SÁO TRÚC

<< < (8/9) > >>

doclaptudo:
Trích dẫn từ: handinhand trong Tháng Tư 26, 2008, 02:32:50 PM

Có bác Lê Thái Sơn ở Hà Đông không biết thế nào?



Em là học trò bác Lê Thái Sơn mà, thần tượng của em đấy. Em quen bác ấy ở CLB sáo trúc ở Hồ Thành Công, lần đầu gặp đã bị thuyết phục rùi. Lần sau gặp ở công viên nghe sáo mèo là em đi theo liền, thấm thoắt được khối rồi đấy.

jolitran23:

Á à, mấy bác này cũng khởi động đây, vui quá, hum nào hòa tấu giữa hai CLB cái.

doclaptudo:


Trích dẫn từ: jolitran23 trong Tháng Sáu 25, 2010, 09:28:50 AM

Á à, mấy bác này cũng khởi động đây, vui quá, hum nào hòa tấu giữa hai CLB cái.


Nhất trí thôi, em nghía các pác bên ấy hoành lắm, nên mới vào đánh một tiếng, hế hế.

doclaptudo:
Trích dẫn từ: tieusontrangsi trong Tháng Ba 12, 2008, 06:03:12 PM

VÀ ĐÂY LÀ ĐÒN MỘT ĐẬP ĂN QUAN gửi bác tứ hải.Gửi các bạn yêu thích sáo trúc VIỆT.Đùa thế thôi chứ,trò nào chả lắm công phu.QUan trọng là các bác chớ nản chí nhanh quá,(tích tiểu thành đại.góp gió thành bão)
TIÊU SƠN TRÁNG SĨ tôi chưa viết sách bao giờ nhưng cũng xin viết vài dòng gọi la kinh s nghiệm với cách tập thổi sáo trúc và một số kỹ thuật cơ bản ban đầu

hai ba nào.........ok?

-Quan trọng là ý thức của bạn,thái độ của bạn,bạn có thích thì mới học,có học thì mới biết,bạn gieo gì?ta gieo chăm ngoan,kiên trì,ko coi thường nhé!gieo gì gặp nấy mà......khà khà khà khà....èn en..èn en

DÀNH CHO CÁC BẠN CÒN BỠ NGỠ VỚI SÁO TRÚC.
_Đầu tiên chúng ta cầm vào đoạn giữa củacây sáo 6 lỗ bằng tay trái,từ từ đưa cây sáo lên môi.ghé lỗ thổi vào 2 bờ môi đã mím và căng ra.ta lấy lưỡi thò ra tìm lỗ thổi,dò tìm chính giữa và đặt mép lỗ thổi ép chặt vào bờ môi dưới.nhẹ nhàng từng luồng hơi thổi ra,sáo sẽ kêu âm nốt SI(vì chưa có ngón nào bịt mà)
Đừng nản nhé,bình tĩnh tập thổi 1 hơi từ ngắn tới dài.....10dây tới 15dây gì đó
CỨ thổi kêu và tiếng sáo sẽ trong dần và hơi sẽ dài hơn.lúc nào hết hơi chúng ta nhẹ há miệng và hít lấy hơi mới để thổi tiếp.
-Thế nhé!cũng phải sau vài hôm đấy,rồi chúng ta tập bịt các ngón tay vào vị trí các nốt nhạc trên thân sáo.
Đưa sáo lên môi đúng kỹ thuật,3ngón giữa tay trái bịt vào 3 lỗ trên tính từ lỗ thổi xuống,tiếp theo 3 ngón tay giữa tay phải bịt nốt 3lỗ dưới.chú ý là bịt phải chặt và 2ngón cái, 2 út còn lại tựa và quặp để giữ lấy thân sáo cho chắc.
Chúng ta thổi nốt Đồ bịt tất đã,khi đã kêu được rồi lần lượt mở từng ngón một.từ ngón áp út bên phải mở lần lượt ta có nốt..rê ,mi ,pha,son,la,si,đố.Nốt đố thì mở ngỏn trỏ tay trái còn lại bịt tất.lần lượt mở ra và đóng lại các ngón ta có âm thanh của 1quãng tám.
Tập thổi nhẹ nhàng và mở từng lỗ sáo nhẹ nhàng,nhớ lấy hơi đúng cách.....((trong đầu tưởng tượng hình ảnh mình sẽ thổi sáo cho 1 cô gái xinh đẹp với1 bản nhạc tình yêu.(mìnhthật đẹp trai và có tài,rồi ta phải lựa chọn thế nào đây với rừng hoa đẹp cứ đổ xô vào ta........thích thật.....phải tập luyện thôi,sắp ổn rồi.......)

MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN.

1)RUNG HƠI:kỹ thuật quan trọng để tả phần hồn của cây sáo,phần hồn của giai điệu,bản nhạc.
đầu tiên chúng ta mím môi và tập thổi ra từng luồng hơi đều đặn 1,2,3,4 rồi 1,2,3,4 vào tờ giấy mỏng.tờ giấy sẽ bay phật phật đều đặn theo từng luồng hơi chúng ta thổi.Lúc đầu tập thổi luồng hơi chậm sau đó nhanh dần lên.
khi thổi cảm giác hơi gồng cơ bụng.Sau đó không quên thổi như thế vào cây sáo thân yêu nhé!(khi ứng dụng vào sáo sẽ khó hơn một chút)cây sáo sẽ phát ra từng nốt nhạc có luồng hơi đều đặn và trong trẻo bên sự kiên trì cua ta.

2)ĐÁNH LƯỠI ĐƠN:kỹ thuật tạo ra sự nhấn hơi và ngắt hơi cho nốt nhạc,tạo phần nẩy hơn cho giai điệu và cảm xúc.
đầu tiên chúng ta mím môi lại và mồm phát âm ra chữ  tu tu tu.ta ta ta.tô tô tô....vv  tức là mỗi một chữ là một sự ngắt hơi.Đọc thật nhiều sau đó ứng dụng vào sáo nhé!khi đánh lưỡi đơn chúng ta cảm giác như thổi hạt bụi bị dính vào đầu lưỡi(đã có một cô hàng xóm nhìn trộm bạn tập sáo đấy.nghe mà thích thích )

3)ĐÁNH LƯỠI KÉP:kỹ thuật tạo ra sự mạnh mẽ va tốc độ nhanh  của giai điệu.Chơi các đoạn có nhịp hành khúc,rộn ràng,nẩy và khoẻ khoắn.
chúng ta hãy mím môi và phát âm ra chữ tukutu,tekate.takata.tốccôtô...vvv
cũng gần như lưỡi đơn,chỉ có khác là lưỡi của chúng ta thò ra thụt vào,thổi những hạt bụi dính ở lưỡi ra.Mỗi một chữ là một chiều lưỡi.tu=lưỡi thụt vào,ku= lưỡi đẩy ra và tu=lưỡi lại thụt vào.Ứng dụng vào sáo nhé!
Nó là kỹ thuật khó đấy nên chuân bị tinh thần để vượt qua.
(chơi được kỹ thuât này thì bắt đầu có thể yêu nhiều cô gái cùng một lúc rồi)

4)PHI LƯỠI:kỹ thuật dễ như hôn người yêu lúc trăng thanh gió mát,kỹ thuật có tiếng phát ra rừ rừ...giòn giòn...chắc để miêu tả sự vui mừng chăng?nụ hôn của gió hay nàng thơ hôn anh tửu.
chúng ta chỉ việc phát âm ra chữ Rừ rừ......kéo dài lưỡi ra và lươi rung lên bần bật.nhớ áp dụng nhé!âm thanh sẽ phát ra rừ rừ theo cao độ ta thổi(cô bé hàng xóm bắt đầu mất ngủ va mơ mộng tới ta rồi,sướng quá trời ạ.tôi mê sáo trúc)

TIÊU SƠN TÔI chúc anh tứhai va các bạn thành công với niềm đam mê  của mình
mong các bạn tập đều đặn mỗi ngày 30phút thôi va 3tháng sau sẽ có 3cô gái đòi bạn phải cưới ngay,bất luận đã có vợ hay chưa vợ.đẹp trai hay ômai giai
thôi tới giờ tôi phải tập sáo và tiêu rồi.có cô hàng xóm đang giục và thèm nghe tôi thổi bài:LÝ HOÀI NAM-sáng tác-ĐINH THÌN

hẹn gặp các bạn ở bài viết sau

TIÊU SƠN TRÁNG SĨ- TIÊU SƠN TRÁNG SĨ-TIÊU SƠN TRÁNG SĨ.


Em thấy bài này viết tốt lắm, chả biết là ai, nhưng sao bảo có bài sau mà chẳng thấy đâu cả, bác vào pót tiếp đi cho CLB mình nó xôm tụ. Chứ bên kia họ hoành lắm.

tieusontrangsi:
ồ lâu mới lướt lại diễn đàn anh em xôm rồi đấy,dạo này hơi bận nên lâu cũng chưa viết thêm dc bài j mới.Cảm ơn bạn doclaptudo đã có bài khá hay về sáo trúc.Nói về nghệ thuật làm sáo trúc thì tôi cũng đã có hơn mười năm dấn thân để làm dc cây sáo như ý,tôi đã thành công với bộ sáo,tiêu,sáo mèo...cho mình từ năm 2000.từ khi đó đã có đủ đồ như ý nên cũng lười sản xuất tiếp.Để làm dc những cây sáo chuẩn và đầy đủ mọi tiêu chí ko hề đơn giản;hình thức đẹp,hàng âm chuẩn theo tiêu chuẩn qte A=440,cả 3q8 phải bằng nhau,chất lượng âm thanh đều,âm sắc tươi sáng,độ xì phát ra tới tầm hài hòa....các cây sáo còn đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí:sáo chơi để đệm và solo trong dàn nhạc chèo,sáo để chơi nhạc cổ và dân ca 3 miền,sáo chỉ chuyên độc tấu,sáo dùng solo với dàn nhạc điện tử hay bán cổ điển...chính vì thế khi khoét sáo phải tìm hiểu kỹ về vùng miền,phong cách âm nhac.

Để nói về kinh nghiệm hay bí quyết làm và khoét ra những cây sáo hay tôi xin nói bí mật có vẻ vẫn dc giữ kín, chỉ có một số nghệ nhân, cá nhân làm và bán ra những cây sáo đặt hàng, và để kiếm dc 1 cây sáo tốt đạt tiêu chuẩn tiêu chí thì vô cùng khó ở vietnam ta, ở trung quốc việc này đơn giản hơn nhưng cũng phải đầu tư 1 khoản tiền nghiêm túc.vd:1 cây sáo đô tốt ở vn bán khoảng 5trăm ngàn cho tới 2triệu đồng là cao.

 Trung quốc thì sao? khoảng 1000 tệ>5 tới 7 ngàn tệ thì yên tâm về chất lượng, cứ việc dùng nhiều năm. Theo như bài bạn đoclaptudo pót thì khá hay,đó là vấn đề khoa học bản chất  để hiểu về vật lý, cơ động học.....>công thức. Nếu chúng ta thuộc lòng công thức và định luật về nó cũng sẽ giúp ta rất nhiều về kỹ thuật khoét sáo. Nhưng để làm nên cây sáo tốt thì còn rất nhiều bí quyết cực kỳ quan trọng.

VD:lấy ống nứa, trúc vào tháng mấy trong năm,phơi khô ở chỗ nào? điều kiện thời tiết ánh sáng. Kỹ thuật sấy và tẩm hấp>khi đó ống sẽ đạt tiêu chuẩn ko bị mối mọt, chênh phô với thời tiết...lại còn vấn đề tinh chỉnh giai doạn cuối quyết định cao độ chuẩn mực của từng nốt và q8 trong hàng âm cây sáo. Vì thế sáo trúc tốt và đắt tiền là hàng đơn chiếc làm bằng tay 90%, và lúc đó người thợ, nghệ nhân phải thực sự có trình độ để vừa khoét vừa thổi thử. Ngoài việc đã có máy đo âm thanh ngay bên cạnh, có lẽ tôi chỉ xin nói sơ qua vài điều thế đã, nhằm cho các bạn  hiểu thêm chút ít về thú chơi hay bộ môn nghệ thuật này. Tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng thú chơi nào cũng lắm công phu và chúng ta hãy yêu và dấn thân nếu thực sự thích hay đam mê, lúc đó thì phải đầu tư thôi, ko chỉ là 1it tiền bạc mà cả thời gian và thử thách nữa. Thân mến!

 Xin tự giới thiệu qua về bản thân:

TIÊU SƠN TRÁNG SỸ - tức Nguyễn Thắng, giang hồ gọi là Thắng Sáo. Tốt nghiệp đại học sáo trúc Nhạc viện Hà Nội năm 2000. Là người cực kỳ yêu bộ hơi (sáo trúc Việt Nam, các loại sáo dân tộc trong nước và nước ngoài). Từ khi tốt nghiệp đại học đã thử thách qua nhiều môi trường làm việc (hay nhảy việc). Tới giờ đã công tác tại Dàn nhạc dân tộc Đài Tiếng Nói Việt Nam.
 
 Ngoài công việc nhà nước, hiện tôi còn giảng dạy tại nhà cho những ai yêu thích và muốn tìm hiểu các loại sáo Việt Nam.

 E-mail: nguyennhuthang2001@yahoo.com
    Tel : 0988593976

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page