Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Ba 29, 2024, 02:23:05 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thái cực quyền công viên Gia Định  (Đọc 10481 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thichtaman
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« vào lúc: Tháng Sáu 17, 2011, 12:13:56 AM »

Nhớ về lớp Thái cực quyền ở quận Gò Vấp Hồ Chí Minh.

Gần đây thấy thông tin của lớp Thái cực quyền công viên Gia Định và các bài viết của thầy Ngọc Sơn cho công chúng yêu thái cực quyền trên mạng. Những kỷ niệm về một lớp võ lại về trong tôi, kéo theo là những kỷ niệm ngày còn đi học ở thành phố mang tên bác Hồ.

Sau mấy năm học tập ở quận Gò Vấp, những gì đọng lại trong tôi lớn nhất vẫn là sáng chiều ra lớp thái cực quyền.
Tình cờ ghé qua công viên Gia Định vào buổi chiều mưa giăng lất phất. Thu hút tôi là các bạn trẻ đang được thầy chỉ thái cực quyền. Mặc cho mưa bay mọi người ai cũng say sưa tập. Tôi dừng lại quan sát và thấy thích lắm, tôi vốn thích võ từ khi còn nhỏ nhưng ở quê chẳng ai dạy mà học, có chăng thấy thế võ nào hay trên phim là ghi nhớ lấy và tự luyện, tôi lân la tới hỏi thầy và xin học tcq vào buổi chiều (lúc đó học phí là 50k vì tôi là sinh viên, bây giờ không biết thầy có tăng học phí theo thời giá không?). Thầy bảo tôi vào học luôn chiều hôm đó. Thầy cho tôi làm quen với miêu bộ rồi tới thủ pháp, tưởng dễ lắm vì tôi cho rằng tôi cũng biết chút võ (kung fu tự luyện qua phim mà) nhưng làm mãi vẫn không đúng. Chỉ mấy phút mà mồ hôi dầm dề ướt hết lưng áo, thế mới biết món này không dễ nhai. Thầy Ngọc Sơn và các vị sư huynh chỉ bài rất kỹ lưỡng. Sau 1 tháng tôi học xong bài 24 dương thức. Tôi chỉ tính đi học theo lớp buổi chiều thôi (thầy dạy cả buổi sáng và buổi chiều: 2 lớp). Có hôm thức dậy sớm tôi đi cả buổi sáng để xem lớp buổi sáng học ra sao, có đông vui như lớp buổi chiều hay không thôi, thấy tôi mảnh khảnh thầy gọi lại để chỉ cho học khí công. Tôi lo lắm vì sợ phải đóng thêm học phí, thầy gọi mà tôi ngần ngại lắm không biết nói sao. Thầy mới hỏi tại sao vậy, học khí công không bổ dọc cũng bổ ngang nên học khi còn trẻ tốt hơn. Tôi vẫn không nói gì thầy hỏi mãi tôi mới nói, thưa thầy con chỉ đủ tiền học theo lớp buổi chiều thôi, học buổi sáng và khí công con không học được, thầy cười xòa và bảo cứ học đi thầy không tính thêm đâu mà sợ. Vậy là từ đó tôi theo học cả 2 buổi sáng và chiều. Nửa tháng sau tôi học xong bài 18, tháng tiếp theo tôi học xong bài toàn thức 42 (bài tcq tổng hợp).
Mỗi buổi học được thầy cho ôn cả 3  bài quyền, đi theo nhạc. Thầy quan sát và chỉ các chỗ còn lóng ngóng, chưa đúng của từng người.

Trong quá trình học thấy các anh đi các bài quạt, đao, kiếm và côn của thiếu lâm rất mạnh mẽ và uy lực, tôi tính sau này sẽ xin thầy cho học. Nhưng bài mà tôi thích nhất và muốn học hơn lại là bài quyền 56 trần thức, thấy các anh đi mà thèm quá. Tôi tính học cho ổn hết kỹ thuật của bài 42 là xin thầy học bài 56 trần thức.
Có nhiều khi đang học trên lớp, hơn 4 giờ chiều rồi mà mưa vẫn nặng hạt, sợ lắm, sợ mưa lớn (lớp học ngoài trời mà) mọi người sẽ không đến và thầy cũng có thể không đến. Tôi thì vẫn đến dù mưa, vì thực sự nếu ở nhà cũng không học hành gì được, buổi chiều khu nhà trọ đông và ôn ào lắm. Không đến được công viên người bồn chồn khó chịu lắm, ví như người nghiện "đến giờ" mà không có thuốc để chích/hút vậy. Có những hôm bất chợt thức dậy sớm mà không ngủ tiếp được, hoặc buổi chiều được nghỉ học tôi chỉ mong mau đến giờ để tới lớp.

Thông thường một số câu lạc bộ thầy và trò có khoảng cách lắm. Nhưng thầy lại rất thân thiện. Nhiều buổi học xong, thầy ngồi trên ghế đá công viên, chúng tôi ngồi vây quanh dưới sân phía trước thầy, ai nấy cũng nghếch cái mặt lên nghe thầy giảng về võ thuật & thái cực quyền một cách chăm chú. Cảnh tượng thật giống như một buổi truyền giảng ngoài trời vậy, thầy giống một vị cao tăng đắc đạo, và chúng tôi là những tín đồ Phật giáo mộ đạo. Là một người từng trải thầy chỉ kinh nghiệm sống, thỉnh thoảng thầy kể những những câu truyện cười mà mà ít ai tường được nghe bao giờ. Thầy kể truyện giỏi, hát quan họ rất hay, ca cải lương cực đỉnh,... Tôi ngày càng ngưỡng mộ thầy (có lẽ không chỉ tôi mà các ace trong lớp nữa).

Giỏ của thầy bao giờ cũng rất nặng, vì chứa sách y thuật: Hoàng Đế Nội Kinh, Kim Quỹ,...(thầy đang nghiên cứu cả y thuật!?). Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là trong cuốn “bí kíp” của thầy (cuốn Display book để chứa các bài quyền) có cả các bài “kung fu đầu bếp” nữa!? Số các bài quyền sao nhiều thế, có nhưng sư huynh học rất giỏi quyền và binh khí (đao, kiếm, côn, quạt) theo thầy mấy năm rồi mà vẫn chưa hết. Thế mới biết làm thấy người khác không dễ chút nào. Và võ học sâu rộng đến nhường nào!?

Thầy thường đến lớp từ rất sớm, lúc chờ học trò đến lớp, thầy thường ngồi viết chữ tàu trên nền gạch: có khi là bài thơ cổ của Trung Quốc có khi là các bài của Bác Hồ, có khi là chiêu thức võ thuật (thầy tự học tiếng Hoa vì niềm đam mê thái cực quyền, muốn nghiên cứu sâu về tcq & võ thuật đó),...

Thầy đa tài thiệt! Ức gì mình được như ...!

Thầy quan tâm tới sức khỏe của mọi người, ngay từ khi bắt đầu học và sau khi học được 1 tháng, 2 tháng,... thầy lại hỏi về sức khỏe của từng người xem sự tiến bộ sa sao và để thầy điều chỉnh bài học cho hợp lý có những trường hợp khó ngoài tầm thầy lưu tâm suy ngẫm để lý giải tìm ra căn nguyên, thầy nghiên cứu về các chứng bệnh. Có khi thầy nhờ chuyên gia y học (Bác sĩ đông y) tư vấn giúp,... để lý giải và chỉ bài phù hợp giúp cho từng người.
Có hôm được bác sĩ đông y truyền cho mấy bài thuốc, thầy nghe chăm chú như muốn ghi không sót từng chữ, nghe xong thầy mừng khôn xiết (mừng như bắt được vàng, lúc này trông thầy thật trẻ). Tiếc là tôi không đủ văn để tả tâm trạng của thầy hôm đó! Tiếp theo là thầy đàm đạo sôi nổi với bác sĩ đông y kia. Tôi ngạc nhiên vì vị bác sĩ kia nghe thầy nói chuyện y thuật mà rất lấy làm tâm đắc. Có lẽ thầy cũng nghiên cứu y thuật lâu rồi.

Sinh viên chúng tôi thích nhất là hay được thầy dẫn đi ăn. Có hôm thầy cho đi ăn bánh xèo, hôm thì gỏi vịt hay thịt gâu gâu,... (mình ăn chay nên chỉ ngồi nghe thầy và các huynh đệ tỷ muội nói chuyện).

Nhiều buổi sáng học xong thầy gọi anh em lại và đưa cho mỗi người một cái bánh nếp (món này tôi ăn được nên vui lắm, với tôi một cái bánh là được 1 bữa sáng thịnh soạn rồi), có khi là bánh tét, bánh ít. Lúc này sao chúng tôi giống lũ trẻ khi mẹ đi chợ về thế! Thầy cười thật hiền và bảo: "cháu nào cũng có phần"!

Thầy làm công an bên an ninh văn hóa có lẽ vậy thầy rất vui tính, thầy 50 tuổi rồi thì phải, tóc thầy có nhiều sợi bạc rồi. Không biết có phải vì thầy thường thức dậy sớm và đội sương đến lớp từ rất sớm và sương đã nhuộm bạc tóc thầy, hay do công việc quá bận rộn, phải nghiền ngẫm cải tiến và sáng tạo bài dạy, nghiên cứu võ thuật Trung Hoa,…Nhưng thầy vẫn bảo: “Tuổi 50 mà ngỡ như trẻ thơ”, chúng tôi lại được dịp cười bò.
Có nhiều hôm mưa lớn, mọi người chỉ kịp nép vào gốc cây, cả thầy lẫn trò mới có dịp đứng sát bên nhau. Vẫn cười nói, có bạn vẫn say sưa tập dưới mưa. Có lẽ vì đang cao hứng( nhưng hôm sau bạn ấy vẫn đến lớp khỏe mạnh). Các tầng lá cây không đủ kín để che hết các hạt mưa. Mưa lạnh thật nhưng lòng lại ấm quá. Mưa to nữa, vậy là cả thầy lẫn trò cũng chạy vào chòi để tránh mưa. Mưa mỗi lúc một lớn, màn mưa dày rới xuống từ mái ngói. Hôm đó thầy mặc võ phục màu đen, lưng đeo bao kiếm, dáng thầy hiên ngang, trông giống các hiệp khách trong phim võ hiệp Hồng kông ghê. Thầy vẫn kể chuyện võ thuật xưa và nay, làm chúng tôi quên đi rằng trời đang mưa và tối dần,…

Nhưng có lẽ chữ duyên chỉ đến đó thôi. Cái gì đến cuối cùng sẽ đến (What should come will finally come!). Tôi tốt nghiệp và phải về quê hương miền Trung làm việc, thỉnh thoảng vẫn tập 3 bài thầy dạy. Mày mò trên mạng thấy bài 56 của thầy và tôi học theo. Giờ đi cũng trơn tru nhưng nếu được thầy chỉnh sửa thì hay biết mấy. Nghe nói gần đây thầy dạy cả bài Trần thị 36 nữa.
Về quê thỉnh thoảng tôi có đi dạo các công viên xem có chỗ nào dạy hay để học nhưng không được chỗ nào ưng ý cả. Đứng xem chỉ muốn lại chỉ và chỉnh cho người ta thôi.

Gần đây thầy dạy cả võ tự vệ nữa, và lớp có vẻ rất đông sinh viên.
Tôi rất mừng cho các bạn vì đã may mắn gặp được thầy. Lúc sắp xa lớp tôi có hỏi thầy sao lớp mình không mặc võ phục, câu trả lời của thầy làm tôi rất cảm động: “Có một số người có điều kiện họ may đồ được nhưng các em sinh viên tiền học còn không có, có em ra móc hết túi, mà cũng còn thiếu một vài nghìn mới đủ 50 nghìn, mà tờ nào cũng nhàu và cũ. Nếu may đồng phục các em làm sao may nổi và các em sẽ thấy mất tự tin vì không có đồng phục”. Vậy đó, nên đến giờ lớp vẫn không có đồng phục phải không thầy ơi!?
   Các bạn trẻ đang được học thái cực và võ tự vệ với thầy, các bạn gắng học nha, một nơi để học và một ông thầy như vậy tìm khó lắm. Những thứ đang có bao giờ cũng là thứ đáng quý nhất, nhưng ta vô tình nên không nhận ra!
        Một lớp học võ mà sao kỷ niệm nhiều vậy?

Nhớ lắm thầy ơi! Chú công an yêu môi trường nên vẫn đến lớp đều đều ngày 2 buổi bằng xe đạp!

Và mong lắm một ngày được trở lại Sài Gòn để thăm công viên Gia Định!.

Thầy luôn khỏe mạnh có nhiều niềm vui để tiếp tục việc truyền dạy võ thuật thầy Ngọc Sơn nha.

Đệ tử: Thích Tâm An
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 28, 2011, 04:16:13 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
thieutamthanh
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 5


Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Bảy 27, 2011, 01:32:49 PM »

Chào Tâm An huynh đệ,

Theo nội dung bài viết thì huynh đã học thái cực quyền với thầy Ngọc Sơn mấy năm về trước. Vậy tiểu đệ phải xưng hô là Tâm An sư huynh rồi ha.

Đọc bài của h có thể thấy được toàn cảnh không khí không gian của clb mình.
Đọc bài viết của h, các bạn võ sinh trong lớp ai cũng thấy thấp thoáng hình ảnh của mình ở trong đó.
H làm mọi người trong lớp nghi ngờ lẫn nhau đó nha. Người nọ bảo người kia viết bài.
H nên giới thiệu về mình thêm chút, quê quán cụ thể, công việc hiện tại,...

Đệ theo thầy 2 năm rồi. Nhưng thời gian học ở lớp cũng không được nhiều lắm (hay phải đi làm ở Vũng Tàu), kỷ niệm với lớp thì nhiều nhưng cầm bút viết về lớp không nổi. Có lẽ cảm xúc chưa về chăng.
Mà tại h viết nhiều quá thành ra đệ không biết lấy gì để viết đây, hẹn lại thư sau sẽ viết tiếp vậy heng.

Ah, nói h biết bây giờ lớp của mình giờ đông vui lắm. Các bạn trẻ (đa phần là sinh viên) tham gia đông hơn. Thêm các thành viên bên lớp võ tự vệ nữa. Lớp sắp có website rồi (http://thaicucthieugia.com), anh em trong lớp đang xây dựng. Nội dung thì thầy đã chuẩn bị sẵn sàng.    
Có gì mới đệ sẽ mách với huynh.

Xin thay mặt cho clb Thái cực quyền Thiều Gia - Công viên Gia Định cảm ơn sâu sắc bài viết của huynh!

Chúc an lạc.

Trân trọng,
Tam Thanh
Thái cực quyền Thiều Gia - Công viên Gia Định
Hp: 0988125047  
Web: http://thaicucthieugia.com   Email: thaicucthieugia@gmail.com  Yahoo: thaicucthieugia  
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 13, 2011, 02:49:19 PM gửi bởi thieutamthanh » Logged
thieutamthanh
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 5


Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Tám 31, 2011, 04:51:02 PM »

NGƯỜI THẦY CỦA TÔI!
(gửi thầy Thiều Ngọc Sơn và lớp thái cực quyền công viên Gia Định)
Viết bởi võ sinh: Duy Thuật
Thư viết đêm 14/08/2011

   Sáng sớm hôm nay sao bình yên đến lạ thường, mặt trời chiếu những tia nắng hiền dịu xuống sân tập, gió thu nhè nhẹ thổi làm hoa lá đong đưa, từng giọt sương ban mai còn đọng trên cây cỏ phản chiếu ánh mặt trời mới lung linh làm sao. Và thầy đã đứng ở đó tự bao giờ, khuôn mặt nhân hậu, điềm tĩnh đang tận tụy dìu dắt từng bước miêu bộ cho các môn sinh mới. Tôi nhanh nhảu chạy ra chào thầy và các huấn luyện viên rồi về vị trí tập luyện, trong lòng bỗng mỉm cười, niềm vui bỗng đến một cách bình dị mà lớn lao làm sao.

   Khi tâm hồn nhẹ nhàng người ta thường dễ nghĩ đến những kỷ niệm vui trong đời!?, tôi nghĩ về những ngày đầu đến sân tập, vốn là từ nhỏ khi biết đến thái cực quyền tôi đã tỏ ra hâm mộ và yêu thích môn võ này nhưng vốn là một người rụt rè và rất ngại tiếp xúc đám đông nên cứ do dự mãi cho đến tận năm thứ ba mới hạ quyết tâm đi học thái cực. Với mục đích là giúp cho thân thể được khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Lớp học của tôi là sân phía trước của công viên Gia Định, một góc công viên thoáng mát, đơn sơ nhưng ấm áp tình người biết bao, đặc biệt là có một người thầy, một vị võ sư sống rất giản dị, thanh cao và tình yêu vô bờ bến dành cho sinh viên. Ngày mới bước vào lớp thầy dìu dắt tôi đi miêu bộ từng bước từng bước một như dìu dắt một đứa trẻ đang chập chững bước đi vậy. Vốn tiếp thu chậm nên hay bị thầy la, song không vì thế mà tôi nản lòng mà ngược lại tôi thầm cảm ơn thầy và tôi thấy mình cần phải cố gắng thêm nhiều.

   Học thái cực quyền rèn luyện cho tôi đức tính ôn hòa và kiên trì, giúp tôi nhìn đời nhìn người một cách lạc quan và tràn đầy tin tưởng vào cuộc sống này. Những lúc ngồi nghe thầy kể chuyện và giảng giải những điều thắc mắc về cuộc sống tôi mới thấy thầy không chỉ hiểu biết về võ thuật mà cả chuyện đời, chuyện người thầy cũng am tường.

   Lúc tôi bị đau thầy an ủi rất nhiều, thầy dạy cho tôi cách thức và truyền cho tôi niềm tin để vượt qua bệnh tật, có những lúc sợ hãi không biết chia sẽ cùng ai, nói chuyện với thầy một lát nghe thầy giảng giải phân tích tôi lại thấy cuộc sống bình yên trở lại, giờ đây đã khỏi bệnh tôi thầm cảm ơn thầy rất nhiều. Thầy đã giúp cho tôi có được thứ quý giá mà bao người ao ước đó là sức khỏe, bài khí công của thầy đơn giản mà hiệu quả vô cùng.

   Có thời kỳ tôi sao nhãng việc tập luyện thầy thường nhắc nhở, bảo tôi phải cố gắng sắp xếp đi tập chỉ vì mục đích muốn tôi khỏe mạnh là thầy vui rồi. Thông qua dạy võ thầy còn dạy cách ứng xử trong cuộc sống, dạy tôi biết thế nào là “nhân” là “nghĩa” là “đạo”. Anh em trong lớp ai cũng xem thầy là người cha tinh thần của mình vậy, tôi biết thầy cũng xem chúng tôi như con cháu của mình để mà dạy dỗ, bảo ban và có khi là trách phạt.

   Có những buổi chiều sau giờ học tôi chạy thật nhanh ra lớp, đến công viên thì bao nhiêu những mệt mỏi, những căng thẳng và sự ồn ào nào nhiệt của Sài Gòn dường như được xua tan để nhường chỗ cho tiếng nhạc đệm du dương của các bài thái cực quyền, nhường chỗ cho các bài quạt nhẹ nhàng và lãng mạn. Nhìn xa xa thấy hai sư huynh đang đi quyền một đi bài 56 (trần thức thái cực), một đi bài Huyền Vũ Quyền (võ đang kungfu), động tác mạnh mẽ miên miên bất tuyệt như trường giang đại hải mà sắc mặt vẫn bình thản vô tư. Lại nhìn bên kia một anh chàng thanh niên vóc dáng mảnh mai, nhỏ bé đi bài 36 trần thức rất uyển chuyển, lúc dồn dập, lúc khoan thai đan xen, tôi khâm phục ý chí và lòng quyết tâm vượt qua số phận của con người này, sức mạnh đó có lẽ nó có được bởi sự kết hợp ý chí mạnh của anh và sự huyền diệu của thái cực. Rồi cơn mưa Sài Gòn đến bất chợt hình ảnh những võ sinh đi quyền dưới mưa lại nhắc cho tôi nhớ rằng trong cuộc sống dù thế nào thì cũng không được lùi bước trước khó khăn thử thách.
 
   Hoàng hôn lại buông xuống, ánh mặt trời dần dần nhường chỗ cho màn đêm và ánh điện đường lung linh, các anh em lại quây quần bên thầy nghe kể chuyện, tiếng cười cứ thao thao không dứt, và tôi hiểu đôi khi những điều bình dị nhất cũng làm ta hạnh phúc vô bờ.

   Giờ đây khi đã tốt nghiệp và sắp phải làm việc ở nới khác, sẽ không còn được ra sân tập nữa, không còn được nghe những câu chuyện dí dỏm của thầy, không còn được nghe những tiếng cười dòn tan, trong trẻo của môn sinh mới. Tất cả đã trở thành một phần ký ức tươi đẹp của thời sinh viên và tôi sẽ không bao giờ quên một người thầy như vậy.

   Thầy ơi! Dù đi đâu làm gì con cũng sẽ chăm chỉ tập luyện và ghi nhớ những lời dạy của thầy. Sau này có thời gian nhất định con sẽ trở lại thăm thầy và lớp.

   P/S: Cảm ơn Duy Thuật nhiều nha, anh học với thầy mấy năm rồi mà đến giờ vẫn chưa viết được gì cả.
Logged
chunglyhan
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 2


« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Hai 20, 2013, 02:11:21 PM »

Trích dẫn
Tiêu đề: Thái cực quyền công viên Gia Định
Gửi bởi: thichtaman trong Tháng Sáu 17, 2011, 12:13:56 AM
Nhớ về lớp Thái cực quyền ở quận Gò Vấp Hồ Chí Minh.

Gần đây thấy thông tin của lớp Thái cực quyền công viên Gia Định và các bài viết của thầy Ngọc Sơn cho công chúng yêu thái cực quyền trên mạng. Những kỷ niệm về một lớp võ lại về trong tôi, kéo theo là những kỷ niệm ngày còn đi học ở thành phố mang tên bác Hồ.

Sau mấy năm học tập ở quận Gò Vấp, những gì đọng lại trong tôi lớn nhất vẫn là sáng chiều ra lớp thái cực quyền.
Tình cờ ghé qua công viên Gia Định vào buổi chiều mưa giăng lất phất. Thu hút tôi là các bạn trẻ đang được thầy chỉ thái cực quyền. Mặc cho mưa bay mọi người ai cũng say sưa tập. Tôi dừng lại quan sát và thấy thích lắm, tôi vốn thích võ từ khi còn nhỏ nhưng ở quê chẳng ai dạy mà học, có chăng thấy thế võ nào hay trên phim là ghi nhớ lấy và tự luyện, tôi lân la tới hỏi thầy và xin học tcq vào buổi chiều (lúc đó học phí là 50k vì tôi là sinh viên, bây giờ không biết thầy có tăng học phí theo thời giá không?). Thầy bảo tôi vào học luôn chiều hôm đó. Thầy cho tôi làm quen với miêu bộ rồi tới thủ pháp, tưởng dễ lắm vì tôi cho rằng tôi cũng biết chút võ (kung fu tự luyện qua phim mà) nhưng làm mãi vẫn không đúng. Chỉ mấy phút mà mồ hôi dầm dề ướt hết lưng áo, thế mới biết món này không dễ nhai. Thầy Ngọc Sơn và các vị sư huynh chỉ bài rất kỹ lưỡng. Sau 1 tháng tôi học xong bài 24 dương thức. Tôi chỉ tính đi học theo lớp buổi chiều thôi (thầy dạy cả buổi sáng và buổi chiều: 2 lớp). Có hôm thức dậy sớm tôi đi cả buổi sáng để xem lớp buổi sáng học ra sao, có đông vui như lớp buổi chiều hay không thôi, thấy tôi mảnh khảnh thầy gọi lại để chỉ cho học khí công. Tôi lo lắm vì sợ phải đóng thêm học phí, thầy gọi mà tôi ngần ngại lắm không biết nói sao. Thầy mới hỏi tại sao vậy, học khí công không bổ dọc cũng bổ ngang nên học khi còn trẻ tốt hơn. Tôi vẫn không nói gì thầy hỏi mãi tôi mới nói, thưa thầy con chỉ đủ tiền học theo lớp buổi chiều thôi, học buổi sáng và khí công con không học được, thầy cười xòa và bảo cứ học đi thầy không tính thêm đâu mà sợ. Vậy là từ đó tôi theo học cả 2 buổi sáng và chiều. Nửa tháng sau tôi học xong bài 18, tháng tiếp theo tôi học xong bài toàn thức 42 (bài tcq tổng hợp).
Mỗi buổi học được thầy cho ôn cả 3  bài quyền, đi theo nhạc. Thầy quan sát và chỉ các chỗ còn lóng ngóng, chưa đúng của từng người.

Trong quá trình học thấy các anh đi các bài quạt, đao, kiếm và côn của thiếu lâm rất mạnh mẽ và uy lực, tôi tính sau này sẽ xin thầy cho học. Nhưng bài mà tôi thích nhất và muốn học hơn lại là bài quyền 56 trần thức, thấy các anh đi mà thèm quá. Tôi tính học cho ổn hết kỹ thuật của bài 42 là xin thầy học bài 56 trần thức.
Có nhiều khi đang học trên lớp, hơn 4 giờ chiều rồi mà mưa vẫn nặng hạt, sợ lắm, sợ mưa lớn (lớp học ngoài trời mà) mọi người sẽ không đến và thầy cũng có thể không đến. Tôi thì vẫn đến dù mưa, vì thực sự nếu ở nhà cũng không học hành gì được, buổi chiều khu nhà trọ đông và ôn ào lắm. Không đến được công viên người bồn chồn khó chịu lắm, ví như người nghiện "đến giờ" mà không có thuốc để chích/hút vậy. Có những hôm bất chợt thức dậy sớm mà không ngủ tiếp được, hoặc buổi chiều được nghỉ học tôi chỉ mong mau đến giờ để tới lớp.

Thông thường một số câu lạc bộ thầy và trò có khoảng cách lắm. Nhưng thầy lại rất thân thiện. Nhiều buổi học xong, thầy ngồi trên ghế đá công viên, chúng tôi ngồi vây quanh dưới sân phía trước thầy, ai nấy cũng nghếch cái mặt lên nghe thầy giảng về võ thuật & thái cực quyền một cách chăm chú. Cảnh tượng thật giống như một buổi truyền giảng ngoài trời vậy, thầy giống một vị cao tăng đắc đạo, và chúng tôi là những tín đồ Phật giáo mộ đạo. Là một người từng trải thầy chỉ kinh nghiệm sống, thỉnh thoảng thầy kể những những câu truyện cười mà mà ít ai tường được nghe bao giờ. Thầy kể truyện giỏi, hát quan họ rất hay, ca cải lương cực đỉnh,... Tôi ngày càng ngưỡng mộ thầy (có lẽ không chỉ tôi mà các ace trong lớp nữa).

Giỏ của thầy bao giờ cũng rất nặng, vì chứa sách y thuật: Hoàng Đế Nội Kinh, Kim Quỹ,...(thầy đang nghiên cứu cả y thuật!?). Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là trong cuốn “bí kíp” của thầy (cuốn Display book để chứa các bài quyền) có cả các bài “kung fu đầu bếp” nữa!? Số các bài quyền sao nhiều thế, có nhưng sư huynh học rất giỏi quyền và binh khí (đao, kiếm, côn, quạt) theo thầy mấy năm rồi mà vẫn chưa hết. Thế mới biết làm thấy người khác không dễ chút nào. Và võ học sâu rộng đến nhường nào!?

Thầy thường đến lớp từ rất sớm, lúc chờ học trò đến lớp, thầy thường ngồi viết chữ tàu trên nền gạch: có khi là bài thơ cổ của Trung Quốc có khi là các bài của Bác Hồ, có khi là chiêu thức võ thuật (thầy tự học tiếng Hoa vì niềm đam mê thái cực quyền, muốn nghiên cứu sâu về tcq & võ thuật đó),...

Thầy đa tài thiệt! Ức gì mình được như ...!

Thầy quan tâm tới sức khỏe của mọi người, ngay từ khi bắt đầu học và sau khi học được 1 tháng, 2 tháng,... thầy lại hỏi về sức khỏe của từng người xem sự tiến bộ sa sao và để thầy điều chỉnh bài học cho hợp lý có những trường hợp khó ngoài tầm thầy lưu tâm suy ngẫm để lý giải tìm ra căn nguyên, thầy nghiên cứu về các chứng bệnh. Có khi thầy nhờ chuyên gia y học (Bác sĩ đông y) tư vấn giúp,... để lý giải và chỉ bài phù hợp giúp cho từng người.
Có hôm được bác sĩ đông y truyền cho mấy bài thuốc, thầy nghe chăm chú như muốn ghi không sót từng chữ, nghe xong thầy mừng khôn xiết (mừng như bắt được vàng, lúc này trông thầy thật trẻ). Tiếc là tôi không đủ văn để tả tâm trạng của thầy hôm đó! Tiếp theo là thầy đàm đạo sôi nổi với bác sĩ đông y kia. Tôi ngạc nhiên vì vị bác sĩ kia nghe thầy nói chuyện y thuật mà rất lấy làm tâm đắc. Có lẽ thầy cũng nghiên cứu y thuật lâu rồi.

Sinh viên chúng tôi thích nhất là hay được thầy dẫn đi ăn. Có hôm thầy cho đi ăn bánh xèo, hôm thì gỏi vịt hay thịt gâu gâu,... (mình ăn chay nên chỉ ngồi nghe thầy và các huynh đệ tỷ muội nói chuyện).

Nhiều buổi sáng học xong thầy gọi anh em lại và đưa cho mỗi người một cái bánh nếp (món này tôi ăn được nên vui lắm, với tôi một cái bánh là được 1 bữa sáng thịnh soạn rồi), có khi là bánh tét, bánh ít. Lúc này sao chúng tôi giống lũ trẻ khi mẹ đi chợ về thế! Thầy cười thật hiền và bảo: "cháu nào cũng có phần"!

Thầy làm công an bên an ninh văn hóa có lẽ vậy thầy rất vui tính, thầy 50 tuổi rồi thì phải, tóc thầy có nhiều sợi bạc rồi. Không biết có phải vì thầy thường thức dậy sớm và đội sương đến lớp từ rất sớm và sương đã nhuộm bạc tóc thầy, hay do công việc quá bận rộn, phải nghiền ngẫm cải tiến và sáng tạo bài dạy, nghiên cứu võ thuật Trung Hoa,…Nhưng thầy vẫn bảo: “Tuổi 50 mà ngỡ như trẻ thơ”, chúng tôi lại được dịp cười bò.
Có nhiều hôm mưa lớn, mọi người chỉ kịp nép vào gốc cây, cả thầy lẫn trò mới có dịp đứng sát bên nhau. Vẫn cười nói, có bạn vẫn say sưa tập dưới mưa. Có lẽ vì đang cao hứng( nhưng hôm sau bạn ấy vẫn đến lớp khỏe mạnh). Các tầng lá cây không đủ kín để che hết các hạt mưa. Mưa lạnh thật nhưng lòng lại ấm quá. Mưa to nữa, vậy là cả thầy lẫn trò cũng chạy vào chòi để tránh mưa. Mưa mỗi lúc một lớn, màn mưa dày rới xuống từ mái ngói. Hôm đó thầy mặc võ phục màu đen, lưng đeo bao kiếm, dáng thầy hiên ngang, trông giống các hiệp khách trong phim võ hiệp Hồng kông ghê. Thầy vẫn kể chuyện võ thuật xưa và nay, làm chúng tôi quên đi rằng trời đang mưa và tối dần,…

Nhưng có lẽ chữ duyên chỉ đến đó thôi. Cái gì đến cuối cùng sẽ đến (What should come will finally come!). Tôi tốt nghiệp và phải về quê hương miền Trung làm việc, thỉnh thoảng vẫn tập 3 bài thầy dạy. Mày mò trên mạng thấy bài 56 của thầy và tôi học theo. Giờ đi cũng trơn tru nhưng nếu được thầy chỉnh sửa thì hay biết mấy. Nghe nói gần đây thầy dạy cả bài Trần thị 36 nữa.
Về quê thỉnh thoảng tôi có đi dạo các công viên xem có chỗ nào dạy hay để học nhưng không được chỗ nào ưng ý cả. Đứng xem chỉ muốn lại chỉ và chỉnh cho người ta thôi.

Gần đây thầy dạy cả võ tự vệ nữa, và lớp có vẻ rất đông sinh viên.
Tôi rất mừng cho các bạn vì đã may mắn gặp được thầy. Lúc sắp xa lớp tôi có hỏi thầy sao lớp mình không mặc võ phục, câu trả lời của thầy làm tôi rất cảm động: “Có một số người có điều kiện họ may đồ được nhưng các em sinh viên tiền học còn không có, có em ra móc hết túi, mà cũng còn thiếu một vài nghìn mới đủ 50 nghìn, mà tờ nào cũng nhàu và cũ. Nếu may đồng phục các em làm sao may nổi và các em sẽ thấy mất tự tin vì không có đồng phục”. Vậy đó, nên đến giờ lớp vẫn không có đồng phục phải không thầy ơi!?
   Các bạn trẻ đang được học thái cực và võ tự vệ với thầy, các bạn gắng học nha, một nơi để học và một ông thầy như vậy tìm khó lắm. Những thứ đang có bao giờ cũng là thứ đáng quý nhất, nhưng ta vô tình nên không nhận ra!
        Một lớp học võ mà sao kỷ niệm nhiều vậy?

Nhớ lắm thầy ơi! Chú công an yêu môi trường nên vẫn đến lớp đều đều ngày 2 buổi bằng xe đạp!

Và mong lắm một ngày được trở lại Sài Gòn để thăm công viên Gia Định!.

Thầy luôn khỏe mạnh có nhiều niềm vui để tiếp tục việc truyền dạy võ thuật thầy Ngọc Sơn nha.

Đệ tử: Thích Tâm An
[/color
]

Bài viết rất hay, cảm ơn Thiều Tam Thanh, cảm ơn Thích Tâm An.
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn