Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Ba 29, 2024, 06:58:37 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những bí mật của khí công  (Đọc 6106 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« vào lúc: Tháng Bảy 03, 2010, 07:26:57 PM »

I GONG hay CHI KUNG tức KHÍ CÔNG, xuất hiện tại Trung Quốc hàng nghìn năm về trước. Khí công, hay luyện thở lại được biết tới và đạt nhiều thành công lớn trong những năm gần đây. Nhà nước Trung Quốc đã đặt ra các Viện chuyên tìm kiếm và tổ chức những cuộc hội thảo về chủ đề này. Thầy Wang Qiang, thành viên của Viện khoa học Xã hội Thượng Hải đã giúp phóng viên J.P.Maillet, tạp chí Karate Bushido, hiểu thêm một số vần đề về khí công. SỔ TAY VÕ THUẬT xin được lược dịch để bạn đọc tìm hiểu

Ở Trung Quốc, Qi Gong chẳng xa lạ gì với mọi người, nhưng hiểu cho đúng nghĩa của nó thì quả thật khó. Trước hết, từ ngữ ấy dùng để chỉ cho thuật sống lâu mà người ta đã tìm được trong ba tôn giáo thịnh hành trên đất nước Trung Quốc cổ là Khổng giáo, Phật giáo và Lão giáo. Đặc biệt nhất là với đạo Lão. Chiết tự ra thì QI có nghĩa là sức thúc đẩy, sức ép, là khí. QI một phần là để chỉ sự nén ép, thúc đẩy khi thở, và phần khác chỉ sự nén ép nhưng không do hơi thở. Sự nén ép nhưng không thở ấy tồn tại trong cơ thể con người để thành ra GONG (công). Ý niệm về sự nén ép không thở là một trong những nền tảng hình thành nền y học truyền thống. Thực hành nén ép do thở và không thở giúp con người giữ được sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ. Các môn sinh của đạo Lão đi xa hơn, và tin rằng nhờ thực hiện phương pháp này mà con người có thể đạt đến trường sinh bất tử, có nghĩa là đi vào cuộc sống vĩnh cửu.

Võ thuật và các bậc thầy về khí công

Khí công không chỉ dành luyện tập để nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ mà còn ứng dụng hữu hiệu ngay trong lãnh vực võ thuật. Nếu luyện đúng mức (đòi hỏi nhiều công phu gian khổ và căn cốt đặc biệt), ta có thể sử dụng “Xung đả khí công”, còn gọi là “Sát thương khí công” để hạ đối thủ hay thực hiện nhiều công năng phi thường khác.

Các bậc thầy về khí công có thể chỉ rõ bản chất và bộ phận gây bệnh. Các vị cũng có thể dựa vào việc hít vào theo phương pháp của khí công để giúp cơ thể chống lại bệnh, hoặc có thể làm tiêu tan hay tống khứ ra ngoài những sỏi sạn nằm trong thận, bọng đái hoặc túi mật… Có những bậc thầy trình diễn những màn về sức mạnh của khí công khó mà ngờ được. Họ có thể “cắt cột thép bằng bàn chân”, “thọc kiếm vào cổ họng”, hay “nhai ngấu nghiến những mảnh thủy tinh vỡ”…

Trong mấy năm trở lại đây, con người đã thấy được những điều đáng quý nhất do khí công mang lại. Thế là không thiếu người lợi dụng khí công để làm giàu, nhưngkhông phải ai cũng hiểu rõ nền tảng khoa học của khí công. Nếu không thông hiểu, không được hướng dẫn tập luyện một cách có phương pháp, không được theo dõi thì sẽ dễ dàng bị đánh lừa, sức khỏe sẽ bị tàn phá, thân thể sẽ bị nguy hiểm. Kể từ khi khí công sống trở lại, nhiều kẻ nhẹ dạ, đam mê nó nhưng không tìm hiểu cặn kẽ, bị những thầy lang non nghề nhưng lại muốn có nhiều tiền lừa gạt nên đã phải vào bệnh viện. Các bác sĩ cũng gặp khó khăn trong việc chữa trị. Trong trường hợp đó, tốt hơn hết là nên tìm những bậc thầy về khí công. Các vị này sẽ có “bí quyết” để săn sóc con bệnh cho tới lúc cơ thể hoạt động lại điều hòa. Một điều khác mà chúng ta không hề chú ý khi luyện là cần phải hiểu rõ trạng thái sức khỏe của thân thể mỗi người. Và khởi đi từ cơ sở ấy mới có thể chọn những bài học nào (kỹ thuật) để tập luyện khí công có kết quả; bằng không có thể bị “tẩu hỏa nhập ma” (se laisser envahir par feu et entrer dans un état fanstamagorique).

Khí công và sự kiên trì

Từ quan điểm “gieo mầm sống” (la culture vitale) và “tránh đỡ bệnh tật” (parade aux maladies) thì hiệu quả của khí công không thể chối cãi được. Trong tổng thể, khí công giúp con người điều hòa hệ thống tổ chức trong cơ thể của con người (thể tạng) giúp thân thể của con người “cân bằng trong hoạt động”. Nhưng cũng rất rõ ràng là có nhiều nhiệm vụ, chức năng trong cơ chế của khí công mà con người chưa hiểu biết được một cách toàn diện nên đã mang lại hiệu quả trái ngược với ý muốn của con người khi chăm sóc hoặc chữa trị những căn bệnh khó khăn như SIDA.

Với số đông, luyện khí công cần tuyệt đối kiên trì, và cố gắng tìm hiểu những “chiếc chìa khóa bí ẩn” của nó. Trước khi cơ thể của bạn đạt được hiệu quả, bạn cần phải thực hành. Mỗi lần tập luyện phải mất một thời gian dài. Luyện tập thật đơn điệu, dễ nhàm chán, cần thiết phải có nhiều kiên nhẫn. Chính vì vậy mà hầu hết những người luyện khí công đều chỉ “đi được nửa chặng đường”. Bản chất của khí công là luyện tập, thực hành để điều chỉnh tâm thể. Nhân tố tâm lý rất quan trọng khi luyện khí công. Khi luyện, rất nhiều người sợ bị chệch hướng, rất nhiều người mạo hiểm, ưu ái thành quả. Chính tâm lý ấy là một trong những điều làm cho người tập luyện không chuyên chú. Đối với những người thích có một thân thể khỏe mạnh và làm tăng thêm trí tuệ, thông minh bằng cách luyện tập khí công, cũng cần thiết phải được hướng dẫn tường tận, và tìm kiếm thật thận trọng một phương pháp có hiệu quả để tránh sự suy sụp, nhiễu loạn thân thể như đã ghi chú ở trên. Nếu khi luyện tập khí công mà bị rơi vào trạng thái “tẩu hỏa nhập ma” rồi thì thật khó chữa trị. Lúc ấy, thật khó chọn lựa bài tập bởi giữa vô số những bài tập ấy biết bài nào là thật, bài nào là giả. Cần thiết phải đến với những  nhà chuyên môn khí công vì chỉ có họ mới đủ khả năng và tài liệu để tra cứu, tìm ra những bài tập giá trị từ xa xưa, hay những khám phá mới của chính các bậc thầy trên con đường “tu luyện” mà chọn lựa những bài tập đúng cho việc chữa trị. Bây giờ thì người ta đang theo phương pháp được gọi là Liu Zi Jue.

 

LIU ZI JUE hay SÁU CHỮ KHÓA

 Phương pháp sử dụng “sáu từ khóa” đã được nêu lần đầu tiên trong một tác phẩm viết về việc kéo dài tuổi thọ do Tao Hongjing viết (vào những năm 420-589) ở Trung Quốc. Sau đó, các môn đồ của Lão Tử, Khổng Tử, Đức Phật mở trường dạy đạo lý cũng đưa luôn việc kéo dài tuổi thọ vào dạy cho môn sinh. Lại có thêm các nhà y lý thực hành chữa trị. Mỗi trường, trong quá trình “tu luyện” đã đổi thay hoàn thiện thêm. Như vậy, “chìa khóa” mở cánh cửa khí công mà chúng ta có hôm nay không là “chìa khóa” có từ thời Tao Hongjing.Trong đời sống, khi những người đàn ông không có nền tảng tinh thần, hay không có một sức khỏe tốt thì họ thương “thở dài than vắn”. Thở dài than vắn vì tinh thần không ổn định, vì không có sức khỏe tốt chứ không phải vì buồn bực, vì thất bại một công việc gì, bởi vậy mà “thở dài than vắn” xuất phát từ vô thức, và cả hai đều có liên quan đến sự thở, hô hấp. Thế là người ta tìm cách làm sao cho các bộ phận trong cơ thể trở về với vị thế “đúng với chức năng” của chúng, nghĩa là cần thiết phải tạo cho được “sự cân bằng trong cử động” của những hệ thống sinh lý khác nhau. Các y sư truyền thống cho rằng sự thăng bằng ấy, đứng hàng đầu, là sự lưu thông điều hòa của sự ép nén không hô hấp trong ngũ tạng. Ngũ tạng thường có “vấn đề” là gan, tim, lá lách, hai lá phổi và hai quả thận. Mỗi “tạng” đều có hơi đẩy khác nhau mà biểu tượng tương ứng là mộc, hỏa, thổ, kim và thủy. Lưu thông điều hòa chính là quá trình hoạt động ở tình trạng tốt của ngũ tạng, nghĩ là đúng với chu kỳ “sinh”, chu kỳ “cản” của năm bộ phận ấy trong thân thể con người. Ví dụ: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy. Đấy là “chu kỳ sinh”. Ngược lại là mộc ngự thổ, thổ ngự thủy, thủy ngự hỏa, hỏa ngự kim, kim ngự mộc. Đấy chính là “chu kỳ cản”. Khi quá trình “sinh” và “cản” không mạnh lắm mà cũng không yếu lắm thì chính là lúc cơ thể tự thực hiện được sự cân bằng trong cử động, và cơ thể con người đạt được sức khỏe tốt tối đa.

 
 

Lý thuyết kéo dài tuổi thọ của những người theo Lão giáo chính là điều hòa hoạt động của ngũ tạng bằng khí công mà phương pháp chính là “sáu từ khóa”. Mỗi từ là một chiếc chìa khóa để điều hòa một bộ phận trong cơ thể, riêng chiếc chìa khóa thứ sáu chính là chiếc chìa khóa điều chỉnh cho đúng, cho chính xác thành quả của năm chiếc chìa khóa trên. “Sáu từ khóa” ấy đọc theo tiếng Trung Quốc là Xu, Kou, Hu, Xie, Chui, Xi. Người ta thở ra bằng cách đọc những từ ấy, dĩ nhiên là bằng hơi chứ không phải như cách ta tập phát âm. Trong sáu từ ấy, có năm từ liên hệ với ngũ tạng của con người. Cụ thể là XU tương ứng với Gan, KOU tương ứng với Tim, HU tương ứng với Lá lách, XIE tương ứng với hai lá Phổi, CHUI có liên hệ với hai quả Thận, còn XI thì có liên quan chặt chẽ đến Thân mình (không có phần đầu và tứ chi).

Khi một bộ phận trong ngũ tạng của con người bị bệnh, người ấy tập cách thở theo đúng với từ tương ứng với cơ quan ấy. Ví dụ nếu tim bị bệnh thì tập thở theo cách đọc từ Kou. Một chu kỳ tập là thở sáu lần liên tiếp, và mỗi lần tập ba hoặc bốn chu kỳ, sau đó thì có thể điều hòa cơ thể bằng cách tập toàn bộ sáu từ, sáu cách thở ấy một hay hai lần.


Trích “Sổ tay VÕ THUẬT” 4/1994
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Chín 03, 2013, 10:46:42 AM »

Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn