Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Ba 29, 2024, 12:23:07 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: VÕ SƯ NGUYỄN HỮU PHƯỚC  (Đọc 8307 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« vào lúc: Tháng Năm 26, 2008, 09:15:20 AM »


Tối hôm qua Chủ nhật ngày 25/5/2008, sau một số ngày làm việc với liên đoàn võ thuật cổ truyền Hà Nội, thầy Phước đã gặp gỡ thầy Mỹ cùng môn đệ, chuyện trò trao đổi về võ thuật nước nhà và võ thuật một số nước khu vực Đông nam á.





« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 02, 2008, 04:55:12 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Năm 26, 2008, 11:52:26 AM »


MỘT ĐỜI ĐAM MÊ NGHỀ VÕ
 
Trước kia, việc học võ có phần “hiếm hoi” vì đời sống kinh tế của người dân vốn còn nhiều khó khăn, thầy dạy võ ít lại thêm việc phân biệt đối tượng, giới tính... Thế nhưng, ngày nay luyện võ không còn xa lạ gì với mọi người và dần trở nên phổ biến. Bởi vì đây không chỉ là cách giúp rèn luyện sức khỏe mà còn là một hoạt động thể thao lành mạnh được công nhận và được tổ chức thi đấu rộng rãi. Và khi nói đến võ thuật, chúng ta cần phải biết đến Võ sư Nguyễn Hữu Phước (sinh năm 1962)- người đã lập được nhiều thành tích, tô thắm thêm màu cờ sắc áo cho môn võ và đem vinh quang về cho quận nhà.   

TỪ MỘT VẬN ĐỘNG VIÊN

Sau nhiều lần hẹn, cuối cùng tôi cũng tiếp xúc được với chú Nguyễn Hữu Phước tại tư gia của chú. Đón tôi từ đầu ngõ với một thái độ hết sức niềm nỡ, chú vồn vã: “Đáng lẽ gặp con chiều qua, nhưng chú bận quá nên đành gác lại sáng nay, con thông cảm nghen!”. Vừa đặt chân vào nhà chú, tôi đã bị thu hút ngay bởi những chiếc bằng khen treo trên tường. Đó chính là những thành tích mà chú đã gặt hái được sau nhiều năm tháng luyện tập võ thuật không ngơi nghỉ.

Do “mê” đấu võ nên từ khi 9 tuổi, chú đã bắt đầu học võ và cũng chính vì đam mê nên chú đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn về điều kiện kinh tế và sẵn sàng đương đầu với một quá trình tập luyện gian nan và đầy thử thách. Đăc biệt trong những năm 1981-1986, mặc dù phải lao động vất vả với đủ thứ nghề : bốc vác, làm thuê, làm mướn,... để tìm nguồn thu nhập cho gia đình nhưng chú vẫn gắn bó với việc luyện võ. Chú lạc quan tâm sự: “Thật ra làm việc nặng nhọc như chú cũng có lợi vì trong quá trình đó, chú có thể rèn luyện sức khỏe và sự chịu đựng của bản thân”. 

Chú theo học môn võ thuật thuộc võ phái Thiếu lâm do Quyền sư Hồ Hải Long truyền đạt. Đây là một môn võ chỉ dạy trong xa long (tức trong gia đình) nhưng đến năm 1990, sau khi đăng ký tham gia vào Hội võ thuật cổ truyền thành phố, chú đã bức phá mang theo môn võ này du nhập ra bên ngoài. Năm 1991, chú thi đậu, được cấp bằng võ sư mở lớp dạy và từ đó môn võ Vịnh Xuân Kim Long cũng được phổ biến rộng khắp. Theo chú, môn võ này cần được phát triển vì đây vốn là di sản văn hóa của dân tộc.

Trong suốt thời gian qua, bằng chính sự nỗ lực của bản thân, sự động viên của gia đình và sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, thành phố, chú đã đem về cho quận nhà (trước đây là huyện Bình Chánh) nhiều thành tích đáng “nể”. Chỉ riêng giải Vô địch Quốc gia, chú đã đoạt  9 huy chương vàng, 5 huy chương bạc, 4 huy chương đồng. Ngoài ra, chú còn lập nên những thành tích vượt bậc ở nhiều giải khác. Khi được hỏi về kỷ niệm mà chú cảm thấy nhớ nhất, chú bày tỏ: Đó là năm 1996, Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc được tổ chức tại Nhà thi đấu Nghệ An, chú đã tham gia thi với nhiều nội dung gồm: 2 song luyện và 3 quyền thuật. Vì thế, chú phải ra võ đài một cách liên tục không được ngơi nghỉ và cảm thấy mệt tưởng như không thể thở nổi. Tuy nhiên, nhờ đã qua một quá trình tập luyện cật lực cùng với quyết tâm cao độ phải mang thành tích về cho đội nhà, chú đã vươn lên đứng cao điểm nhất bảng nam đoạt 2 huy chương vàng, 1 huy chương bạc và 2 huy chương đồng. Với chú, đó là năm đáng nhớ nhất vì chú đã phải thi đấu hết sức mệt nhọc, đồng thời đó cũng là năm mà chú gặt hái được nhiều thành quả nhất.

CHO ĐẾN HUẤN LUYỆN VIÊN

Hiện tại, vừa dạy võ lại vừa tập luyện vì chú là Huấn luyện viên phó đội tuyển thành phố môn võ cổ truyền, đồng thời còn là trọng tài Giám định giám khảo thành phố và quốc gia nên chú phải sắp xếp thời gian hầu như kín hết tuần. Nào là phải huấn luyện lớp năng khiếu vận động viên, lớp phong trào rồi còn lớp năng khiếu thành phố. Vậy mà chú vẫn đảm bảo công việc được xuyên suốt và đạt kết quả khả quan. Theo chú, phương pháp đầu tiên để học trò tiếp thu võ được tốt là phải động viên tâm lý nhằm giúp các vận động viên thoải mái tinh thần trong quá trình tập luyện. Bên cạnh đó, chú cũng rất chú trọng đến việc học văn hóa của học trò vì khi có trình độ văn hóa thì sẽ nhận thức được tinh hoa của môn võ và tiếp thu một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn. Do đó, chú luôn khuyên học trò phải gắng công học tập văn hóa cho thật tốt. Ngoài ra, chú còn tạo điều kiện cho các học trò yên tâm luyện võ bằng cách hỗ trợ dụng cụ tập luyện... Đối với những học viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng lại thích học võ và có năng khiếu, chú miễn học phí và tìm cách giúp đỡ tận tình. Không chỉ quan tâm đến hoàn cảnh gia đình mà chú còn chú ý đến tâm sinh lý của vận động viên nhằm có biện pháp và thời gian tập luyện thích hợp cho từng đối tượng. Ngoài việc là một người thầy huấn luyện võ “cừ khôi”, chú còn là “sứ giả” đắc lực và đáng tin cậy của học trò. Học trò gọi chú là “sứ giả” vì chú thường xuyên phải đến thuyết phục và bảo đảm với phụ huynh của các vận động viên, đặc biệt là vận động viên nữ  để họ được gia đình cho phép đi thi đấu. Khi nói về điều này, chú cười hóm hỉnh: “Đôi lúc gặp trường hợp cũng “căng” ghê lắm nhưng hầu như chú chưa bao giờ thất bại cả”.

Bên cạnh môn võ cổ truyền, chú còn huấn luyện cả môn boxing. Đây cũng là một trong những môn mà trước đây chú đã học, thi đấu và đạt được thứ hạng cao. Cá nhân chú đã đạt được nhiều thành tích và chú luôn mang trong lòng một hoài bão là phải đào tạo được một thế hệ học trò thay chú đem thành tích về cho đơn vị. Vì thế, chú luôn đặt trọn tâm huyết và niềm tin vào công tác huấn luyện và phát hiện tài năng của mình. Và có thể nói, đến nay chú đã thật sự mãn nguyện vì những người học trò đã không phụ lòng mong mỏi của chú. Những chiếc huy chương mà các vận động viên trẻ đã mang về cho quận nhà chính là món quà quý giá mà các học trò đã dành tặng cho chú. Chỉ tính riêng năm 2005, giải Vô địch trẻ toàn thành ở môn võ cổ truyền, 4 vận động viên đi thi đạt 1 huy chương vàng; giải Vô địch Boxing nữ toàn thành, đi thi 5 vận động viên, đạt 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc và một huy chương đồng, giải đại hội Thể dục thể thao thành phố ở môn võ cổ truyền, đi 17 vận động viên, đạt 3 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 6 huy chương đồng. Với một vẻ đầy tự hào, chú say sưa nói về những thành tích mà các vận động viên  đã đạt được. Ngoài ra, chú còn cho tôi biết thêm là buổi chiều cùng ngày tiếp chuyện với tôi, chú sẽ cùng với 4 vận động viên khởi hành đi thi đấu Giải Vô địch Quốc gia môn võ cổ truyền tại tỉnh Bình Định diễn ra từ ngày 20/8 đến 26/8/2005. Hi vọng chuyến đi này, các vận động viên sẽ mang về cho quận nhà thêm nhiều chiếc huy chương nữa.

Đứng trước những thành tích mà chú đạt được, tôi thật sự thấy cảm phục ý chí cùng quyết tâm của chú. Cũng qua trò chuyện với chú, tôi được biết ngoài việc gắn bó với môn võ, chú còn theo học Đông y từ năm 1997 cho đến nay và đã nhận được bằng chứng nhận. Với chú, dường như không bao giờ hiện hữu khái niệm “dừng lại” mà lúc nào chú cũng phấn đấu, học hỏi và vươn lên. Tuy nhiên, cho dù có học thêm môn võ nào hay tìm hiểu những vấn đề thuộc các lĩnh vực khác thì cốt yếu chú vẫn luôn tận tâm, tận lực với môn võ cổ truyền vì đây chính là môn võ gốc của chú. Và hôm nay, khi đã thành đạt chú vẫn luôn kính trọng và nhớ đến công ơn huấn luyện khó nhọc của Quyền sư Hồ Hải Long-người thầy của chú.

Tôi thật lòng muốn nói về chú rất nhiều nhưng chợt nhớ đến lời chú dặn: “Nhớ đừng viết về chú nhiều quá, “ngại” lắm vì chú thấy đâu có gì là quan trọng”. Vì thế, tôi xin được đúc kết câu chuyện về chú bằng một thông tin nhỏ, đó là: Gần đây, lớp năng khiếu võ cổ truyền thành phố vừa thu nhận thêm thành viên Nguyễn Hữu Hoàng Long 11 tuổi - con út của chú Phước vì mọi người phát hiện ra bé có năng khiếu trong môn võ này. Chú Phước tâm sự, lúc đầu chú chỉ định cho bé Long tập võ để rèn luyện sức khỏe nhưng không ngờ bé lại tiếp thu rất  nhanh, có cách đấu võ, ra đòn giống hệt như chú ngày xưa và giống y như một vận động viên “thứ thiệt”. Vì thế chú quyết định cho bé tham gia vào lớp năng khiếu để tiếp bước chú mang thành tích về cho quận nhà. Chú còn quả quyết, chắc chắn bé Long sẽ làm được điều đó vào một ngày không xa.

Với những thành tích đã gặt hái được, chú thật sự mãn nguyện và thấy mình thành đạt. Tuy nhiên, chú vẫn còn một mong muốn sau cùng là Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn nữa và sớm có giải pháp đưa môn võ này phát triển rộng khắp, đồng thời tổ chức thi đấu giữa các quốc gia.
                                                       
 
  HỒNG HẠNH
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 02, 2008, 04:56:04 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Năm 26, 2008, 11:53:44 AM »

Ảnh tôi bên bàn thờ tổ tại nhà Võ sư Nguyễn Hữu Phước.

« Sửa lần cuối: Tháng Năm 26, 2008, 11:57:14 AM gửi bởi Hào sảng » Logged
Võ Tòng đả hổ
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 11



Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Chín 19, 2008, 11:57:02 AM »

Thầy Phước có cốt cách lắm, hóa ra là khách của Tứ Hải từ lâu, thế mà mình không biết!
Logged
Việt Long
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 26



« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Sáu 25, 2010, 09:17:12 AM »



Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn