Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Ba 29, 2024, 03:13:24 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đặc sản Hưng Yên  (Đọc 16087 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Thamtan
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 5


Email
« vào lúc: Tháng Năm 12, 2008, 01:12:00 PM »

Giò bì Hưng Yên


Ngày trước, mỗi lần về quê thăm gia đình, tôi phải mất 5-6 tiếng đồng hồ đi ca nô, bởi tôi say xe ô tô. Mỗi lần canô chuẩn bị cập bến, tôi lại thấy ngoại tôi cười rất hiền đứng trên bờ, miệng giục bác dâu tôi lên dắt tôi đi qua cái cầu gỗ bập bềnh bắc từ tàu xuống. Khi tôi vừa đặt chân lên mảnh đất quê hương, ngoại tôi giúi ngay vào tay tôi những gói lá nhỏ nhỏ xinh xinh bằng hai ngón tay chập lại. Ngày ấy, nào tôi có biết gì về nghệ thuật ăn uống. Bây giờ khi đã lớn lên, được đi nhiều nơi, và ngoại tôi không còn nữa, tôi mới nhận ra rằng những chiếc giò bì xinh xắn ấy chính là một trong những đặc sản của quê hương tôi: Phố Xuôi, Hưng Yên. Giò bì còn có nhiều tên gọi khác nhau, bác tôi gọi nó là "giò sậm sật", "giò nhấm nhẩy" bởi nó ăn rất giòn, thích hợp khi uống rượu. Còn người dân quê tôi đa phần gọi nó là "giò thúc bì" hay "giò bì". Nghe tên giò, thấy rõ nguyên liệu làm giò chính là bì. Bì lợn mua về làm thật sạch, luộc chín rồi đem thái con chì. Thịt nạc mông rửa sạch, dùng chày giã nhuyễn. Trộn đều thịt đã giã với bì thái con chì và nước mắm rồi đem gói thành từng chiếc giò bé bằng hai ngón tay. Cuối cùng, xâu lạt mười chiếc một và đem vào luộc chín. Ðể có được những chiếc giò ngon thì phải làm bì thật trắng, sạch, thịt phải tinh nạc, nước mắm loại thật ngon và nhất là mọi thứ đều phải được làm bằng tay (giã, gói). Những chiếc giò nóng hôi hổi mới luộc xong rất thơm, ăn ngay thì rất mềm. Còn để nguội, giò "đanh" lại, thơm mùi lá, lúc bóc ra có màu hơi hồng của thịt, màu trắng của bì.

Bây giờ, theo đã phát triển của máy móc công nghiệp, chiếc giò bì quê tôi không được giã bằng tay như xưa mà người ta xay nhuyễn thịt thành giò sống nhưng nó vẫn giữ được độ giòn thơm, đậm đà, không tạp pha lẫn lộn. Và tôi thi thoảng về thăm quê, cũng vẫn không quên mang lên theo những chiếc giò bì làm quà cho bạn bè với niềm tự hào: Hưng Yên không chỉ có đặc sản nhãn TTTg mà còn có rất nhiều món ăn ngon khác.

 (VHNT ăn uống)
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 06, 2014, 06:27:05 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Thamtan
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 5


Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Năm 12, 2008, 01:17:20 PM »

Tương Bần

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Câu ca dao xưa đi vào lòng người gợi nhớ tới đồng quê, biển lúa. Dân ta có câu “tương cà gia bản”, chỉ cần một ao rau muống, một chum tương với một vại cà thì yên chí cả năm không phải lo đến việc ăn uống thường nhật.
Tương ngon phải kể đến tương Bần, tương Phố Hiến. Tương ở đây sánh vàng, thơm ngậy, hạt đỗ được xay nhỏ, nước tương màu cánh gián. Nó được chế biến bằng gạo nếp cái với đỗ tương ta, hạt nhỏ chứa nhiều đạm. Rang đỗ là một nghệ thuật của tài củi lửa. Đỗ phải rang với cát, tay đảo đều, lửa đượm, hạt đỗ chín đều lên màu vàng bốc mùi thơm. Ủ mốc người ta dùng lá khoai, lá sen. Khi mốc lên hoa hòe, cầm nắm mốc xốp nhẹ là được.
Ngả tương là một ngày trọng đại. Chum tương đã được ngâm nước vài lần, cọ rửa sạch sẽ. Nước ngâm đỗ phải là nước giếng đất hoặc giếng xây đá tổ ong, không dùng nước máy. Nước ngâm đỗ có váng bọt vớt bỏ ra ngoài. Vào một buổi sáng mát lành, liều lượng đã thuộc, thì ngả tương cho đến khi mặt trời lên cao nắng nóng thì nghỉ. Sau đó cứ sáng ra người ta lấy gậy khuấy đều rồi đậy bằng chậu sành, tránh nắng chứ không tránh nóng. Tương ngấu càng để lâu càng ngon, người ta san ra hũ, ra chai ăn dần.

Người ta gọi tương ngọt không phải ngọt như nước đường, mà vì có độ đạm cao, chế biến tinh khiết, nguyên liệu chọn lọc, để lâu không hỏng. Nhìn mâm cơm có bát tương gừng, người ta nghĩ đến đĩa thịt luộc, hoặc bát thịt bò tái với cút rượu Trương Xá. Cái béo ngậy của thịt, đậm ngọt của tương, thơm cay của gừng thêm nhánh rau thơm, mấy thứ ấy bổ sung cho nhau bữa ăn có thể nói là nhớ đời.

Tương là món ăn mang ý nghĩa cộng đồng. Trong mâm cơm mọi thứ rau dưa, thịt cá đều chấm vào đó, mới nổi hương vị. Nó đằm thắm mà khiêm tốn, không xốc nổi, sắc sảo như các thứ nước mắm miền biển, được coi là gia bản, xứng đáng được người Hưng Yên ưa chuộng.


Tương bần
Đặc sản Hưng Yên
Giá:  25.000VND/ 1lít
(Số lượng tối thiểu: 5lít /1 đơn hàng)
Giá trên đã bao gồm dịch vụ tận nhà, yêu cầu quý khách đặt hàng trước nửa ngày. Thực phẩm đảm bảo tươi ngon...  
ĐT liên hệ: 04.240 9565, 04.240 9556, 04. 936 5556, 04.9365565
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 06, 2014, 06:26:22 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
BOURBON
Khách
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Năm 12, 2008, 01:22:27 PM »

http://www.tuhai.com.vn/news/index.php?option=com_content&task=view&id=430
Logged
Thamtan
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 5


Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Năm 12, 2008, 01:25:00 PM »

Trích dẫn
Xuống đê Yên Phụ, rẽ về hướng bờ sông Hồng, mặt đất như thấp dần và phố nhà cũng thấp dần. Một làng quê Bắc bộ dần hiện ra với gạch mộc làm tường nhà, rau muống làm ao nhà. Tứ Hải Quán tọa lạc trong cái yên bình ấy, trong lòng một Hà Nội ngày thêm ồn ào. Tên đầy đủ bằng tiếng Hán Nôm gia chủ đặt cho quán là “Tứ hải giai huynh đệ” có nghĩa là tất cả đều là anh em. Hải còn là tên của ông chủ - Trịnh Vân Hải vừa tròn 40 tuổi. Ông chủ vừa cài khuy áo bằng vải thổ cẩm, vừa nói:

“Chúng em là bạn bè với nhau, góp ý tưởng với nhau mở quán. Hải thì có rượu. Từ rượu gốc ở Lạc Đạo ở Văn Lâm, Hưng Yên, em dựa vào những bài thuốc cổ mới pha chế thành hơn 20 loại rượu khác nhau, vừa đặt tên theo vị, vừa đặt theo công dụng. Như rượu Phục thần giúp cải thiện stress. Rượu Hoa cúc, vừa mát, vừa thơm. Rượu Hoàng tửu, không chưng cất mà chỉ lên men, dùng cho phụ nữ. Nói chung, rượu không khó uống như thuốc, mà công dụng của rượu được nâng lên. Vừa có “thuốc” vừa có rượu”.

Ông chủ quán này là dân Hưng Yên?

Logged
Thamtan
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 5


Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Năm 12, 2008, 01:34:49 PM »

Có cái diễn đàn này, giới thiệu chút quê cho các bác ngoài Hà Nội.

http://www.vietflirt.eu/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=7079
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Năm 12, 2008, 01:41:56 PM »

Lang thang bắt được đoạn này trên mạng (Diễn đàn Edu.net. thông tin từ Thành viên mang nick Xanh):

Trích dẫn
Năm ấy trường tôi sơ tán về vùng Hưng Yên, tôi và một anh bạn cùng tổ được phân về ở nhà một Mẹ chiến sĩ ngoài 60 tuổi chỉ có một anh con trai duy nhất đang đi chiến trường B. Tên Mẹ là Bà Đồ Trực vì cụ ông xưa là một cụ Đồ dạy học. Vì vậy Mẹ rất quý trọng chúng tôi vì vừa là thầy ( đồ ) vừa là bộ đội. Cả nhà mẹ con bà cháu chen chúc nhau ở trong gian nhà ngang còn 3 gian nhà ngoài khang trang rộng rãi dành cho hai chúng tôi. Nhà có bể nước mưa - rất quý - mỗi lần chúng tôi đi công tác xa đêm về Mẹ bảo : Các thầy giáo bộ đội cứ dội vài gáo nước mưa cho mát, không phải ra giếng làm gì ! Thỉnh thỏang nhà có món " đặc sản " Hưng Yên như là  tôm bay  ( châu chấu ) hay  thỏ đồng  ( chuột ) là Mẹ lại phần chúng tôi một đĩa bày trên chiêc mâm son úp TTTg bàn và dặn : Trưa nay các Thầy giáo bộ đội lấy cơm bếp đơn vị về nhà ăn cho vui nhé . Nói thế chứ khi ăn cũng chỉ có hai chúng tôi, bà cháu Mẹ chỉ ngồi quanh mẹt cơm trong bếp chào vọng ra thôi !


Ôi một thời để nhớ !


( Đã được sống với những con người, những tình cảm đó, có đuổi tôi cũng nhất thiết không xa lìa tổ quốc tôi ! )

Có những điều rất bình dị mà sẽ trở thành vĩ đại!
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Năm 13, 2008, 11:15:35 AM »

Tương Bần

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.


Câu ca dao xưa đi vào lòng người gợi nhớ tới đồng quê, biển lúa. Dân ta có câu tương cà gia bản, chỉ cần một ao rau muống, một chum tương với một vại cà thì yên chí cả năm không phải lo đến việc ăn uống thường nhật.

Tương ngon phải kể đến tương Bần, tương Phố Hiến. Tương ở đây sánh vàng, thơm ngậy, hạt đỗ được xay nhỏ, nước tương màu cánh gián. Nó được chế biến bằng gạo nếp cái với đỗ tương ta, hạt nhỏ chứa nhiều đạm. Rang đỗ là một nghệ thuật của tài củi lửa. Đỗ phải rang với cát, tay đảo đều, lửa đượm, hạt đỗ chín đều lên màu vàng bốc mùi thơm. Ủ mốc người ta dùng lá khoai, lá sen. Khi mốc lên hoa hòe, cầm nắm mốc xốp nhẹ là được.

Ngả tương là một ngày trọng đại. Chum tương đã được ngâm nước vài lần, cọ rửa sạch sẽ. Nước ngâm đỗ phải là nước giếng đất hoặc giếng xây đá tổ ong, không dùng nước máy. Nước ngâm đỗ có váng bọt vớt bỏ ra ngoài. Vào một buổi sáng mát lành, liều lượng đã thuộc, thì ngả tương cho đến khi mặt trời lên cao nắng nóng thì nghỉ. Sau đó cứ sáng ra người ta lấy gậy khuấy đều rồi đậy bằng chậu sành, tránh nắng chứ không tránh nóng. Tương ngấu càng để lâu càng ngon, người ta san ra hũ, ra chai ăn dần.

Người ta gọi tương ngọt không phải ngọt như nước đường, mà vì có độ đạm cao, chế biến tinh khiết, nguyên liệu chọn lọc, để lâu không hỏng. Nhìn mâm cơm có bát tương gừng, người ta nghĩ đến đĩa thịt luộc, hoặc bát thịt bò tái với cút rượu Trương Xá. Cái béo ngậy của thịt, đậm ngọt của tương, thơm cay của gừng thêm nhánh rau thơm, mấy thứ ấy bổ sung cho nhau bữa ăn có thể nói là nhớ đời.

Tương là món ăn mang ý nghĩa cộng đồng. Trong mâm cơm mọi thứ rau dưa, thịt cá đều chấm vào đó, mới nổi hương vị. Nó đằm thắm mà khiêm tốn, không xốc nổi, sắc sảo như các thứ nước mắm miền biển, được coi là gia bản, xứng đáng được người Hưng Yên ưa chuộng.
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Năm 13, 2008, 11:17:16 AM »

Nhãn TTTg Phố Hiến


Nhãn là quà tặng của trời cho đất Phố Hiến. Hưng Yên nổi danh khắp nước cũng nhờ có nhãn. Kỳ lạ thay, cũng là đất bãi sông Hồng mà chỉ có nhãn Phố Hiến mới được coi là vua của loài nhãn. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả: “mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”. Những yếu tố vi lượng nào đã làm cho nhãn có hương vị đặc biệt khác hẳn cây nhãn ở những vùng đất khác? Chưa ai khám phá ra điều bí ẩn đó nhưng mời bạn thử đến Phố Hiến vào mùa nhãn nếm thử. Cùi nhãn trong như hổ phách, hạt nhỏ, nước ngọt mát và thơm lạ lùng. Ấy là thứ nhãn nước, loại nhãn đại trà của xứ nhãn, chứ ở đây còn có nhãn TTTg, nhãn đường phèn mới thực quý.

Nhãn được trồng nhiều ở ven đê từ Đằng Châu, Xích Đằng đến cửa sông Luộc. Rễ nhãn bám chắc vào đất. Trồng mấy cây nhãn quanh nhà, bóng xum xuê tỏa mát và khi có gió bão nó cản gió rất khoẻ. Gỗ nhãn rắn chắc, đỏ hồng, đóng đồ gia dụng bền chắc. Than đốt rất đượm, sắc thuốc phải dùng đến nó vừa nhàn lại vừa chóng, có nước cốt, chất thuốc không lạc vị. Đó là thứ cây hiến cho đời tất cả cái gì mình có. Mùa nhãn ra hoa đúng vào mùa mưa xuân, có ngày giá lạnh. Nếu trời đất âm u kéo dài, hoa rụng đầy sân. Thảng hoặc được vài ngày trời trong, nắng ấm thì cả bầu trời dậy lên tiếng ong, hương thơm tỏa nhẹ ngây ngất lòng người.

Mùa quả chín vào tháng sáu âm lịch. Ca dao có câu “Tháng sáu buôn nhãn bán trăm”. Một túm nhãn khoảng trăm quả, kèm thêm vài cành lá tươi đặt trên ban thờ, thắp nén hương khấn ông bà ông vải về chứng giám cũng là một nét đẹp văn hoá. Nhãn thóc chỉ dùng cho trẻ ăn chơi, nhãn nước sấy khô làm long nhãn, còn nhãn TTTg quả to, da láng, cùi dày, dòn thơm để tiếp khách, làm quà biếu. Ăn một quả nhãn đường phèn, nước ngọt thấm từ đầu lưỡi đến chân răng rồi lan khắp cơ thể. Tinh hoa của đất trời thu góp lại hiến dâng cho người trồng nó. Quả nhãn phơi khô cả cành, ngày Tết thêm mấy cành lá xanh sẽ là niềm vui bất ngờ cho người chơi sành điệu. Long nhãn là vị thuốc bổ âm, ngâm với rượu, mỗi ngày uống một vài chén, ăn sẽ ngon hơn, ngủ sâu hơn, tính tình điềm đạm hơn.

Làm long nhãn

Được mùa nhãn, cả tỉnh thu ước từ 150 đến 200 tỷ đồng. Vùng thị xã và phụ cận có nhiều gia đình lập trang trại, trồng toàn nhãn ghép và nhãn chiết giống quả to ngon. Một cây nhãn trúng vụ cho chủ nó vài ba triệu đồng. Nhiều nhà dùng nhãn làm của hồi môn hoặc lương hưu dưỡng già. Dưới vườn nhãn người ta nuôi ong mật. Đây cũng là loại thuốc quý.

Một vùng đất bạt ngàn nhãn, ong, thiên nhiên đã ưu đãi Phố Hiến thứ làm rung động trái tim người tha hương khi nghĩ tới quê mình trong chiều sâu văn hóa.

Khách về Hưng Yên, thường đến thăm cây nhãn tiến (thường quen gọi là nhãn Tổ), có tuổi mấy trăm năm ở trước cửa chùa Hiến.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 06, 2014, 06:29:58 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Năm 13, 2008, 11:17:52 AM »

Chả gà Tiểu Quan
 
Ở thôn Tiểu Quan xã Phùng Hưng - Khoái Châu có món chả gà, nổi tiếng một vùng.

Cách làm chả rất công phu. Khi thịt con gà, phải chọn chỗ thịt nạc, bỏ hết gân, xương rồi thái nhỏ cho vào cối giã. Khi giã gần được thì trộn với lòng đỏ trứng gà, nước mắm ngon, hạt tiêu, gừng, mỡ lợn thái hạt lựu rồi giã tiếp. Giã thịt cũng phải có nghệ thuật, nhát nào chắc nhát ấy không để thịt bắn ra ngoài. Giã xong lấy miếng mo cau phết thịt lên phên để nướng. Việc phết thịt lên phên cũng không phải dễ dàng, nếu phết quá mỏng thịt sẽ chảy sệ và rơi xuống lò, nếu dày quá thịt sẽ không chín đều.

Nướng chả phải nướng bằng than hoa, than củi, nếu là than nhãn thì tốt. Nếu kiếm được quả thông khô cho vào than thì vừa đượm vừa thơm. Ăn chả gà, đúng hơn là thưởng thức một món ăn lạ độc đáo, không thể ăn bỗ bã như các thứ khác. Khi ăn ta nhấm nháp từ từ để các giác quan cảm nhận được vị ngọt béo, thơm cay của chả.

Ăn chả gà thích nhất là vào dịp Tết, trời se lạnh, có điều kiện ngồi lai rai. Ngoài trời mưa phùn mờ sương, bạn hữu quây quần nâng chén rượu Trương Xá ăn với chả gà, chiều xuân vào tối lúc nào không hay…
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Năm 13, 2008, 11:18:29 AM »

Bánh dày làng Gàu
 
 
Từ bao đời nay, bánh dày làng Gàu (xã Cửu Cao - Văn Giang) đã được xếp ngang với rượu Trương Xá, tương Bần, góp phần tô đậm thêm bản sắc văn hóa ẩm thực của đất Hưng Yên. Từ cây lúa hạt gạo, người làng Gàu đã sáng tạo ra loại bánh dày có nhân ngon nổi tiếng trên cơ sở của chiếc bánh dày thời Lang Liêu đời Hùng Vương.

Bánh được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, được vo kỹ, ngâm với nước sạch và đồ chín. Nhân bánh là đỗ xanh đãi sạch vỏ, thổi chín, giã nhuyễn, nắm thành từng nắm nhỏ. Nếu làm bánh mặn thì dùng nhân thịt nạc, làm bánh ngọt, trộn đỗ xanh với đường cát.

Cái đặc sắc của bánh dày làng Gàu là gạo nếp phải được gieo trồng trên đồng ruộng làng Gàu, ngâm nước giếng làng Gàu, và được chính tay khéo léo của các cô gái làng Gàu nặn mới thành tấm bánh xinh xắn, thơm ngon. Sắc thái văn hoá bản địa ở đây không hề trộn lẫn. Nhìn những chồng bánh dày trắng trẻo xếp đầy trong thúng, dưới nền lá chuối xanh, người ta liên tưởng đến sự hoá thân màu nhiệm của hạt gạo hiến dâng cho đời một món ăn của hương đồng gió nội.

Bánh dày làng Gàu được khách xa gần đến đặt mua với số lượng hàng tạ phục vụ cho các cửa hàng ăn uống ở thủ đô, hội nghị, tiệc cưới, đã tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động. Tết đến xuân về, bánh dày được đặt trang trọng trên bàn thờ nghi ngút khói hương cũng là một nét đẹp văn hoá của quê ta…
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #10 vào lúc: Tháng Năm 13, 2008, 11:19:20 AM »

Ếch om Phượng Tường   
 
Đi thì nhớ vợ cùng con
Về nhà lại nhớ ếch om Phượng Tường


Làng Phượng Tường thuộc huyện Tiên Lữ. Câu ca dao trên lưu truyền từ lâu đời chứng tỏ nó là món ăn tuy dân dã nhưng đã được nâng lên tới mức nghệ thuật trong khoa ẩm thực.

Trước hết là khâu chọn ếch. Chỉ có ếch từ tháng 9, tháng 10 trở đi con nào con nấy đều béo mẫm do tích nhiều mỡ, chui vào hang nghỉ đông thì thịt mới thơm ngon. Ếch tháng 3 khi chúng đã trút hết sức lực cho việc sinh sản thì gầy. Có được ếch ngon thì việc “làm lông” cũng phải công phu. Phải dùng lá tre, nước vôi, muối xát kỹ và rửa bằng nước ấm cho sạch hết nhớt.

Ếch được chế biến thành hai món. Nếu làm món ếch mọc thì phải lột sạch da cho thật khéo, từ miệng xuống chân, nguyên vẹn, không để cho da bị thủng rách. Thịt ếch đem băm nhỏ lẫn với vỏ quít khô, mộc nhĩ, nấm hương, thịt ba chỉ, trứng gà thêm gia vị tiêu, ớt, bột ngọt rồi cho vào cối giã mịn như giã giò. Sau đó nhồi lại vào da thành hình con ếch. Phải nhớ nhồi nom như ếch đói để khi chín nở ra là vừa.

Đặt ếch lên đĩa để ngồi như ếch còn sống, ta cho vào nồi hấp. Lúc sắp bắc ra lấy trứng gà hoặc trứng vịt đánh nhuyễn dội lên mình ếch cho chảy xuống thành hình hoa mướp. Khi ăn dùng dao cắt ra từng miếng chấm với nước mắm hạt tiêu. Ai đã một lần thưởng thức tưởng không thể quên hương vị của thứ đặc sản này.

Còn món ếch om thì khi "làm lông" sạch, mổ bụng bỏ hết ruột gan, chỉ bóc lấy lại mỡ áo tơi. Đặt ếch lên thớt dùng gọng dao dần kỹ cho nhuyễn xương, nhưng khi cầm lên vẫn phải nguyên là con ếch. Muốn thế gọng dao phải tròn, dần thật khéo, sau đó đem ướp gia vị gồm mẻ, vỏ quýt khô, mộc nhĩ, hạt tiêu, mắm tép, nước mỡ khoảng nửa giờ cho ngấm. Đoạn lấy lạt bó lại cho vào nồi nấu với măng, thịt ba chỉ. Nhớ đun nhỏ lửa cho sôi kỹ rồi bắc xuống om cạnh bếp, sao cho khi chín ếch và nước chỉ vừa một bát.

Khi múc ra ếch phải nhừ, nước om phải có màu vàng đậm sóng sánh như mật ong, tỏa mùi thơm quyến rũ. Món này ăn với rau diếp, xà lách, thêm chén rượu đưa cay thì cả chủ lẫn khách đều quên hết mọi sự trên đời.
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #11 vào lúc: Tháng Năm 13, 2008, 11:20:17 AM »

Bún thang Thế Kỷ
 
 
Những người Hưng Yên xa xứ mỗi khi về thăm quê hương thường đến Gốc Sanh ăn một bát bún thang của nhà hàng Thế Kỷ.

Cửa hàng của bà vốn không có biển hiệu. Khách ăn quen gọi cửa hàng bằng tên của bà và cũng muốn món ăn này tồn tại ít ra cũng một trăm năm. Nhà hàng ngày trước rộng rãi thoáng mát, trước cửa có cây to rủ bóng, treo mành. Quầy thức ăn căng lưới, từng bát lươn, gà thái chỉ tẩm nghệ sào vàng ươm. Rồi giò lụa, trứng tráng cũng đều thái chỉ đầy ú ụ trong đĩa, trong bát. Khách đến bà dắp bón, xúc nhân nhanh thoăn thoát, và loáng cái, bát bún thang đã là một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc: cái trắng của bún Vân Tiêu làm nền, cái vàng của nhân lươn, nhân gà được tôn lên bởi đám rau răm xanh rờn. Thêm thìa mắm tôm và muôi nước dùng bốc khói, bát bún như ân cần mời mọc, nhìn đã ứa nước miếng.

Bún thang làm không khó, nhưng làm được ngon không phải dễ. Thời trước không có mì chính nhưng nước dùng được hầm với xương lợn, xương gà, cua đồng, tôm he và sá sùng. Váng nước được hớt đi, còn lại là lượng nước trong béo ngậy. Bí quyết của nhà hàng là mọi thứ nguyên liệu được chế biến đủ độ chín tới, liều lượng cân đối không non tay cũng không già lửa, làm mãi thành quen, nếu không bát bún trở thành vô duyên không sao chữa được.

Thang lươn ngon hơn thang gà, làm công phu hơn và cũng đích thực là bún thang hơn. Lươn thui rồi mới mổ, không mất máu, bao giờ cũng ngon.

Bún thang là món ăn nhiều đạm phù hợp với tuổi tráng niên đang sung sức. Nó cũng là một nỗi nhớ của Hưng Yên.
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #12 vào lúc: Tháng Năm 13, 2008, 11:21:00 AM »

Sen
 
Đặc sản của Hưng Yên là nhãn và sen. Nếu như nhãn được tôn vinh là vương giả chi quả thì sen cũng là vương hậu chi hoa. Dọc ven đê sông Hồng từ Văn Giang đến cửa sông Luộc xuống đến tận La Tiến - Phù Cừ, đầm sen bát ngát chạy dài, hương sen lan tỏa khắp không gian. Cổ nhân ta coi uống trà ướp hương sen là thú vui tao nhã. Các cụ còn cầu kỳ cho dong thuyền hớt từng giọt sương đọng trên lá sen đem về pha trà sớm mai.

Sen không chỉ là một loài hoa đẹp mà tất cả các bộ phận của cây sen đều là thuốc chữa bệnh. Hạt sen tức liên nhục chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ. Tâm sen tức liên tâm có vị đắng chữa tim hồi hộp, an thần. Gương sen có tên gọi là liên phòng phơi khô sắc uống có tác dụng cầm máu trong đại tiểu tiện hay băng huyết. Liên tu tức tua nhị của hoa sen phơi khô sắc uống chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh. Ngay lá sen mà y học gọi là hà diệp dùng tươi sắc uống chữa nôn ra máu, chảy máu cam. Còn ngó sen tức liên ngẫu, mọc trong bùn dùng làm thức ăn giải nhiệt, làm thuốc cầm máu. Ngó sen nấu nước tắm sẽ làm cho da thịt mịn màng, cơ thể sảng khoái. Hạt gạo trong hoa sen dùng để ướp chè.
 
Có người muốn chọn món quà tặng bạn bè xa xứ đã phải bỏ ra hơn một triệu đồng để có một cân chè ướp hương sen thiên nhiên. Với hạt sen, đỗ xanh, đường cát, bột gạo và một vài gia vị khác người nội trợ có thể tạo nên những bát chè sen long nhãn thơm hương đồng nội, ngọt vị phù sa. Dịp tết Trung thu những cô gái Hưng Yên thường làm ít mứt sen bày bán trong cửa hàng với ngụ ý kén chồng.

Quà mứt sen đi với bánh đậu xanh Rồng vàng, tinh hoa quả của trời đất tụ lại tưởng không còn gì thanh lịch cho bằng.
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #13 vào lúc: Tháng Năm 13, 2008, 11:25:20 AM »


VỊT HẦM TƯƠNG BẦN

VẬT LIỆU:

1. Chuẩn bị 0,5 lít tương Bắc - tương Bần. Lưu ý khi sử dụng tương Bần, tùy thương hiệu, chất lượng tương sẽ khác nhau rất nhiều. Gia vị.

2. ½ con vịt khoảng 1 kg. Chà xát trong ngoài vịt 30 cc rượu trắng trộn với 1 muỗng súp gừng giã nhỏ, để qua nửa giờ rửa sạch lại với nước ấm. Nếu mua vịt làm sẵn không có mùi hôi lông thì không cần làm khâu này. Tùy ý cắt bỏ phao câu vịt hay không.

3. Chế biến cách 1: Pha hỗn hợp 6 muỗng súp tương + 4 muỗng súp đường trong một cái nồi, bắc lên bếp, nhỏ lửa, khuấy tan đường, nếm lại, tùy tương mặn ít nhiều, gia giảm ít đường hay tương cho vị tương dịu xuống nhưng vẫn phải đậm đà + 1 muỗng súp hành tím và gừng cắt lát. Tắt bếp.

- 150 gr hải sâm đã sơ chế mềm (chọn loại bên ngoài có lớp vỏ sần đen sẽ ngon hơn là loại màu trắng đục) hoặc hải sâm đóng hộp, tùy ý cắt miếng vừa ăn. 10 tai nấm đông cô loại vừa, ngâm nước cho nở mềm, cắt bỏ cuống rễ.

- Không chặt vịt, tẩm gia vị đều trong ngoài vịt với hải sâm, nấm. Để qua ít nhất 3 giờ trong tủ lạnh, lấy riêng vịt ra chiên vàng với chảo nhiều dầu, vớt ra để thật ráo dầu.

- Gắp hải sâm, nấm ra để riêng. Châm thêm nước sôi vừa đủ vào phần nước gia vị còn lại trong nồi ướp vịt, thả vịt vào hầm nhỏ lửa, khi nước gần cạn múc ra 2/3 chén nước hầm vịt để riêng. Tiếp tục hầm cho đến khi vịt mềm, nước cạn hẳn, lấy ra để vịt nguội và ráo thịt, chặt vịt thành miếng vừa ăn, sắp lại vào dĩa bàn lớn cho đẹp mắt.

- Chuẩn bị: 100 gram cải ngọt rửa sạch cắt khúc.

- Hòa 1 muỗng súp bột năng vào chén nước hầm vịt đã để riêng.

- Phi thơm 2 muỗng súp dầu với 2 lát gừng băm, cho hải sâm, nấm, cải ngọt vào xào chín giòn, nêm lại rồi châm nước hầm vịt pha bột vào từ từ, đảo đều cho hỗn hợp xào vừa sệt lại, không cần phải dùng hết lượng nước bột. Trải đồ xào thật nóng lên mặt thịt, rắc thêm tiêu bột.

@ Tuỳ ý, không nhất thiết phải dùng hải sâm.

4. Chế biến cách 2: Chặt vịt thành miếng, ướp chung với hải sâm, nấm qua 3 giờ, xào cho săn lại, châm nước sôi vào sấp mặt thịt, nấu nhỏ lửa cho đến khi mềm, trong khi nấu thấy cạn cứ châm thêm nước sôi cho đến khi vịt mềm, nước vẫn còn sấp mặt thịt là vừa. Tùy ý nêm lại với tương nguyên chất, đường. Ăn kèm mì trụng, cải ngọt trụng chín giòn.

5. Vịt kho tương: Làm như cách 2 nhưng không có hải sâm và nấm, châm nước vào sấp mặt thịt, kho nhỏ lửa cho đến khi vịt mềm, nước gần như cạn hẳn.
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn