Tứ Hải giai huynh đệ

Võ thuật - Martial Art => Tông phái - Sects => Tác giả chủ đề:: tuhaibajai trong Tháng Hai 05, 2009, 05:42:00 AM



Tiêu đề: MÔN PHÁI VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Hai 05, 2009, 05:42:00 AM
(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_1641.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_1633.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_1654.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/img1075hi3.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/img1053zp4.jpg)


Tiêu đề: Re: BUỔI GẶP MẶT ĐẦU NĂM CỦA VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Hai 05, 2009, 06:11:18 AM
(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_1073.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_1074.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_1077.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_1065.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_1056.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_1076.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_1082.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_0678.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_0680.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_1084.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_1055.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_1048.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_1047.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_1093.jpg)

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Vo/IMG_1094.jpg)


Tiêu đề: VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Năm 24, 2010, 11:28:21 PM
Cụ Vũ Bá Quý (1912-1995) sinh tại vùng quê thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên được coi là tổ sư của môn phái Vũ Gia Thân Pháp. Từ nhỏ, cụ Vũ Bá Quý đã là người ham mê võ thuật. Sớm ra Hà Nội từ những năm đầu thế kỷ XX, Cụ đã theo học và được chân truyền những tuyệt kỹ võ dân tộc từ cụ Lãnh binh Giang, một trong những bộ tướng giỏi của Tổng đốc Hoàng Diệu triều nhà Nguyễn. Sau đó Cụ đã thụ giáo qua rất nhiều môn phái, kể cả những môn võ của đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc. Tuy nhiên, bước ngoắt lớn nhất trong con đường võ học của cụ là vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX, tại biên giới phía Bắc, Cụ đã có duyên gặp Tôn sư Tế Công, một trong những cao thủ của môn phái Vịnh xuân Trung Hoa, khi Tôn sư lánh nạn sang Việt Nam và trở thành người học trò Việt Nam đầu tiên của Tôn sư.

     Dưới sự chỉ bảo của Tôn sư, những kiến thức, kỹ năng võ thuật được tiếp thu từ trước của Cụ đã phát huy hiệu quả nhanh chóng. Trên cơ sở những nguyên tắc luyện võ đã được giác ngộ, Cụ tiếp tục nghiên cứu và tiếp thu tinh hoa của một số võ phái Nhật Bản và quyền Anh, rồi tự tu tập, cải tiến thành một lối đánh riêng đầy uy lực. Với những kỹ thuật nền tảng của môn phái Vũ Gia Thân Pháp sau này, Cụ đã thượng đài thành công và nhiều năm liền giữ đai vô địch võ đài Quy Nhơn (vô địch Đông Dương). Danh vô địch vẫn không làm mai một tâm huyết tìm tòi, học hỏi cải tiến nâng cao võ thuật của Cụ. Năm 1938, trong một lần vào Sài Gòn giao lưu, Cụ đã gặp một võ sư mà giới giang hồ gọi là Năm Sài Gòn. Khi giao đấu, vị võ sư này không thể so đòn được với Cụ, nhưng ngược lại, Cụ cũng không thể truy đuổi để ra đòn quyết định được, vì thân pháp của võ sư này rất nhanh nhẹn và tinh tế. Sau trận đấu, mặc dù là người chiến thắng (thắng điểm), nhưng bước qua hào quang của danh vô địch, của người chiến thắng, Cụ vẫn một mình đội lễ đến nhà người thua trận để xin chỉ giáo.

     Từ đó, với kỹ thuật thân pháp tiếp thu được, kết hợp cùng với toàn bộ sở học vốn có, cụ Vũ Bá Quý đã đúc rút nên kỹ thuật căn bản của môn Vũ Gia Thân Pháp, thể hiện bằng một lối đánh riêng cực kỳ sáng tạo. Trải qua những năm tháng vất vả trong hai cuộc kháng chiến, do bận công tác nên Cụ không có điều kiện mở mang môn phái mà chỉ nhận dạy một số học trò tâm huyết (võ sư Đạt, võ sư Nguyên, võ sư Mỹ, võ sư Diệu...). Vào năm 1983, theo đề nghị của học trò lớn của Cụ là võ sư Nguyễn Tiến Mỹ, Cụ đã đồng ý chính thức thành lập môn phái do mình sáng tạo với cái tên Vũ Gia Thân Pháp (còn gọi là Vũ gia môn). Cái tên này là do bạn hữu và các đệ tử của Cụ suy tôn, còn Cụ thì chỉ nói giản dị: “Môn võ của tôi là võ tự vệ, võ chiến đấu, võ hiện đại.” Học trò và những người yêu Vũ Gia Thân Pháp còn lưu giữ mãi một kỷ niệm thật mà gần như huyền thoại về Cụ: Vào những năm đầu thập niên 90, giới võ thuật Tiệp Khắc, một trong những trung tâm Karatedo của Châu Âu, mời Cụ sang thăm. Khi đó Cụ đã 82 tuổi, cân nặng chỉ còn 47kg, lưng còng, sức khoẻ đã giảm sút nhiều. Bất ngờ có 3 võ sư Tiệp đề nghị được giao đấu, trao đổi võ thuật. Cụ vẫn vui vẻ chấp nhận và bằng thân pháp điêu luyện, tinh tế, Cụ đã đánh bại cả 3 võ sư cao lớn có trọng lượng gần gấp đôi . Tên tuổi của Cụ vang danh trên báo chí Tiệp Khắc lúc bấy giờ. Cụ Vũ Bá Quý, sư tổ môn phái Vũ Gia Thân Pháp, một huyền thoại võ thuật Việt Nam vĩnh viễn ra đi năm 1995, để lại cho giới võ thuật Việt Nam biết bao tiếc nuối.

     Chưởng môn hiện nay của Vũ Gia môn là võ sư Nguyễn Tiến Mỹ, người học trò tận tuỵ của cụ Quý. Với niềm say mê võ học, ông đã dành tâm sức cả đời mình để phát triển, sáng tạo, nâng cao kỹ thuật của Vũ gia môn lên một tầm cao mới. Võ đường chính đặt tại số nhà 74 Phó Đức Chính, quận Ba Đình, Hà Nội, nơi có bàn thờ và di ảnh cùng một số kỷ vật của cụ Vũ Bá Quý. Ngoài ra Vũ gia môn còn một hệ thống võ đường chi nhánh và cơ sở đào tạo tại đền Voi Phục, một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long, nơi thờ Linh Lang đại vương, trường tiểu học Nguyễn Tri Phương - 190 Quán Thánh, 484 Âu Cơ, 27 Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội), 36 Hào Nam, làng Lệ Mật; các cơ sở đào tạo tại Hưng Yên, Hải Dương, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh; một số quốc gia như CH Sec, CHLB Đức, Canada… với số lượng liên tục trên dưới 600 môn sinh. Vũ gia môn hàng năm đều tổ chức nhiều hoạt động truyền thống, giao lưu nhằm bảo tồn những giá trị lịch sử và tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong môn phái như: Kỷ niệm ngày thành lập 6/6, giỗ cụ Vũ Bá Quý, dâng hương - biểu diễn võ thuật tại đền Voi Phục, gặp mặt đầu năm, tổng kết cuối năm, báo cáo quý, tháng để thông qua các vấn đề chủ trương, liên hoan trong nội bộ và giao lưu với các võ đường, môn phái khác…

     Lực lượng chủ yếu của Vũ gia môn phần lớn là đội ngũ trí thức gồm đủ kỹ sư, bác sĩ, kiến trúc sư, cử nhân các ngành… Nhiều người trong số đó đã đạt học vị tiến sĩ, thạc sĩ và nắm giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt tại các cơ quan, doanh nghiệp. tổ chức ở trung ương và địa phương. Bên cạnh đó là một lực lượng hùng hậu những người say mê võ học đã dành tâm huyết rất nhiều năm cho việc nghiên cứu, rèn luyện và quảng bá. Có thể nói, với sự đoàn kết nhất trí trên dưới một lòng của Vũ gia môn, với lực lượng mạnh cả về chất lẫn lượng cũng như việc dựa trên hệ thống tổ chức bài bản, khoa học, tiên tiến, Vũ gia môn sẽ ngày càng phát triển hơn, giúp việc rèn luyện thể chất và tinh thần cho cộng đồng và góp phần phát dương quang đại cho nền võ học nước nhà.
(Nguồn vugiathanphap.net)


Tiêu đề: Re: VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Năm 24, 2010, 11:32:43 PM
Vũ gia thân pháp là một môn võ của Việt Nam do võ sư Vũ Bá Quý (1912-1995) thành lập.


 Khái quát

Vũ gia thân pháp về cơ bản được cố võ sư Vũ Bá Quý kết hợp giữa thân pháp, thủ pháp Vịnh xuân quyền với bộ pháp Hầu quyền. Gạn lọc để đưa ra những giải pháp tối ưu trong tập luyện hình thành nên bản sắc riêng cho môn phái, đó cũng là điểm nhấn tuyệt hay của người sáng lập Vũ gia thân pháp.

Những môn đồ thuộc thế hệ đầu tiên nay mở võ đường truyền dạy lại cơ bản phát triển đúng đắn đường lối, định hình hợp chuẩn phương pháp tập luyện cơ bản, giải pháp tập luyện nội ngoại công có tiêu chí hàng đầu.

Với cơ sở bộ tay của Vịnh Xuân trong cận chiến, áp dụng Ma sát bộ với thân pháp xoay người của Thiếu Lâm, và kèm theo một số cước pháp phù hợp với lối đánh áp sát đối phương. Võ sư Vũ Bá Quý dạy đệ tử về quyền, về roi, về kiếm, song ông vẫn khuyên "Học văn cho võ đỡ phu, học võ cho văn đỡ nhược"
Thân pháp

Nhạy bén, linh hoạt và chính xác, thi triển trên nền bộ pháp tối ưu hoá trong thoái thủ và công.

    * Phương châm tập luyện: Nhu mềm mà không yểu Cương chắc mà vẫn linh hoạt.

    * Sinh công, phát công, thu công phát triển có hướng từ tâm.

    * Vai hông nhất hợp, công thủ khai pháp xoắn vặn như dây thừng, bật lật như lò xo.

    * Thi triển chiêu thức không giới hạn khoảng cách, thời gian.

    * Thực hiện đa chiều lực làm nền cho các thủ pháp căn bản.

 Bộ pháp

    * Xoay (Xoay tứ cửa):

Xoay tứ cửa được tập luyện theo kỹ pháp dịch chuyển tâm thân theo đường cung tròn có tâm là địch.

Hoá giải đòn thế của địch bằng pháp trượt và chèn. Xoay chân tứ cửa thực hiện tại chỗ kết hợp du đẩy, quăng hoặc đẩy địch ra xa. Môn sinh mới tập luyện Vũ gia thân pháp thì việc xoay chân tứ cửa đồng nghĩa với việc tập tấn pháp căn bản.

    * Lật (Thoái bộ):

Trọng lượng cơ thể trên trụ là chân sau, chân trước nhấn nền tạo lực đòn bẩy bật lại phía sau. Động tác thể hiện kỹ pháp thoái lui tạm thời khi bất ngờ gặp công sát. Kỹ pháp Thoái bộ thành thục giúp bộ pháp luôn vững chắc trong di chuyển.

    * Lướt (Túc càn bất ly địa):

Hình thành từ bộ pháp Vịnh xuân quyền và Hầu quyền, tập luyện đạt tới chỉ giới cao có thể thoắt ẩn hiện trước đối phương.

Mã xiết: hai chân trượt cùng đều lúc bám xiết mặt đất. Ưu điểm: biến tốc đột ngột, cả khối thân hình trượt đều vào đối thủ, giữ nguyên bộ pháp, thủ pháp nên đặc biệt an toàn khi nhập nội, tư thế trung chính, chắc chắn, bộ pháp vững chắc (có thể coi như thế thiên cân trụy đưa toàn bộ trọng tâm vào bẩy đối thủ).[2]

Lướt, xoay và Lật, thực tế bộ pháp Vũ gia thân pháp được hình thành dựa trên những nguyên tắc căn bản vật lý tự nhiên là Khởi hình - Khai hình - Hợp hình và âm dương ngũ hành pháp Thổ-Kim-Thuỷ-Mộc-Hoả, việc triển khai lý thuyết và thực tiễn trên các võ đường đã được chứng thực sự hoàn thiện và thành công. Cơ bản nguồn gốc, sở trường của môn phái luôn tuân thủ nghiêm khắc và nâng cao thường xuyên trong các võ đường.
 Thủ pháp

Thủ pháp Vũ gia thân pháp quy tụ hoạt động linh hoạt theo pháp: Khởi lực, khai lực, và hợp lực trong Thoái-Thủ-Công cùng với hệ thống bài Ngũ hình quyền Xà, Long, Hổ, Báo, Hạc, ngũ hình tổng hợp và Đối luyện 108 rút gọn.

Khởi hình, khai hình và hợp hình từ trong ý. Khởi lực, khai lực và hợp lực từ trong thức. Lấy hình của địch để khởi hình, lấy lực của địch để khởi lực. Tâm ý hình xuất phát từ mắt, mắt nhìn đâu thì ý và lực phải đưa đến điểm đó. Tâm ý lực xuất phát từ nền và gót bàn chân, thi triển qua khớp gối, hông, vai và khuỷu tay nhờ sự vận hành của hệ thống cơ gân và khí huyết.

Tính hợp nhất với các nguyên tắc võ căn bản được Vũ gia thân pháp luôn luôn xem trọng, là công lực quyền pháp Tam quyền mà võ sư Vũ Bá Quý đã dày công xây dựng, góp phần phát triển nền võ thuật cổ truyền Việt Nam.
(Nguồn Wikipedia)


Tiêu đề: Re: VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Năm 25, 2010, 10:42:33 PM
   
Trích đoạn nhà báo ROMAN ROTH (Tiệp Khắc) phỏng vấn sư tổ Vũ Bá Quý (trong chuyến biểu diễn tại Tiệp Khắc năm 1995)
Phải nói rằng trước khi được gặp võ sư VŨ BÁ QUÍ, người bắc Việt nam tôi biết rất ít về "Kung Fu" Việt Nam. Tôi chỉ biết về võ Việt nam qua vài cuộc biểu diễn, bởi vậy mà tôi không bỏ lỡ dịp tìm hiểu về môn võ này (ảnh cụ Vũ Bá Quý ở Tiệp năm1995).
Khi một cụ già bé nhỏ trạc khoảng 80 tuổi bước vào phòng tập cùng hai người đàn ông trạc tuổi trung niên, mỗi người đều tự hỏi: "ở tuổi cụ thì còn biểu diễn võ làm sao được ? ". Cụ Vũ Bá Quí không nói nhiều mà đi ngay vào thực hành và chỉ trong phút chốc đã làm xua tan mọi nỗi ngờ vực. Những cú đấm và đỡ của cụ làm ta hình dung ra một cỗ máy đã được lập sẵn chương trình, thực hiện một nhiệm vụ với độ chính xác tuyệt vời. Những cử động của cụ Quí và học trò Hoàng Tam Diệu mang nhiều tính tiềm thức. Càng chú ý lâu, tôi càng nghĩ rằng VŨ GIA THÂN PHÁP một môn võ Việt Nam độc đáo, có nhiều điểm giống với phái võ Vịnh Xuân và Jeet-Kune-do (Triệt quyền đạo). Sau đó tôi đã xin cụ Quí cho phỏng vấn
Hỏi: Cụ có thể cho biết những pha biểu diễn của cụ là xuất phát từ trường phái nào không ạ ?
Trả lời: Cái tên Vũ Gia Thân Pháp gồm hai phần. Phần thứ nhất thể hiện sự gắn bó của phái võ với gia đình họ Vũ, phần thứ hai có thể dịch ra là sự di chuyển thân mình trong chiến đấu. Có thể bản thân ông cũng thấy rằng nhiều bước đi các cú đánh đổ ở đây giống với Jeet-Kune-do của Lý Tiểu Long. Thậm chí trong việc thực hiện cũng không có nhiều khác biệt lớn. Trong việc tập võ của chúng tôi không có nhiều múa may và biểu diễn, nhưng xuất phát từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi có thể nói rằng võ tự vệ không có những động tác thừa.
Hỏi: Dường như Vũ Gia Thân Pháp đặc biệt công hiệu khi ta ở sát bên đối thủ ?
Trả lời: Đúng như vậy, đây chính là bản chất của môn võ này. Quan trọng nhất là phải biết phản ứng kịp thời với các cử động của đối thủ.
Hỏi: Cụ có thể kể ngắn gọn về bản thân được không ạ ?
Trả lời: Tôi sinh năm 1913 tại Mỹ Hào, tỉnh Hải Hưng và bắt đầu học võ từ năm lên 7 tuổi. Người thầy đầu tiên của tôi là một ông tướng dưới triều nhà Nguyễn có quen với cụ thân sinh tôi. Cụ là một trong những võ sư nổi tiếng thời bấy giờ. Sáu năm sau, tôi được hân hạnh theo học cụ Tế Công, cụ Tế Công là bạn của võ sư Yip Mana (Diệp Vấn).
Hỏi: Ngày nay võ có ý nghĩa thế nào với cụ ?
Trả lời: Tôi đã sống với võ sáu bẩy mươi năm nên có thể nói võ là tất cả. Tôi đã tìm thấy ở võ ý nghĩa cuộc sống. Ngày nay tôi không còn trẻ nữa, nhưng tôi không tập nặng mà tập nội công và tập mang tính dưỡng sinh.
Hỏi: Gần đây ở Slovak có tranh luận sôi nổi xung quanh việc luyện nội công. Một số người coi đó là chuyện bịp, những người khác coi đó là đỉnh cao của võ.
Trả lời: Tôi cũng không biết phải trả lời ông thế nào. Tốt nhất là để tôi chỉ ông xem.
Võ sư Quí tập trung tinh thần trong mấy giây và bảo tôi: "ông đấm tôi đi". Tôi hơi ngần ngại nên chỉ đấm khẽ. Cụ già lắc đầu và ánh mắt như muốn nói: "Như thế mà là cú đánh đấy à ? ". Lần thứ hai tôi đấm mạnh hơn rất nhiều. Lúc đó tôi có cảm giác như tay mình vừa va phải vách thép_ Tôi nghĩ rằng đây là câu trả lời tốt nhất. Nội công không phải là chuyện bịp, ông có thể tin tôi.
Hỏi: Tôi để ý thấy trong các pha biểu diễn không có các cú đá ?
Trả lời: Không có cả biểu diễn vũ khí nữa. Nhưng thực sự Vũ Gia Thân Pháp bao gồm tất cả: kiếm, côn, đao, giáo, ... tất cả có mười tám ban. Tất nhiên là môn này bao gồm cả đá, nhưng ít hơn. Các cú đánh tay được dùng nhiều hơn.
Hỏi: Cụ nghĩ thế nào về võ và bản chất của võ ?
Trả lời: Ở Việt Nam đấy là vấn đề truyền thống. Tôi đã dạy võ nhiều năm, đào tạo cả bộ đội đặc công, cảnh sát đặc nhiệm. Tôi tin rằng mỗi việc lạm dụng nghệ thuật học được đều là một tội ác không thể tha thứ. Bản chất của võ trước hết là tự hoàn thiện mình.
Hỏi: Những năm gần đây, võ ngày càng xuất hiện nhiều trên phim ảnh. Cụ có nghĩ rằng quảng cáo kiểu đó hại cho võ nhiều hơn là lợi không?
Trả lời: Tất cả là ở chỗ quan niệm thế nào, Chính vấn đề này cũng xuất hiện giữa võ và các môn thể thao xuất phát từ võ. Có những võ sư chỉ thừa nhận truyền thống và phủ nhận mọi quan niệm hiện đại. Tôi thì nghĩ rằng mỗi người có quyền lựa chọn. Mặt khác tôi không thể không nói giữa võ thật với võ trên phim ảnh có sự khác biệt rất lớn.
Hỏi: Cụ có khuyên gì những người tập võ ở Slovakia không ?
Trả lời: Người nào chọn cái gì, điều đó không quan trọng. Quan trọng là thái độ hiểu biết với võ. Nếu như người nào không tìm thấy ở võ những giá trị nhất định và sự tự khẳng định mình thì nên đi tìm cái khác. Bản thân tôi tin rằng không thể ngày một, ngày hai mà có được đỉnh cao với bất kỳ cái gì. Điều đó đơn giản là phải kiên trì tập dần dần.
(Trích từ tạp chí Budo, tiếng Tiệp)
ROMAN ROTH
Nguồn: vugiathanphap.net


Tiêu đề: Re: VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Năm 25, 2010, 10:44:05 PM
Cuộc đời của một võ sĩ chân quê

Một đám ma người già, như bao người đến cõi, những bức trướng tiễn đưa, vành khăn trắng nối nhau nhấp nhô. Đám ma bác Quý đông người đưa tiễn lắm, có đến 4 - 5 trăm người, hầu hết là trung niên.Anh con cả cũng đã lục tuần, còn những người đưa tiễn phần lớn là học trò của bác Quý. Lễ viếng ở nhà tang lễ thành phố Hà Nội, an táng tại quê nhà ở thị trấn Mỹ Hào, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng. Ra đi thanh thản ở tuổi 83, để lại cho đời nhiều giai thoại về võ nghệ, và một cuộc đời sôi sục, truân chuyên, rồi êm đềm với đạo làm võ.
 
Bác Vũ Bá Quý sinh năm 1912, tại thị trấn Mỹ Hào, Hải Hưng. Thủa nhỏ, nhà có chút của nên được ăn học tử tế, nhưng niềm say mê lớn lao nhất lại là võ thuật. Từ năm lên 7 đã được các danh sư chỉ điểm, từng được theo ông Lãnh Giang học võ kình cùng với các huynh đệ như bác Sáu Tộ (tức Nguyễn Nguyên Tộ - người sáng lập ra môn phái Nam Hồng Sơn), sau đó học của nhiều thầy Tàu, trong đó có vị sư phụ nổi tiếng là Tông Sư Tế Công, người truyền bá môn Vĩnh Xuân vào Việt Nam. Tham gia cách mạng từ sớm, cuộc đời bác Quý trải khá nhiều truân chuyên, lại mang phong vị con nhà võ trong từng công việc với bầu nhiệt huyết tràn trề. Năm 1930, từ một anh học sinh ở nông thôn có tinh thần yêu nước, được hai nữ Đảng viên Đảng Cộng sản Ngô Thị Nhung và Ngô Thị Sâm ở chi bộ thôn Ngọc Lập (bên cạnh thôn Đài Du là nơi sinh sống của gia đình Vũ Bá Quý) giác ngộ, và đã tổ chức được tiểu tổ thanh niên cộng sản. Tổ này đã đi tuyên truyền, vận động, rải truyền đơn, bảo vệ chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của vùng Mỹ Hào. Bà Ngô Thị Nhung sau này lại bàn giao Vũ Bá Quý cho đồng chí Chu Văn Tập, tức Học Phi (nguyên Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu VN) chính là chồng của bà Nhung, để Vũ Bá Quý tiếp tục công tác tại Hà Nội. Suốt từ 1932 đến 1939, Vũ Bá Quý cất giấu tài liệu, bảo vệ cán bộ cách mạng trong thời gian làm việc ở hãng AVIA của Pháp. Năm 1936, thời kỳ Mặt trận bình dân, Đảng ta có 3 tờ báo Le travail, Thời thế và Thời báo - Vũ Bá Quý tích cực đóng góp cho 3 tờ báo cho đến khi cả 3 tờ bị đóng cửa. Thời kỳ đó, theo người của Sở Hoả xa, ông Vũ đã vào Huế dự giải võ thuật vô địch Đông Dương và giành danh hiệu vô địch tuyệt đối. Bức ảnh Vũ Bá Quý đang đấu với Hồ Cưu vẫn còn giữ được, tuy đã ố mầu thời gian.
Đầu thế kỷ 40, Vũ Bá Quý trở về quê nhà, làm nghề vận tải ô tô. Nhà có mấy cái, vừa cho thuê, vừa tự chạy kiếm sống. Đến năm 1944, tướng Nguyễn Bình lấy nhà Vũ Bá Quý làm cơ sở đặt đường dây liên lạc Hải Dương với chiến khu Đông Triều. Năm 1945, Vũ Bá Quý là một trong những người đi đầu đoàn người cướp chính quyền ở Hải Dương. Sau đó được cử làm Dự thẩm toà án Hải Dương và làm chủ tịch Liên đoàn ô tô Hải Dương. Khi quân Nhật đầu hàng, chúng ném vũ khí xuống sông, xuống hồ, Vũ Bá Quý đã thuê người mò và lấy ô tô chở về cho Vệ quốc quân Hải Dương. Sau đó, ông được giao nhiệm vụ cùng một nhóm người làm kỳ đài đón Hồ Chủ tịch về qua Hải Dương, công việc hoàn hảo, nên được Uỷ ban hành chính - kháng chiến Liên khu 3 tặng thưởng một bức chân dung Hồ Chủ tịch và bằng khen.
Năm 1946, toàn quốc kháng chiến, Vũ Bá Quý đưa gia đình đi tản cư ở Thanh Miện và Phù Cừ, rồi nhận nhiệm vụ đi Quỳnh Côi huấn luyện cho đại đội biệt động thuộc trung đoàn 42 do ông Dương Hữu Miên phụ trách - đó là Trung đoàn cảm tử, tiền thân của bộ đội đặc biệt tinh nhuệ sau này. Năm 1950, ông lại trở về Mỹ Hào để nhận nhiệm vụ mới do ông Chiểu (bí thư Đảng uỷ huyện), ông Tâm người ở Dị Sử, ông Quyến người làng Vang, trực tiếp chỉ đạo. Đó là tìm cách đấu tranh chống lính Pháp bắt trâu, bò để mổ thịt. Vũ Bá Quý đã góp công giành lại đàn trâu, bò để gửi đến các xã trong huyện giải quyết sức kéo để sản xuất.
Tên của một lò võ thường lấy theo hệ phái, hoặc tên người thầy. Còn tên của môn phái thường lấy theo ý nghĩa triết học của môn võ đó hoặc địa danh xuất xứ của môn phái. Tỷ như Thiếu Lâm Tự là môn võ của chùa Thiếu Lâm; phái Võ Đang là môn võ của Đạo gia trên núi Võ Đang; hay Nga My, Côn Luân, Không Động… đều là tên núi, tên địa danh cả. Môn Vịnh Xuân là tên của người sáng lập ra môn võ đó - bà Nghiêm Vịnh Xuân. Còn tên mà võ sư Vũ Bá Quý lấy để đặt tên cho môn phái, cho lò võ của mình, là Vũ Gia thân pháp - một cái tên dân dã, nôm na, ý của ông là muốn nhấn mạnh đến cái sở trường, cái đặc thù trong môn võ của mình. Thực ra, nếu gọi là Vũ Gia môn hay Vũ Gia quyền thì còn gọn và hay hơn nữa. Nhưng chính cái tên nôm nôm, mộc mộc ấy lại biểu hiện một công phu khá cao siêu của võ sư Vũ Bá Quý.
Là một thanh niên ở nông thôn, hiếu động, có tinh thần yêu nước nồng nàn và ham võ nghệ một cách si mê, nên Vũ Bá Quý không chia rõ cái phần tình yêu võ vào đâu hết; ông toàn tâm toàn ý học võ, nghe nói ở đâu có danh sư là tìm đến để trao đổi. Và rồi ông đã rút tỉa từng nét tinh hoa của các môn phái, để tiến đến xây dựng một hệ thống chiến đấu riêng của mình. Ông tìm lên mạn ngược xem võ Tàu, võ Thổ; lặn lội vào học nội công, học gồng. Tham dự một số đả lôi đài để thị hùng, rồi vẫn cứ tầm sư học đạo.
Năm ông gặp Tông Sư Tế Công, ông đã có danh trong làng võ. Lúc đầu, ông không phục, đòi đấu thử, ông Tế Công vạch một vòng tròn đường kính 1 mét rồi cho ông đánh, không một đòn nào lọt vào người ông Tế Công. Ông bái phục, tôn ông Tế Công làm sư phụ. Giải thích một cách chân quê theo kiểu ông Quý, thì ông học ông Tế Công được các phép đánh gần, đánh xa và đánh đêm - riêng đánh đêm chưa khá lắm, vì Tông Sư Tế Công đi xa, không truyền nốt được.
Vậy thì Vũ Gia Thân Pháp lập phái trên cơ sở nào ? Thực ra Vũ Bá Quý đã tự nghiên cứu ra đường lối võ công riêng, với cơ sở bộ tay của Vịnh Xuân trong cận chiến, áp dụng Ma sát bộ với thân pháp xoay người của Thiếu Lâm, và kèm theo một số cước pháp phù hợp với lối đánh áp sát đối phương. Vũ Bá Quý dạy đệ tử về quyền, về roi, về kiếm, song ông vẫn khuyên "Học văn cho võ đỡ phu, học võ cho văn đỡ nhược". Mặc dù võ sư Vũ Bá Quý có nhiều bài võ hay, nhưng sau này ông đã không dạy đi bài nữa, mà chú trọng dạy học trò về các tư thế chiến đấu: mỗi một chiêu thức được ông rèn giũa tỉ mỉ, tâm pháp của Vũ Gia gần gũi với Triệt Quyền Đạo của Lý Tiểu Long. Ông nói "Nếu nói hết về lý thuyết thì chỉ một tuần là xong, nhưng khi người ta biết rồi thì sẽ lười, mà từ một thế tay chưa sử dụng được cho đúng đã chuyển thế khác thì không bao giờ hoàn thiện được. Năm ông đi sang Tiệp Khắc, mặc dầu đã 81 tuổi, nhiều lần các võ sư, nhà báo của Tiệp đến để hỏi chuyện, phỏng vấn và thử tay nghề với ông. Ông già nông dân hồn hậu ấy đã chấp nhận tất cả, ông coi người có võ hay chưa tập luyện cũng như nhau, sẵn sàng chạm tay, giơ ngực cho đấm và giải thích đòn thế rất nhiệt tình, rất minh bạch. Anh Vũ Bá Hùng, con trưởng của võ sư Vũ Bá Quý, đại tá quân đội về hưu, bảo tôi: Anh đi bộ đội lâu quá, ít được tập luyện với cụ, năm nay về hưu định cùng cụ viết lại kỹ thuật thành hệ thống thì cụ lại lên đường, nghe nói có 2 học trò của cụ có giữ được 2 phần cụ đã viết xong". Học trò của võ sư Vũ Bá Quý rất đa dạng, từ cán bộ cao cấp đến nhà doanh nghiệp, các tiểu thương và công nhân. Lớp lớn như Anh Mỹ, Diệu, Nguyên tập đã lâu, còn lớp trung niên như Phi Lân - đồng hồ, Hùng - thợ may …tập với thầy cỡ chục năm nay, sức khoẻ tốt, con người trở nên chững chạc, tính tình thuần phác hẳn lên. Cái đó cũng là công lao của một vị thầy không chỉ dạy võ mà còn biết rèn cặp đạo đức cho con người.
Tính ông nóng, khẳng khái, không chấp nê chuyện vặt, sinh hoạt giản dị, cả một cuộc đời chăm chỉ luyện võ, hăng hái tham gia cách mạng nhưng cũng không làm ở đâu lâu, danh vọng chẳng màng, lợi lộc cũng không thiết. Ông sống ở thôn quê, cổng nhà lúc nào cũng rộng mở đón khách bốn phương. Đời ông không thiếu thốn, chẳng đài các. Vũ Bá Quý thật là một võ sư chân quê đáng quý của làng võ Việt .
Bài viết của cố Võ sư - Nhà báo Đỗ Hoá
 Nguồn: vugiathanphap.net


Tiêu đề: Re: VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Sáu 07, 2010, 08:35:09 PM
Ông Nguyễn Tiến Mỹ "Võ học của tôi là đánh mà như đùa với đối thủ"
Ông Nguyễn Tiến Mỹ, Chưởng môn phái Vũ gia thân pháp cho rằng: võ học không chỉ là biết đấm đá mà cũng có nghệ thuật và văn hóa, đặc biệt là cần được truyền đạt chính xác, nếu không có thể để lại những hậu quả khôn lường!

Võ thuật cũng là một môn nghệ thuật

PV: Được biết ông theo môn phái này đã lâu, sao gần đây ông mới chính thức thành lập Vũ gia thân pháp?

Ông NTM: Cũng có nhiều lý do. Năm 1964 thời còn trai trẻ, do chiến tranh loạn lạc, sư phụ tôi - cố võ sư Vũ Bá Quý - sáng tổ Vũ gia thân pháp dặn rằng: thôi con cứ về tu tập, sau này có điều kiện thầy trò mình cũng mở lớp dạy võ. Chờ mãi vẫn không thấy, tôi thì vẫn miệt mài tập luyện nghiên cứu. 20 năm sau ngày hòa bình lập lại, tôi trở về quê tìm cụ. Suốt hai ngày trời lần tìm nhà cụ từ lời cụ kể ngày xưa, thầy trò mới gặp lại nhau. Hai thầy trò ôm nhau khóc rồi hàn huyên lại sau quãng thời gian dài xa cách, sau đó cụ bắt tôi tập lại luôn. Khi đó, tôi thấy rằng để thành lập môn phái và mở lớp dạy võ thực sự không đơn giản vì việc dạy võ còn có nhiều thứ hỗn độn, mông lung, chưa phù hợp với con người Việt Nam, nếu đi theo con đường các bậc tiền nhân để lại thì cả đời khó đạt được thành tựu. Xác định rằng võ thời nay không giống như việc ngày xưa luyện võ, tích cực thì ra làm quan, tìm đường tiến thân, tiêu cực thì dùng để trả thù hay trộm cướp, ức hiếp người lành. Cuộc sống bây giờ đã bình yên nên việc tập võ hướng đến mục đích làm sao để nâng cao sức khỏe và phải TTTg ghép tính nghệ thuật vào trong đó. Vì vậy, tôi cố gắng tìm con đường ngắn hơn để đạt được hiệu quả. Trời không phụ lòng người, đến nay con đường đó đã trở lên rõ ràng hơn bao giờ hết.

PV: Tính chất nghệ thuật của võ học mà ông nói ở đây là gì?

Ông NTM: Nghệ thuật là khi bị địch tấn công mình vẫn đùa được với địch. Ta khống chế địch thủ đến mức địch thủ tự thấy nếu tiếp tục chiến đấu sẽ thua chứ không nhất thiết phải “tiêu diệt” họ. Nghệ thuật là phải có thể trình diễn để người ta tâm phục, khẩu phục chứ không phải làm cho người ta đau đớn sợ hãi.

PV: Ông có thấy sự đối lập khi nhiều người vẫn nghĩ rằng học võ là để phòng thân, để tự vệ, để trừng trị kẻ xấu?

Ông NTM: Không hề đối lập chút nào. Con nhà võ luôn quan niệm rằng “Lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ” nói theo các cụ là “Giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”. Nếu gặp chuyện bất bình hay kẻ xấu ngoài đời thì phải chiến đấu, làm cho kẻ đó tâm phục khẩu phục chứ không phải là đánh đến mức người đó ôm mối hận chờ lúc trả thù. Tôi đã lăn lộn, trình diễn ngoài xã hội rất nhiều năm nên rất hiểu điều đó. Lắm lúc chỉ cần đặt tay lên mặt là có thể khuất phục người ta. Quan niệm của nhà võ là càng nhân hòa được bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Nói vậy, không phải là không có bản lĩnh anh hùng. Học võ tất yếu phải có khí phách nhưng không phải đem cái bản lĩnh, “đầu gấu” ra dọa người sẽ không làm ai khâm phục cả.

Tôi cũng là “đại ca”

PV: Nếu có ai đó nói rằng trước đây ông cũng là đại ca của xã hội đen đầy phức tạp, ông nói sao?

Ông NTM: Nói thật rằng, vì mưu sinh, vì nghiệp võ, tôi cũng đã, bôn ba, lăn lộn ngoài xã hội để thử sức chịu đựng, nhẫn nại, để kiểm chứng lại chất nghệ thuật trong võ học của mình như thế nào. Có thể khẳng định tôi cũng là bậc anh chị, đại ca trong xã hội. Nhưng anh chị ở đây là được người ta quý mến, xưng tụng như vậy chứ không phải là anh chị theo cái nghĩa gây rối, đi làm việc bậy, tham gia xã hội đen mà nên. Tất nhiên hai điều này hoàn toàn khác nhau về mặt bản chất.

PV: Nếu có người là dân đầu gấu, đâm thuê chém mướn đến xin ông học võ thì ông có nhận không?

Ông NTM: Tôi nhận nhưng cần một quá trình để tìm hiểu rõ về con người đó. Tôi sẽ dạy nhưng bằng hai phương pháp khác nhau. Một là công pháp bên ngoài để người này biết thế nào là võ nhằm thuần hóa, thu phục người ta. Hai là tâm pháp giúp người ta hiểu đừng nghĩ chỉ cần biết đánh đấm nhau là võ. Nghệ thuật là dùng sự ổn định nội tại tiềm ẩn bên ở trong để tiêu diệt địch. Lúc đó con người phải vững tâm mà điều đó không phải ai cũng có được. Vì thế trước hết phải dạy để người ta thay đổi được tâm tính rồi mới bàn đến chuyện truyền dạy võ nghệ.

PV: Trong cuộc đời dạy võ ông đã có những học trò nào thế chưa?

Ông NTM: Rồi, rất nhiều rồi là đằng khác. Có những người một thời lầm lỡ nhưng nay đã thực sự hoàn lương, hòa nhập với cộng đồng. Họ đã có gia đình hạnh phúc, công việc ổn định, được mọi người yêu mến và không ít người trong số họ hiện đang hỗ trợ tôi truyền dạy, phổ biến võ học của môn phái Vũ gia thân pháp. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người có học vị cao như tiến sỹ, thạc sỹ, giữ những trọng trách trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức. Đó là những tấm gương để các anh em khác noi theo. Họ luôn phát huy tinh thần “tương thân tương ái” trong nội bộ môn phái cũng như đối với bên ngoài.

Phụ nữ chỉ yêu võ nhất thời

PV: Qua quan sát hầu hết môn sinh của Vũ gia thân pháp đều có cơ thể thanh mảnh, mềm mại, uyển chuyển chứ không gân guốc như nhiều môn phái khác. Tại sao có sự khác biệt đó?

Ông NTM: Môn võ của chúng tôi chủ yếu thiên về sự khéo léo, hoàn thiện các chức năng của cơ thể, xử lý tình huống thông minh hợp lý hơn, dù học võ nhưng tay vẫn mềm mại chứ không gân guốc. Tôi thường dạy học trò rằng nếu rửa chén bát mà còn vỡ hay đi lại mà còn vấp ngã thì chưa thể coi là người học võ được. Cái khéo phải được thể hiện ngay trong đời sống hằng ngày chứ không phải tạo oai thế ở đâu cả.

PV: Với điểm mạnh đó chắc ông có nhiều học trò là phụ nữ?

Ông NTM: Tôi cũng đã từng dạy nhiều nhưng chưa thành công. Vì cuộc sống có nhiều điều khiến phụ nữ khó có thể theo đuổi. Bận học cũng phải nghỉ, bận công tác cũng phải nghỉ, có người yêu cũng phải nghỉ hay sinh con cũng phải nghỉ...

PV: Họ đến học vì mục đích gì, có ai học để “đỡ đòn chồng” không?

Ông NTM: Chủ yếu là vì yêu võ và muốn hoàn thiện bản thân mình nhưng cũng chỉ là cái yêu nhất thời chứ không đam mê sâu sắc như đàn ông. Có thể cũng có người đến với mục đích “đỡ đòn chồng” nhưng đó chỉ là ý định ban đầu. Sau khi học suy nghĩ đó sẽ thay đổi theo thời gian. Khi chưa biết võ thì muốn đánh, muốn đỡ, nhưng biết rồi lại không chấp những kẻ vũ phu nữa. Học võ là để khéo léo hơn, bỏ đi những bản năng xấu của con người, giảm bớt áp lực trong cuộc sống, hướng tới Chân - Thiện - Mỹ.
Học võ như học văn hóa

PV: Được biết trong quá trình tu tập, để trở thành bậc sư phụ rồi Chưởng môn Vũ gia thân pháp, ông đã phải đánh đổi rất nhiều thứ?

Ông NTM: Võ học với tôi như một phần máu thịt không thể tách rời. Vì đam mê võ, tôi ăn không ngon, ngủ không yên, có những lúc nửa đêm gà gáy cũng bỏ vợ con để đi tập. Rồi có những thời gian tôi phải tạm gác hết công việc kiếm tiền mưu sinh hàng ngày để đi tìm nghệ thuật của võ học. Với tôi mất mát đó chỉ là chuyện bình thường, chỉ e rằng mọi sự hy sinh đều không được đền đáp, không gặt hái được chút thành tựu nào. Rất may tôi đã được đền bù bằng sự trưởng thành của các thế hệ học trò, bằng sự quý mến tôn trọng của cộng đồng nên có thể nói sự đánh đổi chẳng có gì là thiệt thòi cả.

PV: Ông có nghĩ rằng môn phái của mình có đối thủ hay không? Ông sẽ địch lại đối thủ bằng cách nào?

Ông NTM: Võ học chân chính không có đối thủ, chỉ tìm kiếm những gì còn yếu kém, thiếu thốn để bổ sung, học hỏi, những thứ tinh túy, quý giá để gìn giữ và phát huy. Đó cũng là con đường để tiến tới võ đạo. Nếu như cách đây khoảng chừng 30 năm, phải chiến đấu, giành giật để thể hiện mình là ai còn bây giờ chỉ cần bằng cái tâm, cái đức của mình thể hiện qua võ là đã thắng lợi rồi.

PV: Nghe nói ông và Lý Tiểu Long (Bruce Lee) đồng trang đồng lứa với nhau. Đã bao giờ ông tự so sánh mình với họ Lý?

Ông NTM: Đúng là tôi và Lý Tiểu Long đồng trang đồng lứa, gốc gác xuất thân môn hộ cũng nhiều điểm chung nhưng tôi nghĩ không nên đưa ra sự so sánh, nhất là trong võ học. Mức độ mình làm được tới đâu thì mình sẽ tự hiểu, không ai giống ai. Căn bản là mình đã hài lòng với nó hay chưa, rút ra được bài học từ quá khứ hay chưa, hôm nay đã làm được gì tốt đẹp hay chưa, tương lai đã có định hướng đúng đắn hay chưa mà thôi.

PV: Có nhiều ý kiến nên đưa võ thuật thành một môn học. Ông nghĩ có nên đưa môn võ của mình vào hay không?

Ông NTM: Tôi rất đồng ý điều đó, thậm chí suy nghĩ đó đến với tôi từ rất lâu nữa là đằng khác. Nhưng nếu đưa vào thành môn học thì phải có sự nghiên cứu mổ xẻ một cách hàn lâm. Môn võ của tôi chỉ là một chi nhỏ trong khu rừng võ học. Hiện nay, mọi người đa phần đều mang suy nghĩ rằng học võ là để mang lại sức khỏe, điều đó chưa đủ, nếu không có định hướng đúng đắn, học võ có thể khiến con người trở nên đần độn, cáu bẳn thô lỗ hơn và nhiều trường hợp trở thành “đầu gấu” . Học võ cũng như học văn hóa, nếu được truyền đạt đúng đắn sẽ tiến bộ còn nếu sai sẽ có thể để lại những hậu quả khôn lường.

PV: Cảm ơn ông đã chia sẻ. Chúc môn phái Vũ gia thân pháp ngày càng phát triển ổn định bền vững.
Thu Hiền
 


Tiêu đề: Re: VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Sáu 14, 2010, 09:36:36 PM
Ngày 30/5/2010 tại võ đường 74 Phó Đức Chính, môn phái Vũ gia thân pháp tổ chức Lễ kỷ niệm 28 năm ngày thành lập (1/6/1982 - 1/6/2010) . Tới dự buổi lễ có đông đảo các thế hệ Võ sư, Huấn luyện viên, môn sinh Vũ gia thân pháp cùng đại diện lãnh đạo Hội võ thuật Hà Nội, các môn phái trên địa bàn Thủ đô và bạn bè thân hữu cùng các cơ quan thông tấn, báo chí.

Trước bàn thờ sáng tổ Vũ Bá Quý, mọi người cùng nhau ôn lại quá trình xây dựng và phát triển Vũ gia trong từng giai đoạn lịch sử cũng như định hướng trong thời gian tới. Những hình ảnh, giai thoại về tấm gương cuộc đời và sự nghiệp của sáng tổ Vũ Bá Quý với câu nói mộc mạc thấm đẫm triết lý phương Đông: “Luyện võ cho văn bớt nhược - Rèn văn cho võ đỡ phu” mãi là kim chỉ nam để các thế hệ mai sau noi theo. Tại buổi lễ, sau khi đại diện Hội đồng chấp hành tổng kết sơ bộ lịch sử tình hình hoạt động của môn phái, Tổng thư ký Hội võ thuật Hà Nội - võ sư Lê Ngọc Quang đã thay mặt Hội có những lời phát biểu tâm huyết, đánh giá cao nghệ thuật võ học do sáng tổ Vũ Bá Quý để lại cũng như những đóng góp của các thế hệ Vũ gia thân pháp đối với sự nghiệp phát triển võ học nước nhà. Chưởng môn Nguyễn Tiến Mỹ đã thay mặt môn phái đáp từ và chỉ đạo định hướng hoạt động của môn phái trong thời gian tới.

Sau khi tập thể thành viên Vũ gia thân pháp, đại diện Hội võ thuật Hà Nội, các võ đường, võ phái cùng quan khách đến chụp ảnh lưu niệm, buổi liên hoan đã được tổ chức trọng thể tại Tao Ngộ quán trong không khí vui tươi, cởi mở, đoàn kết và hữu nghị.


Tiêu đề: Re: VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Sáu 16, 2010, 10:16:30 PM
Cơ cấu Vũ gia môn
Người sáng lập: Cố võ sư Vũ Bá Quý
1/ Chưởng môn: Võ sư Nguyễn Tiến Mỹ - Chủ nhiệm võ đường 74 Phó Đức Chính
2/ Hội đồng chấp hành:

- PGS.TS. Đoàn Lê - Chủ tịch

- TS. Lương Hồng Quang - UV Phụ trách đối ngoại

- HLV Đặng Thanh Hà - UV Phụ trách nội vụ

3/ Ban cố vấn:

- Võ sư Phi Lân

- Ông Vũ Bá Cường (Con trai cụ Vũ Bá Quý)

- Ông Vũ Bá Hùng (Con trai cụ Vũ Bá Quý)

- Võ sư Võ Hiếu Toàn (Hồ Trường Xà)

4/ Ban Chuyên môn - Đào tạo:

- HLV Nguyễn Khả Minh - Chủ nhiệm võ đường Voi Phục

- HLV Nguyễn Việt Long - Chủ nhiệm võ đường Quán Thánh

- HLV Hồ Ngọc Điệp - Võ đường Voi Phục

- TS. Trịnh Thắng - HLV Khí công dưỡng sinh

- HLV Nguyễn Nhật Hạnh - Võ đường 74 Phó Đức Chính

5/ Ban Tài chính - Quản trị hành chính:

- HLV Cao Trí Dũng

- HLV Phạm Đắc Lộc

6/ Ban Thông tin - Tuyên truyền:

- Ông Trần Trọng Nghĩa

- Ông Nguyễn Xuân Thăng

- Ông Bùi Lâm Bình

7/ Ban Kiểm tra - Thi đua - Khen thưởng:

- TS. Đỗ Quốc Thắng

- HLV Đỗ Thanh Tùng

8/ Ban Liên lạc - Lễ tiết:

- HLV Phạm Tuấn Đạt

- HLV Trần Quang Trung

- Ông Lê Thanh Hải

- HLV Nguyễn Tấn Đạt

9/ Ban Thư ký

- Ông Đậu Trường Sơn

- Ông Lê Đức Thiện


Tiêu đề: Re: VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Đường về Bắc Hải Đạo trong Tháng Sáu 17, 2010, 09:40:51 AM


Tổ chức quay phim tư liệu và kỷ niệm 28 năm thành lập Môn phái

Ngày 23/5/2010 môn phái Vũ gia thân pháp đã tổ chức quay phim tư liệu về hoạt động của môn phái Vũ gia thân pháp để phát sóng trên truyền hình và ngày 30/5/2010 sẽ tiến hành Lễ kỷ niệm 28 năm thành lập Môn phái.

Kế hoạch cụ thể như sau:


Ngày 23/5/2010:

08h30-09h30: Bái tổ và tổ chức biểu diễn, phỏng vấn… tại võ đường 74 Phó Đức Chính.

10h00-10h30: Dâng hương, tặng tranh kỷ niệm cho đại diện Ban quản lý di tích Đền Voi Phục. Tổ chức phát huy hiệu biểu trưng Vũ gia cho tập thể môn sinh và quan khách.

11h00: Liên hoan tại Tao Ngộ Quán.

Ngày 30/5/2010:

08h30-09h30: Đón tiếp quan khách, hoàn tất các công tác chuẩn bị.

10h00-11h00: Bái tổ, thông báo tình hình hoạt động trong thời gian vừa qua và định hướng trong giai đoạn tới. Trao đổi thảo luận cụ thể về cơ cấu tổ chức, phương hướng phát triển của các võ đường cơ sở.

11h15: Liên hoan tại Tao Ngộ Quán.

Thành phần tham gia bao gồm tất cả môn sinh Vũ gia, quan khách và những người yêu mến, tâm huyết với võ thuật.

Để chương trình đạt được hiệu quả và chất lượng, yêu cầu các ban chuyên môn và toàn bộ môn sinh Vũ gia thân pháp tích cực, chủ động tham gia vào công tác chuẩn bị, đóng góp ý kiến xây dựng môn phái.

Đề nghị các võ đường cơ sở và toàn thể môn sinh Vũ gia thân pháp nghiêm chỉnh chấp hành nội dung Thông báo./.   

T/M HỘI ĐỒNG CHẤP HÀNH

CHỦ TỊCH

 ( Đã ký)

 PGS.TS. Đoàn Lê


Tiêu đề: Re: BUỔI GẶP MẶT ĐẦU NĂM CỦA VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Sáu 19, 2010, 10:40:57 AM
 Võ đường



Tổng đài liên lạc
- Nguyễn Xuân Thăng. Số ĐT: 0903421912
- Đậu Trường Sơn. Số ĐT: 0914893382
- Hot line: (04).22484488
1. Võ đường 74 Phó Đức Chính
- Địa chỉ: 74 Phó Đức Chính, Ba Đình, Hà Nội
- Người phụ trách: Võ sư - Chưởng môn Nguyễn Tiến Mỹ
- Huấn luyện viên: Nguyễn Nhật Hạnh (trợ giảng)
- Liên hệ: HLV Cao Trí Dũng. SĐT: 0913575426, HLV Đặng Thanh Hà. SĐT: 0913049225
2. Võ đường Quán Thánh
- Địa chỉ: 190 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội
- Người phụ trách: HLV Nguyễn Việt Long
- Liên hệ: HLV Nguyễn Việt Long. SĐT: 0913223836
3. Võ đường Voi Phục
- Địa chỉ: Đền Voi Phục, Công viên Thủ Lệ, Hà Nội
- Người phụ trách: HLV Nguyễn Khả Minh. SĐT: 0983388371
- Liên hệ: Lớp trưởng Phạm Thành Chung. SĐT: 0976792222
- Lớp Thái Cực quyền - Khí công dưỡng sinh: HLV Trịnh Thắng. SĐT: 0979330234
4. Võ đường Hào Nam
- Địa chỉ: Làng Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
- Người phụ trách: HLV Nguyễn Sỹ Lai
- Liên hệ: HLV Nguyễn Sỹ Lai. Số ĐT: 0903408513/ 0983408513
5. Võ đường Lệ Mật
- Địa chỉ:Làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội
- Người phụ trách:HLV Triệu Quốc Tuấn
- Liên hệ: HLV Triệu Quốc Tuấn. Số ĐT: 0934559902


Tiêu đề: Re: BUỔI GẶP MẶT ĐẦU NĂM CỦA VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Whisky trong Tháng Sáu 20, 2010, 03:45:36 PM
Em hỏi chút, thời gian tập và học phí thế nào ạ?
Ở trên có số đt của mấy bác HLV nhưng ngại quá, bác nào biết thông tin gì thì cho em biết trước với. Võ em cũng thích, nhưng thấy các bác liên hoan ăn nhậu vui vẻ hoành tráng thế này em càng thích hơn. môn phái thế mới hay chứ.


Tiêu đề: Re: BUỔI GẶP MẶT ĐẦU NĂM CỦA VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Sáu 21, 2010, 12:46:58 AM
Em hỏi chút, thời gian tập và học phí thế nào ạ?
Ở trên có số đt của mấy bác HLV nhưng ngại quá, bác nào biết thông tin gì thì cho em biết trước với. Võ em cũng thích, nhưng thấy các bác liên hoan ăn nhậu vui vẻ hoành tráng thế này em càng thích hơn. môn phái thế mới hay chứ.
Theo chỗ tôi được biết thì ở 74 Phó Đức Chính thời gian học là tất cả các ngày trong tuần, các nơi khác là tối thứ 2,4,6 và có thể cả sáng chủ nhật (như ở Voi Phục). Mức học phí trung bình là 100.000/người/tháng. Ngoài ra nhân những dịp lễ lạt, giỗ chạp, kỷ niệm, sự kiện.. có đóng góp thêm kinh phí (tùy theo khả năng mỗi người, không bắt buộc). Nói chung là mặc dù có những quy định mang tính nguyên tắc nhưng tinh thần của Môn phái như một gia đình lớn, nơi tập trung của mọi thành viên thuộc các thế hệ khác nhau.
Bạn có thể liên hệ theo địa chỉ hoặc số điện thoại trên hoặc xem thêm thông tim tại website: vugiathanphap.net
Thân ái!


Tiêu đề: Re: MÔN PHÁI VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Chín 13, 2010, 02:58:54 PM
Về thăm mộ cụ Vũ Bá Quý nhân ngày giỗ cụ

(http://ca5.upanh.com/13.223.17452433.n5w0/img4049.jpg)

(http://ca3.upanh.com/13.223.17452435.w6e0/img4052.jpg)

(http://ca4.upanh.com/13.223.17452436.bSK0/img4055.jpg)
Các thế hệ học trò tại Hà Nội và Hưng Yên bái tế mộ sáng tổ Vũ Bá Quý

(http://ca3.upanh.com/13.225.17453591.qD50/img4063.jpg)
Một sự tình cờ thú vị, mộ của ông bà Nguyễn Lân và ông bà Vũ Bá Quý ngay gần nhau. Các cụ là đồng hương một văn, một võ, chắc hẳn dưới suối vàng cùng nhau cộng tác đào tạo được nhiều học trò sáng giá lắm đây!

(http://ca5.upanh.com/13.223.17452445.p0R0/img4065.jpg)

(http://ca5.upanh.com/13.225.17453609.fIz0/img4066.jpg)

Gặp các anh em học trò khác của cụ như anh Phi Lân, anh Hùng, anh Tiến, anh Hiếu

(http://ca6.upanh.com/13.223.17452462.5Bl0/img4083.jpg)

(http://ca4.upanh.com/13.223.17452468.7xb0/img4084.jpg)
Bái tế linh vị sáng tổ tại tư gia của cụ

(http://ca5.upanh.com/13.223.17452469.w7F0/img4089.jpg)

(http://ca6.upanh.com/13.223.17452470.N1U0/img4092.jpg)

(http://ca3.upanh.com/13.223.17452471.ZjN0/img4103.jpg)
Cùng nhau hàn huyên, ôn lại những kỷ niệm về cụ Quý

(http://ca6.upanh.com/13.223.17452474.fxn0/img4113.jpg)
Tranh thủ ghé thăm vườn cây ăn trái, nơi còn in bóng dáng cụ những ngày dạy học trò tại gia

(http://ca3.upanh.com/13.223.17452475.69m0/img4118.jpg)

(http://ca4.upanh.com/13.223.17452476.lNl0/img4122.jpg)
Bàn bạc kế hoạch xây dựng, phát triển môn phái trong giai đoạn tới

(http://ca5.upanh.com/13.223.17452477.TPe0/img4146.jpg)
Chụp ảnh lưu niệm trước hiên nhà cụ

(http://ca6.upanh.com/13.223.17452478.lMR0/img4149.jpg)
Đối diện nhà là cổng làng Đào Du, rất dễ tìm, dễ nhớ


Tiêu đề: Re: MÔN PHÁI VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Khuatlao76 trong Tháng Chín 14, 2010, 03:12:40 PM
Mấy ngày hôm nay, em trong số các Viên sinh, Biền sinh về kinh đô thi Bác cử, tranh tài với các anh em ở Diễn Vũ Đường dưới sự ngự khán của Nhà Chúa, qua mấy kỳ gồm:

- KỲ ĐỆ NHẤT: Bảy bộ binh thư như LỤC THAO TAM LƯỢC của Thái Công, BINH PHÁP của Hoàng Thạch Công, Tôn, Ngô, Tư Mã, rồi vấn đáp Uất Liêu, Lý Vệ.

- KỲ ĐỆ NHỊ: Múa quyền, xách tạ, múa côn, đánh thương, bắn cung bắn súng.

- KỲ ĐỆ TAM: Kỳ này diễn ra vào đúng lúc tay Quỳnh ăn cắp mèo của Nhà Chúa nên mọi thứ đều khắt khe lắm. Em bị hỏi vặn vẹo mãi về văn sách, võ kinh, độn giáp, tử vi, phong thủy, rồi nhiều thứ nữa.

KỲ ĐỆ NHẤT VÀ KỲ ĐỆ NHỊ em vượt qua ngon, nhờ có Bluetooth, Google nên mấy câu hỏi hóc búa trở thành muỗi, thế rồi nhờ vào Nhân Sâm Hàn Quốc mới cả một lô rượu Phục Thần, Khởi Dương mà mấy cái trò xách tạ, đánh thương cũng chả thấm tháp vào đâu cả. Vào lúc bắn cung, em tu một lúc hai be Rượu Cúc nên mắt sáng như sao, bắn một phát được trên hạng ưu, thế là vào được vòng trong. Đến KỲ ĐỆ TAM, trả lời xong võ kinh, em vào làm bài thi viết, bài viết gồm 5 câu thế này:

- Cụ NGUYỄN TẾ CÔNG phải chăng là người của Quốc Dân Đảng?

- Cái tên Năm Sài Gòn được cố nhà văn Nguyên Hồng nhắc tới trong tiểu thuyết Bỉ Vỏ, em hãy cho biết cái tên Năm Sài Gòn có vị trí như thế nào trong hệ thống thân pháp của VŨ GIA.

- Hãy cho biết một sự kiện lớn trong giới võ thuật có liên quan đến huyền thoại võ thuật Việt Nam - Vs. VŨ BÁ QUÝ tại Tiệp Khắc, một trong những trung tâm Karatedo lớn nhất của Châu Âu vào những năm đầu thập niên 90.  

- Võ sư NGUYỄN TIẾN MỸ từng nói: "Võ học của tôi là đánh mà như đùa với đối thủ ...", quan điểm tâm pháp đó được cho rằng là rất gần gũi với TRIỆT QUYỀN ĐẠO của LÝ TIỂU LONG, em hãy làm sáng tỏ điều đó để thấy được điểm tương đồng giữa VŨ GIA THÂN PHÁP và TRIỆT QUYỀN ĐẠO.

- Sau khi đã có chút khái niệm về bản chất và tâm pháp của VŨ GIA THÂN PHÁP, em hãy dịch tên môn phái này sang tiếng Anh và Mỹ.

Ba câu trên đã khó rồi đến câu bốn thì khó quá mà không trả lời được thì câu năm cũng đừng hòng hiểu gì mà dịch sang tiếng Anh. Em buộc làm qua quýt ba câu trên rồi bỏ giấy trắng, bởi hồi ở trường làng, nhà nghèo không có tiền đi học thêm nên đến đây em tịt, chức Tạo sĩ lại lần nữa mất toi vì phạm vào lỗi Duệ Bạch (Bỏ giấy trắng). Bác nào giúp em với, để lần sau em còn đi thi không bố mắng, người yêu bỏ.

VÔ VÀN CẢM ƠN CÁC BÁC!



Giả nhời (vui thôi, không phải tài liệu chính thống).

1/ Nguyễn Tế Công không những là dòng dõi hoàng tộc Việt Nam (mấy trăm năm qua luôn là dòng họ lãnh đạo) mà còn nổi danh bên Tàu với đỉnh đỉnh đại danh Tế Công Hoạt Phật. Ông còn là đại diện của đa số đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, nếu ai không tin có thể thống kê số lượng đảng viên mang họ Nguyễn. Ngoài ra, số lượng đồ tử, đồ tôn của cụ Tế mang họ Nguyễn và là đảng viên Đảng CS VN rất nhiều. Vì những lý do nêu trên, việc nói vu cho cụ Tế là đồng đảng với họ Tôn, họ Tưởng bên Tàu hay Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính ở ta là không có căn cứ.

2/ Năm Sài Gòn sau khi hợp hôn với Tám Bính được giang hồ đất Cảng truyền cho một bộ thân pháp vô cùng linh hoạt gọi là "thủy thượng phiêu", tương truyền do một vị tổ sư đất này do thưởng xuyên đạp sóng ăn hàng của đám hải thuyền đậu tai đây hoát nhiên ngộ ra. Năm Sài Gòn nhờ một thân công phu đó mà tung hoành Nam Bắc, đến khi gặp tôn sư Vũ Bá Quý tại đất Nam Kỳ trong một cuộc tao ngộ chiến, mến tài, cảm đức nên đã thân truyền tuyệt kỹ đó, góp phần vào việc hoàn thiện thân pháp Vũ gia sau này.

3/ Năm đó khi cụ Quý trên 80 tuổi, khi đi học trò phải đỡ lưng ra sân bay. Sang bên đó, khi có vài vị võ sư nước sở tại muốn thử tài, cụ vẫn hiên ngang tiếp chiêu, sự kiện này đã từng được báo chí thời đó ghi lại. Một chi tiết nữa là khi được mời dùng thử bia Tiệp, cụ thử một ngụm rồi nhăn mặt chê: cái thứ nước nhàn nhạt khai khai này còn lâu mới bằng rượu lậu quê nhà. Ôi chao, võ ngoại như bia tươi, nông nổi nhạt nhẽo, sánh sao được với võ nội nhà mình, sâu thâm đậm vị.

4/ Họ Lý đùa với đối thủ, đối tác đến nỗi mạng vong, môn hộ không có đích truyền nhân, sau này đất Việt có Tiểu Quân mộ danh mà thành lập Việt Nam Triệt Quyền Đạo. Nguyễn Tiến Mỹ sư phụ đến giờ vẫn ngày ba bữa rượu bia, đổ bác, con cháu đề huề, môn sinh đệ tử đông khắp thiên hạ. Thiết nghĩ cái sự đùa của hai vị thế nào cũng không cần bàn thêm nữa.

5/ Anh thì gọi là Vũ gia còn thầy Mỹ gọi là Vũ gia thân pháp.


Tiêu đề: Re: MÔN PHÁI VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Khuatlao76 trong Tháng Chín 22, 2010, 02:48:48 PM


(http://vinhxuanvietnam.files.wordpress.com/2009/04/vu-ba-quy-va-hoc-tro.jpg?w=468&h=376)

Võ sư Vũ Bá Quý luyện cho học trò


Tiêu đề: Re: MÔN PHÁI VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Chín 25, 2010, 12:26:08 AM
Vũ gia môn đang hoàn tất các thủ tục để mở thêm võ đường cơ sở tại đình Gừng-Khương Hạ thuộc phường Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Tại đây sẽ có các chương trình đào tạo võ thuật và khí công dưỡng sinh cho nhiều độ tuổi khác nhau, cả người già, trung niên, thanh thiếu niên..
Anh chị em nào ở khu vực này quan tâm, muốn nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình, bè bạn thì theo dõi tin tức cập nhật nhé.
Thân ái!


Tiêu đề: Re: MÔN PHÁI VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Mười Một 02, 2010, 09:51:51 PM
Môn phái Vũ gia thân pháp đã có website mới và diễn đàn. Mời các anh chị em, bạn bè cùng tham gia tại địa chỉ dưới đây.
http://vugiathanphap.net/dien-dan.html
Thân ái!


Tiêu đề: Re: MÔN PHÁI VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: nhan_x3 trong Tháng Hai 18, 2011, 11:03:27 AM
Em cũng đọc nhiều thông tin về môn phái Vũ Gia, vậy muốn tham gia thì phải làm thế nào hả các bác.


Tiêu đề: Re: MÔN PHÁI VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Việt Long trong Tháng Hai 18, 2011, 12:44:52 PM

em cũng nghe môn này nhiều. hôm trước ngồi với anh em bên Sơn Đông Lạc Hồng đều nhắc tới đó.


Tiêu đề: Re: MÔN PHÁI VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: nhan_x3 trong Tháng Hai 18, 2011, 01:17:52 PM
em cũng nghe môn này nhiều. hôm trước ngồi với anh em bên Sơn Đông Lạc Hồng đều nhắc tới đó.
Sơn Đông nào hở bác?
Chỗ cụ Thơ hay chỗ cụ Công?


Tiêu đề: Re: MÔN PHÁI VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: jerry trong Tháng Ba 06, 2011, 12:09:06 PM
Các bạn muốn tìm hiểu về Vũ Gia Thân Pháp thì có thể qua bất kì 1 võ đường nào trpng cơ cấu Vũ Gia Môn. Chi tiết tại đây :http://vugiathanphap.net/gioi-thieu/vo-duong.html


Tiêu đề: Re: MÔN PHÁI VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Một 18, 2012, 09:45:05 PM
Ảnh lễ tổng kết cuối năm Tân Mão xem tại đây:

www.dropbox.com/gallery/9399880/1/VGTP2011?h=95c452


Tiêu đề: Re: MÔN PHÁI VŨ GIA THÂN PHÁP
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Chín 21, 2017, 02:11:45 PM
Trích đoạn nhà báo ROMAN ROTH (Tiệp Khắc) phỏng vấn sáng tổ Vũ Bá Quý (trong chuyến biểu diễn tại Tiệp Khắc năm 1995)
 
Phải nói rằng trước khi được gặp võ sư VŨ BÁ QUÝ, người bắc Việt nam, tôi biết rất ít về "Kung Fu" Việt Nam. Tôi chỉ biết về võ Việt nam qua vài cuộc biểu diễn, bởi vậy mà tôi không bỏ lỡ dịp tìm hiểu về môn võ này (ảnh cụ Vũ Bá Quý ở Tiệp năm1995).
Khi một cụ già bé nhỏ trạc khoảng 80 tuổi bước vào phòng tập cùng hai người đàn ông trạc tuổi trung niên, mỗi người đều tự hỏi: "ở tuổi cụ thì còn biểu diễn võ làm sao được ? ". Cụ Vũ Bá Quí không nói nhiều mà đi ngay vào thực hành và chỉ trong phút chốc đã làm xua tan mọi nỗi ngờ vực. Những cú đấm và đỡ của cụ làm ta hình dung ra một cỗ máy đã được lập sẵn chương trình, thực hiện một nhiệm vụ với độ chính xác tuyệt vời. Những cử động của cụ Quí và học trò Hoàng Tam Diệu mang nhiều tính tiềm thức. Càng chú ý lâu, tôi càng nghĩ rằng VŨ GIA THÂN PHÁP một môn võ Việt Nam độc đáo, có nhiều điểm giống với phái võ Vịnh Xuân và Jeet-Kune-do (Triệt quyền đạo). Sau đó tôi đã xin cụ Quí cho phỏng vấn
Hỏi: Cụ có thể cho biết những pha biểu diễn của cụ là xuất phát từ trường phái nào không ạ ?
Trả lời: Cái tên Vũ Gia Thân Pháp gồm hai phần. Phần thứ nhất thể hiện sự gắn bó của phái võ với gia đình họ Vũ, phần thứ hai có thể dịch ra là sự di chuyển thân mình trong chiến đấu. Có thể bản thân ông cũng thấy rằng nhiều bước đi các cú đánh đổ ở đây giống với Jeet-Kune-do của Lý Tiểu Long. Thậm chí trong việc thực hiện cũng không có nhiều khác biệt lớn. Trong việc tập võ của chúng tôi không có nhiều múa may và biểu diễn, nhưng xuất phát từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi có thể nói rằng võ tự vệ không có những động tác thừa.
Hỏi: Dường như Vũ Gia Thân Pháp đặc biệt công hiệu khi ta ở sát bên đối thủ ?
Trả lời: Đúng như vậy, đây chính là bản chất của môn võ này. Quan trọng nhất là phải biết phản ứng kịp thời với các cử động của đối thủ.
Hỏi: Cụ có thể kể ngắn gọn về bản thân được không ạ ?
Trả lời: Tôi sinh năm 1913 tại Mỹ Hào, tỉnh Hải Hưng và bắt đầu học võ từ năm lên 7 tuổi. Người thầy đầu tiên của tôi là một ông tướng dưới triều nhà Nguyễn có quen với cụ thân sinh tôi. Cụ là một trong những võ sư nổi tiếng thời bấy giờ. Sáu năm sau, tôi được hân hạnh theo học cụ Tế Công, cụ Tế Công là bạn của võ sư Yip Mana (Diệp Vấn).
Hỏi: Ngày nay võ có ý nghĩa thế nào với cụ ?
Trả lời: Tôi đã sống với võ sáu bẩy mươi năm nên có thể nói võ là tất cả. Tôi đã tìm thấy ở võ ý nghĩa cuộc sống. Ngày nay tôi không còn trẻ nữa, nhưng tôi không tập nặng mà tập nội công và tập mang tính dưỡng sinh.
Hỏi: Gần đây ở Slovak có tranh luận sôi nổi xung quanh việc luyện nội công. Một số người coi đó là chuyện bịp, những người khác coi đó là đỉnh cao của võ.
Trả lời: Tôi cũng không biết phải trả lời ông thế nào. Tốt nhất là để tôi chỉ ông xem.
Võ sư Quí tập trung tinh thần trong mấy giây và bảo tôi: "ông đấm tôi đi". Tôi hơi ngần ngại nên chỉ đấm khẽ. Cụ già lắc đầu và ánh mắt như muốn nói: "Như thế mà là cú đánh đấy à ? ". Lần thứ hai tôi đấm mạnh hơn rất nhiều. Lúc đó tôi có cảm giác như tay mình vừa va phải vách thép_ Tôi nghĩ rằng đây là câu trả lời tốt nhất. Nội công không phải là chuyện bịp, ông có thể tin tôi.
Hỏi: Tôi để ý thấy trong các pha biểu diễn không có các cú đá ?
Trả lời: Không có cả biểu diễn vũ khí nữa. Nhưng thực sự Vũ Gia Thân Pháp bao gồm tất cả: kiếm, côn, đao, giáo, ... tất cả có mười tám ban. Tất nhiên là môn này bao gồm cả đá, nhưng ít hơn. Các cú đánh tay được dùng nhiều hơn.
Hỏi: Cụ nghĩ thế nào về võ và bản chất của võ ?
Trả lời: Ở Việt Nam đấy là vấn đề truyền thống. Tôi đã dạy võ nhiều năm, đào tạo cả bộ đội đặc công, cảnh sát đặc nhiệm. Tôi tin rằng mỗi việc lạm dụng nghệ thuật học được đều là một tội ác không thể tha thứ. Bản chất của võ trước hết là tự hoàn thiện mình.
Hỏi: Những năm gần đây, võ ngày càng xuất hiện nhiều trên phim ảnh. Cụ có nghĩ rằng quảng cáo kiểu đó hại cho võ nhiều hơn là lợi không?
Trả lời: Tất cả là ở chỗ quan niệm thế nào, Chính vấn đề này cũng xuất hiện giữa võ và các môn thể thao xuất phát từ võ. Có những võ sư chỉ thừa nhận truyền thống và phủ nhận mọi quan niệm hiện đại. Tôi thì nghĩ rằng mỗi người có quyền lựa chọn. Mặt khác tôi không thể không nói giữa võ thật với võ trên phim ảnh có sự khác biệt rất lớn.
Hỏi: Cụ có khuyên gì những người tập võ ở Slovakia không ?
Trả lời: Người nào chọn cái gì, điều đó không quan trọng. Quan trọng là thái độ hiểu biết với võ. Nếu như người nào không tìm thấy ở võ những giá trị nhất định và sự tự khẳng định mình thì nên đi tìm cái khác. Bản thân tôi tin rằng không thể ngày một, ngày hai mà có được đỉnh cao với bất kỳ cái gì. Điều đó đơn giản là phải kiên trì tập dần dần.
(Trích từ tạp chí Budo, tiếng Tiệp)
ROMAN ROTH