Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Ba 28, 2024, 11:30:13 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: QĐ3 - F10 - E28 - Kỷ niệm ngày nhập ngũ  (Đọc 13388 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« vào lúc: Tháng Hai 27, 2012, 06:24:52 PM »

Nhân ngày 17 - 2. Ngày nhập ngũ của mình. Xin viết lại những cảm xúc ngày đầu tiên làm lính mới.

1. Hoan hô trúng tuyển rồi.


Cuộc chiến 1979 đã qua, nhưng xung đột biên giới liên tục căng thẳng kéo dài nhiều năm tiếp theo. Cả nước hướng về điểm nóng Hà Tuyên. Sách, báo, đài, Vô tuyến... tất cả đều hướng về biên giới. Đất nước lúc này ở trạng thái không ra chiến, cũng chẳng ra bình. Thủ đô thì bình lặng mà bộ đội ngoài biên ải vẫn chết. Hồi ấy đài phát thanh hay phát bài Bản tình ca đầu tiên thế này. Lãng mạn lắm:

Bản tình ca đầu tiên ra đời trên biên giới
Bản tình ca em hát cho anh trên dòng kênh xanh
Trời mây trong xanh và mắt em xanh
Tiếng hát ta làm vui cuộc đời
Có chúng ta dựng xây cuộc đời

La la lá là lá la là La la là lá la
Lúc đất nước còn khó khăn là thanh niên ta xung phong
La la lá là lá la là La la là lá la
Lúc Tổ quốc cần chúng ta là thanh niên ta sẵn sàng

Giữa cái bối cảnh đó thì mình nhận giấy gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Một số thằng chạy chọt trì hoãn nghĩa vụ hết đợt này đến đợt khác. Có thằng còn bày cho mình một số thủ thuật để đi khám thì cơ thể sẽ biểu hiện những bệnh lý không bình thường, như tăng huyết áp đột ngột hay ghẻ lở hắc lào để bên quân y gạt ra.

Luật nghĩa vụ có rồi, không đi trước thì đi sau. Buổi sáng hôm ấy đi khám ở Y tế quận. Mình chay tịnh, tắm rửa sạch sẽ cho nó đàng hoàng vì cứ nghĩ là vào trong phòng khám, họ sẽ bắt cởi hết để đi lại cho họ săm soi cơ. Ngố thế. Khám bộ đội chứ có phải khám cho phi công đâu.

Thực tế thì chả ai bắt mình cởi cái gì cả. Muốn khỏa thân không ai cho. Họ chỉ yêu cầu mình đứng lên đo chiều cao, cân nặng. Trong căn phòng kê bàn chữ u. Có nhiều bác sĩ quân y ngồi chờ. Đọc tên ai, người ấy vào.

Tưởng khám xét thế nào. Mình đi đến trước mắt từng bác sĩ. Họ ngước lên rồi cúi xuống ghi vào tờ giấy từng mục phân loại: Bác sĩ đầu tiên, A. Sang bác sĩ khác, lại A, sang bàn khác, cũng A. A, A và A...

Lần đầu tiên trong đời mình biết mình khỏe thật. Sức khỏe hoàn hảo chưa từng có. Đầu mình, tứ chi, lục phủ ngũ tạng A tất mới kinh chứ.

Sau buổi khám về, bạn bè hỏi: Khám xét thế nào?

Mình bảo: A tất

Bạn bè bảo: Biết ngay mà. Thằng nào chả A. Thế thì đi rồi.

Rồi cũng nhận được thông báo là sẽ nhập ngũ vào ngày 17 - 2. Một ngày rất ý nghĩa, kỷ niệm ngày nổ ra cuộc chiến biên giới từ năm 79.

Thế là trước ngày ra đi thì có một cuộc gặp gỡ nhỏ. Phong tục xưa nay vẫn thế. Tất cả những người thân sẽ đến vào buổi tối. Mỗi người sẽ mang đến một thứ gì đó để tặng cho người lên đường. Thường thì cho một ít tiền giống như mừng đám cưới, cũng có người cho vài bao thuốc lá với mục đích là biếu thủ trưởng cho quan hệ nó dễ chịu.

Thời bao cấp, nhà nào cũng thiếu thốn. Nhận gì chứ nhận tiền ngại lắm. Mà mình có nhu cầu gì đâu. Khổ mấy cũng chịu được. Nhưng từ chối cũng không dễ.

Có người bị từ chối còn quát tháo bắt phải nhận. Thằng em rể họ lớn tuổi hơn mình: Đưa cho mình mấy đồng. Mình từ chối bảo có đủ tiền rồi.

Nó làm mặt dỗi: Anh chê em nghèo chứ gì.

Mình bảo: Không phải thế, nhưng tiền tiêu vặt thì có đủ rồi.

Thằng em rể quát to: Anh buồn cười, em đưa là anh phải nhận.

Mình vẫn giả.

Nó trợn mắt như Trương Phi quát: Tao đã đến là tao có.

Mình vừa tức vừa buồn cười. Lúc nó cáu lên là nó mày tao với mình luôn. Thôi được. Anh nhận cho thằng em vui vẻ.

Thời ấy thì có hai loại thuốc là quan trọng nhất là Điện Biên bao bạc và Sông Cầu.

Có câu: Sông Cầu là đầu câu chuyện". Mọi khó khăn chỉ cần mời bao Sông Cầu là xong.

Nhưng số thuốc lá này, khi lên đơn vị, mình cho bạn bè tất, thủ trưởng chả được điếu nào.

Buổi liên hoan chỉ có nước chè thôi nhé. Có đủ các bạn đến động viên. Hàng xóm thì đủ hết. Ai cũng cho một số thứ. Chẳng hiểu vì sao, mọi người cho hơi nhiều khăn mùi xoa. Giá mà có ai đó khóc vì mình thì mình cho hết cả số khăn này. Nhưng chả có bạn nữ nào khóc khi mình đi cả.

Màn đêm buông trên đường
hàng me lung linh ánh đèn,
đêm nay đi bên anh giữa lòng thành phố yêu thương.
Ngày mai anh lên đường,
ngày mai anh ra chiến trường

để lại em yêu dấu
có khoảng trời rừng núi
lung linh ngàn vì sao sáng trên đường hành quân diệt thù.

Thời 1974, anh Thục đi bộ đội, lúc ấy Mỹ đã cút, nhưng ngụy chưa nhào, bao nhiêu cô bạn cùng lớp khóc như mưa ngoài ga Hàng Cỏ. Bây giờ, mình đi thì chả có đứa bạn gái lo lắng cho mình cả. Chỉ có bố, mẹ  là nước mắt ngân ngấn thôi.

Mọi người có câu cửa miệng khi chào ra về là vỗ vai đánh bộp cái bảo: Chân cứng đá mềm nhá.

Có người thì trêu: Khổ lắm đấy, xác định như đi tù mấy năm há há... nhưng đừng có đào ngũ. Trốn về phiền toái gia đình lắm.

2. Lên đường

Sáng hôm sau, bố mình và người thân đưa mình ra sân tập kết. Lần đầu tiên mình thấy mình quan trọng thế.

Trời tháng 2 xám bạc. Một buổi sáng rét buốt. Cả sân Quan Thánh đỏ rực cờ hoa khẩu hiệu. Cũng chả nhớ chính xác khẩu hiệu gì. Nhưng đại khái tinh thần của nó là "Tất cả vì ...", hay "Thanh niên quận... hăng hái lên đường bảo vệ Tổ Quốc".

Còn gì vui đẹp hơn con đường ra phía trước
Triệu bàn chân tiến bước đi lên dưới cờ Đoàn quang vinh
Dựng xây quê hương, gìn giữ biên cương
Hãy giữ yên màu xanh cho cuộc đời
Có chúng ta cầm súng giữ cuộc đời.

Từng tốp từng tốp người nhà đứng vây quanh con nhà mình. Ở cái không khí đấy, chẳng mấy ai nói được điều gì riêng tư. Thường chỉ là những câu sáo: Đi giữ gìn sức khỏe nhé. Cứ yên tâm. Nhớ viết thư ngay cho bác, chú, tôi, tao...

Cũng có đứa con gái khóc gục trên vai chàng tân binh... Hiếm thôi. Yêu sớm thế.

Về sau mới biết một cậu cùng tiểu đội với mình là Hải Hấp cũng hư sớm. 17 tuổi đã yêu cô 13. May về sau thành vợ chồng tử tế. Tay này chung thủy phết. Hắn chơi thân với mình từ ngày ấy đến nay mấy chục năm rồi.

Bố, anh Cần và một số người thân đi tiến mình. Bạn gái thì có cái Xuân. Nó đạp xe ra tiến mình xong thì nó cũng chuẩn bị đi Liên Xô học ngành Y. Nó đang chuẩn bị hành trang gồm đồ đạc và tiếng Nga.

Cái Xuân dặn: Mày phải viết thư cho tao!

Mình gật gật. Từ đấy cũng bắt đầu biết viết thư.

Bố chỉ dặn đi đâu cũng phải chấp hành kỷ luật. Đây là cơ hội để rèn luyện, phấn đấu nên người.

Mình cũng chỉ nói vài câu động viên bố và người nhà.

Mình bảo bố: Bố không nên tắm nước lạnh. Trời rét phải mặc đủ ấm.

Thói quen tắm nước lạnh mùa đông của bố bắt đầu từ khi hoạt động ở Việt Bắc những năm 50. Bác Đồng vừa rủ bố hút thuốc lào, vừa bảo trời lạnh cũng phải nhẩy xuống suối để rèn luyện. Thế là bố quen với tắm nước lạnh. May mà thể lực bố tuyệt vời. Cái bác Đồng này, thật là liều lĩnh.

Cũng không nhớ được là mình đã nói những gì. Chỉ cười ra vẻ mạnh mẽ lắm.

Ở cái không khí này rất là mâu thuẫn. Ai cũng ngoài tươi trong héo.

Phía sau đầy cờ, hoa, cờ chuối. Tiếng loa lẹt khẹt luôn thông báo điều gì đó lặp đi lặp lại.

Lướt qua thế chứ ở đó cũng không có gì đặc biệt. Lễ hội Giao - Nhận quân thì bao giờ cũng có lãnh đạo địa phương phát biểu với nội dung "Trước tình hình biên cương đang từng giờ từng phút chờ đợi... Nhiệm vụ thiêng liêng của thanh niên là bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc.

Cuối cùng bao giờ cũng là thông báo: Chúng tôi phấn khởi rằng... thanh niên đã đông đủ để sẵn sàng lên đường và trở thành chiến sĩ tốt... Chúng tôi tin tưởng rằng...

Bên tuyển quân thì lên đọc một bài thể hiện sự đón nhận và cam kết sẽ rèn luyện cho những thanh niên nhập ngũ lần này thành những chiến sĩ tốt, phục vụ công cuộc bảo vệ Tổ Quốc.

Sau đó là có một thanh niên đại diện tân binh, đoàn viên TNCSHCM được chọn lên hứa hẹn giống như những lễ hội mà ai cũng đã từng quen nghe.

Tổng số đi lần này ước chừng một 300 thanh niên. Cỡ tiểu đoàn

Trong khi cán bộ phát biểu thì các cán bộ tuyển quân tất bật xem chân cẳng các chiến sĩ mới và trao đổi với nhau tỏ vẻ quan trọng. Thanh niên thì đứng vào hàng tập kết, mắt vẫn láo liên tìm người thân. Thỉnh thoảng tìm thấy ánh mắt ai đó quen thì lại giơ tay lên vẫy vẫy. Chẳng có quân trang quân dụng phát cho tân binh như phim ảnh. Tất cả đều mặc thường phục. Có thể là lên đơn vị mới được phát.

Giờ lên đường đã điểm. Những cái bắt tay thật chặt, Những cái vỗ vai mạnh mẽ, những cái ôm không muốn rời. Các gia đình nhìn con trai mình trèo lên thùng mấy cái xe Giải Phóng, vốn là một loại xe vận tải do Trung Quốc chế theo mẫu xe Zin của Liên Xô, máy ì, đi hơi chán.  Đoàn xe lặc lè bò ra cổng sân Quan Thánh, è è trôi ra phía đườngng Hùng Vương.

Bọn Tân Binh nghển cổ sao cho cao nhất để người thân nhìn thấy. Khổ cho những thằng bé quá. Mình may được cái khá to xác nên người nhà dễ nhìn.

Trong đám đông vẫy chào ấy. Mình nhìn thấy bố vừa vẫy, vừa lau nước mắt. Dáng bố cao, nổi bật trong đám đông. Miệng bố thì đang mếu. Đây là lần đầu tiên bố mình xa thằng con út. Cái xa này không đơn giản chỉ là xa mà không ai có thể biết mình sẽ ở đâu. May thì đóng quân gần, rủi có thể lên biên đóng chốt.

Như anh Sự hàng xóm. Lên đường phát phải đánh nhau ngay ở Hoàng Liên Sơn.

Thằng bạn về thăm đưa thư cho gia đình nói một câu mà bà Thôn đau hết cả người: Cháu thật với bác. Khi nhặt xác thì bọn cháu chọn thằng bé bé vác đầu tiên chứ to con như anh Sự nhà bác thì bọn cháu vác về cuối cùng.

May là anh Sự to con không chết, vẫn về với bà Thôn.

Ai cũng phải lo cho cho cái "gáo" của mình cả. Bên ngoài thì ai cũng nói sẵn sàng, nhưng cá nhân thì chả ai muốn mình lên chốt nếm pháo tầu cả. Mình chỉ băn khoăn là ăn bám mười mấy năm rồi chưa kịp phục vụ đỡ đần gì bố mẹ thì đã lên được phục vụ đời. Mà rủi bị đòm phát ngỏm thì chả bao giờ báo hiếu được cả.

Bố mình thương con lắm. Việc đi không thể khác chứ bố mình xót từng khúc ruột. Mình vẫn cố ngoái lại khi đám đông đưa tiễn xa dần. Dáng bố mờ dần, lẫn vào đám đông.

Đoàn xe diễu qua các phố.

Tân binh hỏi nhau: Đi đâu ý nhỉ?

Bố ai biết được.

Vài thằng thạo tin bảo nghe nói là ra ga rồi đi Lào Cai, lên Bát Xát Mường Khương gì đó.

Thằng khác bảo: Lúc nãy có ông nào bảo đi Lạng Sơn đấy.

Một thằng cãi Đi Bắc Thái.

Dọc đường, một số dân đứng ven đường nhìn đoàn xe đầy khẩu hiệu. Một số tiểu thương vỉa hè vẫy chào. Cả xe hò hét vẫy lại.

Thằng tử tế thì chỉ nói: Chào các bu nhá.

Thằng láo lếu thì nói: Chào các u! U ở lại chặt chém cho khỏe vào nhá!.

Cả đội ra ga Hàng Cỏ vạ vật mãi chả có tầu. Hỏi ra mới biết 6 giờ chiều tàu mới chạy. Ối giời. Làm ăn thế này thì chết. Tổ chức gì mà chả chặt chẽ gì cả. Tối tàu mới chạy mà bắt con nhà người ta đến từ gà gáy. Thế là mình bỏ ga chuồn về nhà cái đã.

Cả xóm đưa tiễn xong lại thất mình vác xác về lạ lắm hỏi: Sao về nhà? Mày bị gạt ra à?

Mình bảo kể lể sự tình cho xóm. Mọi người tin mình không đào ngũ.

Trước 6h chiều, anh Cần lại đưa mình ra ga. Trong cái đám lố nhố này, mình chỉ quen vài thằng học cùng phổ thông như Phong Lùn, Tuấn, Hùng...Còn lại thì làm quen từ đầu.

Mỗi nhóm 30 thằng thì lại có một sĩ quan tuyển quân cấp úy theo dõi.

Ở toa của mình có anh Giao.

Mình hỏi anh Giao là mình sẽ đóng ở đâu?

Anh Giao: Bắc Thái (là tỉnh ghép gồm Bắc Kạn Thái Nguyên gộp lại).

Mình: Khoảng mấy giờ thì đến nơi hả anh?

Anh Giao: Chưa đến ngay dược mà phải ngày kia mới tới nơi.

Mình bảo: Sao lâu thế anh?

Anh Giao: Tàu chỉ đi đến ga cuối cùng. Sau đó ta hành quân bộ lên đơn vị.

Mình hỏi: Đi bộ bao nhiêu lâu ạ?

Anh Giao: 50 cây. Cơ mà chúng mày được đi 2 ngày.

Mình cười: Anh có đùa không đấy? Bọn em đã tập đi bộ bao giờ đâu mà đi chừng ấy cây số?

Anh Giao cười: Phải rèn luyện chứ. Anh đi được, chúng mày thua anh à?

Mình nghĩ thầm chắc bố này lòe lính mới thôi chứ cho đi 50 cây thì quá vô nhân đạo.

Bọn tân binh cũng không tin. Chúng nó mải hò hét, phá phách.

Những thằng quen nhau thì tụm lại gần nhau tán láo. Cứ thấy chị em nào lướt qua cửa sổ toa là chúng nó hét ầm lên, trêu chọc với ngôn ngữ đường phố rất láo.

Mình cũng khó thích nghi với một đám đông hỗn loạn này. Sĩ quan tuyển quân thì kệ. Thỉnh thoảng thấy chúng nó quá thì có dọa nạt đôi chút. Sau đó họ tranh thủ nghỉ ngơi. Mặc mẹ đứa nào thừa năng lượng. Nói chung thì tân binh đều trẻ ranh cả. Thằng cỡ 20 tuổi là già lắm rồi.

3. Xa Hà Nội


Tàu rời ga, qua cầu Long Biên. Rồi đi vào bóng tối.

Những cây cột điện, những biển báo đường sắt lùi về sau ngày một nhanh.

Qua ga Gia Lâm... Yên Viên... Cổ Loa, Đông Anh... Liệu có đi Lào Cai không nhỉ?

Đèn điện sân ga trở thành những đốm sáng nhỏ dần và mất hút trong đêm đen.

Đều đều tiếng đường sắt:
Kình kình cạch cạch...
Kình kình cạch cạch...

Lần đầu tiên mình ngồi trên một con tàu mà không chắc mình đi về đâu. Mặt mũi ông tuyển quân có vẻ thật thà, nhưng biết đâu đấy, ông ấy giấu thông tin thì sao. Thỉnh thoảng nó chạy chậm lại lừ đừ vào ga nào đó.  

Đỗ phát là lại nghe râm ran tiếng rao quà: Ai Lước lơi (Ai nước đây!) Kem lơi (kem lơi). Ai bánh giầy bánh giò nào!

Phần nhiều dân bán rong này là nữ. Bà già thì ít, con gái thì nhiều. Trong đấy nhiều em chỉ mới mười mấy. Đã thế lại còn căng mẩy. Thế là lại có cái để bọn lính mới cợt nhả. Bất kỳ ga nào tàu dừng lại thì bọn tân binh cũng thò đầu ra trêu chọc phụ nữ rất nhảm.

Tuy không được biết đích đến, nhưng nhìn tên những ga nó đỗ thì dần dần tin chắc là nó đi Thái Nguyên rồi. Vậy thì chắc anh Giao không bịp mình.

Đoàn tàu lướt qua Thái Nguyên đến ga cuối cùng là Quán Triều. Tiếng phanh kêu kin kít cùng những tiếng sầm sầm nhẹ do va chạm giữa các toa. Nhà cửa cây cối từ từ dừng hẳn lại. Một không gian mới tĩnh mịch. Đây gọi là kịch đường tàu. Muốn đi nữa cũng chẳng được.

Có vệt sáng leo lét và bóng đổ của nhân viên nhà ga. Lác đác có ánh đèn pin quét đi quét lại của người nhà tàu.

Cán bộ tuyển quân hô tất cả xuống, nghỉ tạm trong một nhà kho để mai hành quân sớm. Cả bọn í ới khoác hành lý nhảy xuống sân ga, vươn vai ngáp và rủ nhau đi đái.

Ở cái ga cuối cùng này thì chắc chỉ có chở hàng chứ hành khách thì ít. Lính tráng hàng trăm thằng ào xuống đứng dạng chân khắp nơi.

Gió buốt thổi TTTg lộng. Rét thật. Đúng là:

"Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế.
Gió qua rừng Đèo Khế gió sang".

Sau khi khoan khoái thưởng thức thú quận công thì tất cả lính được tập hợp về dãy nhà kho lớn. Xung quanh toàn mùi ẩm mốc. Chả sao. Ngủ tốt. Nhưng một lúc sau phát hiện ra trong kho toàn muối thì cũng chả dám nằm xuống, đành ngồi thức.

Rét quá. Bọn khác thì đi kiếm củi. Đầu tiên thì chúng nó nhặt những mảnh gỗ vương vất, nhưng sau thấy những cái liếp của kho cháy đượm hơn nên dỡ ra đốt bùng bùng. Thật là bọn phá hoại tài sản XHCN.

Cán bộ tuyển quân quát: Cẩn thận không cháy kho chết cả bây giờ.

Nhưng Cán bộ thì ít, tân binh thì đông. Kệ mẹ. Mà bọn này chưa qua huấn luyện nên không thuần hóa được. Quát chỗ này thì chúng nó đốt chỗ khác. Chính mình cũng lo. Khả năng cháy to là gay. Bọn này phá hoại giỏi.

Nhân viên nhà ga cũng kêu ca, nhưng họ cũng sợ đám lính mới nên chỉ nhắc nhở cẩn thận một lúc rồi cũng kệ.

Ngày mai đi sớm. Mình nghĩ bên tuyển quân chắc đùa thôi chứ ai lại bắt nhau đi bộ 50 cây ngay ngày đầu tiên. Mình tưởng tượng có thể đơn vị gần đây thôi. Hoặc nếu xa mấy chục cây thật thì sáng mai sẽ có mấy xe tải của đơn vị đến đón. Mỗi xe chở độ 5 chục thằng, tốn khoảng 6 cái xe là cùng. Nghĩ ngợi lan man rồi cũng mệt. Thế rồi ngồi dựa vào nhau ngủ thiếp đi.

Đang ngủ thì có nhiều tiếng ồn ào, giật mình mở mắt ra thì trời đã tang tảng sáng. Ra ngoài thì gió vẫn lạnh phần phật. Lũ tân binh đứng co ro rải rác khắp ga đái bậy.

Có tiếng hô tất cả đứng vào hàng, điểm danh.

Sĩ quan tuyển quân: Các đồng chí chú ý... iáp. (Đây là âm thanh vang lên kiểu điều lệnh của chữ nghiêm).

Sau đó hô: i... (tức là nghỉ)

Bắt đầu điểm danh: Phạm Anh Tuấn - có; Nguyễn Đăng Hải - Có; Cấn Văn Năm - Có em!

Sĩ quan ngừng lại nói: Chỉ cần hô có, không cần hô có em...

Tất cả cười ồ. Chả có cái ô tô ma nào đến đón tân binh.

Sĩ quan thông báo: Chúng ta sẽ hành quân 50 ki lô mét. Tất cả đi hàng dọc. Trong quá trình vận động, các chiến sĩ không được di chuyển lộn xộn. Dọc đường đi sẽ được nghỉ từng chặng. Đồng chí nào khó khăn sẽ có quân y hỗ trợ ... Rõ chưa?

Sĩ quan ngắm một lượt rồi hô: Một hàng dọc tập hợp. Đi đều bước!

Tất cả bắt đầu bước đi. Hô đi đều là thói quen chứ làm sao mà đều được. Nhưng mà phải đi thôi.

Tiến lên ta quyết tiến lên
Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi biết đi đâu
Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi.

Xin chào cái nhà ga cũ kỹ. Đoàn tân binh rời khỏi những dãy nhà của thị trấn thưa thớt để đi dọc đường nhựa. Quốc lộ dẫn về phía Bắc. Đường này có lẽ kích thước bằng con đường trong thơ Tố Hữu. Khoảng 8 mét. Vẫn nhớ câu của Tố Hữu:

Đường ta rộng thênh thang 8 thước.
Đường Bắc Sơn Đình Cả Thái Nguyên

Tất cả những ngôi nhà đều có kiến trúc thời bao cấp. Mình nhớ rõ là nhiều nhà mái phi pro xi măng uốn sóng, những dãy nhà tập thể tường vôi rơm, những cánh cửa sổ màu lá cây ghép chữ z kiểu phản thịt đầy bụi bặm. Dân ở vùng này không đông nhưng cũng không quá thưa thớt.

Thỉnh thoảng lại có những chiếc xe tải, xe com măng ca phủ bạt đầy bụi vượt lên. Ô tô tải lúc đó chủ yếu là loại Gaz 51, hay gọi là Mô nô và Zin 130. Trong đó có một số xe của bộ đội mang biển đỏ. Nhưng chẳng có xe nào đón quân mình.

Hầu như trên đường không có xe máy. Chỉ có xe đạp kẽo kẹt. Hễ thấy cô nào đạp xe qua y rằng bọn tân binh lại tung ra mấy câu trêu chọc rồi cười phớ lớ.

Vùng này cái gì cũng đầy bụi. Những cây xoan cũng bàng bạc vì bụi bám. Thỉnh thoảng có một quán nước với bà già bán nước chè, kẹo lạc, kẹo dồi, trứng luộc và thuốc lá con gà. Đây là cái lạ mắt. Thuốc lá con gà là loại thuốc do dân trồng, tự sấy, quấn và đóng gói bằng giấy báo, rẻ bèo.

Chủ quán ơi ới mời các chú nghỉ chân, nhưng các chú vẫn phải đi. Vài chú nhanh chóng mua thứ ăn vặt rồi chạy theo hàng quân.

Sĩ quan yêu cầu tân binh không được tự ý dừng lại. Dừng nghỉ chỗ nào đã có kế hoạch.
Chú nào không dám dừng thì người nhà của chủ quán đuổi theo dúi vào tay rồi cầm tiền về.

Lúc đầu đi còn hăng hái. Nhưng khoảng 5 cây bắt đầu mệt. 6 cây, mệt hơn, 7 cây, mệt nữa, 8 cây lử đử, 10 cây, mặt đần thối ra... Đi người không thì cũng mệt rồi. Đây phải đeo ba lô, kèm theo những túi quà linh tinh nữa. mỗi bước mỗi nặng, cứ thế tăng lên. Cứ mỗi một đoạn đường lại thấy nhà thưa thớt hơn. Đây có phải là gian khổ không nhỉ. Chắc là chưa. Đây chỉ là mỏi chân thôi. Nhưng mình khỏe. Còn đi tốt. Thế này ăn thua gì. Phải tự thích nghi thôi. Mình sẽ sống ở đồng rừng lâu đấy.

La la lá là lá la là La la là lá la

Lúc đất nước còn khó khăn là thanh niên ta xung phong
La la lá là lá la là La la là lá la
Lúc Tổ Quốc cần chúng ta là thanh niên ta sẵn sàng

(Hết kỳ 1 - Còn tiếp)

NLT 18 - 2 - 2012
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 23, 2018, 10:16:48 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Hai 27, 2012, 06:28:17 PM »


Tinh mơ sáng 18 - 2, Tân binh rời Quán Triều quốc bộ lên phía Bắc. Thực ra Quán Triều không hẳn là ga cuối. Còn có một chặng Quán Triều lên mỏ than Núi Hồng. Nhưng chỉ là vận tải than nên không ai để ý.

Cái chợ Tân Long cũ kỹ vắng người. Dân chả lạ gì tân binh. Nhìn đám tân binh rất thờ ơ. Năm nào chả ít nhất 2 mùa tuyển quân, đây là đợt mùa xuân.

Ngược quốc lộ 3 lên phía Bắc. Địa phận này vẫn chưa phải đồng rừng. Hai bên đường là những cánh đồng lốm đốm người. Lác đác thấy những con trâu thảnh thơi gặm cỏ.

Tân binh đi khoảng 5 km được giải lao ngắn.  Có thể bỏ đồ đạc nặng nề ra hút thuốc. Hành quân một lúc thì nóng người, phải cởi bớt áo ra, không thì mồ hôi khó chịu. Đến lúc giải lao, gió lạnh luồn vào, lại co ro mặc áo. Chốc nữa nóng lại cởi. Đên lúc nghỉ, lại mặc. Cứ thế.

Đi khoảng ngót  tiếng đồng hồ thì bắt đầu thấy dãy núi đồi đầu tiên. Đó là những quả núi đất lởm chởm như con cá voi mọc rêu. Khoảng hơn tiếng sau thì từ đầu hàng quân truyền xuống hiệu lệnh chuẩn bị nghỉ 20 phút. Tất cả đến đúng một ngã ba thì hạ đồ xuống. Ở ngã ba này có nhiều hàng quán nên lính tráng vô cùng sung sướng. Một phần là hỏi han chủ quán để biết mình đang ở đâu.

Ngã ba này có cái tên rất lạ là bờ Đậu. Bờ Đậu thuộc xã Cổ Lũng cách thành phố Thái Nguyên khoảng 10 km. Ngã ba này có một đường rẽ sang ngả Đại Từ, một vùng chè nổi tiếng. Bờ Đậu này có một đặc sản nổi tiếng đó là bánh chưng.

Nghe đồn bánh chưng Bờ Đậu làm bằng gạo nếp Định Hóa. Huyện này thuộc an toàn khu Việt Bắc xưa. Gạo nếp Định Hóa cũng là thứ lừng danh, hạt tròn dẻo, thơm. Lá dong là loại lá dong nếp xanh, rộng bản lấy từ rừng Na Rì, chợ Đồn về. Người ta đồn rằng bí quyết của bánh chưng Bờ Đậu là nhờ luộc bằng nước  từ hàng chục cái giếng có vị đặc biệt. Huyền thoại chả biết thế nào nhưng mà ăn thì có thể ăn nhiều mà không chán.

Lệnh hành quân tiếp, lính tráng xốc đồ. Con đường vắng dần. Chỉ đi thêm mấy cây số mà mọi thứ đã khác. Đến Giang Tiên thì dân đông hơn một chút. Đoàn quân đi qua cầu Giang Tiên. Bắt đầu nhìn thấy dòng sông nhỏ kiểu miền núi.

Giang Tiên nằm ven sông Đu, một chi lưu của sông Cầu hay còn gọi là sông Như Nguyệt. Nếu như sông Cầu ở miền xuôi là con sông đục ngầu và chảy lơ thơ hay chảy lờ đờ cho liền anh liền chị thong thả hát quan họ thì đầu nguồn của nó, vùng Bắc Cạn, lòng sông hẹp và trong, nước chảy xiết ầm ầm cùng đá cuội.

Vài giờ đồng hồ sau thì đoàn quân đi đến Phấn Mễ. Lúc này mỏi lắm. Lính mới cũng không còn hơi và hứng để tán láo nữa. Đoàn người lầm lụi đi qua khu mỏ cũ. Bên kia đường là những bãi thải khổng lồ.

Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng
Phố phường như nấm như măng giữa trời.

Mỏ thiếc Tĩnh Túc ở Cao Bằng thì bọn Tầu phá mất năm 1979 rồi. Còn cái mỏ này phải giữ cho chắc. Đây được coi là vàng đen của đất nước. Không thấy phố phường như nấm như măng đâu. Chỉ thấy một cơ quan bình lặng đầy bụi. Bên ngoài có mất cái tranh cổ động về chiến dịch đào mười mấy nghìn tấn đất đá.

Dân ở sống ở đây phần lớn là phục vụ mỏ. Trữ lượng than ở đây quá nhỏ so với than Quảng Ninh nhưng là loại than mỡ rất quý, phù hợp với luyện cốc dành cho luyện kim. Vì thế nó chỉ phục vụ cho khu gang thép Thái Nguyên.

Miệng của mỏ thanh này chỉ rộng độ một cây số vuông.  Ở đây có nhiều xe tải hơn. Cả xe chạy được và xe hỏng hóc hoen gỉ không còn lốp. Xe của mỏ toàn loại xe gấu của Nga, loại Kraz từ 15 tới 20 tấn, 6 bánh to phạp phun khói đen sì.

Trông cái mỏ thì khắc khổ vậy, nhưng đây là một điểm sáng văn hóa của vùng này. Than thì đen mà các cô gái lại trắng. Không chỉ trắng trẻo mà còn hát hay múa dẻo nữa.

Thời chiến tranh phá hoại miền Bắc, có chuyện vui thế này. Sợ máy bay bỏ bom nên người ta chỉ ra đường với áo màu lá cây, gọi là màu phòng không, hay sẫm hơn một chút là màu cứt ngựa.

Vì thế những người có áo trắng chỉ dám mặc ở nhà hay mặc bên trong. Thậm chí phơi phóng cũng tránh để áo trắng lộ thiên. Chị em phơi đồ lót cũng phải đề phòng phi công Mỹ. Với công nghệ do thám vệ tinh Hoa Kỳ thì đến con kiến cũng không thoát. Kinh thế. Bọn Mỹ thì cái quần xi líp nó cũng không tha. Đúng là đế quốc đầu sỏ.

Khổ thế. Thời chiến mà cứ "áo em trắng quá nhìn không ra" là bỏ mẹ.

Đận ấy mùa hạ nóng nực, còi báo động hú liên hồi mà lại có có cô diện cái áo phin trắng đạp xe trên đường thì bị bác tự vệ chặn lại quát: Sao lại mặc áo trắng ra đường? nó bỏ bom chết cả nút.

Cô gái sợ hãi: Thế bác bảo cháu làm thế nào bây giờ?

Bác Tự vệ quát: Cởi ra ngay lập tức! Cởi ngay...!

Cô gái luống cuống cởi khuy áo rồi cởi phăng áo, lộ cả tòa thiên nhiên lóa mắt.

Đoạn cô hỏi: Cháu phải làm gì nữa ạ?

Bác bảo vệ ngẩn người ra rồi lại quát: Mặc ngay áo vào chứ còn gì nữa. Chết bỏ mẹ. Cởi áo ra, người nó còn trắng hơn cả áo nữa.

Đây là chuyện tếu, nhưng con gái Phấn Mễ trắng thì trẻo thật. Khí hậu vùng này ủng hộ các cô.

Người ta thường nói Chè Thái gái Tuyên, hơi cực đoan rằng chỉ có gái Tuyên Quang mới nghiêng nước nghiêng thành. Nhưng mình thấy vùng Việt Bắc thì chung khí hậu cả, khó phân biệt ở đâu đẹp hơn. Nhất là các sơn nữ Tày, Nùng, hay mặc áo đen, chàm sẫm thì nước da trắng hồng lại càng được tôn vinh. Sau mấy năm ăn uống hít thờ sướng khổ ở đây thì mình khẳng định rằng Trời  đã phú cho Thái Nguyên, Chè ngon và gái đẹp.

Ở đây có nhiều cô đẹp mà về sau mình mới quen. Cũng có những chuyện khá thú vị về những cô gái Phấn Mễ. Nhưng mà mình không chắc đủ gan kể ra vì lý do nhạy cảm.

Qua Phấn Mễ. Đôi chân Mình đi mãi cũng quen, Đầu tiên thì mỏi. Qua giai đoạn mỏi thì người thả lỏng ra, chỉ có chân đi chứ các cơ bắp khác gần như thư giãn. Cứ thế nhắm mắt đưa chân cho nó chuyển động automatic. Mình biết bàn chân đã phồng rộp, mọng nước nhưng chưa vỡ, nhưng không dám cởi giầy ra. Kệ. Nó mà vỡ ra thì đau lắm.

Bắt đầu nhìn thấy nhiều đồi cọ. Cọ có nhiều loại, trong đó có giống cọ lá tròn tạo hình rất xinh xắn. Thực sự đó là cọ xòe ô như bàn tay mở.

Hôm qua em tới trường
mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay hành quân xa
Một mình lên phía trước
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối khe thầm thì
Cọ xòe ô che nắng
Chú bộ đội bước đi

Nhìn từ xa, chúng mọc thành khóm trên đồi mình cứ ngỡ là cây xà lách. Khi nhìn thấy người nhỏ li ti đi bên cạnh những tán lá ấy mình mới thấy cái lá xà lách to tướng đó chính là lá cọ.

Về sau, ở vùng này lâu, mình có dịp giao lưu với nhân dân với bán kính vài chục ây số, rồi mình quen một bà già mù chữ nhưng nói hay vô cùng. Nhà bà ấy nằm dưới những tán cọ kia. Bà có một cô gái sắc sảo và mãnh liệt.

Công tác nịnh dân được gọi chính thức là công tác dân vận. Khó vạn lần dân liệu cũng xong cơ mà. Nịnh khéo thì dân có gì cũng đem cho bộ đội hết. Chả tiếc, kể cả con gái.

Mình có tý máu văn chương nên anh em cũng nể, khi cần giao lưu với nhân dân thì cũng hay cử mình đi ba hoa. Thế là mọi người tưởng rằng mình trình độ lắm.

Cũng chính vì thích chữ nghĩa mà mình hâm mộ bà già mù chữ này. Bà già nói bất kỳ câu nào cũng dày đặc thành ngữ, tục ngữ, phần lớn là văn vần không năm chữ thì lục bát.

Có lần bà ấy bảo mình: Tôi biết các chú cầm cái bút nặng hơn tôi cầm cái cuốc.

Mình kinh ngạc há mồm ra. Giá mà những người cầm bút đều thuộc câu này.

Mình mê bà già này đến nối có dịp là lại thăm bà ấy để nghe bà nói, con gái bà ấy tưởng mình mê cô ấy. Thế là mình gặp rắc rối. Cũng nay không mắc khuyết điểm.

Nhưng mà phải nói là không dễ được mời uống trà ngon trên đồi vắng, lại được nghe những câu tuyệt hay như thế. Hồi mới đặt chân đến đây thì mình không biết gì cả. Đâu có biết dưới tán lá cọ trên ngọn đồi kia có những người nông dân tuyệt vời thế. Tưởng ở đó chỉ có lá cọ thôi.

Càng đi thì đường bằng càng ít mà đường dốc càng nhiều. Tốc độ hành quân giảm đáng kể. Thế rồi đến chiều cũng đên thị trấn Đu. Thị trấn thanh bình này là nơi hợp lưu hai nhánh của sông Đu nên nó tên là Đu. Cả đơn vị vào chợ Đu nghỉ chân. Bây giờ thì dường như lính mới cũng mệt nên không còn sức phá phách nữa. Cán bộ chỉ huy cũng đỡ khổ.

Lính lại hỏi thủ trưởng: Còn xa không anh ơi? Sao không đi nốt cho xong?

Thủ trưởng: Còn xa lắm. đây chưa được nửa đường.

Tất cả ồ lên rồi ai lo việc nấy. Tất cả nằm trên phản thịt phản rau hoặc bỏ áo mưa ra nằm. Mọi người tự ăn những thứ mà mình mang theo. Mình cởi giầy ra chiếu đèn pin vào thì thấy bàn chân thật khiếp. Bộ đội có câu: Mặt quân nhân  bàn chân tử sĩ. Câu này chỉ những thằng đi giày lâu ngày. Chân mình không những mọng nước mà còn có chỗ vỡ rồi. Đau và rát khủng khiếp. Đấy là chỉ đi có một ngày thôi đấy.

Sức của cơ bắp đùi và cẳng thì mình còn khỏe hơn nhiều thằng khác. Nhưng lòng bàn chân là diện tiếp xúc thì lại mỏng. Chân mình không chai lì nhiều như bọn đường phố. Về mặt này thì mình giống công tử bột. Thật hổ thẹn. Thế này thì mai đi sao nổi?

Thời trước, khi vào hành quân đi B, người ta chống gậy, đeo gạch tập hành quân ghê lắm. Mình chả được luyện ngày nào mà phải đi ngay. Chả khác nào tập bơi bằng cách nhờ người đạp xuống hồ.

Mỗi bước một nhói đau. Những thằng chân bền vẫn đi lại cười nói rôm rả, nhưng mình bắt đầu phải nằm gác chân lên và nhờ vả chúng nó lấy cái này cái nọ. Bọn tân binh cũng thân thiện, giúp nhiệt tình.

 Thôi Cũng may là đau quá rồi thì được nghỉ một đêm. Đêm ấy mình ngủ ngay, quên ngay cái chân đau nhức để ngủ một giấc ngon lành. Sáng hôm sau, cả đoàn hành quân từ khi trời tối đen như mực. Mình nhón khẽ cho đôi chân vào giày sao cho tổn thương ít nhất. Buộc chặt lại rồi lên đường. Cảm giác nhức tăng lên một lúc rồi quen đi. Mình nghiến răng và không muốn dừng lại nữa.  

Tất cả chỉ là những bóng đen lù khù đi dọc quốc lộ. Các sỹ quan đi ngược đi đi xuôi với đèn pin trong tay xem có chú nào rắc rối không. Cây cối đen sì, thỉnh thoảng lại có ánh lân tinh hấp háy từ thân cây mục đi ngược hàng quân.

Bài "Anh vẫn hành quân" hát thế này mới đỡ mệt:

Anh vẫn hành quân
Chưa bị sao tí gì
Nếu bị sao anh báo cho em đi lấy chồng

Tuy là bài hát chế lại, nhưng mà cao thượng.

NLT19 - 2 - 2012

(Còn tiếp)
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 09, 2017, 10:23:08 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Hai 27, 2012, 06:31:49 PM »


Rạng sáng 19 - 2, trời còn tối đen, Rời chợ Đu tiếp tục hành quân lên phía Bắc. Thị trấn Đu vẫn đang yên giấc. Hôm nay, khá nhiều tân binh bị đau chân nên đi khá vất vả. Để đỡ đau, buộc phải đi tập tễnh bước thấp bước cao. Nghiến răng nghiến lợi quen rồi thì cảm giác đau bão hòa và có thể đi bình thường.

Mức độ pha trò của lính mới cũng giảm đáng kể, mặc dù cán bộ tuyển quân không cấm vui đùa. Sáng sớm cũng chả có ai trên đường mà trêu chọc. Chỉ mỗi một hàng dọc 300 chú đực rựa với nhau. Hàng quân kéo dài cỡ nửa cây số. Yên tĩnh. Tiếng chân bước roàn roạt, chủ yếu nghe thấy tiếng ho hắng, lấy giọng, xin điếu thuốc. Những đốm thuốc lá đổ rập rờn trong nền đen. Hành quân bí mật thì không được phép nói chuyện và hút thuốc. Nhưng với tân binh thì thoải mái. Nói chung là trật tự. Chỉ có anh đèn pin của cán bộ tuyển quân thì vẫn quét đi quét lại.

Gió thốc lạnh căm căm, tầm nhìn hạn chế vì sương mù miền ngược. Cố giương mắt ra cũng chỉ nhìn thấy những vệt mờ mờ, những mảng đen đen của đồi núi. Cảm giác lạ lẫm của những chú lính trẻ lần đầu tiên xa nhà vừa lo lắng, vừa háo hức, vừa buồn buồn.

Miền sơn cước vốn rất nhiều chuyện kinh dị mà người ta đồn thổi như ma gà, ma rừng, ma xó chẳng hạn. Những huyền thoại về ma mãnh cũng lởn vởn xuất hiện trong đầu mình. Mỗi tán cây đen sì đều liên tưởng tới những cánh tay không rồ rập rờn.

Xung quanh, trước sau, phải trái đều đen thăm thẳm.

Nếu đi một mình trong đêm ở vùng này cũng ghê ghê đấy. Chợt giật mình thấy một quầng sáng đỏ rực bên đường. Đi qua thì biết đó là một gốc cây khô đang cháy thành than như cái miệng ngoác ra. Màu đỏ cháy âm ỉ của nó trông cũng man rợ ma quái. Tại sao lại phải đốt nó nhỉ. Có thể là một nghi lễ cũng bái gì đó của người thiểu số chăng?

Trời sáng dần, đã thấy ruộng nương uốn theo địa hình núi non thật hữu tình. Sương sớm nên không gian khá giác mơ hồ. Nơi gần thì cây cỏ hoa lá, phía núi xa thì mịt mờ sương khói.

Hơn một giờ sau thì thấy một khóm núi đá vôi khá đẹp mắt. Dưới chân núi sát quốc lộ có đường đi lên một ngôi đền. Về sau mới biết đền này thiêng lắm, gọi là đền Đuổm thờ thủ lĩnh người Tày Dương Tự Minh. Ông là người có có công dẹp giặc thời Lý.

Ngọn núi này đẹp và nguy hiểm. Trẻ con hay nghịch ngợm và bị rơi từ trên những mỏm đá kia xuống, gần như năm nào cũng có người bị nạn.

Nghỉ ngơi ngắn rồi đi tiếp. khoảng gần 9 h thì cả đội đến Phố Trào. Hai bên đường là bãi mía. Riêng khu này có nhiều cây phượng vĩ, làm dội lên nỗi nhớ đường Thanh Niên hay phố Lý Thường Kiệt. Nhìn sang bên phải thấy cách đường mấy chục mét, có một cái cổng doanh trại cao lớn đề "Doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam". Dưới cổng có chú vệ binh khoác AK ngắm về phía đoàn quân.

Đến đây thì được nghỉ tý.

Mình hỏi cán bộ tuyển quân: Đây có phải đơn vị mình không?

Cán bộ tuyển quân: Đây là sư đoàn bộ, là bố của đơn vị mình.

Mình phấn khởi: Thế thì đơn vị con cũng loanh quanh đây thôi nhỉ?

Cán bộ tuyển quân: Đừng vội mừng ông em. Đơn vị mình còn phải đi nữa, còn xa.

Mình sốt ruột: Xa là mấy cây hay mấy mươi cây anh ơi?

Cán bộ tuyển quân: Khắc đi khắc đến... hà hà hà...

Phố Trào, thuộc xã Yên Đổ. Sư đoàn mình đóng cơ quan đầu não tại đây. Sâu nữa vài cây số có một trung đoàn và một tiểu đoàn vận tải cùng các đơn vị hỗ trợ thì đóng trong Khe Nác.

Xã này có nhiều xóm như: Khe Thương, Gốc Vải, Đồng Trừa, xóm Làng, Thanh Thế, Phố Trào, xóm Kẻm, xóm Hin, Khe Nác, Gia Trồng, Cây Khế, Đá Mài, Áo Hoa, An Thắng...

Về sau, mình gắn bó quá nhiều thời gian cho vùng này, đặc biệt thân với dân bản Khe Nác.

Vùng này mật độ dân tộc thiểu số dày hơn nhiều. Cư dân ở đây phần nhiều là Tày, Nùng, Dao. Đặc biệt, tục làm lễ cấp sắc của người Dao bản Khe Nác đã nổi tiếng trên truyền thông thời gian gần đây .

Cuộc hành quân tiếp tục. Không biết còn bao xa, cũng chả quan tâm. Đến đâu thì đến.

Địa hình vùng này đã có phần khác nhiều so với đoạn trước đó. Đường đi quanh co hơn, cao độ thay đổi nhiều hơn do đồi núi dày đặc hơn. Lên đèo xuống dốc nhiều hơn thì rất mệt. Nhưng được cái phong cảnh lại đẹp. Những người quan tâm đến đích đến thì sốt ruột. Còn mình chẳng quan tâm nữa thì tranh thủ thưởng thức phong cảnh. Như thế mình sẽ thấy được chứ không thấy mất.

Mỗi một khúc cua lại mở ra một khung cảnh mới mẻ. Những mái nhà sàn của người Tày, người Nùng thấp thoáng trên triền núi; Những vạt đồi đầy lá cọ xòe ra vẫy chào. Lòng mình nghĩ nó chào mình thì là vẫy chào thôi. Tưởng tượng chả mất gì.

Những khúc cua thật hay. Đường cong giống như phụ nữ. Đời mà không có những đường cong thì buồn biết là bao nhiêu. Lại một đỉnh dốc nữa, phía bên kia mở ra một thung lũng bạt ngàn hoa trắng. Những bông hoa li ti này chỉ là hoa dại nhưng kết lại với nhau thì bồng bềnh như mây.

Có thể nó chỉ là hoa cứt lợn hay hoa đường tàu, nhưng nó đem lại cảm giác thư thái mà bất kỳ đôi yêu nhau nào cũng thích đến đó mà chạy, mà bay.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật viết: "Đường ra trận mùa này đẹp lắm" không hề là một câu cổ động phóng đại. Câu đó vừa sát thực tế, vừa làm cho người lính đứng vững trong gian khó.

Tay Hải Râu cùng tiểu đội với mình, lúc đó hai thằng cùng hành quân nhưng chưa quen nhau chắc cũng thích những thung lũng hoa này. Mình đoán thế vì chơi với gã mấy chục năm nay, thấy gã chơi xe Vespa này luôn chọn những đường nhiều hoa cỏ để đi chơi.

Sự khác biệt lạ lùng nhanh. Mới hôm qua ở Quán Triều với quang cảnh kiểu miền xuôi bao cấp với những dãy nhà tập thể đầy bụi của người kinh thì sáng nay chỉ toàn nhà sàn gỗ tranh, tre, nứa, lá. Mới hôm qua còn nhìn thấy nhiều ô tô ồn ào thì hôm nay vắng tanh vắng ngắt, đi của buổi không gặp cái ô tô nào, chỉ toàn gặp trâu đeo mõ lốc cốc gặm cỏ. Thực sự đây là miền ngược rồi.

Thỉnh thoảng gặp vài người dân tộc đi hái măng.

Người Tày, Nùng thường mặc áo chàm, mang theo gùi hoặc ba lô. Mỗi người đều đeo một con dao rừng. Con dao này nửa giống dao bổ củi, nửa giống dao phay của người xuôi, nhưng mà có đầu móc câu, được mài sắc để phát rừng mà đi. Con dao nào cũng có bao đeo thắt lưng bằng gỗ như một thanh kiếm ngắn.

Thỉnh thoảng mình cũng gặp những người mặc quần áo bộ đội nhưng tác phong không giống bộ đội. Đó là những người địa phương. Dân mình lạ thế. Họ rất thích mặc quần áo bộ đội hơn bất kỳ thứ gì khác.

Một ngày hái được 2 ba lô măng là đủ tiền tiêu rồi.

Đầu mùa măng là tháng Chạp, vào xuân, măng giòn và ngọt. Đến lúc có tiếng sấm đầu tiên, măng bắt đầu đắng. Theo các cụ thì đắng thường mang tính mát. Món này, nếu không ăn quen thì rất sợ. Nhưng tập ăn vài lần rồi thì không ăn được măng thường nữa. Măng đắng luộc bày lên đĩa rồi chấm với muối vừng thì ăn rất vào. Mình ăn thử rồi thành nghiện.

Lính ăn măng thì giản dị thế thôi. Chứ cầu kỳ ra thì người ta cũng có nhiều món ăn với măng này. Món măng đắng nướng chẳng hạn.

Còn người miền xuôi lại chế biến thành nhiều món hấp dẫn như xào mẻ, luộc, hầm xương, hấp quấn thịt vịt hoặc thịt lợn. Có món nem măng đắng thì cần chọn những lá mỏng gói cuốn lại thay bánh đa nem. Vị ngan ngát đắng măng rừng vẫn thấp thoáng trong những các thực phẩm khác. Nó là món ngon không cắt nghĩa được vì sao nó ngon.

Đến chiều thì đoàn quân nhìn thấy những chú bộ đội không cầm súng mà đi cầm dao quắm ngược lại. Chú đi giầy, chú đi dép, chú đi đất... Không quy củ lắm.

Các chú này cũng có con dao rừng kiểu dân tộc.

Mình hỏi thì cán bộ tuyển quân bảo: Lính cũ ở đây phải lao động, đi rừng nhiều nên họ ẩu, không được quân phục tề chỉnh.

Một tay lính cũ gọi to: Đồng hương ở tận đâu đấy?

Lính mới: Hà Nội anh ơi.

Hay nhỉ. Chưa biết nhau quê ở đâu mà đã gọi là đồng hương rồi. Sau biết rằng đó là từ lính ta thay cho từ đồng chí. Gặp ai lạ quen gì thì cũng đông hương tất.

Lính cũ: Có điếu thuốc nào cho vay điếu.

Đây. Mời bố. Tân binh bao giờ cũng có nhiều thuốc lá trong ba lô. Vay là từ đùa nghịch chứ có ai vay điếu thuốc lá bao giờ.

Mình hỏi cán bộ tuyển quân: Chắc sắp đến nơi anh nhỉ?

Cán bộ tuyển quân cười ranh mãnh: Tận Chợ Mới cơ mà.

Dò la một lúc thì biết thị trấn Chợ Mới vốn là huyện ở đít tỉnh Bắc Cạn. Phía Nam là Phú Lương và Võ Nhai của Thái Nguyên, phía bắc giáp Bạch Thông của Bắc Cạn. Các bố này cho mình đi dã man thật.

Theo cán bộ tuyển quân định nghĩa thì bộ đội là gì? Bộ đội là đi bộ và đội mũ. Thế thôi. Cứ thế mà làm. Đừng hỏi!

Từ khi đóng quân ở vùng này, mình cũng hay ra chợ Mới ngắm đồng bào, đặc biệt là đồng bào nữ.

Cái chợ này là một chợ vùng cao đặc trưng. Có một cây cầu treo bắc qua sông Cầu. Sông Cầu ở đây nước xiết trong vắt, lòng đầy đá cuội, Hai bờ là những bãi đá cuội lớn to như con trâu. Vào chợ này chủ yếu là người dân tộc. Họ bán nhiều thứ đồ nông cụ thú vị và nông sản thì đa dạng, trong đó có chè, măng khô là thứ người kinh rất thích, nhưng đem về thì không dám đem nhiều vì thời đó ngăn sông cấm chợ. Mang quá một ba lô về là bị khép tội buôn lậu.Bên ngoài chợ là những xe công nông và những con ngựa buộc vào gốc cây.

Thực phẩm gà qué, lợn, đủ kiểu, nhưng cái ấn tượng nhất là những con cá to như cá trắm mà vằn vện xanh đỏ bắt từ hang núi. Tiếc là mình chưa được ăn nó nên chỉ biết nó đẹp chứ không biết có ngon không.

Buồn cười nhất là mình thấy rất nhiều cây xoan có những khối đen tròn ôm lấy cành giống như để chiết cành vậy. Mỗi cây đều có rất nhiều khối như vậy. Mấy chục cây hành quân đều thấy những cây xoan như thế. Câu hỏi là chiết cành làm gì mà chiết lắm thế?

Về sau hỏi em người Tày, em cười như nắc nẻ bảo: Tổ kiến đấy, chiết đâu mà chiết.

Người ở đây hay phá những tổ này để ăn, Trứng kiến là món rất hảo hạng nhưng mình chưa được ăn.

Cũng có người mời mình ăn con mọt gỗ méo bằng ngón tay cái, trắng nõn nà ngoe nguẩy, nhưng mình không dám ăn. Mỗi khi dỡ một khúc cây mục, họ có thể thu hoạch một mũ cối những con mọt này. Không phải ăn sống mà cho vào chảo rang lên, thơm như châu chấu. Một chai rượu mía nữa. Thế là xong.

Trở lại cuộc hành quân. Chiều hôm đó, đoàn quân đến một vùng vắng vẻ đầy hoa lau. Thông báo được ban ra là đến nơi rồi.

Đến nơi rồi sao? Thật sung sướng. Còn gì sướng hơn nhỉ?

Chẳng thấy doanh trại quân đội đâu cả. Trong tưởng tượng của lính mới như mình thì đơn vị sẽ là một doanh trại vuông vắn hàng rào nghiêm cẩn không tường vôi thì cũng dây thép gai. Rồi thì phải có cổng chào to lớn và có bộ đội đứng canh chứ không phải một ngả đường đầy cỏ hoang thế này. Ở đây không có bất cứ hàng rào nào. Nên người dân, trâu, gà tung hoành muốn đi vào đâu cũng được.

Trên triền đồi là những dãy nhà lá cọ lúp xúp. Đoàn tân binh lỉnh kỉnh đi vào sân có cái cột cờ. Đó chính là sân tiểu đoàn đáng tự hào của chúng ta. Nói vậy vì lúc mới đến mình không hề biết rằng đơn vị này rất nổi tiếng vì ngày xưa, Mỹ thì rất sợ nó.

Một số thanh niên từ nhà lá ngó ra. Nói là thanh niên vì không giống bộ đội lắm. Một số thì mặc quân phục bạc phếch. Một số khác mặc quần áo lôm côm. Anh thì mặc áo cháo lòng, anh thì mặc áo ca rô vá. Anh thì mặc quần bảo hộ lao động, anh thì mặc quần đùi. Hình ảnh đầu tiên về lính cũ là như vậy.

Ở đó một thời gian mới hiểu nguyên nhân vì sao họ mặc thế.

Cứ đến đợt phát quân trang là họ đem quân trang ra ăn. Giầy, dép, áo mưa, quần áo, mũ, xà phòng... Ăn được tất. Họ không gặm được, nhưng họ bán, đổi chác cho dân thì rất nhanh. Rồi dùng tiền đó mua, đổi chác đồ để nhắm.

Chú nào cũng phải dành một bộ để mặc khi tập trung lên sân trung đoàn hoặc ra thao trường hoặc có lãnh đạo cao hơn về thăm đơn vị. Nhưng ngày thường thì ăn mặc lung tung. Nhiều khi còn mặc chung lẫn lộn. quần thằng nọ, áo thằng kia. Thủ trưởng đơn vị cũng không quá khắt khe. Toàn lính cũ mà. Lính quá đói khổ. Ép quá phải tội.

Xung quanh đơn vị lác đác có nhà dân. Dân bản ở đây rất tốt bụng. Xứng đáng là dân chiến khu. Họ sẵn sàng bán cho bộ đội những thứ cần thiết như rượu mía, sắn, lạc rang, lạc luộc, thuốc lá "con gà" và thu mua của bộ đội quân trang và đồ dùng nhu yếu phẩm linh tinh. Một số nhà dân còn là sẵn sàng cho bộ dội "tuột xích" trú nhờ trước và sau khi chuồn. Chỉ có nhân dân mới chở che bộ đội.

Có những bài nhạc chế lăng nhăng về thời này:

Anh bán chiếc quần đùi
Anh bán chiếc quần đùi
hai ống nó to bằng nhau

Anh bán chiếc quần đùi
Anh bán chiếc quần đùi
hai lỗ nó to bằng nhau

Anh bán chiếc quần dài
Anh bán chiếc quần dài
Tuýt xi pha len loại sang

Anh bán chiếc quần dài
Anh bán chiếc quần dài
Tuýt xi pha len loại sang

Anh bán bán bánh xà phòng
Anh bán bán bánh xà phòng
Những bẩy mươi hai phần trăm

Anh bán bán bánh xà phòng
Anh bán bán bánh xà phòng
Những bẩy mươi hai phần trăm

Nói với chủ quán thì thế này:

Cho con điếu thuốc lào
Cho con điếu thuốc lào

Ma de ín Việt Nam
Cho con đĩa kẹo vừng
Cho con đĩa kẹo vừng
Ma de ín Việt Nam

Tuột xích là chuyện gian nan. Đội vệ binh của đơn vị vẫn càn quét kiểm tra nên chú nào cũng cảnh giác. Bị bắt vào nhà kỷ luật thì ốm.

Xế chiều, lúc ấy trời chưa tối nên có thể ngắm xung quanh. Ngọn núi phía sau đơn vị được che bằng đám mây lớn.

Đây mới thực là :"rừng núi âm u thầy bu kính mến".

Ba mặt toàn núi là núi. Xong. Mình sẽ ở đây lâu đấy. Thế vẫn còn là may. Nếu làm lính trung đoàn Playme hay đoàn Trung Dũng thì phải đóng trong lòng chảo, bốn phương tám hướng là núi chặn đứng. Đấy mới gọi là hết "Đường về quê mẹ".

Mùa đông đã lạnh. Gần núi còn lạnh hơn vì có hơi đá vôi.

Về đến đây thì bắp chân đau nhức, bàn chân rát ràn rạt. Mình nắn nót nghiến răng gỡ giầy ra. Rùng rợn, Những vết phồng đã vỡ hết cả. Nát toét tòe loe. Đi không nổi. Nhưng vẫn phải ra suối để rửa. Mình phải tập tễnh mà đi. Xót xót xót xót...

Mình phục bọn đi cùng. Da chân chúng nó dày thật. Đến tận đây rồi mà chúng nó vẫn huỳnh huỵch đi lại.

Hỏi thăm kỹ thì còn vài cây nữa mới đến Chợ Mới. Như vậy, mình không phải đi đúng 50 cây như thủ trưởng dọa. Tạm thoát.

Sau mấy ngày chó liền da gà liền xương thì mình đi lại không những đi tốt mà còn là tay đi bộ chuyên nghiệp. Đi bộ 5 - 7 cây đối với mình là muối.

Đây chưa phải là gian khổ. Mọi thứ cực nhọc bắt đầu từ ngày mai. Bao giờ thời huấn luyện cũng là thời cực nhọc nhất. Bắt đầu từ ngày mai mới nếm mùi kỷ luật nhà binh. Sau khi kinh qua chương trình huấn luyện rồi mới phân về các đơn vị. Thành lính cũ thì mọi thứ dễ thở hơn.

Mình được biên chế vào trung đội do anh Ngôn chỉ huy. Anh Ngôn sống hay, quan tâm đến mọi người. Còn một cha trung đội trưởng khác tự nhiên quên bố tên rồi, lấc ca lấc cấc. Gặp lần đầu tiên đã muốn cho cái đạp giữa mặt.

Ở tiểu đội mình thì mình thân với Hải Râu sau này là bác Tứ Hải khét tiếng, hiện cũng chơi facebook, nằm sát giường, bên này là Tuấn gầy và Hải Ốm. Tuấn Gầy về sau là chủ thầu xây dựng. Hải Ốm ra quân đi lao động xuất khẩu, rồi trở thành doanh nhân, xây cả nhà máy sản xuất thiết bị điện.

Đây là bộ tứ gắn bó với nhau, bênh che nhau trong tất cả các mặt: Thao trường, lấy củi và khi bị kỷ luật. Bộ tứ này chơi với nhau bền suốt từ khi đi lính tới bây giờ, luôn giúp nhau trong mọi việc.

Cần là có, ngó là thấy, thấy là uống.
Dù rất khổ, xin cảm ơn bộ đội!
Đã cho tôi những người bạn tuyệt vời!


(Còn nữa)

NLT 25 - 2 - 2012
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 09, 2017, 10:26:12 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Hai 28, 2012, 10:49:14 AM »

Dạo này anh em sang FB hết cả đâm ra sân nào vắng vẻ quá. Đến bài vở cũng lôi từ bển về.  Huh
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Hai 18, 2013, 06:29:01 PM »







« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 01, 2015, 09:30:25 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Hai 18, 2013, 06:31:47 PM »






« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 01, 2015, 08:59:35 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Hai 18, 2013, 06:39:33 PM »







« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 01, 2015, 09:05:17 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Hai 16, 2014, 06:26:48 PM »

Ngớ ngẩn nơi huấn luyện (lính mới tò te 4. Kỷ niệm ngày nhập ngũ 17/2)
17 Tháng 2 2013 lúc 2:41

1. Đồng đội đầu tiên

Cảm giác đầu tiên khi bước chân vào đơn vị là bất ngờ. Ở đây không thấy có cổng doanh trại như trong tưởng tượng, không có hàng rào thép gia như trong hình dung. Con đường vào tiểu đoàn toàn cây dại lúp xúp. Nhà ở của bộ đội là những dãy nhà vách đất, lợp mái lá cọ. Sân của tiểu đoàn và đại đội đều có cột cờ. Cán bộ tuyển quân hô hét phân công nhóm tân binh vào nhận nhà. Vài lính cũ quần áo bạc phếch, đi qua đi lại.

Sung sướng quá. Thế là cuộc cuốc bộ hơn 42 cây đã tạm dừng. Chân thì còn khỏe, nhưng da bàn chân phồng rộp, mọng nước. Mình kiếm cái phản, quăng ba lô đánh phịch, rồi khe khẽ tháo dây giày rồi nâng niu bàn chân Việt ra. Cả hai bàn chân đều toét toe loe. Tập tễnh ra suối rửa ráy rồi vào. Cả đơn vị có mình là yếu nhất về da. Cơ bắp rất khỏe nhưng da thì quá nhậy cảm.

Được cái các bạn tân binh sẵn sàng giúp đỡ nếu mình nhờ vả lấy hộ cái nọ cái kia.

Đêm hôm đó ngủ ngon. Điều kì lạ là vết thương toét chân đã đỡ nhiều ngay sáng hôm sau. Sau đó cỡ 1 tuần thì chân lành da chắc lại thì có thể đi bộ 20 cây dễ như ăn kẹo.

Bình minh ở đây theo kẻng. Không gian núi rừng vang lên tiếng hô tập thể dục. Tất cả tân binh chạy đi  vệ sinh cá nhân. Lạ nước lạ cái, không thèm đếm xỉa nhà vệ sinh ở đâu, cả lũ tân binh đứng dàn hàng ngang mé đồi sau câu vọt xuống.

Khắp thung lũng vang tiếng hô thể dục cùng tiếng chân rầm rập của bộ đội. Chỉ huy hô: 1 – 2 – 3 – 4. Đội ngũ hô 123… 4.

Sáng ấy, tất cả tân binh tập trung sân đại đội nghe phổ biến. Bây giờ mới cảm nhận rõ hình thù đơn vị. Ba mặt là núi đất và núi đá vôi.  Những triền đồi ngang dọc hào giao thông. Đỉnh núi cao nhất chìm trong sương sớm, Mây lờ đờ bay, như tranh thủy mặc. Khí lạnh vùng núi cao ngấm vào buốt giá. Thấp thoáng bóng nhà sàn của dân bản.

Đại đội trưởng Bình thông báo tình hình chung. Việc phân công về các đơn vị nhỏ được nhanh chóng sắp xếp. Mình được xếp vào trung đội của thiếu úy Ngôn. Ngôn chất phác, quan tâm đến chiến sĩ nên ai cũng quý.

Những ngày đầu tiên bao giờ cũng học điều lệnh đội ngũ. Tập đi theo điều lệnh sao cho đều cũng là một nghệ thuật. Nghiêm, nghỉ, đằng sau quay, bước đều bước 1 – 2 – 1 – 2… cữ tay, cữ chân, đi thường, đi nghiêm muốn đi đúng cũng chẳng dễ.

Không cần đồng hồ lắm. Mọi thứ đều có kẻng nhắc hộ.


1 - kẻng báo thức; 2 – kẻng cơm sáng, 3 kẻng huấn luyện, 4 - kẻng nghỉ ăn cơm trưa

5 – Kẻng báo thức huấn luyện chiều

6 – Kẻng nghỉ ăn cơm tối.

7 – Kẻng sinh hoạt đại đội;

8 - kẻng đi ngủ.

Mọi thứ đều đặn chuẩn xác như cái máy. Vì đều đặn nên sức khỏe bộ đội không bị kém đi cho dù ăn rất thiếu.

Ăn gì buổi sáng: 1 bát cơm (kiểu gạo mậu dịch, bở vỡ hạt), chan “nước mắm đại dương”.

Nước này pha bằng muối và nước cơm cháy đen để tạo mầu đánh lừa cảm giác. Chữ này có từ bài thơ của ông Lê Đức Thọ khi đi thăm chốt Vị Xuyên.  Suốt quãng thời gian này là cuộc tranh chấp biên giới phía Bắc dai dẳng. Ông viết bài thơ gọi thứ nước muối này như vậy. Một số lính mới không quen nên bỏ ăn. Một số thức ăn đem đi từ nhà được mang ra chén. Sau này thức ăn nhà không còn thì phải ăn cơm chan nước mắm đại dương hết.

Buổi trưa mỗi chú khẩu phần ăn là khoảng hơn 2 lưng bát cơm. Có thể có tý rau muống, miếng đậu.

Bữa chiều cũng như bữa trưa. Đang sức trai trẻ mà ăn uống như vậy thì cồn cào lắm. Thành ra lúc nào cũng chỉ nghĩ đến ăn.

Cùng tiểu đội với mình có 4 thằng nằm ngủ gần nhau. Về sau chơi thân thiết là Hải Cửa Bắc, Hải Ốm, Tuấn già và mình.

Hải Ốm học cùng phổ thông với mình, là người rất thông minh và hơi rừng rú. Gã có linh tính biết đi về hướng nào thì kiếm được cái ăn.

Mỗi một lính mới được khoán 30 cân củi một ngày, dao quắm đây, cứ thế vào rừng mà phá. Quả thực là không gì năng suất bằng lính phá. Sau mấy năm lính của mình thì những quả đồi xanh đã thành đồi trọc.

Đi lấy củi thật là thiên đường. Hễ Hải Ốm cứ dừng lại chỗ nào thì y rằng, hắn đã hái từ trong bụi, hay nhổ từ dưới đất lên những quả củ gì đó ăn được. Việc nhổ trộm sắn của dân cũng không loại trừ. Ngồi bên suối mà nướng sắn, khoai thơm lừng thì không gì sướng bằng. Hải Cửa Bắc luôn là người tinh tế trong việc thưởng ngoạn phong cảnh và say sưa với cây cối. Hải thích dùng thuốc nam trị bệnh và muốn làm chủ cả lý thuyết lẫn thực hành nghề này. Hải đã tự chữa cho mình được một số bệnh và thường trao đổi với mình như muốn chia sẻ sở thích. Sau này, Hải tặng mình một cuốn “Nam dược thần hiệu” như khuyến khích mình thành đồng môn nhưng mình không thể theo được. Mình không có tư duy chính xác nên kỵ nhất việc làm xây dựng và nghề trị bệnh cứu người. Loại như mình mà theo nghề này thì chắc bệnh nhân khó toàn tính mạng. Nhưng Hải thì khác. Hải theo nghề đông y như theo một tình yêu. Sau này, Hải đã trở thành ông lương y Tứ Hải có tiếng về chữa các bệnh khó. Trong đấy có những bệnh khó nói của phụ nữ và đàn ông. Ai uống thuốc của Tứ Hải cũng chuyển biến rõ rệt. Năng lực giới tính cải thiện ấn tượng. Riêng việc chữa bệnh thần kỳ của Hải thì phải viết một bài vắn tắt cùng phải vài nghìn chữ.

Mỗi cuộc vào rừng là một cơ hội được đi chơi riêng. Đó là cơ hội nướng được một cái gì đó dọc đường. Có lần bộ tứ của mình về muộn so với lệnh tập trung nên bị kỷ luật hưởng đứng cột cợ giữa trời nắng. Chả sao. Dám chơi thì dám chịu.

C trưởng, hay còn gọi là đại trưởng Bình Tréc phê phán, nâng quan điểm gay gắt. Anh Bình lùn tịt, giọng khàn vịt đực, dáng vẻ hách dịch. Tréc lơ mo là tên của một con quỷ lùn trong phim Liên Xô “Rutxlan và Lutmila”.

Vì thế thay vì gọi Bình lùn thì gọi là Bình Tréc. Sau khi nghe phê phán, bộ tứ tỏ ra biết lỗi nên mặt C trưởng dãn ra. Đại trưởng hay lặp lại câu: Mọi cá nhân không thể chống lại tổ chức. Hay nói cách khác, tổ chức có thể đè bẹp mọi diễn biến tư tưởng của cá nhân.

2. Thủ trưởng đầu tiên

Anh Bình chém gió cũng kinh. Anh lùn như con nhái nhưng đôi khi cũng chỉ vào mặt chiến sĩ tuyên bố: Như các cậu, tớ chấp bốn năm thằng. Quật ngã từng thằng một.

Bọn mình cười hề hề. Trong đầu nghĩ: Khi nào có cơ hội em sẽ ném anh Tréc vào bất kỳ chỗ nào nếu có hứng.

Đại phó chính trị là anh Quế cũng hách dịch không kém. Có thể do tính nết, nhưng cũng có thể do họ cần có những đòn vọt để tân binh vào khuôn. Quá trình huấn luyện là quá trình rèn rũa. Nhất trí thôi. Có gì gian khổ lắm đâu.

Anh Quế có giọng nói như đứa trẻ mới vỡ giọng. Khi cất giọng thất thanh kiểu tenor thiến. Chất giọng như vậy cộng với khả năng đọc nhát gừng nhiều từ ngọng của anh nhiều khi làm chiến sĩ phải cố mà nén cười.

Buổi tối có mục đọc báo ở đại đội. 3 trung đội ngồi vuông 3 khối ở sân cột cờ. Mỗi hôm lại phân công một người lên đọc tin tức báo Quân đội nhân dân cho chiến sĩ nghe. Thỉnh thoảng, anh Quế bảo: Để tôi đọc các đồng chí nghe cho rõ.

Đó là màn tra tấn phải nói là hết sức  dã man. C phó chính trị gân cổ đánh vật từng chữ một trong ánh đèn măng xông khốn khổ:

Đầu tháng 2…

ngoại trưởng…

Trung Quốc…

Ngô…

Học Khiêm…

đã tới  …

Cu…

A na…

Năm… Pơ (Kuala Lumpur).

Lính tráng ngáp ngắn ngáp dài vì ớn tận cổ. Chỉ chờ màn đọc báo kết thúc để đến đoạn sinh hoạt văn nghệ. Các chú hát nhạc vàng mùi mẫn đều được tôn vinh. Các bài lính tráng hát đều sến dã man vì toàn bài hát của lính Sài Gòn như “Tình thư của lính”:

Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngaỵ

Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy.

Hay “Rừng lá thấp”:

Từ máy thu thanh cô nàng vừa ca:

"Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà"

Giữa rừng già vang tiếng hát thật cao

Nhưng giữa già tôi có thấy gì đâu?

Kiểu nhạc não ruột này đi đúng tâm lý cô đơn, lạc lõng và hơi bất cần đời. Sinh hoạt đại đội xong thì về đi ngủ. Ngày nào cũng đều như vắt chanh. Hát hò dù sao cũng dễ thở hơn thưởng thức văn hóa đọc.

Có lần, anh Quế đang đánh vần từng chữ cho đại đội thì thằng nào đó oánh một cú trung tiện có chủ ý. Nó đánh đúng vào sau dấu chấm câu như một sự trả lời mới hỗn chứ. Anh Quế đọc tiếp. Vừa ngừng sau chấm câu thì tiếng trung tiện lại vang lên đúng giọng ban nãy, đúng tọa độ ban nãy. Anh nhịn không nổi, anh giằn tờ báo xuống hỏi: Đồng chí nào vừa trung tiện giơ tay lên trước khi quá muộn! Tôi yêu cầu phát huy tinh thần tự giác.

Sau chữ giác tiếng trung tiện lại trả lời như đối đáp.

Đại đội ngơ ngác rồi cười hi hi ha ha.

Anh Quế phát cáu phừng phừng rồi phân tích việc trung tiện có chủ ý của một “con sâu” nào đó trong “nồi canh” là một thái độ xấu chống lại đơn vị. Và phải tìm cho ra. Nếu như nồi canh kia là một nồi canh lỏng lẻo thì sẽ xì ra con sâu ngay. Nhưng tiếc thay. Cái nồi canh này đầy sâu nên chúng đoàn kết bọc lót cho nhau kiên cường.

Các trung đội phải sinh hoạt riêng để phát hiện kẻ xấu xa kia.

Những việc tương tự thế này ở một số trung đội thì bị tách ra đi đào hào trên đồi đến bao giờ tìm ra thì thôi. Tất nhiên cũng có chú thấy anh em vì mình mà vất vả thì cũng áy náy nên ra nhận trách nhiệm. Nếu cấp trên nâng quan điểm thì sẽ là tội nặng phải nhốt nhà tôn (Nhà kỷ luật nhốt các quân nhân vi phạm quy định, thường ghép bằng tôn nên đông thì mát mà hè thì rất ấm). Tuy nhiên cấp trên cũng thưởng mở lượng hải hà khi lính biết nhận lỗi với tinh thần “Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại”.

Không tìm ra. Biện pháp tiếp theo. Trung đội ở hướng có tiếng trung tiện phải báo động hành quân vượt đồi lên phía chợ Mới để tìm cho ra. Báo động là mỗi chiến sĩ phải đeo đầy đủ quân tư trang di chuyển bộ đơn giản thì chục cây số. Nặng thì phải lội ruộng, vượt suối, trèo dốc cao. Các trung đội còn lại luôn ở trong tình trạng chuyển trạng thái, tức là ở dạng thấp hơn báo động. Trong những lúc khổ thế này, dễ mất đoàn kết. Thế nào cũng có chú chửi chú kia “Chỉ vì mày sướng cái đít mày mà bố mày khổ, nhận mẹ đi bố mày về bố mày ngủ”. Nhưng mọi cố gắng của chỉ huy đều không thể tìm ra con sâu kia. Việc này làm lính thì hả dạ còn lãnh đạo thì mất mặt.

3. Thao trường


Ngày trước khi biên chế các đơn vị thì tân binh huấn luyện ở dê 28 (D 28). Bây giờ để nhanh gọn đáp ứng nhanh nếu diễn biến xung đột biên giới phức tạp thì mỗi trung đoàn cắt ra một D riêng để huấn luyện tại chỗ. Các cán bộ khung huấn luyện đều là những quân nhân dày dạn kinh nghiệm trận mạc. Phần lớn đều tham gia kháng chiến chống Mỹ, chống Pol Pot.

Nhiều cán bộ chiến đấu giỏi, nhiều chiến công nên hướng dẫn tốt các kỹ năng chiến đấu và tư duy chiến đấu. Với bộ binh của ta thì dù thời thiếu thốn cho đến khi hiệp đồng binh chủng thì thời nào cũng dự vào tư duy du kích. Đó là tư duy của việc biết địch biết ta. Nếu máy móc theo chiến thuật của những nước có nền quân sự phát triển thì quân đội ta không phù hợp. Tân binh được hướng dẫn sao cho phát huy hiệu quả tác chiến với quân số ít nhưng vẫn có hiệu quả tác chiến cao và giàu khả năng sống sót. Đó là điều tối quan trọng. Lịch sử đơn vị đã cho thấy nhiều tấm gương chiến đấu ngoan cường với 1 chống 20 và nhiều hơn nữa và giành phần thắng.

Một lính Nam Hàn đã ghi chép lại một trận đấu với một ổ đề kháng ngoan cường suốt 8 giờ đồng hồ. Đại đội Nam Hàn bị thương vong không nhỏ mà khi chiếm diệt được ổ đề kháng thì chỉ tìm thấy xác 1 lính Bắc Việt băng bó đầy mình. Người lính này không đầu hàng, đã sử dụng đủ vũ khí từ tiểu liên, trung liên, lựu đạn và B 40, bị thương thì tự băng bó rồi chống trả. Người lính Nam Hàn đã sốc trước chất lượng của lính Bắc Việt. Những kỹ năng quân sự cũng rất cần cho kỹ năng dân sự nên học điều gì tốt điều đó.

Tân binh được làm quen với khẩu AK. Phần lớn là súng cũ sản xuất từ những năm 1960, báng ám đen do mồ hôi và dầu. Không thể biết những khẩu súng đó đã bao nhiêu lần nhả đạn và có thành tích gì. Chắc chắn nó đã được sử dụng qua lửa nhiều chiến trường, và cầm nó trên tay có cảm xúc hơn những khẩu AK 74 mới tinh báng đỏ.

Các tư thế từ dễ đến khó. Nằm bắn, quỳ bắn, đứng bắn. Trông thì đơn giản nhưng chỉ cần rung tay một chút thì viên đạn đã lệch bia hàng mét. Kỹ thuật bắn điểm xạ thì cần có thần kinh tốt, không thích hợp cho những cậu láu táu.

Nếu không bình tĩnh thì ngón tay sẽ dính cò, đi liền một mạch chục viên đạn. Lính biết bắn là đàng hoàng nháy cò cho đạn đi tành tành… hai viên một. Nếu đi 3 viên thì chưa đạt yêu cầu.

Vấn đề không phải tiết kiệm đạn mà là sự điềm tĩnh để trúng đích cao. Mình được trung đội trưởng khen sự điềm tĩnh. Ngay từ lần bắn đầu tiên đã nhả hai viên một khá lạnh lùng. Các loạt sau cũng giữ được phong độ. Khi thực chiến, tâm lý không ổn định , để giữ được độ điềm tĩnh không phải dễ. Không ít tân binh làm tới 5 – 7 viên một loạt. Quân láu táu cũng đông phết.

Trường bắn nằm trong vùng bốn mặt là núi đá vôi nên tiếng nổ và tiếng rít của đạn trở nên chát chúa, gây sự phấn khích cao độ. Sau này, có mặt trong các đợt diễn tập cấp trung đoàn, nghe tiếng AK giòn tan cũng khoái như nghe pháo tết.

Việc tháo lắp súng cũng thú vị. Chỉ huy biểu diễn thoăn thoắt. Chỉ roạch roạch mấy nhịp, khẩu AK đã trơ khung. Các linh kiện khoe đủ cả một mâm. Hô lắp súng thì cũng roạch roạch là tay chỉ huy đã lắp xong một khẩu ngon ơ từ cái đống sắt vụn kia. Riêng cái món tháo lắp súng thì mình không nhanh được. Tâm lý cầu toàn khiến tốc độ giảm đáng kể.

Huấn luyện viên yêu cầu tinh thần cốt lõi: Các đồng chí phải coi súng nà vợ, đạn nà con. Phải biết giữ súng thì mới chiến đấu được. Kiểm tra súng phải nàm thường xuyên. Nau súng cũng phải nau cho sạch sẽ bóng noáng chứ không nàm đại khái chiếu nệ.

Đặc biệt, tháo nắp súng phải tháo đi nắp nại cho thuộc. Nàm đi nàm nại  thuộc nàu. Thuộc như nhắm mắt vẫn nùa cơm vào đúng miệng.

Huấn nuyện viên học vấn hạn chế nhưng kỹ năng rất cừ khôi. Bị lính cậy chữ nghĩa vặn vẹo thì tức nạt lại:

Các đồng chí trình độ đại học nhưng đi ỉa cũng không trúng mục tiêu. Tôi văn hóa chưa đủ cấp hai nhưng đã đủ kinh qua 2 cuộc kháng chiến. Với tôi thì đừng có náo mà ní nuận.

Riêng về giai thoại ní nuận này thì cũng có nhiều khảo dị dở khóc dở cười. Người ta đúc kết được một câu khá đểu hay nói của chỉ huy với những thằng có trình độ, hay cãi:

Các đồng chí ăn thì nắm, nàm thì nười,

động nói nà ný nuận,

mặt cứ nỳ nỳ như cái mặt nồn.

Cả trung đoàn có một anh hùng người Mường họ Bùi. Lính tráng thấy vẻ chất phác của anh này nên tỏ ra coi thường.

Có lần thực hành ném lựu đạn thật, có một tân binh ném lựu đạn tuột tay rơi ngay chân xì khói. Tất cả không biết xử lý thế nào, luống cuống nằm bẹp xuống. Trong lúc ấy, Trung tá Bùi bay người vào chộp quả lựu đạn liệng ra khu vực an toàn. Bùm... Khói tan. Bình an vô sự. Sau khi hoàn hồn, tân binh mới hãi bảo lão này đúng anh hùng thật chứ chả đùa. Không có lão thì anh em mình bị chia đều rồi.

(Còn tiếp)

Nguyễn Lê Tâm 17 - 2 - 2013
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 09, 2017, 10:31:12 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Tư 23, 2018, 10:15:14 PM »



Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn