Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Ba 29, 2024, 04:27:06 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lớp nội công dưỡng sinh - mời các bạn tham gia tập luyện cho vui khỏe  (Đọc 12061 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
zoangcc
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 26


Email
« vào lúc: Tháng Mười 16, 2012, 12:57:18 PM »

Tập nội công dưỡng sinh là rèn luyện bằng kình. Vậy bằng kình là gì Huh
Nếu hiểu đầy đủ nhất thì bằng kình = dưỡng sinh = thiền = Đạo. Ở mức này thì bằng kình là tròn đầy. Nếu hiểu được như vậy thì công phu đã nhập được đạo.
Ở dưới mức này thì bằng kình là đơn giản, là tự nhiên, là trung chính an thư. Đầu óc đơn giản, tự nhiên nên tĩnh. Cơ thể đơn giản tự nhiên nên vận động nhẹ nhàng, lưu loát như nước chảy, mây trôi.
Ở dưới mức này nữa thì bằng kình là cảm giác đầy đặn. Nội khí đầy đủ nên cơ thể cảm thấy đầy đặn.
Ở dưới mức này thì bằng kình là cảm giác vươn duỗi. Lực vươn duỗi xuất phát từ lòng bàn chân. Sau khi vươn duỗi xong thì là trầm trở về lòng bàn chân.
Bằng kình còn được gọi là mẫu kình. Nó là hư, là không. Nó có thể chuyển hóa thành các loại lực khác như kình lực, ca hát, nhảy múa, thể dục thể thao....
Nội công dưỡng sinh quan niệm bằng kình là hư. Nó trung dung không thu, không phát(Không phát là không phát ra kình, ra khí. Không thu là không thu khí từ bên ngoài và như nhân điện hay khí công), có lên và có xuống.
Có một số ý kiến của môn khác, khác với nội công dưỡng sinh về bằng kình như :
1.bằng kình chỉ có đường lên không có đường xuống.
2.Bằng kình là thực kình, nó biểu hiện ra sức mạnh của thân thể, có thể phát bằng kình đẩy văng đối thủ.
Bằng kình hiểu là như vậy còn thì thực tế bằng kình sẽ đạt được thông qua rèn luyện cơ bản công. Cơ bản công của nội công dưỡng sinh rất đa dạng nhưng những người mới nhập môn nên rèn luyện thường xuyên 4 thức sau :
1. 1 thức vươn thở : vươn duỗi + hít thở
2. Khởi thức
3. Vẩy tay (dịc cân kinh)
4. Lắc hông vung tay.
Thời gian tập lâu hơn thì sẽ học được đầy đủ cơ bản công.
Thời gian qua mình đã tổ chức được 2 lớp tập nội công dưỡng sinh ở Bách Thảo lúc 7h-9h sáng chủ nhật hàng tuần(đã có 5 học viên thường xuyên) và ở công viên Hòa Bình(đối diện bến xe Nam thăng long) từ 16h-17h30 chiều chủ nhật hàng tuần(Đã có 2 học viên thường xuyên). Mình sẽ mở thêm lớp tập vào sáng thứ 7 hàng tuần từ 7h-9h sáng ở khu vực Hồ tây. Chỗ tập ở đường Hàn quốc, qua nhà hàng Phương Nguyên một tý, đối diện công viên nước qua Hồ tây.
Bạn nào quan tâm đến các lớp học thì liên lạc với mình :
Yahoo : zoangcc
Đt : 01688835793.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 19, 2012, 12:09:44 PM gửi bởi zoangcc » Logged
zoangcc
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 26


Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười 18, 2012, 05:53:41 AM »

Tham khảo
Kình là khái niệm được sử dụng phổ biến trong các môn quyền thuật Trung hoa. Vậy kình là gì? Mỗi võ phái có thể có quan niệm khác nhau về kình. Tuy nhiên, có thể nói kình là thuật ngữ ám chỉ lực, cách luyện và vận dụng lực. Có tài liệu viết rằng: lực thì chết mà kình thì sống.
TCQ có tám loại kình căn bản là: Bằng, Lý, Tê, Án, Thái Liệt, Chỏ, Kháo. Trong đó Bằng kình là loại kình chính sinh ra các loại kình khác. Có người nói: TCQ là Bằng kình, không hiểu về Bằng kình thì không hiểu TCQ. Qua đó có thể thấy vai trò quan trọng của Bằng kình trong TCQ.
Vậy Bằng kình là gì? Theo Đại sư Dương Trừng Phủ, Bằng kình là loại kình đi từ trong ra ngoài & hướng lên trên. Cách giải thích này dường như chỉ mới chỉ nói về phương hướng chuyển động, mà chưa nói lên bản chất.
Một điểm khó khăn khi nghiên cứu kình của TCQ là: chữ Bằng của Bằng kình không có trong từ điển TQ. Với âm ‘bằng’ có nhiều cách viết khác nhau. Một trong những cách viết có nghĩa là ‘cái lều’. Do đó, một đệ tử của thầy Trần Vi Minh giải thích rằng: cái lều có khung – tương ứng với xương người, dây buộc – tương ứng với dây chằng, gân, cơ và vải che - tương ứng với da người. Vậy nên, Bằng cần căng ra như lớp vải che căng ra dưới sự chống đỡ, tác động của khung & dây chằng.
Một tài liệu viết rằng: Bằng kình tựa như amip, nó truyền từ nơi nay qua nơi khác trong cơ thể. Quan sát hình ảnh một người đội vật nặng trên đầu, ta thấy trọng lực của vật đó sẽ tạo nên đường truyền lực qua đầu, xuống cổ, cột sống, hông, chân & xuống đất - gọi là lực nối đất. Hiệu quả của việc truyền lực sẽ phụ thuộc vào kết cấu cơ thể. Đây chính là mấu chốt vấn đề của kình. Một vấn đề cần lưu ý là: nếu 1 bộ phận nào đó cứng nhắc thì lực sẽ tắc ở đó – do đó người tập cần buông lỏng cơ thể để lực thông suốt toàn thân.
Có thể thấy rằng, tuy các cách giải thích trên khác nhau, nhưng bản chất chỉ là một.
Vậy cách tập kình như thế nào? Có 2 cách tập chính là Tĩnh & Động.
Tập tĩnh là tập Trạm trang. Trong đó người tập dùng ý thức buông lỏng cơ thể để trọng tâm ‘chìm xuống’ - thuật ngữ gọi là mọc rễ. Khi đã đạt tớI trình độ này, nghĩa là đã có ‘trầm kình’. Tiếp theo, người tập dùng ý thức truyền lực tới các bộ phận trên có thể.
Tập động là tập luyện các thế quyền, bài quyền, hành quyền. Lực chìm xuống sẽ theo các động tác tới mọi nơi trong cơ thể. Lực kéo về & xuống thì được gọi là Lý kình, từ dưới lên & về phía trước gọi là Án kình…
Ngoài ra có thể dùng binh khí để tập kình.
Bước tiếp theo là tập phát kình.
Để nghiên cứu & luyện dụng kình, bước kế tiếp là tập đẩy tay. Và tiếp theo là tán thủ - nghĩa là đánh tự do.
Xuyên suốt quá trình tập luyện này, người tập phải buông lỏng cơ thể, ‘buông lỏng’ ý thức, dùng ý để luyện công - đấy là điều khó khăn nhất. Có thể nói đấy chính là bí quyết để thành công. Nếu căng thẳng, co cứng thì sẽ không có kết quả.

Nguồn : http://diendan.thaicucquyen.com/viewtopic.php?p=4683&sid=2870ad00a7471100506ed5c8f45edbbf
Logged
zoangcc
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 26


Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Mười 19, 2012, 11:51:29 AM »

Theo Thái cực quyền thì con người có ngũ cung : 2 chân + hai tay + thân. Nếu ngũ cung hợp nhất thì có thể thành một cây cung lớn. Cây cung lớn này mới có khả năng của Hậu Nghệ giương cung bắn mặt trời hoặc chàng Chí Thượng bắn cung.

Nakijima Ton (1905-1942): Nhà văn nổi tiếng của Nhật Bản. Ông viết nhiều truyện ngắn xuất sắc về đề tài nước Trung Hoa thời cổ đại. Câu chuyện có tựa đề là '' Trên đỉnh Hoa Sơn'' do nhà văn Nakijima Ton kể lại:
Ngày xưa, tại Hàm Đan-kinh đô của nước Triệu (thuộc Trung Hoa cổ đại) , có một thanh niên tên là Chí Thượng muốn chiếm hàng đầu trong những xạ thủ tài ba nhất.
Sau nhiều năm tìm kiếm, cuối cùng chàng khám phá ra rằng, vị thầy tài ba nhất của nghệ thuật bắn cung là Vũ Phi. Người ta nói ông có biệt tài nhìn một vật nhỏ hóa ra lớn đến nổi đứng xa trăm thước có thể bắn hết túi tên xuyên ngang một lá liễu. Thế là Chí Thượng tìm đến nơi Vũ Phi ở để thọ giáo. Trước hết, Vũ Phi bảo chàng luyện tập đôi mắt. Chí Thượng về nhà, và ngay khi băng qua ngưỡng cửa vào nhà, chàng liền bò xuống nằm dưới khung cửi của vợ chàng. Chàng tập nhìn không nháy mắt cái bàn đạp chuyển động cách mặt chàng chỉ mấy ly. Ngày này sang ngày khác, Chí Thượng nằm dài dưới khung cửi và luyện tập đôi mắt.
Hai năm sau, chàng thành công trong việc giữ cho đôi mắt bất động ngay cả khi cái bàn đạp khung cửi chạm vào một trong hai hàng lông mi của chàng.
Lần cuối cùng khi ra khỏi chỗ nằm luyện tập, chàng nhận thấy cái kỷ luật nghiêm khắc mà chàng chịu đựng bấy lâu đã mang lại kết quả tốt. Một cú đấm nhưn trời giáng trên mí mắt, một tia lửa hồng bắn vào, một đám bụi cuồn cuộn tung lên trước mặt..., không gì làm cho đôi mắt chàng nheo lại. Chàng đã luyện tập cho các cơ nơi mí mắt tuyệt đối bất động. Đến nỗi hai mắt chàng vẫn mở ngay cả lúc đang ngũ. Một hôm, trong khi chàng đang ngồi nhìn đăm đăm vào khoảng không, một con nhện đến giăng tơ lên hai hàng mi. Chàng ước đoán hôm nay có thể tái kiến Thầy.
Khi Chí Thượng tường trình những gì chàng đã luyện tập, ông Vũ Phi nói:
_Luyện đôi mắt không nháy chỉ là bước đầu. Bây giờ phải học cách trông nhìn. Con hãy tập, nhìn các đồ vật cho đến khi nào đạt đến mức thấy được các đồ vật li ti hoặc nhìn các đồ vật nhỏ thành lớn, bấy giờ hãy trở lại tìm ta.
Chí Thượng lại trở về nhà. Lần này chàng ra vườn tìm một con bọ. Khi chàng kiếm được một con bọ thật nhỏ, nhỏ đến nỗi phải hết sức chú ý mới nhìn thấy. Chàng liền đặt nó lên một mầm cỏ, buộc kỹ ở cửa phòng ngũ. Chàng đến ngồi ở cuối phòng và ngày này sang ngày khác ngắm con bọ. Bắt đầu, chàng không thể phân biệt được nó, nhưng sau một tuần lễ, chàng cảm thấy con bọ như lớn hơn. Cuối tháng thứ ba, dường như con bọ đã lớn bằng con tằm và Chí Thượng bắt đầu phân biệt được rõ ràng các chi tiết trên mình nó.
Trong suốt thời gian ấy, Chí Thượng không buồn lưu ý đến thời tiết thay đổi, từ ánh mặt trời tươi sáng của mùa xuân, cái nóng sang hè, lá rụng mùa thu, rồi đến mùa đông với sương mù và mưa phùn ảm đạm. Với Chí Thượng , chàng chỉ biết có sự hiện diện của con vật trên ngọn cỏ. Nếu nó có chết đi, tên tiểu đồng liền kiếm một con khác cũng nhỏ như vậy để thay vào.
Chí Thượng thật sự bất động trong phòng suốt ba năm trời. Chàng không dám tin vào mắt mình khi một hôm chàng cảm thấy con bọ đặt trên cửa sổ lớn bằng con ngựa.
_Được rồi!
Chàng vỗ đùi reo lên và hấp tấp bước ra ngoài. Những con ngựa đối với chàng như lớn bằng ngọn núi, những con heo như những ngọn đồi và những con gà mái lớn bằng tháp chuông. Run lên vì sung sướng, chàng hấp tấp chạy vào nhà lấy một mũi tên mõng, lắp vào cung và ngắm bắn trúng con bọ, chính xác đến nỗi không đụng xước đến ngọn cỏ nào.
Chàng đến gặp ông Vũ Phi, lần này ông sửng sốt nói:
_Tuyệt!
Chí Thượng đã lao vào việc tập luyện, bây giờ chàng nhận thấy rằng sự thao dượt nghiêm ngặt không phải là vô ích. Để được chắc chắn, trước khi trở về nhà, chàng tưởng tượng ra một loạt những thử thách rất khó khăn.
Trước hết, chàng nhất quyết đạt được cái thành tích hiện tại của Vũ Phi, và cách xa 100 thước, chàng đã thành công trong việc bắn sạch tên trong túi tên của mình, xuyên qua một ngọn lá liễu.
Vài ngày sau, chàng dượt lại lối bắn ấy, nhưng lần này chàng dùng loại cung lớn hơn, và để giữ thăng bằng cánh tay mặt, bên trên cùi chõ có đặt một ly nước đầy. Không một giọt nước tràn ra ngoài và không một mũi tên nào trật mục tiêu.
Tuần kế tiếp, chàng lấy một trăm mũi tên nhẹ và bắn từng phát một vào một tấm bia đặt khá xa. Mũi tên thứ nhất trúng điểm đen, mũi tên thứ hai cắm vào đuôi mũi thứ nhất, và cứ thế tiếp tục trong nháy mắt, chính xác đến nỗi một trăm mũi tên lập thành một đường thẳng băng ngay chính giữa điểm đen mục tiêu. Ngay khi chấm dứt, một dãy tên dài dính đuôi nhau rung rung trong không khí mà không rơi cái nào. Thấy thế, ngay cả ông Vũ Phi, sư phụ của chàng, khi chứng kiến cuộc biểu diễn đã không dằn được lời tán thưởng, ông kêu lên:
_Tuyệt!!!Tuyệt hảo!!!
Hai tháng sau, Chí Thượng trở về nhà, chàng liền bị vợ xỉ vả vì đã bỏ bê nàng quá lâu ngày. Để làm cho nàng ngưng trách móc, với một cử chỉ nhanh nhẹn, chàng giương cung bắn một phát, ngay dưới con mắt nàng. Mũi tên cắt đứt ba lông nheo, nhưng nó đã được bắn đi với một sức mạnh và chính xác đến nỗi ngay cả vợ chàng cũng không nhận ra, cứ tiếp tục mắng chàng mà không nháy mắt.
Chí Thượng không còn gì để học ông Vũ Phi nữa. Chàng đã đạt đến cái đích mà chàng mong ước. Nhưng bây giờ hình như chính Vũ Phi lại là cái trở ngại làm cho chàng khó chịu. Bao lâu ông Thầy còn sống chàng không thể cho mình là tay xạ thủ số một được. Nếu chàng có ngang tài với Vũ Phi chăng nữa, chàng biết không bao giờ có thể hơn ông.
Một hôm, khi đang đi dạo ngang một cánh đồng, Chí Thượng thoáng thấy bóng dáng Vũ Phi từ đàng xa. Không một chút do dự, chàng giương cung và buông tên. Tuy nhiên, ông Thầy già của chàng linh cảm điều gì đã xảy ra nên cũng đã giương cung nhanh như chớp. Hai người buông dây cung cùng một lượt, hai mũi tên của họ gặp nhau giữa đường và rơi xuống đất. Chí Thượng bắn ngay mũi tên thứ hai, mũi tên này cũng bị gãy ngay giữa đường vì một mũi tên khác, cũng từ cây cung của Vũ Phi.
Cuộc đấu ấy cứ tiếp tục mãi đến khi ống tên của ông Thầy đã hết sạch, nhưng người học trò còn lại một mũi tên.
Chí Thượng lắp tên, lẩm bẩm:
_Ta gặp may rồi!
Ông Vũ Phi vội bẻ một nhánh cây trong bụi sơn trà cạnh đấy, và búng một cọng cây để đón mũi tên của Chí Thượng. Mũi tên vừa bay vừa rít lên trong không khí, chạm mạnh vào cọng cây sơn trà nên bị rơi xuống đất.
Nhận thấy mưu toan hiểm độc của mình bất thành, đột nhiên Chí Thượng cảm thấy lòng mình ngập tràn hối hận và chàng cảm thấy hối hận hơn nếu một trong những mũi tên đã trúng đích.
Phần Vũ Phi , ông cảm thấy an ủi vì đã tránh được một hiểm họa như vậy, và ôngcòn thấy thỏa lòng với bằng chứng mới nhất về tài nghệ tuyệt kỷ của mình, đến nỗi ông không mảy mai giận tên học trò phản bội!
Hai người vội vàng ôm lấy nhau, tay trong tay một cách hết sức chân thành, nước mắt rưng rưng.
Ngay khi cầm tay tha thứ cho đứa học trò đáng sợ, Vũ Phi không quên rằng mạng sống của mình từ nay bị đe dọa. Để tránh khỏi cái hiểm họa thường trực này, ông chỉ còn cách hướng tâm Chí Thượng đến một mục tiêu khác.
Khi hai người buông tay nhau, Vũ Phi nói:
_Đệ tử, hẳn con nhận thấy rằng ta đã truyền cho con tất cả kiến thức của ta về môn xạ tiễn. Nếu con muốn theo đuổi nghệ thuật này một cách sâu xa hơn nữa, con hãy vượt qua ngọn đồi Tha Sinh trong vùng Thiểm Tây và lên tới đỉnh ngọn núi Hoa Sơn, con sẽ gặp ở đó một vị Tôn Sư tên là Cẩm Dương, người mà chưa có và sẽ không bao giờ có ai bằng ông về môn xạ tiễn. So với tài nghệ của ông, sự khéo léo của chúng ta dường như chỉ là một sự vụng về ấu trĩ. Thầy Cẩm Dương là người độc nhất bây giờ có thể dạy cho con một cái gì mới mẻ. Con nên đến đấy và nếu người còn sống thì thụ giáo với người.
Chí Thượng hướng phía Tây trực chỉ . Được biết tài nghệ của mình chẳng khác nào trẻ con, tự ái của chàng bị tổn thương và chàng sợ khám phá ra rằng mình còn lâu mới đạt được quyền bá chủ. Chàng muốn tiến nhanh lên đỉnh Hoa Sơn để đượ so tài với vị tôn sư già đấy. Chàng đã vượt qua khỏi ngọn đèo Tha Sinh và trèo lên những bờ dốc thẳng đứng. Chẳng bao lâu, đôi giày vải của chàng đã rách tả tơi, hai chân trầy trụa đẫm máu. Không có gì có thể làm giảm bớt lòng hăng hái của chàng. Một tháng sau, chàng lên đến đỉnh núi và hăng hái phóng mình vào sơn động, nơi cụ Cẩm Dương ở .
Chàng đối diện với một ông lão có cặp mắt hiền như cừu non. Ông cụ già hết mức, thật Chí Thượng chưa bao giờ thấy người nào già như vậy. Lưng cụ cong gập lại, và khi cụ đi, tóc bạc kéo lê thê trên mặt đất.
Cho rằng một ông lão già như thế chắc sẽ điếc, Chí Thượng hỏi lớn:
_Tôi đến xem thử tôi có đủ tài năng làm xạ thủ như tôi đã tưởng hay không?
Không đợi cụ Cẩm Dương trả lời, chàng xuôi vai lấy cung xuống, đặt một mũi tên và nhắm bắn một đàn hậu điểu đang bay ngang rất cao trên đầu, giữa bầu trời xanh, năm con chim liền rơi xuống.
Với vẻ mặt khoan dung, ông cụ mĩm cười:
_Nhưng đấy chỉ là bắn cung với tên. Vậy cậu không muốn học cách đạt đến mục đích mà không cần đến các thứ ấy sao? Hãy theo tôi.
Thẹn thùng vì cái kết quả ít ỏi đã thu hoạch được trước vị ẩn sĩ già đáng kính, Chí Thượng lặng lẽ theo ông cụ đến bên một bờ vục thẳm sâu, cách sơn động chừng vài trăm thước.
Trông qua, chàng nhận thấy mình đang đứng trên một vách đá nổi tiếng cao chừng ba ngàn sải mà xưa kia Trường Thái đã từng nói đến trong các truyện cổ tích của ông. Chàng nhận thấy dưới sâu, rất xa, một dòng thác chảy xiết, lượn quanh các tảng đá. Chàng cảm thấy choáng váng, phải quay đầu lại. Trong lúc đó, cụ Cẩm Dương nhẹ nhàng phóng mình bước đứng trên con đường dựng dốc bờ vực, quay lại bảo chàng:
_Bây giờ cậu hãy cho tôi xem tài năng của cậu. Hãy đến đây và cho tôi xem những gì cậu có thể làm được.
Chí Thượng rất kiêu ngạo, không sợ bất cứ thách đố nào. Chàng không do dự đổi chỗ cho ông cụ. Nhưng chàng cảm thấy khó có thể đứng vững trên con dốc , vì cảm thấy dưới chân mình bắt đầu chuyển động. Chí Thượng tỏ vẻ dạn dĩ, giương cung và đặt tên ngắm, nhưng tay chàng run lẩy bẩy. Ngay lúc đó một hòn đá lăn xuống rơi vào khoảng không của vực thẳm. Chàng tự nhiên cảm thấy mất thăng bằng ngã xoài ra trên con đường dốc, tay bám chặc lấy tảng đá, đôi chân mềm nhũn, toàn thân ướt đẫm mồ hôi.
Ông già bật cười, nắm lấy tay chàng kéo trở lại chỗ đất cứng hơn. Phóng bước đứng trên con đường dốc, ông cụ nói:
_Tôi sẽ cho cậu xem thế nào là chân nghệ thuật bắn cung.
Tim Chí Thượng đập mạnh, mặt nhợt nhạt nhưng chàng vẫn khá bình tĩnh để nhận thấy rằng ông cụ không cầm vật gì ở trong tay cả. Với một giọng lớn và trầm, chàng hỏi:
_Vậy cung của Thầy ở đâu?
_Cung của ta?_Ông cụ hỏi lại.
_Cung của ta?_Ông cụ cười và lặp lại _Khi nào còn phải nhờ đến cung và tên, thì khi đó người xạ thủ vẫn mới chỉ chập chững trong nghệ thuật của mình. Một bậc Thầy chẳng cần gì đến những thứ ấy.
Ngay lúc ấy, trên đầu họ có một con đà điểu đang bay lượn, ẩn sĩ quan sát và Chí Thượng dõi theo nét nhìn của ông cụ. Con chim bay hết sức cao, đến nỗi đôi mắt tinh luyện của Chí Thượng chỉ thấy nó lớn hơn một hạt mè.
Cẩm Dương lắp một mũi tên vô hình vào một cây cung tưởng tượng và trương dây cung bắn. Chí Thượng cảm thấy có tiếng tên bay xé không khí, tiếp đến con chim ngưng vỗ cánh và rơi xuống như một cục đá.
Chí Thượng sững sờ. Bây giờ, lần đầu tiên chàng cảm thấy đó chính là cái nghệ thuật mà bấy lâu nay chàng ước mong đạt đến.
Chàng đã sống chín năm với vị ẩn sĩ già. Phương pháp tu luyện ra sao trong thời gian ấy, không ai biết được.
Năm thứ mười, khi chàng xuống núi, mọi người ngạc nhiên về sự đổi thay của chàng. Nét kiêu căng và quả quyết trên khuôn mặt chàng đã biến mất, bây giờ chỉ còn vẻ bình thãn , thanh tịnh. Ông Vũ Phi đến thăm đã phải nói ngay khi gặp chàng:
_Ta thấy con đã trở thành bậc Thầy môn xạ tiễn. Ngay ta cũng không đáng cởi giày cho con nữa.
Dân chúng Hàm Đan hoan hô Chí Thượng và chờ đợi chàng, người mà họ suy tôn là xạ thủ tài ba nhất nước. Nhưng Chí Thượng không đáp lại sự trông chờ của họ. Chàng không mảy may sờ đến cung tên, chàng đã trở về với hai bàn tay trắng, không cả cây cung mà chàng đã mang theo khi lên núi. Khi người ta hỏi lý do, chàng chậm rãi đáp:
_Cái mức độ cao nhất của sự hoạt động là bất động. Cái mức độ cao nhất của sự hùng biện là câm lặng. Sự đạt thành hoàn hảo của nghệ thuật bắn cung là đừng bắn.
Các thức giả Hàm Đan hiểu ngay điều mà chàng muốn nói và cảm thấy kính trọng một cách sâu xa bậc Thầy môn xạ tiễn, người đã từ chối không sờ đến cung tên. Ngay chính sự từ chối này làm cho chàng càng nổi danh hơn.
Trong khi tiếng tăm của mình lừng lẫy khắp nước và vang lên tận chín tầng mây thì Chí Thượng già dần. Ông cảm thấy tinh thần và thể xác không còn bận bịu đến ngoại giới nữa, và ông sống trong sự giản dị trầm tĩnh. Ngay chính khuôn mặt của ông cũng mất đi tất cả mọi đường nét cảm xúc, không một sức mạnh ngoại cảnh nào có thể làm dao động sự bình thãn của ông. Bây giờ, người ta rất ít khi nghe ông nói và không biết ngay cả ông có còn thở hay không. Giống như một cây đã cằn, thể xác ông có vẻ như là khô đi không còn sinh khí. Ông đồng hóa hoàn toàn với nhịp điệu nguyên lý của vũ trụ , giải thoát khỏi vận mệnh và những mâu thuẫn cố hữu bề ngoài của các vật thể; trong quãng chiều xế bóng của đời ông, ông không còn phân biệt giữa ta với người, giữa vật này với vật khác. Với ông, ngũ quan không còn quan hệ gì nữa, mắt có thể là tai, tai có thể là mũi, mũi có thể là miệng.
Bốn mươi năm sau ngày hạ sơn, Chí Thượng lặng lẽ rời bỏ cuộc sống, giống như một làn khói tan ra trong không khí. Trong bốn chục năm, ông không bao giờ nói đến việc bắn cung, huống hồ là sờ đến cung tên.
Người ta kể lại rằng, trước năm ông mất, một hôm nhân viếng thăm một người bạn, ông thấy trên bàn có một vật ông quen nhưng không làm sao nhớ ra tên gọi và công dụng của vật ấy. Sau khi cố nhớ nhưng vô hiệu, ông bèn quay sang hỏi người bạn:
_Này bằng hữu, có thể nói cho tôi biết vật để trên bàn kia là vật gì không? Tên gì? Và dùng để làm gì?
Chủ nhà bật cười, cho rằng Chí Thượng nói giỡn, Chí Thượng bèn hỏi lại, nhưng người bạn vẫn cười, dù có phân vân hơn. Đến khi Chí Thượng hỏi lại lần thứ ba một cách đứng đắn, người bạn liền tái mặt nhìn ông một cách thận trọng. Người bạn nhận thấy mình đã nghe rõ ràng, và phần khác, Chí Thượng không phải điên và cũng không phải đùa cợt mình. Người bạn nghẹn ngào nói:
_Ôi! Tôn sư thật là bậc Thầy vĩ đại nhất trong mọi thời đại. Ngài đã quên mất rằng đó là cái cung, và ngài cũng không biết nó dùng để làm gì!

Nguồn : sưu tầm
Logged
zoangcc
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 26


Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Mười 22, 2012, 08:46:56 AM »

Nội công dưỡng sinh – Khởi thức
Khởi thức là căn bản, là nền tảng của nội công dưỡng sinh, là cái  phải tập luyện cảm ngộ cả đời.
Khởi thức lên xuống đều hết sức tự nhiên. Mới tập thì khi tay lên để tự nhiên. Khi lên hết, đặt ý xuống lòng bàn chân, tay tự nhiên thu về. Khi đã về hết thì ý và trọng tâm dều rơi xuống lòng bàn chân. Khi về hết thì cơ thể ở trạng thái như lúc ban đầu khi chưa đánh khởi thức, lại bắt đầu vòng mới. Nếu kết hợp với hơi thở thì lên hít vào, xuống thở ra.
Mới tập thì khi lên có cảm giác vươn tay với vật ở xa, khi xuống thì có cảm giác cổ tay vừa kéo vừa đè một quả bóng bay từ ngoài vào trong thì động tác sẽ đúng.
Khi lên và xuống đều đúng thì để cho nó lên xuóng tự nhiên kết hợp với hơi thở.
Hàng ngày luyện tập đều đặn sẽ thấy được sự tiến bộ và đổi thay theo từng ngày.

Clip hướng dẫn khởi thức:
http://youtu.be/IfMQ0vFxRlk
Logged
zoangcc
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 26


Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Mười 24, 2012, 11:35:35 AM »

Vươn thở thường được hướng dẫn đầu tiên cho người mới tập nội công dưỡng sinh.
Khi lên thì hít vào khi xuống thì thở ra
Lúc mới tập thì khi lên đặt ý ở đầu ngón tay giữa, lúc bắt đầu xuống thì đặt ý ở lòng bàn chân, xuống tự nhiên. Khi đã xuống hết thì sức nặng của cơ thể và ý rơi vào lòng bàn chân. Tiếp tục vươn thở ….
Tập lâu rồi thì thở ra hít vào kết hợp với dộng tác thuần thục tự nhiên.
Tác dụng của động tác này là kích hoạt lực ở lòng bàn chân, để nó tạo thành sức vươn duỗi trong cơ thể. Sau khi vươn duỗi xong lại trầm về lòng bàn chân.

Clip hướng dẫn vươn thở :
http://youtu.be/SgoOnbgVyCM
Logged
zoangcc
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 26


Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Mười 27, 2012, 06:29:14 PM »

Dịch cân kinh của nội công dưỡng sinh có các yêu cầu sau :
1. ý tĩnh
2. buông lỏng toàn thân
3. động tác hoàn toàn tự nhiên
Làm đúng thì cơ thể thoải mái lưu loát, có thể nhập tĩnh được khi đánh dịch cân kinh.

Clip hướng dẫn Dịch cân kinh của nội công dưỡng sinh :
http://youtu.be/fGBPvNPLzZ8
Logged
zoangcc
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 26


Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Mười Một 02, 2012, 07:39:26 AM »

Nội công dưỡng sinh - Lắc hông vung tay
Động tác yêu cầu lưu loát tự nhiên
Clip hướng dẫn : http://youtu.be/cpwiEMcxmXk
Logged
zoangcc
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 26


Email
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Mười Một 10, 2012, 09:53:47 PM »

Nội công dưỡng sinh - Vươn thở nâng cao
Lên hít vào xuống thở ra
Hít vào lực lên từ lòng bàn chân, vươn duỗi ra tận đầu ngón tay.
Thở ra lực lại trầm trở lại lòng bàn chân

Clip hướng dẫn:
http://youtu.be/ook74W_LmkQ
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn