Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Ba 29, 2024, 11:50:05 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: THIỆT CHẨN  (Đọc 16138 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« vào lúc: Tháng Năm 15, 2008, 02:38:12 PM »

Thiệt chẩn - chẩn đoán bệnh qua lưỡi có một lịch sử lâu đời, được ghi lại trong y tịch cổ như sách Hoàng đế Nội kinh, Thương hàn luận. Thiệt chẩn là một phương pháp độc đáo tiêu biểu cho truyền thống chẩn bệnh của y học phương Đông.

Thiệt chẩn là gì?

Trong quá trình tiến triển bệnh, sự biểu hiện ở lưỡi rất nhanh và rõ. Xem lưỡi có thể biết rõ được khí huyết của tạng phủ, nông sâu của bệnh, chẩn đoán được dự hậu và xử phương dùng thuốc. Phương pháp thiệt chẩn dễ thực hành, chia thành các tổ hợp cơ bản như màu sắc lưỡi, hình dạng lưỡi, trạng thái lưỡi...

Sở dĩ hiện tượng lưỡi có thể phản ánh bệnh ở nội tạng là dựa trên quan niệm chỉnh thể của Đông y. Các bộ phận trên cơ thể con người là một chỉnh thể đối lập thống nhất theo quan niệm “Hữu chư nội tất hình vu ngoại” (bên trong như vậy tất sẽ biểu hiện bên ngoài). Theo thuyết tạng tượng kinh lạc

Đông y thì: “Sự liên hệ của lưỡi với nội tạng chủ yếu thông qua sự tuần hành của kinh lạc và kinh cân mà liên hệ lại, như biệt lạc của thủ thiếu âm tâm kinh nối gốc ở lưỡi, túc thái âm tỳ kinh liền ở gốc lưỡi, tán ở dưới lưỡi, túc thiếu âm thận kinh cặp ở gốc lưỡi, túc quyết âm can kinh liên lạc ở gốc lưỡi...”.

Như vậy ngũ tạng lục phủ đều liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với lưỡi. Đặc biệt là sự liên hệ giữa tâm, tỳ, vị với lưỡi càng mật thiết vì “Thiệt vị tâm chi miêu” (lưỡi là mầm của tâm), là ngoại hầu của tỳ. Lưỡi có vị giác ảnh hưởng đến sự thèm muốn ăn uống, tương quan mật thiết với tỳ vị, nên trạng thái cơ năng của tỳ vị, cũng như thịnh suy khí huyết toàn thân đều phản ánh trực tiếp trên lưỡi. Quan niệm của Đông y cho rằng, chóp (đầu) lưỡi ứng với thượng tiêu, giữa lưỡi ứng với trung tiêu, gốc lưỡi ứng với hạ tiêu, giống như phân bộ tạng phủ: thượng hầu ở trên, trung hầu ở giữa, hạ hầu ở dưới. Theo sách Y kinh thì chót lưỡi của tâm, giữa lưỡi của tỳ vị, rìa lưỡi của can đởm, gốc lưỡi của chủ thận.

Xem lưỡi có thể phán đoán sự thịnh suy của chính khí. Nếu chất lưỡi đỏ nhuận là khí huyết vượng. Chất lưỡi trắng nhạt là khí huyết hư suy. Rêu lưỡi trắng mỏng nhuận là vị khí vượng. Lưỡi trơn không rêu là vị khí suy bại hoặc vị âm tổn thương nặng.

Trong bệnh của ngoại cảm, sự dày mỏng của rêu lưỡi có thể phản ánh sự nông sâu của tà khí. Rêu lưỡi mỏng thường là thời kỳ đầu của bệnh tật. Rêu lưỡi dày thì bệnh tà nhập lý, bệnh vị tương đối sâu hơn, lưỡi sẫm là nhiệt nhập vào huyết, bệnh vị đã sâu hơn.

Rêu lưỡi vàng thường là nhiệt, rêu lưỡi trắng thường là hàn, rêu lưỡi nhày bẩn thường là thục tích đàm trọc. Chất lưỡi đốm ứ thường là biểu hiện huyết ứ.

Trong bệnh nhiệt cấp tính, rêu lưỡi từ trắng chuyển vàng, rồi đen thường là bệnh tà từ biểu vào lý, từ nhẹ biến nặng do hàn hóa nhiệt. Rêu lưỡi từ nhuận chuyển đến ráo thường là nhiệt thịnh mà tân dịch tổn dần. Rêu lưỡi từ dày biến mỏng, từ ráo thành nhuận luôn là bệnh tà lùi dần, biểu hiện tân dịch phục sinh.

Ứng dụng thiệt chẩn trong lâm sàng

Trên lâm sàng để chẩn đoán bệnh người ta dựa vào chất lưỡi và xem rêu lưỡi.

- Xem chất lưỡi còn gọi là xem thân lưỡi bao gồm xem màu sắc lưỡi, hình lưỡi, và xem trạng thái lưỡi.

- Xem rêu lưỡi gồm: Xem màu sắc rêu lưỡi và xem chất rêu lưỡi.

Lưỡi trắng nhạt (hư chứng, hàn chứng); lưỡi đỏ (nhiệt chứng, thực chứng); lưỡi xanh tím (hư chứng, hàn chứng, cực nhiệt); lưỡi mập to (hư chứng, nhiệt chứng); lưỡi nhỏ, mỏng (khí huyết hư, âm hư, nhiệt chứng); lưỡi nõn nà (hư chứng, hàn chứng); lưỡi có vết nứt (âm huyết bất túc, nhiệt thịnh thương cân); lưỡi mềm nhũn, run rẩy, co cuốn (khí huyết hư, nhiệt thịnh, thương âm động phong); lưỡi đơ cứng (sốt cao thương âm, đàm trọc nội trở); lưỡi xiên lệch (trúng phong, đàm trọc trở lạc); rêu trắng (biểu chứng hàn chứng); rêu vàng (lý chứng nhiệt chứng); rêu xám đen (lý chứng, cực nhiệt chứng hoặc cực hàn); ướt nhuận: tân dịch chưa tổn thương, có thấp tà; khô ráo: thực chứng, tà khí sâu nặng; rêu mỏng: hư chứng, tà khí nhẹ nông; rêu vữa: thực nhiệt chứng, thấp trọc; rêu nhày: hàn thấp hoặc thấp nhiệt; bóng láng: vị khí âm suy kiệt; rêu ít: âm hư; tróc bong: khí âm bất túc, đàm thất bất hòa.

Vài lưu ý khi sử dụng phương pháp thiệt chẩn

Cần ánh sáng tự nhiên, đủ sáng, tránh quá chói. Ban đêm, chỗ tối cần dùng đèn nhật quang và nên xem lại vào ban ngày.

Người bệnh cần há miệng to, đưa lưỡi ra ngoài một cách tự nhiên, bộc lộ đầy đủ. Tránh căng thẳng, co uốn, quá dùng lực với thân lưỡi ảnh hưởng tới tuần hoàn máu gây hiện tượng giả. Cần quan sát nhanh và kiểm tra lại vài lần.

Trước tiên cần quan sát tình trạng về sự nhuận khô, màu sắc, sạch bẩn, dày mỏng có hoặc không rêu. Tiếp theo xem xét về tình trạng màu sắc đốm điểm, thon bệu, già non, vận động của thân lưỡi. Có thể xem từ chót lưỡi đến gốc lưỡi.

Ăn uống thường làm thay đổi hình dạng và màu sắc của lưỡi, làm rêu lưỡi bị nhiễm đài (nhiễm sắc), cạo lưỡi sẽ làm rêu lưỡi mỏng đi. Ăn uống nóng lạnh làm thay đổi màu sắc của lưỡi...
Thời tiết có ảnh hưởng tới tình trạng lưỡi. Mùa hè rêu lưỡi thường dày, màu vàng nhạt, mùa thu rêu lưỡi thường mỏng, khô, mùa đông thường tương đối nhuận hơn.

Tóm lại: Để chẩn đoán bệnh theo Đông y cần kết hợp tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) nên cần chú ý mối liên quan giữa thiệt chẩn và các phương pháp chẩn đoán khác.
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Năm 15, 2008, 02:45:40 PM »

XEM LƯỠI (THIỆT CHẨN)

Lưỡi là 1 tổ chức cấu tạo bởi nhiều cơ trơn hợp thành. Các lớp niêm mạc, nhất là phía trên lưỡi, tạo thành rêu lưỡi. Các dây thần kinh mạch máu và các nhú dạng chỉ (Pulpilae Folifermis) của lưỡi rất nhậy, do đó các thay đổi chức năng tiêu hóa, thể dịch tình trạng cơ thể... có thể phản ánh nhanh chóng qua lưỡi. Vì vậy, quan sát lưỡi cũng có thể chẩn đoán bệnh khá chính xác và độc đáo.

Về hình thể




Lưỡi được phân chia như sau :

- Đầu lưỡi thuộc Tâm.

- Cuống lưỡi thuộc Thận.

- Giữa lưỡi thuộc Tỳ.

- 2 bên rìa lưỡi thuộc Can.

Thí dụ :

+ Thấy đầu lưỡi lở dộp, có thể nghĩ đến hỏa của tâm vượng.

+ Cuống lưỡi sưng, cuống lưỡi lở là dấu hiệu hỏa của thận vượng.

+ Giữa lưỡi xám đen là dấu hiệu thủy của Tỳ suy.

Màu sắc và chất lưỡi

Xem lưỡi, thường tập trung vào chất lưỡi và rêu lưỡi.

a) Lưỡi bình thường :

- Chất lưỡi hồng nhạt do màng lưới các mạch máu vận chuyển trong lớp cơ và trong lớp dưới niêm mạc lưỡi làm cho lưỡi đỏ hồng.

- Rêu lưỡi trắng mỏng : do lớp nhú dạng chỉ với lớp thượng bì bị sừng hóa, thêm những vi khuẩn xen lẫn với thức ăn vụn nát, những mảnh tế bào bị hủy hoại và nước miếng do tuyến nước miếng tiết ra, tạo thành chất lưỡi trắng mỏng.

b) Các biến đổi :

b1.- Màu sắc :

- Trắng bệch : liên hệ đến hiện tượng thiếu máu, mao mạch máu bị co lại, huyết dịch giảm sút, dòng máu lưu thông kém, gây phù... Thường có liên hệ với hàn chứng, hư chứng, dương khí suy nhược, khí huyết không đủ.

- Xanh tím : liên hệ ứ máu tĩnh mạch hoặc thiếu oxy trong hồng cầu. Nếu do nhiệt, chất lưỡi xanh tím nhiều, lưỡi khô, ít tân dịch. Nếu do hàn, chất lưỡi xanh tím nhưng ướt tươi. Nếu ứ huyết thì có kèm theo các vết ban hoặc điểm ứ huyết.

- Đỏ : Thuộc nhiệt, do thực nhiệt hoặc hư nhiệt gây nên. Nếu đỏ tím là do nhiệt tà quá thịnh, đã vào phần dinh huyết và huyết, ở bệnh nhân mãn tính là do âm hư hỏa vượng, tân dịch bị giảm nhiều.

- Khô ráo : do nước miếng bài tiết ra bị giảm sút. YHHĐ cho là do hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh hoặc do hoạt động của hệ Đối giao cảm yếu làm cho tình trạng tiết nước miếng bị giảm sút gây ra chất lưỡi khô ráo. YHCT cho là do nhiệt tà quá thịnh, đốt cháy làm khô tân dịch.

- Có vết nứt : do các nhú dạng chỉ của lưỡi chỗ thì dính, chỗ thì tách rời nhau, gây ra kẽ nứt. Cũng có khi do niêm mạc lưỡi co rút lại gây ra nứt. Thường gặp trong các chứng bệnh nhiệt thịnh đã vào phần lý, dinh, huyết.

b2.- Về hình dáng :

- Phù nề :
thuộc Thực chứng, nhiệt chứng, nếu phù 2 bên thường do hư hàn hoặc do đàm thấp kết lại tràn lên.

- Sưng tụ : màu trắng nhạt : do Tỳ và Thận dương hư, chất lưỡi hồng đỏ, do thấp nhiệt bên trong, nhiệt độc mạnh.

b3.- Về cử động của lưỡi :

- Cứng không chuyển động được : do bệnh nhiệt, hôn mê, sốt cao làm tổn thương tân dịch, trúng phong.

- Lệch : do trúng phong.

- Run : do Tâm Tỳ khí huyết hư.

- Rụt ngắn : dấu hiệu bệnh nguy hiểm.

- Lưỡi thè ra ngoài : do Tâm Tỳ có nhiệt hoặc bệnh bẩm sinh phát dục kém ở trẻ em.

c) Xem rêu lưỡi :

- Màu sắc :

c1.- Rêu trắng : thuộc về hàn chứng và biểu chứng.

c2.- Rêu lưỡi vàng : thuộc nhiệt chứng, lý chứng. Do lưỡi bị viêm tại chỗ, phản ứng tiết dịch do có sự tác động của cầu khuẩn vàng xuất hiện ở lưỡi tạo nên.

c3.- Rêu lưỡi đen : thường là bệnh nặng. Nếu đen mà khô là do nhiệt thịnh làm tổn thương tân dịch. Do vi khuẩn sinh sôi nẩy nở làm sừng hóa tế bào. Thường gặp trong chứng sốt cao gây mất nước, bệnh viêm nhiễm lâu ngày dùng kháng sinh lâu ngày làm tối loạn chức năng tiêu hóa ở bao tử, ruột...

- Tính chất :

c4.- Rêu lưỡi dầy : Tà khí đã vào trong hoặc tích trệ ở trong. Đang bệnh, ăn uống kém hoặc chỉ uống chất lỏng khiến tác động cọ sát kém, hoặc do sốt cao mất nước, nước miếng tiết ra bị giảm sút.

c5.- Rêu lưỡi mỏng : hay gặp ở bệnh còn ở biểu, ngoại cảm. Rêu lưỡi từ mỏng biến sang dầy là bệnh nặng lên, từ biểu đi vào lý.

c6.- Rêu lưỡi ướt : biểu hiện tân dịch chưa bị tổn thương, rêu lưỡi ướt trơn là do thủy thấp ứ lại bên trong.

c7.- Rêu lưỡi khô : biểu hiện tân dịch bị hao tổn. Ngoài ra, nếu thấp tà tụ lại bên trong không sinh ra tân dịch cũng gây khô lưỡi.

Biểu Hiện Lâm Sàng Giữa Lưỡi Và Bệnh

Theo tạp chí Medical News (Anh), số 30/1980, bác sĩ Tống Nam Đình, trường trung cấp y tế Thượng Hải I, qua quan sát kỹ lưỡng nhiều người bệnh đã đưa ra quan hệ giữa lưỡi và bệnh tật như sau:

- Chất lưỡi đỏ sẫm hoặc xanh tím, rêu lưỡi vàng dầy hoặc xám tro : bệnh nặng.

- Nơi người bị phỏng, diện tích phỏng càng rộng, mức phỏng càng rộng thì chất lưỡi chuyển sang đỏ hồng càng nhanh càng rõ... Phỏng mà kèm nhiễm khuẩn máu thì lưỡi đỏ sẫm và khô ráo.

- Chất lưỡi trắng bệch : gặp ở bệnh mãn tính, bệnh tiến triển chậm, kéo dài.

- Rêu lưỡi vàng : hay gặp ở bệnh nhiễm khuẩn máu do tụ cầu và liên cầu, do đó có thể chẩn đoán là chứng thực nhiệt (thổ vượng do hỏa vượng).

- Lưỡi sáng bóng, không rêu : bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh.

- Lưỡi đỏ, sáng bóng : gặp ở giai đoạn cuối của Ung thư.

- Lưỡi đỏ sáng bóng lại thêm vết loét ở mặt lưỡi : nguy kịch sắp chết.

- Lưỡi âm hư (chất lưỡi đỏ sẫm, thân lưỡi hao sút, lưỡi khô có vết nứt, có trường hợp sáng bóng, có trường hợp 2 bên đầu lưỡi nổi gai đỏ, giai đoạn cuối của bệnh (thường sáng bóng như gương toàn lưỡi) : bệnh cảm nhiễm nặng, bệnh có khối u ác tính, cường tuyến giáp trạng (Bướu cổ lồi mắt), bệnh tổn thương ở gan, phổi.

- Viêm ruột thừa cấp : rêu lưỡi nhờn. (Trên thực tế lâm sàng, có thể dựa dựa trên quan sát lưỡi để đánh giá mức phát triển của bệnh ruột dư viêm cấp) :

+ Qua điều trị, nếu rêu lưỡi dầy, nhờn chuyển sang trắng mỏng là triệu chứng tốt, bệnh thuyên giảm, chiều hướng thuận lợi.

+ Qua điều trị : dù các triệu chứng có lui bớt nhưng rêu lưỡi vẫn thấy nhờn như cũ, không có gì thay đổi cả thường là bệnh không biến chuyển hoặc có khi bệnh bên trong đang trên đà phát triển.

- Gan viêm nặng : lưỡi đỏ sẫm, khô, ít ướt, rêu lưỡi dầy nhờn hoặc khô ráo, vàng hoặc đen. Viêm càng nặng, tiến triển càng xấu, càng thấy trạng thái lưỡi rõ ràng đậm nét hơn. Có trường hợp chỉ thấy lưỡi láng bóng, không rêu.

- Xơ gan :
dù trước kia có chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng nhưng bỗng thấy chuyển sang màu đỏ sẫm mà sáng bóng thường là nặng.

- Ung thư gan :
Rêu lưỡi có 2 vùng xanh, bầm tím.

- Bệnh nhồi máu cơ tim :
lưỡi trở nên bầm tím từng phần, các tĩnh mạch dưới lưỡi biến đổi trạng thái dãn tĩnh mạch. Thường quan sát thấy lưỡi bị trắng, sau 4-5 ngày lớp màng trắng đó sít lại và trở nên đen.

- Ung thư thực quản : lưỡi trở nên bầm tím và 67% trường hợp do tế bào bị tróc ra nên dễ phát hiện được những thay đổi bệnh lý.

- Tiêu cầu thận viêm : trên lưỡi xuất hiện 1 lớp đen xám.

- Cũng theo tác giả, những bệnh thường làm lưỡi thay đổi là bệnh tim, bao tử viêm, loét, phổi viêm, bướu cổ, lồi mắt, đái tháo đường, viêm ruột thừa cấp.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 22, 2016, 10:08:09 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Nhất chi mai
Sr. Member
****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 333



Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Ba 11, 2011, 09:40:30 AM »



Lâu lắm không ai động đến cái topic này rồi.
Logged



Kỷ niệm bố và bá bá
Voi chiến
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 22



Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Ba 11, 2011, 09:41:20 AM »



Thì hôm nay có tôi in đây.
Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Mười Một 09, 2012, 09:02:40 AM »

Hình ảnh lưỡi mang dấu hiệu bệnh lý











« Sửa lần cuối: Tháng Một 22, 2016, 10:10:21 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Đom Đóm
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1159



Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Năm 11, 2016, 10:43:33 PM »

<a href="http://www.youtube.com/v/K-fq-IdoyPw&amp;feature =0xb1b1b1&amp;color2=0xcfcfcf&amp;hl=en_US&amp;feature=player_embedded&amp;fs=1" target="_blank">http://www.youtube.com/v/K-fq-IdoyPw&amp;feature =0xb1b1b1&amp;color2=0xcfcfcf&amp;hl=en_US&amp;feature=player_embedded&amp;fs=1</a>
Logged

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn