Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Ba 29, 2024, 07:47:01 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1] 2 3 ... 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ĐÊM QUAN HỌ  (Đọc 45409 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« vào lúc: Tháng Một 09, 2008, 08:28:09 PM »










Đêm Quan Họ được diễn ra vào tối thứ Sáu hàng tuần, do các liền anh, liền chị câu lạc bộ quan họ Đền Đô (Bắc Ninh), cùng các nhạc công Nhạc Viện Hà Nội trình diễn.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 08, 2015, 04:28:37 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Một 12, 2008, 09:20:43 AM »























« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 08, 2015, 04:29:16 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Một 12, 2008, 09:39:41 AM »













« Sửa lần cuối: Tháng Một 08, 2017, 12:17:49 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
THITHO
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 8


Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Tư 24, 2008, 03:38:51 PM »

Quan họ đầy chất thơ! Mình rất thích!
Logged
Hoahau
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Tư 27, 2008, 09:55:07 AM »

Đêm Quan họ là một đêm rất đặc trưng của Tứ Hải quán. Em thấy nó phù hợp với khung cảnh của mái nhà tranh Việt Nam. Mỗi lần đến đây em luôn thấy một cảm giác được về quê. mặc dù cách nhà chỉ khoảng 5 cây số. Giá mà có nhiều nơi như thế ở Hà Nội thì hay biết bao! Đi trong phố nhiều lúc như là hết chỗ chơi rồi. Chỗ nào cũng đắt đỏ, ở Tứ Hải thì nên thơ mà hợp túi tiền, chỉ vài trăm tiêu là đủ cho một Pạc ti nhỏ. Ở nơi khác ăn mà có nhạc sống thì chúng em không chịu được.

Xuân Mai

Thay mặt nhóm Chích Bông
Logged
VCR
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Tư 27, 2008, 09:59:34 AM »

Hôm trước lạc bước đến Tứ hải, vào thứ sáu mà chỉ có vài bàn, sao quán bây giờ vắng thế Undecided. Buồn!
Logged
QUANDU
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 13



Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Tư 27, 2008, 11:30:23 AM »

Quán thấy nói thứ sáu có quan họ rất vui. Đáo qua thấy hình thức tổ chức được, có chất quê mùa, an nhàn, thế nhưng thực tế lại khác, quán hôm thứ sáu rồi buồn quá, không có nổi 3 bàn đông. Em hơi thất vọng so với những gì thấy trong ảnh.
Logged

Cho xin một kiếp quân dù
Người Thượng Hải
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 4


Người Thượng Hải


Email
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Tư 28, 2008, 08:03:09 AM »

Thấy trong ảnh có vẻ đông vui đấy chứ!
Logged

"Người Thượng Hải cần phải biết cúi đầu"

Đặng Tiểu Bình
Tieudaodu
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2



Email
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Tư 28, 2008, 03:45:04 PM »

Ảnh cho thấy quán hoạt động khá thịnh vượng và đặc biệt là có văn hóa và đường lối chứ không đơn thuần nhốn nháo chỉ là rượu!
Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Tư 28, 2008, 03:57:35 PM »

Quán thấy nói thứ sáu có quan họ rất vui. Đáo qua thấy hình thức tổ chức được, có chất quê mùa, an nhàn, thế nhưng thực tế lại khác, quán hôm thứ sáu rồi buồn quá, không có nổi 3 bàn đông. Em hơi thất vọng so với những gì thấy trong ảnh.

Cám ơn bạn đã ghé thăm Tứ Hải Quán. Tối thứ sáu ít khi Tứ Hải vắng vẻ như vậy, coi như bạn kiếm được một bông hồng mà không có gai đi.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
QUANDU
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 13



Email
« Trả lời #10 vào lúc: Tháng Tư 29, 2008, 03:33:03 PM »

Thực ra thì quán đông thì quán lợi, còn quán vắng thì khách nào muốn yên tĩnh lại thích thú, đúng là câu chuyện giữa quán và khách. Dù sao cũng rất mong quán làm ăn phát đạt và đông vui.

Có thể tái ngộ thứ 6 tuần sau
Logged

Cho xin một kiếp quân dù
Kính lúp
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1



Email
« Trả lời #11 vào lúc: Tháng Năm 01, 2008, 04:06:09 PM »

Xem ra quán có nhiều đồ cổ, mang tính chất hội quán hơn là một quán rượu bình thường.
Logged
QUANDU
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 13



Email
« Trả lời #12 vào lúc: Tháng Năm 02, 2008, 02:04:04 PM »

Hôm nay em đi Hoa Lư, về kịp em sẽ tới quán, chắc phải muộn.
Logged

Cho xin một kiếp quân dù
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #13 vào lúc: Tháng Năm 02, 2008, 03:14:26 PM »

Nếu đến quán thì mời tuhaibajai giao lưu một chén nhé.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #14 vào lúc: Tháng Sáu 20, 2008, 04:59:37 PM »

Bốn mươi năm. Đúng nửa cuộc đời đã trôi qua, nhưng đến nay, hình ảnh một con người, một vị danh tướng, một nhà lãnh đạo - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vẫn còn được lưu giữ trong ký ức của rất nhiều người.

"Ông là một danh tướng, một nhà chính trị và nhà quân sự lỗi lạc". Ấy là những lời đầu tiên mà nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt phải thốt lên sau những phút trầm người nhớ về Nguyễn Chí Thanh. Còn trong ký ức của nhà thơ Hoàng Cầm - người đã một thời đình đám với những tình yêu cuồng nhiệt - Nguyễn Chí Thanh lại là một vị thủ trưởng bản lĩnh, nhân hậu, thân thiện và hết sức "con người".

"Ngày nghe tin ông Thanh mất, tôi đã khóc. Khóc dữ dội, khóc ghê lắm! Người như vậy mà mất sớm thì tiếc quá, tiếc cho gia đình, tiếc cho dân tộc" - người đàn ông ngoài 80 và đã quá từng trải lập bập vì xúc động. Đến nay, dù đã nằm liệt giường, nhưng ông vẫn có thể kể vanh vách những ấn tượng đầy màu "cổ tích" về người thủ trưởng của mình, dẫu cho hai người chỉ vỏn vẹn 4 năm cùng làm việc.

Biết còn đúng một tháng nữa là tròn 40 năm ngày mất của Đại tướng, thi sĩ Hoàng Cầm quyết định dành tặng cho độc giả VietNamNet những câu chuyện không thể nào quên trong kỷ niệm đời lính. Ông bảo: "Anh em nghệ sĩ như chúng tôi đều phải nói là cực kỳ kính trọng ông. Ông thực sự là nhà lãnh đạo, nhà cầm quân đại tài".


Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
tại Đại hội Đảng bộ quân đội 1960

Hạ tuần tháng 5/1954. Ngay sau chiến thắng giòn giã Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Chính ủy Nguyễn Chí Thanh đứng ra tổ chức lễ hội “khao quân” đặc sắc.

Lúc đó, tôi là Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, nhận được lệnh phải phụ trách văn nghệ cho khoảng... 1000 người xem. Suy tính mãi, tôi quyết định chỉ chọn 10 tiết mục, trong đó phải có tiết mục nói về tình yêu, bởi tôi muốn chương trình này thật trọn vẹn. Chiến thắng Điện Biên đã rung chín phương trời thì phải động cả mười phương Phật, vì cốt lõi truyền thuyết của Phật là thúc đẩy tình yêu con người. Tình yêu thì nhiều chủ thể - yêu thiên nhiên, yêu quê hương, nòi giống.. - nhưng tuyệt đỉnh của tình yêu phải là tình yêu đôi lứa.

Đang băn khoăn thì một ý nghĩ chợt lóe lên. Nhất định phải có một màn quan họ, từ 20 đến 25 phút. Nhưng vừa đem ra bàn với anh em, có vài đồng chí tỏ vẻ ngần ngại:

- Có nên không? Em sợ... đưa vào.. không khí chiến thắng... tiết mục có thể bị chệch.

Nhưng tôi ra lệnh:

- Cứ làm! Tôi đoàn trưởng, tôi chịu trách nhiệm phải làm thật hay! Mình phải thu được lòng binh sĩ và lòng dân. Chiến thắng Điện Biên đã là lịch sử của đất nước thì đêm diễn mừng chiến thắng cũng phải là lịch sử của quân đội, của văn nghệ kháng chiến.

***

Hôm ấy là một bữa tiệc "thịnh soạn". Rượu tây thượng thặng, thuốc lá tây đủ loại, có cả loại "xì gà" mà viên tướng bại trận Đờ Cát thích hút. Có lẽ tướng Giáp muốn khao tướng sĩ của mình bằng các món ăn tuyệt hảo của kẻ đại bại.

Ngay sau bữa tiệc mừng là bữa khao quân bằng tinh thần từ phía người thắng trận.

Đêm diễn mở màn đúng tác phong quân sự. 7h30 phút tối. Đèn sáng choang. Màn nhung màu xanh rêu, rất dịu nhẹ. Hôm ấy tôi rất ngại màu đỏ chói. Tôi nói là ta nên dùng gam xanh nhiều cung bậc, thế thôi, chứ hãy tạm quên đi màu máu tươi. Máu đổ đã nhiều vì chính kẻ xâm lược buộc ta phải cầm súng. Nhiều bài hát đã rừng rực âm sắc đỏ. Ta đang ăn mừng chứ không phải lúc đánh nhau...

Với suy nghĩ ấy, trước khi khai tiệc, tôi đã xin với đồng chí Nguyễn Chí Thanh cho phép không chào cờ lúc mở màn, không hát Quốc tế ca. Không hiểu sao, ông tướng rất đanh thép ấy lại vui vẻ chấp thuận. Một đề đạt trái với nguyên tắc của những buổi lễ long trọng trong quân đội.

Ngay sau lời tuyên bố “Bắt đầu”, tôi nhìn xuống hội trường đông nghịt. Khoảng một nghìn chỗ đã chật kín. Ba hồi trống ròn rã và bài hát Mừng chiến thắng Điện Biên vang lên, màn nhung từ từ mở, hiện ra cảnh quân dân miền ngược miền xuôi quây quần. Cả đoàn gần 100 người hát vang sấm động.

“Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về giữa mùa hoa nở...”

Cứ thế, bài hát càng dồn dập thì chủ toạ cũng vỗ tay theo. Tôi thấy trên hàng đầu là đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi chính giữa, bên trái là Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái , bên phải là Tổng Chính uỷ Nguyễn Chí Thanh, rồi đến các vị Trần Độ, Vũ Lăng, Nam Long, Vương Thừa Vũ v.v... Cả hai đại tướng vỗ tay giòn giã nhất.

Tiếp sau đó, hàng loạt tiết mục như "Hò kéo pháo", "Quê em miền trung du", "Trường ca sông Lô". "Du kích sông Thao"... múa lượn – xoè, múa - nón - sạp làm tưng bừng cả đêm diễn.

Và đến khi màn quan họ vang lên, tôi nhìn thấy miệng cười tươi rói của người Tổng tư lệnh mới ngoài 40 tuổi và vẻ mặt rất đậm đà của Tổng chính uỷ cũng khoảng 40 tuổi.

Trước đó, theo "lệnh" chuyên môn của đoàn trưởng, tốp nữ quan họ phải hát thật bay bướm, cái nón quai thao phải thật e ấp, nửa thẹn thùng bỡ ngỡ, nửa mở ra tròn trịa mời đón người tình:

"Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay"

Thú thực, để đưa được màn quan họ này vào vòng vây trùng điệp của những giai điệu chiến đấu kiên cường và gian khổ, của niềm phấn khởi hân hoan chiến thắng, tôi cũng đã phải dè chừng cái kiêu hãnh mãnh liệt của các vị lãnh đạo cấp đoàn, dè chừng cả cỗ máy "lập trường" và "đạo đức cách mạng" có thể đè bẹp mình bất cứ lúc nào.

Nhưng đến câu thơ đỉnh điểm chót vót của tình yêu nam nữ trọn vẹn:

"Gió giục cái đêm đông trường
Nửa chăn nửa chiếu nửa giường để đó chờ ai"

thì từ hàng thứ tư xuống đến vài ba hàng nữa, các vị trung đoàn đã bắt đầu ghé tai nhau bàn về một cái gì đó hơi nghiêm trọng.

Đến khúc hát thứ ba, từ hàng ghế thứ tư phía bên trái sân khấu nhìn xuống, một tiếng sét đã nổ ra, dữ dội đến mức tôi giật thót người, chân tay run lật bật.

- Hạn màn xuống! Đả đảo!

Tiếp theo đó, như hàng tràng sấm sét lan nhanh, hàng trăm người đồng thanh tương ứng:

- Đả đảo văn công! Hạ màn xuống!

- Cất hết đi! Lãng mạn! Suy đồi!

- Đả đảo hoà bình chủ nghĩa! Đả đảo hưởng lạc!

- Chim chuột nhau trên sân khấu đấy! Đả đảo!

- Mèo mả gà đồng! Hạ màn xuống!

Như theo bản năng, tôi run run giơ tay cho một đồng chí hậu đài hạ màn tức khắc. Cả hai cánh màu rêu đậm lúc ấy như cũng hoảng vía, sập xuống nhanh như một ánh chớp giật.

Nhưng tôi vẫn hé màn nhìn xuống. Tôi thấy đại tướng Võ Nguyên Giáp quay lại phía sau nhìn xem là "cái gì". Sau đó, nét mặt ông tướng chiến thắng ấy vẫn bình thản. Nhưng chưa kịp định thần thì bỗng có người bước nhanh lên sân khấu, đứng trước bức màn rêu, nói như thét:

- Các ông làm loạn đấy à? Kia, có phải ông Thái Dũng không? Các ông toàn là quân đội lâu năm, các ông vô kỷ luật đến thế à?

Còn tôi thì vẫn nhìn qua màn hé. Hình như làn sóng phản đối có nguôi đi, nhưng vẫn sôi động. Vị tướng ấy nói tiếp, giọng càng gay gắt:

- Tổng cục nuôi đoàn văn công để văn công nuôi lại các ông, nuôi toàn thể quân đội bằng những món ăn tinh thần. Vậy mà các ông chưa chi đã đả đảo người nuôi mình. Các ông vừa chiến thắng xong một trận lớn thật đấy, nhưng vẫn là nhỏ so với công lao xây dựng quân đội của dân.

Các ông thật là vô kỷ luật. Đáng lẽ tôi thi hành kỷ luật các ông ngay lập tức, nhưng thôi, đây là tiệc ăn mừng, các ông vừa chiến thắng, các ông hách dịch, ra oai, tôi tạm tha. Vậy, bây giờ, ông nào không ưa văn công nữa, xin mời các ông về mà ngủ, ông nào muốn xem tiếp thì ở lại, nhưng phải có trật tự, có kỷ luật. Nào, ai về thì về đi!

Người vừa dội xuống khán giả một tràng dài ấy là Nguyễn Chí Thanh

Quả nhiên, (tôi vẫn ngó) ông Thái Dũng và năm sáu người nữa kéo nhau ra khỏi hội trường.

(Xin mở ngoặc là đồng chí Thái Dũng cụt một tay do chiến đấu với địch hồi đầu kháng chiến, các báo tiếng Pháp hồi ấy ở Paris và Hà Nội - Sài Gòn đều có nhiều bài tỏ vẻ kính phục cái ông "quan năm cụt tay" này (le colonel manchot). Đồng chí Thái Dũng, năm 1949, đã là tiểu đoàn trưởng chỉ huy một tiểu đoàn có tên là Lũng Vài mà nhạc sĩ Văn Cao đã làm khúc hát ca ngợi "Tiểu đoàn Lũng Vài" ngay trong năm đó. Ngoài ra, ông Thái Dũng còn chỉ huy một trận phục kích ở Đường sối 4 Lũng Phầy, thu gọn 94 xe vận tải của địch. Đến chiến dịch Điện Biên, ông là trung đoàn trưởng, phụ trách tác chiến thuộc Bộ Tham mưu chiến dịch. Tuy không trực tiếp chỉ huy nhưng ông vẫn tham gia đánh chiếm đồi A1, quần nhau với lực lượng Âu Phi hùng mạnh. Rút cuộc, ông đã thắng ở trận đánh quyết liệt này. Tên tuổi của ông thuở ấy: lẫy lừng).

Trở lại với giây phút nước sôi lửa bỏng đó. Khi ông Thái Dũng cùng vài người vừa lách qua các hàng ghế sắp ra đến cửa thì ông Nguyễn Chí Thanh gọi giật lại.

- Này, các ông, các ông bỏ về, hả! Được! Nhưng nhớ chiều mai, đúng 2 giờ, tôi mời văn công đến nhà riêng của tôi, có cà phê, có thuốc lá, đoàn của anh Hoàng Cầm phải diễn lại màn quan họ này, cái tiết mục mà các ông đả đảo ấy, diễn lại ở sân nhà tôi. Có cả kẹo bánh và thuốc lá của tây thua trận đấy. Mai, các ông sẽ tranh luận, và tha hồ ý kiến! Chứ như vừa rồi, tôi phản đối cái thái độ và tác phong vô kỷ luật của các ông. Nào ngày mai, tôi nhắc lại, đúng 2 giờ chiều, mời ông Thái Dũng và các đồng chí đến xem lại, rồi thảo luận.

Nói dứt lời, đồng chí Nguyễn Chí Thanh bước xuống, về chỗ ngồi cũ, và hô to:

- Anh Hoàng Cầm! Cho mở màn, diễn lại!

Nhưng ngay lúc đó, tôi vẫn còn phải trùng trình đến dăm ba phút để lấy lại tinh thần cho anh em. 12 diễn viên nam nữ khi ấy vẫn còn nháo nhác và phờ phạc vì "cú" phản đối vừa rồi. Tôi nói:

- Đã làm nghệ thuật, đừng sợ sóng gió. Nào, anh Thanh đã "có vẻ" ủng hộ mình đấy, các cô các cậu cứ mạnh bạo và bình tĩnh hát lại đi. Cố lên nhé!

Rồi tôi hạ lệnh mở màn, nhìn xuống, vẫn thấy anh Giáp rất thản nhiên, anh Thanh vẫn trầm tĩnh và cả hội trường vẫn hồi hộp chờ đợi. Đôi nam nữ lại bắt đầu "mời trầu" rồi lại "yêu nhau cởi áo cho nhau".

Nhưng tôi vẫn phải nói thật: tinh thần diễn viên bị một cú nặng nề như vậy, chưa hoàn hồn. Hát rời rạc, mất hết cái mê say. Tôi nhân dịp này bèn "hạ lệnh": “Còn 5 tiết mục nữa, chúng mình phải gắng hết sức. Đừng phụ lòng anh Thanh, anh Văn (bí danh của đại tướng Võ Nguyên Giáp)”. Có những tiếng đáp lời tôi như đồng tình:

- Anh yên trí! Anh cứ tin chúng em!

Quả nhiên, năm tiết mục tiếp theo, nhất là màn múa sạp đã chiếm lĩnh tâm hồn tất cả tướng sĩ, tâm hồn những người vừa thắng trận lịch sử. Khi đêm diễn vừa kết thúc, gần chục tướng tá nhảy lên sân khấu, ôm hôn, bắt tay, xoa tóc, có ông còn bế bổng một diễn viên lên mà nói:

- Hay! Xứng đáng với Điện Biên! Phải thưởng các cô các cậu bằng ba ngày nghỉ, và một bò, hai heo đấy! Khá lắm! Khá lắm

Hoàng Cầm
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 10, 2015, 03:33:34 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Trang: [1] 2 3 ... 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn