SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CẦM NÃ THỦ VÀ ĐIỂM HUYỆT TRONG VÕ THUẬT

(1/2) > >>

Tiêu-diêu:
Cầm nã thủ và điểm huyệt khi nhìn một cách khái quát có nhiều  điểm giống nhau, nên người đời cho rằng cả hai là một. Nhưng thật ra cả hai thuật đều có những đạo pháp khác nhau và có sư tổ truyền thừa khác nhau.

Nay chúng ta thử lược qua từng môn để thấy sự khác biệt của chúng.

         Thuật điểm huyệt là một phương pháp làm ngăn trở sự lưu thông của khí huyết trong cơ thể con người nhằm chế ngự đối phương, để người bị điểm huyệt bị mất đi tri giác, tức là sự khảo sát cái lý định vị của chu thiên hợp với cái đạo vận hành khí huyết trong thân người.

         Người sử dụng điểm huyệt cần phải biết vào giờ nào khí seẽ đi tới cung nào, huyết seẽ tụ về tại huyệt vị nào, rồi theo đó mà điểm huyệt, khi huyệt bị điểm thì huyệt đó sẻ bị đóng lại, nên khí huyết bị dồn ứ lại tại đây, không chạy qua chổ khác, từ đó mà làm cho cơ thể của đối phương bị tê liệt mất cảm giác hay thần trí bị hôn mê bất tỉnh.

       Huyệt thì có huyệt lớn và huyệt nhỏ, điểm huyệt thì có điểm mạnh và điểm nhẹ, khi điểm mạnh những đại huyệt thì có thể làm đối phương lập tức bị mất mạng, nếu điểm nhẹ đại huyệt thì một thời gian sau đối phương sẻ bị tán mạng; còn khi điểm trên những tiểu huyệt thông thường thì làm cho chân tay đối phương bị tê liệt, hay bị bất tỉnh trong một thời gian ngắn sẻ tỉnh lại.

      Khi tử huyệt đối phương bị điểm thì vô phương cứu chữa, còn tiểu huyệt bị điểm khí huyết bị bế tắc, người ta có thể dùng xoa bóp nơi bị điểm hay các huyệt đạo liên hệ theo luật tương sinh tương khắc của âm dương ngũ hành trong kinh mạch huyệt đạo để đả thông kinh mạch mà cao thủ điểm huyệt mới biết roõ được, còn nếu không rành mà dùng thuốc men giải huyệt hay xoa bóp lung tung thì bệnh càng trở nên nặng hơn.

      Về thủ pháp điểm huyệt, thường dùng hai ngón trỏ và ngón giữa co lại dùng chổ u lồi ra của hai khủy giửa của hai ngón này mà dùng để điểm huyệt, do đó thuật điểm huyệt chủ yếu huyệt đạo là chính, cộng thêm phần trợ  lực của chỉ công, tức kình lực của hai đốt ngón tay.

     Nếu người không rành điểm huyệt  thì sẽ điểm vào không huyệt, tức điểm vào huyệt lúc khí huyết chưa đến huyệt đó hay khí huyết đã chạy qua huyệt đó rồi mới điểm, nên gọi là điểm không huyệt, nên không có hiệu nghiệm và không chế ngự được đối phương.

        Ngoài ra, trong giới võ thuật giang hồ, dân giang hồ mã thượng còn dùng cách điểm huyệt bằng thuốc, công hiệu của nó cũng không kém thứ thiệt một chút nào mà lại nhanh chóng và hiệu  nghiệm vô cùng ....

      Trên chỉ nói một cách sơ lược về điểm huyệt. Thật ra môn điểm huyệt là một môn học nằm trong khoa học nhân thể của Á Đông, từ lâu đã được đúc kết thành một hệ thống rỏ ràng và khoa học từ ngàn xưa, thật là cao thâm vi diệu vô cùng, khi có thì giờ và cơ duyên chúng ta sẻ tìm hiểu chi thiết thêm.....

        Còn môn cầm nả thủ thì cần phải dùng kình lực của ba ngón cái, ngón giửa, ngón trỏ co lại thành một cái móc câu, như là móng vuốt của chim ưng để bấm, bắt, bóp, nhéo, ngắt, gân, da, thịt, khớp xương, khí quản... của đối phương để khống chế họ, điển hình là phái võ Ưng Trảo thường dùng... khi cầm nã đối phương thì thường làm cho các tiểu và động mạch của đối  phương bị ngăn chặn mà gây ra đau tê hay bóp nghẹt khí quản để đối phương thở không được hoặc làm sai lệch các khớp xương của cơ thể đối phương mà khống chế họ; nên người bị cầm nả khi bị buông ra thì sau một thời gian  ngắn sẻ phục hồi lại sức khỏe ngay tức khắc mà không có gì làm nguy hiểm đến tính mạng, nếu đối phương có bị thương tích thì dùng thuốc men cũng có thể chữa lành lại được.

          Do đó, người ta thường phối hợp cầm nã và điểm huyệt để dùng trong những hoàn cảnh thích hợp, chủ yếu để chấm dứt sớm sự đánh nhau mà không cần phải dùng điểm huyệt để hạ độc thủ, vì sinh mạng của con người là quí giá vô cùng vậy.

Tiêu-diêu:
ĐIỂM HUYỆT VÀ KHÍ HUYẾT
(Phần này có thể tham cứu thêm ở mục ĐÔNG Y)

             Cơ thể của con người như là một thế giới nhỏ, những huyệt đạo phân bố chi chít trên thân người, ví như những vì sao trên trời, kinh mạch chạy xuyên cùng khắp thân người ví như sông hồ, kinh lạch chảy xuyên suốt trong ngoài mặt đất, ngoài ra còn có lỗ chân lông và lông tóc con người ví như cây cỏ mọc trên mặt đất...

        Đó là những biểu tượng thấy được bên ngoài, còn đến bên trong, ngũ tạng con người phù hợp với sự tương khắc của ngũ hành, mười hai kinh phù hợp với mười hai thời vị, các huyệt đạo trên thân đều phù hợp với số của chu thiên nên người ta cho thân người là một tiểu thiên địa.

       Sự sinh tồn của con người, phần lớn đều dựa vào khí huyết vì khí huyết là nguồn điều nhiếp của sinh mạng, nếu khí huyết bị thương tổn thì sinh cơ của con người từ đó sẽ bị tuyệt vong .
Khí huyết của con người ví như nhật nguyệt của thiên địa, biểu tượng nhật nguyệt và âm dương là sự phân chia của ban ngày và ban đêm.

       Khi khí huyết được lưu thông không gặp trở ngại thì cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, trăm bệnh đều lui xa, nếu máu huyết bị ngăn trở thì cơ thể sẽ bị bệnh ngay.

       Nên đạo thuật của điểm huyệt, là noi theo qui luật ở nơi đi về của khí huyết , che ngăn các đầu mối của các nguồn khí huyết chạy khắp châu thân, rồi theo đầu hay đuôi của luồng khí huyết mà điểm huyệt ngăn chặn nó, từ đó khí huyết không được lưu thông, nên công năng  cơ thể bị mất đi, đối phương sẽ bị bất tỉnh, câm hay bị mất mạng... nếu điểm vào giữa luồng lưu thông của khí huyết, làm cho gián đoạn đầu và đuôi của luồng mạch khí huyết , tuy không hiệu nghiệm như điểm đầu luồng khí huyết , nhưng cũng gây tai hại cho đối phương không kém, vì điểm vào giữa luồng khí huyết cũng ví như đất trời bị nhật thực, mà ánh sáng bị lu mờ, làm cho trời đất bị u tối vậy, nên sự liên hệ giửa điểm huyệt và sự lưu hành của khí huyết thật là nhất thể.

       Do đó, người điểm huyệt cần biết rõ vị trí các huyệt đạo cùng sự vận hành của khí huyết thì điểm huyệt mới có kết quả. Sự lưu hành của khí huyết đều theo một thời gian nhất định, giờ nào thì khí huyết sẽ chạy tới huyệt đạo nào, giờ nào chạy về kinh nào, nếu biết rõ như thế thì khi điểm huyệt sẽ có hiệu nghiệm, nếu giờ đả qua hay giờ mà khí huyết chưa đến mà điểm huyệt thì sẻ không có hiệu quả. Sự thông suốt Tý Ngọ Lưu Trú giúp ích rất nhiều trong môn điểm huyệt cũng như châm cứu trị liệu....

Tiêu-diêu:
SỰ LƯU HÀNH CỦA KHÍ HUYẾT TRONG 12 GIỜ CỔ
十 二 时 辰 气 血 流 注 歌 诀:
                         
Giờ Dần khí huyết chạy về Phổi .
寅 时   气   血         注 于  肺

Giờ Mảo về Đại Trường, Giờ Thìn về Vị
卯    时        大     肠          辰     时     胃

Tí – Tỳ, Ngọ – Tâm , Mùi – Tiểu Trường.
已     脾     午       心   未          小    肠                             
                       
Bàng Quang – Thân, Dậu về Thận.
膀        胱       申 注      酉  肾  注.
                       
Tuất – Bào Lạc, Hợi - Tam Tiêu.
戍 时      包    络     亥     三   焦
                     
Tý – Đảm, Sửu – Gan, đều định vị.
子        胆     丑       肝     各   定   位

Tiêu-diêu:
BẢNG ĐỐI CHIẾU GIỜ 12 CỔ VÀ 24 GIỜ HIỆN NAY

                    Giờ Tý  là từ 23 giờ đến 1 giờ sáng .
               
                    Giờ Sửu là từ 1 giờ đến 3 giờ sáng .

                    Giờ Dần  là từ 3 giờ đến 5 giờ sáng .

                    Giờ Mẹo (Mão) là từ 5 giờ đến 7 giờ sáng .

                    Giờ Thìn  là từ 7 giờ đến 9 giờ sáng .

                     Giờ Tỵ  là từ  9 giờ đến 11 giờ trưa .

                    Giờ Ngọ  là từ 11 giờ đến 13 giờ trưa .

                    Giờ Mùi  là từ 13 giờ đến 15 giờ trưa .

                    Giờ Thân  là từ  15 giờ đến 17 giờ chiều .

                    Giờ Dậu  là từ 17 giờ đến 19 giờ tối .

                    Giờ Tuất   là từ 19 giờ đến 21 giờ khuya .

                    Giờ Hợi   là từ 21 giờ đến 23 giờ nửa đêm .

Tiêu-diêu:
BÀI CA VỀ ĐIỂM HUYỆT
                           
点 拿 主 道 穴 位 歌 诀 歌

Khí huyết con người có một đầu

人  身  气  血  有  一 头
               
Ngày đêm trôi chảy rì rào
                               
日 夜 奔 走 不 停 留
                         
Giờ  nào khí  huyết luân lưu đến
                                 
时 在 穴 道 必 提 防
                       
Điểm nã ngay tâm, mạng chầu trời .
                                         
点 拿 正 中 命 归 阴

BÀI CA
SỰ LƯU HÀNH CỦA MÁU TRONG 12 GIỜ CỔ .
                           
十 二 时 辰 血 液 循 环 歌
         
Giờ Tý máu chạy lên đỉnh đầu
                               
子 时 血 贯 当 头 顶

Giờ Sửu máu chạy sau mang tai
                               
丑 时 血 走 到 耳 后

Giờ Dần máu chạy về Tim
                             
寅 时 血 走 心 窝 处
             
Giờ Mẹo máu chạy về hai bên sườn
                             
卯 时血 到 胁 背 部
                     
Giờ Thìn máu chạy về hai bên eo
                               
辰  时 血 流 两 腰 过
           
Giờ Tỵ máu chạy về Thận
                             
已 时 血 入 肚 肾 肋
           
Giờ Ngọ máu chảy về hai chân
                             
午 时 血 过两 脚 部

Giờ Mùi máu chảy về huyệt Dũng Tuyền
                       
未 时血 到 涌 泉 穴
           
Giờ Thân máu chảy về Hội Âm
                   
申 时 血 走 会 阴 处

Giờ Dậu máu chảy về xương sống lưng
                     
酉 时 血 走 脊 梁 骨
Giờ Tuất máu chảy qua Đại Trường
                   
戍 时 血 从 大 肠 过

Giờ Hợi máu chảu đầy sọ đầu .
                   
亥 时血 贯 满 头 骨

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page