Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Ba 28, 2024, 03:53:48 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH  (Đọc 8496 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lamvt
Khách
« vào lúc: Tháng Mười Một 14, 2007, 08:34:46 AM »



Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương, thì ý tưởng tìm hiểu bàn thể thế giới, bản thể các hiện tượng trong vũ trụ đã giúp cho họ hình thành thuyết ngũ hành. Thuyết ngũ hành có thể hiểu đó là thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới của vũ trụ, nó cụ thể hóa và bổ sung cho thuyết âm dương thêm hoàn bị.

Sự đề cập đầu tiên về ngũ hành được thấy trong tác phẩm "Kinh thư" ở chương "Hồng phạm" qua lời "Cổ Tử cáo với Vua Vũ nhà Chu". Trong Cửu trù "Hồng Phạm" thì ngũ hành về mặt tự nhiên được hình thành bằng những tên của năm loại vật chất cụ thể (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và kèm theo tính chất của các loại vật chất đó, năm loại vật chất này không thể thiếu được đối với đời sống con người. Đứng về mặt thiên thời, "Hồng phạm" cho rằng có cái gọi là ngữ "kỷ" (một là năm, hai là tháng, ba là ngày, bốn là các vì sao, năm là lịch số). Về hiện tượng xã hội và hiện tượng tinh thần của con người, "Hồng phạm" đề xuất "ngũ sự" và "ngũ phúc". Ngũ sự như: một là tướng mạo, hai là lời nói, ba là trông, bốn là nghe, năm là suy nghĩ. Ngũ phúc như: một là thọ, hai là phúc, ba là thông minh, bốn là hiếu đức, năm là khảo trung mệnh. Qua đó nhận thấy "Hồng phạm" dùng ngũ hành để liên hệ hiện tượng tự nhiên với hiện tượng xã hội, nhằm thuyết minh thế giới là một chỉnh thể thống nhất, có trật tự. Trong tư tưởng đó có chứa đựng nhân tố duy vật, khẳng định ngũ hành là cơ sở của thế giới, tính chất của sự vật đều thể hiện tính năng của năm loại vật chất: thủy, hỏa, kim, mộc, thổ. "Hồng phạm" đã ảnh hưởng rất lớn đến triết học của thời đại phong bến sau này. Các nhà duy vật và duy tâm từ những lập trường và giác độ khác nhau mà rút ra từ "Hồng phạm" những tư tưởng phù hợp với mình. Chính "Hồng phạm" và "Kinh dịch" đã tạo nên cái nền của vu trụ luận.

Trong thiên "Thập nhi kỉ" sách “Lã Thị Xuân Thu" phần nói về mối quan hệ giữa ngũ hành với giới tự nhiên có rõ nét hơn. "Nguyệt lệnh" dùng thuộc tính vốn có của năm loại vật chất và tác dụng (tương sinh) lẫn nhau giữa chúng để thuyết minh cho sự biến hóa của thời tiết bốn mùa. Sự thuyết minh này tuy có tính chất khiên cưỡng nhưng là một quan điểm duy vật. Còn về mặt xã hội thì "Nguyệt lệnh" cũng giống như "Hồng phạm", ý đồ chính trị đã được nâng lên đến mức thể chế hành động của ông vua theo ngũ hành. Người ta lấy sự chặt chẽ của trật tự ngũ hành và quan hệ sinh khắc của nó để làm mực thước cai trị xã hội.

Trâu Diễn là một lãnh tụ quan trọng của các nhà ngũ hành thời Chiến quốc. Khi đưa thuyết ngũ hành vào lịch sử ông đã dùng trật tự của ngũ hành để gán ghép cho trật tự của các triều đại vua. Ý tưởng của ông đã thành một nếp khẳng định trong ý thức hệ của giai cấp phong kiến, đến nỗi gây ra cuộc tranh luận về việc chọn tên "hành" cho triều đại nhà Hán (một triều đại mà học thuyết âm dương ngũ hành rất thịnh và được đem ứng dựng vào tất cả các công việc hàng ngày, vào mọi mặt của đời sống xã hội). Lý luận của Trâu Diễn được các danh gia đương thời hấp thụ và quán triệt vào các lĩnh vực của hình thái ý thức xã hội.

Học thuyết ngũ hành của Đổng Trọng Thư một nho si uyên bác đời Hán có nhiều điểm khác với tư tưởng của Cơ Tử vả Trâu Diễn. Đi sáu vào hình thái của quy luật ngũ hành, Đổng Trọng Thư cho rằng: trật tự của ngũ hành bất đầu từ mộc qua hỏa, thổ, kim thủy. Khi phân tích quy luật sinh khắc của ngũ hành, ông đã dựa hẳn vào sự diễn biến của khí hậu bốn mùa. Theo ông, sở dĩ có sự vận chuyển bốn mùa là do khí âm, dương biến đổi.

Trong "Kinh Dịch", khi nói về ngũ hành, các nhà toán học và dịch học đã lý giải nó trên hai hình Hà đồ và Lạc thư. Theo "Kinh Dịch” thì trời lấy số 1 mà sinh thành thủ, đất lấy số 6 mà làm cho thành, đất lấy số 2 mà sinh hành hỏa, trời lấy số 7 mà làm cho thành, trời lấy số 3 mà sinh hành mộc, đất lấy số 8 mà làm cho thành, đất lấy số 4 mà sinh hành kim, trời lấy số 9 mà làm cho thành.

Quan điểm ngũ hành và sự ứng dụng của nó đối với đời sống con người được bàn nhiều nhất trong tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Những lời bản trong bộ sách này đã khẳng định học thuyết ngũ hành có vai trò hết sức quan trọng đối với y học cổ truyền Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa các hành trong ngũ hành được thực hiện qua các quy luật của ngũ hành.

Ngũ hành tương sinh: sinh có nghĩa là tương tác, nuôi dưỡng, giúp đỡ. Giữa các hành trong ngũ hành đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát sinh và phát triển. Đó gọi là ngũ hành tương sinh. Quan hệ tương sinh của ngũ hành là mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc.

Ngoài quy luật tương sinh còn có quy luật tương khắc. "Khắc" có nghĩa là chế ước, ngăn trở, loại trừ. Thứ tự của ngũ hành tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hoả khắc kim, kim khắc mộc.

Trong ngũ hành tương sinh đồng thời cũng cổ ngũ hành tương khắc, trong tương khắc cũng ngụ có tương sinh. Đó là quy luật chung về sự vận động, biến hóa của giới tự nhiên. Nếu chỉ có tương sinh mà không có tương khắc thì không thể giữ gìn được thăng bằng, có tương khắc mà không có tương sinh thì vạn vạt không thể có sự sinh hóa. Vi vậy, tương sinh, tương khắc là hai điều kiện không thể thiểu được để duy trì thăng bằng tương đối của hết thảy mọi sự vật.

Quy luật tương sinh tương khắc là chỉ vào quan hệ của ngũ hành dưới trạng thái bình thường. Còn nếu giữa ngữ hành với nhau mà sinh ra thiên thịnh hoặc thiên suy, không thể giữ gìn được thăng bằng, cân đối mà xảy ra trạng thái trái thường thì gọi là "tương thừa", "tương vũ".

Hai học thuyết âm dương ngũ hành được hết hợp làm một từ rất sớm. Nhân vật nổi tiếng nhất trong việc kết hợp hai học thuyết trên là Trâu Diễn. Ông đã dùng hệ thống lý luận âm dương ngũ hành "tương khắc, tương sinh" để giải thích mọi vật trong trời đất và giữa nhân gian. Trâu Diễn là người đầu tiên vận dụng thuyết âm dương ngũ hành vào giải thích các hiện tượng xã hội nói chung.

Cuối thời Chiến Quốc, đầu thời Tần Hán có hai xu hướng khác nhau bàn về sự kết hợp giữa thuyết âm dương và thuyết ngũ hành.

Hướng thứ nhất: Đổng Trọng Thư kết hợp âm dương ngũ hành để giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người. Theo ông, giữa con người và tự nhiên có một mối quan hệ thần bí. Khi giải đáp về khởi nguồn, kết cấu của vũ trụ, ông đã sáng tạo ra một vị thần có nhân cách đứng trên cả vũ trụ, có ý thức và đạo đức đó là trời. Theo ông, trong vũ trụ con người là sự sáng tạo đặc biệt của trò vượt lên vạn vật, tương hợp với trời, trời có bốn mùa, con người có tứ chi. Từ thuyết "thiên nhân hợp nhất", ông đã dẫn dắt ra mệnh đề "thiên nhân cảm ứng", cho rằng thiên tai là do trời cảnh cáo loài người. Ông còn lợi dụng quan điểm định mệnh trong học thuyết âm dương ngũ hành để nói rằng "dương thiên, âm ác". Tuy Đổng Trọng Thư đưa ra phạm trù "khí", "âm dương", "ngũ hành" để giải thích quy luật biến hóa của thế giới, song ông lại cho rằng những thử khí ấy bi ý chí của thượng đế chi phối. Triết học của ông có màu sắc mục đích luận rõ nét. Bên cạnh đó ông còn nói trời không đổi, đạo cũng không đổi để phủ nhận sự phát triển và biến hóa của thế giới khách quan.

Hướng thứ hai: Tác phẩm "Hoàng Đế Nội kinh" đã sử dụng triết học âm dương ngũ hành làm hệ thống lý luận của y học. Tác phẩm này đã dùng học thuyết trên để giải thích mối quan hệ giữa con người với trời đất: coi con người và hoàn cảnh là một khối thống nhất, con người chẳng qua là cơ năng của trời và đất thu nhỏ lại, con người không thể tách rời giới tụ nhiên mà sinh sống được, con người với giới tự nhiên là tương ứng. Tự nhiên có âm dương ngũ hành thì con người có "thủy hỏa" ngũ tạng. Nội kinh viết: "âm dương là quy luật của trời đất tuy không thấy được nhưng chúng ta có thể hiểu được nó thông qua sự biểu hiện của thủy hỏa khí huyết, trong đó hỏa khí thuộc dương, thủy huyết thuộc âm". Tác phẩm này còn dùng các quy luật âm dương ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa các phú tạng trong cơ thể. Tác phẩm đã vãn dụng sự kết hợp giữa học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hãnh để giải thích các hiện tượng tự nhiên cũng như các biểu hiện trong cơ thể con người và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Đây là một quan điểm hoàn chỉnh và là một điển hình của phép biện chứng thô sơ.

Học thuyết âm dương đã nói rõ sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan với hai mặt đối lập thống nhất đó là âm dương. Âm dương là quy luật chung của vũ trụ, là kỉ cương của vạn vật, là khởi đầu của sự sinh trưởng, biến hóa. Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức tạp của vật chất. Khi đó nó phải dùng thuyết ngũ hành để giải thích. Vì vậy có kết hợp học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý.

Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời. Muốn nhìn nhận con người một cách chỉnh thể, đòi hỏi phải vận dụng kết hợp cả hai học thuyết âm dương và ngũ hành. Vì học thuyết âm dương mang tính tổng hợp có thể nói lên được tính đối lập thống nhất, tính thiên lệch và cân bằng của các bộ phận trong cơ thể con người, còn học thuyết ngũ hành nói lên mối quan hệ phức tạp, nhiều vẻ giữa các yếu tố, các bộ phận của cơ thể con người và giữa con người với tự nhiên. Có thể khẳng định, trên cơ bản, âm dương ngũ hành là một khâu hoàn chỉnh, giữa âm dương và ngũ hành có mối quan hệ không thể tách rời.

Âm dương ngũ hành là những phạm trù cơ bản trong tư tưởng của người Trung Quốc cổ đại. Đó cũng là những khái niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa để giải thích sụ sinh thành, biến hóa của vũ trụ. Đến thời Chiến quốc, học thuyết âm dương ngũ hành đã phát triển đến một trình độ khá cao và trở thành phổ biến trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Song học thuyết âm dương ngũ hành cũng như các học thuyết triết học Trung Quốc cổ đại là thế giới quan của người Trung Hoa ở vào một thời kỳ lịch sử đã lùi vào dĩ vãng, lúc đó lực lượng sản xuất và khoa học còn ở trình độ thấp, cho nên không khỏi có những hạn chế do những điều kiện lịch sử đương thời quy định Đặc biệt, sự phát triển của nó chưa gắn với những thành tựu của khoa học tự nhiên cận hiện đại, nó còn mang dấu ấn của tính trực giác và tính kinh nghiệm. Song học thuyết đó đã trang bị cho con người tư tưởng duy vật khá sâu sắc và độc đáo nên đã trở thành lý luận cho một số ngành khoa học cụ thể.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 23, 2009, 11:19:25 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
lamvt
Khách
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười Một 14, 2007, 08:35:43 AM »

Kể từ sau khi xuất hiện tác phẩm Hoàng đế nội kinh tố vấn và với ảnh hưởng mạnh mẽ của tác phẩm này, thuyết âm dương - ngũ hành ngày càng được các nhà tư tưởng phát triển và vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực y học ở Trung Quốc và một số nước phương Đông khác. Thuyết âm dương - Ngũ hành sau khi vào Việt Nam đã được các nhà tư tưởng Việt Nam tích cực tiếp nhận và vận dụng hết sức sáng tạo trong thực tiễn. Một trong những tấm gương tiêu biểu của sự vận dụng sáng tạo thuyết âm dương - ngũ hành vào việc phát triển nền y học nước ta là đại danh y, nhà lý luận y học Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, với tác phẩm y học đồ sộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, gồm 28 tập, 66 quyển.

Y học cổ truyền Việt Nam được hình thành ngay từ buổi đầu dựng nước và ngày càng phát triển trong cuộc đấu tranh chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Cũng như y học cổ truyền Trung Quốc, cơ sở để xây dựng lý luận y học cổ truyền Việt Nam không tách rời thuyết âm dương - ngũ hành. Thuyết này được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đã nhiều nhà tư tưởng vận dụng để triển khai các vấn đề y học cổ truyền cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn lâm sàng. Song sự vận dụng đó thường mang tính phiến diện, hoặc không để lại trước tác cho đời sau, hoặc có để lại nhưng đã thất truyền. Chỉ đến thế kỷ XVIII, khi bộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác xuất hiện, thuyết âm dương - Ngũ hành mới thực sự được đề cập một cách sâu sắc, toàn diện để xem xét mọi vấn đề của y học đương thời với tư cách là một cơ sở triết học quan trọng của y họe. Đây là tác phẩm y học đầu tiên trong lịch sử y học Việt Nam đã tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa việc xây dựng và phát triển các tri thức y học với thế giới quan và phương pháp luận triết học. Trong tác phẩm này, Lê Hữu Trác đã dành một phần quan trọng để trình bày sự nhận thức, cũng như những quan điểm riêng của mình về thuyết âm dương - ngũ hàng. Thuyết âm dương - Ngũ hành là một học thuyết triết học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đặt cơ sở cho việc xây dựng lý luận và thực hành lâm sàng đối với y học cổ truyền phương Đông. Thuyết này đã được ông đề cập trong hầu hết các tác tác phẩm y học của mình, trong đó chủ yếu tập trung vào các quyển: Khôn hoá thái chân, Nội kinh yếu chỉ, Đạo lưu dư vận, Y gia quan niệm, Y hải cầu nguyên, Huyền tẫn phát vi, Vận khí bí điền… Đặc biệt, trong cuốn Y gia quan niệm, ông dành hẳn một mục riêng (âm dương - ngũ hành) để bàn sâu hơn về họe thuyết này từ góc độ lý luận. Điều đó cho thấy, ông coi trọng vai trò của thuyết âm dương - ngũ hành đối với việc nhận thức và triển khai hệ thống lý luận y học như thế nào. Ông nói: "Học Kinh Dịch đã rồi mới nói tới chuyện làm thuốc nhưng nói học Kinh Dịch không phải là học những quẻ, những hào, những từ của Kinh Dịch mà cần học để biết quy luật biến hoá của âm dương, quy luật sinh khắc của ngũ hành tựa như chiếc vòng không đầu không cuối. Vì bệnh tật phát sinh ra đều do sự thịnh suy của âm dương và do sự thắng phục của Ngũ hành. Nghề làm thuốc đâu có thể vượt ra ngoài nguyên lý của âm dương - Ngũ hành mà cứu chữa được những bệnh tật nguy nan”.

Kế thừa những tư tưởng hợp lý của người xưa, đặc biệt là tư tưởng âm dương - ngũ hành trong Kinh Dịch và Nội kinh, ông đã nêu lên quá trình phát triển tự nhiên của thế giới vật chất. Với tư cách là nhà lý luận y học kiêm lâm sàng học, ông đã chứng minh nguồn gốc tự nhiên của con người bằng việc giải thích và kiểm nghiệm các quá trình bệnh sinh, bệnh lý của con người trên nhiều phương diện, từ chức năng sinh lý đến nguyên nhân bệnh sinh. Từ đó, ông nêu ra phương pháp chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho con người trên lập trường duy vật.

Theo ông, tuy không nhìn thấy được âm dương, nhưng chúng ta lại hiểu được nó thông qua các biểu hiện hình tượng của nó. Chẳng hạn, mặt trời là dương, mặt trăng là âm, ban ngày là dương, ban đêm là âm, ánh sáng là dương, bóng tôi là âm. Ông nói: nóng rét là đức năng của âm dương, Thuỷ hoả là dấu hiệu của âm dương". Âm dương tuy đối lập song tồn tại không tách rời nhau. Trong âm có dương, trong dương có âm, "âm ở trong để trấn thủ cho dương, dương ở ngoài để bảo vệ cho âm", "âm cực sinh dương, dương cực sinh âm"... Những quan niệm trên cho thấy, Lãn ông có một cách nhìn duy vật về thế giới, cách nhìn đó đối lập hoàn toàn với thế giới quan duy tâm thần bí của phần đông các nhà tư tưởng đương thời.

Khi bàn về chức năng sinh lý của con người, Lãn ông khẳng định: Tất cả các bộ phận trong cơ thể con người đều không tách rời khỏi hai mặt âm dương. Từ các bộ phận trong cơ thể con người đến chức năng sinh lý là một khối thống nhất của các yếu tố âm dương - ngũ hành. Theo ông, cơ thể bình thường là cơ thể có sự hài hoà giữa hai mặt âm dương, đồng thời tuân theo quy luật "sinh khắc, chế hoá của ngũ hành". Một khi thế quân bình của âm dương bị phá vỡ, sự sinh khắc, chế hoá của Ngũ hành bất bình thường thì cơ thể sẽ nảy sinh các hiện tượng mà ông gọi là “cang hại thừa chế” (do Ngũ hành "thái quá” hay "bất cập").

Trong sự đa dạng của các mối liên hệ trong cơ thể, Lãn ông đặc biệt nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa yếu tố thể xác và yếu tố tinh thần. Ông dứt khoát đứng trên lập trường duy vật khi khẳng định: Cái thể xác là cơ sở để sinh ra cái tinh thần, "cái thất tình (tức cái tinh thần) tuy là loại vô hình nhưng cũng do cái hữu hình (thể xác) sinh ra". Song, tinh thần có ảnh hưởng ngược trở lại đối với thể xác - "mừng quá thì tổn thương tâm, giận quá thì thổn thương can". Vì vậy, cần phải đùng phương pháp "bổ thần" nhằm giữ cho tư tưởng được ổn định, yên tĩnh, tinh khí được cố thủ ở trong thì hư tà không thể làm hại được.

Theo Lãn ông, cơ thể con người không chỉ là một bộ phận của giới tự nhiên, mà bản thân nó cũng là một khối thống nhất. Khi mới sinh ra, con người vốn không có bệnh tật, nhưng trong quá trình tồn tại và sinh hoạt, các mặt âm dương, khí huyết trong cơ thể con người trở nên "thiên lệch" thì bệnh tật bắt đầu nảy sinh. Xuất phất từ cách nhìn đó, Lãn ông đã xây dựng lý thuyết điều trị chủ về Thuỷ hoả rất nổi tiếng dựa trên những nguyên tắc căn bản được thể hiện trong Kinh Dịch. Theo ông, Thuỷ hoả là gốc sinh ra con người, Thuỷ hoả phải cân bằng mà không nên chểnh lệch, nên giao hợp mà không nên phân chia. Đó là nguyên tắc tương giao tương hợp giữa Thủy và Hoả trong giới tự nhiên mà cả Kinh Dịch và Nội kinh đều phải thừa nhận. Trong quan niệm về Thuỷ hoả, ông còn cho rằng, hai quả thận trong cơ thể con người ta đã hợp lại thành một "Đồ thái cực”. Hai quả thận đều thuộc hành Thủy, bên trái là âm thủy, bên phải là dương thủy, giữa là "Đồ thái cực", là "mệnh môn", là cửa ngõ của sinh mệnh thuộc Hoả (nằm trong tạng thủy). Ông nói: "Người không có hoả ấy thì không thể sống được".

Dựa trên quan niệm Thuỷ hoả hay quan niệm tâm thận như trên, ông đã đề ra một đường lối tổng quát về điều trị bệnh tật nói chung, đó là đường lối bổ thận. Ông đã sử dụng hai bài bổ thận trong cổ phương là “Lục vị" và "Bát vị" để điều chỉnh âm dương (Thuỷ hoả). Nhờ đó, ông đã điều trị có hiệu quả nhiều bệnh hiểm nghèo. Sự linh nghiệm của phương pháp bổ thận mà ông đề ra đã làm cho ông tâm đắc trong đời làm thuốc. Ông viết: “Bách bệnh đều gốc ở tạng thận".

Âm dương, Thuỷ hoả là những khái niệm rất trọng yếu trong lý luật y học cổ truyền. Trong Kinh Dịch và Nội kinh quan niệm về âm dương có cách diễn đạt khác nhau, song nội đung lại giống nhau ở chỗ, âm dương là những phạm trù triết học căn bản, dùng để khái quát các sự vật và hiện tượng có xu hướng, tính chất và những thuộc tính đối lập, thống nhất và mâu thuẫn với nhau. Với ý nghĩa đó, "âm dương có tên nhưng không có hình". Trong Kinh Dịch, các tác giả đã dùng sự đối lập, thống nhất của hai thuộc tính được gọi là âm và dương để nói lên quy luật và nguyên nhân cơ bản trong biến hoá của vạn vật. Trong lịch sử triết học Trung Quốc, các phái Nho gia, Đạo gia ở thời kỳ cổ đại và phái Lý học gia sau này đều có cách hiểu về âm dương như thế. Trong Nội kinh, quan niệm về âm dương có thể khái quát thành hai phương diện: Một là, âm dương đại diện cho hai thuộc tính đối lập, xác định như ánh sáng và bóng tối, bên trong và bên ngoài, cái nóng và cái lạnh... Hai là, âm dương đại diện cho hai trạng thái hay hai loại vận động đối lập như "đi" là dương, "dừng" là âm, "động" là dương, "tĩnh" là âm... Sau này, Lê Hữu Trác cũng khẳng định: "âm dương là một danh từ trừu tượng", vũ trụ vận động từ chỗ vô cực (mù mịt, hỗn độn) đến thái cực rồi sinh ra âm dương. Âm dương không những dùng để chỉ một sự vật nhất định, mà nó có trong tất cả vạn vật. Nếu như âm dương là phạm trù trừu tượng thì Thuỷ hoả lại là phạm trù cụ thể. Vì thế, quan niệm về âm dương luôn gắn với quan niệm về Thuỷ hoả. Thuỷ hoả là đấu hiệu của âm dương, là thực thể của âm dương. Kế thừa các quan điểm, hợp lý về mối quan hệ giữa âm dương, Thuỷ hoả được 'thể hiện trong Kinh Dịch, đặc biệt là trong Nội kinh và với phương pháp tư duy độc lập, sáng tạo, Lê Hữu Trác đã làm phong phú thêm lý thuyết Thuỷ hoả của mình trong thực tiễn y học Việt Nam. Theo ông, vì tính của hoả thời bốc lên nên phải khiến cho nó đi xuống, tính của thủy thấm xuống nên phải khiến cho nó đi lên. Thủy lên, hoả xuống như thế gọi là giao nhau, tức là Thuỷ hoả "ký tế”. Thuỷ hoả "ký tế” thì âm dương bình hoà, Thuỷ hoả tách rời nhau (vị tế) thì âm dương chia lìa, sinh mạng người có nguy cơ bị đe doạ. Người thầy thuốc giỏi là phải biết được vị trí và quy luật lên xuống của Thuỷ hoả mà điều chỉnh âm dương cho phù hợp. Nếu người chân âm thịnh thì phải bổ chân đương, khí âm nhờ đó mà theo khí dương bay lên. Lãn ông khuyên, bổ âm để củng cố chân thủy, nên dùng bài Lục vị, còn để củng cố chân hoả của thận thì dùng Bát vị.

Có thể nói, quan niệm của Lê Hữu Trác về Thuỷ hoả với phương hướng điều trị lấy việc bồi bổ cơ thể làm chính mà trước hết là bổ thận, đã trở thành luồng tư tưởng quán xuyến trong hầu hết các chương mục của bộ Hải thượng Y tông tâm lĩnh. Chính trên cơ sở khoa học đó mà ông có nhiều sáng kiến và chế tạo ra nhiều phương thuốc độc đáo phù hợp với thực tiễn lâm sàng ở Việt Nam, như phương thuốc bổ âm dương (Thập toàn đại bổ), bổ thận, bổ thổ cố trung, phù dương, liễu âm...

Có được thành công đó, trước hết là do Lê Hữu Trác đã vận đụng một cách đúng đắn thành tựu y học và triết học phương Đông cổ đại, đặc biệt là thuyết âm dương - ngũ hành, vào thực tiễn y học Việt Nam. Việc đề xuất và vận đụng thành công lý thuyết Thuỷ hoả vào lý luận và thực tiễn của nền y họe cổ truyền nước ta là một minh chứng cho thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học cùng với phong cách tư duy độc lập, sáng tạo của Lê Hữu Trác. Qua tác phẩm y học của ông, lý thuyết âm dương - ngũ hành đã được vận dụng và phát triển thêm một bước mới. Nó không chỉ khẳng định vai trò không thể thiếu được của thuyết này trong việc vận dụng và phát triển lý luận y học cổ truyền phương Đông, mà còn chỉ ra vai trò to lớn của triết học đối với sự phát triển của y học cổ truyền phương Đông nói chung và y học cổ truyền Việt Nam nói riêng.
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn