Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 20, 2024, 05:54:49 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: LONG HỔ MÔN  (Đọc 4825 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ongxabeo
Jr. Member
**
Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« vào lúc: Tháng Năm 05, 2008, 03:43:48 PM »

Vào thế kỷ 18 thời vua Quang Trung Nguyễn Huệ, đất Tây Sơn hàng năm thường mở những khoa thi võ để tuyển chọn nhân tài cho triều đình. Năm 1789 người giành được chức thủ khoa là Lãnh Binh Thăng Phạm Hầu - quan trấn thủ thành Quảng Ngãi, được vua Quang Trung trao tặng ấn sắt và có hai câu thơ như sau:

Tiếc công Bình Định xây thành,
Để cho Quảng Ngãi vô giành thủ khoa

Thủ khoa Lãnh Binh Thăng Phạm Hầu là tổ tiên của môn phái Long Hổ Môn. Hiện tại, trong gia phả dòng họ Phạm vẫn còn lưu lại ấn sắt nói trên. Khi Nguyễn Ánh (vua Gia Long) lên nắm quyền, ông Phạm Hầu từ quan về quê thuộc huyện Nghĩa Hành, sống với nghề săn bắn thú rừng và huấn luyện võ thuật cho các con.

Vào cuối thế kỷ 19, cháu ba đời của ông là Phạm Công Nghĩa có 4 người con trai và 1 người con gái. Người con thứ là Phạm Trinh tính tình điềm tĩnh, hiều hậu, giỏi về cả văn lẫn võ, nên được người cha quan tâm hơn, truyền dạy nhiều kỹ thuật bí truyền của dòng tộc, và là người thành lập môn phái Long Hổ Môn.

Năm 1910, trong một cuộc tỷ thí võ đài tại thị trấn Thu Xà (Quảng Ngãi), có một người Hoa tên là A Tặng xưng danh là võ sư của Thiếu Lâm Hổ Môn thủ đài tỷ thí trong 3 ngày, tất cả các đối thủ đều thua ông, trong đó có ông Phạm Công Nghĩa. Cảm kích và khâm phục tài năng, ông Nghĩa đã thỉnh cầu vị võ sư này về nhà để huấn luyện cho các con ông. Đến năm 1915, võ sư A Tặng qua đời. Trong 5 năm truyền dạy võ thuật, võ sư Tặng chuyên huấn luyện tinh hoa Thiếu Lâm Bắc phái Hổ quyền. Phối hợp với tinh hoa của giòng họ Phạm là Long quyền, ông Phạm Trinh chính thức thành lập môn phái Long Hổ Môn vào năm 1920.

Sau khi ông Phạm Trinh qua đời, truyền nhân đời thứ hai là ông Phạm Tài và Phạm Đình Hoành tiếp tục truyền dạy cho các con. Nối tiếp sự nghiệp của ông cha, võ sư Phạm Đình Trang (con ông Phạm Tài) là truyền nhân đời thứ 3 của môn phái Long Hổ Môn đang phát triển môn phái theo chủ trương của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 29, 2008, 03:43:09 PM gửi bởi Đom đóm » Logged
Tây Hồ
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 15



Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Năm 05, 2008, 03:48:52 PM »

"Võ Tàu & Võ Ta"

Có thiểu số người cứ nhất định cho rằng Võ Ta và Võ Tàu ảnh hưởng nhau và giống nhau . Thậm chí có những người nặng óc thờ phượng thiên triều nên cho rằng võ ta bắt chước Tàu, nói như vậy cho những kẻ chưa tập võ, thiếu hiểu biết về võ học Việt Hoa, và trẻ em thì còn được. Chứ mấy lão võ sư mà nghe mấy câu này thì sẽ cười rụng răng bể bu.ng. Tại hạ từng học và tìm hiểu võ VN lẫn võ Tàu và khi nhìn ai biểu diễn 1 bài quyền một hồi thì cũng đoán được ra ngay là võ Tàu hay võ Việt. Tại hạ học Bình Định Sa Long Cương đã lâu, mà Bình Định SLC dạy võ Bình Định lẫn võ Thiếu Lâm. Do đó tại hạ phân biệt rõ ràng và khá dễ dàng võ Tàu và võ dân tộc.

Thứ nhất phải giải thoát sự ngộ nhận về Võ Ta . Có người cho rằng võ Ta chỉ là võ miệt vườn, võ nông thôn v.v. Có người lầm tưởng võ Ta là một môn riêng biệt (?) Võ Ta chỉ là danh từ được xử dụng nhiều từ khi võ Tàu tràn vào VN vào thời thực dân Pháp. Võ Ta được dùng để phân biệt với võ Tàụ Nói chung, võ VN là võ ta, còn võ Trung Hoa ở Vietnam thì gọi là võ Tàu .

Như các bạn đã biết, văn hóa VN và Tàu có rất nhiều sự tương đồng và ảnh hưởng nhau rất nhiều . Tàu đô hộ nước Nam gần 1000 năm, và sau này quân Minh đô hộ 10 năm. Từ thực phẩm, tranh vẽ, văn chương, kiến trúc, phương pháp tổ chức, giáo dục, y phục, phong tục tập quán, nhạc, thơ v.v. VN đều ảnh hưởng của Tàu .

Tại sao ảnh hưởng?Huh Là vì NGƯỜI TÀU MUỐN ĐỒNG HÓA DÂN VIỆT CHO NÊN ĐÃ BẮT BUỘC, ÉP BUỘC dân ta tuân theo chúng, bắt chước chúng, học hỏi theo chúng. Chưa kể người Việt cũng có đầu óc học hỏi cái mới, cái lạ, cái nào hay thì học, cái nào dở thì bỏ. Do đó chúng ta ảnh hưởng Trung Quốc là vì Trung Quốc bắt ta theo, và đồng thời ta cũng muốn học những cái hay của người khác.

Nhưng có 2 môn mà Tàu & Việt không ảnh hưởng nhau hoặc rất ít ảnh hưởng. Đó là BINH PHÁP & VÕ HỌC. Tại sao ? Là tại vì ngày xưa không có súng đạn, võ học (kỹ thuật đánh nhau) chính là vũ khí của người xưa . Tiền nhân Việt Hoa dùng binh pháp và võ nghệ để chém giết nhau, tranh nhau từng tấc đất. Người Tàu sống ở đất Việt với tư cách là một người đô hộ, người chủ, kẻ cai trị, còn người Việt với tư cách là một dân tộc bị Hán tộc nô lệ, là người bị tri.. 5000 năm lịch sử Hán Việt, Nam Bắc luôn luôn trong thế ngoài mặt thì hòa nhưng bên trong thì đề phòng cảnh giác, miệng thì hòa hiểu nhưng bên trong chứa toàn dao găm, côn kiếm.

Trung Hoa từ xưa đến nay lúc nào cũng ôm mộng thôn tính Đại Việt và bành trướng xuống nam. Còn VN mình lúc nào cũng dè dặt và cẩn thận đối với "ông thiên tử khổng lồ phía bắc". Trong quá trình ngoại giao thời xưa, vua Việt tuy xưng thần, nạp cống, và cầu phong khi có triều mới, nhưng đó là do VN lãnh thổ nhỏ quá so với nước Tàu, dân chúng ít quá so với nước Tàu, do đó TÀI NGUYÊN & TIỀN BẠC không đủ để nuôi một cuộc chiến lâu dài .

Từ xưa đa số Việt & Hoa đã bất hòa . Người Việt thì gọi người Tàu là "Chệt" một cách không tôn tro.ng. Còn người Tàu thì gọi mình là "Nam Man" một cách khinh khi . Ông con trời Trung Hoa luôn coi tộc họ là trung tâm của vũ trụ, các dân tộc xung quanh đều là "man di mọi rợ".

Nếu vậy ngày xưa võ học và binh pháp là 2 vũ khí để chống nhau, để bảo tồn xứ sở. Thì ngày xưa có thể nào một người Tàu dạy người Việt võ công hay binh pháp, hay người Việt dạy người Tàu võ công hay binh pháp?

Huống hồ người Hán & Việt đều rất đa nghi . Dạy con cháu hay đồng bào mình mà còn giấu nghề sợ nó phản, làm mai một thất truyền nhiều kỹ thuật. Thì thử hỏi làm sao có thể dạy cho kẻ ngoại tộc, mà tộc ấy lại chính là tộc mà mình không thích ? Chưa kể bỏ thời gian tâm huyết để truyền dạy tuyệt kỹ và đào tạo 1 môn đồ không dễ dàng gì, mà đòi hỏi sự biết dạy và lòng kiên trì nhẫn nại .

Thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh, vua Lê chúa Trịnh ở Bắc hà thân Mãn Thanh. Bên Trung thổ thì những người Hán không thần phục nhà Thanh, không thích tộc Mãn Châu, hay tận trung với Minh triều đều tìm cách trốn thoát qua nước khác. Có một số định xuống phương nam để lập nghiệp, nhưng triều Lê - Trịnh lại bang giao với nhà Thanh. Cho nên những người Minh Hương đó phải đi thuyền trôi dạt vào Ddàng Trong (Nam hà) . Người Tàu đặt chân vào miền Nam, và đây là lần đầu tiên người Tàu đến đây sống bình thường, với tư cách là bạn mà không phải là kẻ cai trị, và người Việt ở Đàng Trong cũng không phải là người bị trị, tinh thần hòa hiếu mới có nổi .

Người Minh Hương có một số biết võ công. Họ truyền bá võ Tàu vô VN bắt đầu từ đây . Nhưng chỉ là thiểu số mà thôi, và võ Tàu trong thời gian này cũng không thịnh hành cho lắm và rất ít người nghe nói . Vả lại võ Tàu chỉ thích hợp với người phương Bắc to con, đánh mạnh, mà không mấy thích hợp với người phương Nam tầm vóc nhỏ hơn, hơi yếu hơn nhưng linh hoạt nhanh lẹ hơn.

Thời gian trôi qua ... Pháp xâm lăng VN. Mấy chục năm đầu bọn thực dân cấm tuyệt dân chúng luyện võ. Cho nên dân Việt chỉ còn cách tập lén, học võ ban đêm. Thời gian sau kỹ thuật súng đạn của Pháp cũng như của nghĩa quân kháng chiến lên cao . Người Việt dần dần dùng súng chứ không dùng võ, kiếm đao, hay tên độc để chống Pháp. Cho nên càng ngày cái đạo luật cấm tập võ chỉ còn trong giấy tờ chứ thực dân Pháp không còn nghiêm cấm bắt bớ gắt gao như xưa . Giới võ học nước nhà cảm nhận được điều đó cho nên nền võ học VN lại thịnh hành trở lại . Cùng lúc này, võ Tàu (đa số là Thiếu Lâm), võ Nhật, lan tràn tới VN. Thực dân cũng muốn triệt tiêu tinh thần dân tộc và võ học dân tộc của ta cho nên khuyến khích phát huy các môn võ ngoại lai .

Các bạn cũng biết là khi VN nằm trong bàn tay của mẫu quốc "Đại Pháp" thì VN coi như là thuộc địa của Pháp. Vì vậy không còn sự phòng thủ ở biên giới chống Bắc triều . Huống hồ nhà Nguyễn và nhiều nhà kháng chiến lúc đó muốn dựa vào Mãn Thanh để chống Pháp. Pháp thì không sợ và không cần phải đề phòng nhà Thanh cho nên không cần phòng thủ biên giới . Do đó mà người Hoa chạy qua ta ngày càng đông đúc. Võ Tàu bắt đầu phát triển mạnh ở nước ta từ đây . Để đáp ứng với nhu cầu phân biệt, cho nên từ ngữ "Võ Ta" và "Võ Tàu" mới được ra đời để phân biệt võ VN và võ Trung quốc.

Võ Việt Nam đã giúp quân dân Việt Nam chiến thắng vẻ vang nhiều trận quyết định, phá tan mộng xâm lược ngàn năm của đế quốc Trung Hoa . Đành rằng VN thắng là nhờ nhiều nguyên nhân; phong thổ, địa thế, nhân tâm, lòng quân, binh pháp mưu kế v.v. Tuy nhiên quân Việt luôn luôn ít hơn quân Tàu . Và nếu người lính đó không có bản lãnh võ nghệ khá cao thì làm sao thực hiện được mưu chước, chiến lược, chiến thuật mà tướng lĩnh giao phó???

Chính sử VN (Việt Nam Sử Lược, Việt Sử Tân Biên v.v.) còn viết rất rõ là Trần Quốc Toản vì tức giận không được họp ở Hội Nghị Bình Than chống Mông Cổ cho nên đã bóp nát bấy quả cam đang cầm trong tay . Nếu không có nội công thì đâu thể nào làm thế?

Theo tài liệu võ học, sử học của Trần Đại Sỹ, thì Phạm Ngũ Lão chế ra môn Mai Hoa Quyền VN, khác hẳn với Mai Hoa Quyền của Thiếu Lâm Trung Quốc.

Năm 1789, Lãnh Binh Thăng Phạm Hầu giành được chức Thủ Khoa Võ. Ngài được anh hùng Quang Trung tặng ấn sắt và có hai câu thơ như sau:

Tiếc công Bình Định xây thành,
Để cho Quảng Ngãi vô giành Thủ Khoa

Thủ khoa Phạm Hầu chính là tổ tiên của môn phái Long Hổ Môn. Mấy thế kỷ sau, môn Long Quyền gia truyền của Phạm gia kết hợp với môn Hổ Quyền của Thiếu Lâm Bắc Tông Hổ Môn đã được tổ sư Phạm Trinh, con cháu của tướng Tây Sơn Phạm Hầu, sáng lập ra võ phái Long Hổ Môn. Tại hạ liệt môn phái này vào hạng "võ lai", có nghĩa là nửa Ta nửa Ngoại Quốc.

Một hổ tướng Tây Sơn khác là Võ Văn Dũng nổi tiếng với đao pháp và siêu pháp cũng đã trao đổi võ thuật với võ sư người Việt gốc Hoa Trần Đại Chí. Cụ Trần Đại Chí khai sáng ra môn phái Bình Định Gia, cũng là một trong các môn phái "lai".

Nên nhớ ở trên là những trường hợp võ học Việt Tàu trao đổi giữa người VN và người Minh hương rất ít khi xảy ra ở VN. Thời Tây Sơn cũng là thời gần cận đại . Đây không phải là thời đại đô hộ, mà là người Hán lánh nạn Mãn Thanh tỵ nạn chính trị trốn xuống Đàng Trong nương nhờ. Cho nên tinh thần hòa nhã mới có, họ mới có thể trao đổi võ nghê..

Sử ghi rõ, thời nhà Lý, để đề phòng cuộc tấn công của Đại Tống. Lý triều đã sai cao thủ đại nội đi khắp nơi và dạy võ cho dân chúng. Thầy võ của ba anh em Tây Sơn là võ sư Đinh Văn Nhưng, dân gian gọi là ông Chảng, người làng Bằng Châu . Dân gian tương truyền quân tướng Tây Sơn đều những tay võ học xuất chúng. Nguyễn Nhạc sở trường về quyền (?), vua Quang Trung sở trường roi và côn, Nguyễn Lữ nổi tiếng côn quyền, ông nghiên cứu các thế đá gà rồi sáng chế ra Hùng Kê Quyền, còn lưu truyền cho tới ngày nay . Võ Văn Dũng giỏi đao pháp, tại hạ đã kể ở trên rồi . Người đời có câu:

Phá sơn trung tặc, dị!
Thắng Văn Dũng đao, nan!

(Phá giặc trong núi, dễ!
Thắng đao Văn Dũng, không!)

Còn có Đặng Văn Long (Mưu) quán thông cương quyền lẫn nhuyễn công, đôi tay mạnh như sắt thép nên dân gian gọi là Đặng thiết tý. Bùi Thị Xuân lợi hại về môn kiếm, kiếm pháp không ai bì kịp, nổi tiếng với Song Phượng Kiếm.

Các danh nhân đời xưa ở VN còn lưu lại nhiều tuyệt kỹ võ học. Chẳng hạn như Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh với U Linh Kiếm, Điện Tiền Chỉ Huy Sứ Lý Công Uẩn với Tây Quy Kinh Môn Tiên, nữ tướng Bùi Thị Xuân với Song Phượng Kiếm etc....

Vậy thì lập luận cho rằng võ công chúng ta chiến thắng ngoại xâm ngàn năm trước đâu có ngoa . Có lý luận cho rằng tổ tiên ta dùng đầu óc thắng ngoại bang. Đúng, nhưng nếu những người thừa hành không có bản lĩnh cao thì làm sao thực hiện được các kế hoạch, chiến lược mà cấp trên giao phó?

Về cách quan sát để phân biệt kỹ thuật Ta & Tàu thì cũng không khó. Tại hạ học trong Bình Định - Sa Long Cương, hàng ngày coi các đồng môn múa quyền Thiếu Lâm (Tàu), Bình Định (Ta) cho nên phân biệt không khó. Quan sát đánh quyền một hồi thì cũng đoán ra là võ Tàu hay Ta ...

Sau đây xin nêu ra một vài dị biệt và đặt điểm để phân biệt rõ ràng võ Tàu, võ Dân Tộc.

Theo thiển ý riêng mà tại hạ trông thấy, võ VN hay nhảy nhiều, thoạt cao thoạt thấp, thường hay bất ngờ ngồi xuống. Có khi nhảy rồi đáp xuống ngồi liền, có khi đang ngồi rồi bất thần bay lên đá một cú nhanh ma.nh. Quyền Ta hơi nhanh hơn quyền Tàu và rõ ràng linh hoạt hơn. Trong khi quyền Tàu đi mạnh và vững chắc, tương đối chậm hơn. Đòn thế của võ Ta cũng đa dạng hơn Tàu .

Võ Ta còn có nhiều ngón nghề như "tràn, cúi, lách, lòn" dùng toàn thân để làm vũ khí. Võ Ta thích nhập nội để chơi cùi chỏ, đầu gối rất lợi hại . Võ Ta thường dùng đấu pháp "dĩ đoản chế trường", "lấy ngắn thắng dài". Những điểm trên thiếu hẳn nơi võ Tàu .

Để vào sâu chi tiết một chút. Võ ta có nhiều thế xà tấn rất thấp, gạt tay xuống hông để chống địch đá đưới . Trong khi trong Bát Bộ Liên Hoa Quyền (Bát Tiên Quyền) võ Tàu xà tấn không đủ độ thấp, tay gạt ngang chứ không gạt xuống. Vả lại võ Tàu rất ít các thế xà tấn gạt như vậy .

Võ Ta còn có thế 2 tay gạt lướt qua theo kiểu " vừa gạt vừa né " như chiêu Ngư Ông Trì Thế - Xổ Bộ Suy Phong trong Thần Đồng Quyền của Bình Định.

Theo lời của học giả Trường Giang:

--- Nói chung võ Tàu đi quyền một cách cứng & chắc, sở trường sức mạnh, thì võ Ta có tính linh hoạt, thoạt cao thoạt thấp, khi nhảy khi ngồi, tránh né nhiều hơn đỡ đòn và thừa cơ tung ra những đòn đánh chớp nhoáng, nguy hiểm. Điều này có lẽ do người mình nhỏ hơn người Trung quốc ở phía Bắc.

Theo lời của võ sư Hồ Tường:

--- Các bài thiệu của võ Ta thường là một bài thơ hoặc ít nhất có hai ba câu bắt vần với nhau . Trong khi khẩu quyết của võ Tàu là các nhóm từ gọi tên chiêu thức, rời rạc, không bắt vần nhau . Bài quyền và bài binh khí võ Ta thường chỉ khai triển chủ yếu theo đường thẳng; trong khi đó các bài quyền hay bài binh khí Tàu phát triển theo nhiều hướng. Kỹ thuật ra đòn trong quyền thuật hay binh khí của võ VN thường liên hoàn, tạo thành các mắt xích liền nhau . Còn kỹ thuật ra đòn trong các bài võ Trung Hoa hầu hết đều có những điểm dừng nhất định.
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn