Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Ba 29, 2024, 02:29:21 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1] 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ĐÀN GHI TA  (Đọc 75996 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« vào lúc: Tháng Sáu 03, 2008, 09:13:54 AM »


Bạn nào có gì hay về ghi ta cho anh em học hỏi với.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 29, 2008, 10:57:11 AM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Ghita
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2



Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Sáu 03, 2008, 06:25:06 PM »

Nghe và học guitar trực tuyến

http://www.zagerguitar.com

Website hướng dẫn học guitar từ nghệ sĩ Denny Zager. Bạn có thể đăng ký (có đóng tiền) để học trực tuyến liên tục trong 6 tháng. Nếu không có khả năng thanh toán qua mạng thì có thể tải miễn phí một số tập tin bài học (định dạng WMV). Bạn có thể tìm thấy các bài nổi tiếng như “Hotel California”, “Unchained Melody”, “Yesterday”... tại Website này.
Logged
jolitran23
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 14



Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Sáu 03, 2008, 06:28:22 PM »

CHO NHỮNG NGƯỜI THÍCH HỌC GHITA

Đi tìm và mò mẫm ra một cơ số các trang chuyên về học guitar. Ghi tạm ra đây đã ai thích thì vào xem:

http://www.vietguitar.org

http://viet-guitar.info/forum/index.php Diễn đàn về guitar Việt

http://www.hoasentrang.de/index.php?option=com_content&task=blogsection&id=3&Itemid=149 chuyên trang học guitar của tập san văn hóa hoa sen trắng

Cực nhiều hợp âm bài hát Việt

http://www.hanvota.com/nhac/Frame_Indices/index_GUITAR.htm Trang dạy nhạc của Võ Tá Hân

http://www.hanvota.com/nhac/guitar/baiviet/TieuMuoi.htm GUITAR CỔ ĐIỂN VÀ FLAMENCO bội thực thông tin

http://kazenka.multiply.com/music/item/362 Nhạc Trịnh qua tiếng guitar của Võ Tá Hân

http://xuanphuocnhac.free.fr/tuhocdan/tuhocdan.html tự học đàn

http://www9.ttvnol.com/forum/f_377/250631/trang-1.ttvn guitar đệm hát, cũ rồi nhưng đọc buồn cười không chịu được

http://ducavn.com/duca_files/VanHoc/NhacLy/NhacLy1.htm nhạc lý cơ bản

http://viettabs.net/index.php?vtabs=hocguitar nhạc lý cơ bản

http://www.catruong.com/tailieu/nhacly/nhacly_qh.htm nhạc lý cơ bản

http://xsaudongx.wordpress.com/category/am-nhạc/nhạc-ly/ nhạc lý

http://viettabs.net/index.php?vtabs=tabs thư viện tabs nhạc
Logged
Báo đen
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 5



Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Sáu 03, 2008, 06:36:58 PM »

Tớ cũng chẳng biết nhiều lắm về đàn nhạc, lâu lắm dễ đến 2 năm rồi cũng chẳng đàn sáo gì , chỉ xin góp vui một chút giúp những bạn chưa biết tí gì về đàn thôi. Mong các bạn khác đừng cười.

===== Bắt đầu=====

huy biên. Email: huybien@mail.ru

Trong âm nhạc có 7 nốt: Đô – Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si để diễn tả độ cao.
Và cứ luân phiên nhau như thế chúng ta có thể có các độ cao như sau:

… Đồ - Rề - Mì – Fà – Sòl – Là – Sì – Đô – Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si - Đố - Rế - Mí – Fá – Sól – Lá – Sí …

7 nốt nhạc theo quy định được ký hiệu như sau:


Đô – C,

Rê – D

Mi – E

Fa – D

Sol – G

La – A

Si – B


Cây đàn ghita của chúng ta có sáu dây, khi ôm đàn không bấm gì cả tính từ trên xuống dưới sáu dây đó sẽ tương ứng với: Mì – Là – Rê – Sol – Si – Mí. Từ bây giờ chúng ta sẽ quy định 6 dây đó tương ứng là 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Như vậy chúng ta ôm đàn không bấm gì đánh dây 1 ta sẽ được nốt Mì, đánh dây 2 ta sẽ được nốt Là, đánh dây 3 sẽ được nốt Rê , đánh dây 4 sẽ được nốt Sol, đánh dây 5 sẽ được nốt Si, đánh dây 6 sẽ được nốt Mí.

Nếu chúng ta đánh đàn bằng các ngón của bàn tay phảI thì chúng được quy định như sau: ngón cái đánh 3 dây 1,2,3 bằng cách bật từ trên xuống, ngón trỏ đánh dây 4 bằng cách móc từ dưới lên, ngón giữa đánh dây 5 bằng cách móc từ dưới lên, ngón áp út đánh dây 6 cũng bằng cách móc từ dưới lên.


Bây giờ chúng ta sẽ có bài tập 1:

Các bạn tập ôm đàn, tay trái để không không cần bấm gì cả dùng ngón cái bật lần lượt 3 dây 1, 2, 3 tiếp theo dùng ngón trỏ móc dây 4, ngón giữa móc dây 5, ngón áp út móc dây 6 sao cho tiếng kêu của chúng rõ ràng, không bị tắc và đều nhau.

Bài này có thể tập từ 30 phút đến 1 tiếng là hoàn thành.
Logged
Báo đen
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 5



Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Sáu 03, 2008, 06:37:18 PM »

Cây đàn ghita có cần được chia thành từng ô gọi là phím.
Đầu tiên chúng ta sẽ tập bấm phím bằng tay trái. Lấy dây 1 làm thí dụ:

Để buông chúng ta có nốt Mì, ngón trỏ tay trái bấm vào phím đầu tiên của dây 1, dùng ngón cái bật dây 1, chúng ta sẽ có nốt Fà.

Nhả ngón trỏ ra, lấy ngón giữa bấm vào phím tiếp theo, dùng ngón cái bật dây 1, chúng ta sẽ có nốt Fà thăng (Fà thăng là thế nào phần sau chúng ta sẽ nói).

Tiếp tục nhả ngón giữa ra, lấy ngón áp út bấm vào phím tiếp theo, dùng ngón cái bật dây 1 chúng ta sẽ có nốt Sol.

Nhả ngón áp út ra, lấy ngón út bấm phím tiếp theo (hơi khó đấy), dùng ngón cái bật dây 1 chúng ta sẽ có nốt Sol thăng.



Bài tập 2:

Bây giờ các bạn tập như phần trên đã nói, dùng 4 ngón của bàn tay trái lần lượt bấm các phím của dây 1, mỗi lần bấm dùng ngón cái bật dây 1 sao cho tiếng kêu không bị tắc, 4 lần bấm và đánh đều nhau là được.

Bài này tập khoảng 30 phút đến 1 giờ.
_________________
Logged
Báo đen
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 5



Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Sáu 03, 2008, 06:37:41 PM »

Cao độ giữa các nốt người ta gọi là cung:
Các bạn cần ghi nhớ điều này, chưa cần hiểu lắm là tại sao. Cao độ giữa:

Mi – Fa : là ½ cung.

Fa – Sol : là 1 cung.

Sol – La: là 1 cung.

La – Si : là 1 cung.

Si – Đô: là ½ cung.

Đô – Rê: là 1 cung.

Rê – Mi: là 1 cung.


Để tăng cao độ lên ½ cung người ta dùng dấu thăng. Ký hiệu là #.

Như vậy cao độ giữa F – F# là ½ cung. Hay nói cách khác F# cao hơn F ½ cung.

Cao độ giữa F# - G là ½ cung. Ta có thể hiểu F# chính là nốt nằm chính giữa F và G.

Để giảm cao độ xuống ½ cung người ta dùng dấu giáng. Ký hiệu là b.

Như vậy nốt Fb thấp hơn nốt F ½ cung.



Bài tập 3:

Bây giờ chúng ta tập lên dây đàn.

Các bạn để dây 6 đánh lên nghe bình thường, tùy tai nghe của bạn thích nghe như thế nào thì để thế đấy, nếu muốn dây căng lên (tiếng cao lên), hay trùng xuống (tiếng thấp đi) bạn có thể vặn chốt của dây ở đầu đàn.

Tiếp theo bấm phím thứ 5 của dây 5, đánh dây 5, rồi đánh dây 6 sao cho hai tiếng kêu nghe giống hệt nhau là được. Nếu không giống nhau bạn vặn chốt của dây 5 để điều chỉnh cao lên hay thấp xuống.

Tiếp theo bấm phím thứ 4 của dây 4, đánh dây 4, rồi đánh dây 5 sao cho hai tiếng kêu nghe giống hệt nhau là được. Nếu không giống nhau bạn vặn chốt của dây 4 để điều chỉnh cao lên hay thấp xuống.

Tiếp theo bấm phím thứ 5 của dây 3 , đánh dây 3, rồi đánh dây 4 sao cho hai tiếng kêu nghe giống hệt nhau là được. Nếu không giống nhau bạn vặn chốt của dây 3 để điều chỉnh cao lên hay thấp xuống.

Tiếp theo bấm phím thứ 5 của dây 2 , đánh dây 2, rồi đánh dây 3 sao cho hai tiếng kêu nghe giống hệt nhau là được. Nếu không giống nhau bạn vặn chốt của dây 2 để điều chỉnh cao lên hay thấp xuống.

Tiếp theo bấm phím thứ 5 của dây 1 , đánh dây 1, rồi đánh dây 2 sao cho hai tiếng kêu nghe giống hệt nhau là được. Nếu không giống nhau bạn vặn chốt của dây 1 để điều chỉnh cao lên hay thấp xuống.
_________________
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Sáu 03, 2008, 06:45:12 PM »

CẤU TRÚC MỘT CÂY TÂY BAN CẦM (GUITARE)


Cấu trúc của những cây đàn Guitare Tây Ban Nha Có 2 cách chính để làm ra những cây đàn Guitar : Cách ghép nối bằng mộng (dovetail method) và cách làm đàn theo kiểu Tây Ban Nha (Spanish method)


 Trong cách thứ nhất, hộp đàn và cần đàn được làm riêng rồi ghép nối với nhau bằng mộng đuôi én, cách này thực hiện rất nhanh và không tốn kém. Nó được áp dụng để sản xuất đàn Guitar trong các nhà máy


Trong cách làm đàn Guitare Tây Ban Nha, cách mà những người thợ làm đàn giỏi nhất thế giới làm ra những cây Guitar tốt nhất, cần đàn được làm nối liền với phần đầu của thân đàn, sau đó gắn lần lượt các phần của hộp đàn vào : phần thân đàn, mặt trên và mặt dưới của hộp đàn


Gắn như vậy sẽ làm tăng độ liên kết giữa cần đàn và hộp đàn do tăng diện tích dán keo. Ngoài ra lực căng của dây đàn lên cần đàn được giảm bớt dựa theo nguyên tắc đòn bẩy, làm cho cần đàn thêm bền chắc, giúp cho tiếng đàn thêm khỏe và ngân vang.

  Đàn làm theo cách bình thường không có “bàn chân” do đó diện tích dán keo giảm và không có sự phân chia lực căng theo phương pháp đòn bẩy do vậy không bền chắc bằng đàn làm theo phương pháp Tây Ban Nha. 

 

 
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Sáu 03, 2008, 06:50:08 PM »


BẢO QUẢN ĐÀN GUITARE


Không để đàn ở nơi quá nóng hay gần nguồn nhiệt, nhiệt độ cao làm giảm khả năng kết dính của keo.

Không để đàn dưới ánh sáng Mặt Trời, nhiệt độ bên trong có thể lên đến trên 50 độ C và như thế là đủ để làm lỏng keo dính.

Nếu nhiệt độ môi trường quá lạnh cũng có thể gây ra những vết nứt trên đàn.

Đàn cũng có thể bị nứt khi vận chuyển trong khoang hành lý của máy bay do nhiệt độ thấp khi bay ở độ cao lớn.

Đàn để trong môi trường độ ẩm cao làm cho các thớ gỗ giãn nở, do đó làm thay đổi độ căng của dây đàn

NHỮNG VẾT NỨT   

Trong quá trình sấy khô gỗ, sự mất nước đột ngột sẽ gây ra những vết nứt nhỏ trên bề mặt gỗ. Nghệ nhân Irving Sloan, trong cuốn sách Guitar Repair, đã giải thích: “việc sấy gỗ làm mất nước sẽ để lại những kẽ hở nhỏ trong lòng gỗ, sau một thời gian gỗ khô sẽ co lại và những vết nứt đó dần lộ ra. ”. Jose Oribe trong cuốn sách The Fine Guitar cho rằng sẽ rất có hại cho đàn Guitar nếu để dần trong một thời gian dài ở độ ẩm dưới 25% hoặc trên 75%. Theo ông độ ẩm lý tưởng  cho cây đàn là khoảng 50%. Không thể đảm bảo gì về gỗ, tất cả các loại gỗ cho dù lâu năm đến đâu đều có thể xuất hiện những vết nứt. Ngay cả 1 loại gỗ sấy khô được 50 năm cũng có thể bị nứt. Và vì gỗ có thể hút ẩm, cho nên bất chấp dùng cách gì để sấy khô nó, gỗ vẫn tiếp tục trao đổi độ ẩm với môi trường. Một thực tế đơn giản nhưng ít được biết đến đó là các nhạc cụ bằng gỗ đều có thể bị nứt. Qua nhiều năm, những nhạc cụ quý giá do các nghệ nhân nổi tiếng làm ra vẫn xuất hiện những vết nứt, và luôn có  những người thợ sửa đàn khắc phục những dấu vết của tự nhiên ấy. Nhiều cây đàn Guitar trị giá trên 10.000$ đều đã từng bị nứt và đã được sửa lại.           
« Sửa lần cuối: Tháng Sáu 03, 2008, 07:16:03 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Quần đùi
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1



Email
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Sáu 23, 2008, 03:34:14 PM »






















« Sửa lần cuối: Tháng Sáu 23, 2008, 03:37:05 PM gửi bởi Quần đùi » Logged
SUNGCOI
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 23



Email
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Bảy 09, 2008, 09:16:53 PM »

« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 10, 2008, 08:53:30 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
BaGiai
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 9


WWW Email
« Trả lời #10 vào lúc: Tháng Sáu 13, 2010, 01:48:05 PM »


Đây là bài tập bấm cho các bạn mới tập ghitar: đặt (chạm nhẹ nhàng thôi) 3 ngón 2,3,4 trên dây 1, ngón 1 bấm - nhấc liên tục trên dây 2 ở phím 1 (đo-xi-đô-xi...);tương tự với các ngón còn lại. Yêu cầu: chậm, bấm chính xác sát các phím,nhấc lên thật ít, các ngón không bấm đặt thật nhẹ nhàng trên dây. Đặc biệt chú ý đến sự kết hợp giữa 2 tay: ngón tay trái bấm xuống (hoặc nhấc) và ngón tay phải gảy phải xảy ra cùng một lúc, như vậy dần dần tiếng đàn của bạn sẽ liền hơn, đỡ bị rời rạc thành tiếng một.



www.hanoiguitaristtmc.vn
« Sửa lần cuối: Tháng Sáu 13, 2010, 05:45:49 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

huy_guitar
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #11 vào lúc: Tháng Sáu 14, 2010, 09:19:08 AM »

Xin chào cả nhà !
Mình rất muốn tự học đàn ghi ta mong mọi người chỉ giáo. Hướng dẫn mình chi tiết một  chút nhé từ cơ bản . hi. Thanks mọi người.
 Grin
« Sửa lần cuối: Tháng Sáu 14, 2010, 11:40:24 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Tú Xuất
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 28


Email
« Trả lời #12 vào lúc: Tháng Sáu 17, 2010, 10:34:53 AM »



Mình cần bán một cây guitar 7 dây của Korea. Tình trạng còn rất mới và đẹp vì rất ít sử dụng. Tiếng nặng, phù hợp chiến metal.
Giá 2tr2
Ai có nhu cầu thử đàn xin liên hệ 0989881466

Logged
Tú Xuất
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 28


Email
« Trả lời #13 vào lúc: Tháng Sáu 17, 2010, 10:38:17 AM »

Đây là bài tập bấm cho các bạn mới tập ghitar: đặt (chạm nhẹ nhàng thôi) 3 ngón 2,3,4 trên dây 1, ngón 1 bấm - nhấc liên tục trên dây 2 ở phím 1 (đo-xi-đô-xi...);tương tự với các ngón còn lại. Yêu cầu: chậm, bấm chính xác sát các phím,nhấc lên thật ít, các ngón không bấm đặt thật nhẹ nhàng trên dây. Đặc biệt chú ý đến sự kết hợp giữa 2 tay: ngón tay trái bấm xuống (hoặc nhấc) và ngón tay phải gảy phải xảy ra cùng một lúc, như vậy dần dần tiếng đàn của bạn sẽ liền hơn, đỡ bị rời rạc thành tiếng một.



www.hanoiguitaristtmc.vn

Các kỹ thuật này tưởng chừng rất đơn giản mà hiệu quả, cơ bản.
Logged
BaGiai
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 9


WWW Email
« Trả lời #14 vào lúc: Tháng Sáu 18, 2010, 11:28:32 AM »

Xin chào cả nhà !
Mình rất muốn tự học đàn ghi ta mong mọi người chỉ giáo. Hướng dẫn mình chi tiết một  chút nhé từ cơ bản . hi. Thanks mọi người.
 Grin
bạn sẽ bắt đầu bằng các bài tập tay phải nhé:
TƯ THẾ NGỒI ĐÀN
a Tập cổ điển
1.   Ngồi sát mép ghế và ghế hơi xoay sao cho mép ghế bên phải hơi lùi ra phía sau để chân phải được thoải mái khi dang rộng .Không nên dùng ghế sa lông có đệm dày dễ bị tê chân khi ngồi lâu.Nên dùng nghế cứng hoặc nghế chuyên dụng để chơi đàn (có lớp đệm mỏng và điểu chỉnh được độ cao) thì tuyệt vời nhất.Lưng thẳng đứng.Tư thế ngồi này không chỉ áp dụng cho việc tập đàn mà còn dùng cho tất cả các việc khác cần ngồi lâu.Tư thế ngồi này tốt cho cột sống và máu lưu thông tốt ở phần chân nên không bị tê chân khi ngồi lâu.
2.   Chân phải dang rộng, chân trái đặt lên kê chân (Eng:footrests - loại chuyên dùng có thể điều chỉnh được độ cao) và hướng thẳng ra phía trước.Đặt đàn lên đùi trái sao cho phần eo đàn ôm khít vào đùi. Mặt đàn nghiêng so với phương thẳng đứng khoảng 20 o – 30 o  sao cho mắt có thể nhìn rõ được cả 6 dây.
3.   Nữ giới có thể vắt chân phải qua đùi trái rồi đặt lên kê chân. Đàn đặt lên đùi phải.
4.   Đỉnh của phần cong nhỏ của thân đàn trùng vào giữa ngực.
5.   Phần đầu cần cao ngang tầm mắt. Điều này phụ thuộc vào độ cao của kê chân và ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của tay trái.
b Tập nhạc nhẹ (đệm ) có thể ôm đàn thoải mái hơn: kê lên đùi phải và 2 chân tự do miễn là đàn được giữ chắc chắn và mắt kiểm soát được 6 dây.Nhưng mới người mới học cũng nên ngồi theo tư thế tập cổ điển vì tư thế đó thuận lợi nhất cho hoạt động của hai tay.

4. TAY PHẢI
1.   TƯ THẾ
-   Tỳ dưới khuỷu tay vào giao điểm  giữa mép trên thùng đàn và  đường thẳng chạy theo ngựa sao cho bàn tay nằm lọt trong phạm vi lỗ thùng đàn.
-   Sẽ sử dụng 4 ngón cái-trỏ-giữa-áp út lần lượt ký hiệu là p-i-m-a (từ tiếng Tây ban nha). Ngón p còn gọi là ngón lớn, i,m,a là các ngón nhỏ.
-   Bàn tay khum tròn như đang nắm quả bóng nhỏ. Các ngón i m a khép gọn lại với nhau một cách nhẹ nhàng và các đầu ngón tay nằm trên 1 đường thẳng. Cách 1: cổ tay thả lỏng. Cách 2: giữ cho đường trục bàn tay (chạy qua ngón m) thẳng với cẳng tay. 2 cách để bàn tay này sẽ liên quan đến cách mài móng tay. Các đầu ngón chụm lại thẳng hàng với nhau, khi cần dùng ngón nào thì thò ngón đó ra và lại cho về vị trí cũ sau khi dùng xong.
2.   KỸ THUẬT GẢY
Để gảy ra 1 tiếng đàn luôn phải đảm bảo 2 bước: đặt - bật
-   Đặt:  dùng khớp trong cùng của ngón tay đưa ngón tay đặt lên dây cần gảy sao cho dây đàn nằm lọt vào khe giữa móng tay và đầu ngón tay sau khi để dây lướt nhẹ qua phần thịt của đầu ngón tay để tránh tạo tạp âm do dây đàn đang rung chạm vào móng tay. Nếu chưa có móng thì dây đàn nằm giữa đầu ngón tay.Trước khi đặt lên dây, hãy để ngón tay ở tư thế thật mềm mại, tự nhiên.
-   Bật: dùng khớp thứ 2 (tính từ đầu ngón) kéo dây theo phương song song với mặt đàn (tức là về phía dây gần nhất) rồi tuột ngón tay ra ngoài. Đó là cách gảy gọi là móc dây (tirando-esp).Nếu kéo dây hơi xiên vào phía trong thùng đàn rồi tuột ngón tay ra khỏi dây để ngón tay nằm trên dây gần nhất thì ta đã thực hiện cách gảy gọi là ép dây (apoyando-esp). Trong giai đoạn đầu nên chỉ tập móc dây cho khá thuần thục rồi hãy tập ép dây. Theo tôi nên bắt đầu tập ép dây sau khi tập bài “etude I (allegro)-Giuliani” hoặc trước khi tập bài Romance II . Rất nhiều nghệ sỹ ghi-ta thế hệ mới (khoảng những năm 90 thế kỷ 20 trở lại đây ) hoàn toàn không sử dụng ép dây.
Về công đoạn kéo dây, phần lớn các bậc thầy đều dạy dùng khớp thứ 2 như trên đã trình bày.Nhưng về mặt cơ học, trong trường hợp này cánh tay đòn càng ngắn càng có lợi về lực và thời gian nên dùng khớp đầu tiên thì tốt hơn. Có thể thấy những trong trực tế khá nhiều ví dụ tương tự: trẻ em lúc mới tập viết luôn cầm bút thật ngắn (sát ngòi bút), cầm đũa càng dài thì gắp thức ăn càng khó, ...Tôi thì dùng cả 2 cách tuỳ từng trường hợp và lời khuyên với người mới học đàn: cứ thử cả 2 cách rồi chọn cách dễ hơn và vừa ý hơn với mình Khi thử cả 2 cách bạn sẽ nhận thấy âm thanh phát ra của 2 cách gảy đó khác nhau.Tuy nhiên khi dùng khớp đầu tiên để kéo thì khớp thứ 2 vẫn tham gia vào bước đặt. Nói cách khác, bước bật chỉ ngoắc đầu ngón tay giống hệt động tác “gãi” khi bị ngứa nên có người trêu người đang tập đàn là “ngồi gãi dây đàn”.
-   Đặc biệt lưu ý:
*quãng đường chuyển động của ngón tay khi bật càng ngắn càng tốt. Khi bật chỉ có ngón tay chuyển động, bàn tay giữ im không để bị giật theo.
* Hướng chuyển động của ngón tay như co các ngón tay lại thành nắm đấm.
* Không ngón nào gảy 2 lần liên tiếp, luôn đổi ngón gảy trừ trường hợp không còn lựa chọn khác hoặc hai nốt liên tiếp có trường độ dài trên 1 phách hoặc ngón p gảy liên tiếp các nốt ở bè trầm với tốc độ không nhanh.
* ngón p và i để giao nhau ở khớp đầu tiên của 2 ngón để chúng không cản trở nhau khi p bật về phía dưới, i bật về phía trên, đồng thời còn có tác dụng hạn chế quãng đường chuyển động của nhau sao cho ngắn nhất.
3. BÀI TẬP LÀM QUEN TAY PHẢI: gảy dây buông
Yêu cầu:
1.   Đảm bảo 2 bước đặt-bật  khi gảy,vừa nhẩm vừa đàn theo: đặt a-đặt m-đặt i-đặt m-đặt a ....
2.   Chậm và đều. vừa đàn vừa đập chân hoặc đếm (theo giây đồng hồ là tốt nhất) a-m-i-m-a
                                                     1  2 3 4  5
3.   To, tuy phải bật mạnh cho to nhưng phải thật gọn và dứt khoát, quãng đường chuyển động của đầu ngón tay càng ngắn càng tốt, bàn tay giữ im, chỉ ngón đang gảy chuyển động phần đầu ngón tay.
4.   Không đặt bất kỳ ngón nào lên mặt đàn hoặc bất kỳ vị trí nào khác. Chỉ đặt ngón nào đó lên dây khi chuẩn bị gảy dây đó. Có thể đặt ngón p lên một trong các dây trầm nếu chỉ dùng các ngón nhỏ trên các dây 1,2,3 hoặc đặt một trong các ngón nhỏ lên dây không phải gảy khi chỉ dùng ngón p.
Logged

Trang: [1] 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn