy ắp ở trong rồi tràn vào trong tạng phủ, lúc đó phải dùng châm để đuổi tà khí (bằng 3 cách châm nông, vừa và sâu). Nhất thích (mới đầu) châm nông ở biểu để đẩy tà khí ở phần âm ra, rồi tam thích (sâu vào mức độ nhất định) sẽ có đắc khí. Khi cốc khí đến (đắc khí) thì thôi châm.

Cốc khí đến (đắc khí) là châm bổ thì (khí) sẽ đầy (thực) châm tả thì sẽ hư (tà khí đã bị đuổi đi) như vậy, khi cốc khí đến là tà khí đã ra đi một mình rồi, lúc đó tuy âm dương vẫn chưa điều hòa song đã có hy vọng là bệnh sẽ lành. Do đó nói rằng: Khi bổ làm cho (chính khí) thực lên, khi tả làm cho (bệnh tà) hư đi. Tuy đau khổ của người bệnh chưa được giải hết sau khi châm, nhưng như thế bệnh đã có thể giảm.

Âm thịnh và dương hư (mạch thốn thịnh, mạch nhân nghinh hư, âm kinh có tà khí mạnh, dương kinh có chính khí hư) bổ (khí ở kinh) dương trước, tả tà ở (kinh) âm sau để điều hòa âm dương. Âm hư và dương thịnh (mạch thốn hư, mạch nhân nghinh thịnh - Kinh âm có chính khí hư và kinh dương có tà khí thịnh), bổ (chính của kinh) âm trước, rồi tả (tà của kinh) dương sau để điều hòa âm dương.

- Ba kinh (Thiếu âm thận, Quyết âm can, Dương minh vị) có động mạch ở quanh ngón chân cái. Khi châm cần xác định hư thực đã. Nếu hư mà tả thì làm hư thêm, bệnh sẽ nặng. Châm loại bệnh này, khi xem mạch của các kinh đó, nếu thấy gấp thực thì tả (với cách tiến kim rất nhanh), nếu mạch hư và hoãn thì dùng phép bổ. Nếu dùng phép ngược lại (thực lại bổ, hư lại tả) sẽ làm bệnh nặng thêm (vị trí) động mạch của 3 kinh là Dương minh vị ở trên mu chân - Xung dương), Quyết âm can ở giữa - Thái xung, Thiếu âm thận ở dưới - Thái khê.

Ưng du trúng ưng, bối du trúng bối kiên bác bệnh ở ngực lấy huyệt (kinh âm) ở ngực, bệnh ở lưng lấy huyệt (kinh dương) ở lưng, bệnh ở vai, tay lấy huyệt ở cả ngực và lưng (kinh âm hoặc kinh dương tùy vị trí bệnh). Trùng thiệt (ở dưới lưỡi như có một cái lưỡi nhỏ - bệnh ở lưỡi), dùng kim tam lăng (phi châm) chích nặn máu ở trụ lưỡi (thiệt trụ). Tay chỉ co mà không duỗi được là bệnh ở gân (co), chỉ duỗi mà không co được là bệnh ở xương. Bệnh ở xương thì chữa xương (không chữa gân), bệnh ở gân thì chữa gân (không chữa xương).

- (Bổ tả khi châm phải dựa vào mạch khí hư hay thực). Khi châm lúc khí thực (chứng thực) thì châm sâu vào (rút kim rồi), ấn nhẹ mũi kim để tà khí theo lỗ kim ra hết ngoài (tả). Lúc khí hư (hư chứng) thì châm nông để dưỡng mạch (làm khí không hao tổn) rút kim rồi, bịt nhanh lỗ kim để tà khí không vào thân thể (bổ). Khi châm, nếu tà khí đến thì cảm giác gấp căng và nhanh, nếu cốc khí đến (đắc khí) cảm giác sẽ hòa hoãn. Mạch khí thực, thì châm sâu để tiết tà khí. Mạch (khí) hư, châm nông để tinh khí không ra ngoài, để dưỡng mạch của cơ thể, chỉ cho tà khí ra thôi.

- Mạch của các loại đau đều thực (dùng tả) - Từ lưng trở lên, dùng huyệt của kinh Thái âm phế, Dương minh đại tràng (vì thuộc phạm vi hai kinh này), từ lưng trở xuống, dùng huyệt của Thái âm tỳ và Dương minh vị (vì thuộc phạm vi hai kinh này).

- Bệnh ở trên, lấy huyệt ở dưới, bệnh ở dưới lấy huyệt ở trên, bệnh ở đầu lấy huyệt ở chân, bệnh ở lưng lấy huyệt ở khoeo (do có đường kinh đi qua). Trên lâm sàng rất hay dùng: Cứu Bách hội chữa lòi dom, đau đỉnh đầu dùng Thái xung, đau lưng dùng Ủy trung. Bệnh bắt đầu ở đầu thì đầu nặng, bắt đầu ở tay thì tay nặng, bắt đầu ở chân thì chân nặng. Khi chữa bệnh trước hết phải châm ở nơi bệnh bắt đầu.

- Khí mùa Xuân ở lông (vì khí mới sinh ra nên bệnh ở phần nông nhất của da). Khí mùa Hạ ở da (vì nhiệt, dương khí thật thịnh, nên ở phần da). Khí mùa Thu ở giữa các cơ (vì khí mát, thu liễm nên bệnh ở giữa các cơ). Khí mùa Đông ở gân xương (vì khí lạnh, tàng lại nên bệnh ở gân xương). Chữa các loại bệnh (có liên quan đến 4 mùa) ở trên mức độ châm nông hay sâu, phải dựa vào sự chuyển động của 4 mùa và vị trí bệnh (nông hay sâu). Song cần lưu ý, nếu người bệnh béo (muốn vào đến nơi bị bệnh) thì phải dùng cách châm sâu của mùa Thu - Đông, nếu người bệnh gầy thì phải dùng cách châm nông của mùa Xuân - Hè.

Bệnh có đau thuộc âm (vì thường do hàn vào sâu trong gân xương ngưng tụ ở đó), đau dùng tay xoa không đỡ thuộc âm (vì bệnh tà cũng ở sâu) phải châm sâu. Bệnh ở trên thuộc dương (vì dương chủ thăng), bệnh ở dưới thuộc âm (vì âm chủ giáng), bệnh có ngứa thuộc dương (vì ngứa ở ngoài da) phải châm nông.

 - Bệnh bắt đầu từ (kinh) âm, chữa (kính) âm trước (chữa gốc) rồi chữa (kính) dương sau (chữa ngọn). Bệnh bắt đầu từ (kính) dương, chữa (kính) dương trước rồi chữa kính âm sau.

- Chữa "nhiệt huyết", lưu kim (lâu) làm nhiệt huyết trở thành hàn. Chữa huyết hàn, lưu kim (lâu) làm hàn huyết trở thành nhiệt huyết.

- Chữa nhiệt quyết lấy (bổ) 2 lần kinh âm, lấy (tả) 1 lần kinh dương (để nâng âm khí lên và đuổi dương tà). Chữa hàn quyết, lấy (bổ) 2 lần kinh dương, lấy (tả) 1 lần kinh âm (để nâng dương khí và đuổi âm tà). Lấy 2 lần kinh âm là châm kinh âm 2 lần, lấy 1 lần kinh dương là châm kinh dương 1 lần.

- Bệnh lâu ngày, tà khí thường vào sâu, chữa nó phải châm sâu và lưu kim lâu (để tà khí ra dần cho hết), cách 1 ngày châm 1 lần cho đến khi khỏi. Do kinh khí 2 bên phải trái thông nhau nên phải điều hòa 2 bên phải trái, và dùng tả chích nặn máu để trừ uất kết ở huyết mạch. Đạo lý của phép tả chích nặn máu để trừ uất kết ở huyết mạch. Đạo lý của phép châm tất phải như vậy.

- Trong phép châm, cần biết trạng thái thịnh suy của nguyên khí và hình thể của bệnh nhân. Nếu thân thể, cơ bắp không thoải mái (bình thường), (nguyên) khí thiếu, mạch dao động thì đó là thao quyết (nghịch), cách châm để chữa thao quyết là mậu thích (bệnh bên phải chữa bên trái và ngược lại). Như vậy có thể thu tinh khí bị tán, và làm tan tà khí đang tích tụ.

- Thầy thuốc phải ở nơi yên tĩnh, tĩnh tâm để biết sự vãng lại của thần khí, cửa phải đóng kín để hồn phách không bị phân tán, ý với thần phải là một, tinh khí phải ở đúng chỗ, không nghe người khác (bên ngoài) để giữ tinh, hợp với thần làm một, và mũi kim phải làm theo chí. Hoặc châm nông và lưu kim, hoặc châm thật nhẹ (nổi ở) bên ngoài để điều hành thần của người bệnh và châm đến đắc khí mới thôi. Nam nội nữ ngoại (nam là dương, dương ở ngoài phải đưa vào trong, nữ là âm, âm ở trong phải được đưa ra ngoài để điều hòa âm dương). Không để chính khí xuất ra, cũng không cho tà khí (theo châm) nhập vào. Như vậy là đắc khí.

Cấm kỵ của châm: Mới vào giao hợp không châm, châm xong chưa lâu không vào giao hợp. Không châm khi say rượu, đã châm rồi không được say. Không châm khi giận dữ, châm rồi không được giận dữ. Không châm lúc mệt mỏi, châm rồi không làm quá mệt. Không châm lúc no, châm rồi không ăn quá no. Không châm lúc đói, châm rồi không để đói quá. Không châm lúc khát, châm rồi không để khát quá. Không châm lúc kinh hãi quá, đợi lúc yên tĩnh mới châm. Nếu đi xe đến, để nằm nghỉ một lúc rồi châm, thời gian nghỉ tương đương thời gian ăn một bữa cơm. Nếu đi bộ đến để nghỉ ngơi rồi châm, thời gian nghỉ ngơi tương đương thời gian đi 10 lý.

- Mười hai điều cấm ở trên đều làm mạch loạn, khí tán, dinh vệ tuần hành thất thường, kinh khí không tuần hoàn đúng thứ tự. Nếu lúc đó vẫn châm thì có thể làm bệnh ở dương (nông) chuyển vào âm (nội tạng), bệnh ở âm (nội tạng) lại ra ngoài dương (làm cho cả trong ngoài đều có bệnh), làm tà khí có điều kiện phát triển. Thầy kém không quan tâm đến điều kiện cấm châm, cứ châm bừa sẽ làm thân thể bị hao tổn, não tủy bị tiêu, tân dịch không hóa được, ngũ vị không còn (thể lực suy yếu không thể dùng ngũ cốc để bổ dưỡng làm chân khí tiêu vong) gọi là mất khí.

- Khi mạch Thái dương kiệt thì mắt trợn ngược, thân vặn ưỡn, chân tay co hoặc duỗi, mặt bệch, hãn tuyệt vã mồ hôi hột toàn thân, khí sắp kiệt. Khi có hãn tuyệt thì sẽ chết.

- Kinh mạch Thiếu dương tuyệt thì điếc, các khớp rã rời, mạch ở mắt tuyệt (khí thông giữa hệ mạch mắt và não đã tuyệt). Khí mạch ở mắt tuyệt thì một ngày rưỡi sau sẽ chết. Khi sắp chết sắc mặt từ xanh chuyển sang bệch rồi chết.

- Khi mạch Dương minh tuyệt thì mồm mắt động (giật), hay sợ hãi giật mình, nói nhảm sắc mặt vàng. Tuy mạch của hai kinh Dương ở chân, tay có thịnh nhưng không hành được (do vị khí tuyệt), nên sẽ chết.

- Khi mạch Thiếu âm tuyệt thì mặt đen, lợi co thành, răng dài ra và bẩn, bụng chướng bế tắc (khí cơ bế tắc), trên dưới không thông và sẽ chết.

- Khi mạch Quyết âm tuyệt thì ngực nóng, họng khô, đái nhiều, tâm phiền (bồn chồn), nặng thì lưỡi rụt, hòn dái co lên bụng và sẽ chết.

- Khi mạch Thái âm tuyệt thì bụng chướng tắc, không thở được, hay ợ hơi, hay nôn, nôn thì khí nghịch lên làm mặt đỏ, nếu khí không nghịch lên thì trên dưới lại không thông, do đó mặt sẽ đen lại, da lông khô héo và chết.
« Sửa lần cuối: Tháng Sáu 04, 2018, 03:21:37 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Bảy 05, 2017, 09:41:56 AM »

Quyển thứ ba

10. Khí mạch



Nội dung: Nói về nơi bắt đầu và kêt thúc của 12 đường kinh, đường đi của chúng, triệu chứng của "bệnh thị động" và "bệnh sở sinh", mạch tượng, triệu chứng của trạng thái hư thực của mỗi kinh và nguyên tắc điều trị đặc trưng của 5 kinh bị khí tuyệt, tên 15 lạc, đường đi, triệu chứng hư thực của chúng. Nói lên tác dụng quan trọng của kinh mạch trong việc quyết định sinh tử, xử lý bệnh tật, điều hòa hư thực.

Lôi Công: Nguyên tắc của châm chữa bệnh là phải hiểu kinh mạch bắt đầu từ đâu, dinh khí tuần hành thế nào, độ lớn nhỏ, lượng của chúng nhiều ít ra sao. Tất cả đều có chuẩn. Kinh mạch bên trong lần lượt vào ngũ tạng, bên ngoài phân biệt vào lục phủ để thúc đẩy hoạt động của cơ thể. Mong được nghe cái lý của nó.

Hoàng đế: Người ta sinh ra được mới đầu là tinh (2 tinh, âm dương hợp thành), tinh sinh não tủy, (rồi thân thể) xương là cái khung, mạch là đường đi của khí huyết, gân để giữ xương khớp, thịt là tường vách (để bảo vệ các tổ chức ở trên), da chắc dai và lông tóc mọc dài. Ngũ cốc vào vị (biến hóa thành chất tinh vi để nuôi dưỡng cơ thể) mạch thông và khí huyết vận hành (trong mạch).

Lôi Công: Kinh mạch bắt đầu sinh ra như thế nào?

Hoàng đế: Kinh mạch có tác dụng quyết định sống chết, nơi sinh ra bệnh tật, nơi điều hòa hư thực, do đó (kinh mạch) không thể không thông (cũng có ý nói: Người thầy thuốc không thể không thông).

Mạch thủ Thái âm phế, bắt đầu ở trung tiêu xuống liên lạc với Đại trường, vòng vị khẩu (tâm vị, môn vị) đi lên cơ hoành thuộc (về) Phế, Theo phế hệ đi ngang và ra ngoài ở dưới nách, đi xuôi mặt trong cánh tay, đi trước kinh Thiếu âm tâm (Quyết âm tâm bào) xuống đến khuỷu tay, dọc mặt trong cẳng tay đến mổm (đầu dưới) xương, vào thốn khẩu (chỗ động mạch), vào Ngư tế (mô cái), dọc bờ Ngư tế đi ra ở đầu ngón cái, nhánh của nó tách từ dưới cổ tay đến thẳng bờ trong (mé ngón cái) ngón trỏ và ra đầu ngón trỏ (để nối với kinh Dương minh đại trường).

- Bệnh của kinh do ngoại tà gây nên (thị động): Phế chướng đầy, suyễn, ho, đau ở khuyết bồn (hố trên đòn), nếu nặng thì hai tay bắt chéo, ôm vai ép vào ngực, mi mắt sụp (còn có giải thích khác là phiền loạn), tý quyết (bệnh quyết ở cánh tay). Bệnh do phế sinh ra (sở sinh bệnh): Ho, khí thượng lên, suyễn, khát, tim bồn chồn, ngực đầy, mặt trước trong cánh tay đau, quyết lạnh, lòng bàn tay nóng (chứng thực) khí thịnh thì có thừa. Vai lưng trên đau, trúng (cảm) phong ra mồ hôi, đái ít, số lần nhiều (chứng hư) khí hư, ú vai lưng trên đau, lạnh, hụt hơi, khó thở, mầu nước đái hay thay đổi. Với chứng bệnh trên nếu thịnh thì tả, nếu hư thì bổ, nếu nhiệt thì châm nhanh, nếu hàn thì châm lưu kim, nếu lõm xuống (hạ hãm) thì cứu. Nếu không hư không thịnh thì lấy huyệt của kinh đó. Bệnh của đường kinh nếu là chứng thực thì có mạch cổ tay lớn gấp 3 lần mạch nhân nghinh, nếu là chứng hư thì có mạch cổ tay nhỏ gấp 3 lần mạch nhân nghinh.

- Mạch thủ Dương minh đại trường, bắt đầu ở ngón trỏ phía ngón cái, theo rìa ngón tay ra Hợp cốc ở giữa hai xương, len vào giữa hai gân dọc bờ trên cẳng tay vào bờ ngoài của khuỷu, lên bờ trước ngoài cánh tay, lên vai, ra ở phía trước ngung cốt (mỏm vai - Kiên ngung) lên và ra ở đốt sống nơi hội các kinh dương (Đại chùy), xuống vào Khuyết bồn (hố trên đòn) liên lạc với phế, xuống cơ hoành (thuộc) về đại trường. Nhánh của nó từ (hố trên đòn). Khuyết bồn lên cổ, xuyên má, vào trong răng ở hàm dưới, vòng quanh môi, giao ở Nhân trung, bên phải sang trái, rồi lên kẹp ở hai bên lỗ mũi (Nghinh hương).

Bệnh của kinh do ngoại tà (thị động): Răng đau, cổ sưng do (đại trường) chủ tân dịch sinh ra bệnh: Mắt vàng, mồm khô, chảy máu mũi, hầu tý (hầu sưng, nói thở khó) vùng trước vai cánh tay đau, ngón cái ngón trỏ đau không sử dụng được. Bệnh khí thừa thì nơi mạch đi qua có nóng, sưng nề, bệnh hư (kinh khí hư) thì lạnh, rét run, khó nắm lại. Với bệnh trên nếu thịnh thì tả, nếu hư thì bổ, nếu nhiệt thì châm nhanh, nếu hàn thì lưu kim, nếu lõm xuống thì cứu, nếu không thịnh không hư thì lấy huyệt trên kinh đó. (Kinh) thịnh thì mạch nhân nghinh nhỏ hơn mạch cổ tay.

Mạch túc Dương minh vị bắt đầu từ chỗ lõm ở sống mũi đi cùng kinh Thái dương bàng quang dọc theo phía ngoài mũi, vào trong hàm trên, vòng ra đi kẹp cạnh mép, vòng môi xuống giao ở Thừa tương, lùi lại đi ở bờ dưới hàm, ra ở Đại nghinh, theo Giáp xa lên trước tai, qua huyệt Khách chủ nhân, lên chân tóc trên góc trán. Nhánh của nó, từ trước Đại nghinh xuống Nhân nghinh, dọc yết hầu xuống Khuyết bồn xuống cơ hoành, thuộc (về) vị, liên lạc với tỳ. Nhánh thẳng của nó, từ Khuyết bồn xuống phía trong vú, xuống đi cạnh rốn đi vào vùng Khí nhai (bẹn). Nhánh nữa từ vị khẩu đi ở trong bụng xuống đến Khí nhai (bẹn), hợp với nhánh thẳng, đi xuống qua Bễ quan, đến Phục thỏ (cơ đùi thẳng), xuống gối xương bánh chè, dọc bờ ngoài xương chày, xuống đến mu bàn chân, đến bờ trong ngón chân thứ hai. Nhánh nữa từ dưới gối 3 tấc tách ra, đi xuống bờ ngoài ngón chân giữa. Nhánh nữa từ mu bàn chân (huyệt Xung dương) vào giữa ngón cái và đến đầu ngón (nối với kinh Thái âm tỳ).

Bệnh của kinh do ngoại tà (t hị động): Rét run như bị nước lạnh, hay rên, hắt xì hơi, trán đen. Nếu có cơn bệnh thì sợ nhìn người và lửa, sợ hãi khi nghe tiếng (đồ dùng bằng gỗ) tim đập không yên, thích đóng cửa kín ở một mình trong buống. (Nhiệt dương) cực thịnh thì trèo cao hát vang, bỏ quần áo chạy nhông, bụng sôi, bụng chướng gọi là cán quyết (cán là cẳng chân). Bệnh do (vị) chủ huyết, bệnh "sở sinh" (do vị tiêu hóa thức ăn sinh ra dinh huyết) có: Sốt rét phát cuồng (sốt rét có triệu chứng tâm thần kinh), bệnh ôn nóng nhiều, ra mồ hôi, chảy máu cam, méo mồm, lở mép, sưng cổ, sưng tắc hầu, bụng có nước, khớp gối sưng đau, các chỗ vú, bẹn trước đùi, Phục thỏ (cơ thẳng đùi), bờ dài cẳng chân, mu chân đều đau, ngón chân giữa không cử động được. Nếu khí thịnh thì phần trước chân nóng, nếu nhiệt có dư ở vị thì ăn nhiều tiêu nhanh, đái vàng, nếu khí không đủ thì phần trước thân lạnh rét run, nếu vị hàn thì đầy chướng. Với bệnh nhân trên nếu là chứng thịnh thì tả, chứng hư thì bổ, chứng nhiệt thì châm nhanh, chứng hàn thì lưu kim, chứng lõm xuống (hạ hãm) thì cứu,  nếu không thịnh không hư thì lấy huyệt trên kinh đó. (Kinh) thịnh thì mạch nhân nghinh lớn gấp 3 lần mạch cổ tay, (kinh) hư thì mạch nhân nghinh nhỏ hơn mạch cổ tay.

Mạch túc Thái âm tỳ, bắt đầu từ ngón chân cái, dọc bờ trong ngón chân chỗ bạch nhục tế (tiếp giáp da gan và các da mu bàn chân) qua sau khớp bàn chân, lên bờ trước mắt cá trong, lên phía trong bắp chân theo dọc sau xương chày, bắt chéo ra trước quyết âm, lên bờ trước trong gối và đùi, vào bụng thuộc (về) tỳ, liên lạc với vị, lên cơ hoành, đi bên cạnh hầu họng lên cuống lưỡi, phân bố ở dưới lưỡi. Nhánh của nó, tách ra từ ở vị, qua cơ hoành tưới vào tâm (để nối tiếp với mạch thiếu âm tâm).

Bệnh của kinh do ngoại tà (thị động): Cuống lưỡi cứng, ăn thì nôn, đau dạ dầy, chướng bụng, hay ợ hơi, đại tiện, trung tiện được thì dễ chịu, như suy, toàn thân nặng nề. Bệnh do tỳ sinh ra (sở sinh bệnh): Đầu cuống lưỡi, thân thể không vận động được, ăn không được, tâm phiền, đau cấp bụng trên, ỉa lỏng hoặc lỵ, tiểu tiện bí, vàng da, không nằm được, nếu miễn cưỡng phải đứng thì mặt trong gối đùi phù, lạnh giá, ngón chân cái không cử động được. Với bệnh trên, nếu là thực thì tả, chứng hư thì bổ, chứng nhiệt thì châm nhanh, chứng hàn thì lưu kim, chứng lõm xuống (hạ hãm) thì cứu, không thịnh không hư thì lấy huyệt trên kinh đó. (Kinh) thịnh thì mạch cổ tay lớn gấp 3 lần mạch nhân nghinh, nếu hư mạch cổ tay nhỏ hơn mạch nhân nghinh.

Mạch thủ Thiếu âm tâm bắt đầu từ trong tim đi ra thuộc tâm hệ (lạc mạch của tâm) xuống cơ hoành, liên lạc với tiểu trường. Nhánh của nó, từ hệ lạc mạch của tâm, đi lên cạnh họng, lên lạc mạch của mắt (mục hệ). Nhánh thẳng của nó, từ hệ lạc mạch của tâm lên phế, xuống ra ở dưới nách, dọc theo bờ sau mặt trong cánh tay đi sau Thái âm phế và Quyết âm tâm bào, xuống mặt trong khuỷu, dọc bờ sau mặt trong cẳng tay, đến xương cao (đậu) ở cổ tay, vào bờ sau (lòng) bàn tay dọc mặt trong ngón út, ra đầu ngón út.

Bệnh của kinh do ngoại tà (thị động): Họng khô, tim đau, khát uống nước, gọi là tý (cánh tay) quyết (do mạch khí vì quyết nghịch nên đi ngược lên). Bệnh do tâm sinh ra (sở sinh bệnh): Mắt vàng, đau cạnh sườn, mặt trong sau cẳng cánh tay đau, quyết lạnh, lòng bàn tay nóng. Với bệnh đó nếu thịnh thì tả, hư thì bổ, nếu nhiệt thì châm nhanh, nếu hàn thì lưu kim, nếu lõm xuống thì cứu, nếu không hư không thịnh, thì lấy huyệt theo kinh. (Kinh) thịnh thì mạch cổ tay lớn gấp hai lần mạch nhân nghinh, (kinh) hư, mạch cổ tay nhỏ hơn mạch nhân nghinh.

Mạch thủ Thái dương tiểu trường, bắt đầu từ ngón tay út, dọc bờ ngoài ngón tay, lên cổ tay, ra mỏm thân trụ, thẳng dọc bờ dưới xương cẳng tay, ra ở bờ trong khuỷu giữa hai gân, dọc lên bờ sau ngoài cánh tay, ra ở khe sau khớp vai, ngoằn nghèo ở gai xương bả, giao ở trên vai, vào hố trên đòn dọc cổ lên má đến đuôi mắt, rồi vòng vào tai. Nhánh của nó, tách từ má đến dưới hố mắt rồi mũi, lên đầu mắt, rồi chếch xuống xương má.

Bệnh ở kinh do ngoại tà (thị động): Họng đau, má sưng, cổ gáy cứng, vai đau rút, tay đau như gãy. Bệnh do tiểu trường chủ dịch sinh ra (sở sinh bệnh): Tai điếc, mắt vàng, má sưng, cổ, hàm, vai, cánh tay, khuỷu, bờ ngoài mặt sau cánh tay đau. Với bệnh của nó, nếu thịnh thì tả, hư thì bổ, nếu nhiệt thì châm nhanh, nếu hàn thì châm chậm, nếu lõm xuống thì cứu, nếu không thịnh không hư thì lấy huyệt ở kinh đó. (Kinh) thịnh thì mạch nhân nghinh lớn gấp hai lần cổ tay, (khí) hư, mạch nhân nghinh bé hơn mạch cổ tay.

Mạch túc Thái dương bàng quang, bắt đầu ở đầu mắt, lên trán, giao ở đỉnh đầu. Nhánh của nó từ đỉnh đầu đi đến bờ trên rìa tai. Nhánh thẳng của nó, từ đỉnh đầu vào liên tục vơi não, vòng xuống đi ra ở dưới gáy, dọc bờ xương bả vai, dọc cột sống đến thắt lưng, vào dọc cơ cạnh cột sống, liên lạc với thận thuộc (về) bàng quang. Nhánh của nó từ thắt lưng xuống cột sống, xuyên mông vào khoeo. Nhánh của nó từ hai bên xương bả vai phải, trái, tách ra đi xuống sát phía trong xương vai dọc cột sống, xuống mấu chuyển lớn (bễ khu) đi dọc xuống ở phía ngoài xương đùi. Từ bờ sau xuống hợp ở khoeo, cũng xuống dưới xuyên vào bắp chân, ra ở phía sau mắt cá ngoài, dọc kinh cốt cho đến bờ ngoài ngón út.

Bệnh của kinh do ngoại tà (thị động): Đầu đau do khí thượng xung, mắt đau như lòi ra, gáy đau như bị vặn, cột sống, thắt lưng đau như gãy, khớp háng không gấp được, cân mạch ở khoeo co kết lại không vận động được theo ý muốn, bắp chân đau như xé, đó là chứng quyết, ở mắt cá (khí từ mắt cá ngoài quyết nghịch lên theo kinh Thái dương bàng quang). Bệnh do bàng quang chủ cân sinh ra (sở sinh bệnh): (dương khí tĩnh thì nuôi thần, dương khí nhu thì nuôi cân, thái dương là dương chủ khí, nếu dương khí của bàng quang không dưỡng cân được thì có thể sinh ra chứng bệnh): Trĩ, sốt rét, cuồng, điên, đầu thóp gáy đau, mắt vàng chảy nước mắt, chảy máu mũi, gáy, lưng, thắt lưng, xương cùng, khoeo, bắp chân, bàn chân đều đau, ngón chân không cử động được. Với bệnh đó nếu thịnh thì tả, hư thì bổ, nếu nhiệt thì châm nhanh, nếu hàn thì lưu kim, nếu lõm xuống thì cứu, nếu không hư không thịnh, thì lấy huyệt theo kinh. (Kinh) thịnh thì mạch nhân nghinh lớn gấp hai lần mạch ở cổ tay, (kinh) hư mạch nhân nghinh nhỏ hơn mạch cổ tay.

Mạch Thiếu âm thận bắt đầu từ ngón chân út, chạy chéo ngang bàn chân (qua Dũng tuyền) ra ở dưới xương thuyền (Nhiên cốc), dọc theo mắt cá trong, lánh vào gân (gót), rồi lên mặt trong bắp chân, ra bờ trong khoeo, lên bờ sau mặt trong đùi, xyên vào cột sống, thuộc (về) thận, liên lạc với bàng quang. Nhánh thẳng của nó, từ thận lên xuyên lên qua can, cơ hoành vào trong phế, dọc theo hầu họng lên, kẹp hai bên cuống lưỡi. Nhánh của nó từ phế ra liên lạc với tâm, rồi tưới vào trong ngực (đản trung), để nối với Quyết âm tâm bào.

Bệnh của kinh do ngoại tà (thị động): Đói không muốn ăn, mặt đen như sơn, ho nhổ có máu, thở khó tiếng khò khè, ngồi không yên muốn đứng dậy, mắt mờ mờ nhìn không rõ, tim như bị treo lên và như có cảm giác đói cồn cào, Nếu khí hư thì hay sợ, tim đập thình thịch như người ta sắp đến bắt mình, đó là chứng quyết của xương (cốt quyết) (thận chủ xương, mạch khí của kinh thận biến động gây nên). Bệnh do thận sinh ra (sở sinh bệnh): Mồm nóng, lưỡi khô, họng sưng, khí nghịch, họng hầu khô đau, tâm phiền, tim đau, vàng da, lỵ, phía sau mặt trong cột sống, đùi (nơi kinh đi) đau, (chân) teo mềm và quyết lạnh (nuy quyết), thích nằm, gan chân nóng. Với bệnh đó nếu thịnh thì tả, hư thì bổ, nếu nhiệt thì châm nhanh, nếu hàn thì lưu kim, nếu không hư không thịnh thì lấy huyệt theo kinh. Nếu cứu phải gắng cưỡng ăn thịt tươi (sinh nhục), nơi thắt lưng (không thắt chặt), tóc phải chải, bước đi cần vững vàng và chống gậy tương đối to. (Kinh) thịnh, mạch cổ tay lớn gấp đôi mạch nhân nghinh, (kinh) hư, mạch cổ tay nhỏ hơn mạch nhân nghinh.

Mạch thủ quyết âm tâm bào lạc, bắt đầu từ trong ngực, thuộc (về) tâm bào lạc, xuống cơ hoành, lần lượt liên lạc với tam tiêu, nhánh của nó theo ngực ra sườn chỗ dưới nếp nách 3 (tấc), vòng lên hố nách, dọc mặt trong cánh tay đi giữa thái âm, thiếu âm, vào giữa (trong) khuỷu, xuống cẳng tay đi giữa hai gân, vào gan tay, dọc phía ngón tay út ngón thứ tư, đến đầu ngón.

Bệnh của kinh do ngoại tà (thị động): Lòng bàn tay nóng, cánh tay khuỷu co quắp, nách sưng, bệnh nặng thì ngực sườn đau tức, tim đập thình thịch, mặt đỏ, mắt vàng, cười mãi không thôi. Bệnh do tâm bào chủ mạch sinh ra (sở sinh bệnh): Tâm phiền, đau vùng tâm, lòng bàn tay nóng. Với bệnh trên, nếu thịnh thì tả, nếu nhiệt thì rút kim nhanh, nếu hàn thì lưu kim, nếu lõm xuống thì cứu, nếu không  thịnh  không hư thì lấy huyệt theo kinh. (Kinh) thịnh thì mạch  ở cổ tay lớn gấp một lần mạch nhân nghinh.

(Lời bàn - Trong thiên "Bản du" không có kinh Quyết âm tâm bào lạc, ở đây lại có - có thể thiên "Bản du" thiếu mất một đoạn).

Mạch Thủ thiếu dương tam tiêu bắt đầu từ ngón tay thứ tư (vô danh) đi lên giữa hai ngón tay, dọc mu bàn tay, cổ tay, ra ở giữa 2 xương ở mặt ngoài cẳng tay, lên xuyên khuỷu tay, dọc mặt ngoài cánh tay lên vai, sau khi giao với kinh thiếu dương ở chân vào hố trên đòn (Khuyết bồn), bổ (phân bố) ở Đản trung, phân tán ở Tâm bào, xuống cơ hoành để lần lượt thuộc (về) tam tiêu (thượng, trung, hạ tiêu). Nhánh của nó, từ đản trung lên hố trên đòn (Khuyết bồn), lên gáy, sau tai thẳng lên ở góc trên tai, gấp khúc xuống má đến dưới hố mắt. Nhánh nữa của nó, từ sau tai chui vào trong  tai rồi ra trước tai, đi qua trước huyệt Khách chủ nhân (của kinh Thiếu dương đởm), giao với đường nhánh ở trên má, đến đuôi mắt (để nối tiếp với kinh Thiếu dương đởm).

Bệnh của kinh do ngoại tà (thị động): Tai điếc, tai ù, hầu họng sưng nghẹn đau -  Bệnh do tam tiêu chủ khí sinh ra (sở sinh bệnh): Ra mồ hôi, đuôi mắt đau, sau tai vai cánh tay khuỷu mặt ngoài cẳng tay đau, ngón út, ngón thứ tư (vô danh) không cử động được. Với bệnh này, nếu thịnh thì tả, hư thì bổ, nếu nhiệt thì châm nhanh, nếu hàn thì lưu kim, nếu lõm xuống thì cứu, nếu không hư không thịnh thì lấy huyệt theo kinh. (Kinh) thịnh, mạch nhân nghinh lớn gấp một lần mạch cổ tay, (kinh) hư, mạch nhân nghinh  ngược lại nhỏ hơn mạch cổ tay.

Mạch Túc thiếu dương đởm bắt đầu ở đuôi mắt, lên góc trán, xuống đến sau tai, dọc cổ đi trước kinh Thủ thiếu dương, đến vai, bắt chéo ra sau kinh thủ thiếu dương ở tai, vào hố trên đòn. Nhánh của nó từ sau tai vào trong tai, đi ra trước tai, đến sau đuôi mắt. Nhánh của nó tách từ đuôi mắt, xuống Đại nghinh, hợp với thủ thiếu dương, đến phần dưới hố mắt, xuống góc hàm, xuống cổ, hợp ở hố trên đòn (với nhánh trên), đi xuống vào trong ngực, xuyên cơ hoành, liên lạc với can, thuộc (về) đởm, dọc trong cạnh sườn xuống bẹn (Khí nhai), vòng lông mu, đi ngang vào vùng mấu chuyển lớn. Nhánh thẳng của nó, từ hố trên đòn xuống dưới nách, dọc ngực, qua mạng sườn xuống hợp với nhánh trên ở vùng mấu chuyển lớn, xuống dọc phía ngoài khớp háng, ra ở mặt ngoài gối, đi xuống dọc trước phụ cốt (đầu xương móc), thẳng xuống đến tuyệt cốt (chỗ lõm của xương mác trên mắt cá ngoài 3 tấc), xuống ra ở phía trước mắt cá ngoài, dọc trên mu chân, vào ngón 4 ở giữa hai ngón 4, 5. Nhánh của nó tách từ mu chân, vào đến giữa ngón chân cái, dọc mặt trong xương cốt ngón chân ra ở đầu ngón, vòng xuyên móng chân, ra ở chỗ lông chân (để nối với kinh quyết âm can).

Bệnh của kinh do ngoại tà (thị động): Mồm đắng hay thở dài tim sườn đau, không quay trở được, nặng thì mặt như hơi có bụi phủ, da không bóng nhuận, mặt ngoài chân ngược lại thấy nóng, đó là dương quyết (khí của kinh thiếu dương thượng nghịch do mộc đởm sinh hỏa). Bệnh do đởm chủ cốt sinh ra (sở sinh bệnh) (Đởm có vị khổ - đắng, khổ đi vào xương, do đó đởm chủ cốt sinh ra bệnh): Đau đầu, đau hàm, đau đuôi mắt, hố trên đòn sưng đau, nách sưng ổ gà, mã đao ở cổ (lao hạch), ra mồ hôi, rét run, sốt rét, đau ở dọc kinh, ngực sườn, háng, gối, xương chày, xương mác (Tuyệt cốt) phía trước mắt cá ngoài và các khớp, ngón chân thứ tư khó cử động. Với bệnh này, nếu thịnh thì tả, hư thì bổ, nếu nhiệt thì châm nhanh, nếu hàn thì lưu kim, nếu lõm xuống thì cứu, nếu không thịnh không hư thì lấy huyệt theo kinh. (Kinh) thịnh, mạch nhân nghinh lớn gấp một lần mạch cổ tay, (kinh) hư, mạch nhân nghinh nhỏ hơn mạch cổ tay.

Mạch Túc quyết âm can, bắt đầu từ chòm lông ngón chân cái, dọc theo bờ cao mu chân, cách mắt cá trong 1 tấc, lên trên mắt cá 8 tấc, bắt chéo ra sau mắt thái âm, lên mặt trong khoeo chân, dọc mặt trong đùi, vào lông mu, đi quanh bộ phận sinh dục ngoài, đến bụng dưới, đi song song với kinh vị, thuộc (về) can liên lạc với đởm, đi lên xuyên cơ hoành, phân bố ở cạnh sườn, đi dọc sau hầu họng rồi vào vòm họng, nối với hệ mạch của mắt, lên trán (vùng não) và hội với mạch đốc ở đỉnh đầu (Bách hội). Nhánh của nó, từ hệ mạch ở mắt xuống phía trong má, vòng quanh môi...Nhánh của nó, từ can tách ra 1 nhánh xuyên cơ hoành và tưới vào phế.

Bệnh của kinh do ngoại tà (thị động): Họng đau, không cúi ngửa được, ở nam thoát vị bìu, ở phụ nữ thiếu phúc thũng (thoát vị bẹn), nặng thì họng khô, mặt như đầy bụi, mất sắc. Bệnh do can (sở sinh bệnh): Ngực đầy, nôn, khí nghịch, ỉa phân sống, hồ sán (tinh hoàn lên bụng), đái dầm hoặc bí đái. Với bệnh trên, nếu thịnh thì tả, hư thì bổ, nếu nhiệt thì châm nhanh, nếu hàn thì lưu kim, nếu lõm xuống thì cứu, nếu không thịnh không hư thì lấy huyệt theo kinh. (Kinh) thịnh, mạch cổ tay lớn gấp 1 lần mạch nhân nghinh, (kinh) hư, thì mạch cổ tay nhỏ hơn mạch nhân nghinh.

Mạch khí của kinh thủ thái âm phế tuyệt, thì da lông khô (do không được nuôi dưỡng). Thái âm phế (có chức năng) hành khí, làm ấm da lông. Nếu phế khí không vinh (đủ), (không thể vận chuyển dinh dưỡng) thì da lông sẽ bị khô. Da lông khô thì da, khớp bị thiếu tân dịch. Tân dịch ở da thiếu thì móng khô, lông gẫy rụng, lông gẫy rụng là lông đã chết trước. Nếu bệnh tình gặp vào ngày "bính" sẽ thành nặng, gặp vào ngày "đinh" sẽ chết (vì bính đinh thuộc hỏa, phế thuộc kim), hỏa khắc kim vậy.

Mạch khí kinh Thủ thiếu âm mà tuyệt thì mạch không thông, mạch không thông thì huyết không chảy, huyết không chảy thì tóc không bóng, sắc mặt không nhuận. Nếu sắc mặt đen như sơn gỗ, là huyết đã chết trước. Nếu gặp ngày "nhâm" sẽ nặng lên, gặp ngày "quý" sẽ chết (vì nhâm quý thuộc thủy, tâm thuộc hỏa), thủy khắc hỏa.

Mạch khí kinh Túc thái âm tỳ mà tuyệt thì mạch không nuôi dưỡng được cơ nhục. Môi lưỡi là gốc của cơ nhục. Mạch không vinh (vận chuyển phân bố dinh dưỡng) thì cơ nhục sẽ mềm nhẽo. Cơ nhục mềm nhẽo thì lưỡi teo, nhân trung đầy (da ở nhân trung khẩn cấp), nhân trung đầy thì môi phản (vêu ra) môi phản là thịt đã chết trước. Nếu gặp ngày "giáp" sẽ nặng lên, gặp ngày "ất" sẽ chết (vì giáp ất thuộc mộc, tỳ thuộc thổ), mộc khắc thổ vậy.

Mạch khí của kinh Túc thiếu âm thận mà tuyệt, thì xương khô. Mạch thiếu âm là mạch của mùa đông (thạch), nó phục sâu và nhuận xương tủy. Xương không nhuận thì cơ không có chỗ bám. Cốt nhục mà không tương thân thì thịt mềm nhẽo, thịt mềm nhẽo thì răng dài (do lợi teo) ra, bựa nhiều, tóc không bóng. Tóc không bóng là xương đã chết trước. Nếu gặp ngày "mậu" sẽ nặng, gặp ngày "kỷ" sẽ chết (vì mậu kỷ thuộc thổ, thận thuộc thủy), thổ khắc thủy vậy.

Mạch khí của kinh Túc quyết âm can tuyệt, thì cân tuyệt (không còn năng lực hoạt động). Kinh quyết âm là mạch can, can là hợp của cân. Cân tụ ở âm khí (bộ phận sinh dục ngoài) và (thông qua kinh mạch) liên lạc với gốc lưỡi. Nếu mạch không được nuôi dưỡng thì (can huyết hư) làm gân co quắp, gân co quắp làm lưỡi và tinh hoàn chun lại. Nếu môi xanh tái, lưỡi rụt, tinh hoàn co lên là cân đã chết. Nếu gặp ngày "canh" sẽ nặng, gặp ngày "tân" sẽ chết (Vì canh tân thuộc kim, Can thuộc mộc), kim khắc mộc vậy.

Mạch khí của 5 âm (kinh âm - tạng) đều kiệt, thì hệ mạch của mắt chuyển, chuyển thì mắt vận (đầu váng mắt hoa), mắt vận (động) là chí đã chết trước, chí mà chết trước thì 1,5 ngày sau sẽ chết.

Mạch khí của 6 dương (Kinh dương - Phủ) mà tuyệt, thì âm và dương phân ly, phân ly thì thấu lý phát tiết (lỗ chân lông, da không khỏe) vã mồ hôi hột (tuyệt hãn - đó là chứng nguy cấp), nếu buổi sáng có hiện tượng đó thì chiều nhất định chết, nếu chiều có chứng đó thì sớm mai nhất định chết.

Mười hai kinh mạch, ẩn phục ở trong, đi giữa các cơ, ở sâu nên không nhìn thấy. Phần mạch có thể nhìn thấy là đoạn thái âm chân đi qua mắt cá ngoài (nên hiểu là thái âm tay đi qua mỏm châm quay) vì chỗ này là xương không có cơ che chở. Những mạch nổi có thể nhìn thấy đều là mao mạch. Trong các lạc của 6 kinh dương, rõ nhất là đại lạc của thủ dương minh, thiếu dương, bắt đầu ở giữa 5 ngón tay, lên hợp ở khuỷu.

Người uống rượu mới đầu vệ khí đi ở da, làm dầy lạc mạch trước và lạc mạch thịnh trước nhất. Cho nên khi vệ khí đã bình (đầy tràn) làm dinh khí cũng đầy và kinh mạch rất thịnh (khí huyết rất nhiều). Khi mạch đột nhiên động (thịnh) (trong trường hợp không uống rượu) lạ thường, là tà khí đã xâm nhập và lưu ở trong kinh mạch từ gốc đến ngọn. Nếu không có động thì (tà khí còn ở biểu lạc và sinh ra) sốt. Nếu lạc mạch không (chắc chắn) liên (cố) thì bị hãm xuống (tà khí truyền sâu vào kinh mạch, do lúc đó kinh khí trong mạch) như rỗng không, không giống với chỗ khác. Ta có thể dựa vào đó để tìm kinh mạch nào đang động.

Lôi Công: Tôi không biết làm sao cho rõ vấn đề trên.

Hoàng đế: Vì các lạc mạch đều không đi qua khoảng giữa các khớp lớn, mà đi theo tuyệt đạo (đường khác mà kinh mạch không đi), liên lạc với nhau, rồi lại hợp ở da, làm cho (ta nhìn thấy) sự hội tụ của chúng ở bên ngoài. Vì vậy, nếu chích lạc mạch (có bệnh) thì phải chích đúng chỗ kết của nó, nơi có máu ứ nhiều nhất. Tuy không có chỗ kết đó, cũng cần lấy gấp lạc mạch, chích nặn máu để đuổi tà khí ra ngoài. Nếu để huyết ứ lưu ở đó, có thể thành chứng tý. Khi xem xét lạc mạch, nếu thấy mạch xanh là hàn và đau, đỏ là có nhiệt. Nếu vị hàn thì lạc ở (mô cái) thường xanh, vị nhiệt thì lạc ngư tế (mô cái) đỏ. Nếu nó đột nhiên có mầu đen là bệnh tý mãn tính. Nếu có các mầu đỏ, đen, xanh, là khí có hàn nhiệt. Nếu lạc mầu xanh, ngắn, là khí ít. Châm chữa hàn nhiệt đều chích huyết lạc ở nông (vì bệnh ở nông), cách ngày châm 1 lần, cho đến khi lạc ra hết huyết ứ (ác huyết) rồi sẽ điều hòa lại trạng thái hư thực. Nếu lạc nhỏ mà ngắn, là khí ít, nếu khí quá ít (bệnh nặng) mà lại tà sẽ gây ngực khó chịu (muộn), ngực khó chịu quá sẽ có thể ngã, không nói được. Khi ngực khó chịu thì cho ngồi dậy ngay.

Biệt (nhánh) của Thủ thái âm là Liệt khuyết. Bắt đầu từ phân gian (giữa gân và xương) ở trên cổ tay, đi song song với kinh thủ thái (Là thiếu mới đúng) âm, thẳng xuống lòng bàn tay và phân tán ở mô cái. Bệnh của nó nếu thực thì nóng ở lòng bàn tay, và vùng mỏm xương (quay) nếu hư thì há mồm hắt hơi, đái nhiều lần, đái són. Lấy Liệt khuyết ở sau cổ tay 0,5 tấc để chữa (hiện dùng 1,5 tấc). Tách ra liên lạc với kinh Thủ dương minh.

Biệt (nhánh) của Thủ thiếu âm là Thông lý. Tách ra từ sau cổ tay 1,5 tấc đi lên theo với kinh chính vào trong tim, rồi lên cuống lưỡi, thuộc (về) hệ mạch của mắt. Nếu thực thì có chi cách (ngực, cơ hoành khó chịu), nếu hư thì không nói được. Lấy huyệt Thông lý sau lòng bàn tay 1,5 tấc để chữa. Tách ra đi đến kinh Thủ thái dương.

Biệt (nhánh) của tâm chủ (quyết âm) là Nội quan, tách từ trên cổ tay 2 tấc ra ở giữa 2 gân, dọc kinh đi lên, vào tâm bào lạc. Hệ mạch ở tâm thực thì đau tim (trong Giáp ất kinh: đầu cứng thay bằng tâm phiền).

Biệt (nhánh) của Thủ thái dương là Chi chính, tách từ trên cổ tay 5 tấc, tưới vào kinh Thủ thiếu âm, nhánh của nó, đi lên khuỷu, liên lạc với Kiên ngung. Nếu thực thì khớp lỏng lẻo, khuỷu không động đậy, hư thì mọc mụn cơm, nhỏ thì như nốt ghẻ ở ngón tay. Lấy chỗ tách ra (Chi chính) để chữa.

Biệt (nhánh) của Thủ dương minh là Thiên lịch, từ trên cổ tay 3 tấc tách ra đi vào Thái âm. Nhánh của nó, đi lên dọc cánh tay, đến Kiên ngung lên góc hàm, vào chân răng. Nhánh của nó vào tai, hợp lại với tông mạch (mạch chính ở vùng này). Nếu thực thì răng sâu, điếc, hư thì răng lạnh, tý cách (cơ hoành bị tý). Lấy chỗ tách ra Thiên lịch để chữa.

Biệt (nhánh) của Thủ thiếu dương là Ngoại quan, tách từ ở trên cổ tay 2 tấc, ra ngoài, vòng cánh tay tưới vào ngực, hơn ở tâm bào. Bệnh thực thì khuỷu tay co, hư thì (duỗi) không co được. Lấy chỗ tách ra Ngoại quan để chữa.

Biệt (nhánh) của Túc thái dương là Phi dương, từ trên mắt cá ngoài 7 tấc, tách ra đi vào Thiếu âm. Nếu thực thì ngạt mũi, đau đầu lưng, hư thì chẩy máu mũi. Lấy chỗ tách ra (Phi dương) để chữa.

Biệt (nhánh) của Túc thiếu dương là Quang minh, từ trên mắt cá ngoài 5 tấc tách ra đi vào Quyết âm, xuống liên lạc với mu chân. Nếu thực thì quyết lạnh, hư thì teo cơ đi lại khó, do chân yếu ngồi không đứng lên được. Lấy chỗ tách ra để chữa (Quang minh).

Biệt (nhánh) của Túc dương minh là Phong long. Từ trên mắt cá ngoài 8 tấc tách ra đi vào Thái âm, nhánh của nó dọc bờ ngoài xương chày, lên trên liên lạc với đầu gáy, hợp với kinh khí của các kinh ở vùng đó, xuống liên lạc với hầu họng. Bệnh do khí nghịch thì đau hầu (hầu tý) đột nhiên mất tiếng. Nếu thực thì cuồng điên, hư thì chân không co được, hĩnh (cẳng chân - xương chày) teo khô. Lấy chỗ tách ra (Phong long) để chữa.

Biệt (nhánh) của Túc thái âm là Công tôn. Từ sau khớp bàn ngón chân cái 1 tấc tách ra đi vào dương minh. Nhánh của nó vào liên lạc với trương vị. Quyết khí thượng nghịch (khí lạnh nghịch lên) thì thổ tả, thực thì đau như cắt ở trong ruột, hư thì cổ chướng. Lấy chỗ tách ra (Công tôn) để chữa.

Biệt (nhánh) của Túc thiếu âm là Đại chung, vòng ở gân gót sau mắt cá trong tách ra đi vào Thái dương. Nhánh của nó, cùng kinh thiếu âm đi lên khoảng dưới tâm bào, hướng ra ngoài xuyên cột sống thắt lưng. Bệnh của nó khí nghịch thì phiền muộn, thực thì đái bí, hư thì đau thắt lưng. Lấy chỗ tách ra (Đại chung) để chữa.

Biệt (nhánh) của Túc quyết âm là Lãi câu. Từ trên mắt cá trong 5 tấc, tách ra đi vào thiếu dương. Nhánh của nó dọc xương chày lên tinh hoàn, kết ở dương vật. Bệnh của nó khí nghịch thì tinh hoàn cứng, đột nhiên đau thoát vị. Nếu thực thì dương vật cương dài, hư thì vùng sinh dục ngoài rất ngứa. Lấy chỗ tách ra (Lãi câu) để chữa.

Biệt (nhánh) của mạch nhâm là Vỹ ế (Cưu vỹ), từ dưới mũi kiếm phân tán ra bụng. Nếu thực thì da bụng đau, hư thì ngứa. Lấy nơi tách ra (Cưu vỹ) để chữa.

Biệt (nhánh) của mạch đốc là Trường cường. Kẹp xương cùng đi dọc lên gáy phân tán ở trên đầu, xuống hai bên bả vai, ở đó tách ra đi đến thái dương, xuyên vào xương cùng. Nếu thực thì cứng cột sống, hư thì nửa đầu nặng, ngửng cao đầu thì quay cuồng. Nếu dọc cột sống có bệnh tà (tà khí) thì lấy chỗ tách ra (trường cường) để chữa.

Đại lạc của Tỳ là Đại bao, tách ra ở dưới Uyên dịch 3 tấc, phân bố ở ngực sườn. Nếu thực thì mình đau như dần, hư thì mọi khớp rã rời. Nếu mạch này như một mạng lưới máu ứ thì lấy huyệt đại lạc của tỳ (Đại bao) để chữa.

Trên đây là 15 lạc, nếu thực thì phải nhìn thấy, hư thì lõm xuống. Không nhìn thì thấy cần tìm các huyệt ở trên và dưới (để xác đinh). Do kinh mạch của mỗi người không giống nhau, nên chỗ tách ra của lạc mạch không giống nhau.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 09:22:21 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #10 vào lúc: Tháng Bảy 24, 2017, 02:40:00 PM »

11. Kinh nhánh (Kinh biệt)


Nội dung: Giới thiệu đường đi của 12 kinh nhánh. Kinh nhánh là hệ thống cấu tạo bởi các nhánh tách ra từ 12 kinh mạch, đường đi của chúng ở sâu và dài, từ tứ chi vào nội tạng và sau đó ra đầu cổ. Hệ thống này ở trong phạm vi 12 kinh mạch, ở giữa sự phối ngẫu của các kinh âm dương có quan hệ biểu lý, nghĩa là thủ túc Thiếu âm hợp với thủ túc Thái dương, túc Quyết âm hợp với túc Thiếu dương, thủ túc Thái âm hợp với thủ túc Dương minh, thủ Tâm bào hợp với thủ Thiếu dương gọi là 6 hợp. Xuất, nhập, ly, hợp làm đường nối thông mọi sự liên hệ ở trên đường đi, đó là tác dụng của các nhánh của kinh chính, nên gọi tẳt là kinh nhánh (kinh biệt).

Hoàng đế: Thân thể con người hợp với thiên đạo (Quy luật của tự nhiên), ở trong có ngũ tạng, để ứng với 5 âm (giốc, chủy, cung, thương, vũ), ngũ sắc (xanh, đỏ, vàng, trắng, đen), năm thời (Xuân, Hạ, cuối Hạ, Thu, Đông), năm vị (chua, đắng, ngọt, cay, mặn), năm phương (Đông, Nam, Trung ương, Tây, Bắc); ở ngoài có 6 phủ ứng với 6 luật (là công cụ để định âm thanh - các loại sáo, 6 luật có: Hoàng trung, Thái tộc, Cô tẩy, Nhụy tân, Di tắc, Vô sạ. Ở âm có 6 lữ: Đại lữ, Hiệp chung, Trung lữ, Lâm chung, Nam lữ, Ứng chung. Âm phát ra từ 12 loại nhạc cụ này có âm, có dương ứng với 12 kinh mạch). 6 luật kiến các kinh âm dương, (xây dựng nên 3 kinh âm 3 kinh dương ở tay chân). 12 kinh mạch này hợp với 12 tháng, 12 thần (thìn - giờ cổ, mỗi giờ bằng 2 giờ hiện nay), 12 tiết, 12 kinh thủy, 12 thời. 12 kinh mạch là sự tương ứng của 5 tạng 6 phủ với thiên đạo (quy luật của tự nhiên).

Bị chú: 12 thìn: Từ thiên văn cổ, Đại hỏa, Triết mộc, Tinh kỷ, Huyền hiêu...Tên này đặt theo tên sao để đo chỗ mặt trời mặt trăng giao hội, và định tiết khí trong năm. Cũng có thể hiểu là Tý, Sửu, Dần, Mão Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, hợi.

12 tiết có hai ý:

1) Mỗi chân tay có 3 tiết, cộng 12 tiết (ở người).

2) Mỗi năm có 24 tiết khí. Mỗi tháng có 1 tiết và 1 khí. Như tháng giêng tiết Lập xuân, khí Vũ thủy, tháng 2 tiết Kinh chập, khí Xuân phân, tháng 3 tiết Thanh minh, khí Cốc vũ, tháng 4 tiết Lập hạ, khí Tiểu mãn, tháng 5 tiết Mang chủng, khí Hạ chí, tháng 6 tiết Tiểu thử, khí Đại thử, tháng 7 tiết Lập thu, khí Thử xử, tháng 8 tiết Bạch lộ, khí Thu phân, tháng 9 tiết Hàn lộ, khí Sương giáng, tháng 10 tiết Lập đông, khí Tiểu tuyết, tháng 11 tiết Đại tuyết, khí Đông chí, tháng 12 tiết Tiểu hàn, khí Đại hàn. 12 kinh thủy (12 loại sông ngòi): Thanh thủy, Vị thủy, Hải thủy, Hồ thủy, Nhữ thủy, Thằng thủy, Hoài thủy, Tháp thủy, Giang thủy, Hà thủy, Tế thủy, Chương thủy, so sánh với sự lưu thông củ 12 đường kinh.

12 thời trong một ngày có 12 đơn vị thời gian

Dạ bán - (Nửa đêm 23 - 01g)
Kê minh - (gà gáy 1 - 3g)
Bình đán - (bình minh 3 - 5g)
Nhật xuất - (mặt trời mọc 5 - 7g)
Thực thời - (giờ ăn cơm 7 - 9g)
Ngung trung - (đứng bóng 9 - 11g)
Nhật trung - (giữa ngày 11 - 13g)
Nhật điệt - (xế chiều 13 - 15g)
Bộ thời - (chiều 15 - 17g)
Nhật nhập - (mặt trời lặn 17 - 19g)
Hoàng hôn - (19 - 21g)
Nhân định - (giờ ngủ 21 - 23g)

Ở trạng thái sinh lý, 12 kinh mạch có tác dụng với sự sống của con người, ở trạng thái bệnh lý là cơ sở cho bệnh sinh ra, chuyển biến, về mặt chữa bệnh là cơ sở để chuẩn đoán và chữa bệnh. Người bắt đầu học phải nắm được lý luận của nó, người nghiên cứu phải hiểu những tinh hoa của nó. Người thầy thuốc thường cho nó là dễ nắm, và coi thường, người thầy thuốc giỏi lại cho nó là khó mà tinh thông được các vấn đề cơ bản, tinh hoa của nó.

Xin hỏi tình hình ly hợp, ra vào của các kinh mạch như thế nào?

Kỳ Bá: Đây là vấn đề người thường dễ bỏ qua, người giỏi mới chú ý đến. Cụ thể như sau:

- Kinh túc Thái dương đi đến khoeo chân (tương đương Ủy trung), tách ra một đường đi lên đến dưới xương cụt 5 tấc (Thừa phù) tách một nhánh vào hậu môn, thuộc (về) Bàng quang, phân tán ở thận, theo dọc cột sống đi lên rồi phân tán ở tim, đường thứ hai của nó đi thẳng từ xương cùng dọc lên vùng gáy, rồi đổ về kinh chính Thái dương thành một kinh.

- Kinh túc Thiếu âm đi đến khoeo, tách ra 1 nhánh đi theo kinh Thái dương rồi hợp với kinh này lên đến thận, ở đốt lưng 14 (thắt lưng 2) đi ra thuộc về mạch đới. Nhánh thẳng của kinh lên thẳng đến gốc lưỡi chạy vòng ra vùng gáy, hợp với kinh Thái dương (túc) để thành hợp thứ nhất. Đó là quan hệ kinh âm dương tương hợp, các nhánh của kinh âm đều là các kinh dương chính (vì nhánh của kinh âm đổ vào kinh dương có quan hệ biểu lý).

- Kinh túc Thiếu dương đi tách từ kinh chính ra ở háng (Khí xung) vòng vùng mấu chuyển lớn vào lông mu hợp với Quyết âm. Nhánh của nó vào sườn, đi trong ngực thuộc (về) đởm. Phân tán ở Can, rồi xuyên lên kẹp ở bên họng, ra ở giữa vùng hàm, mang tai, phân tán ở vùng mặt, liên lạc với hệ mạch ở mắt, hợp với kinh Thiếu dương (chính) ở đuôi mắt. Kinh nhánh Quyết âm chân tách từ kinh chính ở mu chân lên đến lông mu, hợp với kinh túc Thiếu dương, rồi cùng kinh nhánh của Thiếu dương đi lên. Đây là hợp thứ hai.

- Kinh nhánh túc Dương minh tách từ kinh chính ở vùng háng, vào bụng thuộc Vị, phân tán ở Tỳ, lên thông với Tâm  dọc theo họng và ra ở mồm, lên sống mũi, liên lạc với hệ mạch ở mắt và hợp với kinh Dương minh (chính). Kinh nhánh Thái âm chân tách từ kinh chính ở háng, hợp với kinh Dương minh rồi cùng với kinh Dương minh đi lên kết ở họng, thông vào lưỡi. Đây là hợp thứ ba.

- Kinh thủ Thái dương tay đi từ ngón tay xuống đến vai tách ra từ kinh nhánh đi vào nách, vào Tâm, liên hệ với Tiểu  trường. Kinh nhánh thủ Thiếu âm tách từ kinh chính ở Uyên dịch giữa hai gân thuộc (về) Tâm, đi lên vào họng hầu ra ở mặt, hợp (với kinh thủ Thái dương tay) ở khóe trong mắt. Đây là hợp thứ 4.

- Kinh nhánh Thiếu dương tay, tách từ kinh chính ở đỉnh đầu, vào hố trên đòn đi xuống Tam tiêu, rồi tẩu tán ở trong ngực. Kinh nhánh Tâm bào tách từ kinh chính ở dưới nách 3 tấc và vào trong ngực, lần lượt đi vào Tam tiêu, rồi ra đi dọc lên họng, ra ở sau tai, hợp với kinh thủ Thiếu dương ở dưới xương chũm (hoàn cốt). Đó là hợp thứ 5.

- Kinh nhánh thủ Dương minh tách từ kinh chính ở Kiên ngung đi vào Trụ cốt (Đại chùy) đi xuống Đại trường, thuộc Phế, lên hầu, ra ở hố trên đòn để hợp với kinh Dương minh. Kinh nhánh Thái âm tay, tách từ kinh chính ở huyệt Uyên dịch, trước kinh Thiếu âm (Tâm) đi vào Phế, phân tán ở thái dương, lên ra ở hố trên đòn, dọc họng, hợp với kinh Dương minh. Đó là hợp thứ 6.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 09:23:26 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #11 vào lúc: Tháng Tám 01, 2017, 02:23:12 PM »

12. Kinh thủy


Nội dung: Nêu lên 12 loại sông ngòi đương thời: Thanh, Vị, Hải, Hồ, Thằng, Hoài, Tháp, Giang, Hà, Tế, Chương. Tình trạng của mỗi loại sông ngòi đều không giống nhau và được dùng để so sánh với tình trạng tuần hoàn của khí huyết 12 kinh. Nó biểu hiện mối quan hệ tương ứng giữa con người và thiên nhiên, lấy sự nông sâu gần xa của mỗi loại sông ngòi để làm chuẩn cho việc châm nông sâu và thời gian lưu kim dài ngắn của châm. Ngoài ra còn phải dựa vào tuổi già trẻ, thân thể to nhỏ, thể lực mạnh yếu để châm.

Hoàng đế: 12 kinh mạch, ngoài hợp với 12 kinh thủy, trong hợp với 5 tạng 6 phủ. 12 Kinh thủy có lớn nhỏ, nông sâu, rộng hẹp, gần xa khác nhau, 5 tạng 6 phủ cũng có cao thấp, lớn nhỏ, tiếp thu tinh hoa của thủy cốc nhiều ít khác nhau. Vậy chúng tương ứng với nhau như thế nào? Kinh thủy tiếp thu nước để chảy, ngũ tạng tàng thần khí hồn phách, 6 phủ thu nạp thủy cốc để hành (hấp thụ tinh hoa của thủy cốc), vận hóa thành tinh khí để phân bố toàn thân, kinh mạch là nơi tiếp nhận huyết để nuôi dưỡng toàn thân. Hợp các mặt đó để điều trị thì có tác dụng gì? Và mức độ châm nông sâu, số mồi ngải cứu nhiều ít như thế nào cho vừa?

Kỳ Bá: Trời cao khó đo, đất rộng khó lường, đó là những vấn đề khó giải đáp. Người sống trong trời đất ở trong 6 hợp (trên trời, dưới đất, trước, sau, phải, trái) chịu ảnh hưởng của sự thay đổi thiên nhiên như thế nào; giống như trời cao khó đo, đất rộng khó lường, khó mà tính ra được.

Nếu lấy một người cao 8 thước có da có thịt (sự nông sâu rộng hẹp của nó), có thể dùng thước để đo, dùng tay để sờ và tính toán ra, khi chết có thể mổ ra để xem độ vững bền dễ vỡ của tạng, độ to nhỏ đựng thức ăn nhiều hay ít của phủ, độ dài ngắn của mạch, sự nhiều ít của khí, độ trong đục của huyết, sự nhiều huyết ít khí hoặc ít huyết nhiều khí, hoặc nhiều khí nhiều huyết hoặc ít khí ít huyết của 12 kinh. Tất cả đều có số cụ thể. Khi chữa bệnh cần châm cứu để điều hòa kinh khí của đường kinh. Mỗi trường hợp đều có chỗ thích hợp riêng của nó.

Bị chú: ("Tố vấn huyết khí hình chí" viết: Thái dương nhiều huyết ít khí; Thiếu dương ít huyết nhiều khí; Dương minh nhiều khí nhiều huyết; Thiếu âm ít huyết nhiều khí; Quyết âm nhiều huyết ít khí; Thái âm nhiều khí ít huyết).

Hoàng đế: Nghe thì rất thích song chưa rõ, mong được sáng tỏ.

Kỳ Bá: Đó là do người phối hợp với các hiện tượng thiên nhiên, ứng với quy luật âm dương cần xem xét kỹ. Túc thái dương bên ngoài hợp với Thanh thủy bên trong thuộc về Bàng quang để thông đường nước. Túc thiếu dương bên ngoài hợp với Vị thủy, bên trong thuộc về Đởm. Túc dương minh bên ngoài hợp với Hải thủy, bên trong thuộc về Vị. Túc thái âm bên ngoài hợp với Hồ thủy, bên trong thuộc về Tỳ. Túc thiếu âm bên ngoài hợp với Nhữ thủy, bên trong thuộc về Thận. Túc quyết âm bên ngoài hợp với Thằng thủy, bên trong thuộc về Can. Thủ thái dương bên ngoài hợp với Hoài thủy, bên trong thuộc về Tiểu trường, nơi đường nước ra ngoài. Thủ thiếu dương bên ngoài hợp với Lũy thủy, bên trong thuộc về Tam tiêu. Thủ dương minh bên ngoài hợp với Giang thủy, bên trong thuộc về Đại trường. Thủ thái âm bên ngoài hợp với Hà thủy, bên trong thuộc về Phế. Thủ thiếu âm bên ngoài hợp với Tế thủy, bên trong thuộc về Tâm. Thủ tâm bào bên ngoài hợp với Chương thủy, bên trong thuộc về Tâm bào. Tất cả 5 tạng, 6 phủ, 12 kinh thủy bên ngoài đều có nguồn, bên trong có cơ quan làm cho trong người tương thông, như vòng kín không có đầu mối, kinh của người cũng thế.

Trời là dương, đất là âm, từ thắt lưng trở lên là trời, từ thắt lưng trở xuống là đất. Hải (bể) đến Bắc là âm (Theo bát quái: Đông trái, Tây phải, Nam trên Bắc dưới - Hải và Bắc chỉ 2 kinh Đởm, Bàng quang dưới kinh Vị. Ba kinh Vị, Đởm, Bàng quang, đều từ đầu xuống chân, từ thắt lưng xuống. Nếu ưỡn người thì Vị ở trên, Đởm, Bàng quang ở dưới, cho nên Hải đến Bắc là âm). Hồ đến Bắc là âm ở trong âm (Nước Hồ là kinh Tỳ, Hồ đến Bắc là kinh Tỳ trở xuống dưới là 2 kinh Can, Thận. Âm trong âm là mặt trong (-) của đùi (-). Kinh Tỳ ở trước hai kinh Can, Thận, nếu ưỡn ngửa người, kinh Tỳ ở trên hai kinh kia), cho nên nói Hồ đến Bắc (Hồ trở xuống) là âm trong âm. Chương đến Nam là dương (Chương thủy - kinh Tâm bào. Chương đến Nam là nói kinh Phế ở trên kinh Tâm bào. Nếu nằm ngửa kinh Phế ở trên kinh Tâm bào, cho nên Chương đến Nam là dương). Từ Hà lên Bắc đến Chương là dương trung chi âm (âm trong dương). (Hà thủy - kinh Phế, Hà (kinh Phế) lên Bắc (xuống dưới) đến Chương (kinh Tâm bào) - dương trung (chi trên) chi âm (mặt trong), nếu nằm ngửa dưới kinh Phế là kinh Tâm bào cho nên viết Hà lên Bắc đến Chương là âm trong dương). Tháp đến Nam đến Giang là thái dương trong dương (Tháp thủy là kinh Tam tiêu, thái dương trong dương - mặt ngoài chi trên, Giang là kinh Đại trường, kinh Tam tiêu và kinh Đại trường đều ở mặt ngoài cánh tay và kinh Đại trường ở trên kinh Tam tiêu). Đây chỉ là một tượng trưng của sự tương hợp của âm dương nhằm nói lên con người gắn với trời đất.

Hoàng đế: Tình hình gần xa nông sâu, nước, huyết, nhiều ít của 12 kinh mạch tương ứng với 12 kinh thủy rất khác nhau, vậy vận dụng vào châm như thế nào?

Kỳ Bá: Kinh Túc dương minh là bể của 5 tạng 6 phủ, mạch to, huyết nhiều, khí thịnh, nhiệt mạnh, châm nó phải sâu và lưu kim mới đuổi được tà khí ra - Túc dương minh châm sâu 6 phân lưu 10 hơi thở. Túc Thái dương sâu 5 phân, lưu 7 hơi thở. Túc thiếu dương châm 4 phân, lưu 5 hơi thở. Túc thái âm sâu 3 phân, lưu 4 hơi thở. Túc Thiếu âm sâu 2 phân lưu 3 hơi thở.

Túc quyết âm sâu 1 phân, lưu 2 hơi thở. Vì kinh dương, âm ở tay, gần (kinh Phế, Tâm) đường của khí, khí lại đến nhanh, nên châm không sâu quá 2 phân và lưu không quá 1 hơi thở. Phải xem xét tình hình già trẻ, to nhỏ, béo gầy, để xử lý khi châm. Đây là theo quy luật biến hóa của tự nhiên - cứu cũng vậy. Nếu cứu quá mức sẽ bị "ác hỏa" là xương khô, mạch sáp. Châm quá mức làm khí thoát.

Hoàng đế: Làm thế nào đo được sự to nhỏ của mạch, ít nhiều của huyết - mỏng dầy của da, chất nhẽo của cơ, to nhỏ của khoeo?

Kỳ Bá: Cái gì có thể đo được thì lấy chuẩn là người trung bình, thịt không teo, khí huyết không suy. Nếu người bị đo lại gầy khẳng khiu thì lấy gì làm chuẩn cho châm? Phải xem xét kỹ, bắt mạch. Xác định vị trí huyệt theo kinh, sờ da, nắn cơ để xem xét cụ thể, rồi căn cứ vào nóng lạnh (của da) thịnh suy (của khí huyết) để điều hòa lại. Như vậy gọi là căn cứ vào tình hình bệnh nhân để có biện pháp thích đáng (để có hiệu quả tốt), và gọi là con đường chính đáng vậy.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 09:24:56 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #12 vào lúc: Tháng Chín 05, 2017, 04:43:14 PM »

Quyển thứ bốn

13. Kinh cân



Nội dung: Đó là hệ thông gân cơ thuộc 12 kinh chính. Bắt đầu từ ngón móng các chi, dọc tứ chi lên cổ gáy bám tận ở đầu mặt và không có bám vào tạng phủ. Chứng hậu của nó chủ yếu là hàn, nhiệt, và cơ co rút, đau, chuột rút v.v...Thiên này nói rõ về đặc điểm về đường đi, triệu chứng và điều trị của 12 kinh cân, thường dùng phiến châm để chữa, lấy đau làm huyệt và châm đến khi có hiệu quả thì thôi.

1. Kinh cân Túc thái dương bắt đầu ở ngón chân út, lên kết ở mắt cá ngoài (Bộc tham), chếch lên kết ở gối đi xuống ở ngoài bàn chân, kết ở gót, theo gót lên kết ở khoeo. Nhánh của nó kết ở phía ngoài bắp chân, lên bờ trong khoeo, cùng nhánh ở giữa khoeo lên kết ở mông, lên kẹp dọc cột sống lên gáy. Nhánh của nó tách ra kết ở gốc lưỡi. Nhánh thẳng của nó kết ở xương chẩm trên đầu, xuống mặt, kết ở mũi. Nhánh của nó bám quanh hố mắt, xuống kết ở xương gò má. Nhánh của nó từ bờ ngoài sau nách kết ở Kiên ngung. Nhánh của nó vào dưới nách, lên ra ở hố trên đòn, chếch lên ra ở xương má.

Bệnh của nó: Ngón út co, gót sưng đau, khoeo co rút, sống lưng ưỡn cong, gân gáy co cấp, vai không cử động được, nách đau vặn đến hố trên đòn, không thể cử động sang phải sang trái. Chữa dùng phiến châm (Hỏa châm) châm thật nhanh, châm đến khỏi thì thôi, lấy chỗ đau làm huyệt. Được gọi là chứng tý của tháng Trọng xuân (tháng 2).

2. Kinh cân Túc thiếu dương bắt đầu ở ngón chân thứ 4 lên kết ở mắt cá ngoài, dọc theo bờ ngoài xương chày, kết ở bờ ngoài gối. Nhánh của nó từ ngoài xương mác, đi lên đến vùng háng, nhánh trước kết ở phía trên Phục thỏ, nhánh sau kết ở vùng cùng cụt - Nhánh thẳng của nó lên chỗ lõm mềm dưới sườn và mạng mỡ, lại lên đến bờ trước nách đến phía ngực gần vú, lên kết ở Khuyết bồn, nhánh đi thẳng lên, ra ở nách, qua Khuyết bồn, ra trước thái dương, vòng sau tai, lên góc trán, giao ở đỉnh đi xuống hàm, lên kết ở xương má, trong đó một nhánh kết ở đuôi mắt, là ngoại duy của mắt.

Bệnh của nó: Ngón chân thứ 4 co quắp, kéo theo chuột rút ờ bờ ngoài gối. Khớp gối không co duỗi được, gân ở khoeo co gấp, phía trước kéo theo vùng háng, phía sau kéo theo vùng cùng cụt, lên nữa làm mạng mỡ dưới sườn đau, lên kéo đến gân ở Khuyết bồn, ngực vú cổ đều co lại. Gân từ bên trái sang bên phải bị co rút thì mắt phải không mở được, do gân này lên đến góc trán phải, đi cùng với hai mạch âm dương kiều. Gân bên trái sang bên phải, làm cho chân bên phải không vận động được, gọi là gân giao nhau. Cách chữa dùng phiến châm, thủ pháp thật nhanh, châm nhiều lần đến khi có hiệu quả thì thôi, lấy chỗ đau làm huyệt, gọi là Mạnh xuân tý (Mạnh xuân là tháng 1, Mạnh xuân tý là chứnh tý phát vào tháng 1 ở Thiếu dương chân).

3. Kinh cân Túc dương minh bắt đầu ở 3 ngón chân giữa, kết ở mu chân, đi chếch ra ngoài lên phụ cốt (lồi củ), kết ở bờ ngoài gối, thẳng lên kết ở bễ khu (mấu chuyển lớn) đi lên cạnh sườn, vào trong bám vào cột sống. Nhánh thẳng của nó, lên dọc xương chày, kết ở gối. Nhánh của nó kết ở ngoài phụ cốt (đầu xương mác) hợp với Thiếu dương. Nhánh thẳng của nó dọc lên trước đùi (Phục thỏ) kết ở vùng háng, tụ ở bộ phận sinh dục ngoài, lên bụng phân ra đến khuyết bồn lại kết lại, lên cổ, kẹp ở hai bên mép, hợp ở xương gò má xuống kết ở mũi, lên hợp ở thái dương. Thái dương là màng lưới trên của mắt, Dương minh là màng lưới dưới của mắt, nhánh của nó từ má ra kết ở trước tai.

Bệnh của nó: Chuột rút từ ngón chân giữa đến cẳng chân, co ở chân mày và cứng, Phục thỏ (cơ trước đùi) chuột rút, phía trước háng sưng, thoát vị bìu, co cơ bụng kéo cả vùng hố trên đòn và má, đột nhiên méo mồm. Nếu bệnh cấp thì mắt không nhắm được, nếu nhiệt thì cân mềm, mắt không mở được. Cơ mặt bị hàn thì thì co lại kéo má mồm méo xệch, nếu bị nhiệt thì cân mềm nhẽo, không co được nên méo mặt. Chữa bằng dùng mã cao (mỡ ngựa = can bình nhu nhuận, có thể dưỡng cân chữa tý) dán chỗ bị hàn co; lấy rượu trắng và quế bột đắp lên ở bên liệt, lấy tang câu (cành dâu có móc) móc nó rồi lấy than củi dâu để ở hố dưới đất, hố nông sâu vừa đủ người ngồi trên thấy ấm là được. Một mặt lấy cao (mỡ ngựa) làm nóng phía má bị co, uống rượu ngon ăn thịt rán ngon - người không uống được rượu cũng phải uống và xoa bóp 3 lần bên bệnh, có thể khỏi. Dùng kim đốt lên chữa bệnh ở kinh cân, thủ pháp nhanh, đến khi thấy có hiệu quả thì thôi. Lấy điểm đau làm huyệt. Chứng đó gọi là Quý xuân tý (Quý xuân là tháng 3, Quý xuân tý là chứng tý ở Túc dương minh phát vào tháng 3).

4. Kinh cân Túc thái âm bắt đầu từ cạnh trong ngón chân cái, lên kết ở mắt cá trong, nhánh thẳng của nó lên phụ cốt (lồi củ) phía trong gối (Âm lăng tuyền) lên mặt trong đùi, kết ở háng, tụ ở vùng sinh dục ngoài, lên bụng kết ở rốn, dọc trong bụng, kết ở sườn, tán ra ở ngực, nhánh phía trong của nó bám vào cột sống.

Bệnh của nó: Ngón chân cái đến mắt cá trong đau, chuột rút đau, phụ cốt (lồi củ) mặt trong gối đau, mặt trong đùi kéo đến háng đau, sinh dục ngoài đau xoắn, lan lên làm rốn, hai sườn đau, làm cả trong ngực và cột sống đau. Chữa nó phải dùng kim đốt lên châm nhanh, nhiều lần đến khi có hiệu quả, lấy điểm đau làm huyệt gọi là Mạnh thu tý (Túc thái âm ứng với khí tháng 8 trung thu, tức Trọng thu chứ không phải Mạnh thu. Có thể nhầm với điều Túc thiếu âm vì nó ứng với Mạnh thu) (Cảnh Nhạc).

5. Kinh cân Túc thiếu âm bắt đầu từ dưới ngón chân út cùng đi với kinh cân Túc thái âm, đi chếch dưới mắt cá trong, kết ở gót, hợp với kinh cân Thái dương và lên kết ở phía dưới trong phụ cốt (lồi củ), đi cùng kinh cân Thái âm, lên mặt trong đùi, kết ở sinh dục ngoài, dọc trong cột sống đi kẹp từ xương cùng lên gáy kết ở xương chẩm, hợp với kinh cân Thái dương.

Bệnh của nó: Gan chân chuột rút, và những chỗ kết của nó đau và chuột rút. Bệnh ở kinh đó có động kinh, co quắp, co giật. Nếu ở ngoài (lưng) thì không cúi được, nếu ở trong thì không ngửa được. Chữa: Dùng kim đốt lên châm nhanh, đến khi có hiệu quả, lấy điểm đau làm huyệt, ở trong thì dán cao làm nóng xoa bóp đạo dẫn, uống thuốc (thư cân dưỡng huyết). Nếu có soắn vặn người, cơn soắn vặn ngày một nhiều thì không chữa được, gọi là "Trọng thu tý" (Trọng thu tý có lẽ nhầm, đáng là Mạnh thu tý, vì Túc thiếu âm là kinh sinh âm ứng với khí tháng 7) (Cảnh Nhạc).

6. Kinh âm Túc quyết âm bắt đầu từ trên ngón chân cái, lên kết ở dưới mắt cá trong, dọc cẳng chân, lên kết ở dưới mắt cá trong phụ cốt (lồi củ), lên dọc mặt đùi kết ở sinh dục ngoài liên lạc với các cân ở đây.

Bệnh của nó: Từ ngón cái đến trước mắt cá trong đau, nội phụ (mặt trong lồi củ) đau, mặt trong đùi đau và chuột rút, sinh dục ngoài liệt, bị nội thương (do trác táng) thì không cương được, bị lạnh thì co chun lại, bị nhiệt thì dương vật dài ra không co lại, chữa nó cần thanh âm khí (kinh khí của bản kinh) hành thủy - Chữa chuột rút bằng kim đốt lên châm nhanh đến khi có hiệu quả, lấy một điểm đau làm huyệt, gọi là Quý thu tý (Quý thu = tháng 9, Quý thu tý là chứng tý ở Túc quyết âm phát vào tháng 9).

7. Kinh cân Thủ thái dương bắt đầu từ trên ngón tay út, kết ở cổ tay lên dọc bờ trong cánh tay, kết ở mặt trong sau mỏm khuỷu, bật vào đó thì cảm giác lan đến tận ngón út, lên kết ở dưới nách. Nhánh của nó đi vào sau bờ nách lên vòng xương bả, dọc cổ ra trước thái dương (túc), kết ở hoàn cốt (xương chũm) sau tai. Nhánh của nó vào trong tai. Nhánh thẳng ra ở trên tai, xuống kết ở hàm, lên thuộc về đuôi mắt.

Bệnh của nó: Đau từ ngón út lên mặt trong sau mỏm khuỷu, dọc mặt trong cánh tay và dưới nách, dưới nách đau, bờ sau nách đau, đau vòng bả vai lên cổ, làm tai ù đau lan ra hàm, phải nhắm mắt một lúc mới nhìn rõ, cơ cổ co rút, có thể làm cho gân nhẽo, cổ sưng (chứng tỏ đang có) sốt rét ở cổ. Nếu có sưng, dùng kim nhọn sắc để chữa. Đường chính lên góc hàm, qua trước tai, lên đuôi mắt, lên trán kết ở góc trán. Chỗ đau là chỗ cân đi qua và có chuột rút. Chữa nó dùng kim đốt lên, châm nhanh đến khi có hiệu quả, lấy điểm đau làm huyệt, gọi là Trọng hạ tý (Trọng hạ tý tháng 5, Trọng hạ tý là chứng tý ở Thủ thái dương phát vào tháng 5).

8. Kinh cân Thủ thiếu dương bắt đầu từ ngón thứ 4, kết ở cổ tay, đi ở giữa cẳng tay lên kết ở khuỷu lên vòng ở bờ ngoài cánh tay, lên vai, đi ở cổ, hợp với Thủ thái dương. Nhánh của nó, từ góc hàm vào gốc lưỡi. Nhánh của nó lên góc hàm, qua trước tai, đến đuôi mắt, lên trán, kết ở góc trán.

Bệnh của nó: Sẽ có chuột rút trên đường đi của kinh hoặc rút lưỡi. Chữa nó dùng kim đốt lên, châm nhanh đến khi có hiệu quả, lấy điểm đau làm huyệt. Gọi là Quý hạ tý (Quý hạ là tháng 6, Quý hạ tý là chứng tý Thủ thiếu dương phát vào tháng 6).

9. Kinh cân Thủ dương minh bắt đầu từ ngón trỏ, lên kết ở cổ tay, dọc cánh tay, lên kết bờ ngoài khuỷu, lên cẳng tay kết ở mỏm vai. Nhánh của nó vòng bả vai, kẹp cột sống. Nhánh thẳng của nó từ Kiên ngung (mỏm) lên cổ. Nhánh của nó lên má, kết ở gò má. Nhánh thẳng của nó, lên ra ở trước Thủ thái dương, lên góc trán trái liên lạc với đầu, lại xuống hàm phải.

Bệnh của nó: Nơi kinh đi qua đau và chuột rút, vai không giơ được, cổ không quay để nhìn bên phải, trái được. Chữa nó dùng kim đốt lên, châm nhanh đến khi có hiệu quả, lấy điểm đau làm huyệt, gọi là Mạnh hạ tý (Mạnh hạ là tháng 4, Mạnh hạ tý là chứng tý Thủ dương minh phát vào tháng 4).

10. Kinh cân Thủ thái âm bắt đầu từ ngón cái, dọc ngón tay lên kết ở sau Ngư tế, đi ở bờ ngoài thốn khẩu lên ở cẳng tay, kết ở giữa khuỷu, lên bờ trong cánh tay, vào nách ra ở khuyết bồn, xuống kết ở trong ngực, phân tán và xuyên tâm vị của dạ dầy rồi hợp lại và đến mạng mỡ.

Bệnh của nó: Đau, chuột rút nơi kinh đi qua, nếu đau nhiều có thể thành chứng "tức bôn" co thắt ở mạng mỡ (lườn) nôn máu. Chữa nó dùng kim đốt lên, châm nhanh đến khi có hiệu quả, lấy điểm đau làm huyệt, gọi là Trọng đông tý (Trọng đông là tháng 11. Trọng đông tý là chứng tý Thủ thái âm phát vào tháng 11).

11. Kinh cân Thủ tâm chủ bắt đầu từ ngón giữa, đi cùng kinh cân Thái âm, kết ở mặt trong khuỷu tay, lên mặt trong cánh tay, kết ở dưới nách, đi xuống phân tán ở phía trước, phía sau và kẹp ở sườn. Nhánh của nó vào nách, phân tán trong ngực, kết ở tâm vị.

Bệnh của nó: Chuột rút nơi kinh đi qua, đau ngực, tức bôn. Chữa nó dùng kim đốt lên, châm nhanh đến khi có hiệu quả, lấy điểm đau làm huyệt, gọi là Mạnh đông tý (Mạnh đông là tháng 10, Mạnh đông tý là chứng tý Thủ tâm chủ, phát vào tháng 10).

12. Kinh cân Thủ thiếu âm bắt đầu từ bờ trong ngón út, kết ở xương nhọn (đậu) lên kết ở bờ trong khuỷu, lên vào nách, giao với thái âm, đi kẹp cạnh vú, kết ở trong ngực, dọc phần trên tâm vị, xuống liên lạc với rốn.

Bệnh của nó: Khi bên trong co rút (thì vùng dưới tâm cứng) sờ thấy gọi là "Phục lương", ở dưới là một lưới làm khuỷu co lại, có gân đau và chuột rút nơi kinh đi qua. Chữa nó dùng kim đốt lên, châm nhanh đến khi có hiệu quả, lấy điểm đau làm huyệt. Nếu có "Phục lương" (cứng đau dưới vùng tim), thổ máu mủ thì chết. Bệnh của kinh cân, khi bị lạnh thì cân co lưng ưỡn, bị nhiệt thì cơ nhẽo không co được, âm suy không cương được. Dương (lưng thuộc dương) bị cấp (chuột rút) thì lưng ưỡn, âm (bụng thuộc âm) bị cấp (chuột rút) thì người co không thẳng được. Dùng kim đốt lên (tức hải châm) chỉ chữa cho chứng bị hàn làm chuột rút thôi, chứng do nhiệt thì cơ nhẽo không co được, nên không dùng nó chữa cho chứng do nhiệt. Gọi là Quý đông tý (Quý đông là tháng 12, Quý đông tý là chứng tý Thủ thiếu âm phát vào tháng 12).

Kinh Túc dương minh, Thủ thái âm, nếu bị cấp (gân co rút) thì có méo mặt lệch mắt (đầu đuôi mắt co rút) nhìn vật không rõ v.v... Chữa nó dùng kim đốt lên, châm nhanh đến khi có hiệu quả, lấy điểm đau làm huyệt như trên.
« Sửa lần cuối: Tháng Sáu 11, 2020, 03:59:43 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #13 vào lúc: Tháng Chín 08, 2017, 11:04:31 AM »

14. Độ dài của xương - Cốt độ


Nội dung: Trên một người cao 75 tấc, người ta phân các đoạn xương dài ngắn, rộng hẹp khác nhau bằng cùng một tấc phân tiêu chuẩn nhất định. Nó vừa có tác dụng đo độ dài của kinh mạch, vừa có tác dụng tìm huyệt theo kinh.

Hoàng đế: Tính độ dài ngắn của kinh mạch theo tiêu chuẩn nào?

Kỳ Bá: trước hết phải đo được sự lớn bé, rộng hẹp, dài ngắn của xương khớp rồi dựa vào đó để đo độ dài của kinh mạch.

Hoàng đế: Ở người cao 7 thước 5 tấc (75 tấc), độ dài của các xương khớp thân thể ra sao?

Kỳ Bá: Vòng đầu (qua lông mày, xương chẩm): 2 thước 6 tấc. Vòng ngực (qua vú): 4 thước 5 tấc. Vòng thắt lưng (qua rốn): 4 thước 2 tấc. Chân tóc trước trán đến chân tóc gáy: 1 thước 2 tấc, chân tóc đến cằm: 1 thước. Nên dùng phép triết chung (để tính). Cũng có người: Chân tóc gáy đến chân tóc trán, chân tóc trán đến cằm đều 1 thước 1 tấc.

Yết hầu đến chỗ lõm trên xương ức: 4 tấc. Chỗ lõm trên xương ức đến bờ trên mũi kiếm (bờ dưới xương ức): 9 tấc, nếu dài hơn là phế to, nếu ngắn hơn là phế nhỏ. Từ bờ dưới xương ức đến thiên khu (ngang rốn): 8 tấc. Nếu dài hơn là vị to, nếu ngắn hơn là vị nhỏ. Thiên khu (rốn) đến xương mu: 6 tấc 5 phân, dài hơn là hồi tràng to dài, ngắn hơn là hẹp, ngắn. Xương mu dài 6 tấc 5 phân. Bờ trên xương mu đến bờ trên lồi củ (trong xương đùi) 1 thước 8 tấc, bờ trên lồi củ trong (xương đùi) đến bờ dưới lồi củ trong (xương chầy): 3 tấc 5 phân. Bờ dưới lồ củ trong (xương chày) đến mắt cá trong: 1 thước 3 tấc. Mắt cá trong đến mặt đất: 3 tấc. Giữa khoeo đến bờ trên xương gót: 1 thước 6 tấc. Bờ trên xương gót đến mặt đất: 3 tấc. Nếu vòng xương to thì thái quá, nếu vòng xương nhỏ thì bất cập.

Góc trán đến trụ cốt (gốc của xương cổ, chỗ nhô lên của xương cổ ngang bờ trên hai xương bả): 1 thước. Phân nách không nhìn thấy (đầu nếp nách trước) đến đầu nếp nách sau: 4 tấc. (Hố) nách đến bờ sườn: 1 thước 2 tấc. Bờ sườn đến bờ trên mấu chuyển lớn: 6 tấc. Bờ trên mấu chuyển lớn đến khe ngoài khớp gối: 1 thước 9 tấc. Khe ngoài khớp gối đến mắt cá ngoài: 1 thước 6 tấc. Mắt cá ngoài đến Kinh cốt (huyệt Kinh cốt): 3 tấc. Từ kinh cốt (bờ sau đầu sau xương bàn chân) đến mặt đất: 1 tấc.

2 hoàn cốt (mỏm trâm chũm sau tai) cách nhau 9 tấc. Hai nhĩ môn (huyệt) cách nhau 1 thước 2 tấc. Hai gò má cách nhau 7 tấc. Hai đầu vú cách nhau 9 tấc 5 phân. Hai bờ trong nếp bẹn cách nhau 6 tấc 5 phân.

Bàn chân dài 1 thước 2 tấc, rộng 4,5 tấc. Vai đến khuỷu: 1 thước 7 tấc, khuỷu đến cổ tay: 1 thước 2 tấc 5 phân, cổ tay đến khớp bàn ngón tay: 4 tấc, khớp bàn ngón tay đến đầu ngón: 4 tấc 5 phân.

Chân tóc gáy đến Đại chùy 2 tấc 5 phân (Giáp ất kinh: 3 tấc), đốt lưng 1 đến xương cùng có 21 đốt dài 3 thước. Đốt lưng trên mỗi đốt dài 1 tấc 4 phân 1 ly, không kể số lẻ nữa, 7 đốt lưng trên đến đốt lưng 1 là 9 tấc 8 phân 7 ly. Đó là độ dài trung bình các xương của mọi người, và là cơ sở để xác định độ dài của kinh mạch. Những kinh mạch nhìn thấy trên người, loại nổi và chắc, hoặc nhìn rõ và to là có nhiều huyết, loại nhỏ và chìm là có nhiều khí.

Bị chú: "Thần ứng kinh" và "Loại kinh đồ dực" tính thêm: 7 đốt ở giữa mỗi đốt 1 tấc 6 phân 1 ly, cộng 1 thước 1 tấc 2 phân 7 ly (14 đốt là 9 thước 8 phân 7 ly + 1 thước 1 tấc 2 phân 7 ly = 2 thước 1 tấc 1 phân 4 ly), 7 đốt ở dưới mỗi đốt 1 tấc 2 phân 6 ly cộng 8 tấc 8 phân 2 ly. Tổng cộng 21 đốt là 2 thước 9 tấc 9 phân 6 ly).
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 09:28:54 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #14 vào lúc: Tháng Chín 09, 2017, 05:05:18 PM »

15. Năm mươi chu kỳ (Ngũ thập dinh)


Nội dung: Giới thiệu thời gian, độ dài, số chu kỳ kinh khí vận hành trong cơ thể có kết hợp với trạng thái vận hành của thiên thể. Mỗi ngày đêm vận hành 50 chu kỳ, cộng 13.500 hơi thở, mỗi hơi thở đi 6 tác, toàn độ dài mà khí đã đi là 810 trượng. Sự vận này tương ứng với thiên thể  đi 28 sá (sao), trong thời gian 100 khắc (theo đồng hồ nước cổ).

Hoàng đế: Năm mươi chu kỳ là thế nào?

Kỳ Bá: Vòng vận hành của thiên thể là 28 sá, cự ly mỗi sá (sao) là 36 phân. Kinh khí của người vận hành trong một ngày đêm tương đương với thiên thể vận chuyển trong một ngày là 1008 phân (28 . 36 + 1008 phân). Kinh mạch của người trên dưới, phải trái, trước sau là 28 mạch (12 kinh. 2 + Nhâm +Dốc + Âm kiểu + Dương kiểu) đi một vòng toàn thân + 16 trượng 2 thước, ứng với một ngày đêm thiên thể đi 28 sá và đồng hồ nước điểm 100 khắc. Ở người trong thời gian thở ra mạch đập 2 lần, khí hành 3 tấc, trong thời gian hít vào mạch đập 2 lần, khí hành 3 tấc - như vật một hơi thở khí hành 6 tấc. 10 hơi thở khí hành 60 tấc, mặt trời hành 2 phân (27 hơi, khí hành 1 trượng 6 thước 2 tấc. Một ngày đêm 50 chu kỳ là 1008 phân. Như vậy một chu kỳ là 1008 : 50 = 20 phân 1 ly 6 hào, thời gian khí hành được 16 trượng 2 thước. Vòng nhỏ là 1/10 chu kỳ, tương đương mặt trời hành 2 phân (16 trượng 2 thước : 10 = 1 trượng 6 thước 2 tấc, 20 phân 1 ly 6 hào :10 + 2 phân...).

270 hơi thở khí hành 16 trượng 2 thước, khí hành (trên dưới) giao (lưu với nhau, trong ngoài thông với nhau ở trong mạch). Thời gian vận chuyển được một chu kỳ toàn thân là 2 khắc đồng hồ nước, mặt trời hành 25 phân (Giáp ất kinh ghi là 20 phân - có lẽ đúng hơn vì 1008 phân : 50 chu kỳ + 20 phân) 540 hơi thở, khí hành 2 chu kỳ với thời gian 4 khắc, mặt trời hành 40 phân. 2700 hơi thở, khí hành 10 chu kỳ toàn thân, với 20 khắc, mặt trời hành 5 sao 20 phân (mỗi sao 36 phân, 5 . 36 + 20 + 200 phân).

13.500 hơi thở, khí hành 50 chu kỳ với 100 khắc, mặt trời hành 28 sao (28 . 36 phân = 1008 phân), khi giọt nước cuối cùng của đồng hồ giỏ xuống thì khí cũng vừa đi tròn 50 chu kỳ toàn thân. Cái gọi là giao thông, ý nói là cùng vận hành theo đúng con số. 50 chu kỳ đáp ứng tuổi thọ của trời đất với tổng số đường đi là 810 trượng.

Phụ giải:

1. 1 sá là 36 phân. 28 sá là 28 . 36 = 1008 phân.

2. Mỗi ngày đêm mặt trời đi 1008 phân - Tính theo 50 chu kỳ sẽ là 1008 : 50 = 20 phân 16. 10 chu kỳ 201 phân 6 ly = 5 sá 21 phân 6 ly.

3. Đồng hồ nước chia ngày đêm ra 100 khắc, mỗi khắc 60 phân, vậy 100 khắc . 60 = 6000 phân - tương đương với hiện tại 24h . 60m . 60s = 86400 giây. Vậy 1 phân (cổ) bằng 86400/6000 = 14,4 giây, 1 khắc là 86400/100 = 864 giây = 14 phút 24 giây. 2 khắc là 28m 48s.

4. khí hành 1 chu kỳ với 270 hơi thở được 16 trượng 2 thước, cần 2 khắc (864 . 2 = 1728 giây). Mỗi hơi thở sẽ là 1728/270 = 6 sec 4 vậy là hơi thở chậm sâu.

5. 28 sao là:

Phương Đông có: Giác, Khương, Chi, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ.

Phương Bắc có: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.

Phương Tây có: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm.

Phương Nam có: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 09:29:59 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: [1] 2 3 ... 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn