Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 20, 2024, 03:36:16 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 [2] 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ĐÊM NHẠC TUẤN GÀ - THẮNG SÁO VÀ BÈ BẠN  (Đọc 27188 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Ru_noong
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 698


Ru_noong
Email
« Trả lời #15 vào lúc: Tháng Tám 01, 2011, 10:34:07 AM »







« Sửa lần cuối: Tháng Tám 19, 2019, 05:45:56 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Chiều về nắng đỏ pha trên tóc
Khoác mây xuống núi tắm khe rừng
Chị Hằng đủng đỉnh leo lên dốc
Gà thấy chủ về cất gáy vang.
Ru_noong
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 698


Ru_noong
Email
« Trả lời #16 vào lúc: Tháng Tám 01, 2011, 10:35:55 AM »



« Sửa lần cuối: Tháng Tám 19, 2019, 05:47:59 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Chiều về nắng đỏ pha trên tóc
Khoác mây xuống núi tắm khe rừng
Chị Hằng đủng đỉnh leo lên dốc
Gà thấy chủ về cất gáy vang.
Ru_noong
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 698


Ru_noong
Email
« Trả lời #17 vào lúc: Tháng Tám 01, 2011, 10:45:18 AM »



« Sửa lần cuối: Tháng Tám 19, 2019, 05:51:05 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Chiều về nắng đỏ pha trên tóc
Khoác mây xuống núi tắm khe rừng
Chị Hằng đủng đỉnh leo lên dốc
Gà thấy chủ về cất gáy vang.
Ru_noong
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 698


Ru_noong
Email
« Trả lời #18 vào lúc: Tháng Tám 01, 2011, 10:50:30 AM »

« Sửa lần cuối: Tháng Tám 19, 2019, 05:52:04 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Chiều về nắng đỏ pha trên tóc
Khoác mây xuống núi tắm khe rừng
Chị Hằng đủng đỉnh leo lên dốc
Gà thấy chủ về cất gáy vang.
Quả dưa vẹo vọ
Khách
« Trả lời #19 vào lúc: Tháng Tám 01, 2011, 11:02:25 AM »


Bao Chửng 包拯 , tự Hy Nhân, còn gọi là Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ hay Bao Long Đồ, sắc mặt đen đúa, giữa trán có vết sẹo hình mặt trăng, vốn là Văn Khúc Tinh Quân giáng phàm, thay trời quản Âm Dương, xử án dương thế, xét việc âm ti.

Người dân Tứ Liên làm quen với ông nhân việc dưới đời ông Trịnh Nhân Tông, tức ông Tứ Hải, nảy nòi ra hai người kép hát là Nguyễn Thắng và Nguyễn Tuấn, âm luật giỏi giang lắm, tụ họp chốn đông người, khiến ai nấy nghe tiếng hát mà mê say lao động, phấn chấn tươi vui, ấy vậy mà lại bị chê trách vì tội đàn ca sáo nhị, vô công rồi nghề.

Niên hiệu Âu Cơ thứ bảy, nhằm đúng năm 2011, xảy ra việc có kẻ phạm tội lớn, thân phận lại liên quan đến cả hai cõi Dương, Âm khiến việc trong phủ họ Bao, dền dứ mãi không thể xử nổi, chỉ vì sáng thì đầu trâu mặt ngựa vào quấy rối, đêm thì ma quỷ đến hãi hùng, gần một năm, qua mùa bão mà vẫn như vậy, không hề thay đổi.

Bấy giờ đến ngày phán quyết, như thường lệ đúng giờ Thìn bọn du thủ du thực bên kia đê lại kéo vào, đứng chật ở cửa công đường, bất đồ Nguyễn Thắng đi qua, hát lên khúc Ru à ơi, kỳ lạ thay lũ du côn nghe lời hát bỗng đổi ác hóa hiền, bỏ đi hết cả, sự việc giải quyết được một nửa. Chẳng ngờ đến giờ Hợi, đám ma quỷ mò tới, kêu khóc thê lương, đang lúc âm u địa phủ ấy, Nguyễn Tuấn đi qua cổng quán của ông Tứ Hải, đứng cạnh bếp lửa mà hát bài Tiếng gáy thời gian, phút chốc đường quang, bọn ma quỷ tan biến đâu cả, kẻ phạm nhờ thế mà phải đền tội, không thể nào đỡ được.

Tương truyền, sau này ai nhắc đến Nguyễn Thắng, Nguyễn Tuấn đều nhớ đến hai bài hát này, và chẳng ai còn dám gọi họ là vô công rồi nghề, xướng ca vô loại nữa.

Khuất Lão Động Chủ Nguyễn Hạnh.
(Nhân đêm ca nhạc NGUYỄN THẮNG - NGUYỄN TUẤN tại TỨ HẢI QUÁN).
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 22, 2015, 09:19:22 PM gửi bởi Ru_noong » Logged
trungnv38
Administrator
Jr. Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 96


Đại Ca Mập

thiephongviettenem_love
Email
« Trả lời #20 vào lúc: Tháng Tám 02, 2011, 08:48:02 AM »













« Sửa lần cuối: Tháng Mười 29, 2014, 02:53:15 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Cây bưởi đào hai cành anh chiết
Em đã cắt trồng bên cạnh giếng khơi
Qua ba năm sau, nhanh quá nhỉ
Bưởi em trồng cành lá đã xanh tươi

Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn Phố!
Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau!
Nay mai những chuyến đò xuôi ngược
Bưởi quê mình rời bến nối đuôi
trungnv38
Administrator
Jr. Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 96


Đại Ca Mập

thiephongviettenem_love
Email
« Trả lời #21 vào lúc: Tháng Tám 02, 2011, 08:51:52 AM »





« Sửa lần cuối: Tháng Tám 19, 2019, 05:54:20 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Cây bưởi đào hai cành anh chiết
Em đã cắt trồng bên cạnh giếng khơi
Qua ba năm sau, nhanh quá nhỉ
Bưởi em trồng cành lá đã xanh tươi

Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn Phố!
Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau!
Nay mai những chuyến đò xuôi ngược
Bưởi quê mình rời bến nối đuôi
Ru_noong
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 698


Ru_noong
Email
« Trả lời #22 vào lúc: Tháng Tám 02, 2011, 09:46:16 AM »







« Sửa lần cuối: Tháng Tám 19, 2019, 05:56:32 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Chiều về nắng đỏ pha trên tóc
Khoác mây xuống núi tắm khe rừng
Chị Hằng đủng đỉnh leo lên dốc
Gà thấy chủ về cất gáy vang.
tieusontrangsi
Full Member
***
Offline Offline

Bài viết: 105


Email
« Trả lời #23 vào lúc: Tháng Tám 02, 2011, 03:36:32 PM »

cảm ơn NGUYỄN HẠNH KHUẤT LÃO đã có bài viết hay nhân đêm nhạc,ảnh pác RUNONG up nhiều và đẹp quá
Logged
Quả dưa vẹo vọ
Khách
« Trả lời #24 vào lúc: Tháng Tám 02, 2011, 10:58:47 PM »

cảm ơn NGUYỄN HẠNH KHUẤT LÃO đã có bài viết hay nhân đêm nhạc, ảnh pác RUNONG up nhiều và đẹp quá

« Sửa lần cuối: Tháng Ba 15, 2016, 10:59:01 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
tieusontrangsi
Full Member
***
Offline Offline

Bài viết: 105


Email
« Trả lời #25 vào lúc: Tháng Tám 02, 2011, 11:14:45 PM »

Tiêu Sơn Tráng Sĩ – Gã hảo hán trọng nghĩa khinh tài và tiếng sáo buồn vọng về từ tuổi thơ

.Trong nhóm nhạc sĩ M6, mình rất khoái ông Nguyễn Thắng, nickname của lão là Tiêu Sơn Tráng Sĩ vì mê sáo, khoái sưu tầm đủ loại kèn sáo trên đời chất cả đống trong nhà. Có lẽ vì lão có quá nhiều tiêu sáo nên anh  em mới gọi thân mật là Thắng Sáo, còn vụ lão ấy thổi sáo mê đắm hay ho thế nào thì khỏi nói rồi, đệ tử đắc ý của cao nhân Ngọc Phan cơ mà. Ở ngoài đời, Thắng Sáo là gã  hảo hán ăn to nói lớn, chân chất, thẳng thắn và hồn hậu, nghệ sĩ tính đi kèm với lòng khiêm tốn và tự trọng rất cao nên mình rất trọng lão ấy. Tâm hồn anh không đẹp thì nghệ thuật mà anh tạo ra cũng chỉ là thủ đoạn, toan tính thậm chí báng bổ.
 
Không gặp Thắng Sáo nhiều nhưng lần nào gặp cũng vui bét nhè vì sự hào sảng, trực tính của lão ấy. Có lần lão vào Sài Gòn, đúng đêm giao thừa  hay noel gì đấy, đếch nhớ, mình cancel tất cả mọi vụ ăn chơi để phi xe gần hai chục km qua chỗ lão đề nhậu và cà phê chém gió chuyện đời. Là anh  em với nhau, trong lòng trọng nhau dù chẳng có mấy khi gặp gỡ, nhưng thế là đủ.    
 
  Thỉnh thoảng lão Thắng cũng tham gia bài hát Việt, công bố một vài sáng tác của mình. Dù viết không nhiều như Tuấn Gà, nhưng những ca khúc của Thắng Sáo đa số đều có giai điệu đẹp, chỉn chu, ca từ không thơ như của Nguyễn Vĩnh Tiến nhưng chất thơ bật ra từ sự hồn nhiên, bộc trực của tâm hồn và trải nghiệm thực từ đời sống khiến mình thấy yêu và đồng cảm. Nhạc của gã có tiếng leng keng của tàu điện, có những vòng quay cót két của chiếc xe cà tàng của người cha sớm hôm lo chuyện cơm áo cho gia đình… những thanh âm đầy hoài niệm, của Hà Nội một thời tem phiếu đã xa.
 
  Tuy nhiên lãnh địa thực sự của Tiêu Sơn Tráng Sĩ chính là tiêu sáo, nếu trong tay lão có một cây sáo, anh em sẽ bị hạ gục hết. Tiếng sáo của Nguyễn Thắng như hút, như kéo, như bay, như bổng, như buồn, như say, da diết và náo nức, rộn rã… những thanh âm thoát ra từ cây sáo qua kỹ thuật và tâm hồn của Thắng Sáo khiến người ta thanh thản, tục lắm thì cũng chỉ thèm ấm trà mạn và đòi hút thuốc lá thôi. Đây là câu chuyện của gã, đại loại là thế này.
 
  Mối duyên với âm nhạc dân tộc của anh bắt đầu như thế nào?

  Tôi sinh ra ở Hà Nội. Từ nhỏ tôi đã yêu thiên nhiên, thích những nơi hoang dã như núi rừng, biển cả. Tôi thích cảnh nông thôn, đồng lúa, thích vẽ vời phong cảnh, và đặc biệt là nghe dân ca và nhạc cổ truyền Việt Nam qua đài phát thanh… Tôi cảm ơn làn sóng điện của đài phát thanh cho tôi gần gũi với tiếng sáo mê hồn của các nghệ sĩ bậc thầy Đinh Thìn, Ngọc Phan, Đức Tùy. Từ đó các làn điệu dân ca ngấm vào tôi lúc nào không biết. Tôi xin mẹ mua một cây sáo dọc màu đen, tự tập thổi tutu suốt ngày như có người thôi miên gắn mình với cây sáo. Tôi còn nhớ, mình với chiếc mũ nồi đen cùng cây sáo đen làm điếc tai hàng xóm những năm 80, thời kỳ cuối bao cấp. Sau những ngày tháng tự tập sáo cùng với người bạn lớn tuổi hàng xóm, tôi biết mình thiếu kỹ thuật và nghệ thuật nên tìm tới thầy giáo - Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Phan để học. Sau đó tôi thi đỗ vào trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội năm 1991.

  Hồi đó, bố mẹ là công nhân nhà nước, nhà có 5 anh chị em, tôi là út, nhiều khi tôi vừa trông cơm bếp củi vừa tập sáo, hoặc ra giữa sân tập.Tôi còn nhớ câu nói của thầy giáo: Tập chơi sáo mà không trải qua 3 năm thử thách thì không thể trụ được. Nhưng tôi mê mẩn và nói với một anh đồng môn rằng: tôi không thể tưởng tượng được một ngày không cầm và thổi những cây sáo của mình.
 
 Theo đuổi nghệ thuật dân tộc, cuộc sống miếng cơm manh áo có gây cho anh nhiều áp lực không?

Chưa lúc nào tôi hối tiếc khi được sống và làm nghệ thuật vì cả hai chọn nhau. Tính cách tôi có duyên và hợp với cây sáo. Theo nghệ thuật dân gian đa số là vất vả. Để trụ lại được với nghề không nhiều. Nhiều người đã rẽ ngang hoặc làm các công việc liên quan tới âm nhạc, chứ không sống được với điệu đàn, tiếng sáo của mình. Tôi cũng không ngoại lệ. Ra trường năm 2000, tôi lăn lộn không ít các nhà hát, đoàn nghệ thuật xin làm việc, một mặt vẫn lập nhóm, ban nhạc, kí kết hợp đồng biểu diễn tại các nhà hàng, khách sạn. Nhiều lúc thấy làm nghệ thuật mà phải nghĩ đến miếng cơm manh áo nhiều quá, thật tủi. Tôi làm thêm nghề khác, nhằm kiếm được tiền để nuôi dưỡng và chơi nghệ thuật theo cách của mình. Những khó khăn cho tôi những trải nghiệm cuộc sống, được đau đáu với hoài bão. Tôi muốn làm việc và sống như mọi người và được thổi sáo như mình muốn.
 
  Và anh hạnh phúc với công việc và đam mê của mình?

  Tôi hài lòng với những gì mình đang có, không tham sân si gì nhiều, nghệ thuật là đam mê, là cuộc chơi không toan tính và nghệ thuật là vô hạn. Tôi còn phải lao động nhiều hơn. Hiện tôi đang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, nơi khởi nguồn những ước mơ của tôi thời thơ bé. Tôi có dự định viết và phối khí các tác phẩm cho sáo trúc theo hình thức tiểu phẩm khí nhạc nhẹ nhàng, trữ tình mang âm hưởng hiện đại. Trau dồi thêm kiến thức với mảng ca khúc, muốn trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn.  
 
  Vợ anh, nghệ sỹ đàn tranh Thu An có ảnh hưởng gì đến phong cách âm nhạc của anh không?

 Thu An là người bạn lớn của tôi. Chúng tôi là bạn và thường xuyên chơi đàn, hòa đàn với nhau những năm Đại học. Âm nhạc của tôi ảnh hưởng lớn từ sự chân thành, nết na, mộc mạc trong tiếng đàn của vợ. Đó như là một mối giao cảm, gắn kết bằng tình yêu và cả tâm linh. Tiếng sáo của tôi hay hơn, thăng hoa hơn kể từ khi tôi yêu cô ấy.
 
 Anh chị đến với nhau có phải vì cùng đam mê âm nhạc?

  Chúng tôi tới được với nhau do cả hai yếu tố duyên. Tôi có đam mê âm nhạc dân tộc thì mới gặp được vợ tôi ở trường. Chúng tôi chơi thân với nhau, đệm bài thi cho nhau... Sau 10 năm quen biết, chúng tôi mới thành đôi. Ngoài việc chia sẻ âm nhạc, hiểu nhau vợ tôi luôn là chỗ dựa tinh thần trong cuộc sống của tôi. Chúng tôi có thể chơi đàn với nhau 12 tiếng mà không chán, cùng nhau xem phim hay nghe nhạc không mỏi mắt mỏi tai, cùng thích di du lịch và ưa mạo hiểm, những tâm hồn ăn uống có hạng. Cảm thấy rất hạnh phúc khi ở bên nhau
 
  Ngoài những ca khúc trữ tình pha âm hưởng dân ca Việt Nam, anh còn thành công trong cả mảng ca khúc thiếu nhi (Giấc mơ ếch xanh – giải nhất nhạc phim Bông Sen Vàng 2007), anh còn tìm tòi, khai thác chất liệu âm nhạc khác nào?

  Tôi yêu thích nhiều thể loại âm nhạc, từ dân ca Việt Nam tới dân ca, dân vũ nước ngoài, nhạc pop, jazz, rock...  Tôi có ước mơ chơi nhạc cụ dân tộc theo phong cách pha trộn và kết hợp với dàn nhạc điện tử, bán cổ điển. Tôi viết ca khúc cho thiếu nhi không nhiều nhưng được lời mời làm nhạc cho bộ phim hoạt hình 3d Giấc mơ của ếch xanh - đạo diễn Hà Bắc, tôi rất vui và cảm thấy có đất cho mình. Ngoài cây sáo ngang được học ở trường, tôi còn mê các loại tiêu, sáo mèo, sáo dân tộc miền núi như: pí tót, tam lay, pí thiu, tam tặn, khèn bè... Gần đây tôi sưu tầm được một số sáo và tiêu của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, và vài loại sáo Châu Âu. Tôi thường chơi chúng thành chùm nối nhau trên sân khấu với bộ gõ và phần nền nhạc nhẹ để solo.
 
 Theo anh  âm nhạc dân tộc có vị trí như thế  nào trong nền âm nhạc Việt Nam hiện nay?

  Âm nhạc dân tộc luôn là cội nguồn vì được truyền giữ từ ông cha ta. Tập quán, sinh hoạt văn hoá, tế lễ, tín ngưỡng - đó là sắc tộc. Với sự cởi mở và hội nhập như hiện nay, rất nhiều thể loại âm nhạc phương Tây du nhập vào phương Đông, ảnh hưởng lẫn nhau, âm nhạc dân tộc phần nào không hấp dẫn nữa, nhất là đối với các bạn trẻ. Nhưng tôi nghĩ, âm nhạc dân tộc vẫn chiếm ưu thế trong các tác phẩm khí nhạc, giao hưởng dòng ca khúc cách mạng. Các ca khúc có âm hưởng dân gian vẫn đang phát triển mạnh hiện nay và các nghệ sĩ đã dần có xu hướng kết hợp với âm nhạc truyền thống. Đó là tín hiệu vui.
 
Việc kết hợp âm nhạc dân tộc với âm nhạc hiện đại (dân gian đương đại, world music) theo anh có phải là một cách bảo tồn âm nhạc dân gian? Truyền thống và cách tân, anh ủng hộ điều nào?

 Cái gì độc đáo là quý hiếm phải luôn được bảo tồn gìn giữ. Sự phát triển theo cách mới hay và hợp lý sẽ tồn tại, chán không hợp lý sẽ bị đào thải. Tôi đánh giá cao sự kết hợp giữa cũ và mới vì gần gũi hơn với khán giả. Tôi ủng hộ cả truyền thống và cách tân.
 
 Tiếng sáo của anh có nhiều cách tân so với những giai điệu và cách chơi sáo truyền thống, anh có ảnh hưởng từ ai không?
Tôi đã rất mê tiếng xông hơi của tiêu shakuhachi (Nhật Bản), tiếng xông của saxophon và một số loại sáo nước ngoài khác nữa, từ đó tôi tìm ra tiếng sáo riêng cho mình, nhưng dù thế nào, tôi vẫn luôn bảo toàn tiếng sáo của mình vẫn mang bản sắc Việt Nam.
 
  Anh muốn được khán giả biết đến là một nghệ sỹ thổi sáo hay một nhạc sỹ có nhiều ca khúc được yêu thích?

Cả hai điều đó tôi đều muốn. Nhưng hiện mọi người biết tới tôi là một nghệ sỹ thổi sáo nhiều hơn. Tôi thường được bạn bè gọi là Thắng sáo hay Tiêu Sơn Tráng Sỹ (vui thôi). Còn ca khúc là những tác phẩm tôi gửi gắm tâm tư tình cảm. Chỉ khác khi tôi trình diễn sáo là nó có lời. Cả hai đều là tâm hồn có thể gửi tới mọi người thưởng thức và sẻ chia cùng tôi.
 
Mơ ước hiện nay của anh là gì?

  Ngoài những dự định về âm nhạc dân tộc, tôi mơ ước và muốn mở một xưởng chuyên làm các loại tiêu, sáo trúc Việt Nam đầy đủ chất lượng và tiêu chí sử dụng dành cho sinh viên và nghệ sỹ. Chỉ đơn giản vậy thôi vì điều hạnh phúc nhất trên đời này tôi đã có rồi đó là tổ ấm tuyệt vời của mình.

 Nhắc đến Thắng Sáo là mình lại nhớ đến tình bạn của lão và Tuấn Gà. Nhớ đến hai gã này mình lại nhớ đến ca khúc Sông Lấp Chiều Mưa của Tuấn Gà viết về ông Mỹ Mù bán sáo dạo ở Hải Phòng những năm 80, 90. Hồi đó bọn trẻ con mê ông Mỹ lắm, ông thổi sáo rất hay và chiều tụi trẻ con lắm. Thế rồi một ngày ông biến mất. Nhiều đứa bâng khuâng và nhiều đứa mải chơi cũng dần lãng quên ông. Thế rồi một ngày Tuấn Gà nhắc cho tôi nhớ những kí ức tuổi thơ về ông.
 
Một manh chiếu thôi, phận nghèo xơ mướp thăng hoa
Bình minh nắng lên muộn màng trong gió đông tàn
Lục tìm khắp nơi, một tuổi thơ ấp ôm tôi
Dải sông Lấp kia, đời nào như chiếc đinh cong...
Chôn chân ở góc nhà người
Quanh năm một ông già mù
Không rõ quê
Không rõ tên...
Nón mê tả tơi!
 
Xòe tay đếm xu, ngày tôi mua khúc tu tu
Chiều nao có mưa mà nghe tiêu sáo xa thẳm...
Lạc vào tích xưa, lời mẹ âu yếm bâng khuâng
Kề bên gối cao, chuyện Tiên ông xuống dương gian...
Trong tôi hình dung lạ lùng
Bên sông cùng ông già mù
Trong gió đông
Tiêu sáo bay...
Vút qua đời tôi!
 
Chiều qua có mưa, mỏi mong đôi khúc tu tu
Tuổi thơ lỡ quen tìm lời ru lúc không mẹ.
Chập chờn giấc mơ chiều ngày hoe vắng tiếng ru
Ngoài xa gió đông thổi vào cây cối bung ra...
Tôi nghe đời lá về cội
Nghe ai gào thét ngoài đường
Trong gió đông
Tiêu sáo rơi...
Tiếng rơi chỏng chơ
 
Chiều nay bước qua chợ chiều quang gáng lưa thưa
Lòng sông Lấp đây, đợi tôi ra ngóng mưa về.
Xòe tay đếm xu, ngày tôi mua nén hương trầm
Một manh chiếu thôi, phận nghèo xơ mướp thăng hoa...
Trong tôi hình dung lạ lùng
Bên sông, cành phan la đà
Trong nắng xuân
chim chóc bay...
Sáng lên đời tôi!
 
Sông Lấp đỏ quạch những ước mơ. Ngày thơ mua khúc tu tu, lớn lên phiêu bạt trở về mua nén hương trầm. Ông Mỹ mất rồi, tiếng sáo vẫn văng vẳng, giữa trời như thấp thoáng hắc bạch vô thường cầm cành phan gọi hồn. Bài này như có linh hồn bên trong vậy. Có một điều gì đấy khiến mình không quên ca khúc này của Nguyễn Tuấn.]Tiêu Sơn Tráng Sĩ – Gã hảo hán trọng nghĩa khinh tài và tiếng sáo buồn vọng về từ tuổi thơ.

bởi Nguyễn Hậu vào ngày 02 tháng 8 2011 lúc 9:17 chiều
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 03, 2011, 08:54:21 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
GÀ CHỌI
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 32



Email
« Trả lời #26 vào lúc: Tháng Tám 02, 2011, 11:21:09 PM »



Tâm hồn anh không đẹp thì nghệ thuật mà anh tạo ra cũng chỉ là thủ đoạn, toan tính thậm chí báng bổ.

Câu này hay!
Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #27 vào lúc: Tháng Tám 03, 2011, 09:08:04 AM »

Hôm qua uốn rịu trên Tứ Hải bay quá và say tóa. Ờ mà hôm qua có cái vụ đêm nhạc đêm nhẻo trên đó cũng vui lắm đó các bác. Đêm nhạc đó là đêm nhạc của hai nhạc sỹ, Hà Nội và Hải Phòng: Thắng sáo và Tuấn gà. Cái chuyện đêm nhạc chả nói làm gì nhưng mà cái Bác Thắng sáo này cũng là thành viên chạy vespa bành bạch, nên em mạn phép có vài hình ảnh đã cũ của đêm nhạc này, hòng phục vụ các bác yêu nhạc và yêu vespa và yêu uống rượu ạ.

Sân khấu ngay trong gian nhà mà chúng ta hay ngồi nhậu


Thắng sáo và Tuấn gà


Vưỡn là sáo và ghi ta


Tuấn gà với quả đầu trọc, anh có những ca khúc đương đại rất hay, ca từ mạnh, đôi khi giật mình và thấy sởn gai ốc




Khán giả vừa nhâm nhi chén rượu cay vừa thưởng thức âm nhạc trong một không gian ấm cúng tình bạn hữu


Tuấn gà, người nhạc sỹ của đất cảng. Mình khoái nghe hắn hát cái bài gì về con gà, nghe nó cứ cục tác ở trong cổ họng, hâhhaa


Vừa đệm đàn, vừa hát, vừa thổi sáo rất hay để phụ họa cho ca khúc. Hắn hát rất xung, dường như là không biết mệt mỏi. Âm nhạc với hắn là nguồn sống, là sự sáng tạo không ngừng nghỉ.

Bài của: pankxo
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 22, 2017, 09:55:29 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Ru_noong
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 698


Ru_noong
Email
« Trả lời #28 vào lúc: Tháng Tám 14, 2011, 09:33:07 AM »

Thêm một số ảnh của đêm nhạc







« Sửa lần cuối: Tháng Tám 19, 2019, 05:59:41 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Chiều về nắng đỏ pha trên tóc
Khoác mây xuống núi tắm khe rừng
Chị Hằng đủng đỉnh leo lên dốc
Gà thấy chủ về cất gáy vang.
Ru_noong
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 698


Ru_noong
Email
« Trả lời #29 vào lúc: Tháng Tám 14, 2011, 09:34:57 AM »









« Sửa lần cuối: Tháng Tám 19, 2019, 06:03:06 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Chiều về nắng đỏ pha trên tóc
Khoác mây xuống núi tắm khe rừng
Chị Hằng đủng đỉnh leo lên dốc
Gà thấy chủ về cất gáy vang.
Trang: 1 [2] 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn