Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 19, 2024, 07:55:40 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thiều Chửu  (Đọc 2854 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« vào lúc: Tháng Mười Hai 01, 2014, 02:59:45 PM »

Thiều Chửu (1902–1954) là nhà văn hóa, dịch giả và cư sĩ Việt Nam, tác giả Hán Việt tự điển nổi tiếng.


Cuộc đời

Ông tên thật là Nguyễn Hữu Kha, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Trung Tự, phường Đông Tác cũ, nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Thân phụ của ông là Nguyễn Hữu Cầu, quen gọi là cụ cử Đông Tác, từng tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục nên bị thực dân Pháp đày đi Côn Đảo. Thiều Chửu, có nghĩa là cái chổi quét bụi, tâm nguyện của ông là "cây chổi quét bụi ấy sẽ làm trong sáng giáo hội qua ngòi bút cải cách của mình". Ngoài ra, "hàng ngày phải lau quét bụi trần tham nhiễm, đừng để gương lòng vẩn đục bởi phiền não vô minh che lấp".

Từ nhỏ Thiều Chửu đã phải vất vả làm việc. Được bà nội và bác ruột dạy chữ Hán, cùng đức tính kiên trì tự học, dần dà ông đã am hiểu chữ Hán, Nho giáo và Phật giáo, lại thông thạo các tiếng Anh, Pháp, Nhật.

Đi sâu nghiên cứu Phật giáo, năm 1932-1933 ông cho ra đời bản dịch Khóa hư lục, "bộ kinh cứu khổ cho đời" mà theo ông tác giả là vua Trần Nhân Tông, vị tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam (theo Đào Duy Anh thì tác giả là vua Trần Thái Tông).

Sau khi Hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập năm 1934 và ra báo Đuốc tuệ, Thiều Chửu nhận lời làm quản lý và biên tập cho tờ báo. Ông cũng tham gia thành lập Hội truyền bá quốc ngữ để nâng cao dân trí.

Năm 1941, khi trường Phật học Phổ Quang được mở, ông đảm nhận việc dạy chữ Hán, giảng kinh và chủ trì các khóa lễ mà nhiều học viên sau này trở thành các bậc tu hành có uy tín như Hòa thượng Thích Tâm Tịch, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Năm 1945, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời ông ra làm Bộ trưởng Bộ Giáo Dục trong chính phủ Lâm thời, nhưng ông từ chối để tiếp tục việc giảng dạy cho các lớp Phật giáo, cùng Cô nhi, để theo con đường tu trì lợi tha mà mình đã chọn.

Năm 1946 ông cùng một lớp học tăng ni và một số trẻ mồ côi hội Tế Sinh đi theo kháng chiến chống Pháp, tham gia lao động sản xuất, giáo dục, viết và dịch sách.

Ngoài bộ Hán Việt tự điển có giá trị vượt thời gian, ông còn dịch 14 bộ kinh căn bản của đạo Phật như Kinh Di Đà, Thủy Sám, Địa Tạng, Kim Cương Bát Nhã, Viên Giác, Pháp Hoa, Dược Sư, Phả Môn, Di Giáo, Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Lễ Sáu Phương, Lục Tổ Đàn Kinh, Khóa Hư. Các sách dịch khác của ông có thể kể: Vì sao tôi tin Phật giáo, Phật học cương yếu, Tây du ký...

Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận (NXB Lá Bối, 1985) đã đánh giá "các bản dịch của ông rất đặc sắc, đọc rất êm tai, nghĩa lý khá rõ ràng", nhất là văn trong Khóa Hư "là văn biền ngẫu rất khó dịch".

Ông cũng viết các sách về Phật học như Sự tích Phật tổ diễn ca, Nhòm qua cửa Phật, Cải tà quy chính, Khóa tụng hàng ngày, Con đường Phật học thế kỷ 20.

Ngày 15.7.1954 tức ngày 16.6 năm Giáp Ngọ, sau khi từ biệt học trò, lễ tạ bốn phương, ông đã kết thúc đời mình tại sông Đuống, thuộc Đồng Mỹ- Thái Nguyên, để cúng dường Tam Bảo tấm lòng trong sáng thanh tịnh của mình, và để giữ toàn khí tiết trong nhà Nho, một người yêu nước chân chính, một cư sĩ hoàn thành nhiệm vụ giáo hóa cho đạo và đời. Ông mất năm 52 tuổi với 30 năm công quả cống hiến cho sự nghiệp đạo pháp.

Trong sự nghiệp phiên dịch và trước tác, ông đã để lại cho hậu thế một di sản tác phẩm quí báu.Tăng Ni Phật tử đều trân trọng sự thâm nhập giác ngộ cao của ông qua các kinh sách được tiếp tục lưu truyền:

1.      Phật học cương yếu.

2.      Khóa Hư Kinh diễn giải.

3.      Sự Tích Phật Tổ diễn ca.

4.      Giải thích truyện Quan Âm Thị Kính

5.      Con đường học Phật thế kỷ XX này.

6.      Nhòm qua cửa Phật.

7.      Cải tà qui chính.

8.      Thế nào là Phật và Phật pháp.

9.      Lục Tổ Đàn Kinh.

10.  Khóa tụng hằng ngày.

11.  Bốn mươi tám phép niệm Phật.

12.  Vì sao tôi tin Phật Giáo ( dịch của B.Brongthon).

13.  Kinh lễ sáu phương (dịch)

14.  Kinh Di Giáo (dịch).

15.  Kinh Di Đà (dịch).

16.  Kinh Tứ Thập Nhị Chương ( dịch).

Cư sĩ Thiều Chửu- Nguyễn Hữu Kha là một Phật tử xứng đáng tiêu biểu cho hàng cư sĩ trong tứ chúng môn đồ của Phật. Bàn tay đóng góp của người ghi đậm trong lịch sử chấn hưng Phật giáo miền Bắc Việt Nam. Và hơn nữa, xứng đáng là gương mẫu tiêu biểu cho sự trọng thị một nhân cách khiêm ái từ hòa của người con Phật.

Nguồn:http://sachxua.net
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 14, 2015, 09:00:59 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn