Tứ Hải giai huynh đệ

Đông Y - Traditional Medicine => Châm cứu - Án ma - Acupuncture - Massage => Tác giả chủ đề:: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2008, 09:16:45 AM



Tiêu đề: Châm cứu và các phương huyệt
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2008, 09:16:45 AM
Huyệt Hội âm

(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/Hoiam_zpsowbflcjk.jpg)

Chỗ gặp nhau của tiền âm và hậu âm

Đàn ông thì lấy sau túi dái và trước lỗ đít, đàn bà thì lấy sau chỗ nối của môi lớn và lỗ đít.

Châm đứng kim, sâu 0,5 - 01 thốn, cứu 3 - 5 mồi, hơ 10 - 20 phút.

Trị mọi thứ bệnh trong âm bộ, viêm âm đạo, viêm niệu đạo, đau dương vật, kinh nguyệt không đều, sa dạ con, viêm tiền liệt tuyến, không thể đái ỉa được, cửa mình sưng đau.

Cùng với Khúc cốt trị cơ tròn co thắt, bí đái ỉa.


Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: kumio trong Tháng Tư 24, 2008, 05:53:11 PM
(http://camxahoc.vn/js/uploads/xsxxdas.JPG)


Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: luquetvungcao trong Tháng Tư 25, 2008, 01:33:20 PM
Trời ơi! Châm thế này thì Bs phải bịt hai cái lỗ nhãn vào ạ, thiện tai, tại thiên! Em mà thế châm méo mồm là chắc.


Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: doclaptudo trong Tháng Tư 25, 2008, 01:46:47 PM
Cần gì, lấy mảnh vải khoét ra là được, châm thoải mái


Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: Ru_noong trong Tháng Tư 26, 2008, 07:46:21 AM
Làm gì mà bác LUQUETVUNGCAO sợ vậy. Theo tôi biết thì số du huyệt trên cơ thể người có rất nhiều, nhưng đại thể chia ra làm ba loại là: Kinh huyệt, Kỳ huyệt và A thị huyệt.

Kinh huyệt

Là huyệt có tên nhất định và có nơi nhất định, theo đúng thủ, túc tam âm kinh, thủ, túc tam
dương kinh, Nhâm và Đốc mạch mà dàn ra, thành hệ thống 14 kinh gọi là kinh huyệt.

Kỳ huyệt

Là những phát hiện dần dần sau khi 14 đường kinh đã hình thành. Các y gia đời sau đã không nghĩ đến việc đem toàn bộ chúng nhập vào trong 14 kinh. (các huyệt mới gần đây tìm ra gọi là tân nguyệt). Do một số kỳ huyệt (đối với một số bệnh) có tác dụng chữa bệnh đặc thù, vì thế gọi là kỳ huyệt. Do một số kỳ huyệt (đối với một số bệnh) có tác dụng chữa bệnh đặc thù, vì thế gọi là kỳ huyệt hoặc kinh ngoại kỳ huyệt (dịch là huyệt lạ ngoài kinh).

Kỳ huyệt phân bố rất rộng, nhưng đều có quan hệ mật thiết với hệ thống kinh lạc, như huyệt Ấn đường trên đốc mạch, Trửu tiêm trên kinh tam tiêu.

A thị huyệt

Là nơi huyệt vị không cố định, lấy cục bộ chỗ bệnh hoặc nơi có phản ứng ấn đau làm nơi châm chữa, nó không có tên huyệt vị nhất định, gọi là A thị huyệt, hoặc gọi là huyệt bất định, huyệt thiên ứng, A thị huyệt còn dùng cho chữa tật nạn ở bắp thịt phần nông (như đau bắp thịt), có thể bổ trợ khi chữa trị (làm giảm các cơn đau cấp tính).

Huyệt Hội âm có tác dụng rất tốt với đường sinh dục.

khi châm nhớ đừng dùng " KIM BỰ " Để châm nhầm nhe.


Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: handinhand trong Tháng Tư 26, 2008, 02:39:55 PM
VỀ CÁCH CHỮA LIỆT DƯƠNG, HOẠT TINH, DI TINH THEO PHƯƠNG PHÁP CỔ TRUYỀN - KHÔNG DÙNG THUỐC

BS. NGUYỄN VĂN DƯƠNG

 Nỗi đau khổ về liệt dương, di mộng tinh của một số người đã được các đồng nghiệp cả Đông y cũng như Y học hiện đại đề cập đến nhiều. Ở đây tôi cũng xin nêu lên một số bí quyết gia truyền tự áp dụng trong dân gian.

Về triệu chứng: liệt dương là triệu chứng (bộc phát bất lực, liệt nhẹ) của nam giới do hành vi không tạo ra được, còn hoạt tinh là do thời gian liên tục của hành vi giới tính tạo ra chỉ một lúc (thủ dâm). Có nhiều nguyên nhân như: biến dạng dương vật, rối loạn thần kinh, thiếu kích thích tố giới tính, lạm dụng quá nhiều nicotine, bệnh đái đường, ngộ độc ma túy, suy dinh dưỡng v.v... Ngoài ra có nhiều trường hợp do loạn thần kinh chức năng, ảnh hưởng của tinh thần cũng lớn.

Đông y cũng như Tây y tìm hiểu nguyên nhân và cũng hướng dẫn nhiều phương pháp dự phòng điều trị liệt bằng dương dùng thuốc, không dùng thuốc, hiệu quả còn hạn chế. Biểu hiện đa số là những tấm gương chân thật về làm việc hăng say nhưng vẫn không hiểu tại sao tính bền bỉ dẻo dai trong công việc hình như mất dần: mệt mỏi về tinh thần hơn về thể lực và khi giao hợp, bị phụ nữ chê bai: "Anh yếu rồi". Nổi bật lên có người bất lực rất nhanh do đó ảnh hưởng về tinh thần rất lớn.

+ Phương pháp không dùng thuốc bằng tắm nắng dương vật:

Vào buồng có nắng rọi vào, để trần nửa người dưới ánh nắng để trần dương vật ra nắng độ 15-30 phút, quyết tâm thực hiện cách này có thể làm dương vật cương lên. Vùng bẹn trắng bệch bị ánh nắng làm nóng lên sẽ có tác dụng hồi phục liệt dương và hoạt tinh.

+ Phương pháp chữa đan điền và háng:

Đây là hình thức xoa bóp (massage), nhưng lại ứng dụng huyệt châm cứu từ xưa. Kích thích huyệt, máu ở bụng dưới lưu thông tốt, chữa được liệt dương, hoạt tinh.

Làm như sau:

1. Xoa tay lên vùng dưới rốn (đan điền) xoa xát 30-40 lần từ trái sang phải, một tay úp lên dương vật để không ảnh hưởng tới đó.

2. Sau đó 1 tay vẫn giữ dương vật, xoa xát khắp háng bên trái, bên phải mỗi bên 20 lần (xát theo chiều đi, lại).

+ Bí quyết bổ tinh có thể tự làm hàng ngày được.

1. Bằng cách vật nửa người

1. Ngồi xổm chống gối, để 2 tay lên đầu gối.

2. Ngả vật nửa người ra để lợi dụng lực phản động, rồi ngồi trở lại như tư thế một.

Vật ngửa người ra lại ngồi dậy, làm 10-20 lần cùng động tác như vậy, máu sẽ tuần hoàn tốt, cơ bụng sẽ được kích thích, thanh niên thể dục tăng cường tinh lực. Có thể xem thường cho đây không phải môn thể dục quan trọng nhưng làm liên tục một thời gian, thân thể nhẹ nhõm, năng lực giao hợp được tăng cường.

2. Phương pháp bằng cách khép hậu môn

Khi giao hợp, hậu môn khép chặt lại. Do đó người có bệnh trĩ lực co thắt hậu môn kém thì giao cấu yếu. Hậu môn người trẻ đầy tinh lực co thắt chặt chẽ, cơ co thắt hậu môn được rèn luyện nên giao cấu dẻo dai. Hậu môn nhão dần theo tuổi, vì thế cần rèn luyện từ khi còn trẻ (động vật khi giao cấu đều khép hậu môn lại).

Cách tập đơn giản, thường xuyên lên gân ở hậu môn khép chặt lại. Bất cứ ở đâu, lúc nào cũng tập được. Phương pháp này có tác dụng tốt đối với bệnh trĩ độ I và II.

3. Bằng cách ấn, day huyệt hội âm

Ở chính giữa dương vật (hay âm hộ) và hậu môn có huyệt gọi là "hội âm". ở đàn ông, huyệt ở hậu môn và chân bọng đái, dùng ngón tay giữa xoa xát, hiệu quả cường tinh khá lớn. Dùng ngón tay ấn, day cũng tốt hoặc người khác làm cho cũng được. Với giới nữ, cách xoa bóp này có tác dụng.

4. Phương pháp dạng háng

Dạng hẳn 2 chân sang hai bên sườn, cúi gập mình xuống trước mặt. Môn thể dục chính hướng này có tác dụng tăng cường tinh lực tốt ở người có tuổi, cơ háng co lại không dang hẳn ra được. Vì thế khi dạng chân, làm căng cơ bắp ở vùng này thì tinh lực không suy yếu. Ngoài ra co bóp háng càng hiệu quả thêm (vợ chồng xoa bóp cho nhau cũng có kết quả tốt).

* Huyệt hội âm: thuộc về nhâm mạch: trên đường giữa, huyệt Hội âm ở giữa bìu giái và hậu môn (Nam); ở giữa mép sau môi lớn và hậu môn (Nữ).


Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: Jangdonggun trong Tháng Tư 28, 2008, 01:23:08 PM
Tôi thấy có một tài liệu này bằng tiếng Nga thấy nói là về ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật mới trong sinh đẻ, không biết có liên quan đến gì Hội Âm gì không vì có cái hình giông giống, post lên đây bác nào biết xem giúp:

Эпизиотомия

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/ru/thumb/b/be/Episiotomy.gif/300px-Episiotomy.gif)

Эпизиотоми́я — хирургическое рассечение промежности женщины во избежание произвольных разрывов и родовых черепно-мозговых травм ребенка во время сложных родов (обычно в случаях, когда размер головки плода значительно превышает размер входа влагалища).

Эпизиотомия целесообразна потому, что хирургический разрез оставляет менее заметные шрамы по сравнению с разрывами, заживает быстрее и вызывает меньшую кровопотерю.

Существуют три основных типа эпизиотомии:

При периниотомии промежность рассекается по срединной линии (от задней спайки больших половых губ в направлении ануса, но не доходя до него). Врачи, производящие рассечение, предпочитают именно этот тип, благодаря более быстрому заживлению шва. Однако при перитонии иногда случаются осложнения, когда в дальнейшем разрез рвётся до прямой кишки.
При срединно-латеральной эпизиотомии разрез проводят под углом 45°. Он может быть при необходимости продлён, так как нет опасности задеть анус.
Третий тип — латеральная эпизиотомия, рассечение производят так же под углом 45°, но на 2 см выше, чем при срединно-латеральной эпизиотомии. Так как шов после такого разреза плохо и долго заживает, этот тип сейчас почти не используется.


Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: THIENCHUVIENTRUYEN trong Tháng Tư 28, 2008, 01:38:31 PM
Đây là tài liệu về kỹ thuật mổ đẻ, gọi là thủ thuật mở Hội Âm, tiếng Anh là Episiotomy, tiếng Pháp là Épisiotomie, tiếng Trung là 會陰切開術 (Hội Âm thiết khai thuật). Đây được coi là một thủ thuật trợ sinh (Giúp sinh đẻ), vết rạch là đường nối đằng sau Âm đạo của người nữ hay bên cạnh. Để tiến hành thủ thuật này, người Bác sĩ cần gây mê cục bộ. Đây là phương pháp trợ sinh tiêu biểu xuất hiện vào khoảng 10 năm gần đây.

Thiên Chủ Viễn Truyền Nguyễn Hạnh
Ban đối ngoại, phiên dịch tiếng Anh - Trung, Bệnh Viện YHCT Trung ương.
DĐ: 0936143160


Tiêu đề: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: Nồi đất trong Tháng Tư 29, 2008, 02:19:03 PM
VỀ PHƯƠNG PHÁP TẬP THỞ CƠ BẢN BAN ĐẦU CỦA VĨNH XUÂN NỘI GIA

Trần Thanh Ngọc, Trưởng tràng Võ đường Vĩnh Xuân Nội gia Quyền


    Trong thời gian qua, có một số bạn quí mến chi nhánh Vĩnh Xuân Nội gia Quyền hỏi chúng tôi về phương pháp thở.  Như các bạn đã biết với Vĩnh Xuân Nội gia chúng tôi, một trong những trọng tâm trong công pháp và quyền thuật là luyện thở.  Qua ý kiến của các bạn, được sư phụ cho phép, hôm nay tôi xin trao đổi với các bạn phương pháp tập thở cơ bản ban đầu của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn hiểu thêm về chi phái chúng tôi cũng như giúp thêm phần nào các bạn trong và ngoài võ đường trên con đường tập luyện môn Vĩnh Xuân, và trong cả tập luyện dưỡng sinh, giữ gìn sức khỏe, nâng cao khả năng, sức đề kháng của cơ thể.

     Như mọi phương pháp tập thở, điều đầu tiên là phải tập điều thân.  Điều thân là luyện tư thế tập thở.  Chúng ta đã biết có nhiều tư thế tập thở như đứng, ngồi, nằm ...Với Vĩnh Xuân Nội gia, chúng tôi đặt trọng tâm vào tư thế ngồi để luyện thở.  Trong đó chú trọng đến ngồi bán già và kiết già.  Ngồi bán già chỉ là giai đọan ban đầu, khi người tập chưa ngồi được kiết già.  Kiết già là tư thế ngồi tập luyện thở tốt nhất.  Đây là cách thức ngồi của Phật, của nhà Phật để tập thở và luyện thiền.  Cách ngồi này tạo ra một tư thế vững vàng, bình ổn và tạo ra khả năng hấp thụ khí của trời đất cao nhất, hiệu quả nhất.  Ngoài mồm và mũi là hai cửa ngõ ra vào của khí (2 trung tâm thu khí), người tập thở còn hấp thu khí trời đất qua các trung tâm khác là: huyệt Bách hội (trên đỉnh đầu), hai lòng bàn tay (huyệt Lao cung), hai lòng bàn chân (huyệt Dũng tuyền) và huyệt Hội âm (gần hậu môn).   Trong tư thế kiết già,  tay có thể được đặt theo 2 cách:  i - có thể theo cách hai tay đan các ngón vào nhau sao cho 2 đầu ngón cái chạm nhau, lòng bàn tay đặt ngửa  trên hai gót chân, trước bụng dưới; Hoặc, ii - theo cách hai tay để ngửa trên hai đầu gối, đầu ngón cái và ngón trỏ chạm nhau, tạo thành một vòng tròn, các ngón khác duỗi tự nhiên.  Tư thế này còn được gọi là thế ngồi "Ngũ Tâm Hướng Thiên" vì khi luyện trong tư thế này, khí của trời không chỉ qua miệng và mũi, mà còn được hấp thu qua 5/6 trung tâm thu khí khác (qua đỉnh đầu, 2 lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân).  Và lúc này, huyệt Hội âm tiếp giáp đất, cũng thu khi của đất (Lúc đứng, khí của đất được thu qua 2 lòng bàn chân).  Trong tư thế này, chúng ta phải thả lỏng được tòan thân, không để một bộ phận nào, một điểm nào trên cơ thể bị co cứng, có thế mới hấp thu khí vào trong người tốt nhất.  Do vậy, thế ngồi kiết già là thế để tập luyện thở tốt nhất, hiệu quả cao nhất.

    Khi đã ngồi bình ổn, ta tiến hành tập thở.  Việc tập ngồi kiết già và tập thở  nên tiến hành đồng thời, không nhất thiết phải ngồi tốt rồi mới tập thở.  Phương pháp thở cơ bản ban đầu của Vĩnh Xuân Nội gia là thở hai hơi (hai kỳ):  ta hít khí nhẹ nhàng qua mũi (lúc này miệng khẽ ngậm), đưa khí vòng qua cổ xuống thẳng bụng dưới tại Đan điền (điểm bên trong bụng, cách dưới rốn khoảng 2 cm), lúc này bụng dưới từ từ phồng ra.  Sau đó từ Đan điền, ta lại đưa khí ngược lên trên (theo con đướng khí đã vào) và qua mũi ra ngoài (thở ra), lúc này bụng dưới từ từ xẹp lại.  Sau đó lại hít vào thở ra như đã làm.  Điều quan trọng trong tập thở là phải đạt được thở ÊM, NHẸ, ĐỀU (thời gian hít vào bằng thời gian thở ra), và xuống tới ĐAN ĐIỀN.  Việc tưởng như đơn giản, song để đạt được các yêu cầu như vậy trong quá trình tập thở, đối với chúng tôi, đây là một công phu.  Để đạt được những kết quả qua tập thở, điều tốt nhất là kiên trì tập theo đúng những điều đã trình bày ở trên.  Ngoài ra, một điều quan trọng cần lưu ý các bạn là, sau khi tập thở xong, bạn không được đứng dậy ngay vì điều đó không tốt cho cơ thể, mà phải đảo lại tư thế ngồi: tức đảo chân trên dưới.  Nếu lúc thở bạn đưa chân phải lên trước (trong thế kiết già), thì sau khi thở xong, bạn đưa chân trái lên trước.  Giữ tư thế mới đảo đó, bạn tĩnh tâm độ 5 phút, sau đó đứng dậy hoạt động bình thường (Đây được gọi là thời gian "xả thiền")

     Hy vọng phương pháp được trình bày ở trên có thể giúp phần nào các bạn hiểu thêm về hệ thống công pháp và kỹ thuật trong VXNGQ, cũng như có ích cho việc tập luyện của các bạn.  Cũng xin cảm ơn vì tình cảm các bạn đã giành cho chúng tôi./.



Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: banchai trong Tháng Tư 29, 2008, 02:28:54 PM
Mẹ mình hay tập nhân điện nói rằng vùng xương chậu là rất nguy hiểm vì chứa nhiều năng lượng, có liên quan gì đến huyệt Hội âm này không? Mẹ mình bảo rất sợ sử dụng vùng này.


Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Tư 29, 2008, 02:40:17 PM
Mẹ bạn tập nhân điện cứ đúng theo công thức sử dụng và tập thì ko vấn đề gì.


Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: Ru_noong trong Tháng Tư 29, 2008, 02:52:26 PM
Gủi bác Hand in hand.

Theo tài liệu mà bác post lên. Tôi cũng đã đọc bài viết tương tự đại khái có mấy vấn đề gíông như pác nói ở trên. Riêng về phần vân động hậu môn tôi có vài điều sau:

Ta có thể vận động hậu môn ở mọi lúc mọi nơi bằng cách như sau:

Trước hết ngồi trên ghế, làm cho tâm tình bình tĩnh, tinh thần tập trung, khe khẽ nhắm mắt lại sau đó khit hậu môn lại tương đương như khi chúng ta đang tiểu tiện mà đột ngột dừng lại giữa chừng. Kết thúc động tác này rồi thì bông lỏng sức làm cho hâu môn nới rộng ra. Cứ như thế các động tác co, nới lặp đi lặp lại cho đến khi nó tự vận động thì thôi.

khi bắt đầu mỗi lần co hậu môn sinh thực khí lại hơi ngẩn lên tập lâu sẽ có cảm giác như bóp lại. Bài tập này đơn giản chỉ có lợi không có hại. Tác dụng thì như bác Hand in hand đã nói ở trên mọi người thử tập trong vòng 1 - 2 tuần sẽ thấy kết quả rất hay.


Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: Ru_noong trong Tháng Tư 29, 2008, 03:00:15 PM
Gửi banchai

Huyệt Hội âm ở trong nhân điện tương ứng với luân xa 1 nơi Hoả xà ngự trị. Nếu tập nhân điện mà để ý tới huyệt này thì bị tẩu hoả nhậm ma (theo tài liệu nhân điện) khi học nhân điện người ta cũng nói về vấn đề này mà.

Như bác tuhaibajai nói cứ tập theo đúng công thức thì không vấn đề gì phải lo cả. Nhân điện cũng là một môn tập rất tốt cho sức khoẻ và tinh thần. Chúc bạn vui vẻ.


Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: Quan án sát trong Tháng Tư 29, 2008, 03:49:05 PM
Gủi bác Hand in hand.

Theo tài liệu mà bác post lên. tôi cũng đã đọc bài viết tương tự đại khái có mấy vấn giông như pác nói ở trên. riêng về phần vân động hậu môn tôi có vài điều sau:

Ta có thể vận động hậu môn ở mọi lúc mọi nơi bằng cách như sau:
trước hết ngồi trên ghế, làm cho tâm tình bình tĩnh, tinh thần tập trung, khe khẽ nhắm mắt lại sau đó khit hậu môn lại tương đương như khi chúng ta đang tiểu tiện mà đột ngột dừng lại giữa chừng. kết thúc động tác này rồi thì bông lỏng sức làm cho hâu môn nới rộng ra . Cứ như thế các động tác co, nới lặp đi lặp lại cho đến khi nó tự vận động thì thôi.
khi bắt đầu mỗi lần co hậu môn sinh thực khí lại hơi ngẩn lên tập lâu sẽ có cảm giác như bóp lại.
bài tập này đơn giản chỉ có lợi không có hại. tác dụng thì như bác Hand in hand đã nói ở trên mọi người thử tập trong vòng 1 - 2 tuần sẽ thấy kết quả rất hay.

Tôi đọc trong sách tiếng Hoa thì đây chính là phương pháp gìn giữ trinh tiết của các kỹ nữ thời xưa, đồng thời là một phép dưỡng sinh. Chủ đề này mở ra sẽ đem đến nhiều điều hay.


Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: LINHTRIEUDINH trong Tháng Năm 01, 2008, 10:07:52 PM
Vận động hậu môn


Tư thế ngồi, nằm đều được. Yên lặng, tập trung tư tưởng. Mắt nhắm khe khẽ. Sau đó thót hậu môn đi đôi với việc hít vào, thót bụng, giống như đang đi tiểu mà đột nhiên nín tiểu. Khi nín hơi vẫn thót hậu môn. Càng lâu càng tốt.

Sau đó thở ra, từ từ buông lỏng sức cho hậu môn nở rộng ra. Cứ như thế tập liên tục, ban đầu 2 phút sau nâng lên 3 phút đến 5 phút. Ngày tập 2 lần vào tối khi đi ngủ và sáng lúc thức dậy.

Luyện tập kiên trì đến khi thành thói quen gần như nó tự động vận động vậy. Làm như vậy không chỉ chữa được bệnh dương hư; đàn ông bị xuất tinh sớm cũng có khả năng kéo dài. Còn người bình thường thì tinh lực được tăng cường. Khi giao hợp có thể phối hợp với nữ muốn kéo dài bao nhiêu cũng được.

Qua luyện tập vận động hậu môn, hai kinh Khâm Đốc mạch nối liền, dương khí, âm khí thông, khí huyết vận hành đều khắp, làm các cơ quan, tạng phủ và hệ nội tiết hoạt động mạnh mẽ. Nam giới thì tăng cường tinh lực, nữ giới thì thay đổi kết cấu sinh lý kích thích âm đạo tác động nhanh chóng sự khoái cảm của người đàn ông và anh ta tình nguyện làm "tù binh" của nàng là cái chắc. Ngoài ra, phương pháp vận động hậu môn còn chữa được một số bệnh như trĩ, táo bón, mất ngủ trong vòng 2-3 tuần lễ tập.


Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: LINHTRIEUDINH trong Tháng Năm 01, 2008, 10:10:37 PM
(http://www2.vietbao.vn/images/vivavietnam5/Lam_Dep/50747269_18thien1.jpg)

Các bạn gái và cả những chị em đã có chồng con muốn tươi trẻ và giữ mãi là trinh nữ thì nên kiên trì tập luyện những bí pháp hồi xuân sau.

Phép thở bụng, thót hậu môn và vận khí nội hướng của đạo Lão thời Trung Quốc cổ đại là bí pháp giúp người phụ nữ đã có con trở thành người trinh nữ. Còn phép "hấp tinh đạo khí" thì tăng cường dương khí cho nữ, tinh lực thêm dồi dào, người tuổi 40 có thể giữ được sức sống trẻ trung của gái 17, 18.

Mỹ nữ Triệu Phi Yến và Hạ Cơ


Sách "Hậu hán thư" thời cổ đại có đoạn kể về Triệu Phi Yến: Triệu Phi Yến là một trong bốn người đẹp của Trung Quốc cổ đại. Sắc đẹp của nàng làm kinh động mọi người. Thân thể nàng nhẹ nhàng, thanh tú và linh hoạt như con chim én nên nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Hoàng đế.


Nàng được quyết định đưa vào cung. Dĩ nhiên một người con gái tuyệt sắc như vậy làm sao không có nhiều người đàn ông theo đuổi. Cho nên nàng không còn là trinh nữ.


Nhưng một đêm ân ái với Hoàng đế, Hoàng đế đã mê đắm và quyết tâm lấy nàng làm vợ, phong làm Hoàng hậu.


Hoàng đế trước sau vẫn không nghĩ nàng là trinh nữ thôn quê, hết lòng sủng ái. Điều ấy cũng lạ vì trong đêm động phòng hoa chúc Hoàng đế phải khó khăn lắm mới động phòng được, hơn nữa trên khăn giường còn lưu lại dấu vết của trinh nữ.


Các cung nữ đều biết lai lịch của Phi Yến nên ngạc nhiên gạn hỏi nàng về nguyên nhân. Triệu Phi Yến đã trả lời: "Để cho âm đạo co lại tôi đã phải tập "Vận khí nội hướng" tức là làm cho khí hướng vào bên trong.


Nghe nói những người nhan sắc lưu truyền như Dương Quý Phi, Triệu Phi Yến và nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên lúc đã 83 tuổi mà vẫn có mấy chàng trai hầu hạ, là đều học được phép "Vận khí nội hướng" và các phép Dẫn đạo của Đạo gia.


Còn Hạ Cơ nổi tiếng là mỹ nữ thời Xuân Thu, ai được nàng chiều cũng đều được cực khoái mà người đời bấy giờ ai cũngbiết. Nghe nói lúc Hạ Cơ 15 tuổi có lần đã học ở một người đàn ông xuất hiện trong mơ bí quyết cải lão hoàn đồng gọi là phép "hấp tinh đạo khí". Nàng đã dùng kỹ thuật này thường xuyên hấp thụ tinh khí của những người đàn ông mà mình tiếp xúc. Kết quả là nàng đã quá tuổi 40 mà vẫn trẻ trung như gái 17,18.


Bí thuật hồi xuân

 
Các bạn gái và cả những chị em đã có chồng con, muốn trẻ mãi và giữ mãi là trinh nữ thì nên kiên trì tập luyện những bí thuật hồi xuân sau đây.


1. Phép thở bụng:
Hít vào thóp bụng, thở ra phình bụng:


- Đầu tiên ngồi ghế (đứng cũng được), nhắm mắt 2-3 giây, rồi tĩnh tâm không được suy nghĩ điều gì, toàn thân thả lỏng cơ bắp.


- Bắt đầu thở ra bằng miệng, thở dài tống hết khí CO2 trong phổi ra đồng thời phình bụng dưới. Nín thở tùy sức.


- Sau đó từ từ hít khí sâu, êm dịu, hít đến khi không còn hít vào nữa mới thôi. Lưỡi để chạm hàm trên. Bụng dùng sức thót, tóp lại. Nín thở tùy sức.


- Tiếp sau thả lỏng hai vai, hai tay, thở ra êm dịu, phình bụng và từ từ hạ lưỡi xuống. Làm đi làm lại nhiều lần sẽ thành thạo.


2. Vận dụng hậu môn:
Tư thế ngồi, nằm đều được. Yên lặng, tập trung tư tưởng. Mắt nhắm khe khẽ. Sau đó thót hậu môn đi đôi với việc hít vào, tóp bụng, giống như đang đi tiểu mà đột nhiên nín tiểu. Khi nín hơi vẫn thót hậu môn. Càng lâu càng tốt.


- Sau đó thở ra, từ từ buông lỏng sức cho hậu môn nở rộng ra. Cứ như thế tập liên tục, ban đầu 2 phút sau nâng lên 3 phút đến 5 phút. Ngày tập 2 lần vào tối khi đi ngủ và sáng lúc thức dậy.


Luyện tập kiên trì đến khi thành thói quen gần như nó tự động vận động vậy. Làm như vậy không chỉ chữa được bệnh dương hư; đàn ông bị xuất tinh sớm cũng có khả năng kéo dài. Còn người bình thường thì tinh lực được tăng cường. Khi giao hợp có thể phối hợp với nữ muốn kéo dài bao nhiêu cũng được.


Qua luyện tập vận động hậu môn, hai kinh Khâm Đốc mạch nối liền, dương khí, âm khí thông, khí huyết vận hành đều khắp, làm các cơ quan, tạng phủ và hệ nội tiết hoạt động mạnh mẽ. Nam giới thì tăng cường tinh lực, nữ giới thì thay đổi kết cấu sinh lý kích thích âm đạo tác động nhanh chóng sự khoái cảm của người đàn ông và anh ta tình nguyện làm "tù binh" của nàng là cái chắc. Ngoài ra, phương pháp vận động hậu môn còn chữa được một số bệnh như trĩ, táo bón, mất ngủ trong vòng 2-3 tuần lễ tập.


3. Vận khí hướng nội:
Khi hít vào thì thót bụng đồng thời tập trung tư tưởng theo dõi hơi thở lưu thông trong cơ thể. Và dùng ý chí mãnh liệt vận chuyển khí đi đến mọi ngóc ngách cơ quan phủ tạng, đến tận các đầu ngón tay, ngón chân.


Luyện tập vận khí hướng nội không chỉ để chữa bệnh, ngăn ngừa bệnh: trên nóng, dưới lạnh, đầu váng, mắt hoa, vai đau, cổ mỏi... mà còn làm tinh thần an vui, sống lâu, minh mẫn và luôn khỏe mạnh. Mỗi ngày tập từ 5-10 phút vào buổi sáng, tối thì sự nóng nảy buồn phiền cũng sẽ rời bạn mà đi xa.


4. Phép hấp tinh đạo khí: Phép này ứng dụng nguyên lý của vận khí hướng nội, nghĩa là khi giao hợp nữ làm phép hấp thụ tinh khí của nam vào nội thể âm đạo.


Cụ thể là thở nhẹ, dài, tóp bụng dưới, thót hậu môn đồng thời thít hẹp âm đạo, quán tưởng tinh khí của nam giới theo hai khâm mạch lên đỉnh đầu rồi vòng theo đường tủy sống cổ lưng mà chạy xuống đến xương cùng cụt. Thở ra rồi tiếp vòng thứ 2.


Cứ thế vận hành phép hấp tinh đạo khí suốt buổi sinh hoạt. Nữ áp dụng kỹ thuật này thì bất kỳ người đàn ông nào cũng có thể nắm vững trong lòng bàn tay. Sách "Hậu Hán thư" kể, bất kỳ người đàn ông nào khi tiếp xúc với Hạ Cơ đều bị ma lực của nàng làm cho phát cuồng. Ba vị quốc vương thời Chiến chỉ vì Hạ cơ mà tàn sát lẫn nhau.


Còn nam giới rèn đủ các phép trên sẽ có một sức mạnh không thể phủ định được. Đó là sức mạnh của điện từ sinh học bên trong cơ thể của người đã dày công tập luyện.


Hai vợ chồng cùng rèn các bí thuật hồi xuân nói trên sẽ nâng cao sức khỏe, bệnh tật lánh xa, cuộc sống vui tươi và hạnh phúc.

(Theo KH&DT)


Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: Cá sấu trong Tháng Năm 01, 2008, 10:17:45 PM
Hướng dẫn nhau thế này để thành Vàng Anh hết à??? ::) ::) ::) ??? ??? ??? ;D ;D ;D :)


Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: matrenray trong Tháng Năm 01, 2008, 10:25:51 PM
(http://img86.imageshack.us/img86/4749/jmz71hro6vlv4.jpg)

Thực ra thì đấy chỉ là lý thuyết. Người xưa ước mong và muốn đẩy mọi điều đến tầm nghệ thuật. Cái ý của họ đặt ở đó, còn bây giờ con người có thể dụng ý của chỗ khác nên mới sinh ra lắm chuyện. Mà mình nghĩ Vàng Anh thì cũng là chuyện bình thường, chỉ có cái là cách hành xử ở lứa tuổi đó là không hề phù hợp chút nào. Và một điều là người phương Đông chúng ta không chấp nhận hành động như thế.


Tiêu đề: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Năm 04, 2008, 11:16:00 AM
GẶP GIÓ CHẢY NƯỚC MẮT

(http://i428.photobucket.com/albums/qq7/tuhaiquan/Chuabenh/huyet%20phong%20tri_zpspguoqeky.jpg)

Gặp gió chảy nước mắt là một loại bệnh mắt. Mùa đông bệnh nặng thêm, mùa hè bệnh nhẹ đi. Bệnh kéo dài thì không phân ra đông hè nữa.

Cách chữa: Lấy huyệt Phong trì

Dùng hào kim châm huyệt Phong trì bên trái, hướng mũi kim về phía ổ mắt bên phải mà tiến kim. Châm huyệt Phong trì bên phải thì hướng kim về phía ổ mắt bên trái mà tiến kim. Lưu kim 1 giờ.

Nếu nước mắt chảy nhiều quá không dứt có thể châm thêm huyệt Tình minh hoặc Tán trúc, Nghinh hương, Can du.


Tiêu đề: Re: HUYỆT HỘI ÂM
Gửi bởi: Hiepkhachgia trong Tháng Năm 05, 2008, 07:45:20 AM
Trích dẫn
Cứ thế vận hành phép hấp tinh đạo khí suốt buổi sinh hoạt. Nữ áp dụng kỹ thuật này thì bất kỳ người đàn ông nào cũng có thể nắm vững trong lòng bàn tay.
.

Thế thì nó thành vua rồi!





Tiêu đề: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Ru_noong trong Tháng Năm 09, 2008, 07:55:26 AM
 
Trong diễn đàn có mấy bác đông y chuyên nghiệp vậy tôi mở mục này để mọi người trao đổi học hỏi và các thành viên khác có thể trao đổi thắc mắc của mình.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Năm 09, 2008, 11:56:55 AM

Cảm cúm khi thay đổi thời tiết

Khi thay đổi thời tiết rất nhiều người bị sổ mũi, nhức đầu, người mệt mỏi, có thể sử dụng những huyệt sau:

Châm tả: Hợp cốc, Phong trì

Châm bổ: Phục lưu


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Guangchau trong Tháng Năm 09, 2008, 12:11:29 PM
Bác Tuhaibajai này nghề ngon đấy! Vừa tả vừa bổ, tương kiêm mà lại ít huyệt không. Mấu chốt là huyệt Phục Lưu. Khi chính khí vững thì bệnh mau lui.

Thiên ‘Tạp Bệnh’ ghi: “Cổ họng khô, trong miệng nóng như có keo, thủ kinh túc Thiếu âm [huyệt Bổ của kinh Túc Thiếu Âm - Phục Lưu] (LKhu.26, 5).

(Thiên ‘Khẩu Vấn’ ghi: “...Nếu trong Vị bị nhiệt thì trùng bị động, trùng động thì Vị bị hoãn, Vị bị hoãn thì huyệt Liêm Tuyền khai, vì thế nước dãi bị chảy ra, châm bổ kinh túc Thiếu Âm [Phục Lưu] (LKhu.28, 26).

Quan trọng không phải là châm nhiều huyệt, mà đúng huyệt, giỏi phương pháp.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Guangchau trong Tháng Năm 09, 2008, 12:17:32 PM
Cách châm của bác này có lẽ trọng Ý hơn trọng Lý. Ý mà đúng tất lý đúng. Việc châm cứu không phải cứ giở sách ra mà thành. Cần chiêm nghiệm và đối chiếu, hiểu được cơ chế tổng quan thì tất ra phương đúng, không cần câu nệ lý thuyết. Tất nhiên không phủ nhận những kiến thức từ những ông thầy.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Năm 09, 2008, 12:50:39 PM


Tôi cũng học từ thầy tôi thôi pác ạ.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Needlo trong Tháng Năm 09, 2008, 02:03:08 PM
Có thể vừa châm vừa cứu nóng huyệt Phong môn trong trường hợp bị cảm cúm.

Cách lấy huyệt phong môn như sau:

1. Cúi đầu, thấy dưới chân cổ có đốt xương lồi hẳn ra, đánh dấu chỗ này.

2. Đốt xương ở sát ngay dưới cổ đó (sờ cứng thấy) là đốt xương thứ nhất, đánh dấu đốt thứ hai, thứ ba (xương sống lưng thứ 2, thứ 3).

3. Đốt xương ở ngay dưới xương đó cách 3 phân, ở bên trái cũng như bên phải có huyệt Phong môn, đánh dấu.

4. Cứu cả 2 huyệt, mỗi huyệt từ 7 - 10 mồi bằng nửa hạt gạo.

5. Cứu xong lưng ấm lên, người khoan khoái, cứu liền 2 ngày liên tục sẽ có kết quả.

Cách cứu này rất có kết quả, nhất là chứng cảm lâu ngày chữa mãi không khỏi. Ngoài ra cứu xong lưng ấm lên (do lực của mình) tự máu lưu thông tốt, cho nên khác với hơi ấm từ bên ngoài vào tức "lực của người khác (thu lực).

Người Trung Quốc từ xa xưa mỗi khi mới bị cảm thấy các huyệt vùng lưng này rét run lên, họ cho là gió độc xâm nhập cơ thể từ chỗ này, gây đau đớn cho bộ máy hô hấp, nên đặt tên là huyệt "Phong môn" tức là cửa để gió lùa vào. Ngoài ra châm cứu huyệt Phong môn có tác dụng trị bệnh hen suyễn.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Needlo trong Tháng Năm 09, 2008, 02:07:02 PM
MỘT SỐ PHƯƠNG HUYỆT (PHẦN I)

1. Đau đỉnh đầu: Bách hội, Hợp cốc, Thái khê.
2. Đau đỉnh đầu: Bách hội, Hợp cốc, Thái xung.
3. Đau đầu: Bách hội, Ấn đường, Thái dương, Hợp cốc.
4. Đau đầu: Thượng tinh, Hợp cốc.
5. Đầu phong đau đầu: Bách hội, Hợp cốc, Kinh cốt, Thân mạch.
6. Đầu phong: Bách hội, Thượng tinh, Hợp cốc.
7. Đau đầu: Tam dương lạc, Phong trì.
8. Đau đầu: Tứ độc, Phong trì thấu Phong trì bên kia, Thái dương thấu Suất cốc.
9. Đau đầu: Đồng tử liêu, Tán trúc, Phong trì, Dương phụ.
10. Nóng rét đau đầu, mồ hôi không ra: Dương trì, Phong môn, Thiên trụ, Đại chùy.
11. Đau đầu: Thông thiên, Thái dương, Phong trì, Hợp cốc.
12. Đau đầu: Can du, Mệnh môn.
13. Váng đầu mất ngủ: Phong long, An miên, Thần môn.
14. Đau phía trước đầu: Thần đình, Thượng tinh, Ấn đường.
15. Đau phía sau đầu: Phong trì, Đại chùy, Hậu khê.
16. Đau một bên đầu: Phong trì, Huyền chung, Hiệp khê.
17. Đau một bên đầu: Phong trì, Ty trúc không, Trung chử.
18. Đau một bên đầu: Đầu duy, Liệt khuyết.
19. Đau một bên đầu: Đầu duy, Suất cốc hoặc Đầu duy thấu Suất cốc.
20. Đầu và gáy đau: Chí âm, Phong trì, Thái dương.
21. Đầu choáng mắt đau: Phi dương, Hợp cốc.
22. Viêm não Nhật Bản B: Bách hội, Phong phủ, Đại chùy, Khúc trì.
23. Viêm màng não: Phong trì, Đại chùy, Khúc trì, Dương lăng tuyền.
24. Đại não phát triển không đều khắp: Á môn, Đại chùy, Ế minh, Nội quan, Túc tam lý, Tích tam huyệt.

25. Cổ gáy cứng đau, đau đầu cứng gáy: Thừa tương, Phong phủ.
26. Cổ gáy không xoay được: Thiên dù, Hậu khê.
27. Sái cổ: Thiên trụ, Hậu khê.
28. Cứng gáy: Thiên trụ, Lạc chẩm.
29. Sái cổ, căng gáy đầy (đỉnh đầu): Phong trì, Hậu khê.
30. Bị lạnh mà cứng cổ gáy: Ôn lưu, Kỳ môn.
31. Đau gáy đầu: Liệt khuyết, Hậu khê.
32. Đầu gáy cứng đau: Lạc chẩm, Tân thiết

Phần 2. BỆNH MẶT

33. Trúng gió miệng mắt méo lệch: Thính hội, Giáp xa, Địa thương.
34. Thần kinh mặt tê bại: Hòa liêu, Khiên chính, Địa thương, Tứ bạch, Dương bạch.
35. Thần kinh mặt tê bại: Dương bạch, Tứ bạch, Khiên chính, Địa thương.
36. Thần kinh mặt tê bại: Khiên chính, Địa thương, Phong trì, Dương bạch.
37. Thần kinh mặt tê bại: Đầu duy, Dương bạch, Ế phong, Địa thương, Nghinh hương.
38. Liệt mặt: Địa thương, Giáp xa, Nghinh hương, Hợp cốc.
39. Liệt mặt: Tứ bạch, Dương bạch, Địa thương, Phong trì, Hợp cốc.
40. Liệt mặt: Ty trúc không, Tán trúc, Tứ bạch, Địa thương.
41. Liệt mặt: Thừa tương, Hòa liêu, Khiên chính, Phong trì.
42. Liệt mặt: Ế phong, Khiên chính, Địa thương, Nghinh hương.
43. Cơ mặt co dúm: Tán trúc, Tứ bạch, Giáp Thừa tương.
44. Đau thần kinh tam thoa: Hạ quan, Thái dương.
45. Đau thần kinh tam thoa: Địa thương, Giáp xa, Hợp cốc.
46. Đau thần kinh tam thoa: Địa thương, Ngư tế, Thái bạch.
47. Đau thần kinh tam thoa: Giáp Thừa tương, Hạ quan, Hợp cốc.
48. Viêm xoang trán: Tán trúc, Ấn đường.
49. Đau trước trán: Tán trúc thấu Ngư yêu, Phong trì, Hợp cốc.
50. Mặt thũng, hư phù: Nhân trung, Tiền đỉnh.
51. Mặt sưng ngứa: Nghinh hương, Hợp cốc.
52. Đau đầu và mắt: Tán trúc, Đầu duy.
53. Bệnh mắt: Thừa khấp, Thái dương, Hợp cốc.
54. Bệnh mắt: Tình minh, Thừa khấp, Tý nhu.
55. Bệnh mắt: Quang minh, Hợp cốc.
56. Bệnh mắt nói chung: Can du, Túc tam lý.
57. Các bệnh về mắt: Tình mich, Thái dương, Ngư vĩ.
58. Viêm kết mạc cấp tính: Chích nặn máu ở: Thái dương, Nhĩ tiêm.
59. Viêm kết mạc cấp tính: Tán trúc, Thái dương, Phong trì, Hợp cốc.
60. Đau mắt đau ụ mày: Tán trúc thấu Ngư yêu.
61. Khuông mắt máy động: Đầu duy, Tán trúc (mắt đau).
62. Mắt mờ do thần kinh chức năng: Cầu hậu, Thần môn.
63. Mắt không sáng: Phong trì, Ngũ xứ.
64. Mắt không sáng: Can du, Mệnh môn.
65. Mắt hoa, mắt như lòi ra: Thiên trụ, Đào đạo, Côn lôn.
66. Mắt hoa mờ: Túc tam lý, Can du.
67. Sụp mi: Dương bạch, Thái dương, Đầu duy, Phong trì.
68. Viêm mí mắt: Chích nặn máu ở Thái dương, Tán trúc.
69. Đau thần kinh trên hốc mắt: Ngư yêu, Tán trúc, Tứ độc, Nội quan.
70. Trong mắt sưng đỏ: Tán trúc, Ty trúc không.
71. Đau mắt hàn: Phong trì, Hợp cốc.
72. Đau mắt: Tình minh, Thái dương, Ngư yêu.
74. Nhãn cầu sưng đỏ, đau đớn, chảy nước mắt: Tình minh, Tý nhu.
75. Đau tròng con mắt: Thượng tinh, Nội đình.
76. Mắt đỏ đau: Dương khê, Hợp cốc.
77. Quáng gà: Đồng tử liêu, Tình minh, Dưỡng lão, Túc tam lý.
78. Viêm thần kinh thị giác: Cầu hậu, Phong trì, Dưỡng lão, Quang minh.
79. Teo thần kinh thị giác: Thượng minh, Kiện minh, Kiện minh 2, Phong trì, Quang minh,
Túc tam lý.

80. Teo thần kinh thị giác: Ế minh, Phong trì, Thượng tinh, Cầu hậu.
81. Quáng gà: Tình minh, Hành gian, Túc tam lý.
82. Teo thần kinh thị giác: Phong trì, Tình minh, Đồng tử liêu, Tán trúc.
83. Teo thần kinh thị giác: Tình minh, Cầu hậu, Phong trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Quang minh.
84. Teo thần kinh thị giác: Thừa khấp, Tình minh, Phong trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Can du, Thận du.

85. Thanh quang nhãn (tăng nhãn áp, giãn đồng tử): Cầu hậu, Kiện minh 1, Phong trì, Hợp cốc, Thái xung.

86. Thanh quang nhãn: Hành gian, Phong trì, Hợp cốc.
87. Giãn đồng tử: Thừa khấp, Tình minh, Phong trì, Khúc trì, Thái xung.
88. Khuất quang bất chỉnh (nhìn vật bị cong): Đồng tử liêu, Thượng minh, Hợp cốc.
89. Phức thị (nhìn thấy hình trùng nhau): Dương bạch, Tán trúc, Phục lưu.
90. Võng mạc biến hình: Thừa khấp, Kiện minh, Kiện minh 5, Phong thị, Tỳ du, Thận du, Can du.

91. Cận thị: Ngư yêu, Hợp cốc.
92. Cận thị: Tình minh, Thừa khấp, Hợp cốc, Quang minh.
93. Cận thị: Thừa khấp thấu Tình minh.
94. Trong mắt có màng che: Đồng tử liêu, Khâu khư.
95. Viêm củng mạc bờ mi, giác mạc có màng che: Tình minh, Cầu hậu, Ế minh, Thái dương, Hợp cốc, Can du.

96. Giác mạc có màng che: Thượng minh, Thượng Tình minh, Cầu hậu, Hợp cốc.
97. Mắt có mộng thịt: Tình minh, Thiếu trạch, Thái dương, Hợp cốc.
98. Mộng thịt trong mắt: Tình minh, Thái dương, Hợp cốc.
99. Đục thủy tinh thể: Tán trúc, Ế minh, Tình minh, Túc tam lý.
100. Đục nhân mắt: Đồng tử liêu, Ngư yêu, Tán trúc, Tình minh.
101. Đục nhân mắt bước đầu, độ nhẹ: Ế minh, Tình minh, Cầu hậu.
102. Đục nhân mắt, giác mạc có ban trắng: Tình minh, Thượng Tình minh, Cầu hậu, Thái dương, Ế minh, Thiếu trạch, Hợp cốc.

103. Các bệnh về mũi: Thượng tinh, Nghinh hương, Hợp cốc.
104. Bệnh mũi: Thượng tinh, Nghinh hương.
105. Viêm mũi: Tứ bạch, Hợp cốc, Nghinh hương.
106. Viêm mũi: Thông thiên, Thượng tinh, Ấn đường, Hợp cốc.
107. Viêm mũi mạn tính: Nghinh hương, Ấn đường, Hợp cốc.
108. Viêm mũi mạn tính: Tỵ thông, Thượng tinh, Ấn đường, Hợp cốc.
109. Viêm mũi, mũi có thịt thừa: Thượng tinh, Hợp cốc, Thái xung.
110. Miệng méo, mũi nhiều nhử xanh: Thông thiên, Thừa quang.
111. Trứng cá ở mũi: Tố liêu, Nghinh hương, Hợp cốc.
112. Tắc mũi, sâu mũi: Thái xung, Hợp cốc.
113. Viêm hốc cạnh mũi: Nghinh hương thấu Tỵ không, Khúc trì, Thượng tinh, Hợp cốc.
114. Viêm hốc cạnh mũi: Tỵ thông, Tán trúc, Liệt khuyết.
115. Chảy máu cam: Thượng tinh, Tố liêu, Nghinh hương.
116. Chảy máu cam: Hòa liêu, Ấn đường, Liệt khuyết.
117. Chảy máu cam không dứt: Phế du, Nghinh hương.
118. Chảy máu mũi kịch liệt không cầm: Ẩn bạch, Ủy trung.
119. Cơ nhai co rút: Hạ quan, Giáp xa, Ế phong.
120. Hàm răng cắn chặt: Giáp xa, Nhân trung, Hợp cốc.
121. Viêm khớp hàm dưới: Ế phong, Hạ quan.
123. Vòm miệng lở loét: Khiên chính, Thừa tương, Ngận giao, Địa thương, Hợp cốc.
124. Miệng ngậm không há: Giáp xa, Địa thương, Hợp cốc.
125. Góc mép cứng đơ: Địa thương, Hậu khê.
126. Môi lở mụn: Thừa tương, Địa thương.
127. Miệng chảy dãi: Nhiên cốc, Phục lưu.
128. Miệng chảy dãi: Thượng Liêm tuyền, Thừa tương, Địa thương.
129. Chảy nước dãi: Địa thương, Thừa tương, Hợp cốc.
130. Nói không rõ tiếng: Thượng Liêm tuyền, Á môn, Hợp cốc.
131. Mất tiếng do thần kinh chức năng: Thượng Liêm tuyền, Bàng Liêm tuyền, Hợp cốc.
132. Di chứng não gây mất tiếng: Thượng Liêm tuyền, Tăng âm, Á môn.
133. Đau răng: Thái dương, Ế phong.
134. Đau răng: Nhĩ môn, Ty trúc không.
135. Đau răng: Giáp xa, Nha thống điểm, Hạ quan, Hợp cốc, Nội đình.
136. Đau răng: Thiên lịch, Ngoại quan, Hợp cốc.
137. Đau răng và trụt lợi: Hàm yếm.
138. Răng cửa khô: Đại chùy.
139. Đau răng viêm amiđan: Nội đình, Hợp cốc.
140. Đau răng hàm dưới: Giáp xa, Hợp cốc.
141. Đau răng hàm trên: Thái dương, Hợp cốc.
142. Dưới lưỡi sưng đau: Liêm tuyền, Trung xung.
143. Lưỡi nứt chảy máu: Nội quan, Tam âm giao, Thái xung.
144. Lưỡi mềm không nói: Á môn, Quan xung.
145. Lưỡi cứng không nói: Trung xung, Quan xung.
146. Tai điếc: Hội tông, Ế phong.
147. Tai điếc: Thính cung, Thiên dũ, Dịch môn.
148. Tai điếc: Ế phong, Thính cung.
149. Tai điếc: Nhĩ môn thấu Thính cung, Thính hội, Ế phong, Trung chử.
150. Tai điếc: Nhĩ môn, Thính hội.
151. Tai điếc: Thính hội, Ế phong.
152. Tai điếc: Thính hội, Thính mẫn, Trì tiền.
153. Tai điếc: Thính hội, Phong trì.
154. Tai điếc: Thính cung, Thính hội, Ế phong, Hội tông.
155. Tai điếc: Ngoại quan, Thính hội.
156. Tai điếc, tai ù: Trung chử, Nhĩ môn, Thính hội.
157. Tai điếc, tai ù: Trung chử, Nhĩ môn, Ế phong.
158. Tai điếc, tai kêu: Y lung, Thính huyệt, Thính thông, Ế minh hạ.
159. Tai điếc bạo phát: Tứ độc, Thiên dũ.
160. Tai điếc, bí hơi: Nghinh hương, Thính hội.
161. Tai kêu: Ế phong, Thính cung, Thính huyệt, Thính thông.
162. Câm điếc: Y lung, Nhĩ môn thấu Thính cung, Thính hội.
163. Câm điếc: Á môn, Nhĩ môn, Thính cung, Ngoại quan, Trung chử.
164. Câm điếc: Nhĩ môn, Y lung, Túc ích thông.
165. Câm điếc: Thính cung, Thính hội, Trung chử, Ngoại quan.
166. Viêm tai giữa: Nhĩ môn, Ế phong, Hợp cốc.
167. Viêm tai giữa: Hạ quan, Ngoại quan.
168. Viêm tai giữa: Thính cung, Ế phong, Hợp cốc.
169. Choáng váng do tai trong: Ế minh, Tứ độc, Phong trì, Á môn, Nội quan, Thái xung.
170. Câm bạo phát: Tam dương lạc, Chi câu, Thông cốc.
171. Câm bạo phát không nói được: Ế phong, Thông lý.
172. Quai bị: Khiên chính, Ế phong, Hợp cốc.
173. Quai bị: Ế phong, Giáp xa, Hợp cốc.
174. Viêm amiđan: Ế phong, Giáp xa, Hợp cốc.
175. Viêm amiđan: Biển đào, Hợp cốc.
176. Viêm amiđan: Thiên dung, Hợp cốc.
177. Viêm amiđan cấp tính: Chích Thiếu thương nặn máu, châm Hợp cốc.
178. Sưng trong họng: Nhiên cốc, Thái khê.
179. Viêm hầu họng: Thiên dung, Thiên trụ, Hợp cốc.
180. Họng đau không ăn được: Dũng tuyền, Thái xung.
181. Viêm hầu họng: Thiên trụ, Thiếu thương.
182. Viêm hầu họng: Biển đào, Thiên trụ, Thiếu thương.
183. Hầu họng sưng đau: Thiếu thương, Thiên đột, Hợp cốc.
184. Hầu họng sưng đau: Thiếu thương, Thương dương đều chích nặn máu.
185. Đau hầu họng: Bách hội, Thái xung, Tam âm giao.
186. Đau hầu họng: Thái khê, Trung chử.
187. Đau hầu: Dịch môn, Ngư tế.
188. Đau hầu họng: Bách hội, Chiếu hải, Thái xung.
189. Đau hầu họng: Thiên dù, Ế phong, Hợp cốc.
190. Đau họng: Thái khê, Thiếu trạch.
191. Họng khô: Thái uyên, Ngư tế.
192. Họng khô hay khát: Hành gian, Thái xung.
193. Hầu bại: Cách du, Kinh cừ.
194. Cường tuyến giáp: Gian sử, Khí anh, Tam âm giao.
195. Viêm tuyến giáp: Nhân nghinh thấu Thiên đột, Hợp cốc, Túc tam lý, Trạch tiền, Thái khê, Nội quan, Tam âm giao.

196. Tràng nhạc ở cổ: Thiên tỉnh, Thiếu hải.
197. Lao hạch ở đầu hầu: Côn lôn, Bổ tham.
198. Trẻ em giô ngực: Tiểu nhi kê hung.
199. Ngực cổ đau: Liệt khuyết, Hậu khê.
200. Đau ngực: Âm lăng tuyền, Hậu khê.
201. Đau ngực: Trung phủ, Thiếu xung.
202. Tức ngực: Phế du, Cự khuyết.
203. Ngực đau như đâm: Phong long, Khâu khư.
204. Cơ hoành lưu ứ huyết: Thận du, Cự liêu.
205. Viêm màng phổi: Phong môn, Phế du, Khổng tối.
206. Ngực tức không thở được: Thiên dung, Dương khê.
207. Ngực bại, tim đau: Chiên trung, Hợp cốc, Khúc trì.
208. Đau ngực, tim đập quá nhanh: Thái uyên, Nội quan.
209. Ngực sườn đau, chỗ đau không cố định, lưng gối cũng đau: Hoàn khiêu, Chí âm.
210. Ngực sườn đau đớn: Chi câu, Chương môn, Ngoại quan.
211. Đau tim: Khúc trạch, Nội quan, Đại lăng.
212. Đau sườn ngực: Khích môn, Đại lăng, Chi câu.
213. Đau sườn: Khâu khư, Trung độc.
214. Đau sườn không nằm được: Đảm du, Chương môn.
215. Đau sườn: Cực tuyền, Ngoại quan, Dương lăng tuyền.
216. Đau sườn: Chương môn, Trung quản, Phong long.
217. Đau thần kinh liên sườn: Khâu khư, Tam dương lạc.
218. Đau liên sườn: Đại bao, Ngoại quan, Dương lăng tuyền.
219. Đau thần kinh liên sườn: Kỳ môn, Cách du, Can du.
220. Đau liên sườn: Chi câu, Dương lăng tuyền.
221. Bụng sườn đầy trướng (tức): Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Thượng liêm.
222. Viêm cơ tim: Kinh cốt, Khích thượng, Nội quan, Thông lý, Thiếu phủ.
223. Tim đập quá chậm: Thông lý, Tố liêu, Hưng phấn huyệt.
224. Tim đập quá chậm, huyết áp thấp: Tố liêu, Hưng phấn, Nội quan.
225. Tim đập quá nhanh: Thần môn, Nội quan.
226. Tim đập quá nhanh: Quyết âm du, Thiếu phủ, Thông lý.
227. Tim đập mạnh: Quyết âm du, Thiếu phủ, Thông lý.
228. Nhịp tim không đều: Chí dương, Nội quan.
229. Nhịp tim không đều: Tâm du, Thông lý.
230. Nhịp tim không đều: Thiếu phủ, Thông lý, Nội quan, Đại lăng.
231. Nhịp tim không đều: Thần môn, Tâm du, Nội quan, Dương lăng tuyền.
232. Tim cắn đau: Cực tuyền, Âm giao, Lậu cốc.
233. Tim cắn đau: Cự khuyết, Tâm du, Khích môn, Thông lý.
234. Tim cắn đau: Nội quan, Gian sử, Túc tam lý.
235. Tim cắn đau: Nội quan, Tam âm giao, Chiên trung.
236. Tim buồn bã: Lao cung, Đại lăng.
237. Tim buồn bã: Xích trạch, Thiếu trạch.
238. Tim hoảng hốt: Cách du, Chí dương.
239. Tâm phiền: Cự khuyết, Tâm du.
240. Đau tim: Khúc trạch, Thận du, Cách du.
241. Đau tim: Chiên trung, Nội quan, Tam âm giao.
242. Đau tim: Quyết âm du, Thần môn.
243. Đau tim: Quyết âm du, Thần môn, Lập khấp.
244. Tim đau, nôn khan, bứt rứt: Cực tuyền, Hiệp bạch.
245. Tim đau, tay run: Thiếu hải, Âm thị.
246. Bệnh tim do phong thấp: Thiếu phủ, Khúc trạch, Khích môn, Gian sử.
247. Bệnh tim do phong thấp: Thiếu phủ, Khúc trạch, Nội quan, Gian sử.
248. Bệnh tim do phong thấp: Tâm du, Nội quan.
249. Bệnh tim do phong thấp: Tâm du (thủy châm), Quyết âm du.
250. Bệnh tim do phong thấp: Quyết âm du, Tâm du, Tam âm giao (thủy châm).
251. Bệnh tim do phong thấp, dẫn đến phù, cổ trướng (suy tim): Trung cực thấu Khúc cốt, Thủy tuyền, Thủy phân, Tam âm giao thấu Huyền chung, Phục lưu.

252. Bệnh tim do phong thấp gây ra ho, hen suyễn: Thiên đột, Du phủ, Chiên trung, Trung phủ.

253. Bệnh tim do phong thấp: Gian sử, Nội quan, Thiếu phủ, Khích môn, Khúc trạch.
254. Bệnh tim do phong thấp: Nội quan, Gian sử, Thiếu phủ.
255. Bệnh tim do phong thấp: Khích môn, Nội quan, Khúc trạch.
256. Bệnh tim do phong thấp ở thời kỳ đầu co thắt: Nội quan, Đại lăng, Khích môn, Thiếu phủ.

257. Viêm mạch máu do tắc máu: Trung quản, Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: rangdong trong Tháng Năm 09, 2008, 02:13:24 PM
Phương huyệt chữa thần kinh tọa:

1. Uỷ trung, thận du, hoa đà giáp tích (L2-L4), á thị, phong thị, hoàn khiêu, thừa sơn, côn lôn, dương lăng tuyền, túc tam lý
2. Thái xung, dương lăng tuyền
3. Thần môn tai, toạ cốt

Có thể áp dụng một trong 3 phương huyệt trên.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Năm 10, 2008, 11:30:58 AM
(https://i.imgur.com/LZs9wGP.jpg)

Bệnh ở đầu và mặt đừng quên huyệt Hợp cốc


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Năm 10, 2008, 11:52:49 AM

Tôi có bộ "Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh", sách mới xuất bản không có phần Châm cứu. Bác nào có phần Châm cứu trong sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh thì post lên cho anh em với. Thanks.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Ru_noong trong Tháng Năm 21, 2008, 08:07:23 AM
Bệnh ở đầu và mặt đừng quên huyệt Hợp cốc.

Cái này gọi là Tứ tổng huyệt. Bài ca tứ tổng huyệt như sau:

Đau đầu châm Bách hội
Đau lưng châm Uỷ trung
Đau gáy cổ châm Liệt khuyết
Đau miệng, mắt, mặt Hợp cốc dùng


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Năm 21, 2008, 10:42:45 AM

Gửi Ru_noong

Bệnh về đờm dãi thì đừng quên huyệt gì?


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: THIENCHUVIENTRUYEN trong Tháng Năm 21, 2008, 11:03:16 AM
Phải chăng là huyệt Phong Long?


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: THIENCHUVIENTRUYEN trong Tháng Sáu 02, 2008, 11:22:49 AM
Sáng nay đi dịch bên lâm sàng, có một ca nấc 08 ngày không khỏi. Bác sĩ đã châm các huyệt:túc tam lý, thiên khu, trung quản, thiên đột, nội quan nhưng đã qua hai ngày bệnh tình tiến triển chưa rõ. Bệnh nhân này là nam giới, hiện tượng nấc đơn thuần không có triệu chứng gì thêm, anh em nào có cao kiến xin tỏ bày để tôi được rõ!


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Sáu 02, 2008, 12:28:26 PM
Các huyệt châm cơ bản là ổn, vấn đề kỹ thuật bổ tả ra sao, ở bệnh viện thì hay điện châm. Cần châm thêm Hợp cốc, còn Nội quan thì dùng phép bổ tả theo hơi thở, châm sâu kim vê bổ hoặc tả 36 lần, rút kim lại vê 36 lần, rút kim lại vê 36 lần. Còn nếu chưa khỏi thì dẫn bệnh nhân đến Tứ Hải khả năng phải châm hẳn một lần mới khỏi.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: THIENCHUVIENTRUYEN trong Tháng Sáu 03, 2008, 10:52:09 AM
Hôm nay bên lâm sàng lại có bệnh nhân nấc khác: 15 tuổi, đã bị nấc một năm, tần số nấc không cao, ngủ hết nấc, thức dậy lại nấc.

Phương huyệt các Bs áp dụng: Cưu vĩ, Can du, Cách du, Nội quan, Thiên khu, Túc tam lý. Kết hợp Thần môn loa tai và cứu ngải.

Anh em cho ý kiến!


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Sáu 03, 2008, 11:20:01 AM

Bệnh nhân nam hay nữ, điều trị mấy hôm rồi có kết quả gì chưa?


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: THIENCHUVIENTRUYEN trong Tháng Sáu 03, 2008, 11:28:20 AM
Bệnh nhân là nam giới, mới châm lần đầu.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Sáu 03, 2008, 11:28:58 AM
Ca này không ngon đâu, điều trị cần khám xét kỹ đấy.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Sáu 03, 2008, 11:29:47 AM

Nếu là nam thì còn có vẻ dễ hơn một chút.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Ru_noong trong Tháng Sáu 03, 2008, 01:02:26 PM
ca này có vẻ khó nhỉ. Bác Hải có ý kiến gì về nguyên nhân bệnh không?


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Sáu 03, 2008, 03:16:24 PM

Những thông tin đưa lên diễn đàn chưa đủ để kết luận gì, nấc là hiện tượng, là lý do người ta đến bệnh viện.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Sáu 03, 2008, 03:50:21 PM

Đúng là những thông tin trên diễn đàn thì chưa đủ để kết luận gì.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Ru_noong trong Tháng Sáu 07, 2010, 05:27:56 PM
Huyệt Suất cốc là một huyệt trị đau đầu rất hay, nhất là đau đầu sau khi ăn, nhậu.

Suất cốc

(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/0592008212_87_zpslozaa4xj.gif)

Cái hang nhận lệnh
Có tên là: Nhĩ tiêm, suất giác

     Vị trí: Ở phía trên tai , vào trong mép tóc 1,5 thốn, cắn hàm răng mà lấy huyệt. Túc thiếu dương, thái dương hội ở đó.

     Cách châm: Châm dưới da, mũi kim hướng về phía sau tai hoặc hướng về huyệt thái dương tiến kim từ 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.

     Chủ trị: Đau bên đầu, mắt sưng đỏ, nôn mửa, đau răng , da dẻ sưng lên, huyễn vậng (xây xẩm), bệnh mắt, đàm khí đau ở cách, hai góc não cứng đau, đầu nặng phong sau khi say rượu, da lạnh, ăn uống tức, bứt rứt.

      Tác dụng phối hợp: Với đầu duy trị đau nửa đầu.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Sáu 07, 2010, 06:51:30 PM
(http://i1258.photobucket.com/albums/ii524/runoong/sua%20anh%202/shuaigu_zpsqstz6kr3.jpg)
Các triệu chứng khó chịu sau khi ăn đều có thể dùng huyệt này


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Khuatlao76 trong Tháng Bảy 11, 2010, 06:26:41 PM
Nhân bài của bác Tuhaibajaj, đọc được vài thông tin của huyệt Phục Lưu như sau:

Thiên Khẩu vấn ghi: “...Nếu trong Vị bị nhiệt thì trùng bị động, trùng động thì Vị bị hoãn, Vị bị hoãn thì huyệt Liêm Tuyền khai, vì thế nước dãi bị chảy ra, châm bổ kinh túc Thiếu âm huyệt Phục lưu" (LKhu.28, 26).


(http://blog.udn.com/community/img/PSN_PHOTO/lee29405/f_1162653_1.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Ru_noong trong Tháng Tám 09, 2010, 02:51:20 PM
 
HOÃN GIẢI CƠN ĐAU DO CHUỘT RÚT

      Mấy hôm trời nắng nóng cả nhà ngủ chung trong phòng điều hòa, lâu thành quen trời không nóng lắm cũng điều hòa.  Cu tí học hết lớp 4, đang độ phát triển thấy cu cậu nằm giữa giường mới thấy lớn thế nào. Cả nhà đang say giấc nồng bống gật nẩy mình khi nghe cu cậu kêu la ầm ý: Ái đau, quá đau quá! Mình bật dậy, mắt nhắm mắt mở túm ngay cái chân thì nghe thấy vợ cười Nhầm, nhầm... chân em.

      Lâu rồi sang quán bác râu dài uống rượu, chuyện trên trời dưới bể rồi chợt nhớ cu tí nhà mình dạo này đêm ngủ hay bị chuột rút sợ rằng do thiếu can xi nên hỏi bác râu dài xem bị làm sao, mới biết rằng trẻ đang độ phát triển hay bị chuột rút. Khi bị chuột rút thì bấm huyệt Thái xung.

 Sau khi bấm huyệt Thái xung một lúc thì hoãn giải được cơn đau do chuột rút, cả nhà lại chìm vào giấc ngủ ngon lành. Kể cũng là cái hay.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Một 07, 2010, 08:06:10 PM
Huyệt Độc âm

(https://i.imgur.com/P1mqNAo.jpg)

Vị trí: Dưới gầm chân ngón 2, giữa nếp gấp ngang nối hai đốt của bàn chân phải.

Cách châm: Cứu 3 đến 5 mồi.

Chủ trị: Tự nhiên đau bụng, đẻ xong sót nhau (có tác dụng làm tự bong chỗ xót nhau hoặc màng nhau ra, không phải can thiệp ngoại khoa).


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Ru_noong trong Tháng Mười Một 14, 2010, 03:23:46 PM
CẢM THỜI TIẾT

    Mấy hôm nay người mình cảm thấy mệt mỏi, lúc nào cũng thấy hơi hơi buồn nôn. Mình cũng ko nghĩ là bị cảm mà đoán rằng mấy hôm nay nhà có việc phải suy nghĩ nhiều quá nên rối loạn tiền đình chăng? Sang quán bác Hải châm cho các huyệt: Tả: phong trì, hợp cốc,  bổ phục lưu. thấy cũng đỡ đỡ, trưa lại ngồi nhâm nha mấy chén rượu với bác. Đến chiều về lại vẫn bị buồn nôn, ngồi vào mâm cơm chẳng khác gì tra tấn, cố gắng làm bát cơm rồi đứng dậy đi nằm. Hôm qua vợ đi làm về bảo ở cơ quan em cũng có mấy ngươi bị như anh cứ kêu choáng đầu, hơi buồn nôn vậy chắc là cảm thời tiết rồi. Nhưng cảm kiểu này sợ thật, mình chưa bao giờ như vậy.  Hôm nay theo lộ trình của bác Hải châm theo phương huyệt trên cà gia thêm huyệt Túc tam lý (châm bổ) thấy người cũng đỡ hơn. Dạo này thời tiết kiểu gì không biết nữa, sợ thật.


Tiêu đề: Re: Châm cứu và các phương huyệt
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Hai 17, 2010, 10:52:43 AM
Huyệt khích môn

(http://i428.photobucket.com/albums/qq7/tuhaiquan/Chuabenh/TamBao_zpsp1ew9tbo.jpg)

Khích môn: Cái cửa oán trách.

Vị trí: Ở giữa nếp gấp cổ tay lên 5 thốn, giữa hai gân, huyệt của mạch thủ Quyết âm tâm bào.

Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,6-01 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5-15 phút.

Chủ trị: Đau ngực, tim thổn thức; đau dạ dày; nôn mửa; khuỷu cánh tay đau bại. Bệnh tim do phong thấp; Tim cắn đau; viêm tuyến vú; nôn ra máu; chảy máu mũi; thần khí bất túc; đau rát do bỏng các loại.

Tác dụng phối hợp: Với Nội quan, Khúc trạch trị bệnh Tim do phong thấp. Với Khúc trì, Tam dương lạc trị lạc huyết. Với Đại lăng, Chi câu trị đau sườn ngực. Với Đại lăng, Ốc ế, Phế du trị zola thần kinh.


Tiêu đề: Huyệt Chí âm
Gửi bởi: Ru_noong trong Tháng Mười Hai 17, 2010, 05:30:46 PM
Huyệt Chí âm

(http://i1258.photobucket.com/albums/ii524/runoong/sua%20anh%202/298200823476_zpsvstlhve6.gif)

Vị trí: Ở cạnh ngoài gốc móng ngón chân út, cách gốc móng khoảng hơn 0,1 thốn
  
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,1 thốn, thường chích nặn máu. Cứu 3 – 5 mồi , hơ 5 phút

Chủ trị: Đau đầu; mất ngủ; khó đẻ; thai lệch vị trí (dùng phép cứu ngải để chỉnh ngôi thai); trúng gió; mắt đau sinh màng; mũi chảy máu cam; ra nước mũi trong; ngứa gãi khắp người; giật duỗi (khế túng); nhau thai không ra; phong hàn dấy lên từ ngón chân út; mạch bại lên xuống; vòng quanh lưng, ngực, sườn đau không nhất định chỗ; chuột rút; sốt rét lạnh; mồ hôi không ra; phiền tâm; nóng dưới chân; tiểu tiện không lợi; khóe mắt to đau.

Tác dụng phối hợp: Với Phong trì, Thái dương trị đau đầu gáy, với Ốc ế trị bệnh ghẻ đau khắp, Với Túc tam lý trị đẻ khó.

Ghi chú: Theo lương y Lê Văn Sửu thì huyệt này ngoài việc chỉnh ngôi thai ra còn có thể gây nôn bằng cách cứu 5 mồi ở cả hai huyệt này.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Hương mắt Tây trong Tháng Một 27, 2011, 11:15:32 AM


Cái này thì ghê gớm rồi.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Hai 28, 2012, 06:14:14 PM
Tam âm giao

(http://i428.photobucket.com/albums/qq7/tuhaiquan/Chuabenh/sp-6_zpsow4txb1s.png)

Vị trí:

Ở cạnh trong ống chân, từ mắt cá trong lên ba thốn, phía sau xương chày, chỗ hội của ba kinh âm: túc Thái âm tỳ, túc Thiếu âm thận, túc Quyết âm can..

Cách lấy huyệt:

Ngồi ngay, co đầu gối, hoặc nằm ngửa duỗi chân, dùng bốn ngón tay người bệnh (trừ ngón cái) kẹp lại để nằm ngang trên xương chày, một bên là mắt cá trong, một bên về phía trên là huyệt.

Cách châm cứu:

Châm đứng kim, mũi kim hướng về huyệt Tuyệt cốt, sâu 0.5 - 1 thốn, hoặc châm chếch xuống dưới theo ven sau xương chày sâu 1 - 2 thốn, có thể có cảm giác tê như điện lan đến mắt cá trong, cứu 3 mồi, hơ 5 - 10 phút.

Chủ trị:

Phạm vi chủ trị của huyệt này rất rộng; đàn bà kinh nguyệt không đều, máu kinh ra quá nhiều, đau bụng hành kinh,  băng huyết, khó đẻ, khí hư, ngứa cửa mình. Đàn ông xuất tinh sớm, di tinh, liệt dương, đau dương vật, phù thũng, khó đái, đái dầm, tiêu hoá kém, đầy chướng bụng, dị ứng mẩn ngứa, Tỳ Vị hư nhược, không có con, thai chết trong bụng, sau khi đẻ nước hôi không ra, sau khi ăn thì nôn ra nước, ngáp trễ miệng, miệng há không ngậm lại được, đàn bà hành kinh mà giao hợp sinh ra gầy yếu, trẻ em kinh phong. Nếu kinh mạch không thông, bí tắc, tả ở đó thông ngay. Kinh mạch hư tổn không hành, bổ ở đó, kinh mạch thêm mạnh thì thông.

Tác dụng phối hợp:

Với Túc tam lý chữa bệnh đường ruột. Với Quan nguyên (hoặc Trung cực) chữa bệnh đái dầm. Với Nội quan, Thái xung chữa lưỡi nứt chảy máu. Với Trung quản, Nội quan, Túc tam lý chũa viêm mạch máu.

Y án nói rằng:

"Tống thái tử ra vườn gặp người đàn bà chửa, chẩn rằng: "con gái", Từ Văn Bá đáp: "Một trai một gái", Thái tử tính muốn xem ngay, Văn Bá tả Tam âm giao, bổ Hợp cốc, thai ứng kim mà ra như Văn Bá chẩn. Đời sau theo đó lấy cấm châm Tam âm giao và Hợp cốc ở đàn bà chửa. Nhưng Văn Bá tả Tam âm giao, bổ Hợp cốc mà truỵ thai, ngày nay riêng không bổ Tam âm giao, tả Hợp cốc mà an thai, đúng là Tam âm giao, ba mạch Can, Tỳ Thận hội ở đó, đáng bổ, không đáng tả, Hợp cốc là nguyên của Đại trường, Đại trường là phủ của Phế, chủ khí, đáng tả, không đáng bổ. Văn Bá tả Tam âm giao, bổ Hợp cốc, là huyết suy khí vượng vậy. Nay bổ Tam âm giao, tả Hợp cốc là huyết vượng khí suy. Theo Lưu Nguyên Tân nói: "Huyết suy, khí vượng nhất định không chửa, huyết vượng khí suy có thể ứng".


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Hai 26, 2013, 09:13:57 AM
Cấp cứu sau khi bị điện giật: Tố liêu, Nội quan, Dũng tuyền.

(http://i428.photobucket.com/albums/qq7/tuhaiquan/Chuabenh/Dien_zps2bfhbci1.png)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 07:14:44 AM
Cận Tam châm

Jin san zhen (Jin three needle Technique)
Người sáng lập ra trường phái này là Giáo sư Cận Thụy (靳瑞) Giáo sư chủ tịch (bậc cao nhất của giáo sư) của Đại học Trung y dược Quảng Châu, nhà châm cứu danh tiếng, bác sĩ đông y lớn của tỉnh Quảng Đông, bác sĩ đông y danh tiếng toàn Trung Quốc - đây là những danh hiệu cao quý nhà nước Trung Quốc đã phong tặng ông

Trước mắt phương pháp này đã được tổ hợp thành 42 loại và đã ứng dụng thành công trên lâm sàng. Cụ thể như sau:

1.Tị (mũi) tam châm: nghênh hương - thượng nghênh hương - ấn đường
2. Nhãn (mắt) tam châm: nhãn I châm - nhãn II châm - nhãn III châm
3.Nhĩ (tai) tam châm: thính cung - thính hội - hoàn cốt
4.Thiệt (lưỡi) tam châm: thiệt I châm - thiệt II châm - thiệt III châm
5.Trí tam châm: Thần đình - bản thần - bản thần
6.Tứ thần châm: Tứ thần I châm - Tứ thần II châm - Tứ thần III châm - Tứ thần IV châm
7.Não tam châm: Não hộ - não không - não không
8.Nhiếp (xương thái dương) tam châm: nhiếp I châm - nhiếp II châm - nhiếp III châm
9. Nhiếp thượng tam châm: nhiếp thượng I châm - nhiếp thượng II châm - nhiếp thượng III châm
10.Định thần châm: .Định thần I châm - .Định thần II châm - .Định thần III châm
11.Vựng thống châm: tứ thần châm - thái dương - ấn đường
12.Diện cơ châm: tứ bạch - huyệt thiên ứng ở mí mắt dưới
hoặc Địa thương thâu giáp xa - hòa liêu - nghênh hương
13.Xoa tam châm: thái dương - hạ quan - huyệt thiên ứng
14. Diện than châm: ế phong - địa thương thâu giáp xa - nghinh hương
hoặc dương bạch - thái dương - tứ bạch
15. Đột tam châm: thiên đột - thủy đột - phù đột
16. Cảnh (cổ) tam châm: thiên trụ - bách lao - đại trữ
17. Bối tam châm: đại trữ - phong môn - phế du
18. Kiên (vai) tam châm: Kiên I châm - Kiên II châm - Kiên III châm
19. Thủ tam châm: khúc trì - ngoại quan - hợp cốc
20. Túc tam châm: túc tam lý - tam âm giao - thái xung
21.Thủ trí châm: lao cung - thần môn - nội quan
22.Yêu (lưng) tam châm: thận du - đại trường du - ủy trung
23. Tọa cốt châm : tọa cốt điểm - ủy trung - côn lôn
24. Tất (đầu gối ) tam châm: song tất nhãn huyệt - huyết hải - lương khâu
25. Hòa (gót chân) tam châm: giải khê - côn lôn - thái khê
26.Túc trí châm: vĩnh tuyền - tuyền trung - tuyền trung nội
27. Ủy (bệnh teo cơ) tam châm:
Chi trên: Khúc trì - hợp cốc - xích trạch
Chi dưới: Túc tam lý - tam âm giao - thái khê
28.Hạt tam châm: quán liêu - thái dương - hạ quan
29. Nhũ (vú) tam châm: nhũ căn - đàn trung - kiên cảnh
30. Vị tam châm: trung quản - nội quan - túc tam lý
31. Trường tam châm: thiên khu - quan nguyên - thượng cư hư
32. Đởm tam châm: kỳ môn - nhật nguyệt - dương linh tuyền
33.Niệu tam châm: quan nguyên - trung cực - tam âm giao
34.Chi (mỡ) tam châm: nội quan - túc tam lý - tam âm giao
35. Phì (béo) tam châm: trung quản - đai mạch - túc tam lý
36.Nhàn (bệnh phong) tam châm: nội quan - thân mạch - chiếu hải
37.Âm tam châm: quan nguyên - quy lai - tam âm giao
38. Dương tam châm: khí hải - quan nguyên - thận du
39. Bế tam châm: thập tuyên - vĩnh tuyền - nhân trung
40. Thoát tam châm: bách hội - thần khuyết - nhân trung
41. Khởi bế châm: nhân trung - thính cung - ẩn bạch
42. Lão ngai châm (bệnh mất trí ở người già -Alzheimer) : bách hội - nhân trung - vĩnh tuyền

Chú giải:

Về Nhãn tam châm:

Không phải phương pháp trong châm cứu truyền thống. Chú của thầy Cận Thụy trước đây là bác sĩ mắt nổi tiếng, và ông cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ người chú này. Nhãn tam châm là sản phẩm nhiều năm kinh nghiệm trên lâm sàng mà đạt được. Trước khi châm phải chọn loại kim dai 1.5 thốn có chất lượng cực tốt.

Nhãn I châm:

Nằm trên huyệt Tinh minh 2 phân, khi châm chọn tư thế nằm ngửa, mắt nhắm, bác sĩ dùng ngón trỏ áp nhẹ nhàng lên huyệt để tìm hiểu phần giữa con ngươi mắt với hốc mắt. Nếu châm quá gần con ngươi hoặc quá gần hốc mắt đều rất khó nhập kim, hoặc gây đau đớn hoặc chảy máu. Châm nghiêng theo hướng đáy mắt, châm chậm, dùng lực nhẹ. Châm cảm phải rất mềm và thoải mái, nếu thấy chặt có khả năng là châm phải con ngươi hoặc vách hốc mắt, độ sâu nếu châm người lớn khoảng 1.2 đến 1.3 thốn.

Nhãn II châm: nằm ở bờ trên của hốc dưới mắt, dóng thẳng với đồng tử mắt, khoảng vị trí của huyệt Thừa khấp, châm phải vào được tận bên trong hốc mắt. Trước khi châm dùng ngón trỏ thẩm huyệt, nhập châm từ khoảng giữa của con ngươi và hốc mắt, chậm, sâu khoảng 1.2 đến 1.3 thốn.

Nhãn III châm:

Nằm ở bờ dưới của hốc mắt trên, dóng thẳng với đồng tử mắt. Đầu tiên châm thẳng (châm vuông góc) theo hướng đáy mắt 3 đến 4 phân, sau đó hơi nhấc đuôi kim lên trên, hướng mũi kim hơi lệch về sau con ngươi, trong hốc mắt, có thể sâu 1.2 đến 1.3 thốn. Châm kim này nhất thiết để người bệnh thả lỏng, ko đc nhắm nghiền mắt, ko chớp mắt, càng ko đc khóc lóc động đậy . Nếu có hiện tượng lực cản hoặc có vật cứng chặn hoặc bệnh nhân cảm thấy đau nhói ko tiếp tục miễn cưỡng. Lúc đó rút dần kim để lựa hướng châm. Nếu bệnh nhân ko hợp tác được hoặc có triệu chứng khó cầm máu thì ko châm đề phòng sự cố.

Ứng dụng lâm sàng: các bệnh nội nhãn hoặc bệnh ở đáy mắt như teo thần kinh thị giác, viêm võng mạc, biến tính sắc tố điểm vàng.

Phương pháp này tương đương với phương thuốc: Kỷ cúc địa hoàng hoàn.
Vì các bệnh về đáy mắt cần quá trình hồi phục khá dài nên liệu trình chữa phải trên 2 tháng.
Trên Nhãn tam châm ko được dùng điện châm.

Về Tị tam châm:

Ứng dụng lâm sàng: Trị liệu viêm mũi dị ứng đặc biệt có hiệu quả. Nếu viêm mũi mãn tính thay huyệt Ấn đường bằng huyệt Toán trúc.

Thầy Cận thường kết hơp Tị tam châm với Tứ thần châm với mục đích "thông thiên khí", và kết hợp với huyệt Hợp cốc , dùng thủ thuật tả pháp.

Về Nhĩ tam châm:

Ứng dụng lâm sàng: chữa ù tai, điếc tai hoặc giảm thính lực
Thường phối hợp với huyệt trung chử, ngoại quan, hợp cốc, "tứ thần châm" , "nhiếp tam châm" và "não tam châm": mục đích để tăng sự kích thích đối với não (vì chứng điếc tai tuy liên quan đến thần kinh thính giác nhưng vị trí của nó lại liên quan nhất đến não)

Chú ý: độ sâu, chọn tư thế thích hợp, và lượng kích thích vừa phải. Thường khi hành kim có thể cạo kim hoặc dùng điện, nếu dùng điện châm thì tần số không được quá lớn. Nếu dùng thủy châm có thể tiêm vào huyệt hoàn cốt hoặc phong trì; thường ko nên tiêm vào huyệt thính cung hoặc huyệt thính hội.

Về thiệt tam châm:

Định vị huyệt:

*thiệt I châm chính là huyệt thượng liêm tuyền
*thiệt II châm, thiệt III châm: lần lượt nằm ở bên trái và bên phải của thượng liêm tuyền, cách nó 0.8 thốn

Ứng dụng lâm sàng: chủ yếu chữa nói chuyện khó khăn (VD: khi nói chuyện nói không tròn tiếng, cứng lưỡi do trúng phong tai biến, trẻ em còi xương chậm biết nói v.v); bệnh chảy nước dãi, chứng khó nuốt, viêm họng mãn tínhv.v

Về trí tam châm:

Ứng dụng lâm sàng: chữa chứng kém phát triển về trí lực, đau đầu trước, bệnh về đáy mắt, bệnh mất trí ở người già ( Alzheimer ), di chứng sau tai biến trúng phong.

Về tứ thần châm:

Định vị huyệt: các huyệt lần lượt nằm ở trước, sau, trái, phải của huyệt bách hội, cách bách hội 1.5 thốn.
Ứng dụng lâm sàng: căn cứ vào phương hướng của châm khác nhau mà ứng dụng khác nhau: (4 cách)

Châm ngang cho 4 cây kim nằm sát da, mũi kim đều hướng ra ngoài : dùng chữa trẻ em chậm phát triển trí não, liệt não,bệnh tự kỉ ám thị ở trẻ em, đa động chứng (minimal brain dysfunction); chứng hoa mắt chóng mặt v.v

Châm ngang cho 4 cây kim nằm sát da, mũi kim đều hướng về huyệt Bách hội: dùng chữa bệnh điên, mất ngủ, hay quên v.v

Châm ngang cho 4 cây kim nằm sát da, nhưng mũi 4 kim đều hướng về 1 phía có bệnh: dùng chữa chứng liệt nửa người do trúng phong, hoặc tứ chi cảm giác khác thường

Kim ở trước trán châm ngang mũi hướng về phía trước, kim ở phía sau châm ngang mũi hướng về phía sau, 2 kim ở 2 bên châm ngang mũi hướng về huyệt Thông thiên: dùng chữa bệnh viêm mũi.

Về Não tam châm:

Ứng dụng lâm sàng: chữa trị các bệnh rối loạn vận động do tiểu não gây nên, thậm chí cho cả các trường hợp thiểu năng trí tuệ, liệt não của trẻ em, hoặc các bệnh nhân có bệnh ở đáy mắt (phối hợp với Nhãn tam châm)

Về Nhiếp tam châm:

Định vị huyệt:

*Nhiếp I châm: vùng xương thái dương, từ đỉnh tai dóng thẳng lên 2 thốn. (trẻ em thì 1.5 thốn)
*Nhiếp II châm, nhiếp III châm: từ vị trí của Nhiếp I châm theo chiều ngang song song với mặt đất, là 2 huyệt nằm trước và nằm sau Nhiếp I châm, cách nó cùng khoảng cách la 1 thốn

Ứng dụng lâm sàng:
 
Dùng chữa trị các bệnh về rối loạn vận động và cảm giác ở tứ chi, chữa chứng bán thân bất toại do trung phong, chữa thiểu năng trí tuệ ở trẻ em; ngoài ra chữa chứng đau nửa đầu, tê diện thần kinh lâu ngày không khỏi, ù tai, điếc tai và rối loạn cảm giác ở chi.

Chú ý:

Chọn kim 1.5 thốn, châm Nhiếp I châm trước rồi lần lượt châm 2 kim còn lại, châm ngang theo da sao cho mũi kim hướng thẳng xuống phía tai, sâu khoảng 0.8 đến 1.2 thốn. Vì vị trí này thần kinh và mạch máu rất phong phú nên châm cảm rất mạnh, khi châm phải quan sát mạch máu dưới da, và cố gắng dùng tay tách ra. Có thể dùng điện châm cũng có thể dùng thủ pháp xe kim bổ tả. Sau khi xuất châm để ý kỹ xem có bị xuất huyết ko, nếu có phải cầm máu ngay lập tức. Nếu bị đau nhói chứng tỏ đã châm phải mạch máu, nên rút nhẹ châm ra, điều chỉnh lại hướng rồi mới tiếp tục nhập châm, châm cảm phải tê, trướng căng, buôn buốt.

Về Định thần châm:

Định vị huyệt: nằm ở phần trán.
Định thần I châm: thẳng trên huyệt Ấn đường 5 phân

Định thần II châm, định thần III châm: thẳng trên 2 huyệt Dương bạch 5 phân.

Cách châm:

Đầu tiên châm Định thần I châm, châm ngang mũi kim hướng về huyệt Ấn đường châm đến khi chạm vào gốc mũi . Sau đó châm tiếp 2 kim còn lại theo hướng song song, có thể châm đến sát phần lông mày.

Ứng dụng lâm sàng:: Dùng chữa chứng mất tập trung ở trẻ nhỏ (minimal brain dysfunction), còn dùng cho trường hợp thiểu não, nhìn lệch (lác mắt) do liệt não, thị lực giảm sút, giật mắt, các chứng làm cho mắt thất thần, vô hồn, đau đầu trước trán...

Nguồn: http://yduochoc.vn/Truong-phai-cham-cuu/Can-Tam-Cham-Cham-Cuu.htm


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:03:38 PM
(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/images_zpsomj217s8.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:05:23 PM
(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/huyet_zps30vxp81r.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:05:40 PM
(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/Haukhe_zps6ghaqjmo.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:05:59 PM
Huyệt Dũng tuyền

(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/Dungtuyen_zps7zk16uty.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:06:20 PM
Huyệt Cao hoang

(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/Caohoang_zpszxkdkhtz.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:06:51 PM
(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/Anbach_zps3cioqlqv.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:08:48 PM
(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/Menh_zpstsxhpz2n.jpg)

(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/Menhmon_zps4rgy4wk3.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:09:18 PM
(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/luoi_zpsfqsrrgsw.gif)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:09:41 PM
(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/Lung_zpsgsubwmhi.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:10:12 PM
Bát liêu

(http://i428.photobucket.com/albums/qq7/tuhaiquan/Chuabenh/Lieu_zps5nmpxnga.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:10:28 PM
(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/Khihai_zps9yijz0fr.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:23:33 PM
(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/Thuakhap_zps6j3ddfjh.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:24:27 PM
(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/Thandu_zpsfbqqbx0m.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:24:49 PM
(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/Tamly_zpsuccv8wcd.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:25:36 PM
(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/quatildenung_zpsslwj1d2i.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:26:02 PM
(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/Noiquan_zpsdhoaponb.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:26:23 PM
(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/Nhannghinh_zpsyxbx0efh.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:27:09 PM
(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/tolieu_zpsefvohzcn.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 14, 2016, 08:27:29 PM
(http://i1305.photobucket.com/albums/s543/tuhaibajai1/Y%20hoc/thuycau_zpsw1eucsyv.jpg)


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Mười 06, 2016, 06:18:03 AM
(http://i428.photobucket.com/albums/qq7/tuhaiquan/Chuabenh/Chan_zpsoy3dwi0h.jpg)


Tiêu đề: Re: Châm cứu và các phương huyệt
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 03:50:15 PM
Thích nhiệt thiên

(http://thegioihoanmy.vn/home/Uploads/PW2/Image/Baochi/gamek/2013/game-online-3d-big-update-linhmach6.jpg)

Can mắc bệnh nhiệt, má bên tả đỏ trước; Tâm mắc bệnh nhiệt, sắc mặt đỏ trước; Phế mắc bệnh nhiệt, má bên hữu đỏ trước; Thận mắc bệnh nhiệt, mép đỏ trước. Khi bệnh chưa phát, thấy hiện sắc đỏ thời thích ngay, thế gọi là "trị vị bệnh".

...Phàm chữa bệnh nhiệt, trước cho uống nước lạnh, rồi mới thích; lại phải cho mặc áo lạnh, ở nơi lạnh, toàn thân lạnh rồi mới thôi.


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 19, 2017, 10:18:24 AM
Huyệt Bát liêu

http://www.youtube.com/v/zUyksVIlPXA&feature =0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&hl=en_US&feature=player_embedded&fs=1


Tiêu đề: Re: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG HUYỆT
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Tư 02, 2017, 05:06:43 PM
(http://sohanews.sohacdn.com/2016/photo-1-1475660723990-1475661000284.png)


Tiêu đề: Re: Châm cứu và các phương huyệt
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Tám 04, 2017, 05:47:35 PM
(https://s20.postimg.org/qvyahl3t9/8lieu.jpg)


Tiêu đề: Re: Châm cứu và các phương huyệt
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Một 13, 2017, 11:01:23 PM
Huyệt Phong phủ

(http://www.phuctamduong.com/uploads/news/2015_12/phong_phu_01.jpg)

Một tên là Thiệt căn, ở sau cổ vào mí tóc 1 tấc, giữa hai gân. Là nơi Đốc mạch, Dương duy và kinh Túc thái dương bàng quang giao hội.

Châm: 3 phân, cấm cứu, nếu cứu sẽ làm người ta mất tiếng nói (âm thanh), lưu 3 hơi thở.

Chủ trị: Trúng phong, ớn lạnh, đổ mồ hôi, nhức đầu, mình nặng cổ đơ không ngó ngoái được, thiên phong, bán thân bất toại, chảy máu cam, cổ họng sưng đau, thương hàn phát cuồng, hoàng đản.


Tiêu đề: Re: Châm cứu và các phương huyệt
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Hai 24, 2017, 10:09:25 AM
Huyệt Tam lý (Thủ tam lý)

(http://idacsan.vn/Upload/images/news/apr2017/huyet-thu-tam-ly.jpg)

 Vị trí: Ở dưới huyệt Khúc trì hai tấc, đè vào thịt nổi lên, ở đầu cơ cẳng tay.

 Sách Đồng nhân: Cứu 3 liều, châm hai phân.

 Chủ trị: Hoắc loạn, ỉa són, tắt tiếng, đau răng, sưng hàm, loa lịch tay, cánh tay tê dại, cáng đá (cánh trỏ rút không , duỗi ra được), trúng phong.

 Chú ý: Khi châm quá sâu gặp động mạch làm cho máu chảy không cầm, cấp tốc dùng bông ép chặt vào chỗ châm để cầm máu, đồng thời đưa thẳng tay lên cao rồi châm huyệt Tam Dương Lạc, sâu 0,3 thốn, vê về phía trái 10 giây rồi rút kim, máu sẽ cầm. Huyệt Túc tam lý làm cho dạ dầy co bóp chậm lại, huyệt Thủ tam lý làm cho dạ dầy co bóp nhanh hơn (Danh từ huyệt vị châm cứu).


Tiêu đề: Re: Châm cứu và các phương huyệt
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 09, 2018, 10:20:57 AM
Bệnh hen

(https://cdn.benhvienthucuc.vn/wp-content/uploads/2019/12/benh-hen-phe-quan-tai-phat.jpg)

Này chứng háo hống kể ra,

Tục là hen tật vậy hòa cho hay,
Trước cứu Thiên đột bằng nay.
Cứ Tuyền cơ huyệt ngày rày ở đâu?
Lại bảo cho biết chước mầu,
Đo Thiên đột xuống chớ lâu chi là.
Đo xuống một tấc chớ ngoa,
Mực điểm làm dấu để hòa nhớ ghi.
Châm đến một phân một khi,
Ngải ta liền đốt tức thì bảy trang.
Cứ Tuyền cơ huyệt đo ngang,

Một bên hai tấc lưỡng bàng cho công.
Hai bên bốn tấc làm song,
Ấy Du phủ huyệt cho thông đấy rày.
Châm đến một phân bằng nay,
Ngải đốt phép rày mười bốn cho thông.
Lại cứu lấy huyệt Đản trung,
Cùng Trực cốt huyệt song song những là.
Ngải đốt như tiền (trước) chớ ngoa,
Đoạn lui vậy hòa cứu huyệt Phế du.
Cứu bấy nhiêu huyệt toàn no (đủ),

Tự nhiên bệnh đỡ chớ lo chẳng hèo.
Lại luận làm thuốc một liều,
Cho nó uống vào khu trục đờm ra.

Phương thuốc: Thăng ma (dùng nước sắc Ma hoàng rửa rồi nướng), Thương truật, Long não tán nhỏ, Nhân ngôn [Thạch tín, Phê sương (Aseniơ) thuốc độc (bảng A) làm chết người, rất nguy hiểm!] tẩm giấm nướng, nấu nhiều lần, tán nhỏ, viên với hồ, mỗi lần uống 10 viên, với nước gừng hay nước chanh, vào những ngày gần lên cơn hen.

Thuốc viên cho nôn ra đờm: Nhân ngôn, Tử tô tán nhỏ, lấy một con cá diếc bỏ ruột, cho thuốc vào trong bụng cá, rồi lấy một đoạn ống tre non, cho cá vào trong, lấy đất bùn bịt kín miệng lại, đốt ống tre cho lâu, đến khi cá ở trong chưng lên sắc vàng thì lấy ra, tán nhỏ, viên với hồ bằng hột đậu xanh, tùy theo tuổi thêm bớt liều mà dùng, người lớn dùng 4 - 5 viên, trẻ con 2 - 3 viên [Liều dùng uống cho người lớn (phối hợp với các vị khác) nhiều nhất mỗi lần 0,002g, mỗi ngày 0,004g. Nhưng dù liều ít, uống lâu ngày, nhiều lần, chất độc tích lũy lại cũng rất nguy hại về sau. Không nên dùng.], không thể uống quá liều, dùng lá táo giã ra, vắt lấy nước cốt mà uống với thuốc.


Tiêu đề: Re: Châm cứu và các phương huyệt
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Chín 15, 2018, 03:58:02 PM
Huyệt Tam âm giao

(https://dwbxi9io9o7ce.cloudfront.net/images/20170626_104615_297806_1_61964.max-800x800.jpg)

Tam âm giao: Chỗ giao nhau của ba kinh âm.

Vị trí: Ở cạnh trong ống chân, từ mắt cá trong lên ba thốn, phía sau xương chày, chỗ hội của ba kinh âm: túc Thái âm tỳ, túc Thiếu âm thận, túc Quyết âm can..

Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, co đầu gối, hoặc nằm ngửa duỗi chân, dùng bốn ngón tay người bệnh (trừ ngón cái) kẹp lại để nằm ngang trên xương chày, một bên là mắt cá trong, một bên về phía trên là huyệt.

Cách châm cứu: Châm đứng kim, mũi kim hướng về huyệt Tuyệt cốt, sâu 0.5 - 1 thốn, hoặc châm chếch xuống dưới theo ven sau xương chày sâu 1 - 2 thốn, có thể có cảm giác tê như điện lan đến mắt cá trong, cứu 3 mồi, hơ 5 - 10 phút.

Chủ trị:

Phạm vi chủ trị của huyệt này rất rộng; đàn bà kinh nguyệt không đều, máu kinh ra quá nhiều, đau bụng hành kinh,  băng huyết, khó đẻ, khí hư, ngứa cửa mình. Đàn ông xuất tinh sớm, di tinh, liệt dương, đau dương vật, phù thũng, khó đái, đái dầm, tiêu hoá kém, đầy chướng bụng, dị ứng mẩn ngứa, Tỳ Vị hư nhược, không có con, thai chết trong bụng, sau khi đẻ nước hôi không ra, sau khi ăn thì nôn ra nước, ngáp trễ miệng, miệng há không ngậm lại được, đàn bà hành kinh mà giao hợp sinh ra gầy yếu, trẻ em kinh phong. Nếu kinh mạch không thông, bí tắc, tả ở đó thông ngay. Kinh mạch hư tổn không hành, bổ ở đó, kinh mạch thêm mạnh thì thông.

Tác dụng phối hợp:

Với Túc tam lý chữa bệnh đường ruột. Với Quan nguyên (hoặc Trung cực) chữa bệnh đái dầm. Với Nội quan, Thái xung chữa lưỡi nứt chảy máu. Với Trung quản, Nội quan, Túc tam lý chữa viêm mạch máu.


Tiêu đề: Re: Châm cứu và các phương huyệt
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Hai 10, 2018, 09:02:59 AM
Huyệt Lao cung

(https://i.imgur.com/y4K3wSz.jpg)

Một tên là Ngũ lý, Chưởng trung, Quỷ lộ.

Vị trí: Ở chỗ có động mạch giữa lòng bàn tay lấy huyệt.

* Sách Đồng nhân nói: Co ngón tay vô danh vào lòng bàn tay lấy huyệt.

* Sách Tư Sinh Kinh nói: Co ngón tay giữa vào lòng bàn tay lấy huyệt.

* Họ Hoạt nói: Lấy theo nay để xét, nên co ngón tay giữa và ngón áp út, ở vào khoảng giữa hai đầu ngón tay là chính xác. Là nơi kinh mạch Tâm bào lạc rỉ ra, là huyệt Vinh - Thủy.

* Sách Tố Vấn: Châm 3 phân, lưu kim 6 hơi thở.

* Sách Đồng Nhân: Cứu 3 liều.

* Sách Minh Đường: Châm 2 phân đắc khí liền tả và chỉ châm 1 lần, nếu châm quá 2 lần làm cho người hư kém. Cấm cứu, cứu sẽ lồi thịt lên làm thịt dư.

Chủ trị: Trúng phong, hay giận, buồn giận không thôi, tay tê, sốt không mồ hôi, hồi hộp, sườn đau, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, khí nghịch, ói ụa xót xa, khát nước, ăn uống không xuống, người lớn trẻ em miệng tanh hôi, miệng nổi ghẻ, ngực sườn đầy tức, hoàng đản, mắt vàng, trẻ nhỏ nướu răng lở.

* Miệng trẻ em có trùng trong mụn, lợi loét hôi hám xông ra khó chịu cho người xung quanh, cứu Lao cung 3 mồi “Hạ”.


Tiêu đề: Re: Châm cứu và các phương huyệt
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Hai 10, 2018, 10:28:47 AM
Huyệt Á môn

(https://trevang.vn/wp-content/uploads/2020/11/261220071003100-min.jpg)

Một tên là Thiệt Yểm, Thiệt hoành, Ám môn.

Vị trí: Ở sau cổ vào mí tóc 5 phân, cúi đầu lấy huyệt. Là hội huyệt của Đốc mạch và Dương duy vào dính liền với gốc lưỡi.

* Sách Tố Vấn: Châm 4 phân

* Sách Đồng Nhân: Châm 2 phân, lưu kim 3 hơi thở, tả 5 hơi thở vô, tả xong lại lưu kim. Cấm cứu, cứu sẽ làm cho người ta câm.

Chủ trị: Lưỡi rút không nói được, trùng thiệt, chảy máu cam, nóng lạnh, phong làm câm, xương sống cứng đơ, nẩy ngực, giật rút, bại liệt, điên cuồng, đầu nặng, không đổ mồ hôi, các khí dương nhiệt thịnh.


Tiêu đề: Re: Châm cứu và các phương huyệt
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Một 03, 2019, 08:37:31 AM
Huyệt Cao hoang

(https://tintucnuocuc.com/upload/linhchi/2018/09/13/a-2.png)

Ở dưới đốt sống thứ 4 một phân, trên đốt xương sống thứ 5 hai phân, ngang ra hai bên đều 3 thốn, khoảng giữa sườn thứ 4 và 5. Ngồi khum xương sống, thòng hai tay để lên hai đầu gối, làm cho ngay thẳng, ngón tay cái ngang đầu gối, lấy đồ kê hay chêm cánh chỏ, chờ cho rung động để lấy huyệt.

Cứu 100 đến 300 mồi. Nếu bệnh nhân quá yếu mệt, không thể ngồi ngay, nên bảo bệnh nhân nằm nghiêng giở cánh tay lên để lấy huyệt, cứu. Đốt xong lại đốt 1 trong 4 huyệt ở dưới rốn: Khí hải, Đan điền, Quan nguyên, Trung cực. Lại cứu Túc tam lý để dẫn hỏa khí đi xuống.

Chủ trị: Bệnh gì cũng chữa, gầy ốm, hư tổn, truyền thi, nóng hầm trong xương, mộng mị di tinh, hơi đưa lên ho nghịch, phát cuồng hay quên, đàm nhớt.

- Người ta tuổi được 20 trở lên, mới có thể đốt hai huyệt này.

* Sách Tả truyện chép: Năm Thành công thứ 10, Tấn hầu có bệnh, mời thầy thuốc ở nước Tần. Vua Tần sai danh y của nước Tần là Y Hoãn qua Tấn chữa trị. Khi Hoãn sắp đến, Tấn hầu chiêm bao thấy hai đức trẻ nói với nhau rằng: Hoãn là thầy thuốc giỏi có danh, sợ sẽ làm hại chúng ta, không chỗ mà trốn. Một đứa nói: nên ở trên Hoang dưới Cao, thì y làm gì chúng ta được. Khi Y Hoãn tới, xem mạch xong nói rằng: Bệnh Chúa công không thể trị được, vì ở trên Hoang dưới Cao, nếu công phạt thì không nên, còn đốt thì không kịp, thuốc uống cũng không đến, nên không thể làm gì được. Tấn Hầu khen: thật là Lương Y, bèn đem lễ vật hậu tạ cho về.


Tiêu đề: Re: Châm cứu và các phương huyệt
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 08, 2019, 06:23:30 PM
Huyệt Thạch môn

(https://media.hanoitv.vn/thumb_x600x314/files/tuyetmai/2021-09-06/dan-trung.jpg)

Tên khác: Lợi cơ, Tinh lộ, Đan điền, Mệnh môn.

Vị trí: Dưới rốn 2 thốn.

Chủ trị: Tiểu không thông, tiêu chảy không cầm được, dạ dưới đau thắt, âm nang chạy vào dạ dưới, bôn đồn, bụng đau cứng, sán khí, khí lâm, huyết lâm, tiểu vàng, ói mửa máu, ăn không tiêu, thủy thũng, dạ dưới căng rần rần, đàn bà sinh sản dịch không dứt kết thành cục, băng trung lậu hạ.

* Đàn bà cấm châm, cấm cứu, nếu châm cứu sẽ không sinh sản.


Tiêu đề: Re: Châm cứu và các phương huyệt
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Bảy 04, 2019, 08:59:24 AM
Huyệt Hợp cốc

(https://i.imgur.com/LZs9wGP.jpg)

Hợp cốc: cái hang vừa vặn.

Tên khác: Hổ khẩu, Hàm khẩu, Hợp cốt.

Vị trí: Ở mu bàn tay, khe đốt bàn ngón 1 - 2.

Cách lấy huyệt:

Người bệnh giang ngón cái và ngón trỏ tay, lấy ngón cái tay kia, đặt vào hổ khẩu tay này, lấy đầu nếp ngang ngón cái này chiếu xuống mu bàn tay, cạnh xương bàn ngón 2 là huyệt. Chỗ mạch Thủ dương minh đại trường qua là nguyên.

Cách châm cứu:

Châm mũi kim hướng vào huyệt Lao cung hoặc huyệt Hậu khê, sâu 0.5 - 1 thốn, có thể từ 1 - 2 thốn, bàn tay tê tức hướng lan đến đầu ngón. Nếu châm chếch về phía trên của bàn tay châm sâu hơn 1 thốn, cảm giác có thể lan tới khuỷu hoặc vai, cứu 3 mồi, hơ 5 phút. Đàn bà chửa cấm châm.

Chủ trị:

Huyệt này là huyệt chủ yếu chữa ngoại cảm và đầu mặt mồm như: Cảm mạo, đau đầu, đau răng, hầu họng sưng đau, mắt sưng đỏ, liệt mặt, hành kinh đau bụng, ngón tay tê cứng, đau lỗ đít, nổi mề đay, ngứa, mũi chảy máu cam, miệng mắt méo lệch, mặt sưng, môi mép không gọn, làm trụy thai, ra thai chết lưu. Đàn bà chửa có thể châm tả, không được châm bổ, bổ thì trụy thai (xem thêm huyệt Tam âm giao).

Tác dụng phối hợp:

Với Tam âm giao có tác dụng thúc đẻ. Với Thái xung gọi là "Tứ quan huyệt" châm vào có tác dụng điều khí huyết, hoà âm dương, trấn tĩnh, kéo huyết áp xuống. Với Phục lưu trị chứng ra mồ hôi nhiều. Với Nội quan có thể dùng gây tê cho các loại thủ thuật. Với Khúc trì trị phong chẩn khắp người.


Tiêu đề: Re: Châm cứu và các phương huyệt
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Năm 14, 2020, 08:13:39 AM
(http://thegioihoanmy.vn/home/Uploads/PW2/Image/Baochi/gamek/2013/game-online-3d-big-update-linhmach6.jpg)

Hoàng đế: Phương pháp chữa bệnh ngoài châm còn đạo dẫn, hành khí, xoa bóp, cứu chườm, chích, hỏa châm, uống thuốc vv...Trong điều trị dùng một phương pháp là đủ hay phải dùng tổng hợp nhiều phương pháp?

Kỳ Bá: Các phương pháp chữa bệnh ở trên, là của mọi người và để chữa cho nhiều người mắc nhiều chứng bệnh khác nhau, chứ không phải dùng cả để chữa bệnh cho một người (nên cần nắm cả các phương pháp). (Xoa bóp là để điều thông khí huyết, nhu hòa cân cốt).