Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Ba 29, 2024, 05:55:26 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: LỤC VỊ HOÀN  (Đọc 23282 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« vào lúc: Tháng Năm 27, 2008, 08:03:29 AM »

Đây là bài thuốc chủ yếu bổ cho thận âm, chữa can thận âm hư, hỏa bốc, phạm vi chữa bệnh rất rộng rãi.

Bài thuốc này dùng cho những người sức khỏe yếu, sinh lý suy nhược, liệt dương, di tinh, ù tai, những người bước sang tuổi già, lưng đau, mắt mỏi và thị lực giảm sút. Bài thuốc này cũng có thể dùng dưới dạng sắc uống như Bát vị địa hoàng thang. Trong trường hợp khó phân biệt nên dùng bài thuốc này hay Bát vị hoàn bỏ Phụ tử mà thêm Hoàng bá.

Thành phần:

Đan bì
Bạch linh
Trạch tả
Thục địa
Sơn thù
Hoài sơn


Bát vị và Lục vị là hai bài thuốc tiêu biểu trong Đông Y, kiến thức của tôi còn nhỏ hẹp, chỉ post lên như thế, mong bác nào hiểu biết sâu rộng bổ sung cho mọi người thấy được sự kỳ diệu và những ứng dụng thần kỳ của hai bài thuốc này.
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 04, 2019, 11:29:52 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Năm 27, 2008, 11:13:41 AM »

Đây là bài thuốc chủ yếu bổ cho thận âm, chữa can thận âm hư, hỏa bốc, phạm vi chữa bệnh rất rộng rãi.

Bài thuốc này dùng cho những người sức khỏe yếu, sinh lý suy nhược, liệt dương, di tinh, ù tai, những người bước sang tuổi già, lưng đau, mắt mỏi và thị lực giảm sút. Bài thuốc này cũng có thể dùng dưới dạng sắc uống như Bát vị địa hoàng thang. Trong trường hợp khó phân biệt nên dùng bài thuốc này hay Bát vị hoàn bỏ Phụ tử mà thêm Hoàng bá.
Thành phần:

 Đan bì
 Bạch linh
 Trạch tả
Thục địa
 Sơn thù
 Hoài sơn


Bát vị và Lục vị là hai bài thuốc tiêu biểu trong Đông Y, kiến thức của tôi còn nhỏ hẹp, chỉ post lên như thế, mong bác nào hiểu biết sâu rộng bổ sung cho mọi người thấy được sự kỳ diệu và những ứng dụng thần kỳ của hai bài thuốc này.




Cẩn trọng, hoàn toàn không hợp lý.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Năm 27, 2008, 11:20:28 AM »

Đấy cũng là vấn đề em post lên đây mong các bác đính chính, sự gia giảm các bài cổ phương thực sự khó và cần cẩn trọng.

Bản thảo cương mục nói: Hoàng bá tính hàn mà chìm, dùng sống tả thực hoả, dùng chín khỏi hại dạ dày, chế rượu trị bệnh ở thượng tiêu;  chế muối trị bệnh ở hạ tiêu;  chế mật trị bệnh ở giữa.

Chắc tác giả trong sách muốn dùng tính hàn của Hoàng Bá để tát nước theo mưa cho đúng tính của bài Lục vị?

Nhưng cái chính là em thấy là nếu trong trường hợp khó phân biệt thì càng phải cẩn trọng dùng thuốc chứ theo cái cách gia giảm trên thì có vẻ hơi tùy tiện chăng?
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 27, 2008, 11:25:08 AM gửi bởi THIENCHUVIENTRUYEN » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Năm 27, 2008, 11:28:22 AM »

Gia giảm bài lục vị có bài Tri Bá địa hoàng, dùng khi phát sốt do âm hư. Bài này dùng vừa để bổ vào chân âm vừa để tả hoả.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 04, 2015, 10:19:53 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Năm 27, 2008, 11:35:25 AM »

Em hiểu, khi âm hư thì hoả vượng, cần bổ vào chân âm để giữ thăng bằng. Còn vấn đề phạt hỏa cũng khá phức tạp, sang phần bài Bát Vị, em mong bác sẽ có những kiến giải cho em về vấn đề này.

Cảm ơn bác Tuhaibajai.
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Năm 28, 2008, 04:46:57 PM »

Lục vị từng được tôn xưng là THÁNH DƯỢC CHỮA BỆNH TRẺ EM.
Logged
Nhất chi mai
Sr. Member
****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 333



Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Bảy 11, 2008, 11:48:35 AM »

Một Rắc Rối Pháp Lý, Chữa Ngọn Chữa Gốc Về Toa Thuốc Căn Bản: Lục Vị Địa Hoàng Hoàn
  
ĐỖ ĐỨC NGỌC

Cách đây 5 năm, có một bệnh nhân người bản xứ Québecois đến tôi chữa bệnh bằng phương pháp tập luyện khí công. Ông ta khai có bệnh cao áp huyết, mệt tim, thần kinh suy nhược mệt mỏi, mất ngủ, tiểu đêm…và đã dùng nhiều thuốc tây dược.

Tôi đo áp huyết khoảng 160/95mmHg, nhìn (vọng chẩn) mắt lờ đờ không có thần, (thiết chẩn) sờ trán và lòng bàn tay nóng ấm mạch hư nhược, (vấn chẩn) tiểu khó, miệng khô khát uống nhiều nước…

Đối với tây y là một bệnh phức tạp, nếu chữa ngọn theo triệu chứng cần phải đi nhiều bác sĩ chuyên môn, và bệnh nhân cũng đã qua nhiều bác sĩ chuyên môn mà tìm không ra bệnh, ngoài bệnh cao áp huyết.

Bệnh nhân đã được tôi hướng dẫn tập Bài Vỗ tay 4 nhịp, Bài Dậm chân hát 1,2,3..và Bài nằm thở thiền, ý đặt tại đan điền tinh.

Sau khi tập được 2 tuần lễ, bệnh nhân cảm thấy khỏe, mạnh. Ông nói ông có việc phải đi xa một thời gian, nên hỏi tôi xem có biết loại thuốc đông y nào để uống thêm cho hết bệnh được không?

Tôi giới thiệu ông sang tiệm thuốc Bắc hỏi mua Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, và hỏi Thầy thuốc đông y sĩ về cách dùng, tôi dặn ông cần phải tập khí công là chính, thuốc chỉ là phụ, đừng lơ là tập luyện khí công.

Câu chuyện đến đây tưởng chấm dứt. Chín tháng sau, tôi và tiệm thuốc Bắc nhận được một lá thư của một cơ quan chính phủ đòi phải nộp toa thuốc Lục vị địa hoàng hoàn viết bằng tiếng Anh-Pháp, nếu không gửi nộp bản dịch sẽ bị phạt 500$ dollar.

Tôi nghĩ công việc dịch tiếng Anh-Pháp không phải là nhiệm vu của chúng tôi, mà chính Cơ quan cho phép nhập cảng thuốc đông dược phải yêu cầu Nhà sản xuất in toa bằng tiếng Anh-Pháp đính kèm trong mỗi lọ thuốc trước khi cho hàng nhập vào để biết cách kiểm tra bảo đảm chất lượng thuốc. Chủ tiệm thuốc Bắc gọi điện thoại đến cơ quan ấy cho biết trong mỗi hộp thuốc chỉ có toa viết bằng tiếng Hoa, không có tiếng Anh-Pháp.

Họ lại gửi đến lá thư thứ hai, ấn định thời hạn bắt buộc phải nộp bản tiếng Anh-Pháp. Nhà thuốc Bắc đã phải liên lạc với đại diện Công Ty Xuất nhập khẩu đông dược yêu cầu họ giúp đỡ. Kể từ đó thuốc Lục vị địa hoàng hoàn có đính kèm chữ Anh-Pháp trong toa và in cả tiếng Anh-Pháp ngoài vỏ hộp.

Thật ra toa thuốc căn bản đông y này chữa từ gốc bệnh là những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh do mất quân bình âm dương, và chức năng của thuốc là điều chỉnh ân dương khí huyết hàn nhiệt của toàn thể ngủ hành lục phủ ngũ tạng thì các triệu chứng bệnh liên quan đến âm dương sẽ khỏi, cho nên những toa thuốc căn bản (academic) của đông y, các Thầy thuốc đều phải biết công dụng và cách dùng của nó để chữa những bệnh gì, do đó trên hộp thuốc chỉ in tên thuốc và thành phần thuốc, chứ không ghi để chữa bệnh gì.

Nhưng theo tiêu chuẩn tây y, nếu là một loại thuốc chữa bệnh phải ghi rõ chữa được bệnh gì, nếu không ghi chữa được loại bệnh gì, thì được xếp vào loại supplémentaires (chất bổ sung) đối với tất cả các loại thuốc Nature.
Riêng toa thuốc Lục vị địa hoàng hoàn, ngoài phần tiếng Hoa, phần tiếng Anh-Pháp đã được ghi như sau:

LIU WEI DI HUANG WAN (=LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN)

Trên toa:

Ingredients:

Radix Rhemanniae preparata 160g, Fructus Corni (processed) 80g. Cortex Moutan 60g, Rhizoma Dioscoreae 80g, Poria 60g. Rhizoma Alismatis 60g.

Description:

Brown-back water-honeyed pills, black-brown small honeyed pills or big honeyed pills, taste, sweet and sour.

Action:

To replenish yin of the kidney.

Indications:

Deficiency of the kidney yin marked by dizziness, tinitus, aching and limpness of the loins and knees, consumptive fever, ngiht sweating, seminal emission.

Usage and dosage:

6g (30 pills) of water-honeyed pills, 2 times a day.

Trên hộp:

Một mặt ghi bằng tiếng Pháp:

Mecidenal Ingredients/ Ingrédients thérapeutiques:

Cooked Rehmannia/ Rehmannia cuisine (=Thục địa)

Chinese Yam/ Igname chinoise (=Hoài sơn=Dioscorea)

Cornus/Cornus (=Sơn thù du)

Poria/Poria (=Phục linh)

Moutan Peony/Moutan pivoine (=Đơn bì)

Alisma/Alisma (=Trạch tả)

Honey/Miel (=Mật ong)

Dose recommandé:

Adultes: Oral, 30 pilules être prises 2 fois par jour.

Usage ou les fins recommandés:

Ces aides de Médecine chinoises traditionnelles remplissent le yin du rein. Utilisé pour le manque du yin de rein marqué par le vertige, l''acouphène, faisant mal et la faiblesse des reins et les genoux. La fièvre tuberculeuse, la nuit transpirant et  l''émission séminale.

Renseignements sur les risques:

Si les conditions  persistent pour plus de 5 jours, empire ou  éclaircit et arrive encore dans quelques jours interrompre l''usage et consulter un praticien de CTM.

Ne pas utiliser si enceinte ou l''allaitement.

Ne pas utiliser si la casquette ou le cachet est endommagé.

Garder hors de portée d''enfants

Emmagasinage:

Garder scellé et stocker dans un endroit frais et sec.

NHPD Site License: 300228

NPN Sub No: 111328

Impoter: Wing Quon Ent. Ltd.

Manufactory: China Beijing Tong Ren Tang Co.Ltd.

Một mặt ghi bằng tiếng Anh:

Recommanded dose: Adult: Oral, 30 pills to be taken 2 times a day.

Recommanded use or purpose:

This Traditional Chinese Medecine helps replenish yin of the kidney. Used for deficiency of the kidney yin marked by dizziness, tinnitus, aching and limpness of the loins and knees, consumptive fever, night sweating and seminal emission.

Risk information:

If conditions persist for more than 5 days, worsens or clears up and occurs again in a few days discontinue use and consult a TCM practitioner.

Do not use if pregnant or breastfeeding.

Do not use if the cap or seal damaged.

Keep out of reach of children.

Storage: Keep sealed or store in a cool and  dry place.

Website: www. ChineseHerbs.ca

VẤN ĐỀ RẮC RỐI PHÁP LÝ:

Sau khi cơ quan chính phủ xem toa thuốc, nhận thấy trên toa thuốc không ghi chữa được bệnh cao áp huyết, tại sao lại bán cho những bệnh nhân bị cao áp huyết dùng. (Nghi ngờ khả năng của các Thầy đông y, bệnh một đằng cho thuốc một nẻo, nên không đúng thuốc và không hợp quy cách của tây y.)

Chúng tôi phải giải thích: Đông y chữa gốc từ nguyên nhân do chứng thận âm hư mà trong toa đã ghi (le manque du yin de rein= deficiency of the kidney yin), và phải dẫn chứng trong triệu chứng lâm sàng học căn bản của đông y về chứng thận âm hư như sau:

Chứng thận âm hư:
(Chứng thứ 296 trong Sách Triệu chứng Lâm sàng học của tác giả Đỗ đức Ngọc soạn):

Do thận tinh hao tổn qúa độ, mất máu, mất tinh, mất nước, làm di tinh, ù tai, răng lung lay, đau mỏi lưng đùi ê ẩm. đầu gối yếu, liệt dương, ho lâu ngày, nóng về đêm, mồ hôi trộm, cơ thể gầy yếu suy nhược, âm hư hỏa vượng do suyễn, viêm nhiễm lâu ngày, vì mất dịch chất nên khô miệng, họng đau, váng đầu, tóc bạc hay rụng tóc, chóng quên, táo bón, tiểu ít, áp huyết tăng, hai gò má đỏ bừng, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu ít. Thận âm hư mạn tính làm ra chứng cốt cực gây ra bệnh răng trồi, chân yếu liệt.

Có lẽ càng đi sâu vào lý thuyết đông y càng khó hiểu, cơ quan này đã bỏ qua, và cho biết một người bạn dùng Lục vi địa hoàng hoàn nên áp huyết đã ổn định, họ chỉ thắc mắc tại sao không thấy trong toa ghi chữa bệnh cao áp huyết mà khỏi được bệnh cao áp huyết.

Thật ra bệnh cao áp huyết do nhiều nguyên nhân gây ra bởi nhiều chứng khác nhau nên có cách chữa khác nhau, chứ không phải đông y chỉ có một cách chữa vào ngọn sẽ không bao giờ hết bệnh.

Dưới đây là Thang thuốc căn bản đông y cổ truyền Lục Vị Địa Hoàng được phân chất theo đông tây y:

Lục vị địa hoàng hoàn gồm 6 vị , dông y gọi tắt là: Địa, Linh, Đơn, Tả, Thù, Dược.

Thành phần của 1 thang thuốc:

Thục địa: 3 chỉ

Phục linh: 2,5 chỉ

Đơn bì: 2,5 chỉ

Trạch tả: 1,5 chỉ

Sơn thù: 2 chỉ

Sơn dược: 2 chỉ

Cách dùng:
Đổ 3 chén nước sắc lại còn 7 phân, uống ấm, mỗi ngày 1 thang. Khi đo lại áp huyết và lượng đường trong máu xuống mức ổn định thì ngưng.

Vì đây cũng là loại thuốc bổ căn bản của đông y (academic) có từ hàng ngàn năm, chữa những bệnh không tên mà tây không tìm ra bệnh rõ ràng theo những kết qủa xét nghiệm của tây y.

Những thầy thuốc học đông y đều phải biết đến những vị thuốc có tác dụng điều chỉnh ÂM DƯƠNG và chữa được nhiều bệnh thông dụng, và đông y đã chế thành thuốc viên gọi là Lục vị địa hoàng hoàn.

Những người không có bệnh có thể uống mỗi ngày để giữ âm dương trong cơ thể được quân bình như thuốc bổ và thuốc phòng ngừa bệnh tật.

Ghi chú:

Đông y đã dự phòng khi chế ra thuốc Lục vị địa hoàng hoàn dùng làm căn bản để điều hòa âm dương. Tuy nhiên có một số người khi uống lại cảm thấy trong người nóng hơn (dấu hiệu bị táo bón), hoặc cảm thấy trong người lạnh hơn (dấu hiệu tiêu chảy), cho nên đông y có thêm 2 chất  trong Lục vị điạ hoàng  để tăng thêm hàn hoặc tăng thêm nhiệt cho phù hợp với cơ thể người bệnh, nên toa thuốc này có 8 vị gọi là Bát vị địa hoàng hoàn.

Có 2 loại Bát vị ở thị trường:

Loại tăng thêm nhiệt là: Bát vị quế phụ (thêm 2 vị Quế chi và Phụ tử)

Loại tăng thêm hàn là: Bát vị Tri bá (thêm 2 vị Tri mẫu, Hoàng bá) (xin xem trong Câu chuyện đông y tập 5 và tập 6, trong website doducngoc.com)

PHÂN TÍCH TÍNH DƯỢC THÀNH PHẦN THUỐC CĂN BẢN LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN THEO ĐÔNG TÂY  Y:

Công dụng của Thục địa:

Phân tích theo tây y:


Thục địa là sinh địa đã sao chế chín, tên gốc là địa hoàng, tên khoa học Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.. Địa hoàng có hoạt tính chặn miễn dịch, hạ đường máu nhờ tác dụng của chất iridoid glycoside A,B,C,D, một mặt kích thích tiết insulin, một mặt giảm glycogen trong gan. Trong Địa hoàng có 3 phenethyl alcohol glycoside có hoạt tính ức chế men aldose reductase để ức chế sự hình thành đục thủy tinh thể gây ra bởi biến chứng của bệnh tiểu đường.

Phân tích theo đông y:

 Sinh địa có vị ngọt, đắng, tính mát, vào 4 kinh gan, tim, thận, tiểu trường để bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, mát máu, cầm máu, chữa chứng bệnh âm hư hỏa vượng, triều nhiệt, khô khát nóng uống nước nhiều, tiểu đường, thiếu máu, xuất huyết nội ngoại, cơ thể suy nhược.

Sinh địa chế chín gọi là Thục điạ có vị ngọt, mùi thơm, tính ấm vào 3 kinh tâm, can, thận, chữa âm hư ở gan thận làm đau nhức lưng gối, chóng mặt ù tai, huyết suy, chứng nóng âm ỉ, cơ thể yếu mệt, ho suyễn, tiêu khát tiểu đường, bổ huyết, bổ thận, sinh tinh, ích tủy, làm sáng mắt đen râu tóc, cơ thể tráng kiện.

Công dụng của Phục linh:

Phân tích công dụng của phục linh theo tây y:


Tên khoa học Poria cocos Wolf, có chứa hoạt chất Polysaccharide, Pachymaran có tính chất kháng ung thư mạnh, các acid pinicolic, poriatin, adenine, ergosterol, cholin, lecithin, cephalin, histamine, histidin, sucrose, fructose, protease, dầu béo, muối vô cơ, tác dụng lợi tiểu, chống nôn, kháng khuẩn, kháng estrogen, chữa phù thủy thủng, tiêu chảy kéo dài, chữa ung thư bảo vệ tủy xương, cải thiện chức năng gan thận, tăng sức, tăng cân, tăng thị lực, tăng cường miễn dịch, tác dụng an thần, chống loét bao tử, hạ đường huyết và bảo vệ gan.

Phân tích theo đông y:

Phục linh vị ngọt đạm (nhạt), tính bình, có tác dụng thẩm thấp, thông thủy đạo, hóa đàm, vào các kinh tâm, phế, thận, kiện tỳ, vị, định tâm an thần. Chữa suy nhược, chóng mặt di mộng tinh, lợi tiểu chữa phù thủy thủng, bụng trướng, tiêu chảy, tỳ hư kém ăn, mất ngủ.

Công dụng của Sơn dược (Hoài sơn):

Phân tích theo tây y:


Tên khoa học Dioscorea persimillis Prain et Burkill, hay Yam gọi là Hoài sơn chứa 63,25 % tinh bột, 6,70% chất đạm, 0,45% chất béo có giá trị dinh dưỡng qúy đứng sau gạo và bắp ngô, ngoài ra nó có chứa thành phần mucin là một protein nhớt allantoin, các acid amine arginin, cholin và men maltase, men này có khả năng thủy phân đường rất lớn, hồi phục chức năng co bóp của nhu động ruột để tăng hấp thụ và chuyển hóa đường.

Phân tích theo đông y:

Khoai mài  ở tiệm thuốc bắc gọi là Hoài sơn hay Sơn dược, vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, tỳ, vị, thận để chữa tỳ vị hư nhược, thiếu máu, ăn uống kém tiêu hóa, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, phổi yếu, ho, sinh tân dịch, tăng thể lực, sinh cơ bắp, nước miếng, bổ thận chữa di tinh, đái đường, bạch đới, chống khát nước, đổ mồ hôi trộm.

Sơn dược hay hoài sơn vị ngọt tính ấm, cầm tiêu chảy chữa tỳ thận bổ trung tiêu . Sơn dược hay hoài sơn vị ngọt tính ấm, cầm tiêu chảy chữa tỳ thận bổ trung tiêu.

Công dụng của Đơn bì:

Phân tích theo tây y:


Tên khoa học Paeonia suffruticosa Andr., tên khác là Mẫu đơn bì. Rễ mẫu đơn chứa alkaloid, saponin và một ít chất thuộc nhóm anthocyanin, tinh dầu. Vỏ rễ chứa acetophenon, pantagaloylglucose... Có tác dụng chống co thắt, chống viêm, giảm đau, ức chế kết tập tiểu cầu, ức chế đông máu trong mạch, kháng tiêu fibrin, chống độc hại gan gây ra bởi carbon tetraclorid, ức chế aldose reductase của thủy tinh thể trong biến chứng tiểu đường sang thận, võng mạc và thần kinh trầm cảm, hạ sốt, chống co giật. Chất Paeoniflorin có tác dụng chống loét bao tử do stress, làm giãn mạch ngoại biên để hạ áp huyết, điều trị rối loạn nhận thức, sa sút trí tuệ ở người già.

Phân tích theo đông y:

Mẫu đơn vị cay, đắng, mùi thơm, tính bình vào các kinh tâm, can, thận. Có tác dụng trấn kinh, giảm đau, nóng sốt âm về chiều và đêm, không ra mồ hôi, phát sốt, phá huyết xấu do huyết sưng ứ, chữa huyết nhiệt độc, nhức đầu, đau lưng, đau khớp, đau nhức xương, đau bụng kinh, trị thoát mạch, viêm rễ thần kinh, co giật, co thắt cơ bắp chân (chuột rút), sa sút trí tuệ, chữa bệnh gan siêu vi, cổ trướng, viêm da dị ứng lở loét.

Chống chỉ định:

Phụ nữ có thai không được dùng, có tác dụng gây vô sinh, sẩy thai.

Công dụng của Sơn thù du:

Phân tích theo tây y:


Tên khoa học Cornus officinalis Sieb. Et Zucc. Qủa có chứa moronisid, methylmoronisid, swerosid, loganin, acid ursolic, galic, amine, Vit.A, saponin. Lá có lomgicerosid. Có tác dụng chữa suy nhược cơ thể, cao áp ở người có bệnh thận, bệnh tim, thiếu máu, loét tá tràng, bao tử, xơ gan, viêm cầu thận mãn tính, khí hư, đái đường.

Phân tích theo đông y:

Sơn thù du vị chua, tánh ấm, tính bình, vào phần khí của hai kinh can, thận, có tác dụng sáp tinh, bền khí, thông khiếu, giữ không ra mồ hôi, chữa phong hàn, tê thấp, đau đầu, ích tủy chữa thận hư tai điếc, đau lưng gối lưng, mỏi gối, ù tai, thận suy, tiểu nhiều, di tinh, rối loạn kinh nguyệt.

Chống chỉ định:

Người hỏa thịnh có bệnh thấp nhiệt không nên dùng.

Công dụng của Trạch tả:

Phân tích theo tây y:


Tên khoa học Alisma plantago-acquatica L. Thân rễ chứa tinh dầu, nhựa, protid, tinh bột, alismol, alisman Si, chữa các rối loạn ở gan giúp chuyển hóa mỡ, giảm uré và cholesterol trong máu, lợi tiểu, chống viêm, hạ áp huyết, ức chế trực khuẩn lao, chứa các alisol A,B,C monoacetat có tác dụng bảo vệ gan.

Phân tích theo đông y:

Trạch tả vị ngọt, đắng, tính hàn, vào hai kinh thận, bàng quang, có tác dụng chữa khát, lợi thủy, thẩm thấp để chữa bệnh phù thủy thủng, trừ thấp, viêm thận, bể thận, thông tiểu, đái ra máu, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mồ hôi trộm.
 
ĐỖ ĐỨC NGỌC
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 04, 2019, 11:29:02 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged



Kỷ niệm bố và bá bá
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Bảy 12, 2008, 05:25:14 PM »

Theo tôi Đông y có cái rất hay và đặc thù, chính là "Học thuyết ngũ tà". Cho nên chữa bệnh cần phải tìm gốc. Việc này ai đã làm Đông y đều biết cả. Đau dạ dày uống vài thang thuốc Thận, hoặc thuốc gan khỏi liền. Về Đông y tôi chưa thấy có tài liệu nào có chữ "cao hay thấp huyết áp" (không kể những tài liệu Đông Tây y kết hợp). Bởi vì chứng cao huyết áp kia từ một lỗi nào đó của tạng phủ mà ra, nếu một người gọi là cao huyết áp khi ta xem mạch sẽ là phù và sác. Nhưng vấn đề ở đây giả sử một người đo huyết áp và có kết luận là huyết áp cao, nhưng mạch lại không phù sác thì rắc rối to, nếu ta chữa theo cách của Đông y mà lại dùng dữ liệu của Tây y (ví dụ này chỉ trong phạm vi của bài này). Trong Đông y gọi là chứng Thực mà giả Hư, hoặc chứng Hư giả Thực.

Cho nên không có bài thuốc Đông y nào có ghi là trị cao huyết áp hay thấp huyết áp cả. Khi có bệnh nhân đến điều trị, họ nói tôi khám ở bệnh viện có kết luận là cao hay thấp huyết áp, thì người thầy thuốc Đông y tuyệt đối không lấy điều đấy làm cơ sở cho việc chữa bệnh của mình, mà vẫn phải khám theo cách của Đông y: Vọng, văn, vấn, thiết. Từ đây lấy cơ sở để điều trị cho thoả đáng.

Còn bệnh nhân trong bài của bạn Nhất chi mai thì tôi thấy hoàn toàn là triệu chứng Âm hư, cho nên người thầy thuốc trong bài viết giới thiệu qua mua Lục vị hoàn là hợp lý. Nhưng tại sao lại có rắc rối trên, theo tôi đoán (vì không đối diện với bệnh nhân), bệnh nhân kia phải được dùng bài "Cứu âm thang" thì có thể không có rắc rối trên.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 04, 2015, 10:19:04 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Sở Khanh tử tế
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 5



Email
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Sáu 29, 2010, 10:21:59 AM »


Em thấy uống cái món này vào mồm toàn nước, cứ nhạt nhẽo làm sao ấy. Mà người lại nặng nề thêm nữa.
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn