Tứ Hải giai huynh đệ

Tư tưởng - Quan điểm - Lý (không gây) sự về các góc nhìn văn hoá - Discussion => Tín ngưỡng - Tôn giáo - Triết học - Religious Beliefs - Philosophy => Tác giả chủ đề:: tuhaibajai trong Tháng Năm 21, 2020, 08:44:20 AM



Tiêu đề: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Năm 21, 2020, 08:44:20 AM
Nguyễn Bảo Sinh
19 tháng 5 lúc 07:57

PHẬT TỔ NHƯ LAI

(https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/kbd_pilk/2019_05_03/phat_to.jpg)

Vạn pháp không từ đâu tới
Vạn pháp không đi về đâu

Thường người ta hiểu: Như Lai là danh xưng, còn Phật Tổ là đức Phật có đầu tiên. Tổ thường được hiểu là tổ tiên, tổ nghề…

Thật ra có nhiều chư Phật như A Di Đà…đều có trước Phật Tổ Như Lai, nhưng sao ta lại gọi Như Lai là Phật Tổ?
Đạo Phật có thể nôm na tạm chia thành hai phần: phần tôn giáo và phần triết học. Phần tôn giáo thì đạo Phật cũng như các tôn giáo khác coi con người có hai phần: phần thể xác và phần linh hồn.

Đạo Phật quan điểm: “tề đồng vật ngã” – người và vật đều là một. Từ một vật vô tri là hòn đá có thể biến thành vật hữu hình là con khỉ, thành Đại Thánh, thành đấu chiến thắng Phật. Nghĩa là Phật có thể do hòn đá sinh ra. Các Phật đều bình đẳng. Đạo Hồi có một đấng tiên tri duy nhất của Thượng đế, người thông thiên giữa trời và người.

Trong Thiên Chúa giáo, con chiên đắc đạo cao nhất là hiển thánh, chứ không trở thành đạo quả ngang đức chúa Jé-su.
Chính vì quan điểm “tề đồng vật ngã” của đạo Phật, cho nên, đạo Phật không chủ trương tiêu diệt các đạo khác mà hoàn toàn có thể cộng sinh.

Còn về phần triết học, ít ai biết được đạo Phật không công nhận có linh hồn.

Các đệ tử Thích Ca đi giảng đạo bị trách cứ rất nhiều vì không có chính kiến về linh hồn. Có lần, các đệ tử quay lại yêu cầu Thích Ca giải thích về vấn đề này, nếu không sẽ bỏ đạo. Các đệ tử yêu cầu có chính kiến:

1. Linh hồn có.
2. Linh hồn không có.
3. Linh hồn vừa có, vừa không.

Thích Ca thuyết giảng: “Này! Các con đến học đạo chưa bao giờ ta hứa sẽ giải thích cho các con về vấn đề này. Ta nói với các con, nếu có kẻ bị mũi tên tẩm thuốc độc bắn trúng, mọi người cứ khăng khăng đòi ta giải thích mũi tên này bắn từ đâu, tẩm loại thuốc độc gì và kẻ bắn nhằm mục đích gì…nếu ta giải thích cho họ hiểu thì nạn nhân phải chết, tốt nhất nên cấp cứu ngay”.

Đạo ta cũng vậy. Đời là bể khổ. Ta có bát chánh đạo để cứu đời. Đạo của ta là đạo cứu đời. Đạo của ta là đạo cứu khổ. Còn bàn về linh hồn có, không thì khác gì:

“Dã tràng xe cát biển Đông
Như ta phân biệt có, không ở đời”

Cách giải thích về linh hồn có vẻ như lúng túng của Thích Ca là phần hay nhất và lý thú nhất của đạo Phật:

Đố ai cân được linh hồn
Để ta bàn chuyện dại khôn ở đời.

Chính nhờ vào phần triết học này mà thế giới dự báo thế kỷ 21 là thế kỷ của đạo Phật.

So sánh với đạo Gia tô thì khác hẳn. Khi các vị trưởng lão đạo Do Thái bắt giữ Jé-su, có đặt ba câu hỏi. Họ đưa ra đồng tiền Xê-za và hỏi:

- Đồng tiền này của ai?

Jé-su đáp:

- Cái gì của Xê-za, trả lại cho Xê-za, cái gì của Chúa, trả lại cho Chúa.

Các vị trưởng lão cho là câu trả lời rất hay, rồi hỏi tiếp:

- Con người phải đối xử với nhau ra sao?

Jé-su đáp:

- Con người được tạo ra theo hình của chúa, thương yêu con người là kính yêu chúa.

Các trưởng lão tán thành và hỏi tiếp:

- Ai là chúa tể muôn loài?

Jé-su đáp:

- Đức Jé-hô-va (chúa trời) đưa ta xuống cai quản muôn loài.

Vì câu này mà đức chúa Jé-su bị đóng đinh câu rút.

Còn khi đức Phật sắp nhập Niết Bàn, các đệ tử hỏi Thích Ca:

- Khi chết con tìm thầy ở đâu?

Thích Ca hỏi:

- Thế khi thầy sống, các con định nghĩa thầy là gì?

Học trò im lặng, Thích Ca dậy tiếp:

- Các con hãy gọi ta là Như Lai, Như Lai nghĩa là không từ đâu đến và không đi về đâu.

Các đệ tử hoát ngộ và đồng thanh tán dương bài thuyết pháp hay nhất cuối cùng của Phật. Các đệ tử nói:

- Vạn pháp giả hợp không tự có mà do nhân duyên hợp thành. Vạn pháp không từ đâu đến, vạn pháp cũng không đi về đâu. Tất cả chúng sinh đều là Như Lai. Thích Ca Mầu Ni là Phật đầu tiên tìm ra định luật Như Lai cho nên Thích Ca Mầu Ni gọi là Phật Tổ Như Lai, chứ không có nghĩa Như Lai là vị Phật có trước tất cả các chư Phật như một số người thường nghĩ.

Triết học này của đạo Phật cũng là sự khác biệt cơ bản giữa tôn giáo Phật và các loại tôn giáo khác. Theo Thiên Chúa giáo thì chúa tạo ra mọi loài, con người có bản ngã, cho nên hình ảnh chúa Jé-su chết thẳng đứng trên cây thánh giá có ý nghĩa là muốn phục sinh thì phải đóng đinh cái bản ngã lại. Hình tượng Thích Ca nhập Niết Bàn nằm ngang là hòa cùng trời đất là Như Lai – không từ đâu đến và không đi về đâu – là sự sống liên lỷ, liên hồi mà không cần đóng đinh câu rút.

Hay có thể giải thích chữ Như Lai theo định luật Lô-mô-nô-xốp: vật chất không tự sinh ra, không tự mất đi, vật chất chỉ biến từ dạng này sang dạng khác.

Thế giới ngày nay là thế giới phẳng. Francois Jullien -Viện trưởng triết học Pháp đã dùng triết học phương Đông để giải thích khoa học phương Tây, dùng khoa học phương Tây để giải thích triết học phương Đông. Bằng thiền định ta đã hiểu được các tiên bay lơ lửng theo định luật của sức hút NewTon. Bằng thiền định ta đã thấy được thời gian co giãn theo tốc độ: Từ Thức nhập thiên thai một ngày bằng một năm nơi hạ giới. Thuyết tương đối của Anhxtanh nằm trong thuyết sắc sắc không không của Phật pháp. Sự quân bình Đông Tây sẽ tạo ra cách tu thiền thấy chân như sẽ cứu rỗi nhân loại khỏi biển khổ.

Descartes: Tôi tư duy tức là tôi tồn tại.
Gớt: Khởi nguyên là hành động.
Jesus: Khởi nguyên là lời, lời là lời của chúa.
Phật tổ Như Lai: Vạn pháp không từ đâu tới, Vạn pháp không đi về đâu.

TRÍCH HUYỀN NGÔN


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Năm 24, 2020, 11:52:35 AM
Nguyễn Bảo Sinh
3 giờ

Huệ Năng

(https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8a/Luc_To_Hue_Nang.jpg/200px-Luc_To_Hue_Nang.jpg)
Đại sư Huệ Năng

Công án Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Khả, Lâm Tế, Hoàng Bá, Huệ Năng và Jesus Christ

Bồ Đề Đạt Ma - thái tử, tổ thứ 28 ngành thiền Ấn Độ - sang Trung Hoa thành Sơ Tổ Thiền. Bồ Đề Đạt Ma gặp Lương Vũ Đế một vị vua quy mộ Phật pháp đã độ hàng vạn tăng ni, xây hàng ngàn chùa. Lương Vũ Đế phán:

- Trẫm độ tăng xây chùa vậy có công đức gì không?

Đạt Ma đáp:

- Không công đức gì.

Đạt Ma không có duyên gặp Vũ Đế nên đã lên Thiếu Lâm Tự 9 năm ngồi nhìn vách đá. Mọi người gọi Đạt Ma là Bích Diện Bà La Môn.

Nhiều khi Đạt Ma xếp đá xung quanh đứng thuyết pháp. Bài thuyết pháp của Đạt Ma khiến đá cũng phải gật đầu cảm thụ.

Sau đó Huệ Khả giữa trời bão tuyết đến cửa động Thiếu Lâm xin làm đồ đệ. Nhưng không được Đạt Ma thu nhận. Huệ Khả đã chặt một cánh tay mình để tỏ quyết tâm tôn sư trọng đạo.

Đạt Ma truyền y bát nhị tổ thiền cho Huệ Khả và hỏi:

- Con đến gặp thấy làm gì?

Huệ Khả đáp:

- Con đến để cầu thầy an tâm cho con.

Đạt Ma bảo:

- Con hãy đưa tâm ra cho ta xem.

Huệ Khả:

- Con không biết tâm ở đâu.

Đạt Ma bảo thế là con đã hoát ngộ.

Để không bị chấp vào lời, phái thiền Lâm Tế - Hoàng Bá…

Dùng tiếng hét và gậy để giác ngộ đệ tử.

Đạo Phật tại Ấn Độ dần dần thiếu tính chất thực dụng. Có thực mới vực được đạo. Từng đoàn khất sỹ đi khất thực. Đất nước Ấn Độ không đủ sức nuôi các tăng đoàn nên dân Ấn Độ quay lưng với đạo Phật. Cuối cùng đạo Phật ở Ấn Độ bị đạo Hồi tiêu diệt.

Đạo Phật sang Trung Quốc kết hợp với tính thực dụng đạo Khổng, đạo Lão cho nên phát triển mạnh mẽ. Đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng thành Tam Giáo Đồng Nguyên cội nguồn tâm linh thiền học Trung Hoa đã phát triển mạnh mẽ.
Thiền học Trung Quốc chia làm 2 phái: Bắc Tông và Nam Tông. Đại diện Bắc Tông là Thần Tú còn Nam Tông là Huệ Năng, cả hai đều là đệ tử của Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn.

Huệ Năng không biết chữ chuyên làm việc giã gạo trong chùa. Một hôm thấy các tăng ni xúm lại xem bài kệ của Thần Tú:

“Thân là cây bồ đề
Tâm như đài gương sáng
Phải luôn siêng lau chùi
Chớ để dính bụi bặm”

Huệ Năng thấy đông cũng xúm lại xem và hỏi các sư huynh có việc gì? Sư huynh bảo ngũ tổ Hoàng Nhẫn bảo ai làm được bài kệ hay sẽ truyền y bát cho. Thượng tọa Thần Tú đã viết bài kệ đạt được xương tủy thiền chắc chắn sẽ thành lục tổ thiền. Huệ Năng bảo sư huynh đọc hộ bài kệ cho nghe. Nghe xong, Huệ Năng bảo mình cũng muốn viết bài kệ nhưng không biết chữ, nhờ sư huynh viết hộ. Mọi người cười giễu cợt rồi cũng đồng ý viết theo lời đọc của Huệ Năng:

“Bồ đề vốn không cây
Gương sáng cũng không đài
Xưa nay không một vật
Bụi bẩn dính vào đâu”

Ngũ tổ Hoàng Nhẫn thấy sân chùa xôn xao vội rẽ vào xem. Đọc xong bài kệ của Huệ Năng thì bảo lấy vôi xóa đi và gõ vào đầu Huệ Năng 3 cái.

Đúng canh ba đêm ấy, Huệ Năng đến gõ cửa tìm thầy. Hoàng Nhẫn bảo ta trao y bát cho đệ tử, sở dĩ ta phải xóa ngay bài kệ này đi kẻo sẽ bị kẻ đố kị sát hại và ngay đêm nay Huệ Năng phải trốn về phương Nam. Ngũ tổ mang thuyền chèo chở Huệ Năng qua sông. Huệ Năng cầm chèo từ tay ngũ tổ Hoàng Nhẫn để chở thầy và bảo:

“Khi mê thầy độ
Ngộ rồi con tự độ”

Sáng sau các đệ tử thấy y bát không còn liền hỏi thầy. Ngũ tổ Hoàng Nhẫn bảo: “Ta đã trao y bát cho Huệ Năng rồi”. Thế là các sư huynh trong chùa vượt sông, phi ngựa đuổi theo để đoạt lại y bát. Trong đó Đại Minh đuổi kịp Huệ Năng.
Huệ Năng bảo: “Nếu vì pháp thì hãy theo ta, nếu vì y bát thì cứ việc lấy”. Đại Minh định cầm y bát lên thấy nặng như núi Thái Sơn thì quỳ sụp dưới chân Huệ Năng tôn làm sư phụ và đổi pháp danh là Huệ Minh. Cả hai thầy trò về ở ẩn tại núi Tung Sơn, cạnh dòng suối Tào Khê 10 năm mới bắt đầu lộ diện thuyết pháp. Tiếng tăm Huệ Năng lan toàn quốc. lúc này Thần Tú đã trở thành quốc sư. Một buổi họp triều đình, nữ hoàng Võ Tắc Thiên muốn mời một vị cao tăng nhất nước đến thỉnh giáo. Thần Tú tiến cử Huệ Năng. Võ Tắc Thiên sai sứ thần đến triệu Huệ Năng vào cung. Huệ Năng không đi và bảo:

- Thầy ta bảo ta chỉ trụ trì và hoằng dương đạo pháp ở phương nam thôi.

Nhẽ ra Huệ Năng chống chiếu chỉ phải mắc tội chém đầu. Song hoàng đế Võ Tắc Thiên phán:

- Không đến tức là đã đến.

Ở đây chúng ta cần bàn xuất phát điểm từ bài kệ và là cương lĩnh của thiền học Trung Hoa:

“Truyền riêng ngoài giáo
Không ghi văn tự
Chỉ thẳng vào tâm
Thấy tánh thành Phật”

Phật pháp xuất phát từ các bậc đế vương như Tất Đạt Đa, như Bồ Đề Đạt Ma đều là những người thông kim bác cổ khác với đạo Hồi, đạo Thiên Chúa – Jesus xuất thân từ công nông binh nên giáo lý đạo thiên chúa lấy tình thương làm cội nguồn.

Vì vậy đạo Phật xuất phát từ bậc đế vương thông kim bác cổ lại nói là thiền không dựa vào kinh sách – ngoài kinh Lăng Nghiêm – thực ra là thiền vượt lên kinh sách. Thiền chống lại những kẻ:

“Đọc quá nhiều sách vào mình
Không tiêu hóa được cũng thành vô minh”

Những kẻ hủ nho:

“Nhai văn nhá chữ buồn ta
Con giun còn biết đâu là cao thâm”

Còn văn tự, kinh sách của thiền nói đúng được cái lý của vũ trụ, lý của vũ trụ ngoài kinh sách là vô ngôn chứ không phải là thiền không xuất phát từ kinh sách như Phật dạy: “Lời dẫn ta tới chân lý nhưng lời không phải là chân lý, nhiều khi lời che cả ánh sáng của tâm”.

TRÍCH THIỀN DÂN GIAN


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Sáu 05, 2020, 11:13:18 PM
Thiền dân gian

(https://lh3.googleusercontent.com/proxy/JGOSVQH3kZwJqprewQ7K8I5G9tUvmCEwl9CWPX1hclpgEOxVpZoerJAWMgdGl339bKmtFcCW4QqqmMPJLGWSr3CpK_JtsMSFKrdtxuLaNa_u35QP2E8)

• Tôn giáo không phải là thông tin, nó không thể được dạy bởi vì tôn giáo là cách sống. Sự hiện diện của thầy là sự đồng cảm. Đạo sư và môn đệ đối diện đồng cảm trực tiếp. Đạo sư là người nhận biết. Người rao giảng là người tự nhận là nhận biết. Người rao giảng có thể trao đổi thông tin từ kinh sách hoặc truyền thống.

• «Khi môn đệ sẵn sàng người thấy xuất hiện».

Môn đệ không thể tìm được người thầy. Chỉ người thầy, người biết chính họ mới có thể tìm ra môn đệ.

Khi bạn sẵn sàng, toàn bộ vũ trụ bắt đầu giúp đỡ bạn.

• Nếu bạn cởi mở với sự tầm thường, bạn sẽ khép kín với điều cao cả.

• Bạn dễ mở cửa đón nhận điều tầm thường – tham, sân, si – nhưng bạn rất khó mở cửa với điều cao cả như tình yêu … Bạn luôn nghi ngờ.

Cha dạy: Guzdjieff: Bất kỳ ai tức giận với con, con đừng phản ứng tức thì, chờ đợi sau 24 giờ sau mới trả lời.
Phật : «Đừng tin bất kỳ điều gì mà tâm trí bình thường của bạn nghĩ là có thể tin» Nếu ta bảo người này tốt hơn thì bạn do dự. Nếu ta bảo tên này là dâm tặc thì ta tin ngay. Nhưng nếu bạn không tin người nào đó tốt hơn bạn thì bạn không thể sâu sắc hơn.

Nietzsche tuyên bố «Thượng đế chết» nghĩa là ông ta tuyên bố không có điều cao cả và ông ta trở thành người điên nếu không ông ta có thể trở thành phật. Vua Tịnh Phạn cũng không tin là Tất Đạt Đa tinh khiết như phật : Nó là con ta, ta không tin nó quá tinh khiết. Ông không tin và ngăn cấm con ông trở thành phật.

Phật nói với vua Tịnh Phạn không con không phải là vật sở hữu của cha. Con cảm ơn vì cha là đường dẫn.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Sáu 26, 2020, 10:51:56 PM
FB: Ngoi Sao Lap Lanh

Ý NGHĨA LINH ẢNH ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP

(https://i.imgur.com/ChM2XbO.jpg)

1. Các kí hiệu viết bằng tiếng Hy Lạp trong hình

- Mẹ Thiên Chúa ('MP-ΘΥ i.e. Μήτηρ Θεού).

- Tên Cực Thánh Giêsu Kitô (Iς-Xς --- Ἰησοῦς Χριστόc).

- Tổng lãnh Thiên thần Micae (OAM).

- Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel (OAΓ).

2. Ngôi sao

- Mẹ chính là ánh sáng loan báo Tin mừng Chúa Giêsu đến trong thế gian - Tượng trưng cho vai trò của Mẹ trong mầu nhiệm của Thiên Chúa và Giáo hội.

- Ngôi sao cũng chỉ cho chúng ta biết Mẹ là người duy nhất dẫn chúng ta đến với Chúa.

3. Mắt

- Chan chứa tình yêu và lòng Trắc ẩn, luôn dõi theo chúng ta là con cái của Mẹ nơi trần thế.

- Là nguồn an ủi và hy vọng bất tận của chúng ta - mắt Mẹ có sức hút mãnh liệt mỗi khi chúng ta nhìn lên Mẹ, để hướng về mầu nhiệm Cứu Chuộc là chính Chúa Giêsu mà Mẹ đang bồng trên tay.

- Mắt của Mẹ thì mở to, luôn hướng nhìn về phía chúng ta.

4. Tổng lãnh Thiên thần Micae

- Ngài cầm trong tay một ngọn giáo, một khúc lau dài và một bình dấm.

- Những vật dụng này sẽ xuất hiện trong cuộc Thương khó của Chúa Giêsu.

- Tay của Ngài được phủ bởi một tấm vải nhằm khắc ghi và tôn kính những vật linh thánh.

5. Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel

- Ngài nắm cây Thánh Giá với các mũi đinh trên tay - biểu trưng cho giờ lâm tử sắp đến. Điều này khiến Hài Nhi Giêsu ôm lấy Mẹ của mình để được nâng đỡ, chở che.

- Tay của Ngài được phủ bởi một tấm vải nhằm khắc ghi và tôn kính những vật linh thánh.

6. Áo Choàng

- Màu đỏ là màu áo các trinh nữ đã mặc trong thời đại của Đức Kitô, biểu trưng cho sự đồng trinh.

- Màu xanh thẫm thiên chức làm Mẹ - màu các bà mẹ Palestine mặc trong thời đó.

- Màu sắc trên áo Mẹ còn tượng trưng cho xuất thân hoàng gia (dòng dõi vua David) của Mẹ.

7. Đôi bàn tay Mẹ

- Hai tay của Chúa Con đặt trọn vào lòng bàn tay phải của Đức Mẹ như một điểm tựa vững chắc để chỉ ra rằng : Mẹ đang giới thiệu Chúa Giêsu – Con của Mẹ tới tất cả chúng ta.

- Bàn tay phải của Mẹ hướng trực tiếp vào Thánh Tâm và hướng lên cây Thánh giá của Thiên Thần Gabriel.

- Vị trí bàn tay trái cùng chiều với bàn tay phải, đặt Chúa Giêsu lên Trái tim Mẹ hướng về phía chúng ta - những người đang chiêm ngưỡng bức ảnh và nhắn nhủ: “Hãy vâng nghe lời Người” (Lc 9,35).

8. Khuôn mặt Chúa Giêsu

- Hài nhi Giêsu lo sợ nhìn về phía Thập giá với ánh nhìn xa xăm - vì đó là giá để cứu chuộc nhân loại.

- Trong khi mang trong mình hình hài của một trẻ thơ, thì khuôn mặt của Chúa Giêsu toát lên sự trưởng thành, chín chắn tượng trưng cho đức khôn ngoan vượt trên tuổi tác.

9. Bàn tay của Chúa Giêsu

 Bàn tay của Chúa Con bám chặt lấy bàn tay của Đức Mẹ biểu thị mối tương quan nghĩa thiết giữa ý muốn của Mẹ với ý muốn của Người Con để tất cả nên một trong người Con, như vậy Mẹ đã tham gia vào chương trình Cứu chuộc nhân loại.

10. Màu sắc trên trang phục của Chúa Giêsu

- Áo choàng màu xanh lá tượng trưng cho hai bản tính con Người và bản tính Thiên Chúa.

- Đai lưng màu đỏ tượng trưng cho: Chúa Kitô đổ máu đào để cứu rỗi nhân loại thoát khỏi tội lỗi.

- Chiếc áo choàng vàng là biểu tượng của sự Phục Sinh - Chúa sẽ sống lại từ cõi chết.

- Như vậy, màu sắc trên trang phục của Ngài hòa quyện với nhau  là sự tuyên bố chắc chắn về mầu nhiệm Nhập Thể, Cuộc Khổ Nạn, Sự Chết và Phục Sinh của Chúa Kitô.

11. Miệng

- Miệng nhỏ trên khuôn mặt của Mẹ dạy chúng ta bài học thinh lặng trước sự hiện diện của Thiên Chúa.

12. Đôi giày và bàn chân Giesu

- Chiếc giầy rơi khỏi chân nói lên Thiên Chúa đã trở thành con người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi.

- Gót chân của Thiên Chúa được tỏ hiện rõ ràng: suy ra từ lời hứa của Đức Chúa trích sách Sáng Thế: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó" (St 3,15).

13.  Màu vàng nền của bức tranh

- Màu vàng đại diện cho Thiên Đàng vĩnh cửu và ánh sáng huyền siêu của sự Phục Sinh chiếu tỏa qua y phục của Chúa Giêsu và Mẹ Maria để ban ơn cho những ai cầu nguyện trước linh ảnh này.

- Nguồn gốc: Bức ảnh này được sơn trên gỗ, các họa sĩ đã thiết kế bằng sự pha trộn các màu sắc. Tỷ lệ bức ảnh: Chiều cao 21 inch, chiều rộng 7 inch.

14. Bàn tay trái đỡ Chúa Giêsu của Mẹ

- Bàn tay trái của Đức Mẹ đỡ nâng trẻ Giêsu - Mẹ là Mẹ của Người. Đó là bàn tay êm ái cho tất cả mọi người tìm đến bên Mẹ.

Chuyển ngữ & Biên tập: Văn Hiệp - Văn Tú.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Bảy 15, 2020, 08:17:57 AM
FB: Bảo Sinh

ĐẠO CƠ ĐỐC, ĐẠO DO THÁI, ĐẠO TIN LÀNH, ĐẠO HỒI VÀ ĐẠO PHẬT

“Chỉ sờ một chỗ mà thôi
Thầy bói định nghĩa được voi là gì
Nếu hiểu đủ lẽ huyền vi
Sẽ không định nghĩa được gì về voi”

Đạo Do Thái, đạo Cơ Đốc, đạo Tin Lành, đạo Hồi đều coi Thiên Chúa tạo ra muôn loài, nhưng cũng có điểm khác biệt.

Đạo Do Thái thờ kinh Cựu Ước. Kinh Cựu Ước là bản giao ước giữa Đức Chúa Trời và trần thế. Đạo Cơ Đốc thờ kinh Tân Ước. Kinh Tân Ước là bản giao ước giữa Đức Chúa Jesus và trần thế. Đạo Tin Lành cũng thờ kinh Tân Ước, nhưng con chiên có thể thông thiên, rửa tội trực tiếp với Đức Chúa Jesus mà không thông qua các linh mục. Đạo Hồi thờ kinh Coran và chỉ có một nhà tiên tri duy nhất với thánh Ala – Thiên Chúa – là Môhamét. Đạo Hồi coi Jesus chỉ là một trong những nhà tiên tri, chứ Jesus không phải là con Đức Chúa Trời.

Chính vì đạo Do Thái không công nhận kinh Tân Ước và Jesus là con Đức Chúa Trời nên trong thế chiến thứ Hai, Hítle đã tiêu diệt người Do Thái vì coi là phản Chúa.

Đạo Phật thuyết pháp tề đồng vật ngã – vật và người bình đẳng: Hòn đá đủ cơ duyên cố thể thành con khỉ, thành Tề Thiên Đại Thánh, thành Đấu Chiến Thắng Phật. Vậy Phật và hòn đá bình đẳng.

Trong giai đoạn sau, đạo Phật nghiên về kinh viện, xa lánh đời sống xã hội nên đã bị đạo hồi xâm lược. Đạo Phật theo lẽ vô thường đã kết hợp giữa pháp Đại Thừa và Ấn Độ giáo thành Mật Tông, dùng chân ngôn, thần chú để hoằng dương đạo pháp.

Các đạo đều là cách nhận biết vũ trụ ở các góc độ khác nhau nên dễ hiểu lầm nhau, gây ra các cuộc thánh chiến, tổn hại muôn triệu sinh linh.

Bản thể của các đạo chỉ là một, chỉ lời khác thôi. Chỉ vì cực đoan nên xảy ra chiến tranh. Chiến tranh thế kỉ 21 là chiến tranh tâm linh.

“Sờ đuôi, sờ đít, sờ đầu
Thầy bói định nghĩa được voi là gì
Vì cho chân lý là lời
Cho nên thế loài người đánh nhau”

TRÍCH THIỀN DÂN GIAN


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Tám 03, 2020, 10:33:28 AM
FB: Nguyễn Bảo Sinh

“Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định”
“Tri nhân tri diện bất tri tâm”

THIỀN VÀ SỐ MỆNH

Số, chỉ một chữ thôi cũng đủ tạo thành thế giới tâm linh. Chữ số huyền diệu, như câu “A men” của đạo Thiên Chúa”, “Nam Mô” của đạo Phật. Chữ số cứu rỗi loài người ra khỏi biển khổ trầm luân a tỳ kiếp, “lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương”. Chữ số cũng có thể dìm con người vào cõi u mê, tiêu diệt khí phách, đầu hàng số phận, nhắm mắt buông xuôi vào kiếp khổ ải để “mặc xem con tạo xoay vần tới đâu”.

Cái gì cũng có hai mặt. Có lợi tất có hại. Dao nào cũng có hai lưỡi. Mặt tích cực đề cao “đức năng thắng số”, “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Mặt tiêu cực cũng làm hại ta vô cùng: “Ngẫm hay muôn sự tại trời, trời kia đã bắt làm người có thân, bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”, phủ định vai trò của con người, đổ tại tất cả cho số phận:

“Toét mắt là tại hướng đình
Cả làng toét mắt chứ mình em đâu”

Ta cần hiểu hai mặt của chữ số. Số mệnh nằm ngoài ý muốn con người, nhưng ý muốn con người cũng nằm ngoài ý muốn. Ta có thể hiểu chữ số theo quan điểm của đạo Sỹ, hoặc hiểu chữ số theo quan điểm của đạo Phật.

ĐẠO SỸ

Đạo Sỹ khởi nguồn từ Lão Tử. Lão Tử và Thích Ca Mầu Ni cùng gốc đạo, lấy thuyết vô vi làm khởi nguồn của vạn pháp. Song, Lão khác Thích chỉ ở phương pháp. Lão chỉ cho thấy vô vi, Phật dậy ta cách đạt vô vi. Người kế thừa đạo Lão xuất sắc là Trang Tử. Bằng những truyện ngụ ngôn siêu ngắn tuyệt vời, Trang Tử đã nhập đạo Lão vào tâm linh sâu thẳm của loài người. Vì đạo Lão chỉ cho thấy vô vi, không bày cách đắc đạo vô vi nên đạo Lão bị biến tướng thành mọi thứ tạp nham, thành đạo Sỹ, thành đủ các loại thầy tướng, thầy số với lủng củng chân gà, mu rùa. Cuối cùng, chẳng hiểu sao, Lão Tử lại biến thành Thái Thượng Lão Quân luyện linh đơn ở cung trời đậu suất.

Cách xem tướng số của đạo Sỹ một phần dựa vào kinh dịch, đa phần dựa vào một vài chi tiết của hình tướng, nên dễ đánh giá chân lý bộ phận thành chân lý toàn thể.

Không có gì vớ vẩn bằng chỉ căn cứ vào một nét vân tay, một giờ sinh mà hiểu được toàn bộ mệnh số con người. Cùng ngày, giờ, năm sinh với Phật Tổ Như Lai, có kẻ bị tử hình. “Tri nhân, tri diện, bất tri tâm”. Xem tướng số kiểu “thầy bói xem voi” thành đoán quàng xiên, cúng bái lung tung, “bói ra ma quét nhà ra rác”.

“Số cô chẳng giầu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà”

“Hồn rằng hồn thác ban ngày
Thương cha, nhớ mẹ hồn rầy thác đêm”

Thầy địa lý thành đề tài tiếu lâm:

“Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn”

Các thầy “xem bói ra ma” để kiếm tiền, lừa người lại hoá lừa mình:

“Đom đóm bay qua
Thầy tưởng là ma
Thầy ù thầy chạy
Ba thằng ba gậy
Đi đón thầy về
Bắt con lợn sề
Cho thầy chọc tiết
Bắt con cá giếc
Cho thầy xem mang
Bắt con tôm càng
Cho thầy bóc vỏ”

Rồi chuyện tiếu lâm về ông thầy bói, thầy cúng ỉa vào mồm nhau, bóc mẽ nhau, bói bậy, cúng bái quàng xiên.
Nói chung, số mệnh con người không thể chỉ do một chi tiết quyết định. Một quả không do một nhân tạo thành. Số mệnh con người do màn nhân duyên trùng trùng, hợp hợp dệt nên. Muốn đoán số mệnh con người cần quán triệt thuyết thập nhị nhân duyên.

“Tướng tuỳ tâm sinh
Tướng tuỳ tâm diệt”

ĐẠO PHẬT

Thiền nhân muốn tâm tịnh phải hiểu bản chất, tự tánh của số phận:

“Chỉ thẳng vào tâm
Thấy tánh thành Phật”.

Thiền gọi là xem tướng theo “tánh không”. Không ở đây không phải là không và có, mà số mệnh không tự có, số mệnh do nhân duyên tạo nên:

“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng”

Muốn tìm hiểu cội nguồn của tướng số thiền, đầu tiên ta phải hiểu đạo Phật. Mà cội nguồn của thiền là Phật Tổ Như Lai.

PHẬT TỔ NHƯ LAI

Thường người ta hiểu: Như Lai là danh xưng, còn Phật Tổ là đức Phật đầu tiên. Tổ thường được hiểu là tổ tiên, tổ nghề…

Thật ra, có nhiều chư phật như A Di Đà… đều có trước Phật Tổ Như Lai, nhưng sao ta lại gọi Như Lai là Phật Tổ?
Đạo Phật có thể nôm na tạm chia làm hai phần: phần tôn giáo và phần triết học. Phần tôn giáo thì đạo Phật cũng như các tôn giáo khác coi con người có hai phần; phần thể xác và phần linh hồn.

Đạo Phật quan điểm: “tề đồng vật ngã” – người và vật là một – từ một vật vô tri là hòn đá có thể biến thành vật hữu hình. Nghĩa là Phật có thể do đá sinh ra. Các Phật đều bình đẳng. Đạo Hồi có một đấng tiên tri duy nhất của Thượng đế, người thông thiên giữa trời và người.

Trong Thiên Chúa giáo, con chiên đắc đạo cao nhất là hiển thánh, chứ không trở thành đạo quả ngang đức chúa Je-su.
Chính vì quan điểm “tề đồng vật ngã” của đạo Phật, cho nên đạo Phật không chủ trương tiêu diệt các đạo khác mà hoàn toàn có thể đồng nhất.

Còn về phần triết học, ít ai biết được đạo Phật không công nhận có linh hồn.

Các đệ tử Thích Ca đi giảng đạo bị trách cứ rất nhiều vì không có chính kiến về linh hồn. Có lần các đệ tử quay lại yêu cầu Thích Ca giải thích về vấn đề này, nếu không sẽ bỏ đạo. Các đệ tử yêu cầu có chính kiến:

1. Linh hồn có.
2. Linh hồn không có.
3. Linh hồn vừa có vừa không.

Thích Ca thuyết giảng: “Này! Các con đến học, chưa bao giờ ta hứa sẽ giải thích cho các con về vấn đề này. Ta nói với các con, nếu có kẻ bị mũi tên tẩm thuốc độc bắn trúng, mọi người cứ khăng khăng đòi ta phải giải thích mũi tên này từ đâu, tẩm loại thuốc độc gì và kể bắn nhằm mục đích gì… nếu ta giải thích cho họ hiểu thì nạn nhân phải chết, tốt nhất là nên cấp cứu ngay”. Đạo ta cũng vậy. Đời là bể khổ. Ta có bát chánh đạo để cứu đời. Đạo của ta là đạo cứu đời. Đạo của ta là đạo cứu khổ. Còn bàn về linh hồn có, không thì khác gì:

“Dã tràng xe cát biển Đông
Như ta phân biệt có, không ở đời”

Cách giải thích về linh hồn có vẻ như lúng túng của Thích Ca là phần hay nhất và lý thú nhất của đạo Phật.
Hay có thể giải thích chữ Như Lai theo định luật Lô-mô-nô-xốp: “Vật chất không tự sinh ra, không tự mất đi, vật chất chỉ biến từ dạng này sang dạng khác”.

Phật dậy: “Thiện tai! Thiện tai!”, không làm việc thiện sẽ gặp tai hoạ. Dựa vào luật nhân quả: ác giả, ác báo. “Những người bạc ác tinh ma, mình làm mình chịu kêu mà ai thương”. Đoán số mệnh con người bằng luật nhân quả, thiền nhân biết cội nguồn của tướng số.

Luật nhân quả không chỉ ở kiếp này mà ở cả kiếp quá khứ và vị lai. Những tai hoạ của kiếp này do từ kiếp trước gây nên. Phúc đức ta hưởng, là kết quả tu hành từ mười đời. ác báo cũng không chỉ ở kiếp này mà còn: “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.

Dân gian thường nói: “trời có mắt”, con mắt soi thấu luật nhân quả, lưới trời thưa mà khó lọt. Những kẻ giả đạo đức: “Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”, “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao” có thể thoát khỏi luật pháp, song không thoát khỏi luật nhân quả. Sống thật thà vô tư hoặt mưu mô xảo trá không qua được con mắt thiền.

“Vải thưa không che được mắt thánh”. Thiền lấy chữ tâm làm gốc. Nên có truyện một vị thiền sư qua đò, mọi người chỉ trả một quan, còn cô lái đò đòi thiền sư hai quan vì tội đã ngắm cô. Lần sau qua đò, thiền sư nhắm mắt lại. Lần này, cô lái đò đòi mười quan vì bảo thiền sư ngắm cô bằng tâm. Thiền coi vạn sự đều do tâm sinh ra.

Tất cả số mệnh do tâm sinh. Thay tâm sẽ đổi tướng.

Một đứa trẻ lên ba, nếu vô tình đái vào tượng thần, thì không biết không có tội. Nếu thần mà làm tội đứa trẻ thì đấy không phải là thần. Khi ta làm việc thiện cần gì phải chọn giờ? Làm việc ác thì làm gì có giờ đẹp?. Có hai thiền sư thấy một cô gái chết đuối. Một thiền sư nhẩy xuống vớt cô gái lên bờ, rồi cởi quần áo ra làm hô hấp nhân tạo. Một thiền sư thấy cô gái loã thể vội bỏ chạy. Thiền sư bỏ chạy hỏi thiền sư cứu nạn: “Thầy nghĩ gì khi thấy cô gái loã thể?”. Thiền sư cứu nạn đáp: “Chỉ nghĩ đến cứu người, còn hình ảnh cô gái loã thể thì nằm trong óc thầy”.

Cũng một người khi làm việc thiện thì đôi mắt sẽ có thần, khi biết mình đang làm việc ác sẽ thất thần. Tâm thay tướng đổi.

Hiểu luật nhân quả, dân gian ta thấy được trong hoạ có phúc, trong phúc có hoạ - tái ông thất mã tam tri phi phúc- họ thiền ngay trong cả cái hoạ. Thiền nhân hiểu số mệnh nên sống ung dung tự tại trong cuộc đời đầy hỗn loạn. Hiểu được luật nhân quả, biết nếu “có đức mặc sức mà ăn”. Số mệnh do cái đức sinh ra, “cứu một người phúc đẳng hà sa”. Chân tướng của số mệnh nằm ở tu nhân,  tích đức. Thiền lấy cái bất biến trong tâm để ứng với cái vạn biến. Cũng như ông giám đốc công ty xổ số bình chân như vại, mặc cho kẻ mua vé số có xao động gì đi chăng nữa. “Đoạn trường tân thanh” của Thanh Tâm Tài Nhân đến chỗ Kiều tự tử ở sông Tiền Đường là hết. Vì muốn chứng minh luật nhân quả ngay trong kiếp này, nên Nguyễn Du phải viết thêm đoạn tái hồi Kim Trọng để đáp ứng nguyện vọng của dân gian “ở hiền gặp lành”. Số mệnh do tâm quyết định. Tâm thay tướng đổi. Tính tích cực này nâng đạo Phật lên tối thượng thừa của cách hiểu số mệnh. Tất nhiên, dân gian cũng hiểu không có nội dung nào không biểu hiện ra hình thức:

“Con lợn có béo, cỗ lòng mới ngon”:
“Những người ti hý mắt lươn
Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người
Những người mặt nạc đóm dầy
Mo nang trôi xấp biết ngày nào khôn”

“Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con
Những người béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp, đánh con cả ngày”

Thuý Kiều và Đạm Tiên đều “xem trong sổ đoạn trường có tên”. Nhưng với “đức năng thắng số”, mặc dầu “ngẫm hay muôn sự tại trời, trời kia đã bắt làm người có thân. Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao, mới được phần thanh cao”. Cuối cùng vẫn “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” và “đoạn trường sổ rút tên ra, đoạn trường thơ phải đem mà trả nhau”. Đúng như:

“Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Hiểu được luật nhân quả, ta sẽ tự quyết định lấy số phận của mình. Nhân là bất biến, nhân truyền từ đời này sang đời khác, cũng như Gen trong học thuyết Đac-uyn. Cũng như định luật một vật đứng yên thì không bao giờ tự chuyển động nếu không có cái búng của Niutơn. Nhân cũng vậy, nhân muốn thành quả phải hợp đủ cơ duyên. Không có quả nào chỉ do một duyên mà thành. Ta không thay đổi được nhân, nhưng ta có thể thay đổi được quả, bằng cách không tạo nên duyên thì nhân không thể thành quả được. Ví dụ, ta có cô vợ lẳng lơ, lẳng lơ là cái nhân, dân gian hiểu cái nhân không thể thay đổi:

“Chỉ đâu mà buộc ngang trời
Thuốc đâu chữa được con người lẳng lơ”

“Rằng quen mất nết đi rồi
Dở hay cũng bởi tính người biết sao”

Cái nhân lẳng lơ, muốn tạo ra cuộc ngoại tình thì phải hợp đủ cơ duyên, ta chỉ cần cắt duyên, nhân sẽ không thể thành quả. Ta tạo cho cô vợ một môi trường ít tiếp xúc với lẳng lơ. Cũng như ta nên tạo ra môi trường trong sạch – cơ duyên – thì mọi người sẽ không tạo ác nghiệp.

Giả Bảo Ngọc trong “Hồng Lâu Mộng” quyết tìm cách chữa bệnh ghen cho Đại Ngọc. Thiền sư bốc cho mười thang thuốc, bảo cứ mười năm uống một thang sẽ khỏi. Bảo Ngọc cười và ngộ ra ghen không chữa được, nếu uống đủ mười thang thuốc thì Đại Ngọc đã bốc mộ mấy lần rồi. Dân gian cũng có câu:

“Con cóc ăn trầu đỏ môi
Có ai lấy lẽ bố tôi thì về
Mẹ tôi chẳng đánh chẳng chê
Mài dao cho sắc móc mề ăn gan”

Hiểu số mệnh theo luật nhân quả, nên khi sứ giả Khổng Minh tiết lộ việc thừa tướng làm việc tận tuỵ, ngày quên ăn, đêm quên ngủ thì Tư Mã Ý  đoán ngay: mệnh của Khổng Minh sắp hết. Khổng Minh cũng biết vậy nên làm lễ dâng sao giải hạn mà không thành. Luật nhân quả trời cũng không qua nổi.

Nhân là bất biến, sẽ tồn tại từ kiếp này sang kiếp khác, cả phần hồn lẫn phần xác. Còn gien thì chỉ truyền kiếp trong thể  xác.

LUẬT BÙ TRỪ

Mở đầu truyện Kiều, Nguyễn Du đã nêu lên thuyết tài mệnh tương đố:

“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”

Ngay cả ông trời cũng cò đố kỵ, ghen tuông với chính vưu vật mà mình tạo ra:

“Tinh hoa phát tiết ra ngoài
Nghìn năm bạc mệnh một đời tài hoa”

Dân gian ta cũng ngộ được luật bù trừ. Thấy “phúc là chỗ nấp của hoạ, hoạ là chỗ nấp của phúc” nên đã viết:

- Hồng nhan đa truân.
- Hồng nhan bạc mệnh.
- Ngu si hưởng thái bình
- Đen bạc đỏ tình.
- Ăn cơm với cáy ngáy o o, ăn cơm với thịt bò lo ngay ngáy.
- Mèo mù vớ cá rán.
- Dao hai lưỡi.
- Yêu nhau lắm cắn nhau đau.
- Ghét của nào trời trao của ấy.

Hiểu được luật bù trừ, dân gian thanh thản:

“Có bao nhiêu kẻ yêu ta
Kẻ ghét đếm đủ cũng là bấy nhiêu
Khi biết ghét cũng là yêu
Ân oán sẽ hết, mọi điều sáng trong”

Người có tài, có hoạ. Con chim chết vì bộ lông đẹp. Con hươu, con nai chết vì thịt thơm ngon, “mỹ nhân bạc mệnh”, “hồng nhan đa truân”, “ngu si hưởng thái bình”, “thánh nhân đãi kẻ khù khờ”, kẻ nghèo khổ “ăn cơm với cáy ngáy o o, ăn cơm với thịt bò lo ngay ngáy". Vua ngủ với cung tần mỹ nữ trong màn loan chướng huệ không sướng hơn gì kẻ ăn mày ngủ với nhau nơi đầu đường xó chợ. Trạng Quỳnh bắt nhà vua nhịn đói gần chết, nên khi cho ăn món mầm đá thấy ngon hơn sơn hào hải vị.

Hoạ phúc luôn bù trừ nhau như truyện “Ngựa tái ông”: lần thứ nhất mất ngựa tưởng hoạ, lại thành phúc vì con ngựa cái rủ ngựa đực về thành đôi. Được ngựa là thành hoạ, vì anh con trai cưỡi ngựa lại bị đá què chân. Cũng vì đá què chân, anh con trai không bị đi lính. Trong khi đó trai làng đều bị chết trận.

Luật bù trừ là công bằng tuyệt đối. Cái áo cuối cùng loài người mặc không cần có túi để mang theo danh vọng và tiền tài xuống âm phủ:

“Áo quan không túi không quần
Mặc đều vừa vặn không cần số đo”

Con người trần truồng ra đời, rồi cũng trắng tay ra đi:

“Vua Ngô 36 cái tàn vàng
Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì
Chúa Chổm uống rượu tì tì
Chết xuống âm phủ chẳng có gì mà mang”

Tỉnh say, sống chết, buồn vui chỉ là một hằng số, chỉ vì không hiểu luật bù trừ nên có nhiều người sinh mê lú. Cái chết, đó là sự công bằng, sự bù trừ tuyệt đối của tạo hoá. Hãy ngắm những ngôi mộ bầy ra như hộp lịch ta sẽ thấy hết tánh không của bù trừ.

LUẬT VÔ THƯỜNG

Hê-ghel luận biện chứng Pháp, đạo Phật bàn về lẽ vô thường. Lão Tử nói: “ta vô vi mà dân tự hoá”. Triết gia Hy Lạp bảo: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Nội dung kinh dịch chỉ trong chữ thời: “Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ kém ai. Thế chiến quốc, thế xuân thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”.

Số mệnh con người cũng vô thường, cũng diễn biến theo thời. Cứ mười năm một lần số mệnh có thể chuyển từ hung sang cát. Mệnh nước ba mươi năm thay một lần. Tư Mã Ý tâu với Tào Phi: “Ba mươi năm trước ta thua Thục, thì nay ta sẽ thắng Thục”. Lịch sử cận đại Việt Nam cũng có cột mốc: năm 1930, Xô Viết Nghệ Tĩnh; năm 1960, cột mốc “chào 61 đỉnh cao muôn trượng”, “dân có ruộng dập dìu hợp tác, lúa mượt đồng ấm áp làng quê”; cột mốc năm 1990, xoá bỏ bao cấp, khoán sản phẩm. Nhân dân cũng viết:

“Ai giầu ba họ, ai khó ba đời”

“Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa
Bao giờ dân nổi cơn qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa”

“Đêm dài nhiều mộng”

“Cưới vợ thì cưới liền tay
Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha”

“Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu”

“Để lâu cứt trâu hoá bùn”

Không hiểu lẽ vô thường, cho nên có kẻ đi thuyền rơi kiếm, đã vạch dấu vào mạn thuyền, để đến bến thì mò. Hai người yêu nhau, họ chân thật thề sống với nhau đến thuở bạc đầu. Khi ghét, họ lại chân thật thề bỏ nhau càng nhanh càng tốt.

Kant – nhà triết học siêu hình Đức - định lấy vợ. Ông suy nghĩ mãi về lợi và hại. Đến khi ông quyết định lấy vợ, thì người yêu đã có chồng và bốn con. Tạo hoá biến đổi từng giây, mặt trời hôm nay không giống mặt trời hôm qua. Phan Bội Châu: “Nhật tân, nhật tân, hựu nhật tân”, kẻ sỹ ba ngày gặp nhau phải thấy điều mới, “nhất hồi niêm xuất, nhất hồi xuân”.

Hôm nay, cô gái đồng ý lấy ta, không có nghĩa chắc chắn ngày mai cô đó bất biến, vì đêm dài lắm mộng. Hiểu lẽ vô thường “đêm dài lắm mộng”, dân gian dậy ta phải tự quyết định ngay số mệnh mình:

“Cưới vợ thì cưới liền tay
Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha”

Mọi sự đều vô thường. Người khôn đừng cho là mãi mãi sẽ khôn, biết đâu lẽ huyền vi, sự biến đổi “khôn ba năm, dại một giờ” đến nỗi thân bại danh liệt. Và cái gì cũng sẽ biến động, cùng tắc biến, biến tắc thông. “Hết khôn dồn đến dại”, “yêu nhau lắm, cắn nhau đau”. Số mệnh luôn biến hoá từ hung sang cát, con người phải hiểu để tuỳ thời hành xử.

Hiểu lẽ vô thường, vạn pháp do âm dương tạo thành, hoạ phúc cũng do âm dương biến hoá mà ra:

“Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo thuyền như nước
Đổ mắm đổ muối
Đổ chuối hạt tiêu
Đổ niêu cứt gà
Đổ phải nhà nào
Nhà ấy phải chịu”

Niêu cứt gà đổ vào nhà này, cũng như tai hoạ của nhà kia, lúc nào cũng sẵn sàng đến với ta. Hãy bình tĩnh đón chờ cái ngẫu nhiên trong tất nhiên. Biết vậy thì “cười người chớ có cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười”. Và “ăn mày là ai, ăn mày là ta, vì chưng đói cơm rách áo hoá ra ăn mày”. Đấy là mệnh trời.

Số mệnh con người lấy tâm làm gốc, còn tất cả chỉ là ngoại vi. Người làm chính trị tìm cái bên ngoài, đạo học tìm cái bên trong.

Khi tâm lệch, mệnh số sẽ ngả nghiêng.

Dân gian hiểu số do tâm, làm việc thiện thì giờ nào cũng là giờ đẹp, làm việc ác thì không có giờ đẹp. Và hẹn ngày không bằng gặp ngày. Cưới xin chọn giờ để chạy tang là đạo đức giả.

Hai người đi kiện đều chọn giờ đẹp để cùng thắng (!). Vậy ai thua? Còn ông quan nhận tiền hối lộ đâu có chọn giờ mà đều được tiền?

“Chôn chọn giờ, cưới chọn giờ
Yêu nhau chọn lúc bất ngờ gặp nhau
Làm nhà chọn hướng trước sau
Hôn nhau chọn chỗ gặp nhau tình cờ”

Yêu nhau, hôn nhau là linh thiêng nhất, là cội nguồn của cưới thì chẳng ai xem yêu nhau vào giờ Tý, giờ Thân hay giờ Hợi là giờ đẹp, hoặc hôn nhau theo hướng đông, hướng tây hay hướng bắc mới hợp với tuổi.

Luật phong thuỷ theo thiền cũng chỉ có ở trong tâm. Làm nhà theo hướng nào mà giữ được nhân hoà, thì đấy là hợp với phong thuỷ nhất.

“Ở đâu ăn ngon ngủ ngon
Ở đấy phong thuỷ không còn đâu hơn
Phong thuỷ không ở đâu xa
Phong thuỷ chính bởi nhân hoà sinh ra”

Lấy nhân hoà, lấy tâm làm cội nguồn của số mệnh, ta mới thiền định, tâm không vọng động, khỏi lầm lỡ cuộc đời.

Mệnh theo số, số theo trời
Còn lòng em lại theo người em yêu

THIỀN DÂN GIAN


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Tám 11, 2020, 10:12:19 AM
FB: Nguyễn Bảo Sinh

ĐẾN ĐỊA NGỤC

(https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2020/02/29/dia-nguc-2-2252.jpg)

Có người hỏi thiền sư Triều Châu:

- Sư phụ bình thường tu phước tu huệ, nhân cách đạo đức rất toàn bích, giả sử sau trăm năm chẳng hay sư phụ đến chỗ nào?

Triệu Châu đáp:

- Đến địa ngục.

- Sư phụ tu trì đức hạnh cớ sao đến địa ngục?

- Nếu ta không đến địa ngục, ông phạm tội sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vong ngữ… ai đến để độ ông.

Trong địa ngục dao hàn cắt ruột
Lửa âm ty thiêu đốt buồng gan
Vạc dầu nung nấu khóc than
Khát khao giọt nước, cành phan cam lồ

“Nam Mô Đức Phật Di Đà
Cho ta thấy được cái ta đang là
Phật tâm lễ Phật Di Đà
Hai phật lễ phật còn ta là chùa”.

ĐẠO Ở CHỖ NÀO

Tăng hỏi thiền sư Duy Khoan:

- Đạo ở chỗ nào?

- Chỉ ngay trước mắt.

- Sao con không thấy.

- Con có ngã nên không thấy, thiền sư thấy chăng?

- Có ta, có ông rồi cũng không thấy luôn.

- Không con, không thầy có thấy chăng?

- Không ta không ông cần thấy làm gì?

Lại có người hỏi sư:

- Ai là Phật Tổ?

- Ta không dám nói với ông, sợ ông không tin

- Thiền sư chỉ dạy, ai dám không tin!

- Chính là ông đó!

- Làm sao bảo nhậm?

Sư đáp:

Một phen mắt nhặm.
Như hoa trong không,
Chỉ lìa vọng duyên,
Tức như như Phật

Ngày vắng vang reo chuông bát nhã
Đêm thanh dóng dõi kệ di đà
Há đạo đâu xa mà tìm kiếm
Bồ đề kết quả ở lòng ta.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Tám 25, 2020, 03:33:38 PM
FB: Nguyễn Bảo Sinh

Nắm tay mãi phải buông ra
Giữ thì sẽ mất chỉ cho là còn

Sống được giàu chết được nghèo
Thác xuống âm phủ mang theo nụ cười
Có của mới được làm người
Bỏ của mới được thoát đời lên tiên.

KHÓA HƯ KHÔNG

Thiền sư Kim Bích Phong từ khi chứng ngộ xong, buông bỏ được hết những duyên tham ái khác, chỉ riêng cái bát bằng ngọc dùng ăn cơm là yêu thích không rời tay. Mỗi lần trước khi nhập định, nhất định đem bát ngọc cất kỹ rồi sau mới yên tâm nhập vào cảnh giới thiền định.

Có một lần vì tuổi thọ của sư đã hết, Diêm Vương liền sai quỷ sứ đến bắt sư để trả nghiệp báo. Nhưng Kim Bích Phong biết trước giờ chết, cho nên muốn đùa cợt Diêm Vương, rồi nhập vào cảnh giới thiền định rất sâu và suy nghĩ rằng xem Diêm Vương có cách nào bắt được mình không.

Mấy tên quỷ sứ cứ đợi hoài đợi mãi, đợi hết ngày này đến ngày kia cũng không bắt được Kim Bích Phong. Thấy không có cách nào trình báo Diêm Vương, mấy tên quỷ sứ liền hỏi kế thổ địa, xin ông ta bày mưu kế giúp cho, để thiền sư Kim Bích Phong xuất định.

Thổ địa ngẫm nghĩ, nói:

- Thiền sư Kim Bích Phong rất thích cái bát ngọc của mình, nếu các ông tìm cách lấy được cái bát ngọc của ông ta, ông ta khởi niệm thì sẽ xuất định.

Bọn quỷ sứ nghe xong, liền chạy tìm cái bát ngọc của sư, liều mạng khua động. Sư nghe bát ngọc bị lắc leng keng, tâm nôn nóng, vội xuất định đến xem thế nào. Quỷ sứ thấy sư xuất định, liền vỗ tay cười nói:

- Tốt lắm! Bây giờ mời thầy theo chúng tôi đến gặp Diêm Vương nhé!

Thiền sư Kim Bích Phong nghe xong, biết rõ vì tham ái nhất thời mà cơ hồ hủy bỏ huệ mạng nghìn xưa của mình. Sư liền đập nát bát ngọc, rồi nhập định lại và để lại một bài kệ:

Nếu ai muốn bắt Kim Bích Phong,
Trừ phi luyện sắt khóa hư không.
Hư không nếu hay khóa chắc được,
Đến  đây bắt ta Kim Bích Phong.

Nhược nhân dục nã Kim Bích Phong,
Trừ phi thiết luyện tỏa hư không.
Hư khhông nhược năng tỏa đắc trụ,
Tái lai nã ngã Kim Bích Phong.

Ngay đó, sư nhập vào cảnh giới Niết – bàn vô trụ.

Núi vàng, biển bạc, lưu li
Thác xuống âm phủ không gì mang đi
Thương thay bao kẻ sân si
Tham tiền đầy đọa âm ty ngục tù.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Tám 27, 2020, 08:36:07 AM
FB: Nguyễn Bảo Sinh

(https://caolaoha.com/uploads/news/2015_05/ganh-nuoc-1.jpg)

Ni cô gánh nước lên chùa
Ngắm trăng trong nước say sưa bóng hình
Bỗng dưng gánh gẫy tan tành
Bóng trăng trong nước tan thành hư vô
Nhìn trời trăng đẹp như mơ.

NI CÔ CHIYONO

Ni cô Chiyono là một giai nhân tuyệt sắc. Sắc đẹp diễm lệ của cô quyến rũ đến nỗi khi cô muốn đi tu, đến nơi nào cô cũng bị từ chối vì các đại sư e ngại sắc đẹp của cô sẽ làm các vị sư khác say mê. Một đêm Chiyono đi gánh nước, ngắm bóng mình và ánh trăng phản chiếu cái đẹp tuyệt đối trong thùng nước.

Thình lình, gánh gãy, thùng rơi,
Nước đổ ào, trăng biến mất,
Chiyono thoát nhiên đại ngộ.

Chúng ta cũng như ni cô, chúng ta chỉ ngắm ánh trăng qua ảo giác. Chân lý không bao giờ xảy ra khi chúng ta chỉ biết sự vật phản chiếu qua gương. Chân lý chỉ đến khi tấm gương vỡ nát, thùng nước đổ đi, nước không còn, sự phản chiếu biến mất.

Không gì vượt được thiên nhiên
Cách nhau lớp kính hôn tiên chẳng màng
Ly thân mà vẫn đồng sàng
Âm dương cách biệt một màng cao su.

NGÀY NAY NHIỀU NGƯỜI CHỈ THÍCH NGẮM HOA TRONG ẢNH TRONG ẢO GIÁC CHỨ KHÔNG THÍCH NGẮM HOA THẬT

CÔNG ÁN THIỀN


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Chín 24, 2020, 10:56:35 AM
FB: Nguyễn Bảo Sinh

(https://lh3.googleusercontent.com/proxy/myTGMrMugURsZQyJyd3TUgvOa_8EhyrMSHhXAB1b_srpnikUiqqadBi7wXqjaigNaOp1urxP0HMdQ8On-bGcUNmzWzkgDei1Fv05hUMJZoNXc0FfnkjkKzzy8vinAXX8PrivdWG6roGGiZ7HMCDfrboqNrtSiC43UErFTBB-oMfp)

Khi mê bùn chỉ là bùn
Ngộ rồi mới biết trong bùn có sen
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ rồi mới biết trong tiền có tâm.

GIỐNG PHÂN BÒ

Đời Tống, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn toạ thiền, luận đạo với thiền sư Phật Ấn. Tô Đông Pha cảm thấy thân tâm thông suốt, do đó hỏi thiền sư:

Thiền sư! Ngài nhìn tôi ngồi giống cái gì?
Rất trang nghiêm, giống một ông Phật.
Tô Đông Pha nghe xong vô cùng phấn khởi.

Kế đó thiền sư Phật Ấn hỏi Tô Đông Pha:

Học sĩ! Ông nhìn tư thế của tôi ngồi  giống cái gì?

Tô Đông Pha từ trước đến giờ không bỏ qua cơ hội nào đùa giỡn với thiền sư, lập tức đáp:

Giống một đống phân bò!

Thiền sư Phật Ấn bị Tô Đông Pha ví mình là phân bò cho nên không trả lời trả vốn gì cả. Còn Tô Đông Pha cho mình thắng thiền sư Phật Ấn rồi!

Tin này vang đến tai cô em gái của ông là Tô tiểu muội, cô em hỏi:

Anh ơi! Nghe nói anh thắng thiền sư Phật Ấn, vậy anh thắng thiền sư thế nào?

Tô Đông Pha mặt mày hớn hở, thần thái phơi phới, kể lại.

Tô tiểu muội thiên tư hơn người, tài hoa xuất chúng. Cô nghe Tô Đông Pha kể lại xong, nghiêm nét mặt nói:

Anh ơi! Anh thua rồi! tâm của thiền sư như tâm Phật, cho nên nhìn anh giống như Phật. Còn tâm anh như phân bò, cho nên nhìn thiền sư giống như phân bò!

Tô Đông Pha nghẹn lời, mới biết công phu tu thiền của mình không bằng thiền sư Phật Ấn.

Trắng đen khác một cách nhìn
Đời hư hay thực tâm mình sinh ra

CÔNG ÁN THIỀN


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Chín 24, 2020, 03:11:25 PM
FB: Nguyễn Bảo Sinh

(https://lh3.googleusercontent.com/proxy/GFjB1YUlFlrDUOa6m_6nykA0hAI_BphLRCSRtWEUXS-qDubIH7spWSIEQQqTYlyN9gACyyXE4cxvf0teAlXYQhu60YORl7laM2cyC6e2-bJFNzxNRHTEJpekg_-FtV05-zzQAu2mE-T1tpKtD9DHSKRXJp-ERSTWaKX9dNVnCmE8SMOzbb-xbXQaE-LcP6awT_evn8zg1EJp6uKxbRR3)

Tôi tĩnh tại không phải vì tĩnh tại
Mà nhiễu loạn cuộc đời không xâm hại vào tôi
Tôi không nói không phải vì hiền
Mà anh không đủ đẳng cấp để làm phiền đến tôi

TÁM GIÓ THỔI KHÔNG ĐỘNG

Đời Tống, cư sĩ Tô Đông Pha nhận chức ở Qua Châu, Giang Bắc. Giang Bắc và chùa Kim Sơn – Giang Nam cách nhau một con sông. Ông ta và thiền sư Phật Ấn  - trụ trì chùa Kim Sơn – thường bàn luận thiền đạo. Một hôm, ông cảm thấy sự tu hành của mình đã được ngộ, bèn viết một bài thơ, sai một đứa trẻ sang sông trao cho thiền sư Phật Ấn để ấn chứng. Bài thơ như sau:

Đảnh lễ thiên trung thiên (Phật),
Hào quang chiếu đại thiên.
Tám gió thổi không động,
Hoa sen tím ngồi yên.

Khể thủ thiên trung thiên,
Hào quang chiếu đại thiên.
Bát phong suy bất động,
Đoan tọa tử kim liên.

Thiền sư nhận thư đọc xong, cầm bút phê hai chữ rồi đưa cho đứa bé đem về. Tô Đông Pha cho rằng thiền sư chắc chắn sẽ khen ngợi về cảnh giới tu hành tham thiền của mình. Ông vội vàng mở thư ra xem, thì thấy hai chữ “đánh rắm” ghi trong phong thư. Không cầm được ngọn lửa vô danh nổi dậy, ông bèn chèo thuyền qua sông tìm thiền sư hỏi cho ra lẽ.

Khi thuyền đến chùa Kim Sơn, thiền sư Phật Ấn đứng đợi Tô Đông Pha ở bờ sông. Vừa thấy thiền sư, Tô Đông Pha tức giận hỏi:

Thiền sư! Chúng ta là bạn thân với nhau, bài thơ của tôi, sự tu hành của tôi ngài không khen thì thôi, sao lại chửi tôi?

Thiền sư coi như không có chuyện gì, hỏi:

Tôi chửi ông cái gì?

Tô Đông Pha cầm hai chữ “đánh rắm” trên thư cho thiền sư xem. Thiền sư xem. Thiền sư cười to ha hả:

Ủa! Chẳng phải ông nói tám gió thổi không động sao? Sao một cái đánh rắm mà ông đã bay qua sông rồi?

Duyên ai phận nấy thuận đường mà đi
Họa nào phúc nấy có gì mà mong.

Sống không bầy đàn
Chết không cần nối dõi
Ung dung tự tại cõi phiêu bồng

CÔNG ÁN THIỀN


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Chín 30, 2020, 08:37:26 AM
FB: Nguyễn Bảo Sinh

Đố ai cân được linh hồn
Để ta bàn chuyện dại khôn ở đời

KHÔNG CÓ CÂU TRẢ LỜI

Buổi đẹp trời, một người đến bái yết đức Phật và hỏi:

- Bạch đức Thế Tôn, theo Ngài thì Thượng đế có hay không?

Đức Phật bảo:

- Không có thượng đế! Cho đến bây giờ Thượng đế chưa hề xuất hiện. Tất cả chỉ đơn giản là chuyện bịa đặt của một số con người để khai thác những kẻ ngốc!

Dĩ nhiên, người này vô cùng choáng váng.

Buổi chiều, một người khác đến gặp đức Phật và thưa:

- Ngài nghĩ gì về sự tồn tại của Thượng đế?

Đức Phật nhìn vào khuôn mặt của người ấy, nói:

- Thượng đế là vĩnh hằng và luôn luôn tồn tại ở đâu đó, quanh đây hay một nơi nào khác…

Người này dường như bị sốc, y hoang mang tột độ. Y tự trấn tĩnh một lát rồi xin phép rút lui, ra về trong ưu tư, khắc khoải.

Và đến chiều tối, một người khác đến đảnh lễ đức Phật và xin phép được ngồi dưới chân đức Phật. Ngài hỏi:

- Ông còn thắc mắc nào cần giải quyết chăng?

Người này cung kính thưa:

- Con tuyệt đối dốt nát và hoàn toàn không biết gì về Thượng đế cả. Con chỉ biết rằng, đức Phật hiện đang trú ngụ tại đây, và con đã tới để được ngài làm cho con sáng tỏ.

Đức Phật khẽ nhìn người ấy và thế rồi ngài nhắm mắt lại. Không trả lời gì cả. Không nói năng gì cả. Kỳ lạ thay, chư vị đệ tử của đức Phật thấy rằng người kia cũng khẽ nhắm mắt lại.

Rất lâu. Nhiều khoảnh khắc đã trôi qua.

Cuối cùng người ấy mở mắt ra, cúi đầu hôn lên bàn chân đức Phật và nói:

- Đức Thế Tôn đã trả lời cho con tất cả mọi câu hỏi. Con vô cùng cảm kích. Xin cảm ơn Ngài!.

Nhà mình đèn có mà không thắp
Lại nhờ ánh sáng của nhà bên

Trần Nhân Tôn

CÔNG ÁN THIỀN


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Mười Một 04, 2020, 10:32:20 AM
HÍT VÀO THỞ RA

(https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/08/untitled-1.jpg)

Long Thọ (Nagarjuna, một trong 84 Đại thành tựu giả Ấn độ, khoảng thế kỷ thứ 9) là một khất sĩ trần truồng, nhưng ngài được yêu mến bởi tất cả những người tìm kiếm chân lý tối hậu. Một vị nữ vương cũng đem lòng yêu Long Thọ sâu sắc. Một ngày nọ nàng thỉnh cầu ngài vào cung làm tân khách. Long Thọ cũng đến. Nữ vương thỉnh cầu ngài một việc.
Long Thọ nói: "Nữ vương muốn gì?"

Nàng nói: "Ta muốn cái bát khất thực của ông."

Long Thọ đã đưa nó cho vị nữ vương - đó là thứ duy nhất ngài sở hữu - cái bình bát khất thực của ngài. Và nàng đã mang một cái bình bát bằng vàng, nạm kim cương và đưa cho Long Thọ. Nàng nói: "Bây giờ ngài giữ cái này. Ta sẽ thờ cái bát khất thực mà ông đã mang theo trong nhiều năm - nó có năng lượng gia trì của ông. Giờ nó là đền thờ của ta. Và một người như ông không nên mang một cái bát khất thực bằng gỗ tầm thường - hãy giữ chiếc bình bát bằng vàng này. Ta đã đặc biệt làm nó tặng ông.".

Chiếc bình bát thực sự rất quý giá. Nếu Long Thọ là một hành giả tâm linh bình thường, ngài sẽ nói: "Tôi không thể dùng nó. Tôi đã xả bỏ những thứ thế tục rồi." Nhưng đối với ngài thì mọi thứ đều có khác gì nhau, nên ngài đã nhận cái bát.

Khi ngài rời cung điện, một tên trộm đã nhìn thấy ngài. Kẻ trộm không thể tin vào mắt mình: "Một người trần như nhộng lại có thứ bảo vật này! Ông ấy còn có thể bảo vệ nó được bao lâu?" Vậy là tên trộm đã đi theo ngài.

Long Thọ ở bên ngoài thị trấn, trong một ngôi đền cổ đổ nát - không cửa ra vào, không cửa sổ. Nó chỉ là một đống đổ nát. Kẻ trộm rất vui mừng: "Chẳng bao lâu nữa ông ấy sẽ đi ngủ và sẽ không có khó khăn gì – ta sẽ lấy cái bát."
Khi tên trộm đang nấp sau bức tường ngay bên ngoài cửa - Long Thọ chợt ném cái bát quý ra ngoài cửa. Tên trộm không thể tin được những gì đã xảy ra. Long Thọ ném nó đi bởi vì ngài đã theo dõi tên trộm đang theo dõi phía sau mình, và ngài hoàn toàn biết rõ rằng hắn không đến vì ngài mà hắn đến để lấy cái bát, "Vậy tại sao lại để anh ta đợi một cách không cần thiết? Đưa nó để anh ta có thể đi, và ta cũng có thể nghỉ ngơi. "

"Một thứ quý giá như vậy! Và Long Thọ đã ném nó đi quá dễ dàng."Tên trộm không thể đi mà không cảm ơn ngài. Hắn hoàn toàn biết rằng nó đã được ném cho hắn. Hắn nhìn vào và nói, "Thưa ngài, xin chấp nhận lời cảm ơn của tôi. Nhưng ngài là một người hiếm có - Tôi không thể tin vào mắt mình. Và một ước nguyện lớn lao đã nảy sinh trong tôi. Tôi đang lãng phí cuộc đời mình để làm một kẻ trộm – nhưng trên đời lại có những người như ngài. Tôi có thể vào và chạm vào chân ngài được không?"

Long Thọ cười và ngài nói, "Được, đó là lý do tại sao ta ném cái bát ra bên ngoài - để anh có thể vào trong."

Hóa ra tên trộm đã bị “gài bẫy”. Hắn bước vào, chạm vào chân ngài... và phút giây đó gã trộm rất thật lòng vì hắn đã biết người này chẳng phải là người bình thường. Hắn khép nép, chân thành, biết ơn, thấy kì diệu và choáng váng. Khi chạm vào đôi chân Long Thọ, lần đầu tiên trong đời hắn cảm nhận được sự hiện diện của điều gì đó linh thánh.

Gã hỏi Long Thọ: "Phải mất bao nhiêu kiếp sống để tôi trở nên giống như ngài?".

Long Thọ nói: "Bao nhiêu kiếp à? - Nó có thể xảy ra hôm nay, nó có thể xảy ra ngay bây giờ!".

Tên trộm nói: "Chắc ngài đang đùa. Làm sao nó có thể xảy ra bây giờ? Tôi là một tên trộm, một tên trộm nổi tiếng. Cả thị trấn đều biết tôi, mặc dù họ chưa bắt được tôi. Ngay cả đức vua cũng sợ tôi, bởi vì ba lần tôi đã vào ăn cắp trong kho bạc. Họ biết điều đó, nhưng họ không có bằng chứng. Tôi là một tên trộm bậc thầy – Ngài có thể không biết về tôi vì ngài là người lạ lẫm trong những chuyện này thôi. Làm sao [một kẻ khốn như] tôi có thể chuyển hóa ngay bây giờ?".

Và Long Thọ nói, "Nếu trong một ngôi nhà cũ chìm trong bóng đêm trong nhiều thế kỷ và anh mang theo một ngọn nến, phải chăng bóng tối sẽ nói: “Ta đã ở đây hàng thế kỷ  - Ta không thể ra đi chỉ vì anh đã mang theo một cây nến. Vì ta đã tồn tại rất lâu".Bóng tối có năng lực kháng cự hay sao? Liệu có khác gì dù bóng tối tồn tại một ngày hay một triệu năm?.

Tên trộm có thể nhìn ra chân nghĩa: Bóng tối không thể chống lại ánh sáng; khi ánh sáng đến, bóng tối bị xua tan. Long Thọ nói: "Dầu anh có thể đã ở trong bóng tối hàng triệu kiếp - điều đó không quan trọng - nhưng ta có thể cho anh một bí mật: anh có thể thắp sáng một ngọn nến trong con người của anh.".

Rồi tên trộm nói: "Còn nghề ăn trộm của tôi? Tôi có phải từ bỏ nó?".

Long Thọ nói: "Đó là do anh quyết định. Ta không quan tâm đến anh và nghề của anh, ta chỉ có thể cung cấp cho anh bí quyết làm thế nào để thắp sáng trong con người anh, và sau đó tùy thuộc vào anh."

Tên trộm nói: "Nhưng bất cứ khi nào tôi đến bất kỳ vị thánh thiêng nào, họ luôn nói: ''Trước tiên hãy ngừng ăn trộm – thì sau đó ta mới khai ngộ cho anh".

Người ta nói rằng Long Thọ đã cười lớn và nói: "Chuyện của anh là đi ăn trộm chứ không phải đến thăm các vị thánh thiêng kia. Họ không biết gì đâu. Anh chỉ cần theo dõi hơi thở của mình – một phương pháp cổ xưa của Đức Phật – anh chỉ cần quan sát hơi thở vào, quan sát hơi thở ra, bất cứ khi nào anh nhớ, hãy quan sát hơi thở của mình. Ngay cả khi anh đi ăn trộm, khi anh vào nhà ai đó trong đêm, hãy tiếp tục theo dõi hơi thở của anh. Khi anh đã phá cửa những kho bạc và thấy kim cương châu báu ở đó, hãy cứ tiếp tục theo dõi hơi thở của anh và làm bất cứ điều gì anh muốn làm - nhưng đừng quên theo dõi hơi thở.".

Tên trộm nói: "Chuyện này có vẻ đơn giản. Không cần một quy tắc đạo đức? Không cần quy ước? Không yêu cầu gì khác".

Long Thọ nói: "Hoàn toàn không - chỉ cần dõi theo hơi thở của anh".

Và sau mười lăm ngày, tên trộm đã trở lại, nhưng hắn là một người hoàn toàn khác. Hắn quỳ xuống dưới chân Long Thọ và nói: "Ngài đã gài bẫy tôi, và ngài đã gài bẫy tôi khéo đến mức tôi thậm chí không thể nghi ngờ. Tôi đã cố gắng trong mười lăm ngày này – nhưng không thể. Chừng nào tôi còn theo dõi hơi thở của mình, tôi không thể ăn trộm. Nếu tôi ăn trộm, tôi không thể theo dõi hơi thở của mình. Theo dõi hơi thở, tôi trở nên tĩnh lặng, tỏ tường, tỉnh giác đến mức ngay cả những viên kim cương cũng giống như những viên sỏi. Ngài đã tạo ra cho tôi một tình thế khó khăn, tiến thoái lưỡng nan. Bây giờ tôi phải làm gì đây?".

Long Thọ nói, "Cứ đi lạc lối - cứ làm bất cứ điều gì anh muốn làm. Nếu anh vẫn muốn sự tĩnh lặng đó, sự an bình, hỷ lạc, vốn khởi sinh trong anh khi anh theo dõi hơi thở của mình, thì hãy chọn nó. Nếu anh nghĩ rằng tất cả kim cương và vàng bạc có giá trị hơn thì chọn nó. Cái đó là do anh chọn! Ta là ai mà bàn tính cho cuộc đời anh? ".

Gã trộm thốt: "Con không thể chọn sự bất tỉnh giác một lần nữa. Con chưa bao giờ biết đến những khoảnh khắc (tỉnh thức) như bây giờ. Xin nhận con làm đệ tử của thầy, và xin khai ngộ cho con.".

Long Thọ nói, "Thầy đã thực ra khai ngộ cho con rồi."

Con đường tâm linh không([chỉ) dựa trên quy tắc đạo đức mà dựa trên thiền định. Con đường tâm linh không bắt nguồn từ những nguyên tắc mà từ tỉnh thức.

English:

A beautiful story is told about a great mystic, Nagarjuna:
He was a naked fakir, but he was loved by all real seekers. A queen was also deeply in love with Nagarjuna. She asked him one day to come to the palace, to be a guest in the palace. Nagarjuna went. The queen asked him a favour.
Nagarjuna said, "What do you want?"
The queen said, "I want your begging bowl."
Nagarjuna gave it -- that was the only thing he had -- his begging bowl. And the queen brought a golden begging bowl, studded with diamonds and gave it to Nagarjuna. She said, "Now you keep this. I will worship the begging bowl that you have carried for years -- it has some of your vibe. It will become my temple. And a man like you should not carry an ordinary wooden begging bowl -- keep this golden one. I have had it made specially for you."

It was really precious. If Nagarjuna had been an ordinary mystic he would have said, "I cannot touch it. I have renounced the world." But for him it was all the same, so he took the bowl.

When he left the palace, a thief saw him. He could not believe his eyes: "A naked man with such a precious thing! How long can he protect it?" So the thief followed....

Nagarjuna was staying outside the town in a ruined ancient temple -- no doors, no windows. It was just a ruin. The thief was very happy: "Soon Nagarjuna will have to go to sleep and there will be no difficulty -- I will get the bowl."
The thief was hiding behind a wall just outside the door -- Nagarjuna threw the bowl outside the door. The thief could not believe what had happened. Nagarjuna threw it because he had watched the thief coming behind him, and he knew perfectly well that he was not coming for him -- he was coming for the bowl, "So why unnecessarily let him wait? Be finished with it so he can go, and I can also rest."

"Such a precious thing! And Nagarjuna has thrown it so easily." The thief could not go without thanking him. He knew perfectly well that it had been thrown for him. He peeked in and he said, "Sir, accept my thanks. But you are a rare being -- I cannot believe my eyes. And a great desire has arisen in me. I am wasting my life by being a thief -- and there are people like you too? Can I come in and touch your feet?"
Nagarjuna laughed and he said, "Yes, that's why I threw the bowl outside -- so that you could come inside."

The thief was trapped. The thief came in, touched the feet... and at that moment the thief was very open because he had seen that this man was no ordinary man. He was very vulnerable, open, receptive, grateful, mystified, stunned. When he touched the feet, for the first time in his life he felt the presence of the divine.

He asked Nagarjuna, "How many lives will it take for me to become like you?"
Nagarjuna said, "How many lives? -- it can happen today, it can happen now!"
The thief said, "You must be kidding. How can it happen now? I am a thief, a well-known thief The whole town knows me, although they have not yet been able to catch hold of me. Even the king is afraid of me, because thrice I have entered and stolen from the treasury. They know it, but they have no proof. I am a master thief -- you may not know about me because you are a stranger in these parts. How can I be transformed right now?"

And Nagarjuna said, "If in an old house for centuries there has been darkness and you bring a candle, can the darkness say, 'For centuries and centuries I have been here -- I cannot go out just because you have brought a candle in. I have lived so long'? Can the darkness give resistance? Will it make any difference whether the darkness is one day old or millions of years old.

The thief could see the point: darkness cannot resist light; when light comes, darkness disappears. Nagarjuna said, You may have been in darkness for millions of lives -- that doesn't matter -- but I can give you a secret, you can light a candle in your being."

And the thief said, "What about my profession? Have I to leave it?"
Nagarjuna said, "That is for you to decide. I am not concerned with you and your profession I can only give you the secret of how to kindle a light within your being, and then it is up to you."

The thief said, "But whenever I have gone to any saints, they always say, 'First stop stealing -- then only can you be initiated.'"

It is said that Nagarjuna laughed and said, "You must have gone to thieves, not to saints. They know nothing. You just watch your breath -- the ancient method of Buddha -- just watch your breath coming in, going out. Whenever you remember, watch your breath. Even when you go to steal, when you enter into somebody's house in the night, go on watching your breath. When you have opened the treasure and the diamonds are there, go on watching your breath, and do whatsoever you want to do -- but don't forget watching the breath."

The thief said, "This seems to be simple. No morality? No character needed? No other requirement?"

Nagarjuna said, "Absolutely none -- just watch your breath."

And after fifteen days the thief was back, but he was a totally different man. He fell at the feet of Nagarjuna and he said, "You trapped me, and you trapped me so beautifully that I was not even able to suspect. I tried for these fifteen days -- it is impossible. If I watch my breath, I cannot steal. If I steal, I cannot watch my breath. Watching the breath, I become so silent, so alert, so aware, so conscious, that even diamonds look like pebbles. You have created a difficulty for me, a dilemma. Now what am I supposed to do?"

Nagarjuna said, "Get lost! -- whatsoever you want to do. If you want that silence, that peace, that bliss, that arises in you when you watch your breath, then choose that. If you think all those diamonds and gold and silver is more valuable, then choose that. That is for you to choose! Who am I to interfere in your life?"

The man said, "I cannot choose to be unconscious again. I have never known such moments. Accept me as one of your disciples, initiate me."
Nagarjuna said, "I have initiated you already."

Spiritual path is based not in morality but in meditation. Spiritual path is rooted not in character but in consciousness.
Source: Penchen spiritual journey.
@ Anh Nguyen.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Mười Một 10, 2020, 01:28:52 PM
FB: Bảo Sinh

LỤC TẶC

(https://i.imgur.com/QN3s1Fr.jpg)

Lục tặc – 6 tên cướp – do sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Sáu căn hàng ngày hàng giờ tiếp xúc với sáu trần sinh lục tặc.

Một thiền sư đang đêm hô cướp. Các sư sãi trong chùa chạy ra sân. Thiền sư tóm lấy một hòa thượng hô ta: “Chính tên cướp đây rồi”.

Hòa thượng quát lại:

- Thiền sư đã nhầm.

Thật ra thiền sư không nhầm, vì sáu tên cướp nằm trong lục căn của mọi người sinh ra tam độc: tham – sân – si.
Lục tặc là sáu tên cướp trong ta nhưng nếu ta tu hành sẽ biến lục tặc thành lục thông là đắc đạo. người tu hành phải hiếu sát như Tôn Ngộ Không. Hiếu sát không phải là giết người mà là tiêu diệt lục căn, mà biến lục căn thành lục thông.

Sát sinh thăng thiên đường
Phóng sinh sa địa ngục

Hại ta lại chính là ta
Phá chùa phá đạo chính là sư ni.

LỤC TẶC
Tây Du Ký

Thầy trò đi được một lúc, mé đường bỗng nghe sạt một tiếng, sáu thằng kẻ cướp nhảy xổ đến, đứa nào đứa ấy cầm gươm, giáo, lớn tiếng quát to:

- Hòa thượng này đi đâu? Để ngay ngựa và hành lý lại mới tha chết cho mà đi!

Tam Tạng hồn xiêu phách lạc, ngã lăn xuống đất, không nói ra lời. Hành Giả lấy tay đỡ dậy nói:

- Sư phụ yên tâm, không hề gì cả, chúng nó đều là những đứa đến dâng quần áo tiền bạc cho thầy trò mình đấy mà!
Tam Tạng nói:

- Ngộ Không điếc đấy ư? Nó bắt thầy trò mình phải để lại cả ngựa và hành lý mà con còn đòi nó hiến dâng quần áo với tiền bạc kia à?

Hành Giả nói:

- Thầy cứ ngồi dậy coi quần áo, hành lý và ngựa. Lão Tôn sẽ chống chọi với nó một trận xem ra thế nào?
Tam tạng nói:

- Một bàn tay khỏe không địch nổi hai nắm tay, hai nắm tay không bằng bốn tay. Chúng nó những sáu đứa béo, một mình con bé tẹo thế kia, chống chọi với chúng nó thế nào được?

Hành Giả vốn là người can đảm, không nói gì hết, thẳng bước tiến lên, kính cẩn chào sáu đứa kẻ cướp và hỏi:
- Vì duyên cớ gì, các vị lại ngăn trở lối đi của bần tăng?

Tên cướp nói:

- Chúng ta là đại vương cản đường, là sơn chủ có lòng tốt, tiếng tăm lừng lẫy mà ngươi không biết à? Khôn hồn thì để đồ vật lại, ta sẽ cho đi, nếu nói nửa tiếng “Không” ta sẽ phanh thây ngươi làm trăm mảnh.

Hành Giả nói:

- Ta cũng là đại vương tổ truyền, sơn chủ lâu năm mà chưa từng nghe đại danh các vị bao giờ.

Tên kia nói:

- Ngươi chưa biết đấy, để ta nói cho mà nghe: Chúng ta một người gọi là “Mắt nhìn mừng”, một người gọi là “Tai nghe giận”, một người gọi là “Mũi ngửi thích”, một người gọi là “Lưỡi nếm nghĩ”, một người gọi là “Ý thấy muốn”, một người gọi là “Thân vốn lo”.

Ngộ Không cười nói:

- Hóa ra là sáu tên giặc cỏ! Mi lại không biết rằng ta là người xuất gia làm chủ nhân ông nhà các ngươi, thế mà còn ngăn đường. Hãy đem những đồ châu báu đã ăn cướp được ra đây chia đều làm bảy phần, ta sẽ tha cho các ngươi!
Bọn cướp nghe nói, thằng Mừng thì mừng, thằng Giận thì giận, thằng Thích thì thích, thằng Nghĩ thì nghĩ, thằng Muốn thì muốn, thằng Lo thì lo, cả bọn chạy lên hò hét nhặng bộ nói:

- Lão hòa thượng này vô lễ, đã chẳng có một tý lễ vật gì, lại còn chực chia của chúng ta.
Chúng giơ giáo múa gươm chạy ồ cả lại đánh phứa vào đầu Hành Giả đôm đốp chan chát bảy tám mươi phát liền. Hành Giả đứng ở giữa làm như không thấy gì hết. Bọn cướp nói:

- Lão hòa thượng này đầu rắn thật.

Hành Giả cười nói:

- Vừa đây đã được xem qua chúng bay đánh cũng mỏi tay rồi, bây giờ Lão Tôn này mới lấy cái kim ra chơi nào.
Bon kẻ cướp nói:

- Lão hòa thượng này là thầy lang châm chích biến ra, chúng ta lại không có bệnh, nói chi chuyện châm cứu.
Hành Giả thò tay vào tai lấy ra cái kim thêu hoa, đón gió khoắng một nhát đã là cây gậy sắt thắt cổ bồng cầm ở trong tay, nói:

- Đừng có chạy, hãy để cho ta đánh thử một roi.

Sáu đứa kẻ cướp sợ hãi chạy lung tung, Hành Giả rảo bước đuổi theo tóm cả sáu đứa đánh đến chết hết, lột quần áo, lấy hết tiền bạc, cười khanh khách chạy về nói:

- Mời sư phụ đi thôi, bọn kẻ cướp đã bị Lão Tôn giết chết hết rồi!

Tam Tạng nói:

- Mi thật rất hay gây tai vạ, chúng tuy là lũ cường bạo ăn cướp đường, giá có đưa đến cửa quan chăng nữa vẫn chưa đáng tội chết. Mi dù có tài giỏi, chỉ nên đánh lui nó là xong, sao lại đánh chết tất cả? Thế là vô cớ giết hại tính mạng người ta, làm hòa thượng thế nào được? Người xuất gia quét đất còn lo con kiến chết, lau đèn còn thương hại con thiêu thân kia. Sao lại không phân hay dở, bỗng chốc đánh chết người? Trong lòng ngươi không còn chút từ bi hiếu thiện nào cả! May mà ở chỗ sơn dã này không ai tra khảo, nếu ở chốn thành thị nhỡ có ai động chạm đến, mi cũng vác gậy đánh chết người, ta tuy là người lương thiện làm thế nào mà thoát thân được?

Ngộ Không nói:

- Thưa sư phụ, đệ tử không đánh chết nó thì nó sẽ đánh chết sư phụ mất.

Tam Tạng nói:

- Ta là người xuất gia, thà chết chứ quyết không hành hung. Ta có chết chăng nữa cũng chỉ một thân ta, mi đã đánh chết sáu người, còn nói năng gì? Việc nếu đến cửa quan, dù bố mi có là quan cũng không bênh vực được.
Hành Giả nói:

- Chẳng giấu gì sư phụ, Lão Tôn năm trăm năm trước đây, hồi còn chiếm cứ núi Hoa Quả, làm vua làm quái, đã giết chết không biết bao nhiêu là người. Giả sử cứ theo người nói như thế thì không bao giờ đồ đệ làm đến Tề Thiên Đại Thánh cả.

Tam Tạng nói:

- Chỉ vì không có người cầm đầu, mi mới làm dữ ở chốn nhân gian, dối trên lừa dưới, mới phải tai nạn những năm trăm năm. Nay đã theo đạo Sa Môn mà vẫn giữ thói hành hung, một mực cứ giết người thì không sang được Tây Thiên không làm được hòa thượng đâu! Ác quá! Ác quá!

Tôn Ngộ Không nguyên từ trước nhất sinh không chịu được những lời nói tức thấy Tam Tạng mắng nhiếc luôn miệng trong lòng tức tối, nén không chịu được, nói:

- Đã vậy, người đã mắng tôi không sang được Tây Thiên, không làm được hòa thượng, hà tất còn phải càu nhàu mắng chửi ghét bỏ tôi như thế, tôi xéo cho rồi chuyện đây!

Tam Tạng chưa kịp trả lời. Ngộ Không phát cáu, nhảy vút lên một cái, nói một tiếng:

- Lão Tôn đi đây!

Tam Tạng vội ngăn lại, đã không thấy đâu nữa, chỉ nghe thấy vút một tiếng đi về bên đông, khiến sư trưởng trơ trơ trọi trọi một mình, gật gù than thở, tự thương tự thân.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Mười Một 11, 2020, 03:51:24 PM
FB: Đạo sinh

TỪ THIỆN & TỪ BI

"Để giúp được người khác quý vị phải hoàn thiện bản thân mình trước; và để hoàn thiện bản thân mình, trước tiên quý vị phải cắt đứt ba loại trói buộc:

- Đừng vâng lời những nhân vật quan trọng;
- Đừng bị cuốn vào những cố gắng vô ích khi giúp người khác;
- Đừng nghe theo lời mọi người.

Cố làm vừa lòng những nhân vật quan trọng chỉ dẫn đến sự hỗn loạn về cảm xúc. Cố giúp người khác những sự việc thuộc về đời này chỉ tiếp thêm lửa cho vòng tái sinh.

Bất kỳ sự thỏa mãn nào quý vị có thể mang lại bằng những cách trên nhiều lắm chỉ kéo dài một thời gian mà chẳng giúp được ai vào lúc chết. Thật ra, đây chỉ là những khái niệm sai lầm về lòng từ bi. Từ bi đích thực là xây dựng được những chúng sinh hiện hữu trong niềm an lạc miên viễn của thành quả giác ngộ viên mãn."

~ Dilgo Khyentse Rinpoche

To help others you must first perfect yourself, and to perfect yourself you first have to cut these three ties: obeying important people, getting entangled in futile attempts to help others, and listening to what people say. Trying to gratify important people only leads to emotional upheavals. Trying to help people with the things of this life only fuels the fires of samsara. At best, whatever satisfaction you may bring about in these ways will only be temporary; it won’t help anyone at the moment of death. These, in fact, are mistaken notions of compassion. True compassion is to establish beings in the deathless bliss of perfect Buddhahood..


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Mười Một 15, 2020, 05:47:12 PM
FB: Bảo Sinh

Không gì cứng được bằng thiền
Không gì mềm được như thiền để so
Cứng mềm để được tự do
Không vì ngoại lực làm cho cứng mềm.

LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA ĐẠO SƯ MILAREPA

Sau nhiều thời gian bôn ba tìm kiếm chân sư, tu sỹ Gampopa mới biết mình đã gặp duyên lành khi được bái kiến đạo sư Milarepa. Qua những thử thách thường thấy nơi nhưng người tu Mật tông, tu sỹ Gampopa được đạo sư chấp nhận là đệ tử chân truyền, một người đệ tử xuất  sắc có thể tiếp nối sự nghiệp tâm linh của mình. Gampopa bèn ở lại với đạo sư Milarepa trong nhiều năm tháng đằng đẵng để tu tập thiền định và học hỏi chánh pháp.

Cuối cùng khi đạo sư Milarepa xét thấy Gampopa đã đạt đến trình độ chín muồi, một hôm đạo sư Milarepa cho biết rằng:

Gampopa đã đến lúc buộc phải từ giã thầy để tìm kiếm chỗ ẩn tu thích hợp cho tới khi chứng ngộ hoàn toàn. Gampopa quỳ dưới chân đạo sư Milarepa và để cho vị đạo sư đặt hai chân lên đầu mình, thọ nhận luồng chân khí nhờ đó mà tâm thức Gampopa có thể đạt ngộ dễ dàng.

Sau buổi lễ đơn giản này, Gampopa xin thầy ban cho một lời giáo huấn cuối cùng. Milarepa nhún vai và nói:
- Nói về việc thiền định thì con buộc phải tọa thiền nhiều hơn và thường xuyên hơn nữa, nhưng về việc học thì con tuyệt đối không còn gì để học hỏi thêm nữa!

Tiếp theo đó, Milarepa không nói gì nữa cả, và tiễn đệ tử Gampopa xuống núi.

Khi Gampopa vừa qua khỏi con suối thì nghe phía sau tiếng nói của đạo sư Milarepa kêu réo lên rất lớn, tiếng kêu ấy lẫn trong tiếng suối reo:

- Ta còn một lời giáo huấn cuối cùng! Và giáo huấn này thực sự là bí mật, thâm sâu riêng dành cho các bậc xuất sắc nhất trong hàng thượng căn thượng trí.

Gampopa nhìn sang bên kia suối: Ô kìa, đạo sư Milarepa đang chổng mông, vén chiếc váy lên cao, phô bày ra đôi mông đầy sẹo của một hành giả chuyên toạ thiền trong đơn độc. Vừa vén váy, Milarepa hét lớn:

- Đây là giáo huấn tối hậu của ta. Hãy kiên trì tọa thiền, đêm cũng như ngày, đến nỗi đôi mông đóng sẹo như là ta vậy. Khi ấy mi sẽ chứng ngộ.
 
Dù ngồi ở bất cứ đâu
Chỉ đít đổi chỗ chứ đầu thì không


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Mười Một 15, 2020, 05:51:47 PM
FB: Đạo Sinh

(https://i.imgur.com/dnvUpgW.jpg)

TỤC NGỮ TÂY TẠNG: "Thánh pháp mà câu kết với thế gian thì không còn pháp lực nữa."


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Mười Một 18, 2020, 11:19:50 AM
FB: Đạo Sinh

CHỈ QUÁN SONG TU (1)

[Có một số "facebook friends" nhắn tin thắc mắc về stt CẠM BẪY CỦA AN LẠC của ngài Ajahn Chah. Tôi xin mạn phép trả lời chung qua một số chú thích dưới đây:]

(1) LUYỆN TÂM: Cốt tủy của con đường tu tập trong PG là luyện tâm (training mìnd). Con đường luyện tâm bao gồm 2 khía cạnh, hoặc 2 bước song hành, có tên là Chỉ & Quán.

"Chỉ" là viết tắt của "tu chỉ", được dịch nghĩa từ danh từ kép Sanskrit và Pali "śamatha-bhāvanā; samatha-bhāvanā". "bhāvanā" nguyên nghĩa là "trở thành" (becoming), được Hán Tạng dịch nghĩa là 修 (tu). Khi thực hành thì PG lấy các kỹ thuật "thiền" làm phương tiện chính cho nên "tu chỉ" có khi gọi là "thiền chỉ", "tu quán" có khi gọi là "thiền quán"; vì trong "tu" (becoming) có "thiền" (meditation).  

Thiền là từ Hán-Việt, viết tắt của "thiền-na" (禪 那). "thiền-na" là dịch âm từ Sanskrit "dhyāna", từ Pali tương đương là "jhāna".

"Quán" bắt nguồn từ Sanskrit "vipaśyanā-bhāvanā" & Pali "vipassanā-bhāvanā." (Các bạn có thể suy diễn tiếp như chú thích về "chỉ" ở trên.)  

(2) TU CHỈ: Về mặt kỹ thuật, "chỉ"--có nghĩa là dừng lại, như trong "đình chỉ"--là hiện tượng tâm dừng lại trên một đối tượng tri nhận trong một thời gian nhất định nào đó. Hiện tượng này trái với hiện tượng "tán tâm" hay "loạn tâm", tức tâm liên tục nắm bắt hết đối tượng này đến đối khác không ngừng nghỉ. Có thể dễ dàng nhận biết hiện tượng này trong cả 2 lãnh vực không tu tập & tu tập:

- Đang tương tư, tức đang dồn hết mọi năng lượng của tâm vào hình ảnh của người yêu; đang làm tình, tức đang tập trung vào cảm giác khoái lạc; đang sử dụng ma túy, tức tâm mất hết khả năng tập trung vào bất cứ điều gì ngoài cảm giác khoái lạc; đang giải một bài toán; v.v.

- Đang chú ý đến hơi thở ra-vào; đang tập trung vào bụng phồng-xẹp; đang tập trung vào bước chân; đang tập trung vào một chân ngôn nào đó; đang tập trung vào một danh hiệu Phật nào đó; đang tập trung vào một danh hiệu Bồ-tát nào đó; v.v.

Theo PG, một đặc điểm của tâm phàm phu là không bao giờ sinh khởi mà không có đối tượng của nó, trừ khi ngủ ngon hoặc bất tỉnh. Vì thế, mặc dù gọi là "chỉ" nhưng nên nhớ rằng "chỉ" không phải là sự "dừng lại" của dòng tâm--tức không nắm bắt đối tượng nào cả--mà là tâm dừng lại ở một đối tượng nhất định được chọn. Bạn nào đã đọc câu "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" thì nên nhớ rằng đó là lời dạy của đức Phật dành cho Tôn giả Tu-bồ-đề, không phải cho phàm phu. ...


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Mười Một 20, 2020, 05:10:27 PM
FB: Đạo Sinh

CHÚNG SINH & TU TẬP

Thánh điển mô tả chúng sinh luân hồi sinh tử trong 3 cõi cũng giống như đang ở trong vũng bùn. Đức Phật thị hiện thuyết pháp là đưa "bàn tay" Chánh Pháp để kéo những chúng sinh nào phát tâm ra khỏi vũng bùn đó. Từ đó trong 3 cõi mới hình thành cái có tên là Buddha-dharma (Phật Pháp); đồng thời hình thành 2 hiện tượng có tên là "tu tập" & "cứu độ":

- Tu tập chỉ cho những người đang ở trong bùn nhưng phát nguyện nương vào Phật Pháp để thoát khỏi vũng bùn đó.

- Cứu độ chỉ cho những người đã thoát ra vũng bùn nhưng quyết định nhảy vào lại để cứu giúp những người phát tâm ra khỏi vũng bùn đó.

Có 6 trong số các Pháp Phật dành cho những người tu tập là bố thí, trì giới, an nhẫn, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ. Cả 6 pháp này đều có một tính chất chung là "ba-la-mật"."Ba-la-mật" là viết tắt của "ba-la-mật-đa". Ba-la-mật-đa là dịch âm của chữ Phạn "pāramitā", với 2 nghĩa chính: "đến bờ kia" (gone to the other side) & viên mãn (perfection) hoặc "tối thượng" (supreme).

Sáu Pháp ba-la-mật trên được PG Trung Hoa dịch tắt là 六 渡 (Lục Độ). Chữ 渡, khi dùng làm động từ, có 2 nghĩa chính: vượt qua & cứu độ. Với một nội hàm như thế, người học nào chỉ học Phật Pháp qua Tam Tạng Thánh Điển chữ Hán cần phân biệt rõ ràng 2 cách dùng khác nhau của chữ này:

- Chữ "độ" trong Lục Độ chỉ có nghĩa "vượt qua", tức 6 Pháp giúp người học vượt qua vũng bùn.

- Chữ "độ" trong Cứu Độ mới có nghĩa là "cứu & đưa qua", tức chỉ cho những người đã ra khỏi bùn nhưng trở lại cứu vớt và đưa chúng sinh ra khỏi bùn.

Mặc dù có ý nghĩa được phân  biệt rõ ràng như thế, nhưng trong thực tế tu tập, chúng ta thường bị nhầm lẫn giữa 2 loại hành động này. Lý do chính là trong 6 độ thì độ đầu tiên là "bố thí". Bố thí là cho đi những gì mình đang sở hữu cho người khác, chứ không phải "cứu họ ra khỏi vũng bùn và đưa họ lên bờ". Đơn giản chỉ vì chúng ta cũng đang ở trong bùn như họ; chỉ khác 1 điều là chúng ta đang nương vào Pháp Phật để thoát ra.

Những thông tin trên đây có thể giúp người học vượt qua nhiều sở tri chướng. Chẳng hạn, đừng bao giờ so sánh, tỷ giảo Phật Pháp với bất kỳ triết thuyết, học thuyết, tôn giáo, tín ngưỡng, chủ thuyết, chủ nghĩa, giáo lý, v.v. nào của thế gian. Bởi vì tất cả đều nhằm phục vụ cho những con người muốn "ở trong bùn". Lý tưởng cao nhất của cuộc sống xuất thế an lạc lý tưởng của Lão-Trang là một ngôi nhà hạnh phúc nằm trong phạm vi của vũng lầy nhưng cao hơn mặt bùn. Nơi tái sinh lý tưởng cho những con người hiền lành trong những tôn giáo khác là một ngôi nhà hạnh phúc nào đó ở cõi trời, tức cũng là một nơi cao hơn mặt bùn. Trong lúc Phật Pháp chẳng giúp con người xây dựng bất kỳ một nơi chốn an lạc nào trong 3 cõi, mà chỉ có thể giúp con  người từ bỏ và thoát ra càng sớm càng bớt khổ đau. Đúng như sở nguyện, sở hành của đức Phật: "Đưa bàn tay Chánh pháp để cứu độ chúng sinh ra khỏi bùn lầy sinh tử".


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Mười Hai 01, 2020, 11:40:10 AM
FB: Đạo Sinh

TINH THẦN BẤT NHỊ TRONG PHẬT PHÁP

(https://i.imgur.com/vNruKjv.jpg)

Chừng nào cái nhìn của chúng ta còn phân đôi thực tại thành hai cực đối đãi nhau, và rồi đeo bám một trong hai cực đó để tìm cách triệt tiêu hay xem cực còn lại như một đối kháng, thì những ước mơ về một cuộc sống thật sự an lạc của chúng ta mãi mãi chỉ là một khái niệm.

Đức Phật mô tả hiện trạng này như sau: "Kaccāna, thật sự thì phần lớn thế giới này đều đeo bám hai cực đoan là 'Có' và 'Không Có'. Thật vậy, Kaccāna, những ai nhìn thấy sự tập khởi của thế giới bằng cái biết như thực thì thế giới này không phải là 'Không Có'. Kaccāna, những ai thật sự nhìn thấy sự hủy diệt của thế giới bằng cái biết như thực thì thế giới này không phải là 'Có'."

[Dvayanissito khvāyaṃ, kaccāna, loko yebhuyyena – atthitañceva natthitañca. Lokasamudayaṃ kho, kaccāna, yathābhūtaṃ sammappaññāya passato yā loke natthitā sā na hoti. Lokanirodhaṃ kho, kaccāna, yathābhūtaṃ sammappaññāya passato yā loke atthitā sā na hoti.]

Và rồi Ngài tuyên bố: "Thật vậy, Kaccāna, 'Tất cả đều Có' là một cực đoan; 'Tất cả đều Không có' là một cực đoan khác. Kaccāna, Như Lai thuyết giáo bằng con đường giữa, không dựa vào hai cực đoan."

['Sabbaṃ atthī'ti kho, kaccāna, ayameko anto. 'Sabbaṃ natthī'ti ayaṃ dutiyo anto. Ete te, kaccāna, ubho ante anupagamma majjhena tathāgato dhammaṃ deseti. ~ S. ii. 16]

Thuật ngữ triết học Ấn-độ gọi một cái nhìn "không đeo bám vào hai cực đoan" như thế là advaita (bất nhị; non-dualism). Ngay trong thời đức Phật còn tại thế, cư sỹ Duy-ma-cật đã triển khai tinh thần này thành 1 pháp môn tu tập dành cho hàng bồ-tát tại gia. Và rồi vào thế kỷ thứ II sau Tây lịch, Nāgārjuna (Long Thọ), một triết gia vĩ đại của Phật giáo đã cực lực xiển dương giáo nghĩa Bất nhị trước tình trạng phân cực khốc liệt của chính Phật giáo thời đó.

Và rồi, vào thế kỷ thứ VIII, Śaṃkara, một thiên tài triết học của Ấn giáo, lại vận dụng tinh thần advaita để giải quyết một vấn đề triết học tưởng chừng như không bao giờ có thể giải quyết được trong hệ tư tưởng Veda: đó là mối tương quan bất nhị giữa Ātman (Tiểu ngã) và Brahman (Đại ngã), và ông đã thành công.

Tuy nhiên, một điều bi tráng đối với PG là thành công của Śaṃkara vô tình đã làm khó cho Long Thọ: những người tự nhận "bảo vệ giáo pháp nguyên thủy" đã lên án Long Thọ sử dụng giáo thuyết của Bà-la-môn để xiển dương giáo nghĩa của Phật giáo Đại thừa. Một lần nữa, tập khí nhận thức nhị nguyên lại giết chết không ít người tự nhận là "đứng ra bảo vệ giáo pháp chánh thống của Phật-đà."


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Mười Hai 01, 2020, 11:44:11 AM
FB: Đạo Sinh

CÓ & KHÔNG CÓ

(https://i.imgur.com/cKdouDM.jpg)

(i) Bước vào một nhà máy lắp ráp xe hơi, khi nhìn thấy các bộ phận nằm ngổn ngang trên sàn và không có 1 chiếc xe nào cả, chúng ta nói: "Không có chiếc xe nào cả". Chúng ta đã nhìn thực tại "đúng như nó là".

Với Phật thì khác. Thực tại ngài nhìn thấy không giống như chúng ta. Ngài nhìn thấy thực tại không phải "không có chiếc xe nào cả". Tại sao ngài có thể nâhìn thấy như thế? Vì cái nhìn của ngài vượt ra ngoài không gian và thời gian: ngài nhìn thấy 1 không gian & 1 thời gian mà ở đó có 1 yếu tố là "người thợ". Khi yếu tố người thợ xuất hiện và phối hợp với các bộ phận của chiếc xe thì chiếc xe xuất hiện, tức không phải "không có chiếc xe".

Khi nhìn thấy chiếc xe trên sàn nhà, chúng ta nói: "Có một chiếc xe." Chúng ta đã nhìn thấy thực tại "như nó là" (seeing reality as it is).

Một lần nữa Phật lại nhìn khác chúng ta. Ngài nhìn thấy 1 không gian & 1 thời gian mà ở đó các bộ phận lại bị tháo dỡ và chiếc xe "biến mất", tức không phải "có chiếc xe".

(ii) Khi ông A cao 1m7 đứng cạnh ông B cao 1m6, chúng ta nói "ông A cao". Phật không thấy như thế. Khi ông A đứng với 1 ông C cao 1m8 thì "ông A cao" biến mất, và "ông A thấp" xuất hiện. Vì thế, với cái nhìn của bậc giác ngộ thì ông A không phải cao, cũng không phải thấp.

(iii) Khi đức Phật giảng giải về mười hai chi Duyên Khởi, có người học đã thưa rằng "khi đã có tham ái thì ai chấp thủ". Và ngài đã dạy, đại ý rằng "không có người nào chấp thủ cả, mà chỉ có sự sinh khởi của chấp thủ nhờ vào sự sinh khởi của tham ái."

Ngoài các bậc giác ngộ ra, chúng ta đã và đang nhìn thấy như thế đời này sang đời khác. Thánh Điển gọi cách nhìn "thực tại như nó là" hay "thực tại hiện tiền" như thế của chúng ta là "điên đảo mộng tưởng". Và khi chúng ta nhiệt tình cổ xúy người khác cũng nên nhìn như thế thì đức Phật đã than rằng "những người mù đang được dẫn dắt bởi những người mù trên thế gian này".


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Mười Hai 07, 2020, 03:12:38 PM
FB: Bảo Sinh

Tôi đi cuối đất cùng trời
Tìm mua thuốc ngộ chữa người đang mê
Tôi đi thủy tận sơn khê
Chữa cho người ngộ ta mê thật rồi

Một bà cụ bé nhỏ theo Cơ Đốc giáo, sáng nào cũng ra đứng trước cổng và kêu lên: “Đội ơn Chúa!”.
Và sáng nào người vô thần nhà hàng xóm cũng hét lên đáp lại: “Làm gì có  Chúa!”.
Cứ tiếp diễn như thế hàng tuần liền. “Đội ơn Chúa!” bà già kêu lên. “Làm gì có Chúa!” người hàng xóm quát lại.
Thời gian trôi đi, bà cụ dần trở nên túng thiếu đến cả tiền mua thức ăn. Một hôm, bà đi ra cổng và kêu lên xin Chúa cứu giúp, rồi nói: “Đội ơn Chúa!”.
Sáng hôm sau khi ra cổng, bà nhìn thấy những đồ ăn đã cầu xin. Tất nhiên, bà kêu lên: “Đội ơn Chúa!”
Người vô thần từ sau một bụi cây nhảy ra và nói: “Haha! Thực phẩm ấy là tôi mua đấy. Làm gì có Chúa!”
Bà già nhìn ông ta và mỉm cười. Bà kêu to: “Con cảm ơn  Chúa! Người không chỉ ban thức ăn cho con, Người còn bắt quỷ Satan phải trả tiền nữa!”:

Mê mà biết mình mê là tỉnh
Tỉnh mà không biết tỉnh là mê
Chuông chùa ngân tiếng từ bi
Khua tan mê đắm sân si cõi trần


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Hai 09, 2020, 09:19:51 PM
FB: Đạo Sinh

(https://i.imgur.com/xjZIwAw.jpg)

"Biết được mình u mê chính là thoáng nhìn đầu tiên của bát-nhã." (*)
~ Chögyam Trungpa Rinpoche
————
(*) Nhờ có bát-nhã mới biết được mình đang sống trong vô minh.

Bát-nhã là dịch âm của chữ Phạn prajna. Mặc dù prajna đã được dịch nghĩa là “tuệ” hoặc “trí tuệ” trong Hán tạng, nhưng thỉnh thoảng các dịch giả Trung Hoa vẫn dùng từ “bát-nhã” để tránh sự đồng nhất không đáng có (misleading identification) giữa bát-nhã & trí tuệ đời thường.

Bát-nhã là sự hiểu biết không dựa vào kiến thức được tích luỹ trong quá khứ, mà là 1 công năng (faculty) tiềm tàng trong tất cả mọi người. Để khai thác công năng này và đưa vào sử dụng, người học phải trải qua tiến trình tu luyện, bắt đầu bằng Giới (discipline), rồi đến Định (concentration), rồi trên nền tảng của định mới có thể phát huy công năng của bát-nhã (wisdom).

Trong tiến trình nhận thức, bát-nhã là giai đoạn cuối của 5 trạng thái tâm sinh khởi nối tiếp nhau: dục-thắng giải-niệm-định-tuệ.

Thật ra, công năng của bát-nhã là chặt đứt sự mê mờ (ignorance, stupidity), nhưng ở đây tác giả khiêm tốn dùng từ “glimpse” (cái nhìn thoáng qua) để ám chỉ thời điểm yếu ớt đầu tiên vừa mới được phát khởi của bát-nhã.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Mười Hai 20, 2020, 03:00:03 AM
FB: Đạo Sinh

Hôm đó là lễ Giáng Sinh và các nhà sư ngoại quốc đã quyết định ăn mừng. Họ mời một số Phật tử cũng như Ajahn Chah tham dự. Đa phần Phật tử đều tỏ vẻ khó chịu và hoài nghi. Họ hỏi ngài sao Phật tử mà lại ăn mừng Giáng Sinh; và ngài đã giải thích:

"Theo như tôi hiểu, Thiên Chúa giáo cũng dạy con người làm lành tránh dữ, giống hệt như PG, thế thì có vấn đề gì đâu? Tuy nhiên, nếu mọi người thấy khó chịu khi nghĩ là mình đang ăn mừng Giáng Sinh thì cũng dễ thôi. Ta đừng gọi là "Chúa Giáng Sinh", mà hãy gọi là "Chúa-Phật Giáng Sinh". Bất cứ cái gì giúp ta thấy được sự thật và làm được việc thiện đều là pháp hành đúng đắn. Các vị gọi thế nào cũng được."

Hỏi: Thế PG có khác nhiều với các tôn giáo khác?

Đáp:  Sứ mệnh của các tôn giáo thực thụ, kể cả PG, là mang hạnh phúc đến cho con người. Hạnh phúc đó xuất phát từ việc nhìn thấy rõ ràng và đúng đắn các sự vật đang tồn tại như thế nào. Bất cứ tôn giáo, chủ thuyết, hay pháp hành nào làm được điều này thì quý vị cứ gọi đó là PG, nếu thích. ...  

Trong các Pháp thoại của tôi, tôi đã giải thích tất cả con người trên thế gian đều như nhau về cơ bản như thế nào. Gọi họ là dân châu Âu, châu Mỹ hay Thái chỉ để phân biệt nơi sinh hoặc màu tóc, nhưng về cơ bản tất cả đều có cùng một loại thân-tâm như nhau; tất cả đều thuộc về chủng tộc người “sinh-lão-bệnh-tử”. Khi các vị hiểu ra điều này thì những khác biệt không còn quan trọng nữa. Với Thiên Chúa giáo cũng thế, đó là một cơ hội để con người nỗ lực làm điều tốt, điều thiện, điều có ích cho người khác theo cách nào đó. Điều này mới quan trọng và tuyệt vời, bất kể các vị sử dụng cách gì để mô tả.  

Vì thế, tôi đã nói với dân làng, "Hôm nay chúng ta sẽ gọi ngày lễ này là ‘Chúa-Phật Giáng Sinh’. Chừng nào con người còn tu tập đúng đắn, thì vẫn còn đang tu theo đạo Chúa-Phật, và mọi thứ sẽ tốt lành. Tôi dạy thế để giúp mọi người đừng dính mắc vào nhiều quan niệm khác nhau và nhìn thấy được những gì đang xảy ra một cách thẳng thắn và đúng với tự nhiên. Bất cứ cái gì giúp ta thấy được sự thật và làm được việc thiện đều là pháp hành đúng đắn. Các vị gọi thế nào cũng được.

~ Jayantha, Bhavana Society

————
It was Christmas and the foreign monks had decided to celebrate it. They invited some laypeople as well as Ajahn Chah to join them. The laypeople were generally upset and skeptical. Why, they asked were Buddhists celebrating Christmas? Ajahn Chah then gave a talk on religion in which he said,
 
“As far as I understand, Christianity teaches people to do good and avoid evil, just as Buddhism does, so what is the problem? However, if people are upset by the idea of celebrating Christmas, that can be easily remedied. We wont call it Christmas. Let’s call it ” Christ-Buddhamas". Anything that inspires us to see what is true and do what is good is proper practice, You may call it anything you like.“

Q: Then is Buddhism much different from other religions?

A: It is the business of genuine religions, including Buddhism, to bring people to the happiness that comes from clearly and honestly seeing how things are. Whenever any religion or system or practice accomplishes this, you can call that Buddhism, if you like.

In the Christian religion, for example, one of the most important holidays is Christmas. A group of the Western monks decided last year to make a special day of Christmas, with a ceremony of gift-giving and merit-making. Various other disciples of mine questioned this, saying, “If they’re ordained as Buddhists, how can they celebrate Christmas? Isn’t this a Christian holiday?”

In my Dharma talk, I explained how all people in the world are fundamentally the same. Calling them Europeans, Americans, or Thais just indicates where they were born or the color of their hair, but they all have basically the same kind of minds and bodies; all belong to the same family of people being born, growing old, and dying. When you understand this, differences become unimportant. Similarly, if Christmas is an occasion where people make a particular effort to do what is good and kind and helpful to others in some way, that’s important and wonderful, no matter what system you use to describe it.

So I told the villagers, ‘Today we’ll call this Chrisbuddhamas. As long as people are practicing properly, they’re practicing Christ-Buddhism, and things are fine.”

I teach this way to enable people to let go of their attachments to various concepts and to see what is happening in a straightforward and natural way. Anything that inspires us to see what is true and do what is good is proper practice. You may call it anything you like."


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Mười Hai 22, 2020, 03:46:56 PM
TRÊN ĐỜI LÀM GÌ CÓ PHẬT

.....Thợ hớt tóc vừa đưa một đường kéo ngọt xớt tỉa chỏm tóc lòa xòa trước trán thân chủ vừa phán một câu chắc nịch:
 “ Làm gì có ông Phật trên đời ..."

Người khách hỏi.?

-“Tại sao bác nói thế?”

Bác thợ nói luôn một mạch:

“Thì cứ ra phố mà xem. Nhiều trẻ em phải lang thang kiếm sống. Lắm người già yếu còn phải còng lưng dầm mưa dãi nắng bán rong. Bao kẻ không nhà đêm đêm vẫn mượn vỉa hè nằm co ro lăn lóc. Chưa kể là vào các bệnh viện nào cũng thấy chen chúc và đầy dẫy nghịch cảnh đau lòng... Nếu quả thật trên đời này có một ông Phật từ bi luôn thương xót chúng sinh, thì cớ sao những mảnh đời khổ ải đó lại không được Ngài cứu vớt?!”

Ông khách làm thinh.

Khi trả tiền xong, khách bước ra khỏi tiệm hớt tóc và bắt gặp bên kia đường một người râu tóc lùm xùm, thậm thượt, rõ là đã lâu ngày không hớt không cạo. Khách liền quay trở vào tiệm nói lớn:

- “Bác thấy đó, trên đời này làm gì có thợ hớt tóc!”

Bác thợ sửng sốt:

“Nói vậy mà nghe được à! Thế tôi là ai? Ai vừa mới hớt tóc cho anh ở đây?”

Ông khách kéo bác thợ cắt tóc ra cửa, chỉ sang bên kia đường:

“Đấy! Thợ hớt tóc không hề có, vì nếu có thì người kia đã không phải để râu tóc lùm xùm, thậm thượt như vậy.”
“Sai bét! Thợ hớt tóc vẫn luôn có, nhưng tay đó không chịu bước vào tiệm thì dẫu có đông có nhiều chăng nữa, thợ hớt tóc cũng đành bó tay.”

Khách mỉm cười: “Chính xác! đức Phật cũng vậy mà thôi. Ngài luôn luôn đưa tay ra chờ đợi chúng ta, nhưng chúng ta không chịu tìm đến mà nắm lấy tay Ngài. Chúng ta luôn tìm đủ cách phủ nhận đức Phật và kiêu ngạo với tài hèn sức mỏng của mình. Đó là nguyên do sâu xa của mọi nỗi đau khổ trên thế gian này!”

ST


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Hai 27, 2020, 08:48:59 AM
Nguyễn Bảo Sinh
24 phút.
 
Quả tim không học đập đều
Làm tình không học vẫn chiêu tuyệt vời
Những cái không học trên đời
Lại là những cái loài người cần hơn.

Một hôm, nhà vua đến thăm Thiền sư Vô Học (Muhak) ở chùa Hoeryong. Vua cho cả đoàn tùy tùng lui ra và nói với Vô Học: “Ta quá bận tâm với công việc triều chính, không còn sức để cất tiếng cười như ta muốn. Hôm nay, chúng ta sẽ trò chuyện thân tình, không câu thức lễ nghĩa và nói năng không cần phải e dè. Sư và ta hãy vui bên nhau”. Vô Học nói: “Tâu Bệ hạ, để phá vỡ băng giá, xin Bệ hạ bắt đầu bằng một câu nói đùa”. Nhà vua nói: “Đồng ý! Nào Vô Học ngươi trông giống một con lợn đói đi sục tìm phân”. Vô Học nghiêng mình và tiếp: “Bệ hạ trông giống Thích Ca Mâu Ni ở đỉnh Linh Thứu”. Vua không hài lòng với câu đối đáp như thế và nói: “Vô Học, tại sao lúc ta ví ngươi như một con lợn ngươi lại ví ta như Phật?”. Vô Học trả lời: “Vì lợn chỉ thấy lợn và Phật chỉ thấy Phật”. Vua phá lên cười và  nói thêm: “Sư vượt hơn ta một bậc, nhưng câu trả lời của sư là một bài học về Thiền, không phải là một câu nói đùa”.

Tâm người ở chỗ lãng quên
Còn óc thì bởi chính quyền nặn ra.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Một 11, 2021, 09:18:20 AM
FB: Bảo Sinh

Bỗng nghe kèn trống đám ma
Giật mình lại tưởng người ta khóc mình
Vào xem cho rõ sự tình
Vẫn không biết được khóc mình hay ta

CHÚNG TA ĐI ĐƯỢC RỒI

Lý Hầu ở phủ Long Đức rất kính ngưỡng thiền sư Thiện Chiêu,nhiều lần thỉnh đến chùa Thừa Thiên trụ trì ,thiền sư chán ngán việc đời, nhưng sứ giả cứ đến cầu mãi, bất đắc dĩ hỏi nhóm  đệ tử:
- Ta làm sao có thể bỏ các ông mà đi trụ trì? Nếu dẫn các ông đi, các ông lại theo ta không nổi.
Có một đệ tử ra thưa:
- Sư phụ! Con có thể theo thầy nổi !Mỗi ngày con đi được tám mươi dặm.
Thiền sư lắc đầu thở dài:
- Ông đi quá chậm, không thể theo kịp ta.
Có một đệ tử phấn khởi nói :
- Con xin theo thầy!Mỗi ngày con đi được một trăm hai mươi dặm đường !
Thiền sư cũng lắc đầu nói :
- Quá chậm!Quá chậm !
Các đệ tử nhìn nhau, xôn xao đoán cước trình của sư phụ rốt cuộc đi nhanh cỡ nào? Khi ấy có một đệ tử từ từ đi ra, cúi đầu trước thiền sư Thiện Chiêu, thưa:
- Sư phụ ! Con đi theo thầy.
Thiền sư hỏi
- Một ngày ông đi bao nhiêu dặm?
Đệ tử:
- Thầy đi tới đâu, con đi tới đó.
Thiền sư Thiện Chiêu nghe xong, phấn khởi mỉm cười nói:
- Tốt lắm, chúng ta đi được rồi!
Khi ấy thiền sư Thiện Chiêu ngồi bất động trên pháp tòa mỉm cười viên tịch, vị đệ tử ấy cũng cung kính đứng bên cạnh tòa pháp tịch luôn.

Khi đã ngộ được sinh và tử
Đến lúc cần sẽ tự ra đi
Chết đúng lúc là từ bi
Thương mình thương cả tông ti họ hàng

Hồn siêu thoát phật quang rực rỡ
Rước linh hồn làm chủ tử sinh
Than ôi trong cõi vô minh
Mấy ai ngộ lẽ tử sinh luân hồi

Sáng đắc đạo nếu chiều mà chết
Coi như mình sống đủ muôn năm
Sống vô đạo mãi mà không chết
Coi như trời hành tội trăm năm


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Một 11, 2021, 05:41:00 PM
Đạo Sinh
9 tháng 1 lúc 11:22
  ·
“Bất cứ chuyện gì xảy ra cũng đều là một phần của tiến trình tu học. Vì thế chẳng có gì để càu nhàu, trách móc cả. Mọi thứ đều là đường đi. Tất cả đều là Pháp.”

~ Chögyam Trungpa

Whatever occurs — is part of the learning process. So there is nothing to blame; everything is the path, everything is Dharma.

Source: “The Heart of the Buddha: Entering the Tibetan Buddhist Path".


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Một 14, 2021, 02:14:36 AM
VỊ VUA TRỜI HỎI ĐỨC PHẬT

Một vị Vua Trời đến gặp Phật trong một hóa thân người Bà La Môn, với vẻ mặt rạng rỡ và bộ trang phục trắng như tuyết. Vị Vua Trời hỏi nhiều câu mà đức Phật trả lời được ghi lại như sau.

 Vua Trời hỏi:

 - Bạch đức Thế Tôn ! Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Chất độc nào tàn hại nhất? Ngọn lửa nào dữ dội nhất? Bóng đêm nào đen tối nhất?

Ðức Phật đáp:

- Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất, dục vọng là chất độc tàn hại nhất, đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất, vô minh là bóng đêm đen tối nhất.

Vị Vua Trời lại hỏi:

 - Bạch đức Thế Tôn ! Ai là người lợi lạc nhiều nhất? Ai là người chịu thiệt thòi nhất? Áo giáp nào không thể bị xuyên thủng? Vũ khí nào lợi hại nhất?

Ðức Phật trả lời:

- Người lợi lạc nhiều nhất là người đã cho đi nhiều, mà không thấy đã cho. Kẻ chịu thiệt thòi nhất là kẻ chỉ biết nhận một cách tham lam mà không chút biết ơn. Nhẫn nhục là áo giáp không xuyên thủng được. Trí tuệ là vũ khí lợi hại nhất.

Vị Vua Trời hỏi:

 - Bạch đức Thế Tôn ! Ai là kẻ trộm nguy hiểm nhất? Cái gì là kho tàng quý báu nhất? Ai đã thành công trong việc chiếm đoạt bằng vũ lực không chỉ trên thế giới này, mà còn trên thiên giới? Ðâu là nơi an toàn nhất để kho báu?

Ðức Phật trả lời:

 - Những tư tưởng xấu xa là kẻ trộm nguy hiểm nhất.

Ðức hạnh là kho tàng quý báu nhất. Tâm thức con người chiếm đoạt mọi sự không chỉ trên thế giới này, mà còn trên thiên giới. Đất Vô Sanh là nơi an toàn nhất để kho báu.

 Vua Trời hỏi tiếp:

 - Bạch đức Thế Tôn! Cái gì là hấp dẫn? Cái gì là ghê tởm? Cái đau nào thống thiết nhất? Cái vui nào lớn nhất?

Ðức Phật trả lời:

- Điều Thiện là hấp dẫn. Điều Ác là ghê tởm. Một lương tâm bị dầy vò là nỗi đau thống thiết nhất. Sự giải thoát là cái vui lớn nhất.

 Vua Trời lại tiếp tục hỏi:
 
- Kính bạch đức Thế Tôn! Cái gì gây ra sự tàn phá trên thế giới? Cái gì làm tình bạn tan vỡ? Cơn sốt nào mãnh liệt nhất? Ai là vị thầy thuốc giỏi nhất?

Ðức Phật trả lời:

- Sự tăm tối, vô minh gây ra sự tàn phá trên thế giới.

 Sự ganh tị và ích kỷ làm tình bạn tan vỡ. Hận thù là cơn sốt mãnh liệt nhất, và Vị Thầy Phật Pháp là vị thầy thuốc giỏi nhất.

Vị Vua Trời hỏi câu cuối:

 - Bạch đức Thế Tôn! Bây giờ con chỉ còn một thắc mắc, xin đức Thế Tôn giải đáp cho. Cái gì mà không bị lửa đốt cháy, không bị nước làm mòn, không bị gió làm đổ, mà lại có thể cải cách cả thế giới?

Ðức Thế Tôn trả lời:

- Đó là Phước đức. Không có lửa nào, nước nào, gió nào có thể hủy diệt được phước đức của một việc thiện, và những phước đức đó có năng lực cải cách cả thế giới.

Namo Sakya Muni Buddha!

LỜI PHẬT DẠY

Nguồn: chuyện nhân quả.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Hai 02, 2021, 11:47:50 AM
Đạo Sinh
3 giờ.
 
“Từ bi và bố thí phải đi kèm với phá chấp. Mong chờ được đền đáp khi thực hành từ bi và bố thí thì cũng giống như việc mua bán. Một người chủ tiệm ăn lúc nào cũng mỉm cười với khách hàng, không phải ông ta thương yêu họ mà chỉ vì muốn tăng doanh số. Chúng ta yêu thương và giúp đỡ người khác chẳng phải vì thấy người nào đó đáng yêu mà vì chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng sinh—dù chúng ta xem họ như bạn hay thù—đều mong muốn hạnh phúc và có quyền có hạnh phúc.”

His Holiness the Dalai Lama

Compassion and generosity must be accompanied by detachment. Expecting something in return for them is like doing business. If the owner of a restaurant is all smiles with his customers, it is not because he loves them but because he wants to increase his turnover. When we love and help others, it should not be because we find a particular individual likeable but because we see that all beings, whether we think of them as friends or enemies, want to be happy and have the right to happiness.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Hai 15, 2021, 06:41:48 PM
VỀ CHỮ "TRÍ" TRONG PHẬT HỌC
Trương Công Dũng

Trong các văn bản Phật học Pāḷi có thuật ngữ "ñāṇa". Người Trung Hoa dịch là 智, phiên âm là "trí" được quy ước nghĩa là "hiểu thấu sự lý". "Ñāṇa" được dịch sang tiếng Anh là wisdom (khôn ngoan), insight (cái nhìn sâu sắc), inlightening (chiếu sáng), v.v…

Thuật ngữ "ñāṇa" có liên quan đến năng lực hiểu biết. Theo Phật học có năm loại năng lực hiểu biết.

1 – Hiểu biết theo cách tưởng (sañjānāti – tưởng tri)

Tưởng (saññā) có nghĩa là nghĩ và tin chắc vào điều thật ra không phải. Điều thật ra không phải ở đây là "mọi sự vật chỉ có trong trạng thái hưng phấn của các axon thần kinh của riêng từng người nhưng mọi người lại thấy là có thật và ở bên ngoài". Trong cả cuộc đời của người bình thường không ai có thể ra khỏi tình trạng tưởng

"Hiểu biết bằng cách tưởng" là tình trạng chung của mọi người bình thường. Nó không có nguyên nhân.

2 – Hiểu biết bằng dạng thức (vijānāti – thức tri)

Hiểu biết của người bình thường dựa trên các định dạng của cái biết dạng thức (viññāṇacitta – thức tâm), tức là biết trên các định dạng cụ thể (viññāṇa). Các kiến thức mà người bình thường có được, từ đơn giản nhất đến cao siêu nhất, đều là hiểu biết bằng dạng thức. Các dạng thức khi  xuất hiện chỉ là các định dạng nguyên sơ (parāmaṭṭha  dhammā – nguyên pháp) không có bất kỳ tên gọi hay ý nghĩa gì. Các định dạng nguyên sơ được người ta quy ước ý nghĩa và tên gọi (khái niệm) rồi phát triển sự hiểu biết bằng các thao tác tư duy trên các khái niệm đã được quy ước (paññatti dhammā – chế định pháp) ấy.

Theo Phật học, các dạng thức là cái quả của nghiệp, do đó hiểu biết của người bình thường vừa là hiểu biết trong tình trạng tưởng, vừa là hiểu biết trên các cái quả do động lực nội sinh (nghiệp) tạo ra.  

3 – Hiểu biết vi mô (abhijānāti – thắng tri)

Hiểu biết vi mô là loại năng lực hiểu biết đặc biệt của những vị thực hành yên tĩnh ổn định (thiền định), có được từ khi đạt được mức yên tĩnh ổn định thứ nhất (sơ thiền), khi mà năng lực thấy biết đã phân biệt được các tác dụng vi mô.

Đây là loại năng lực mà người bình thường không có được, không sánh bằng, đặc thù, hơn hẳn, do đó vốn được dịch ra từ Hán Việt là thù thắng (abhi, abhiññā). Do đặc tính "liên thông tổng thể" trong thế giới vi mô nên năng lực này có thể thấy, nghe không bị vật thể cản ngại.
 
Mặc dù là loại năng lực hiểu biết phi thường nhưng hiểu biết vi mô cũng vẫn là hiểu biết theo cách tưởng và hiểu biết bằng dạng thức. Ở cấp độ cao nhất của yên tĩnh ổn định (tứ thiền) thì tình trạng tưởng mới giảm đến mức không thể xác định là còn hay không còn tưởng (phi tưởng phi phi tưởng) còn các hiểu biết thì thao tác trên các dạng thức vi mô và siêu vi mô.  

4 – Hiểu biết sáng suốt (pajānāti – tuệ tri)

Đây là loại hiểu biết bằng sáng suốt (paññā – tuệ) theo cách thật biết. Có được năng lực "thật biết" được xem như có sự thức tỉnh, và vận hành của năng lực này là ghi nhận bằng thật biết (sati sampajaññā ñāṇa – chính niệm tỉnh giác). Năng lực thật biết này chính là ý nghĩa của thuật ngữ "ñāṇa". Đây là loại năng lực hiểu biết không có trong đời thường, do đó nếu dịch là "trí" thì không hợp lý (vì "trí" là năng lực đời thường).

Hiểu biết sáng suốt vẫn còn là "động thái biết" vì nó vẫn còn vận động. Nó chỉ là năng lực hiểu biết cao nhất trong các loại động thái biết chứ chưa phải là hiểu biết tuyệt đối.

5 – Hiểu biết tuyệt đối (ājānāti – liễu tri)

Hiểu biết tuyệt đối không còn là "động thái biết", vì nó hoàn toàn bất động. Nhờ bất động nên nó phân biệt được từng lực tức thời (sat-na sinh-diệt) hoặc từng tác dụng tức thời (sat-na sinh-trụ-diệt) vô cùng bé – "niệm niệm phân biệt". Đây là năng lực hiểu biết của vị Phật (bodhiñāṇa, sambodhi).  

*

Như vậy "ñāṇa" nên dịch là "hiểu theo cách thật biết".


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Ba 03, 2021, 11:57:44 AM
FB: Đạo Sinh

KẾT SỬ

Trong tiếng Phạn và Pāli, saṃyojana có nghĩa là "sự trói buộc". Có 10 Trói Buộc thường được liệt kê là những thứ trói buộc con người vào vòng tái sinh:

[Hạ Phần:]

(1) Hữu Thân Kiến: là tin tưởng sai lầm về sự hiện hữu của một cái Ta liên quan đến năm uẩn.

(2) Nghi: là sự nghi ngờ về hiệu năng của con đường [dẫn tới sự chấm dứt khổ đau]. Sự hoài nghi như thế cũng được xếp vào một trong năm chướng ngại làm cho tâm không đạt được thiền định.

(3) Giới Cấm Thủ hay "sự chấp chặt các điều luật và các nghi thức", một trong bốn loại chấp thủ: là sự tin tưởng sai lầm các nghi lễ tẩy tịnh như tắm trên sông Hằng hay sát sinh tế lễ, có thể làm cho một người thoát khỏi các nghiệp quả bất thiện.

(4) Dục Tham: là sự ham muốn nhục dục, hay ham muốn thỏa mãn nhục dục.

(5) Sân ("ác ý"), đồng nghĩa với dveṣa (P. dosa); cả hai cũng được xếp vào loại các chướng ngại thiền định; cùng với Tham và Si (xem loại Trói Buộc thứ mười ở dưới), Sân cũng là một trong ba căn bất thiện.

[Thượng Phần:]

(6) Sắc Tham (khao khát được tồn tại trong cảnh giới của sắc vi tế): là mong muốn được tái sinh làm thần tiên ở Sắc giới, nơi chúng sinh sở đắc sắc thân vi tế và thường xuyên chuyên tâm về thiền định.

(7) Vô Sắc Tham (khao khát loại hiện hữu không có sắc thân): là mong muốn được tái sinh làm thần tiên trong cảnh giới Vô sắc, nơi chúng sinh được tạo thành hoàn toàn bằng tâm và thường xuyên chuyên tâm vào niềm vui tĩnh lự của các thành tựu vô sắc (Định).

(VIII) Mạn ("kiêu mạn") sinh khởi từ việc so sánh bản thân với người khác và hiển bày theo ba cách: cảm nhận mình cao hơn, ngang bằng, hoặc thấp hơn kẻ khác.

(9) Trạo Cử: là trạng thái bồn chồn hay khích động của tâm, chướng ngại sự tập trung.

(10) Vô Minh là sự không hiểu biết về Bốn Sự Thật Cao cả, vì thế cho là ngã cái không phải là ngã, cho là lợi ích cái không phải lợi ích, cho là vui cái làm đau khổ.

Ba Trói Buộc đầu được đoạn tận khi hành giả đạt đến giai vị Nhập Lưu; một số các Trói Buộc khác được xả bỏ khi đạt đến các giai vị Nhất Lai và Bất Hoàn; và tất cả được đoạn trừ khi đạt đến giai vị A-la-hán.    

~ Princeton Dictionary of Buddhism

saṃyojana. (T. kun tu sbyor ba; C. jie; J. ketsu; K. kyŏl 結). In Sanskrit and Pāli, “fetter.” There are ten fetters that are commonly listed as binding one to the cycle of rebirth (SAṂSĀRA):

(1) SATKĀYADṚṢṬI (P. sakkāyadiṭṭhi) is the mistaken belief in the existence of a self in relation to the five aggregates (SKANDHA).

(2) VICIKITSĀ (P. vicikicchā) is doubt about the efficacy of the path (MĀRGA). Such skeptical doubt is also classified as one of five hindrances (NĪVARAṆA) that prevent the mind from attaining meditative absorption (DHYĀNA).

(3) ŚĪLAVRATAPARĀMARŚA (P. sīlabbataparāmāsa), “attachment to rules and rituals,” one of four kinds of clinging (UPĀDĀNA), is the mistaken belief that, e.g., purificatory rites, such as bathing in the Ganges River or performing sacrifices, can free a person from the consequences of unwholesome (AKUŚALA) actions (KARMAN).

(4) KĀMARĀGA (“craving for sensuality”), or KĀMACCHANDA (“desire for sense gratification”), and

(5) VYĀPĀDA (“malice”), synonymous with DVEṢA (P. dosa; “hatred”), are both also classified as hindrances to meditative absorption; along with greed (LOBHA) and ignorance (AVIDYĀ, P. avijjā; see the tenth fetter below), dveṣa is also one of the three unwholesome faculties (AKUŚALAMŪLA).

(6) RŪPARĀGA (“craving for existence in the realm of subtle-materiality”) is the desire to be reborn as a divinity in the realm of subtle materiality (RŪPADHĀTU), where beings are possessed of refined material bodies and are perpetually absorbed in the bliss of meditative absorption (dhyāna).

(7) ĀRŪPYARĀGA (“craving for immaterial existence”) is the desire to be reborn as a divinity in the immaterial realm (ĀRŪPYADHĀTU), where beings are comprised entirely of mind and are perpetually absorbed in the meditative bliss of the immaterial attainments (SAMĀPATTI).

(VIII) MĀNA (“pride”) arises from comparing oneself to others and manifests itself in three ways, in the feeling that one is superior to, equal to, or inferior to others.

(9) AUDDHATYA (P. uddhacca) is the mental restlessness or excitement that impedes concentration.

(10) AVIDYĀ is ignorance regarding the FOUR NOBLE TRUTHS whereby one sees what is not self as self, what is not profitable as profitable, and what is painful as pleasurable.

The first three fetters vanish when one reaches the level of stream-enterer; there is a reduction in the other fetters when one reaches the level of once-returner and nonreturner; and all the fetters vanish when one reaches the stage of arhatship. See also ANUŚAYA; ĀRYAMĀRGAPHALA; ANĀGĀMIN.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 12, 2021, 06:14:23 PM
Lưu Trọng Văn
12 giờ.

(https://photo-baomoi.zadn.vn/w700_r1/2020_10_03_363_36573777/01ab13029041791f2050.jpg)

Dễ hiểu nhất về thầy Phật và thầy chùa.

Tại sao cha ông ta gọi sư là thầy chùa?
Thầy ở chùa có còn ở các chùa hiện nay không?

Gã mời bà con đọc bài viết của nhà giáo Thái Hạo, một người am hiểu Phật giáo với lối viết dung dị, dễ hiểu để chúng ta thấy đa số các chùa ở nước ta hiện nay đang bị biến dạng như thế nào.

Phật giáo là một trong những rường cột Đức của Dân tộc. Phật giáo biến dạng - Đức biến dạng.

1. Phật giáo là gì?

Phật giáo là một hệ thống tư tưởng có nguồn gốc từ Ấn Độ, do một người có tên Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) sáng lập.

Ông là một Thái tử, đã kết hôn và có con; nhưng vì cảm nghiệm thấy cuộc đời nhiều khổ đau nên đã quyết tìm con đường giải thoát.

Sau 6 năm gian khổ, trải qua nhiều phương pháp thực hành khác nhau, đến năm 30 tuổi ông đã giác ngộ (thấy được chân lý của vũ trụ, nhân sinh và đạt tới hạnh phúc trọn vẹn).

Sau đó, ông dành cả cuộc đời còn lại (đến 80 tuổi) để truyền đạt tư tưởng và hướng dẫn đường lối tu hành cho mọi người.

Tất cả những lời giảng của ông được tập hợp lại sau đó, được gọi là Kinh Phật.

Như vậy, Phật giáo vốn KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO, nó là một hệ thống tư tưởng triết học có tính hiện sinh, dùng để áp dụng vào đời sống để tránh những lầm lạc và đạt tới mục đích cao nhất là hạnh phúc (viên mãn) bằng con đường của trí tuệ sáng suốt dựa trên nỗ lực và sự tự chủ của cá nhân mỗi người.

Như thế, Phật là một ông thầy giáo - người có năng lực trí tuệ và lòng bi mẫn đã dành cả đời để giúp đỡ mọi người bằng cách “khai dân trí” cho họ.

Chùa là trường học của nhà Phật, kinh là sách giáo khoa, đệ tử là học sinh.

Mỗi người đến chùa là đang thực hiện con đường học vấn theo phương pháp của nhà Phật.

Tuyệt nhiên không cần cúng bái, lạy lục - nếu có lạy cũng để tỏ lòng tôn kính và biết ơn thầy minh; không cần bày ra các lễ lạt rườm rà hình thức gây lãng phí và làm mê muội nhân tâm.

Ngày nay, khi ông thầy sáng lập đã qua đời thì công việc giáo dục ấy được trao vào tay những vị thầy chùa (sư).
Những người Phật tử đến chùa không được biến những vị sư này thành những thần thánh, hãy chỉ coi họ là thầy giáo, và kính trọng họ như kính trọng những vị thầy giáo (nếu họ có đức hạnh).

Xin nhớ rằng, họ không có quyền năng gì trong việc ban phước giáng họa cho ta cả; cái lợi ích (nếu có) thì là do sự chân thành học hỏi và kiên trì thực hành đúng phương pháp từ lòng nhiệt thành giảng dạy của thầy chùa mà có.

2. Tu Phật

Tu Phật là gì? Tu là sửa mình, sửa lại cái sai bằng cách suy nghĩ, nói năng, hành động đúng. Tụng kinh, ăn chay, niệm phật, ngồi thiền, cúng dường…sẽ không phải là tu nếu nó không lấy việc sửa mình làm mục đích. Nếu một người Phật tử làm một hành động nào đó, như ăn chay chẳng hạn, để mong được ban phước (hay được phước đức) thì đó không phải là một người Phật giáo!

Cái ý muốn ấy là ý muốn của kẻ tham lam và ích kỉ, chỉ muốn đổi chác bằng cách bỏ ít để lấy nhiều; nó đồng thời là một sự mê tín khi không hiểu rằng ăn chay là cách nuôi dưỡng tình yêu thương với động vật, lòng yêu thương ấy sinh ra năng lượng tích cực và niềm hạnh phúc tự sinh khởi từ tâm ý tốt lành ấy; con người sống tốt lành, vô cầu vô dục thì trí tuệ sáng suốt, và đồng thời sẽ nhận được tình yêu thương từ mọi người mọi vật. Vì thế mà cuộc sống mỗi ngày một hạnh phúc và tốt lành hơn.

Vậy thì tu cái gì? chỉ có 3 chữ: GIỚI - ĐỊNH - TUỆ.

Giới là sự ngăn giữ mình trong khuôn khổ đạo đức để không phạm vào những tội ác (giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối...);

Định là làm cho tâm yên ổn lại bằng cách trụ vào 1 đối tượng nào đó (ví dụ như trụ vào hơi thở - luôn biết hơi thở vào - ra chứ không để ý nghĩ lang thang chỗ khác) để đạt tới trạng thái quân bình.

Tuệ là quan sát, suy nghĩ, tư duy đúng đắn – phải thấy biết được bản chất của thế giới và đời sống một cách chân thật (thấy được sự dời đổi vô thường, thấy được bản chất của đời sống là khổ, thấy được cái “tôi” là giả...)

Tất cả mọi tông phái của Phật giáo đều là tu Định, tức làm cho tâm an trụ lại, chứ không để bị rơi vào tán loạn, rong ruổi mà đánh mất “chánh niệm”.

Khi tâm định lại rồi thì trí tuệ sẽ sáng suốt, như nước lặng thì mặt trời hiện, mây tan thì mặt trăng tỏa rạng.

Xin nhớ rằng, mọi sự thực hành trong đường lối của Phật giáo là đều nhằm để khắc chế cái tâm động loạn và vô minh này. Và mọi sự “tu hành” phải lấy việc hướng nội làm tông chỉ.

Hướng ngoại tìm cầu đều là đường tà.
Cho nên mới có câu “Phật tại tâm” là vì thế.

Nhưng tại sao? Phật giáo giải minh rằng:

Mỗi người đều vốn có trí tuệ sáng suốt viên mãn (tức là có tâm phật), nên Thích Ca mới nói “ta là Phật đã thành, các ông là phật sẽ thành”, chỉ cần nỗ lực, siêng năng đúng phương pháp thì sẽ khai mở được cái trí tuệ đang bị vùi lấp bởi vô minh kia (tham sân si) mà đạt tới trạng thái tâm sáng suốt và hạnh phúc chân thật (gọi là Niết Bàn).

Như thế, Phật giáo chuyên chở một tinh thần nhân bản sâu xa và tư tưởng tự do tiến bộ mà ở đó con người được đề cao với địa vị chưa từng có. Và những người Phật giáo phải tự tin và tự lực mà khai mở lấy cái trí tuệ vô giá đang bị chôn lấp kia chứ không phải ném cuộc đời mình cho Phật hay Bồ Tát nào cả.

Thích Ca Mâu Ni nói “tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”.

Cái sự “không hiểu” này, cộng với thói tham lam cố hữu đã biến những người theo Phật giáo thành những kẻ mê tin dị đoan, biến một tư tưởng tiến bộ và đầy nhân văn thành một thứ tôn giáo mà ở đó cuộc sống của mỗi người lại bị ném ra cho những vị thầy (Phật) của mình. Phật - vị thầy giáo trí tuệ đã bị những người "theo Phật" biến thành một thần linh có khả năng ban phước giáng họa!

Họ đã không muốn trở thành con người tự chủ, tự do; mà ngược lại, từ trong vô minh, họ đã biến mình thành những nô lệ của lòng tham, biến mình thành kẻ yếu hèn và bạc nhược khi gửi gắm cuộc đời mình cho những “thế lực” bên ngoài.

Người đến với Phật giáo là để thành tựu lý tưởng tự do; trở nên sáng suốt hơn, dũng khí hơn chứ không phải để sống kiếp ăn mày nơi cửa Phật.

Tình trạng mê tín mịt mù trong xã hội Việt Nam ngày nay cần phải được tẩy uế bằng cách rọi ánh sáng của chánh pháp và tiếp nhận các thành tựu của khoa học nhân loại như Phân tâm học, vật lý lượng tử... để mong cứu chuộc lấy nhân tâm.

Trách nhiệm ấy thuộc về những người quản lý, những nhà khoa học và những nhà giáo chân chính như là một cách thực hành từ bi đối với chúng sinh theo lời Phật dạy."


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Tư 08, 2021, 05:32:22 PM
CÂU CHUYỆN THẦY TRÒ - THAM KHẢO 6
CHÁNH KIẾN VỀ THÂN


Cư sỹ Duy-ma-cật nói: “Các Nhân giả, thân này là vô thường, không vững mạnh, yếu đuối, cũng chẳng bền lâu; là pháp chóng mục nát, không đáng tin cậy. Nó là sự khổ, là sự ưu não, là nơi tập hợp của các loại tật bệnh. Này các Nhân giả.

- Thân này không phải là chỗ đáng nương tựa cho người minh trí.

- Thân này như đống bọt, không thể vốc nắm.

- Thân này như bong bóng nước, không tồn tại lâu.

- Thân này như quáng nắng bốc từ khát vọng yêu đương.

- Thân này như cây chuối, ruột không lõi chắc.

- Thân này như huyễn, hình thành bởi ý nghĩ đảo điên.

- Thân này như giấc mộng, do hư vọng mà thấy có.

- Thân này như bóng, theo duyên là nghiệp mà có.

- Thân này như tiếng vang, tùy thuộc nhân duyên.

- Thân này như đám mây trôi, chợt biến chợt diệt.

- Thân này như ánh chớp lóe, thoáng chốc tiêu tan.

- Thân này không chủ tể, như đất.

- Thân này không tự ngã, như lửa.

- Thân này không thọ mạng, như gió.

- Thân này không con người, như nước.

- Thân này không thật, lấy bốn đại làm nhà.

- Thân này rỗng không, không ngã cũng không ngã sở.

- Thân này vô tri, như cỏ , cây hay gạch ngói.

- Thân này không động, chỉ chuyển động vì sức gió.

- Thân này bất tịnh vì chứa đầy uế tạp.

- Thân này hư ngụy, tuy nhờ bởi tắm rửa, y phục, ẩm thực, rồi sẽ trở về tàn hoại diệt vong.

- Thân này nhiều tai họa, bị gây rối bởi một trăm lẻ một thứ tật bệnh.

- Thân này như cái giếng trên gò, vì sự già bức bách.

- Thân này vô định, nhất định sẽ chết.

- Thân này như rắn độc, như kẻ thù, như xóm hoang; nó được tập thành bởi các uẩn, các giới, các xứ."

~ Duy-ma-cật Sở Thuyết, bản dịch của Hòa Thượng Tuệ Sỹ ????????????


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Tư 15, 2021, 06:35:12 PM
"Với những người không tham, thì chẳng có gì để sợ"

(https://i.imgur.com/sDwyJPl.jpg)


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Tư 28, 2021, 09:53:11 AM
FB: Bảo Sinh

Âm Dương

Đạo nào tóm lại cũng là
Âm – dương, đực – cái, đàn bà – đàn ông

 Mõ hình âm hộ. Dùi hình dương vật. Khi dương hòa hợp với âm thành tiếng mõ vô vi. Sống hỗn loạn, trái với thiên nhiên, phá hoại cân bằng âm dương làm trái đất nóng lên, tan băng nam bắc cực, nạn hồng thủy đang báo ứng loài người.

Lão hòa thượng khi sắp hóa, tâm nguyện được ngắm âm hộ. Đệ tử thỏa mãn ý thầy. Ngắm đi ngắm lại Âm hộ, lão hòa thượng buông lời thõng thượt: “Cũng giống như ngôi chùa”.

Sống để tập thở là điên
Tập thở như lẽ tự nhiên là thiền
Sống để thể dục càng điên
Tập trên sân bụng là tiên cõi trần

Đạt Đa phát biểu về dục (sớm hơn Freud 1400 năm): “Một khi thấy bản tính của mình thì dục là phi vật chất. Cái ngày bạn trở thành hài hoà hoàn toàn với sự tồn tại thì dục biến mất. Giống hệt như giọt sương trong ánh sáng mặt trời buổi sớm. Dục là tự nhiên sinh học. Dục là phi vật chất. Nếu biết tự mình, bản thể mình, thì mọi thứ sẽ xẩy ra theo cách của nó”.

Nam mô đức phật Di Đà
Cho ta thấy được cái ta đang là

Thuyết hiện sinh của Jean-Paul Sartre và cái “ta đang là” của đức Phật bị đời hiểu lầm nghiêm trọng. Họ cho hiện sinh là chỉ có hiện tại nên sống gấp, sống thác loạn không cần biết tới tương lai:

“Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.

Cái thiện và cái ác đều hiện sinh. Thiện lúc này có thể ác lúc khác. Thiện với người này có thể là ác với người khác. Cũng như trong chuyến đò ngang, sang với người này có thể là về với người kia.

Vậy hiện sinh không có nghĩa là sống gấp, chỉ biết có hôm nay. Hiện sinh là hiểu chân lý chỉ tương đối. Tuyệt đối không có tuyệt đối gọi là tuyệt đối:

“Hôm qua là việc hôm qua
Bây giờ là việc chúng ta bây giờ
Ngày mai thì chỉ là mơ
Chúng ta là việc bây giờ với nhau”.

Thiền Tông và Tịnh Độ

Tịnh là Tiệm Ngộ: Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén
Thiền là Hoát Ngộ-đốn ngộ: Tình yêu sét đánh

* Dục tính tức nhân tính.

* Học thuyết Freud phân tích rõ tính dục quyết định tiền, hậu vận con người.

* Lão Tử coi tính dục như lửa, dùng đúng sẽ thành năng lượng sống, dùng sai sẽ bị đốt cháy – tẩu hỏa nhập ma.

* Tố nữ Kinh (Nhật Bản):

Đàn ông muốn lấy âm bổ dương phải ngự nhiều đồng nữ.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Năm 10, 2021, 10:37:38 AM
FB: Nguyễn Bảo Sinh

Tất cả những cái ta tìm
Thật giả chỉ bởi niềm tin con người
Cái duy nhất thật trên đời
Là cái đang có trong người của ta.

Ngày xưa, có một người được bạn mời đến nhà chơi. Lúc nâng cốc rượu chủ nhà mời, anh ta tưởng như thấy một con rắn con dưới đáy. Không muốn làm bạn ngượng ngùng nếu chỉ con rắn cho bạn, anh ta không nói gì dũng cảm nuốt luôn. Về đến nhà, anh ta cảm thấy dạ dày bắt đầu đau đớn. Các thầy thuốc hết sức chữa chạy, nhưng càng uống thuốc anh ta càng đau hơn, tưởng như sắp chết đến nơi. Được tin báo, người bạn kia lại mời anh ta ngồi đúng chỗ lần trước, lại mời anh ta một cốc rượu và nói rằng đó là thuốc trị bệnh. Lúc nâng cốc lên, người bệnh lại thấy con rắn con. Lần này anh ta nói cho bạn biết. Người bạn không nói gì mà chỉ cho anh ta thấy một cái cung treo trên trần nhà. Bệnh nhân hiểu ra rằng “con rắn con” chỉ là phản chiếu của cái cung treo bên trên. Hai người nhìn nhau cười phá lên. Cơn đau của bệnh nhân tan biến ngay và anh ta khỏe mạnh trở lại.
Tu thành Phật cũng giống như chuyện này. Tổ sư Vĩnh Gia Huyền Giác (Yoka 665 – 713) nói: “Khi bạn chứng được chân tánh của vũ trụ, bạn biết rằng không có thực tướng chủ quan mà cũng không có thực tướng khách quan. Ngay vào lúc đó, những tạo nghiệp kéo bạn xuống tận đáy địa ngục sẽ được quét sạch”. Chân tánh ấy là bản thể căn nguyên của mọi chúng sinh.

Khi say tưởng tỉnh hóa lơ mơ
Lúc tỉnh làm say thật khéo vờ
Nằm mơ mơ chuyện mình khi thức
Thức rồi lại chép mộng thành thơ.

HUYỀN NGÔN -CÔNG ÁN THIỀN


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Năm 18, 2021, 11:05:56 PM
Đạo Sinh
10 giờ  ·

TUỆ SỸ: TÂM

Trước hết chúng ta phải hiểu Tâm là gì? Trong tiếng Hán, Tâm là trái tim. Từ cái nghĩa tâm là trái tim, rồi sau mới suy diễn ra tâm là tấm lòng, cho rằng tâm là tấm lòng suy nghĩ. Một bài thơ chữ Hán nói về tâm theo nghĩa này như sau:

三 點 如 星 像
橫 鉤 似 月 斜
披 毛 從 此 得
做 佛 也 由 他

Tam điểm như tinh tượng,
Hoành câu tợ nguyệt tà.
Phi mao tùng thử đắc,
Tố Phật dã do tha.

Bài thơ này ví von cũng rất hay. Chữ 心 trong chữ Hán được mô tả có ba chấm như ba ngôi sao ("Tam điểm như tinh tượng"), còn móc câu nằm ngang như ánh trăng nghiêng ("Hoành câu tợ nguyệt tà"). "Phi mao tùng thử đắc, tố Phật dã do tha": Mang lông đội sừng tức làm thân trâu ngựa...là do tâm này, mà Phật cũng từ nó.

Định nghĩa tâm xét theo tiếng Phạn thì có khác. Theo tiếng Phạn, tâm (citta) có nghĩa là tích tập. Định nghĩa này được thấy trong kinh Hoa Nghiêm, bản dịch chữ Hán của Bát Nhã (quyển 6): tích tập danh tâm 積 集 名 心. Nó do gốc động từ là Ci (cinoti): tích chứa, tích lũy, tăng trưởng, và cũng có nghĩa là quán sát, tri nhận, cảm nhận. Đây là định nghĩa đắc biệt trong thuật ngữ Phật giáo, đặc biệt là Đại thừa. Nghĩa thông thường của nó, được nói là do gốc động từ cit hay cint (cintayati): tư duy, suy tưởng. Tâm là cái tư duy.

Nói tâm là cái tích tập: tích tập gì? Một cách tổng quát, đó là KINH NGHIỆM hay NHẬN THỨC được tích lũy. Vậy tâm là kinh nghiệm đời sống; tất cả những gì đã từng trải, bằng hành động và nhận thức, tích lũy lại thành tâm. Nếu diễn tả ra trong cuộc đời con người, từ khi bắt đầu biết suy nghĩ, biết hành động và có ghi nhớ, cho đến khi chết; tất cả những ghi nhớ trong óc não còn lại đó gọi là tâm. Chính những ghi nhớ đó tác thành một con người hoặc thiện hoặc ác tùy theo kinh nghiệm môi trường, hoàn cảnh. Vì thế ta nói tâm hướng dẫn đời sống con người.

Như vậy, tâm đó chính là NGHIỆP, là hành vi của con người, vì những năng lực tạo ra hành vi của con người không bao giờ mất.

Chúng ta không nói tới luật bảo tồn năng lượng, nhưng phải biết rằng không có cái gì mất đi trong hành động của chúng ta. Kinh nói: "bất sinh bất diệt, bất tăng bất giảm". Thế giới này không sinh cũng không diệt, không có cái gì xuất hiện hoàn toàn mới mẻ cũng không có cái gì biến mất đi hoàn toàn. Chúng sinh luân hồi vô thủy, chỉ là sự biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, như gạo biến thành cơm, cơm biến thành những dưỡng chất trong dạ dày, tiêu hóa, rồi thải ra, thành da, máu, thịt,... Khi chết da máu thịt này biến thành phân tro, phân tro này đem bón trở thành cây trái, rau cỏ..., trở lại làm thực phẩm  cho người và vật, theo một quá trình sinh diệt, sống chết nữa nữa.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, thân này chết nhưng nó không mất mà trở thành những cái khác, biến thành phân tro, đất,... Những cái này cũng không mất mà trở thành máu thịt của con người, tức là không có cái gì sinh và cũng không có cái gì hủy diệt mà chỉ có SỰ BIẾN THÁI.

Tâm cũng vậy, nó tích lũy. Những gì được làm, được nói năng, suy nghĩ, hoặc thiện, hoặc bất thiện, thảy đều không mất; mà tự chúng là sự biến thái của tâm từ một trạng thái này sang trạng thái khác.
Nghiệp là nguồn năng lượng được tích chứa trong kho chứa gọi là tâm, phát hiện ra ngoài thành hành vi của thân, khẩu; hướng thân, khẩu đến mục tiêu, theo hướng được định bởi lực đẩy ban đầu từ tâm. Kho chứa ấy không phải nằm im lìm bất động, vì nguồn năng lượng trong đó, mà Duy Thức gọi là chủng tử (hạt giống, tức hạt năng lượng; cũng gọi là tập khí hay công năng sai biệt, tức một loại công năng hay năng lượng có thế lực đặc biệt tác thành những hiện tượng sai biệt mà ta biết đó là thân, tâm, thế giới). Những hạt giống năng lượng này tồn tại trong trạng thái sinh và diệt trong từng sát-na, tạo thành hình ảnh như một dòng thác chảy liên tục. Kinh nói: "Nhất thiết chủng tử như bộc lưu".

Những hành vi của thân và khẩu chỉ là những vận động tự nhiên của thân và khẩu, do tác động hỗ tương giữa trong và ngoài, không mang giá trị đạo đức, không xác định thiện hay ác gì. Nhưng khi có NGUỒN LỰC TỪ TÂM điều khiển nó theo hướng thiện hay bất thiện, bấy giờ hành vi của thân hay khẩu bị nhuốm màu hoặc thiện, hoặc bất thiện, ta gọi là nghiệp thiện và nghiệp bất thiện. Hành vi ấy huân tập trở lại tâm, nghĩa là tác động trở lại tâm và biến đổi nó. Đó là sự tích lũy nghiệp.

Theo ý nghĩa này mà ta hiểu câu kinh sau đây: "Tam giới duy tâm", ba cõi duy chỉ là tâm. Ý nghĩa ấy cũng phù hợp với điều mà Phật nói trong các kinh điển Nguyên thủy: "Chúng sinh là kẻ thừa tự của nghiệp", tức hành vi của chính nó.

Nói cách khác, thế giới được hình thành tốt hay xấu, thảy đều là sự biến thái của những gì, của tất cả hành vi, được tích lũy bởi tâm, chứa đựng trong tâm.

~ Tuệ Sỹ Văn Tuyển, Tập II, tr. 116-119


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Sáu 03, 2021, 11:20:04 PM
Đạo Sinh
14 giờ  ·

ĐỆ TỬ QUY Y PHÁP, NGUYỆN ĐỜI ĐỜI KIẾP KIẾP KHÔNG QUY Y NGOẠI ĐẠO TÀ GIÁO!

LỜI KHUYÊN CỦA PADMASAMBHAVA (07)
NAMO GURU DEVA DAKINI HUNG

(https://i.imgur.com/TEMLDwY.jpg)

Quý vị có thể thụ hưởng đủ thứ cao lương mỹ vị, nhưng tất cả sẽ trở thành một đống ô uế nếu quý vị bỏ qua nước cam lồ của tính thể nội tại. Vì thế, hãy uống loại nước cam lồ của các giáo huấn sâu xa!

Quý vị có thể trân quý tấm thân máu thịt này, và đeo bám vào đó để thành con người của quý vị; thế nhưng đó chỉ là thứ vay mượn từ các đại chủng [đất-nước-gió-lửa]. Chẳng mấy chốc nó sẽ bị tước đoạt nếu quý vị không tựu thành Pháp thân vô sinh. Vì thế, hãy trân quý và nắm giữ cứ điểm của Pháp thân vô sinh này!

Quý vị có thể kết hợp với một ngàn bạn bè thân thiết, nhưng nếu không đồng hành với các phương tiện và trí tuệ thì chẳng bao lâu quý vị sẽ tách rời họ. Vì thế hãy đồng hành với phương tiện và trí tuệ!
  
Tiếng tăm và danh vọng có thể có đầy trong một tỷ thế giới; thế nhưng, nếu quý vị không nhận ra thể tính bất khả tư nghị, bất khả biểu đạt của mình thì tất cả chỉ là nỗ lực của Ma vương nhằm mê hoặc quý vị. Vì thế hãy đeo đuổi thể tính bất khả ngôn thuyết, bất khả tư nghị, bất khả biểu đạt này!

Quý vị có thể sở đắc quyền lực và sức mạnh của một kẻ thống trị thế giới, nhưng nếu không làm chủ được tâm mình, thì khi giờ chết ập đến, quý vị vẫn không thể đạt được thần lực của sự tự do. Vì thế hãy làm chủ tâm thức mình!

Quý vị có thể có được sự dũng cảm của một chiến binh cường tráng; nhưng nếu không sở hữu được sức mạnh lý giải của trí tuệ phân biệt, quý vị sẽ không chuyển được tình thế trong cuộc chiến với sinh tử luân hồi.  Vì thế hãy sở đắc bằng được sức mạnh lý giải của trí tuệ phân biệt này!

Quý vị có thể phát ngôn như Sư Tử Hống [= Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi], nhưng nếu không khắc cốt ghi tâm bản thể thanh tịnh của tánh Không hoằng đại thì vẫn không ngăn được nghiệp lực trổ quả. Vì thế hãy chánh niệm bản thể thanh tịnh của tánh Không hoằng đại này!  


You may consume all kinds of delicious food, but unless you adhere to the nectar of the innate nature, it all turns into a heap of filth. So drink the nectar of the profound instructions! You may dearly treasure this body of flesh and blood and cling to it as being yourself, but as it is only on loan from the elements, unless you attain the nonarising dharmakaya, it will soon be snatched away. So, treasure and capture the stronghold of nonarising dharmakaya!
You may consort with one thousand amiable friends, but unless you keep company with means and knowledge, you will soon be separated from them. So keep company with means and knowledge!

Your fame and renown may fill a billion universes, but unless you recognize your inconceivable and inexpressible nature, it is all only Mara’s attempt to seduce you. So pursue the ineffable, inconceivable and indescribable nature!
You may possess the power and might of a world ruler, but unless you gain mastery over your own mind, when the time of death arrives you still haven’t attained the power of freedom. So gain mastery over your mind!

You may have the bravery of a strong fighter, but unless you possess the intelligent strength of discriminating knowledge, you will not turn the tide in the battle with samsara. So possess the intelligent strength of discriminating knowledge!

You may speak like the Lion of Speech [Manjushri], but unless you take to heart the primordially pure nature of resounding emptiness, that will not prevent the ripening of karma. So take to heart the primordially pure nature of empty resounding!

~ Advice from the Lotus-Born, Vol. I


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Sáu 09, 2021, 10:17:20 AM
Nguyễn Bảo Sinh

Bệnh Quỷ thuốc Tiên
Bệnh Tiên thuốc Thánh
Bệnh Thánh thuốc Phật
Bệnh Thật thuốc Giả

MỘT PHƯƠNG THỨC CHỮA TRỊ

Bernard Shaw là một nhà văn hào kiêm kịch tác giả người Anh. Ông ta bị bệnh tim nặng, cứ mỗi lần nghẹt thở, căng thẳng thì ông ta gọi bác sĩ đến. Thông thường, bác sĩ đo huyết áp, xoa bóp và nắn vài ba chỗ trên ngực, rồi lấy vài ba loại thuốc có sẵn trên bàn cho bệnh nhân uống với nước lã đun sôi. Xong, khi bệnh nhân ra về khỏe khoắn, tỉnh táo thì bác sĩ nhận tiền thù lao và đi về nhà.

Hôm nọ, Bernard Shaw gọi điện thoại khẩn cấp cho bác sĩ của mình và nói:

- Tôi đang gặp trục trặc ghê gớm, dường như tim tôi sắp sửa ngưng đập. Xin bác sĩ đến gấp rút cho.

Vị bác sĩ đến ngay lập tức. Ông ta nhảy từng ba bậc thang một và trông đổ mồ hôi hột, nhòe nhoẹt áo quần. Ông ta lết vào phòng không nói một lời, khuôn mặt tái mét, gieo phịch xuống chiếc ghế và há hốc mồm, mắt nhắm nghiền lại.

Bernard Shaw nhảy ra khỏi giường và hỏi:

- Có chuyện gì vậy, bác sĩ?

Ông bác sĩ nhăn nhó:

- Đừng nói gì cả. Dường như tôi sắp chết đến nơi, cơn đau tim lại tới, tôi không thể thở nổi!

Bernard Shaw bắt đầu thực hiện tất cả những công đoạn chữa trị mà trước đây bác sĩ thường làm cho mình. Ông ta cũng xoa  bóp vài chỗ cần thiết trên ngực bác sĩ, tìm vài ba viên thuốc có sẵn trên bàn và pha một cốc nước mang cho bác sĩ uống. Trong vòng nửa giờ ông bác sĩ bắt đầu hồi tỉnh và bình phục dần.

Cuối cùng ông bác sĩ nói:

- Thôi tôi về nhà. Bây giờ xin ông cho tôi tiền chữa bệnh.

Bernard Shaw lấy làm kinh dị vô cùng, nói:

- Hừm. Lẽ ra bác sĩ phải trả tiền cho tôi chứ! Tôi đã lăng xăng hơn nửa tiếng đồng hồ đề cứu chữa cho bác sĩ, làm cho bác sĩ tỉnh táo, hồi phục. Tại sao bác sĩ lại đòi tiền của tôi nữa ư?

Bác sĩ cười:

- Đây là một phương pháp trị liệu tân tiến nhất. Tôi đã chữa cho ông rồi đấy! Và ông phải trả tiền về buổi điều trị hôm nay.
-
Không thầy đố mày làm nên
Không trò đố thầy dậy ai

Khi bạn quan tâm đến bệnh tình của một ai đó thì bạn quên mất bệnh tình của mình. Do đó, thế gian mới xuất hiện biết bao nhiêu nhà lãnh đạo, biết bao nhiêu bậc đạo sư, biết bao nhiêu bậc thầy. Trong khi các bậc thầy, các nhà lãnh đạo quan tâm đến đau khổ của nhân loại thì họ quên bẵng đi tất cả những đau khổ của bản thân.

Có thể, nếu chúng ta một mực tin vào năng lực siêu hình, thì chúng ta cũng phải phát nguyện “mang lợi ích đến cho tha nhân”, bởi vì chính cái lý tưởng này sẽ giúp chúng ta hoàn thiện niềm tin của mình, củng cố nhân cách cũng như khơi sáng cái Tâm của mình, chứ không phải công việc ấy sẽ cứu độ thế giới và giúp đỡ người khác. Xin đừng trẻ con như vậy! Chính sự ngông nghênh, hiểu nhầm này đã khiến chúng ta đôi khi mang ảo tưởng rằng mình là Đấng Cứu Thế, mình là Giáo Tổ, Đại Tôn Sư, Người khai đạo, …

Các nhà tâm thần học thì ít khi phát điên – không phải họ được miễn nhiễm căn bệnh điên khùng mà bởi vì họ đã quá quan tâm đến chứng điên khùng của những người khác, họ lo toan chạy chữa giúp đỡ cho người khác đến mức họ quên mất hoàn toàn rằng họ cũng có thể phát điên.

Hoặc là, trong khi quan tâm và làm việc phục vụ nhân loại, họ đã vô tình truyền lây căn bệnh điên khùng của họ sang cho tất cả những người khác rồi! Nhờ vậy mà họ trông có vẻ tỉnh táo hơn.

Cho nên nếu bạn đang bất ổn tâm lý, rối loạn tâm thần, xin bạn chớ mưu toan giúp đỡ người khác, bởi vì việc cứu giúp của bạn sẽ biến thành sự đầu độc. Nếu bạn đang nhầm lẫn nhiều thứ, thì bạn chớ nên bận tâm giúp đỡ người khác, bởi vì bạn đơn thuần tạo nên rắc rối, căn bệnh nhầm lẫn của bạn trở thành tiêm nhiễm cho tất cả những người xung quanh.

Đừng ban tặng lời khuyên cho bất cứ ai. Bởi vì những người nhầm lẫn, điên khùng thường thích thú khi hào phóng trao tặng lời khuyên cho những người khác!

Tôi đi cuối đất cùng trời
Tìm mua thuốc ngộ chữa người đang mê
Tôi đi thủy tận sơn khê
Chữa cho người ngộ ta mê thật rồi.

Hoa đà biển thước tái sinh
Kê đơn thần dược tối linh cho mình:

“Lục bản mộc
Nhị lạng đinh
Ngâm tam thốn thổ”
Bệnh tình khỏi ngay
 
CÔNG ÁN THIỀN -HUYỀN NGÔN


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Sáu 22, 2021, 06:07:38 PM
FB: Đạo Sinh

(https://i.imgur.com/8XOG29Q.jpg)

“Một lỗi lầm khiến cho bạn phải hạ mình thì hay hơn sự thành đạt mà làm cho bạn kiêu ngạo.”


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Bảy 20, 2021, 06:02:04 PM
Đạo Sinh
18 tháng 7 lúc 04:07·

(https://i.imgur.com/qfIwz1P.jpg)

“Những gì làm cho bạn tổn thương ngày hôm nay sẽ khiến cho bạn mạnh mẽ hơn vào ngày mai.”

GHI CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH: Trong tu tập, “tổn thương” có giá trị rất lớn:

- khi bị cuộc đời làm tổn thương, chúng ta nhận ra một sự thật: cuộc đời không đẹp, không thơ mộng như chúng ta tưởng;

- từ sự thật này, chúng ta nhận ra một sự thật khác: không phải thành viên nào trong cộng đồng cũng đều mong cho chúng ta được hạnh phúc, mong cho chúng ta đừng gặp khổ đau;

- khi nhận ra thế, chúng ta thường phản ứng bằng cách nguyền rủa, mắng nhiếc. Sau khi nguyền rủa, mắng nhiếc đủ kiểu, chúng ta nhận ra họ chẳng thay đổi. Điều này khiến chúng ta thấy bực mình hơn. Tuy nhiên, nhờ thế chúng ra lại nhận ra 2 sự thật khác:

- chúng ta không thể thay đổi người khác bằng sự nguyền rủa, chửi bới; vì thế, chúng ta đã làm một việc vô ích.

- không những làm việc vô ích, chúng ta còn làm xấu thêm tình huống: thay vì chỉ có 1 người làm tổn thương người khác thì bây giờ lại có thêm chúng ta góp phẩn vào việc làm tổn thương này nữa.

Khi nhận ra tất cả những điều trên, nếu là người tin tưởng vào Pháp, chắc chắn chúng ta sẽ thay đổi. Thay đổi nhận thức: chúng ta nhìn thấy rõ hơn. Thay đổi cảm xúc: chúng ta không dễ dàng bị tác động bởi sự làm tổn thương của người khác nữa. Nói “mạnh mẽ” là như thế.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Tám 06, 2021, 05:57:38 AM
KHÔNG GIAN & THỜI GIAN

Luân-hồi-sinh-tử được tạo thành bởi các chu kỳ hiện hữu nối tiếp nhau. Chu kỳ này kết thúc lại làm nhân-duyên cho sự sinh khởi của chu kỳ kế tiếp, cho nên luân-hồi không phải là “đoạn diệt”. Vào một chu kỳ nào đó, nếu con người phá tan được vô minh, và vì thế không còn tạo nghiệp để tiếp tục tái sinh nữa, thì chu kỳ vĩnh viễn kết thúc, cho nên luân-hồi không phải là “thường hằng”. Đây là cơ hội duy nhất để con người có thể thoát khỏi vòng tái sinh; đồng thời cũng là lý do duy nhất chư Phật thị hiện để cứu giúp con người.

Để tiện lợi cho việc khảo sát chuỗi hiện hữu của mỗi người trong vòng tái sinh, Luận Câu-xá phân chia mỗi chu kỳ thành 4 giai đoạn:

- sinh hữu: sự hiện hữu của thể tính 5 uẩn ở giai đoạn nhập thai;
- bổn hữu: sự hiện hữu của thể tính 5 uẩn ở giai đoạn sau khi nhập thai cho đến trước khi chết;
- tử hữu: sự hiện hữu của thể tính 5 uẩn ở giai đoạn sắc thân thô hiển bị biến hoại;
- trung hữu: sự hiện hữu của thể tính 5 uẩn ở giai đoạn sau khi chết và trước khi nhập thai.

Ở đây, chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa 3 thuật ngữ Phật học là “hữu”, “sinh”, và “tử”. Với nhà Phật, “chết” không có nghĩa con người không còn hiện hữu nữa mà đó chỉ là giai đoạn thể tính 5 uẩn tách rời khỏi sắc thân thô hiển; và “sinh” không có nghĩa con người mới bắt đầu hiện hữu mà đó chỉ là giai đoạn thể tính của 5 uẩn bắt đầu nhập vào bào thai người mẹ.

Chúng ta cần nắm rõ điều này để khỏi rơi vào loại tà kiến, hay vọng tưởng, về Hữu & Phi Hữu. Nói một cách dễ hiểu hơn, “chết” không phải là trở thành hư vô mà chỉ là sự hiện hữu của 5 uẩn ở vào thời điểm tách rời khỏi xác thân thô; vì thế con người đừng mong tìm đến cái chết (tự tử) để “không còn hiện hữu” trên đời nữa. Đồng thời cũng đừng mong cầu “trường sinh bất tử”, vì cho dù có thể “sống mãi không chết” đi nữa thì con người vẫn không thoát ra được luân hồi. Đây là lý do tại sao 3 cảnh giới khác nhau “dục giới”, “sắc giới”, “vô sắc giới” còn có tên gọi khác là Tam Hữu. Khi chưa giải thoát thì tất cả chúng sinh đều không thể cầu mong đừng bị khổ đau—không hiện hữu ở cảnh giới này thì cũng phải hiện hữu ở cảnh giới nào đó trong ba cõi. Hoặc nói một cách hài hước hơn, chúng ta đừng mất công tìm cầu “trường sinh bất tử”, vì chúng ta vẫn đã, và đang, và sẽ “sống mãi” trong Tam Giới.

Có một chi tiết cực kỳ quan trọng, liên quan đến vòng tái sinh của con người, cần được làm rõ ở đây:

-vì luôn luôn hiện hữu trong tam giới, cho nên con người không bao giờ thoát ra được khái niệm về “không gian”;
-vì một chu kỳ tái sinh luôn luôn bao hàm 3 yếu tố thuộc về quá khứ, hiện tại, và tương lai, cho nên con người không bao giờ thoát ra được khái niệm về “thời gian”.

Từ hai sự thật trên, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của “tự tại” và “bất động” đối với các bậc giải thoát: đừng bao giờ hỏi chư Phật, chư A-la-hán, chư Đại Bồ-tát ĐANG Ở ĐÂU. Vì “đang” & “ở đâu” chỉ có ý nghĩa đối với những ai còn bị trói buộc trong Tam Giới.

????????????


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Tám 28, 2021, 08:48:26 AM
Đạo Sinh
54 phút·

CẦU PHÁP

Một ẩn sỹ đang tọa thiền bên bờ sông thì có một thanh niên đến quấy rầy ông. Anh chàng nói, "Thưa Thầy, tôi muốn theo học Thầy."

Ẩn sỹ hỏi: "Tại sao?"

Chàng thanh niên suy nghĩ một lúc rồi nói, "Vì tôi muốn thấy Pháp.”

Vị ẩn sỹ nhảy lên, túm cổ anh ta, kéo xuống sông rồi nhấn đầu anh ta xuống nước. Mặc cho anh chàng vùng vẫy muốn thoát ra, ông chờ khoảng một phút, cuối cùng mới kéo lên. Người thanh niên vừa sặc nước vừa thở dốc. Chờ khi anh chàng bình tĩnh trở lại, ông mới hỏi, "Nói đi. Khi ở dưới nước ngươi cần thứ gì nhất?" 

"Không khí," anh chàng đáp.

Ông thầy bảo, "Được lắm. Bây giờ về nhà đi. Khi nào thấy cần đến Pháp giống như vừa rồi cần không khí thì hãy đến đây."

A hermit was meditating by a river when a young man interrupted him. “Master, I wish to become your disciple,” said the man.
“Why?” replied the hermit.
The young man thought for a moment, “Because I want to find Dharma.”
The master jumped up, grabbed him by the scruff of his neck, dragged him into the river, and plunged his head under water. After holding him there for a minute, with him kicking and struggling to free himself, the master finally pulled him up out of the river. The young man coughed up water and gasped to get his breath. When he eventually quieted down, the master spoke, “Tell me, what did you want most of all when you were under water?” “Air!” answered the man. “Very well,” said the master. “Go home and come back to me when you want Dharma as much as you just wanted air.”


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Tám 28, 2021, 09:10:29 AM
CÓ & KHÔNG

(i) Khi các bộ phận của chiếc xe chưa được ráp lại thì chúng ta nói KHÔNG CÓ chiếc xe.
(ii) Khi các bộ phận đó được ráp lại thì chúng ta nói CÓ chiếc xe.
(iii) Khi các bộ phận được tháo rời ra thì chúng ta lại nói KHÔNG CÓ chiếc xe.

Sở dĩ chúng ta cho rằng “không có” là vì chúng ta chỉ nhìn thấy thời điểm các bộ phận “không được ráp lại”, chứ không nhìn thấy thời điểm các bộ phận “được ráp lại”.

Sở dĩ chúng ta cho rằng “có” là vì chúng ta chỉ nhìn thấy thời điểm các bộ phận “được ráp lại”, chứ không nhìn thấy thời điểm các bộ phận “không được ráp lại”.

Nếu chúng ta có thể nhìn xuyên suốt cả 3 thời điểm quá khứ, hiện tại và vị lai của các bộ phận hợp thành chiếc xe thì chúng ta sẽ thấy rằng

-chiếc xe không phải “có”, mà cũng không phải “không có”.
-các bộ phận chính là chiếc xe; chiếc xe chính là các bộ phận.
-ngoài các bộ phận ra, không tìm thấy chiếc xe; ngoài chiếc xe ra, không tìm thấy các bộ phận.
-khi “có” chiếc xe, các bộ phận chẳng tăng thêm; khi “không có” chiếc xe, các bộ phận chẳng hề giảm đi.

Nhà Phật gọi sự nhìn thấy như thế là như-thực-tri-kiến. Và những ai biết-thấy-như-thực thì tự mình chấm dứt mọi tranh luận về Pháp.

????????????


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Chín 23, 2021, 09:47:40 AM
Say sưa nghĩ cũng hư đời
Không say không rượu biết ngồi với ai
Khi say mới thấy được người
Tỉnh ra lại thấy mình ngồi với ma

CHÁO LÚ

Xưa, có một bác sĩ thú y qua đời, thần hồn xuống âm phủ, sau khi được Diêm Vương xét xử, hồn ma được ăn cháo lú trước khi đầu thai. Lúc đó, hồn ma tình cờ gặp một bầy chó mà thuở còn sống ông thường chữa bệnh cho chúng. Bầy chó vốn có nghĩa, chúng rất mừng rỡ khi gặp lại ông. Ông bèn nhịn phần mình cho bầy chó ăn.
Lính canh ở Diêm Phủ dắt hồn ma đi đầu thai làm một thằng cu. Nhờ không ăn cháo lú, nên thằng cu nhớ rõ tiền kiếp mồn một. Được 5 tuổi, thằng cu khẩn khoản xin ba má dắt đi thăm thân bằng quyến thuộc cũ. Ba má nó thấy lạ nhưng vẫn chiều con. Cuộc gặp gỡ giữa bà con  họ hàng và thằng cu diễn ra trong một không khí éo le và cảm động. Nó được gặp lại bà vợ cũ, con trai, con gái, cháu nội, cháu ngoại. Bằng giọng nói ngọng ngịu của đứa bé lên 5, cu kể vanh vách tiền kiếp của mình cùng thăm hỏi hàn huyền với vợ con, cháu chắt…
Sau  lần này thằng cu không thể sống bình thường như bao nhiêu thằng bé khác, gánh nặng của tiền kiếp hằn sâu trên thân xác thơ dại của nó, những mối dây thân ái trong quá khứ khiến nó quên mất nhịp sống hiện tại. Cuối cùng ba má nó đành đưa nó vào chùa, không phải để tu mà là để di dưỡng tâm  thần. Cậu con trai út của bác sĩ thú y này cũng tình nguyện vào chùa để chăm sóc người cha tiền kiếp mà tu tâm dưỡng tính luôn thể.
Người  kể quả quyết rằng câu chuyện trên hoàn toàn có thật, những nhân vật trên hiện còn, thằng cu trong câu chuyện là một sư tăng tuổi trạc tứ tuần.
Các bậc đắc đạo gọi sư nhớ tiền kiếp là “túc mạng minh”. Trong kinh Đức Phật cũng từng khuyến cáo các hành giả tu tập, nếu chưa được lậu tận thông, tức là khả năng hóa giải hết thảy phiền não, mà lại có thần thông thì phải bỏ đi lập tức…
Có lẽ Ngài e rằng chúng ta sẽ lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười  như thằng cu trên đây. Trong quãng đời hiện tại, nếu chỉ nhớ đến những chuyện vui buồn quá khứ, chúng ta sẽ sầu khổ vô hạn rồi, huống chi là nhớ lại những ân oán buồn vui từ tiền kiếp, Đức Phật và các bậc đắc đạo, nhớ rõ quá khứ với từng tình tiết chi ly mà tâm các Ngài hoàn toàn bình thản, trong khi chúng ta lại nhìn quá khứ với bao tiếc nuối, buồn thương, càng sống với dĩ vãng, tâm chúng ta càng xao xuyến, mắt mở mà vẫn chiêm bao.

Tỉnh táo khi chết mới đau
Lú lẫn khi chết biết đâu là gì

Sống ngày nay biết ngày nay
Còn xuân thu trước ai hay là gì

CÔNG ÁN THIỀN


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Mười 15, 2021, 12:36:40 AM
FB: Bảo Sinh

Hồn soi gương thấy hình không có
Là biết mình đã bỏ trần gian
Hương linh về cõi niết bàn
Xả muôn duyên nợ trần gian luân hồi

TÔI Ở ĐÂU

Có một lần thiền sư Vô Căn nhập định ba ngày, mọi người cho là đã chết, liền đem thân thể sư thiêu hóa. Qua mấy hôm, khi thần thức của sư xuất định, lại tìm không ra thân mình. Đại chúng trong chùa thường nghe tiếng rên bi thảm của sư:

Tôi? Tôi ở đâu?

Càng về đêm, âm thanh tìm thân của thiền sư Vô Căn càng lảnh lót, làm náo động khiến cho mọi người vô cùng bất an.

Có một hôm, bạn của thiền sư Vô Căn là thiền sư Diệu Không biết được điều này bèn nói với đại chúng trong chùa rằng:

Đêm nay tôi muốn ở lại trong phòng của thiền sư Vô Căn. Khi ông ấy xuất hiện, tôi sẽ nói chuyện với ông ấy. Xin các ông chuẩn bị cho tôi một bồn lửa và một thùng nước, tôi muốn cho ông ta hiểu cái gì là “tôi”.

Lúc nửa đêm, Thiền sư Vô Căn xuất hiện tìm thân, ông rên rĩ rất bi thương:

Tôi ơi! Tôi ở đâu?

Thiền sư Diệu Không rất bình tĩnh đáp:

Ông ở trong đất bùn đó.

Thiền sư Vô Căn liền chui vào trong đất bùn, tìm đông tìm tây, tìm rất lâu mà chẳng thấy mình đâu cả, ông nói hết sức đau thương:

Trong đất không có tôi.

Thiền sư Diệu Không nói:

Hay là ở trong hư không, ông vào hư không tìm xem.

Thiền sư Vô Căn vào trong hư không tìm rất lâu, nhưng vẫn nói một cách thảm thiết:

Trong hư không vẫn không có tôi! Vậy tôi ở đâu?

Thiền sư Diệu Không chỉ vào thùng nước nói:

Có lẽ ông ở trong đây chăng?

Thiền sư Vô Căn tự tại bước vào thùng nước, không bao lâu, lại chui ra nói một cách đau khổ:

Tôi ở đâu? Trong nước cũng không có tôi!

Thiền sư Diệu Không chỉ vào bồn lửa nói:

Ông ở trong lửa!

Thiền sư Vô Căn vào trong lửa, nhưng vẫn tìm không ra.

Khi ấy thiền sư Diệu Không mới nghiêm chỉnh nói với thiền sư Vô Căn:

Ông có thể vào trong đất, xuống nước, cũng có thể vào trong lửa hừng và có thể tự do tự tại ra vào hư không, mà ông còn chấp vào cái thân nhơ nhớp kia làm gỉ?

Thiền sư Vô Căn nghe xong, bừng tỉnh. Từ đó không còn ồn ào tìm “tôi” nữa.

Thấy cờ phướn hiu hiu ngọn gió
Là hồn về từ giã cố hương
Xin đừng níu kéo khóc thương
Để hồn thanh thản lên đường siêu sinh

Cõi niết bàn bất sinh bất tử
Cực lạc hồn hoan hỉ đồng tu
Trần gian nhân ảnh mịt mù
 Bọt trong bể khổ dạt bờ bến mê

Cõi cực lạc luân hồi siêu thoát
Hồn nguyện tu thành Phật uy linh
Độ cho tan cõi u minh
Độ cho muôn loại siêu sinh niết bàn
Là hồn mãn nguyện trần gian
Ta bà thành cõi niết bàn chân như

Nam mô a di đà Phật

   CÔNG ÁN THIỀN


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: bongbongtinhyeu trong Tháng Mười Một 08, 2021, 09:35:12 AM
Thí là không còn bám chặt tự ngã.
Giới là không còn bất lương.
Nhẫn là không còn sợ sự thật tuyệt đối.
Tấn là thường hằng tu tập.
Thiền là đình trú ở hiện tại.
Tuệ là liễu tri vạn pháp.

MILAREPA

For generosity, nothing to do,
Other than stop fixating on self.
For morality, nothing to do,
Other than stop being dishonest.
For patience, nothing to do,
Other than not fear what is ultimately true.
For effort, nothing to do,
Other than practice continuously.
For meditative stability, nothing to do,
Other than rest in presence.
For wisdom, nothing to do,
Other than know directly how things are.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Một 08, 2022, 11:49:10 PM
Đạo Sinh
7 giờ  ·

TẠP SỰ 8 | ĐỨC PHẬT & LOÀI NGƯỜI

(https://i.imgur.com/DWsbKIW.jpg)

Trong cấu trúc thân-tâm của một con người bình thường có 3 trạng thái tâm được đức Phật xem như chất độc là THAM-SÂN-SI. Ba chất độc này lan toả qua 3 loại hoạt động thường xuyên nhất của một con người:

- nghĩ gì cũng phải có lợi cho mình;
- nói gì cũng phải có lợi cho mình;
- làm gì cũng phải có lợi cho mình.

“Lợi cho mình” là yếu tố chính khiến cho mỗi người tự tách rời mình với thế giới xung quanh; trong lúc yếu tính tồn tại của con người là không thể tách rời, mà phải nương tựa vào cái khác mới có thể sống còn. Dù có ở một mình nơi cô tịch không có bóng người hay dã thú đi nữa thì con người vẫn cần đến không khí để thở, mặt đất để đứng vững, nước suối để uống, lá cây để ăn, vỏ cây để mặc.

Trong một tương quan tồn tại như thế, nếu con người, vì không nhìn thấy điều đó (si) mà chỉ muốn cái gì tốt đẹp nhất cũng thuộc riêng mình (tham), và đẩy tất cả những gì xấu xa độc hại cho thế giới xung quanh (sân) thì rõ ràng con người đang tự huỷ hoại những gì đang làm nơi nương tựa cho chính mình, huỷ hoại chính nền tảng tồn tại của bản thân mình.

Đây là thực trạng tồn tại của con người mà mỗi người chúng ta đều có thể dễ dàng nhận ra. Và chúng ta còn nhận ra mọi xung đột, xáo trộn, hỗn loạn trong cộng đồng loài người đều xuất phát từ 3 loại hành động “phải có lợi cho mình” nói trên. Thế thì, xưa và nay, cả Đông và Tây, con người đã làm gì để thoát ra khỏi tình trạng này? Ở đây, chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời trong khuôn khổ những lời giáo huấn của đức Phật.

Trước tiên, đức Phật mô tả hay chỉ ra cho con người thấy một sự thật: mọi khổ đau, xung đột, hỗn loạn thường xuyên xảy ra trong đời sống cộng đồng loài người đều xuất phát từ “ý nghĩ phải có lợi cho mình”, hay nói một cách ngắn gọn và rõ ràng hơn, từ Ý NGHĨ VỀ MÌNH. Tất cả chúng ta thường nghĩ rằng mình là “có thực”, và điều bi đát nhất là mình đang tồn tại “độc lập” với xung quanh. Đức Phật chỉ ra đây là suy nghĩ ngu xuẩn nhất của con người. Chỉ riêng về hoạt động “thở” thôi: nếu không có môi trường xung quanh cung cấp dưỡng khí thường xuyên, đồng thời tạo lối thoát cho thán khí, thì có còn cái gọi là “tồn tại độc lập” của con người hay không?

Vì thế, giải pháp đức Phật đề ra là trước tiên con người phải nhận ra một sự thật: không có thực một tồn tại gọi là “con người” tách rời với các tồn tại khác; mà “con người” chỉ là một tập hợp của các điều kiện ở cả “bên trong” lẫn “bên ngoài” con người. Và muốn nhận chân điều này, con người phải nỗ lực khai phát một tiềm năng có sẵn trong mỗi người, được nhà Phật gọi là TRÍ TUỆ.

Tuy nhiên, trí tuệ mới chỉ là sự nhìn thấy của riêng từng con người. Muốn giải quyết tận gốc rễ mọi vấn đề trong xã hội, con người phải nỗ lực khai phát một tiềm năng khác nữa: đó là sự quan tâm đích thực đến thế giới xung quanh. Sự quan tâm này phải được làm cho trở thành hiện thực qua hai loại hành động được đức Phật gọi là TỪ-BI: mang đến niềm vui nhiều như có thể, và chia sẻ khổ đau nhiều như có thể với tất cả mọi tồn tại xung quanh, bao gồm cả môi trường sống và tất cả các sinh vật khác.

Giải pháp đức Phật đề ra chỉ có thế. Hành tinh này không phải là tồn tại duy nhất trong ba ngàn đại-thiên-thế-giới. Và con người trên hành tinh này cũng không phải là cộng đồng sinh vật duy nhất tồn tại trong vũ trụ bao la rộng lớn này. Ngài đến đây chỉ để gởi một thông điệp với nội dung như thế. Có nghe hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào quyết định của mỗi con người trên trái đất.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Một 16, 2022, 04:45:57 PM
Đạo Sinh
5 giờ  ·

TẠP SỰ 9 | CHẶT ĐỨT HỮU THÂN KIẾN

Hữu thân kiến (有身見; Satkāyadṛṣṭi; Sakkāyadiṭṭhi) là cái nhìn, là suy nghĩ, là quan niệm, là sự tin tưởng của một người bình thường, cho rằng “gánh nặng” năm-uẩn-phiền-não mà mình đang mang vác chính là MÌNH, là CỦA MÌNH.
Cách nhìn này chính là một trong 10 loại trói buộc khiến con người không thể thoát ra khỏi khổ đau của vòng tái sinh.
Để giúp chúng sinh chặt đứt loại trói buộc này, Đức Phật công bố một tiến trình tu tập bao gồm 3 bước chính:

- không TRUY TÌM 5 Uẩn đã diệt (quá khứ);

- không MONG CHỜ 5 Uẩn chưa sinh (tương lai);

- không ĐEO BÁM 5 Uẩn đang liên tục tập khởi và biến diệt ở hiện tại.

Theo quan điểm của Phật Pháp, đơn vị tồn tại đang được loài người gọi là “con người” (a human being) là một tập hợp của 5 uẩn.

Một hiện tượng không tự tồn tại mà phải phụ thuộc vào sự kết hợp của các yếu tố, thành phần khác nhau, được nhà Phật xem như “giả hữu” (không có thực). Vì thế, cái được con người xem là thực hữu và gọi tên là “con người”, thực ra chỉ là một tổ hợp của 5 “đống”: sắc-thọ-tưởng-hành-thức.

Thánh điển mô tả một tổ hợp như thế là “thủ ngũ uẩn” (năm uẩn phiền não), bởi lẽ

-năm uẩn chính là phiền não nhiễm ô;

-năm uẩn là nhân của phiền não nhiễm ô;

-năm uẩn là quả của phiền não nhiễm ô.

Vì thế, có thể xem tiến trình tu tập trong Phật giáo là một tiến trình chặt đứt phiền não nhiễm ô. Khi không còn bị phiền não nhiễm ô đeo bám nữa thì năm uẩn trở thành thanh tịnh (tịnh ngũ uẩn). Đó là thân-năm-uẩn của các bậc giác ngộ, giải thoát.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Một 22, 2022, 09:04:38 AM
Đạo Sinh
1 giờ  ·

TẠP SỰ 20 | “I WILL CONTINUE, ALWAYS”

(https://i.imgur.com/Rggbbd5.jpg)

Thầy Nhất Hạnh vừa từ giã Phật tử Việt Nam chúng ta, không chỉ Phật tử Việt Nam, mà còn tất cả những ai trên toàn trái đất đã từng học Pháp và thực hành Pháp với Thầy.

Trong tất cả các ngôn từ được con người sử dụng để chỉ cho cái chết thì hai chữ “qua đời” trong tiếng Việt, và “passing away” trong tiếng Anh là các từ diễn tả đúng Pháp nhất nội hàm của sự kiện này.

Với Pháp, không gian của cuộc sống là “con đường”; thời gian là “chiều dài” bất tận của cuộc lữ hành; và chúng ta chính là “lữ khách”. Cả ba khái niệm này đều có thể tìm thấy trong hai danh hiệu của bậc giác ngộ viên mãn: Như Lai & Thiện Thệ (bậc đến-và-đi nhiệm mầu như thế!)

Thánh điển mô tả một phân đoạn trong cuộc lữ hành của đức Phật Thích-ca khởi đầu từ cung trời Đâu-suất như một Bồ-tát “nhất sinh bổ xứ”, đi qua hành tinh xanh chúng ta hơn 40 mươi năm, và rồi lại tiếp tục đi qua các quốc độ Phật khác. Đây chính là ý nghĩa những gì Thầy Nhất Hạnh có lần đã phát biểu:

“I WILL CONTINUE, ALWAYS.”

Đạo Phật là con đường giác ngộ. Luôn luôn có sự hiện diện của hai hạng người trên con đường: những người đang âm thầm đặt từng bước chân hướng về giác ngộ & các bậc giác ngộ với sứ mệnh hoằng pháp lợi sinh. Niết-bàn tịch diệt là sự vắng lặng của phiền não và vô minh, không phải là chặng cuối của con đường. Con đường này không có chặng cuối (a road without end). Và vì thế, cuộc lữ hành cũng không có kết thúc (a journey without goal).

Các bạn phải suy nghĩ kỹ trước khi đặt chân lên con đường này. Đó là con đường không có một quán trọ nào cho các bạn nghỉ chân. Và cũng không có điểm đến nào cho các bạn trút bỏ hành trang. Đây cũng chính là điều Bồ-tát Địa Tạng có lần đã cảm thán:

“Khi nào địa ngục trống không thì ta mới có cơ duyên để về với Phật.”


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: Đom Đóm trong Tháng Năm 30, 2022, 11:29:32 AM
(http://vietrigpamila.org/wp-content/uploads/2022/02/Longchenpa-banner-360x270.jpg)

Các bậc chân sư chấp nhận rằng Đức phật đã chỉ ra con đường giác ngộ nhưng họ tuyên bố Thượng Đế CHÍNH LÀ sự giác ngộ, hay một trạng thái nhận thức mà chúng ta đang tìm kiếm" - BT. Spalding


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Bảy 06, 2022, 09:56:11 AM
(https://img.pikbest.com/png-images/qianku/vector-chinese-style-ink-circle_2375869.png!bw700)

1. Chưa quen nhau nay được gặp nhau gọi là HỮU DUYÊN.

2. Muốn làm một việc gì đó giúp người khác biết về Phật pháp gọi là KẾT DUYÊN.

3. Hay ấn tống kinh sách, máy giảng pháp cho người khác nghe gọi là GIEO DUYÊN.

4. Những gì đã đến và chưa đến với mình gọi là NHÂN DUYÊN.

5. Mình thường hay làm những việc thiện giúp đỡ mọi người gọi là THIỆN DUYÊN.

6. Mình thường hay làm những điều xấu ác hại người gọi là ÁC DUYÊN.

7. Mình làm việc gì cũng gặp phải sự trắc trở trái ý mình gọi là NGHỊCH DUYÊN.

8. Mình làm việc gì cũng đúng với ý mình gọi là THUẬN DUYÊN.

9. Mình thường hay mắc phải những tật xấu gọi là NGHIỆP DUYÊN.

10. Có những việc mình chưa biết có làm được hay không được gọi là TÙY DUYÊN.

11. Trong cuộc sống luôn có những điều tốt đẹp may mắn đến với mình gọi là PHƯỚC DUYÊN.

12. Có những điều tốt đẹp đến với mình hơn cả những gì mình mong đợi gọi là THẮNG DUYÊN.

Đủ nắng hoa sẽ nở
Đủ duyên ắt sẽ gặp
Đủ phước ắt sẽ hưởng.


Tiêu đề: Re: Bài hay copy trên facebook
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Bảy 14, 2022, 10:41:22 PM
Đạo Sinh

(https://dulichviet.com.vn/images/bandidau/du%20lich%20tay%20tang%204-1.jpg)

“Người Tây Tạng không có ý định ‘lừa gạt thần linh’ bằng cách làm cho họ vui lòng qua những lời nguyện cầu giả dối. Họ cũng không cố trốn chạy sự phiền toái của việc phải nỗ lực hết mình hoặc thoái thác trách nhiệm về những việc làm và hành vi của mình.

“Theo Phật giáo, cầu nguyện không phải là những lời cầu xin trước một quyền năng nằm ngoài chúng ta và vì các lợi ích cá nhân, mà là sự khơi dậy các sức mạnh có sẵn trong mỗi người chúng ta. Và việc làm này chỉ có hiệu quả khi chúng ta buông bỏ các tham vọng vị kỷ.

“Nói cách khác, người Phật tử không đặt niềm tin của mình vào quyền năng của thánh thần đang ngự trị ở những cõi trời xa xăm nào đó, mà là sự tin tưởng vào sức mạnh của ý chí và sự thanh tịnh của tín tâm.

“Nếu một nông phu chất phác lắp đặt một chiếc mani-chö-khor (từ này thì chính xác hơn từ ‘bánh xe cầu nguyện’) giữa dòng suối hay một đường mương dẫn nước về làng hay đồng ruộng của mình, với tâm nguyện gia trì cho dòng nước và tất cả những ai dùng đến — dù đó là con người hay súc vật, thậm chí cả vi sinh vật và cỏ cây — thì việc làm đầy thành tâm này cũng tốt đẹp và quý giá như hành động ban phước lành để làm cho nước uống bình thường trở thành ‘nước thánh’ của một vị linh mục. Ngoài ra, âm thanh của chiếc chuông nhỏ phát ra từ bánh xe cầu nguyện trong mỗi lần quay là để nhắc nhở cho tất cả những ai nghe thấy phải lập lại câu thần chú thiêng liêng trong chính tâm thức mình.”

LAMA ANAGARIKA GOVINDA

The Tibetan is not out to ’cheat the gods' by placating them with sham prayers, or to escape the trouble of exerting himself and escaping the responsibility for his own deeds and conduct (karma). Prayers in the Buddhist sense are not requests to a power outside ourselves and for personal advantages but the calling up of the forces that dwell within ourselves and that can only be effective if we are free from selfish desires. In other words, Buddhists do not put their faith in the power of gods, residing in some heavens beyond, but they believe in the power of motive and the purity of faith (or purity of intention).

If a simple peasant installs a maṇi-chö-khor (which is a more appropriate name than prayer-wheel) in the brook or channel that brings water to his village and his fields, with the motive of blessing the water and all those who partaken of it---whether man or animals, down to the smallest creatures and plants---then this act of sincere faith is as good and valid as that of the Christian priest who by his blessings converts ordinary water into `holy water'. And, apart from this, the sound of the little bell, which the prayer-wheel emits with each revolution, is a reminder for all who hear it to repeat the sacred mantra in their own mind.