Tứ Hải giai huynh đệ

Chuyên mục Ẩm Thực - Cooking column => Văn hóa Rượu - Drinking culture => Tác giả chủ đề:: Tiêu-diêu trong Tháng Sáu 26, 2010, 08:38:17 PM



Tiêu đề: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Sáu 26, 2010, 08:38:17 PM
Đã một thời gian xa xưa thật dài, với hầu hết những đàn ông Việt tử tế, khi muốn cao thượng thăng hoa say sưa thì đồ uống duy nhất chỉ là rượu. Chưa bao giờ cũng như chưa ở đâu, những đấng trượng phu hào sảng khí lớn bụng to Đại Việt của thời Lý Trần Lê Nguyễn lại ngồi trong tửu quán mà nhâm nhi uống bia. Bởi rượu là hành Mộc nơi đắc địa là phương Đông, còn bia thuộc hành Kim có xuất xứ từ trời tây. Lịch sử hành tiến, người Pháp vào Việt Nam, và trong cái hành trang “khai hoá” lổn nhổn vừa hay vừa dở mà họ cầm theo tự nhiên có một thùng bia hơi. Cho đến thập kỷ sáu mươi của thế kỷ hai mươi, nhiều đấng mày râu người Hà Nội khi rụt dè uống bia vẫn phải pha thêm xi-rô, có lẽ họ sành điệu cho rằng nó chỉ là giải khát. Thế rồi với xu hướng khó cưỡng, thế giới dần dần phải phẳng (thuật ngữ trắng trợn của nhà báo Mỹ Thomas Friedman) thì cách ăn uống của đàn ông Việt bỗng chốc trở nên lộn xộn mất dần bản sắc vùng miền. Bia ồn ào lên ngôi, tất nhiên cho đến giờ vẫn chỉ là ngôi vị Á hậu. Khi thấy đàn ông đang đỏ mặt loạng choạng liêu xiêu đi lại, những đàn bà đẫm đầy đạo đức buông ngay một câu “rõ là đồ bia rượu”. Chao ôi, phải chăng nhân loại đã đến thời mạt pháp, bia mà lại được đứng cạnh rượu.

Tất nhiên bình tĩnh công tâm mà nói, thì bia cũng có nhiều cái hay. Khí chất của bia tuy nông nổi nhưng dịu dàng vô tư tươi mát, nó chính là thứ uống tuyệt hảo để thư giãn giải độc giữa cữ nghỉ của cuộc hội thảo phê bình văn học và là đồ giải khát hạng nhất sau khi đã cãi nhau với người tình. Nếu miễn cưỡng phải so sánh thì bia vừa hồn nhiên vừa ngây thơ giống hệt Thuý Vân “khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”. Còn rượu thì vừa đau đớn vừa trầm luân giống hệt Thuý Kiều “giật mình, mình lại thương mình xót xa”. Có lẽ là thế, tuyệt chưa thấy ai tiêu sầu bằng cách cô đơn ngồi nốc bia.

Về hình tướng, bia dễ đoán hơn rượu. Bia thường đựng trong cốc lớn, khi giao hoà với người uống thì bộ phận vất vả nhất là miệng. Theo “Ma Y tướng pháp” thì miệng còn gọi là “Xuất nạp quan, thuộc hành Thuỷ. Cửa ngoài của Tâm mà cũng là biên ải của thị phi phải trái. Miệng trúng phong thì Tâm tuyệt, bỗng dưng mồm há ba ngày tất sẽ tử vong”. Từ đấy suy ra miệng mà trúng bia thì Tâm thông, mồm nuốt hết cốc to mà há liền trong ba phút thì sinh lực dồi dào lời lẽ khoái hoạt.

Thời bao cấp quý nhất là lấy được vợ làm nghề bán gạo hoặc bán thực phẩm, nhưng sang nhất là yêu được một cô bán bia. Hàng bia là nơi quần long tụ hội, quần ngư tranh thực, quần chúng tranh ẩm. Nó luôn đông nghìn nghịt, cỡ li vờ sâu của Thanh Lam Hồng Nhung Mỹ Linh của thời bây giờ cũng không thể sánh bằng. Mua được bia mà không phải xếp hang đã là điều khác thường, còn có được bia mà không có đồ kèm thì đúng thực phi thường. Nhìn tổng thể cả quán, bàn nào bàn nấy giữa lác đác vài cốc bia là ngồn ngộn đen sì thịt bò xào phở (cứ một cốc lại bị một đĩa kèm). Đấy là còn may, chứ có hôm là cơm rang, là cháo lòng, là bíp tết thịt trâu ế từ buổi sáng. Dân chơi sành điệu của Hà Nội là ba bốn thanh niên tóc dài, mặt mũi vươn cao hút thuốc phì phèo toả khói lên trên mặt bàn xâm xấp khoảng chục cốc bia hơi và xung quanh chỉ trịnh thượng cô đơn một đĩa lạc. Lạy Chúa, cái bàn bia ấy toát một ngạo khí kinh người, các đại gia tham nhũng của trọc phú thời nay ngồi ăn tôm hùm hoặc ba ba trong khách sạn năm sao vĩnh viễn không sánh nổi.

Mối tình đầu của kẻ viết bài này là một thiếu nữ bán bia. Chỗ nàng ngồi bán đơn sơ nhếch nhác vài cái ghế gỗ đang âm thầm ao ước lên hoành tráng một cửa hàng. Giống như những đàn ông trong trắng bắt đầu yêu, khi tỏ tình thì phải là thơ. Mấy chục năm rồi mà đoản thi ấy vẫn sóng sánh trong trí nhớ.

        Em bán bia ơi em bán bia
        Nhìn em nước mắt bỗng đầm đìa
        Tình em cũng giống bia em rót
        Chỉ thấy bọt thôi chẳng thấy bia

Này cô em đong bia có hơi điêu tay của ngày ấy, bây giờ em ở đâu.
(NVH)


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Sáu 27, 2010, 10:16:23 PM
Lược sử bia Hà Nội
Năm 1890 người Pháp đã xây dựng nhà máy bia tại Hà Nội nhân kỷ niệm sự kiện ra đời của một con người sau này rất nổi tiếng là Nguyễn Sinh Cung tức chủ tịch Hồ Chí Minh, thực tế là sau này Bác cũng chuyển về ở gần nhà máy bia đấy thôi. Ban đầu, chủ yếu là để phục vụ họ và những công chức Việt Nam tại một số thành phố lớn ở miền Bắc. Nhà máy bia ban đầu mang tên một người Pháp là Hommel, sản xuất chỉ 150 lít/ngày do 30 người lao động do Pháp đào tạo. Năm 1954, khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng nhà máy bia được đổi tên là nhà máy bia Hà Nội nay là Tổng công ty cổ phần bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội.

Năm 1958 loại bia chai Trúc Bạch được sản xuất. Năm 1960 nhà máy sản xuất được 15 triệu lít/năm, năm 1970 nâng lên 20 triệu lít/năm.

Năm 1978 nhà máy được Cộng hòa Dân chủ Đức giúp đỡ cải tạo nhà nấu và năm 1983 nhà nấu liên hợp được đưa vào sử dụng, nâng công suất lên 30 triệu lít/năm. Cũng trong năm này nhà máy bia Hà Nội đổi tên thành Công ty Bia Hà Nội. Năm 1989 luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư, mở rộng sản xuất từ 30 lên 50 triệu lít của nhà máy đã được phê duyệt và được thực thi.
Từ đó đến nay, chủ yếu là chúng ta uống bia dởm hoặc bia pha. Đó lại là một câu chuyện khác gắn với cái tên Đường Bia..


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Khuatlao76 trong Tháng Sáu 28, 2010, 09:57:26 AM

Phong cách uống bia của người hà Nội


Bia không chỉ là một thứ đồ uống nó chính là một thứ văn hoá. Nếu như văn hóa là tất cả những gì do con người sống trong một cộng đồng xã hội tạo ra, chi phối tư duy, ứng xử và giao tiếp của cộng đồng ấy thì hoàn toàn có thể nói tới văn hoá bia, vì ngày nay bia đã được toàn cầu hoá, có Bảo tàng bia ở Bỉ (Rodt), ở Pháp (Stenay), có liên hoan bia nổi tiếng thế giới ở Munich, thành phố cổ kính Đức.

Tuy nhiên, chủ đề tôi muốn đề cập đến ở đây đơn giản hơn đời thường hơn, đó là phong cách uống bia của người Hà Nội, một trong những thứ làm nên một thứ rất riêng, một chất rất độc đáo của người Hà thành mà không nơi nào có được. Chỉ cần đến Hà Nội bạn sẽ cảm thấy sự quan trọng của bia trong cuộc sống hàng ngày, nó không chỉ chi phối tới những sinh hoạt hàng ngày, tới công việc và thậm chí nó còn ảnh hưởng tới cả những tình cảm trong gia đình.

Bia và cuộc sống

Bia hiện diện trong cuộc sống hàng ngày trong công việc hàng ngày của người Hà Nội. Khi cần tìm đối tác kinh doanh, hoặc đơn giản là khi tăng thêm mối quan hệ thân thiết với khách hàng hiện tại hay thậm chí là khi muốn ký một hợp đồng kinh tế, người Hà Nội không ngần ngại đưa đối tác của mình tới một quán bia để giải quyết công việc. Thông thường, những giao dịch này sẽ được giải quyết ở những quán bia VIP, những quán bia VIP ngoài loại bia cao cấp thì còn phục vụ rất nhiều đồ nhắm cao cấp và giá cả cũng rất “cao cấp”. Tại đây, các quý ông, quý anh không chỉ được khề khà cụng ly chúc tụng mà khi có tí hơi men vào các đối tác cũng trở nên dễ dãi với nhau hơn, những khúc mắc trong làm ăn có thể dễ dàng được tháo gỡ tại các quán bia nhậu cao cấp này.

Tôi đã từng uống bia rất nhiều lần ở các quán bia dành cho tầng lớp trung lưu có thu nhập cao rất nổi tiếng như ở Lê Hồng Phong, Hàng Bài, Tăng Bạt Hổ, … đến đây bạn sẽ hoa mắt vì những chiếc xe hơi sang, xe máy đắt tiền đỗ thành những hang dài. Những đại gia comple rất nghiêm nghị khi tới đây cũng khác hẳn, phong thái thoải mái bê trễ, cười nói làm cho họ dường như dễ gần hơn chứ không cao cao tại thường như bình thường. “Bác cứ yên tâm, không phải nghĩ, giá cả chỉ là chuyện nhỏ, quan trọng là quan hệ lâu dài của anh em mình” hoặc “Ok, tôi ký hợp đồng này cho anh” là những câu nói nghe thấy thường xuyên tại các nơi này. Các mối quan hệ làm ăn dễ dàng được thiết lập, đuợc duy trì tại những quan bia nhậu là một điều bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ quốc gia nào khác ngoài nơi đây. Có thể bạn cho rằng tôi thật buồn cười khi ca ngợi điều này, tuy nhiên, cá nhân tôi lại cho rằng, làm cho mối quan hệ làm ăn trở nên mềm mại chứ không cứng nhắc cũng là một cách rất tốt để phát triển. Không những thế, tôi cũng cho rằng, có thể các quán bia nhậu chính là nơi duy nhất có thể giúp các quý ông quý anh có thể trút bỏ hết những tác phong nghiêm nghị khó gần hàng ngày, trút bỏ hết những mệt mỏi vất vả của công việc để được xả hơi.

Bia cũng có mặt trong đời sống tình cảm của người Hà Nội, đối với đàn ông, bạn bè qúy mến nhau, anh em thân thiết với nhau, đồng nghiệp gần gũi với nhau thì cách tốt nhất để duy trì hay nối lại tình cảm là thường xuyên cùng nhau đi quán bia quán nhậu, đây là nơi họ có thể thoải mái nói về công việc, về gia đình về hàng ngàn thứ khác trong cuộc sống. Chính vì vậy mà mặc kệ các bà vợ mỏi mắt chờ cơm ở nhà, mặc kệ vợ dằn dỗi rồi cả cãi cọ, các quý ông vẫn cà kê với nhau ở quán bia vào mỗi ngày nghỉ hoặc sau khi hết giờ làm vào buổi chiều. Tại đây, họ có thể tức giận, có thể buồn bã, có thể vui vẻ, có thể hạnh phúc, và nhất là được có bạn bè người thân ở bên, khi vợ sinh con, đi uống bia để chúc mừng, trúng “quả” đi uống bia để chúc mừng, tranh cãi ở công ty đi uống bia cho đỡ bực, mất hợp đồng lớn, đi uống bia để đỡ “đen”, … Hàng triệu lý do để các ông đàn ông đi uống bia nhưng trên hết đó là vì tại đó họ có thể giao lưu tình cảm theo đúng cách của mình.

Bia và sự đổi mới

Phong cách uống bia của người Hà Nội cũng không phải là có sẵn, chúng được hình thành dần dần từ mấy chục năm qua, cùng với sự phát triển, thay đổi, đổi mới liên tục của bia. Từ lúc cánh đàn ông chúng tôi chỉ biết đến duy nhất bia Hà Nội, đến giờ đây có rất nhiều hãng bia từ nước ngoài đã tới và sản xuất bia với những hương vị rất độc đáo.

Tôi còn nhớ rất rõ về bia từ những thời bao cấp, bia được coi là loại đồ uống cao cấp, như thuốc bổ, thời đó để được cốc bia, để được ''''khề khà'''' bên cốc bia mậu dịch với nhau... phải xếp hàng rồng rắn chờ đến lượt ở những quán bia hơi đông nghịt người mỗi buổi chiều mặc dù bia hơi lúc đó không phải là rẻ. Những quán bia lúc đó dùng những thùng chứa bia với một cái ống nhựa dài, mỗi khi muốn rót bia, người bán phải ghé miệng vào mút một hơi để cho bia chảy ra từ ống nhựa theo nguyên lý bình thông nhau của môn vật lý. Mặc dù rất mất vệ sinh, không sạch sẽ và gây khó chịu cho người dùng nhưng nó tồn tại tới cuối những năm 90 của thế kỷ 20. Thời đó chẳng ai cảm thấy khó chịu với bia hay người bán bia hay những vòi rót bia mất vệ sinh tuy nhiên, tôi cũng phải thú thực rằng, bây giờ nghĩ lại tôi cũng không hiểu nổi tại sao thời điểm đó chẳng ai cảm thấy uống bia như vậy là có vấn đề.

Cuối thế kỷ 20, các can bia với vòi rót là chiếc ống nhựa dài đã được thay bằng những bom bia bằng nhôm với vòi rót sạch sẽ và vệ sinh hơn rất nhiều. Cùng với nó là sự ra đời của hàng loạt các loại bia mới như bia đen, bia Đức, bia Tiệp, những loại bia này được quảng cáo là bia nhập khẩu tuy nhiên trên thực tế đây là loại bia được nấu trong nước. Gần đây, tôi và mấy ông bạn bia rủ nhau đi uống thử một loại bia tươi mới là Halida Draught Master, loại bia này sử dụng bom bằng nhựa cao cấp thay cho bom bia bằng nhôm và theo như lời giới thiệu của ông chủ nhà hàng thì bom chỉ sử dụng một lần, máy rót bia trông như một chiếc tủ lạnh nhỏ, rất sạch sẽ và tiện lợi. Khi uống bia tươi Halida DraughtMaster tôi cảm thấy rất lạnh, bọt mịn và nhất là bia rất ngon. Có lẽ đây là một trào lưu một phong cách bia mới thay thế cho phong cách cũ bởi vì đây là sản phẩm bia tươi chính hiệu, chất lượng cao vì nguyên liệu nhập khẩu và nấu với dây chuyền công nghệ và công thức chính hãng. Tôi luôn hứng thú với những cái mới vì đối với những tên “bợm nhậu” như chúng tôi, những cái mới sẽ giúp chúng tôi ngày càng được uống nhiều bia ngon và giá cả hợp lý hơn.

Vài dòng về những cảm nhận và những quan sát, đánh giá của tôi về bia và người Hà Nội, tôi thích uống bia, và tôi thích viết về điều đó, và hy vọng những tản mạn của tôi sẽ giúp mọi người hiểu hơn về người Hà Nội và phong cách sống của người Hà Nội và vị trí của bia ở trong lòng người Hà Nội.
Vại uống bia của người Hà Nội.

Chọn lôgô biểu trưng cho Câu lạc bộ Ẩm thực Việt Nam, chúng tôi chọn hình cái niêu đất có từ thời văn hóa Đông Sơn cổ xưa. Còn biểu trưng cho ẩm thực Thăng Long là cái gì? Có thời, công ty Ăn uống Hà Nội đã chọn hình cốc vại bia đặt bên cái bát đang nghi ngút bốc khói. Có lẽ vị họa sĩ nào đó muốn chọn hình ảnh của vại bia hơi và bát phở Hà Nội chăng?

Ờ nhỉ, phở Hà Nội thì quá rõ rồi. Biết bao nhà ẩm thực học Hà Nội của nhiều thế hệ đã luận bàn, ngợi ca về món phở dân tộc đậm đà bản sắc Hà Nội. Còn bia hơi? Bia rõ ràng là thức uống ngoại lai nhưng trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay, chẳng có nước nào dám độc quyền cho bia là sản phẩm của riêng mình. Người Hà Nội cũng có thể tự hào mà nói rằng bia hơi là một trong những thức uống đậm đà bản sắc của dân Hà Nội. Vả lại, đố ai có thể tìm ra nơi nào trên trái đất này người làm ra và sử dụng lâu bền cái cốc vại uống bia như những vại bia hơi của người Hà Nội?

Tôi nói cũng không ngoa. Cách đây ngót chục năm, anh bạn Jeffrey người Mỹ của tôi là một nhà nghiên cứu cổ sinh vật học có tiếng và cũng là tay sành bia có hạng đến Hà Nội làm việc. Bạn bè kéo nhau đi uống bia bên gốc cây si gần nhà hát lớn. Cả hội say khướt vì vị men bia đặc biệt Hà Nội mà theo anh bạn tôi thì nó chẳng kém bất kì một loại bia nào trên thế giới. Thế nhưng ở đây có một thứ mà chẳng nơi nào có được, đó chính là chiếc cốc vại thủy tinh dầy, xanh xanh, trăng trắng, đùng đục sần sùi, cầm thì nặng tay, thành cốc đổ mồ hôi lạnh toát. Có thể nhìn rõ lớp bọt bia trắng xốp phồng trên miệng, những dòng tăm sủi bọt liên tục theo nhau nổi lên từ đáy cốc. Tha hồ nâng lên hạ xuống, chạm cạch cạch, canh cách liên tục thoải mái mà không sợ vỡ. Anh bạn tôi may mắn xin được chị bán hàng người Hà Nội tươi trẻ một chiếc cốc vại Hà Nội đem về xếp cạnh mấy chục loại cốc bia của đủ các hãng bia khác nhau trên thế giới. Cho đến bây giờ, anh vẫn luôn tự hào về hiện vật độc đáo mang đậm màu sắc Hà Nội này trong bộ sưu tập độc nhất vô nhị của mình trên đất Hoa Kì.

Có một lần, biết tôi là dân bia Hà Nội sang, nhóm bạn ẩm thực Pháp rủ tôi đi thưởng thức trong một quán bia bình dân ở Paris. Quen lối ăn uống xuềnh xoàng bình dân như còn ở Hà Nội, tôi bảo hãy chọn một cửa hàng nào uống bia hơi thôi. Khi vào đến quán mới vỡ lẽ rằng bên Pháp cũng như ở nhiều nước khác, cùng với một mác bia thì giá của bia hơi tươi là đắt hơn cả. Bia chai và bia lon chỉ thuận lợi cho việc đi picnic hay cất trữ trong nhà, giá lại rẻ hơn và chưa chắc uống bia chai, bia lon đã sang hơn bia hơi. Người ta đem cho tôi một bảng danh mục các loại bia hơi có trong cửa gần bằng nửa chiếc chiếu nhỏ với tên và giá của đủ các loại bia trên thế giới, trông hoa cả mắt và giá thì đắt khủng khiếp nếu so với bia hơi ở ta. Tôi tò mò muốn nếm thử mỗi loại một chút cho biết vị của các loại bia xem sao. Thật lạ lùng là cứ mỗi loại bia được gọi ra thì người hầu bàn lại rót vào một loại cốc của chính loại bia khách thưởng thức. Thì ra ở đây, chiếc cốc uống bia được coi như màu cờ, sắc áo của từng loại bia. Thấy người nâng cốc là biết ngay họ đang uống bia gì, của hãng nào. Có điều đáng chú ý là tuy hình dạng, nhãn hiệu các loại cốc có khác nhau nhưng cốc bia bao giờ cũng được đong rất cẩn thận. Bia rót vào vại đầy bọt dùi lên có ngọn, người rót bia còn dùng một cái gạt gạt ngang cốc và chờ cho lớp bọt trên tan đi lại tiếp tục rót thêm cho thật đầy. Rót đủ, rót đầy, rót chính xác không thiếu một ly, một giọt là tư cách đạo đức của mỗi người bán hàng, của từng hãng bia, từng nhà hàng mà đâu đâu người ta cũng hết sức tôn trọng.

Hóa ra cùng là bia cả nhưng ở mỗi nơi, mỗi chỗ cách uống, cách bán hàng và cả cái thú uống trong cốc loại gì cũng chẳng giống nhau. Chẳng cứ gì Việt Nam Hà Nội khác với bên Mỹ, bên Pháp, cứ đem so sánh cách uống bia hơi và cái cốc uống bia hơi của người Hà Nội với người Sài Gòn và các tỉnh cũng đã khác nhau lắm rồi. Tỉ mỉ hơn nếu đem so sánh những chiếc vại bia của từng nhà hàng ở ngay Hà Nội thôi chắc chắn bạn sẽ có được những điều bất ngờ vô cùng thú vị. Chính vì thế, tôi phải tò mò tìm lại lai lịch của cái cốc vại Hà Nội xem sao.

Qua ý kiến của một số nhà nghiên cứu về sử học và ngôn ngữ, tôi tạm nêu giả thuyết: “Cái cốc thủy tinh được du nhập vào đời sống, văn hóa Việt Nam chí ít cũng từ thế kỉ thứ XVIII. Đầu tiên có thể do các giáo sỹ phương Tây người Bồ Đào Nha đưa vào. Chiếc cốc tiếng Bồ gọi là Cô pa, sau đó người Việt ta đọc chệch đi thành là cái cốc.

Từ “cốc vại” sau này chính là để chỉ cái cốc lớn dùng để uống bia hơi phổ biến trong nhiều năm ở Hà Nội, khác với những cốc uống nước ngọt hay uống chè, uống thạch có kích thước nhỏ hơn.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội trong một gia đình trung lưu. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ trong nhà tôi đã có cốc thủy tinh. Có điều là những loại hình cốc trong nhà cũng có những đổi thay theo từng năm tháng. Vào những năm 50, trong nhà tôi chỉ dùng có vài chiếc cốc thủy tinh. Đó là một hai chiếc cốc Tây bằng thủy tinh trong suốt khá dày, thành thấp mà nhà tôi dùng để uống nước lọc. Trong tủ, bố tôi còn có một bộ sáu chiếc cốc pha lê có viền vàng ở gần miệng cốc. Bộ cốc này năm thì mười họa mới được bố tôi đem ra dùng khi có khách quý đến chơi. Loại cốc này thường được dùng để pha nước chanh đá mời khách uống trong mùa hè. Sau này vào những năm 60, ở Hà Nội xuất hiện nhiều loại cốc hơn. Có nhiều loại được đúc khuôn bằng cách nấu chảy các mảnh thủy tinh vỡ rồi đúc, thổi thành nhiều loại sản phẩm thủy tinh khác nhau như bình dầu đèn, ống thông phong, lọ mực... Những loại cốc và đồ thủy tinh rẻ tiền này được bán buôn ở các chợ Bắc Qua và có ở khắp các chợ nội ngoại thành, các tỉnh. Trong số các loại cốc này, đáng chú ý là một loại cốc thủy tinh dáng cao, bên thân có gờ dọc phần gần miệng không có gờ và nhẵn. Đáy cốc hơi thu lại. Thủy tinh có màu xanh lá cây nhạt hoặc trắng và có nhiều bọt. Loại cốc này thường được dùng ở các quán nước chè tươi pha đường hay bán thạch đen, thạch trắng trong các quán giải khát, các gánh hàng rong. Có thể nói đây là tiền thân của những chiếc cốc vại bán bia sau này.

Trong những năm 70, 80, nhiều người Việt Nam có cơ hội đi học tập và lao động ở nước ngoài họ gửi nhiều thùng đồ từ Tiệp Khắc, Liên Xô… trong đó có đủ loại cốc chén khác nhau. Có những loại cốc chén pha lê cao cấp gửi về tận xứ Bô Hem bên Tiệp Khắc hay những chiếc cốc thủy tinh trắng trong đúc khuôn rất chính xác được đóng gửi về từng thùng tận liên bang Xô Viết và bán đầy ngoài chợ. Sau này, người ta còn nhập về hàng loạt các cốc thủy tinh dày có tay cầm làm đúng kiểu cốc uống bía sản xuất từ Trung Quốc và cả loại cóc uống bia làm bằng nhựa trong, bằng sứ men nâu... Lạ thay, nhiều loại cốc có dung tích chính xác và đẹp như thế nhưng hầu như những loại cốc này vẫn không được thị trường bia hơi Hà Nội chấp nhận, người ta vẫn chỉ ưa dùng loại cốc vại thủy tinh bọt thô cổ truyền và dung tích thì cực kì uyển chuyển.

Vào khoảng giữa những năm 60 của thế kỉ trước, khi nhà máy bia Hà Nội được phục hồi với sự giúp đỡ của công nghệ nấu bia Tiệp Khắc, cả Hà Nội và miền Bắc lúc đó có duy nhất nhà máy sản xuất bia trên đường Hoàng Hoa Thám. Bia thời đầu chỉ có mấy nhãn mác như bia Hữu Nghị, bia Trúc Bạch, bia Hà Nội... những loại này đều đóng chai. Riêng bia hơi thì được đóng vào trong thùng thép và vận chuyển đến các đại lí nội thành. Thoạt đầu, bia bán có bơm ga CO2, do người uống chưa quen nên lượng tiêu thụ còn thấp. Người ta phải quảng cáo uống bia có nhiều chất bổ, bán bia uống lẫn với đường, với sirô cho có vị ngọt, át đi cái vị đắng của hoa Hublông, cái vị không thể thiếu và đặc trưng của bia mà lúc đầu người tập uống chưa quen. Vì tập uống nên người ta chưa uống nhiều và cái cốc thủy tinh nhỏ dùng để uống thạch, uống chè tươi được đem dùng để uống bia trong các cửa hàng mậu dịch. Không hiểu sao khi nhập dây chuyền sản xuất bia vào Hà Nội, người ta nhập cả máy móc, chai lọ nhưng lại không nhập luôn cả các loại cốc và kiểu dáng như kiểu Châu Âu?

Dân uống bia ở Hà Nội ngày một đông lên, cung không đủ cầu. Người uống thì đòi hỏi một lượng bia cho mỗi lần uống một cao hơn thế là trên thị trường bia hơi Hà Nội bắt đầu xuất hiện chiếc cốc vại với dung tích ban đầu là nửa lít và giá bán ban đầu là ba hào một vại.

Thời chiến tranh, bao cấp, cảnh xếp hàng chen chúc để mua bia, uống bia diễn ra hàng ngày. Người ta ngồi xổm trên vỉa hè, trên nắp hầm phòng không để uống bia và xung quanh la liệt những cốc vại. Cả bãi bia như một bãi chợ ngổn ngang những cốc và chút đồ nhậu sơ sài. Nhiều lúc cốc vại thiếu, người xếp hàng phải tự đi nhặt cốc, tráng cốc và xí cốc để khi xếp hàng đến lượt thì có thể mua được. Có người xếp hàng mua bia mất hàng tiếng đồng hồ, mua được tích kê rồi nhưng khi đến cổng rót bia mà không xí được dăm chiếc cốc vại thì coi như nghỉ uống.

Ngày nay bia Hà Nội không thiếu, duy chỉ có chiếc cốc vại đựng bia hơi của người Hà Nội là vẫn trường tồn với thời gian. Người uống bia vẫn ngày ngày cụng ly bằng những chiếc cốc vại xù xì thô kệch muôn thuở.

(monngonhanoi.com)




Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Khuatlao76 trong Tháng Sáu 28, 2010, 09:58:29 AM


(http://vtc.vn/media/vtcnews/2009/12/07/habeco3.gif)

(http://vtc.vn/media/vtcnews/2009/12/07/habco2.gif)


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Sáu 28, 2010, 09:58:39 AM
Bia hơi Hà Nội trong mắt người Mỹ

Len lỏi qua các đường ngang ngõ tắt của Hà Nội, du khách có thể thấy những quán bia hơi ở mọi góc đường với những chiếc bàn nhựa cao đến đầu gối và những chiếc ghế hình bán nguyệt ken dày trên vỉa hè.
Bia hơi Hà Nội trong mắt người Mỹ

Bia hơi ở đây có nồng độ cồn thấp (chỉ từ 2 đến 4%). Bia được làm từ chế độ ủ không tiệt trùng, không chất bảo quản. Nó được sản xuất trước khi mặt trời mọc và thường được uống sạch trước khi hoàng hôn xuống. Nhiều người uống bia từ 8h sáng, bởi theo họ thì sau giờ này, hương vị thơm ngon nhất của bia bị giảm đi nhiều.

Những quán bia hơi ngon nhất ở Hà Nội đều phục vụ loại bia mát lạnh với mùi vị rõ ràng từ gạo và một chút thoang thoảng mùi của cây hoa bia (hublông). Ban ngày đi qua những quán này rất dễ gợi chuyện với dân địa phương. Nhưng vào buổi tối, những khách quen đi nhậu có vẻ quá bận rộn nói chuyện nên không để ý tới du khách ngang qua. Người bán hàng rong thì luôn lượn lờ xung quanh chào mời đồ ăn kèm như thịt nướng, mực khô, bánh bao nhân thịt và mỳ.

Tôi thử uống ở hai quán bia hơi tươi nhất trong thành phố là 22 Hàng Tre và 19C Ngọc Hà. Ở cả hai nơi, bia đều ít gắt, nhẹ và phảng phất mùi rơm và gạo - khác xa với những loại bia nồng độ cồn cao và mạnh mà người Mỹ quen uống. Nhiều tối, tôi đã lang thang ở khu vực ngã tư Lương Ngọc Quyến và Tạ Hiện, khu tập trung đông đúc du khách nước ngoài và những người Việt Nam nói tiếng Anh. Góc đường này còn được biết đến là góc bia hơi.

Bia ở đây lấy từ một nhà máy bia nhỏ, chất lượng thay đổi theo từng mẻ. Giá bia rất rẻ, "rẻ hơn cả nước lã", một người đàn ông Việt Nam nói vậy. Rẻ đến nỗi những dân địa phương thường mua một cốc uống thử xem chất lượng bia trong ngày thế nào trước khi quyết định có ngồi lại không.

Bia cũng giúp việc bắt chuyện ở những góc phố này trở nên thú vị hơn. Một tối tôi nói chuyện về bầu cử Mỹ với một kỹ sư hóa người Việt 26 tuổi. Ngày tiếp theo tôi lại chia sẻ kinh nghiệm trả tiền hoa hồng khi ăn tối ở New York với một cựu đầu bếp đến từ khu Queens, New York.

Vào ngày cuối cùng ở Hà Nội, sau khi thăm lăng Hồ Chủ tịch, tôi dừng chân ở góc bia hơi. Ngồi trên mép ghế nhựa ở vỉa hè, tôi nhìn những người bán hàng rong gánh xoài đi qua, những chiếc xe máy chở nhiều người và hàng hóa đánh võng trên đường. Thỉnh thoảng, tôi thấy các cô thiếu nữ đi dạo cùng bà trong bộ đồ ngủ và dép xỏ ngón.

Ngay sau đó, tôi cũng phải lao vào dòng người xuôi ngược trên phố và bị kẹt cứng trên đường tới sân bay. Thế nhưng sau khi nếm thử văn hóa bia hơi của thành phố này, tôi cũng không vội gì mà gói hành lý.



Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Khuatlao76 trong Tháng Sáu 28, 2010, 09:59:42 AM
(http://vtc.vn/media/vtcnews/2009/12/07/hbc3.gif)

(http://vtc.vn/media/vtcnews/2009/12/07/hbc6.gif)

(http://vtc.vn/media/vtcnews/2009/12/07/hbc4.gif)

(http://vtc.vn/media/vtcnews/2009/12/07/hbc14.jpg)


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Khuatlao76 trong Tháng Sáu 28, 2010, 10:01:12 AM


(http://vtc.vn/media/vtcnews/2009/12/07/hbc11.gif)

(http://vtc.vn/media/vtcnews/2009/12/07/hbc1.gif)

(http://vtc.vn/media/vtcnews/2009/12/07/hb6.gif)

(http://vtc.vn/media/vtcnews/2009/12/07/hb8.gif)

(http://vtc.vn/media/vtcnews/2009/12/07/hbcht.jpg)



Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Võ Tòng đả hổ trong Tháng Sáu 28, 2010, 10:04:08 AM

Chủ đề này hay quá, đọc xong em lại nhớ đến bố em: Tay cầm cốc bia hồ hởi mà chỉ được một cốc, trông thương lắm.


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Sáu 28, 2010, 10:10:43 AM

Chủ đề này hay quá, đọc xon em lại nhớ đến bố em: Tay cầm cốc bia hồ hởi mà chỉ được một cốc, trông thương lắm.
Hình ảnh đẹp nhất của các đấng trượng phu HN mùa hè là khi mồ hôi mồ kê nhễ nhại đầy người, sà xe vào vỉa hè gọi to một cốc. Xe vẫn nổ máy, làm một hơi cạn bay. Làm thêm cốc nữa, vẫn vậy. Trả tiền xong đoạn đưa tay lên quẹt ngang đám bọt trắng xóa bám trên bộ ria. Khà một tiếng rồi từ từ đi, nét mặt rạng rỡ hân hoan tràn đầy viên mãn của kẻ đắc đạo.
Ôi, địa đàng hay niết bàn chính là đây chứ còn đâu nữa.


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Khuatlao76 trong Tháng Sáu 28, 2010, 10:20:05 AM


(http://media.tinmoi.vn/2009/12/07/1260165249_images1891374_IMG_0961.jpg)

(http://media.tinmoi.vn/2009/12/07/1260165249_images1891316_IMG_1049.jpg)

(http://media.tinmoi.vn/2009/12/07/1260165249_images1891317_IMG_0979.jpg)

(http://media.tinmoi.vn/2009/12/07/1260165249_images1891319_IMG_1039.jpg)

(http://media.tinmoi.vn/2009/12/07/1260165249_images1891323_IMG_1042.jpg)

(http://media.tinmoi.vn/2009/12/07/1260165249_images1891322_IMG_1043.jpg)

(http://media.tinmoi.vn/2009/12/07/1260165249_images1891321_IMG_1040.jpg)

(http://media.tinmoi.vn/2009/12/07/1260165249_images1891328_IMG_1013.jpg)

(http://media.tinmoi.vn/2009/12/07/1260165249_images1891329_IMG_1005.jpg)

(http://media.tinmoi.vn/2009/12/07/1260165250_images1891324_IMG_0991.jpg)

(http://media.tinmoi.vn/2009/12/07/1260165250_images1891327_IMG_0994.jpg)

(http://media.tinmoi.vn/2009/12/07/1260165250_images1891326_IMG_0996.jpg)


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Khuatlao76 trong Tháng Sáu 28, 2010, 10:21:23 AM


(http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200912/original/images1891331_IMG_1015.jpg)


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Khuatlao76 trong Tháng Sáu 28, 2010, 10:28:47 AM

(http://img413.imageshack.us/img413/963/176vr8giog5c4w7rla4.jpg)


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Khuatlao76 trong Tháng Sáu 28, 2010, 10:29:11 AM

(http://img819.imageshack.us/img819/5040/wzwm5fkfarz0ifapbi.jpg)


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Khuatlao76 trong Tháng Sáu 28, 2010, 10:30:01 AM

(http://img63.imageshack.us/img63/5681/brr31968ro3a79ubpc3t.jpg)


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Hương mắt Tây trong Tháng Sáu 28, 2010, 10:49:16 AM


Em chỉ nhớ hình ảnh bố em cứ chiều chiều đội mũ phớt chống batoong ra công viên uống bia.


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Sáu 28, 2010, 11:45:51 AM
Bia hơi Hà Nội bắt đầu từ đâu?

(http://i358.photobucket.com/albums/oo28/tuhaibajai/Linhtinh/20140228135918-bia-hoi.jpg)

Trước đây, Hãng Bia BGI chỉ sản xuất bia hơi phục vụ cho mấy nhà hàng chỉ có khách Tây đến uống. Ở TP. Hồ Chí Minh ngày ấy cũng có một điểm bán bia hơi theo kiểu lưu động, mỗi chiều có hai cô gái xinh xắn bưng bia ra phục vụ khách, với nhiều món nhậu như sẻ quay, trứng vịt lộn... Bia lúc này vẫn được xem là thứ “xa xỉ” đối với người dân Việt Nam.Câu chuyện về nguồn gốc của Bia hơi Hà Nội đã được bác Kỷ, bác Ba và các bác từng làm việc tại Bia Hà Nội ngày ấy kể lại cho chúng tôi nghe thật thú vị. Đó là, sau khi sản xuất bia ra rồi, Nhà máy Bia Hà Nội lại gặp khó khăn là không có chai để đựng. Anh Quảng (Quản đốc Cơ khí Nhà máy Bia Hà Nội) đã cắt nửa thùng phuy (bằng tôn, có sức chứa 100 lít) ra hàn kín lại để đựng bia. Ngày 2/9/1960, Nhà máy Bia Hà Nội mang theo thùng phuy đựng bia tham gia trong đoàn diễu hành của Bộ Công nghiệp. Sau đó ít ngày, trong Hội nghị giao ban của Bộ Công nghiệp, Bộ trưởng Lê Thanh Nghị đã truyền đạt lại ý kiến của Bác Hồ: “Bia hơi Hà Nội là loại gì mà phải đựng vào thùng phuy?”. Hiểu được ý Bác nhắc khéo về vấn đề bao bì của Bia Hà Nội chưa được ổn, anh em trong Nhà máy đã bàn bạc với nhau sản xuất bằng được thùng đựng bia. Sau một thời gian nghiên cứu, bằng nguyên vật liệu sẵn có trong nước, anh em trong Nhà máy đã chế tạo thành công thùng đựng bia 50 lít.

Trong một lần khác, Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuống thăm mỏ than (Quảng Ninh). Thủ tướng hỏi anh em công nhân mỏ than:

- Anh em có nguyện vọng gì không?
- Thưa Thủ tướng, chúng tôi chỉ có nguyện vọng là được uống bia ạ!

Sau lần ấy, Thủ tướng đã chỉ thị cho Nhà máy Bia Hà Nội phải sản xuất bia phục vụ cho anh chị em công nhân vùng than. Hai tháng sau, Nhà máy Bia Hà Nội đã chế tạo ra thùng chứa xi - téc loại 10.000 lít bia để trên xe tải chở bia xuống vùng mỏ phục vụ cho anh em công nhân và được anh em công nhân vùng than đón nhận với niềm vui sướng, tự hào. Đó chính là nền móng cho sự ra đời và phát triển của bia hơi Hà Nội ngày nay.


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Sáu 28, 2010, 12:58:26 PM
Bia Ta trong mắt Tây

Một số nhà sử học nói rằng, con người đã biết làm bia trước khi học cách làm bánh mì. Nhưng điều quan trọng hơn đối với dân yêu thích loại đồ uống màu vàng này không phải là nguồn gốc. Cái họ quan tâm nhất là vị bia, giá bia và vị trí bán bia thật hợp lý để khi cần là có ngay để thoả mãn nhu cầu.

Những yêu cầu đó có thể được đáp ứng tại Việt Nam.

Khi tới châu Á, bạn có thể gặp nhiều nền văn hoá khác nhau, nhiều tôn giáo khác nhau và đôi khi, chẳng hạn ở các vùng đạo Hồi như đảo Java ở Indonesia, bạn có thể gặp khó khăn khi muốn tìm chút đồ uống có cồn.

Nhưng ở Việt Nam thì khác hẳn. Đất nước này còn tự do hơn cả nước Mỹ của thế kỷ 20. Mọi góc phố nhỏ ở Hà Nội, mọi góc phố ở Hội An, những nẻo đường sôi động và chật ních người ở Sài Gòn… chỗ nào cũng có hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ cung ứng dịch vụ. Và còn dịch vụ nào thú vị hơn là đồ ăn thức uống?!

Sự cạnh tranh giữa các cửa hàng bán bia khá nhẹ nhàng chứ không khốc liệt, song khách hàng vẫn được hưởng lợi lớn từ sự cạnh tranh về giá bán. Một cốc bia hơi chỉ mất có 0,33 USD! Đi ra xa hơn về phía ngoại thành, bạn thậm chí còn có thể uống bia hơi với giá chừng 0,17 USD! Thường là uống bia đã ướp lạnh hoặc có kèm đá bên trong cốc. Rất thoải mái và thoả mãn!

Một vé máy bay từ New York tới Việt Nam giờ có giá chừng 982 USD, tuỳ hãng. Số tiền đó tính sơ qua có thể mua được khoảng 140 cốc (giá 7 USD) hoặc 245 cốc (giá 4 USD) ở New York. Nhưng bạn có thể dùng số tiền đó uống được khoảng 5.776 cốc bia hơi giá 0,17 USD hoặc khoảng gần 3.000 cốc giá 0,33 USD ở Việt Nam.

Có lẽ với công thức tính đó, sẽ có nhiều người tính tới việc mua vé bay từ New York sang Việt Nam du lịch vài tuần.

Những loại bia phổ biến nhất ở Việt Nam gồm có bia hơi, bia Sài Gòn Lager (4,7% cồn), bia Huế (5% cồn), Halida, "33" Export (4,5% cồn)…

Ngoài ra còn có một số loại bia khác cũng khá ngon tại Việt Nam, bao gồm Tiger, Heineken, Singha…

Bạn cũng có thể thưởng thức bia tươi kiểu Đức hoặc Séc ngay tại một nhà nấu bia ngay trên đường phố Việt Nam.

Vậy, nếu bạn đang phân vân về một địa điểm cho kỳ nghỉ sắp tới của mình, một Việt Nam với nhiều loại bia ngon và rẻ có thể là một lựa chọn khiến bạn hài lòng. Và có lẽ vợ của bạn cũng sẽ hài lòng.


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Sáu 28, 2010, 01:15:24 PM
Bia luận
Bia luôn đợi trong tủ lạnh mỗi khi ta đi xem bóng đá về muộn. Bia sẽ không ghen nếu như ta ôm một cốc bia khác. Ta có thể vừa uống bia vừa hút thuốc mà bia không hề cằn nhằn. Lúc nào ta cũng có thể vớ ngay được một chai bia khi vào quán bar. Bia không bao giờ đau đầu vào buổi đêm. Có thể thản nhiên bóc nhãn bia chỗ đông người mà không bị ai để ý. Có thể uống hơn một chai bia mỗi đêm mà không cảm thấy mặc cảm tội lỗi. Ta luôn là người đầu tiên uống chai bia của mình. Bia không đòi hỏi sự bình đẳng giữa bia và đàn ông. Ta có thể thưởng thức bia ở chỗ đông người. Sau khi uống bia 3 tháng, nó chẳng bao giờ gọi điện để báo rằng nó sắp có một chai bia nhỏ. Cho dù vỏ chai thế nào thì trông bia vẫn cứ ngon. Hơn nữa, bia không đòi hỏi thay đổi nhãn mác thường xuyên. Đàn ông không bao giờ phải ngượng vì chai bia cầm trên tay trong buổi tiệc. Sau khi làm một ngụm, ta không cần phải hứa điều gì với bia cả. Có thể để tất cả 24 chai bia vào chung một hộp mà chẳng có chuyện xích mích hay ầm ĩ gì xảy ra. Sau khi uống bia ta có thể thản nhiên ngáy o o.


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Whisky trong Tháng Sáu 28, 2010, 02:10:07 PM


Không gì vui bằng uống bia vỉa hè trên đất Hà Nội đâu các bác em nhể

Mà không chỉ ở Hà Nội, đâu đâu cũng vậy. Không gì vui, thoải mái và rôm rả bằng uống bia vỉa hè

Dân Việt ta có thói quen vỉa hè. Cái gì cũng đưa ra vỉa hè: ăn sáng, ăn chiều, ăn tối, quần áo, giầy dép, cả mỹ phẩm... Bia cũng là 1 thứ được đưa ra vỉa hè, hòa vào dòng chảy văn hóa vỉa hè của người Việt

Cái gì vỉa hè cũng zui, rôm rả và dân dã. Uống bia vỉa hè cũng vậy. Nó phù hợp với tất cả mọi người. Dù là công chức cấp cao, cà vạt kẹp ghim vàng cũng tìm ra vỉa hè làm vài cốc bia cỏ mỗi chiều hè nóng bức. Lúc ấy, vét cởi ra vắt thành ghế, cà vạt nhét túi áo, mặt mũi cũng đỏ gay như ai, cũng nói to, cũng ăn uống có vẻ xô bồ... bàn bên, mấy anh xe ôm cũng đỏ gay mặt mũi, cũng ăn to nói lớn... Đố ai phân biệt được giữa hai bàn ấy ai khác ai, hơn ai ngoài bộ quần áo...

Uống bia góp phần làm bình dân hóa con người. Góp phần xóa nhòa đẳng cấp.

Uống bia vỉa hè vui. Lúc tưng bừng thế nào chả gặp vài cậu đánh giày, bán vé số, bán báo... Lúc cao hứng, mua vài tờ vé số, đánh lại đôi giày là chuyện nhỏ. Thậm chí còn mời luôn cả cậu đánh giày: "vào đây uống với anh cốc bia! "... Uống bia tưng bừng, khí thế cao tựa trời đất, chí lớn thường gặp nhau... Thế nào chả có phần giao lưu với bàn bên, anh em bốn biển, giang hồ đều 1 nhà... Có rất nhiều mối quan hệ, giao hảo được thiết lập bên bàn bia...

Uống bia góp phần làm tăng cường tình cảm đoàn kết. Góp phần mở rộng mối quan hệ anh em phết đấy các bác em ạ  ;)


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Sáu 29, 2010, 07:27:38 PM
Vì sao phải quảng cáo "Bia hơi Hà Nội xịn"?

Hà Nội có những cái tên đã ngấm vào máu của dân nghiện bia: bia hơi Lan Chín, bia hơi Hải Xồm, bia hơi Ngà Vinh, Bia hơi Dũng Râu, bia hơi Ngọc Hà, bia hơi Thành Cổ... Ngoài khoảng chục thương hiệu quán nổi tiếng, bia hơi Hà Nội còn có ở khắp mọi nơi.
Nhiều quán hoành tráng, to cao mấy tầng, bàn ghế bằng inox sáng choang. Cũng có quán chỉ vài cái ghế nhựa với mấy chiếc bàn bé bằng bàn cờ tướng kê sát vỉa hè, quan trọng nhất vẫn là những cốc bia vàng óng, sủi bọt...
Theo lịch sử ghi nhận, vào năm 1890, người Pháp xây dựng một nhà máy bia ở Hà Nội. Dân nghèo khi đó gọi bia là... "nước giải bò". Ban đầu nhà máy bia này mang tên một người Pháp là Hommel, một ngày sản xuất chỉ chừng 150 lít, đến năm 1954 khi miền Bắc được giải phóng, Nhà nước đã quản lý và đổi tên thành nhà máy bia Hà Nội và tiếp tục sản xuất bia chai Hà Nội.
Sau nhiều lần nâng cấp, công suất hiện tại của nhà máy Bia Hà Nội là 100 triệu lít/ năm "gồm cả bia chai và bia hơi". Và đã từ nhiều năm nay, thứ nước "khai khai" đó đã trở thành 1 phần không thể thiếu của nhiều người Hà Nội

Lượn một vòng quang các "phố bia hơi" Tăng Bạt Hổ, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Nguyễn Trãi..., điều dễ nhận thấy là bia bây giờ tràn lan, người cũng ngồi tràn lan, chiếm hết cả vỉa hè, thậm chí cả lòng đường cũng được các ông, bà chủ quán bia cố ý trưng dụng. Quán nào cũng có những tấm biển to đùng: "Bia hơi Hà Nội", "Bia hơi nhà máy", "Bia hơi Hà Nội chính hãng", "Chỉ bán bia Hà Nội", "100% bia hơi Hà Nội"...
Một anh bạn tôi ở Điện Biên về hỏi: "Tại sao cứ phải ghi là bia hơi Hà Nội xịn?". Bạn tôi tự lý giải: "Chứng tỏ Hà Nội nhiều bia đểu lắm. Theo tôi, hãy để khách hàng đánh giá", anh bạn tôi nói đúng đến 99,9%. Thấy người ta uống bia hơi, mình cũng uống, lâu rồi thành quen, thành nghiện. Nhìn thấy cốc bia sủi bọt, lạnh ngắt là "dô", là một hơi mát đến tận từng tế bào. Đa số người uống chỉ có thể phân biệt được bia quán này ngon hơn bia quán kia và căn cứ vào đó để đánh giá độ "thật" chứ các tiêu chí thì có vẻ mơ hồ lắm, mỗi người một kiểu...
Đi uống bia nhiều sinh nghiện, nhiều người còn nghiện cả cái không khí náo nhiệt như ong vỡ tổ của các quán bia. Đâu cần phải biết bia thật, bia đểu, cứ nâng lên hạ xuống, rồi "cạch" và cười sung sướng là phê rồi. Ở quán bia, người ta cũng trở nên bình đẳng đến lạ lùng, đã đặt mông xuống ghế thì bác xích lô cũng như ông đại gia, đều "khà khà" quệt bọt trên mép và đều vứt hết cái "sự đời" để... uống. Thế nên xa bia hơi Hà Nội là thấy nhớ...
Ông chủ một quán bia Hà Nội ở khu Kim Liên cam kết: "Ở đâu không biết, riêng quán tôi chỉ bán bia Hà Nội. Bia cũng giống như các loại hàng hóa khác, có mẻ ngon, mẻ không. Hôm ngon thì các bố ấy bảo pha ít, không ngon thì bảo pha nhiều bia cỏ".
Rồi ông dẫn chứng: "Mọi người nói ở Hà Nội chỉ có quán bán bia Thành Cổ ở sát Câu lạc bộ Quân đội (đường Hoàng Diệu) là bán bia Hà Nội xịn. Tôi cho rằng các ông ấy cũng chẳng biết đếch gì về bia hơi. Uống được cốc bia mướt hết mồ hôi, bia nồng hầm hập lại bán theo kiểu bao cấp thời xưa, có cho tôi cũng không uống. Một số người bảo bia hơi ở đó ngon là do tâm lý "vì bia xịn nên họ bán mà như đuổi nhưng khách vẫn đông, thế thôi".
Anh Tuệ (nhà ở phố Cửa Bắc), con nghiện bia đánh giá: "Tôi nói chuẩn vì trước kia họ bán bia xịn nhưng bây giờ đã chỉ bán bia gần xịn. Khoảng 3 năm gần đây hình như họ có pha chút ít". Khi tôi hỏi căn cứ để đánh giá độ "xịn", anh nói: "Dựa vào cảm nhận thôi chứ đã bao giờ tôi được xuống hầm của nhà máy bia Hà Nội đâu mà biết mùi vị bia xịn thế nào", Xem ra, người sành bia cùng giải thích kiểu... lý người mèo.
Vào mùa hạ, những đợt nắng gắt, bia hơi Hà Nội càng hiếm. Các chủ quán tranh cướp nhau, mua "cô ta" (quota) của các đầu nậu hoặc những người có sổ bia mới được vài bom, thật giả lẫn lộn. Trước kia chỉ có những ông, bà chủ "tay to" có mối "thâm giao" với những người có trách nhiệm hoặc có người nhà làm trong nhà máy nộp tiền trước cả năm mới được mua vài chục bom một ngày.
Một tay sành bia cho biết: "Các ông có nằm mơ cũng không được uống bia hơi Hà Nội xịn. Kể cả ông đến cửa hàng giới thiệu sản phẩm của nhà máy ở đường Hoàng Hoa Thám cũng không có bia xịn 100%. Thế mới có chuyện mỗi bom một giá tiền khác nhau. Tôi được biết có khoảng vài loại bia khác nhau, loại xịn nhất và ít nhất, giá cao nhất. Những quán bán loại bia đắt nhất tôi xếp vào loại một - chính là những quán nổi tiếng ở Hà Nội. Còn các quán khác về đến cửa hàng họ pha một lần nữa trong các hầm chứa bia, tỉ lệ nhiều ít phụ thuộc vào lương tâm của chủ quán".
Không biết thật giả thế nào nhưng nhiều người cho rằng tay này nói cũng có lý... Tôi nói về sự nghi ngờ bia pha phách ngay từ trong nhà máy, tay bạn tính khôn: "Ông mới là loại gà mơ. Cứ lên cổng nhà máy mà uống thì khắc biết. Tin hay không tùy ông".



Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Bảy 02, 2010, 12:26:23 AM
Từ chỗ Hà Nội một trong những thủ đô  khan hiếm bia vào bậc nhất trên thế giới trong thời còn bao cấp, chỉ sau mở cửa, Hà Nội đã nhanh chóng trở thành một trong những thiên đường của những người yêu bia. Tôi không rõ lượng bia được tiêu thụ của dân Hà Nội mỗi ngày là bao nhiêu nhưng tin chắc rằng lượng bia được sản xuất ra và được tiêu thụ tại đây không thua kém gì nhiều thành phố khác trên thế giới.

Có ông bạn từ trong Nam ra Hà Nội đã hát nhái lời bài hát Nhớ về Hà Nội với lời ca:

 "... Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu

Đầy đường rượu bia, đầy đường thịt cầy..."

Không biết hát như vậy có quá lắm không nhưng qủa thật về hai khoản ẩm thực này có lẽ hiện tại Hà Nội là vô địch!             


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: uyennd72 trong Tháng Bảy 02, 2010, 04:22:01 PM
Có lẽ là như vậy, vì theo như những hình ảnh còn lại trong nhà em, thì khoảng thập niên 60 ba em có chụp 1 bức ảnh ông đang cầm 1 chai bia Larue đầu con cọp của Pháp.
Nhưng sau này thì miền nam bia đa dạng nhưng người ta không chuộng bằng rượu.
Các "đại gia miệt vườn" thì thích rượu thuốc.
Các "đại gia thành phố" thì thích rượu tây.
Vì bia uống không say nhưng mau no, mà dân miền nam quen uống "đụng" nên nhập cuộc 1 tí đã đầy bụng, phải trực chỉ WC suốt.
Còn thịt chó thì miền nam ít ăn thịt chó, nên không phổ biến.


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Bảy 18, 2010, 06:26:39 PM
  Quán bia hơi quá tải

Theo nhận định của giới tiểu thương, tuy nắng nóng gay gắt nhưng nếu so với thời điểm này của năm ngoái (cháy hàng một số loại bia) thì tăng trưởng doanh số của bia chai thấp hơn nhiều. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của World Cup, dân nghiền bóng đá hầu hết không muốn vào nhà hàng hay mua bia chai về nhà uống mà thích tụ tập tại các quán bia hơi, bia tươi vừa giải khát vừa thưởng thức bóng đá. Dự báo, phải từ tháng 7, doanh số bia chai mới thực sự tăng cao. Tăng nhiều nhất thời điểm này chính là các loại bia hơi, bia tươi. Doanh số của bán ra tại các quán bia hơi trên địa bàn Hà Nội hầu hết đều đã tăng gấp rưỡi, gấp đôi so với hồi cuối tháng 5, nhiều quán rơi vào tình trạng quá tải vào các giờ cao điểm.

Ghi nhận tại hệ thống các nhà hàng của bia hơi Lan Chín (Láng Hạ, Tăng Bạt Hổ, Hàng Tre...), Hải Xồm (Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Đình Chiểu, Xã Đàn...) lượng bàn thường xuyên không đáp ứng nổi nhu cầu của khách, nhất là vào lúc cao điểm 18 – 22h. Nhân viên một quán bia trên phố Láng Hạ cho hay, những ngày có lịch bóng đá, quán thường không dám nhận đặt chỗ trước vì lượng khách đến uống bia giải nhiệt và xem bóng đá quá đông, theo ước tính của nhân viên này, lượng bia bán từ đầu tháng 6 đã tăng gấp đôi so với bình thường và những những ngày cao điểm có lịch thi đấu nhân viên phải thường xuyên làm tăng ca, nhà hàng phải thuê thêm cả chục nhân viên chạy bàn thời vụ.


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Whisky trong Tháng Bảy 21, 2010, 01:50:59 PM
HÀ NỘI BIA HƠI KÝ
Vũ Duy Chu

Tôi là dân quê mùa thứ thiệt, may mắn được về Hà Nội tạm trú vài năm, từ 1976. Lúc đó mới biết đến ngụm bia hơi Hà Nội. Nói thật, bây giờ cuối mỗi cuộc nhậu phải cầm lon bia hay chai bia đã mở trong lúc bụng chữ O rồi, tôi lại nhớ đến ngụm bia hơi Hà Nội khó nhọc ngày nào. Nhớ để ráng uống cho hết, kẻo phí phạm.
Ngày ấy, góc đường Khâm Thiên – Nam Bộ( nay là đường Lê Duẩn) có Nhà ăn tập thể của Toa xe Tổng cục Đường sắt. Thi thoảng, tôi và lão Thập bạn tôi, buổi trưa thả bộ từ khu Tập thể Nhà Dầu Kim Liên sang nhà ăn này. Mỗi phiếu cơm trưa đổi bằng tem gạo loại 250gr và nộp thêm ba hào. Chừng hai lưng bát cơm độn mì sợi vón cục, bát canh rau lõng bõng nước, hai miếng đậu phụ, hai miếng thịt lợn thái kiểu lưỡi lam Gillette. Hôm nào cơm ít thì thêm nửa cái bánh mì. Lùa vài đũa hết veo. Nhưng quan trọng nhất là cái vại bia hơi( dân Hà Nội gọi cái cốc to là vại). Phải có phiếu cơm mới mua được một vại bia ba hào. Mỗi vại bia phải mua kèm ít nhất một gói lạc rang cuộn sâu kèn giá một hào, nhỏ hơn cái kem Walls bây giờ. Trước cửa nhà ăn, dưới mấy tán dù vải bố, các anh giai Hà thành ngồi chầu hẫu hút thuốc cuốn, chờ bác xích lô cởi trần nhễ nhại chở mấy bom bia về. Cái cách mấy anh giai nhạt miệng chẹp chẹp do thèm bia cũng rất gợi. Có anh xách bình toong theo đựng bia mang về nhà, có anh đem phích Rạng Đông. Anh nào cũng làm ra vẻ quen cô phục vụ bia kiêu kiêu của nhà ăn.
Tháng sáu, phố phường Hà Nội nắng khét lẹt. Tóc trên đầu như khô giòn, hầm hập. Cái gì của Hà Nội cũng phả ra hơi nóng. Mặt đường nhựa làm mềm cả dép nhựa Tiền phong thời thượng. Tường phố vỉa hè mấy ông ngồi đồng quán nước chè không dám tựa lưng. Quạt nan phành phạch. Yên xe đạp muốn bỏng đít. Cái cần tiếp điện của tàu điện nẹt lửa xẹt…xẹt muốn nổ đom đóm mắt. Tất tần tật cái cảm giác ghê rợn này chỉ cần giải quyết bằng một cốc bia hơi ướp lạnh là…nguôi ngoai.
Cuộc sống tằn tiện đã dạy người Hà Nội biết cách kéo dài sự sung sướng với vại bia. Chẳng có lão nào ngớ ngẩn mà dzô…dzô trăm phần trăm như bây giờ. Lạc rang thì mua vô tư, nhưng bia, đừng có mơ! Lần đầu tiên giữa trưa nắng đổ lửa, khát quá, tôi vội vàng làm ực một phát gần hết nửa vại bia. Lão râu xồm ngồi bên nhìn tôi lạ lắm, cái nhìn mấy em xã hội đen ngày nay gọi là “ nhìn đểu”. Uống xong thì tôi biết mình sai lầm.
Lão râu xồm nhắc khéo cô em phục vụ phải để bia chảy vào vại của lão từ từ, chứ xả ào ra bọt không thì bia của người ta còn mấy tý. Phải đặt nghiêng vại, bia vào đến đâu, dựng dần vại lên tới đó. Lão thành kính đưa vại bia lên miệng, nhấp một ngụm, dường như để bia thấm đều lên cặp môi dầy của lão cái đã. Đặt vại bia xuống bàn, thư thả châm điếu Sông Cầu nạp khói, cho khói nhin nhín ra hai lỗ mũi, lão xoe xoe mấy hạt lạc rang bong vỏ, cho vào miệng. Lão chậm chạp đưa lưỡi lia những đám bọt bia trắng xóa bám trên bộ râu rậm rạp. Gọn ghẽ, sạch sành sanh, đừng hòng thất thoát đi đâu một giọt bia nào…
Bia với tôi, nói không ngoa, hiếm ngang mật ong. Sinh viên, làm gì có tiền. Uống một vại đâm nhớ. Bia hơi Hà Nội ngon cực. Vàng sóng sánh, thơm dịu, chạm tay vào miệng vại dính dâm dấp. Những giọt bia rơi trên ngực áo về nhà vẫn còn thơm phảng phất chứ không có mùi hũ hèm như nhiều loại bia hơi bây giờ. Nghe nói nước mạch ngầm khu vực nhà máy bia Hà Nội rất tốt nên bia ngon hơn ở nơi khác, dù cùng loại thiết bị máy móc sản xuất. Người thì bảo úi giời, bia thời ấy hiếm, uống ít thì thấy ngon, thấy thèm. Người thì bảo thời ấy mấy cô bán bia chưa biết cách pha chế làm cho bia dôi ra kiếm lời. Chứ thời buổi bây giờ, tìm đâu ra bia hơi nguyên gốc?
Cũng có lý. Không ai thống kê nổi Hà Nội hôm nay có bao nhiêu quán bia hơi. Quán nào cũng trương biển Bia hơi Hà Nội thứ thiệt, Bia hơi Hà Nội nguyên chất… Mà thượng đế Hà Nội đã ranh ma lắm rồi. Mỗi lần ra Hà Nội, lũ bạn lại kéo tôi lên quán bia hơi quen trên khu Quần Ngựa, gần nhà máy bia, có đắt hơn quán khác một chút. Chủ quán bảo cái sự đắt ấy là các anh mua bảo hiểm ngon cho bia đấy chứ.
Bia của lão rót ra vại gốm màu nâu, cao lêu đêu, quai sần sùi, nửa lít, nhìn rất bắt mắt. Ghé miệng vào vại là sực nức men bia. Quán bài trí sơ sài nhưng ấn tượng. Lối dẫn lên quán, một cái xe ngựa cũ kỹ, một con ngựa bằng gốm lên dốc dáng mệt mỏi. Đỉnh dốc là quán của lão thì ngựa nghỉ ngơi và người uống bia là đương nhiên. Hai ba cái mũ rộng vành treo trên vách quán cùng cuộn dây thừng, khẩu súng săn và một cái yên sờn cũ. Lão chủ quán có vẻ kết phim cao bồi miền Viễn Tây nước Mỹ chăng? Tôi rất khoái bia và không gian cái quán này, nhưng đã lâu lắm rồi không thấy bạn bè rủ rê đến đó nữa.
Có thể, quán này và các quán bia hơi nhỏ khác cạnh tranh không nổi, nên tự giải tỏa không có bồi thường, nhường chỗ cho các đại gia. Bạn đã nghe nói đến Bãi bia mà phát ngợp bao giờ chưa? Ngôn ngữ đặc sản vỉa hè của Hà Nội mô tả về sự hoành tráng của một địa chỉ bia không ngoa tí nào. Bãi bia Thái Hà rộng như một sân tập bóng đá. Người uống bia chen chúc ồn ào như vỡ chợ, kể có cả bốn năm trăm dư. Tiếng xe chạy ngoài đường dội vào, tiếng người chuyện trò cười đùa không dứt. Tiếng người gọi điện thoại di động như quát. Người phục vụ hớt hải chạy tới chạy lui như ma đuổi giữa các bàn. Tôi không thể nào nghe được các bạn tôi nói những gì, chỉ thấy một vị nào đó nâng vại bia lên ngang mày thì tất cả đồng thanh dzô…dzô khí thế.
Bàn bên cạnh còn khí thế hơn. Nhân viên phục vụ chậm nên các ông kêu một lần mấy chục vại bia để uống dần cho bõ tức. Bia đầy bàn, thức ăn đầy bàn, hả hê…
Bãi bia toàn đàn ông mặt đỏ, loáng thoáng vài bóng hồng. Dưới sàn nhà, lối đi giữa các bàn ngoài trời lép nhép bia, lép nhép lá rau củ quả, la liệt tàn thuốc lá, giấy lau…Cảm giác nhờn nhợn.
Lối vào toa lét tấp nập, tiếng nước xả như suối, có vị ăn uống bao nhiêu trả ra bấy nhiêu trên máng chảy. Kết thúc cuộc bia, ra bãi gửi xe, tôi không tài nào nhớ được xe mình để chỗ nào. Xe gửi đã tầng tầng lớp lớp. Ba mươi phút tôi mới tìm được xe dắt ra khỏi bãi.
Người ta nói bia hơi Hà Nội bây giờ chủ yếu phục vụ giới bình dân. Điều đó chỉ đúng một phần. Bia hơi Hà Nội vẫn ngon như thường, nếu bạn tìm đến đúng địa chỉ. Và uống với cái cách nhâm nhi, thưởng thức, chuyện trò tâm sự với bạn bè, vừa đủ nghe trong một không gian nhỏ nhưng thoáng. Thế thì bạn mới tận hưởng được hương vị bia hơi Hà Nội. Giờ tan tầm mỗi chiều tháng sáu nóng nực, khi mới vừa cảm thấy đói bụng và khát, bạn sẽ thấy một vại bia hơi ướp lạnh và một nhúm lạc rang húng lìu thú vị biết chừng nào.
Bãi bia Thái Hà không phải là không gian của bia. Làm sao còn hương vị bia trong hơi nước vừa cay vừa nồng nghi ngút bốc lên từ nồi lấu trên bàn, các món thịt rán thịt nướng còn xèo xèo mỡ, trong khói thuốc lá mù mịt… Thái Hà có thể là không gian của lễ hội Bia hơi Hà Nội truyền thống chẳng hạn, nghe có vẻ hợp lý hơn. Nhưng trước hết phải đẹp đẽ, trật tự và vệ sinh cái đã.

***
Sài Gòn cũng vô khối quán bia hơi. Trước đây còn có cả quán bia hơi đối chứng nổi tiếng của Nhà máy bia Sài Gòn, góc Hai Bà Trưng-Tôn Đức Thắng, quận 1. Bia hơi bình dân quán Cây Trúc, đường Lê Quí Đôn, quán Hội Văn nghệ trên đường Trần Quốc Thảo, quận 3. Sang hơn có bia tươi Tiệp quán Hoa Viên tên tuổi trên đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1. Bia hơi cạnh sân quần vợt Lan Anh, quận 10. Bia hơi Đức nữa…Nhưng thời bây giờ, chỉ cái sự ngon thôi, chưa chắc đã nên một cuộc nhậu.
Tôi và một anh bạn gốc Hà Nội thường rủ nhau đến quán bia hơi Hà Nội trên đường Hồng Hà, quận Tân Bình, gần sân bay Tân Sơn Nhất. Quán rộng rãi, lão chủ quán vui tính, rất sành bia, nói chuyện về bia quên cả phục vụ khách. Những câu chuyện tiếu lâm hiện đại sinh ra bên những vại bia thời khốn khó lão kể vanh vách, cười chảy nước mắt.
Lão cũng có bộ râu xồm, hệt như bộ râu của cái lão đã “ nhìn đểu” tôi cách đây mấy chục năm ở nhà ăn Toa xe đường sắt, góc phố Khâm Thiên. Có khi chính lão “nhìn đểu”, chứ còn ai nữa?
Có thể lắm chứ!…
Sài Gòn, tháng 1.2009


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Chín 25, 2010, 12:44:01 AM
Lục bát ở quán bia hơi...

 

Thế là công việc xong rồi!

Thở phào ta kéo ra ngồi quán bia

Ồn ào náo nhiệt thế kia

Bình dân phải quán vỉa hè mới vui

Giữa nắng gió với đất trời

Nào ta nâng cốc tự mời mình đây

Mặc cho ai tỉnh ai say

Ta xin cạn vại bia này cùng nhau

Uống đi cho hết buồn rầu

Cho niềm vui ở thật lâu với mình!

Đầy vơi đâu chỉ nghĩa tình

Mượn bia say khướt mãi hình bóng ai.

Mùa hạ 2000
Đặng Vương Hưng


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: uyennd72 trong Tháng Mười Một 14, 2010, 03:02:58 PM
SỰ TÍCH BIA CHỈ

Em thì không bia rượu, nên không mấy rành về cái khoản bia bọt này.
Nhưng có một câu chuyện có liên quan tới bia, mà tới giờ em còn buồn cười.
Nguyên là có một chuyến công tác đi hội chợ thủy sản quốc tế Brussel _Bỉ, em cùng 2 ông Sếp tháp tùng đoàn Việt Nam đi.
Mang tiếng đi nước ngoài rất là sang, nhưng em chỉ ăn toàn mì gói với tôm khô, vì đồ ăn khó ăn & phải làm việc liên tục tới 9 giờ đêm.
Sau khi về KS, 2 ông sếp em do trái múi giờ nên không ngủ được, vậy là rủ nhau đi uống bia vả bỏ em ở lại KS.
Nhưng BỈ là xứ sở có trên 1000 loại bia tự nấu, và họ bảo thủ tới mức chỉ nói tiếng Pháp.
Ông Sếp giám đốc tiếng anh khá giỏi nhưng hỏi người chủ quán không trả lời, dù họ hiểu.
Vậy là 2 ông ngó sang bàn bên chỉ đại một người đang uống một ly bia cao màu đỏ. Vậy là ông chủ quán tươi cười mang ra ngay. (sau này theo lời ông kể lại thì bia khá ngon)
Môt lúc sau, 1 cô gái thân hình bốc lửa bước vào nói 1 tràng tiếng Pháp dài, người chủ bưng ra cho cô một ly bia màu hồng rất đẹp.
Thấy vậy, 2 ông Sếp liền chỉ theo và ra dấu 3 ly mỗi người.
khi bia được mang ra, 2 Sếp vừa hớp vào một hớp thì nước mắt tuôn ra vì nó chua không chịu được, nhưng ba ly thì sao uống hết, đành gọi điện về KS cầu cứu gọi người ra uống tiếp.
Sau khi về 2 ông Sếp dấu biệt, nhưng không may sau đó có người đi uống dùm hôm đó làm rò rỉ thông tin,
sự tích "bia chỉ" ra đời từ đó trong ngành thủy sản.


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Mười Một 16, 2010, 05:28:26 PM
RỘNG LỚN ...như thể nước NGA...

QUÁN BIA...nhộn nhịp ...kẻ RA...người VÀO....

ÍT DÂN ...như thể nước LÀO...

QUÁN BIA ...cũng có ...kẻ VÀO ...người RA...

NỬA kia...trái đất....CU-BA.....

QUÁN BIA....khách cũng....RA RA...VÀO VÀO...

NƯỚC nào chẳng giống nước nào....

CÓ BIA...là có ....kẻ VÀO ....người RA....

TỰ HÀO nhất VIỆT - NAM ta...

QUÁN BIA ...chật Ních....kẻ RA...người VÀO

(st)


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: unghoadaphu trong Tháng Mười Một 17, 2010, 06:05:14 PM
Copy trên NET nè

Làm thơ là phải có mồi
Có xoong có chảo, có nồi lẩu cơ...
Nhậu xong thơ phú phất cờ
Nguội rồi thơ lại phải chờ... lần sau!

Linh Linh


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Mười Hai 04, 2010, 03:53:42 PM
Chuyến ‘du lịch bia’ khó quên ở Việt Nam

Bài viết cập nhật lúc: 04:49 ngày 03/03/2010

Lần đầu tiên tới Việt Nam, sự đa dạng về các loại bia địa phương làm du khách người Mỹ Russ Juskalian thấy sửng sốt. Ông chia sẻ, dường như mỗi thành phố lại có một loại bia của riêng mình như bia Cần Thơ, bia Thái Bình, bia Sài Gòn, bia Hà Nội, bia Huế… và loại nào ngon nhất sẽ tùy thuộc vào việc bạn hỏi ai và hỏi ở đâu…

Xin giới thiệu bài viết của tác giả Russ Juskalian đăng trên tờ New Yorks Times:

Tuy nhiên, những năm gần đây, văn hóa bia của Việt Nam đã thay đổi đôi chút, đó là vừa tiếp nhận những phong cách bia truyền thống của châu Âu, vừa phát triển loại bia đặc trưng và độc nhất ở Việt Nam, đó là bia hơi. Bia hơi rất phổ biến đối với 4 triệu lượt khách tới thăm Việt Nam mỗi năm, uống bia hơi trên đường phố Hà Nội đã trở thành “biểu tượng” du lịch.

Bắt đầu “chuyến phiêu lưu bia” dọc theo đất nước dài và mảnh dẻ này, tôi đã được thưởng thức rất nhiều hương vị bia, khiến tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đầu tiên là những thương hiệu bia “đậm chất” nước ngoài nhưng lại phảng phất hương vị nhiệt đới, như bia vàng, loại bia tươi “lai” giữa hai phong cách Czech và Munich. Tiếp đến là bia đen, có vị đắng hơn với hương vị mạch nha hòa cùng đường caramel tuyệt ngon.

Hương vị châu Á cho bia châu Âu

Sự bày trí ở đây giống bất kỳ một vườn bia điển hình ở trung tâm châu Âu, với những dãy bàn gỗ dài đã biến màu và nồng đậm mùi bia, những cốc bia lớn xếp hàng trên giá kim loại cùng những thùng ủ bia làm từ đồng thau. Nhưng trong một buổi chiều nắng ấm vào tháng 2 này, tôi không ở Plzen hay Munich hay Bruges. Tôi đang thưởng thức hương vị bia tại Hoa Vien Bräuhaus, TP HCM của Việt Nam.

Không khí ẩm ướt, xung quanh rì rầm những cuộc trò chuyện với một giọng miền Nam du dương. Điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng thích thú. Người hình thành nên Hoa Vien đến từ Cộng hòa Czech nhưng nơi đây không chỉ thu hút khách du lịch nước ngoài mà còn là chỗ quen của nhiều công chức Việt Nam, những người đàn ông trong trang phục sơ mi lịch lãm với thẻ nhân viên còn đeo trước ngực, cùng nhau tán gẫu sau khi nhấm nháp những cốc bia lớn.

TP HCM là nơi quy tụ nhiều phong cách bia châu Âu nhất, hầu hết tập trung ở quận 1. Xu hướng này bắt đầu lớn mạnh từ năm 2001 khi Hoa Vien xây dựng một nhà hàng kiểu châu Âu với sự giúp đỡ của các chuyên gia Cộng hòa Czech. Các nhà hàng khác bắt đầu tiếp nối, cố gắng chen chân vào thị trường bia nội truyền thống vốn “thống trị trong nhiều năm qua, ít nhất là từ năm 1890 (đó là năm nhãn hiệu Habeco, giờ đã trở thành công ty Nhà nước, ra đời), được phục hồi lại từ sau chiến tranh vào những năm 1960 và giờ đây sản xuất ra 2 tỷ lít bia mỗi năm.

Ảnh hưởng của châu Âu hiện hữu rất rõ ở hai quán bia khác ở TP HCM mà tôi đã đặt chân tới. Đó là, Nguyen Du Brauhof, một nhà hàng nhỏ, ở ngoài trời, phục vụ bia Adler Bräu cùng các món ăn Đức như schweinshaxe và món truyền thống Việt Nam như lươn hay cá chình. Và dọc theo phố từ Nhà hát TP HCM là nhà hàng bia Lion, cũng mang phong cách Munich, với những bức tranh về lễ hội bia Oktoberfest truyền thống.

Từ TP HCM, tôi bay tới Nha Trang, thành phố biển nổi tiếng của Việt Nam. Tôi đã nghe nói bia ở đây là tổng hòa của nhiều phong cách, từ cổ điển bắc Âu chuyển hóa thành hương vị nhiệt đới đặc trưng của Đông Nam Á. Đầu tiên, tôi yêu cầu bia Crystal Ale, làm từ quả lạc tiên và quả chôm chôm, một loại quả nhiệt đới gần giống với quả vải. Nó có vị gần giống với mật ong, với mùi hoa đậm và vị đắng nhẹ. Tiếp đến, tôi chọn Passion Fruit Witbier theo phong cách Bỉ. Loại bia này đã được người dân địa phương “cải biên” đôi chút, trộn lẫn với cây rau mùi, cam và cây hoa bia nhập khẩu. Passion Fruit Witbier kết hợp với một lát chanh nhắc tôi nhớ tới loại rượu nổi tiếng của Bồ Đào Nha. Một sự kết hợp tuyệt vời ở vùng biển thiên đường này.

“Nét duyên thầm” của bia cỏ

Một chuyến “du lịch bia” ở Việt Nam sẽ thật thiếu sót nếu không tới Hà Nội để uống thử loại bia dành cho tất cả mọi người, bia hơi. Với mức độ tiêu thụ “khủng khiếp”, từ tầng lớp giàu có cho tới công nhân lao động, bia hơi, hay có thể gọi là bia cỏ, là loại bia chưa tiệt trùng, ủ men trước khi mặt trời mọc và thường uống hết trước khi mặt trời lặn. Hình ảnh những người đàn ông đi đưa bia bằng xe máy đã trở nên quen thuộc, từ những thùng bia lớn tới 100 lít cho tới những bình nhựa nhỏ hơn. Đa số bia hơi được sản xuất từ ba nhà máy bia lớn ở Hà Nội.
Những chiếc xe máy chở bia giao cho khách đã trở nên quen thuộc.

Đi bộ quanh những con phố nhỏ và hẹp ở Hà Nội, có thể nhìn thấy các quán bia hơi nhỏ ở mọi ngóc ngách với cách bày trí hết sức đơn giản: những chiếc bàn nhựa cao đến đầu gối, bao xung quanh là ghế nhựa thấp hơn, tất cả đều quay ra ngoài phố. Những người bán hàng rong thường chào hàng ở những quán bia hơi như vậy với các món ăn đơn giản như thịt nướng, mực khô, bánh bao nhân thịt và bún, phở.

Tôi đã chọn ra cho mình hai địa điểm bia hơi tốt nhất ở thành phố, đó là 22 Hàng Tre và 19C phố Ngọc Hà. Bia ở đây thường ít vị đắng, nhẹ và phảng phất mùi thơm của rơm và gạo. Tôi lựa chọn góc bia hơi giữa Lương Ngọc Quyến và phố Tạ Hiện, một ngã ba chuyên về “bia cỏ” nổi tiếng dành cho khách du lịch nước ngoài.

Chỉ với 3.000 đồng (tương đương 16 cents) một cốc - mức giá không hề đắt, thậm chí còn “rẻ hơn nước lã”, người Việt Nam có thể uống thử thoải mái trước khi quyết định chọn “quán ruột” cho mình. Ngoài ra, bia không chỉ là một khía cạnh khiến góc phố này trở nên phổ biến hơn các phố khác mà chính những con người thú vị, đông đúc ngày ngày qua đây đã tạo sự thu hút cho du khách.
Những quán bia hơi ở góc phố phục vụ nhiều tầng lớp người dân đã để lại ấn tượng sâu sắc cho khách du lịch nước ngoài đến Hà Nội.

Ngày cuối cùng nóng bức ở Hà Nội, tôi ghé thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dừng chân ở một quán bia hơi gần đó. Ngồi trên chiếc ghế nhựa, tối có dịp quan sát những người bán hàng rong trên phố với hai gánh hàng hai bên trên đôi vai gầy, xe máy đi lại như mắc cửi và người dân mua bán ồn ào. Cuối cùng, tôi cũng tự mình vượt qua được những con phố đông đúc ở Hà Nội và trở lại khách sạn. Sau những trải nghiệm thú vị về văn hóa bia sôi nổi ở Việt Nam, tôi cảm thấy có chút gì đó luyến tiếc khi phải đóng gói hành lý trở về.

Theo www.baodatviet.vn


Tiêu đề: CHIẾC CỐC VẠI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Mười Hai 29, 2010, 11:21:20 AM
CHIẾC CỐC VẠI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

 Cái cốc thủy tinh có ở Việt Nam từ bao giờ? Cốc vại Hà Nội ở đâu ra? Ngày nay bia Hà Nội không thiếu. Đâu đâu cũng nhan nhản bia hơi đủ kiểu, đủ loại. Duy chỉ có chiếc cốc vại đựng bia hơi của người Hà Nội là vẫn trường tồn với thời gian. Người uống bia vẫn ngày ngày cụng ly bằng những chiếc cốc vại xù xì thô kệch muôn thuở rất đặc trưng Hà Nội.

          Sống trong thời đại tin học, người Hà Nội bây giờ đã quen với các thông tin bằng hình ảnh. Để tìm biểu trưng cho Hà Nội, người ta thi vẽ lô gô Hà Nội và rồi hình Khuê Văn Các vẽ từ bên Pháp được chọn làm biểu trưng cho Thủ đô ngàn năm văn hiến. Chọn lô gô biểu trưng cho Câu lạc bộ ẩm thực Việt Nam, chúng tôi chọn hình cái niêu đất có từ thời văn hóa Đông Sơn cổ xưa. Còn biểu trưng cho ẩm thực Thăng Long là cái gì? Có thời, Công ty Ăn uống Hà Nội đã chọn hình chiếc cốc vại đặt bên cái bát đang nghi ngút bốc khói. Có lẽ vị họa sỹ nào đó muốn chọn hình ảnh của vại bia hơi và bát phở Hà Nội chăng?

          Ừ nhỉ, phở Hà Nội thì quá rõ rồi. Biết bao nhà ẩm thực học Hà Nội của nhiều thế hệ đã luận bàn, ngợi ca về món phở dân tộc đậm đà bản sắc Hà Nội. Còn Bia hơi? Bia rõ ràng là thức uống ngoại lai nhưng trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay, chẳng có nước nào dám độc quyền cho bia là sản phẩm riêng của mình. Người Hà Nội cũng có thể tự hào mà nói rằng bia hơi là một trong những thức uống đậm đà bản sắc của dân Hà Nội. Nhiều người đã ví: người nông dân Việt hiền lành chất phác như củ khoai, củ sắn. Củ sắn, củ khoai, củ mỉ cù mì đâu có phải là cây gốc Việt, mà nó là cây từ châu Mỹ nhập vào đấy chứ. Vậy nếu nói bia hơi là thức uống của người Hà Nội thì có sao đâu. Vả lại, đố ai có thể tìm ra nơi nào trên trái đất này người ta làm ra và sử dụng bền lâu như những vại bia hơi của người Hà Nội đấy.

          Tôi nói cũng không ngoa. Cách đây ngót chục năm, anh bạn Jeffrey người Mỹ của tôi là một nhà nghiên cứu cổ sinh vật học có tiếng và cũng là tay sành bia có hạng đến làm việc với nhau ở Hà Nội. Việc xong, cả nhóm kéo nhau đi uống bia bên gốc cây si gần nhà hát lớn. Cả hội say khướt vì vị men bia đặc biệt Hà Nội mà theo anh bạn tôi thì nó chẳng kém bất kỳ một loại bia nào trên thế giới. Thế nhưng ở đây có một thứ mà chẳng nơi nào có được. Đó chính là chiếc cốc vại thủy tinh dầy, xanh xanh, trăng trắng, đùng đục sần sùi, cầm thì nặng tay, thành cốc đổ mồ hôi lạnh toát. Có thể nhìn rõ lớp bọt bia trắng xốp phồng trên miệng, những dòng tăm sủi bọt liên tục theo nhau nổi lên từ đáy cốc. Tha hồ nâng lên hạ xuống, chạm cạch cạch, canh cách liên tục thoải mái mà không sợ vỡ. anh bạn tôi may mắn xin được chị bán hàng người Hà Nội tươi trẻ một chiếc cốc vại Hà Nội đem về xếp cạnh mấy chục loại cốc bia của đủ các hãng bia khác nhau trên thế giới. Cho đến bây giờ, anh vẫn luôn tự hào về hiện vật độc đáo mang đậm màu sắc Hà Nội này trong bộ sưu tập độc nhất vô nhị của anh trên đất Hoa Kỳ.

          Có một lần, biết tôi là dân bia Hà Nội sang, nhóm bạn ẩm thực Pháp rủ tôi đi thưởng thức trong một quán bia bình dân ở Paris. Quen lối ăn uống xuềnh xoàng bình dân như còn ở Hà Nội, tôi bảo hãy chọn một cửa hàng nào uống bia hơi thôi (tôi nghĩ uống bia chai, bia lon thì đắt tiền, vả lại tôi cũng thích uống bia hơi hơn bia chai hay bia lon). Khi vào đến quán mới vỡ lẽ rằng bên Pháp cũng như ở nhiều nước khác, với cùng một mác bia, thì giá của bia hơi tươi là đắt hơn cả. Bia chai và bia lon chỉ thuận lợi cho việc đi picnic hay cất trữ trong nhà, giá lại rẻ hơn và chưa chắc uống đã sang hơn bia hơi. Người ta đem cho tôi một bảng danh mục các loại bia hơi có trong cửa hàng to gần bằng nửa chiếc chiếu nhỏ với tên và giá của đủ các loại bia trên thế giới, trông hoa cả mắt và giá thì đắt khủng khiếp nếu so với bia hơi ở ta. Tôi tò mò muốn nếm thử mỗi loại một chút cho biết cái vị của các loại bia xem sao. Thật lạ lùng là cứ mỗi loại bia được gọi ra thì người hầu bàn lại rót vào một loại cốc riêng với nhãn hiệu và kiểu cốc của hãng bia được gọi cùng chiếc đế lót cốc bằng các tông dày in lô gô của chính loại bia khách thưởng thức. Thì ra ở đây, chiếc cốc uống bia được coi như màu cờ, sắc áo của từng loại bia. Thấy người nâng cốc là biết ngay họ đang uống bia gì, của hãng nào. Có điều đáng chú ý là tuy hình dạng, nhãn hiệu các loại cốc có khác nhau nhưng cốc bia bao giờ cũng được đong rất cẩn thận. Bia rót vào vại đầy bọt sùi lên có ngọn, người rót bia còn dùng một cái gạt gạt ngang cốc và chờ cho lớp bọt trên tan đi lại tiếp tục rót thêm cho thật đầy. Rót đủ, rót đầy, rót chính xác, rót không thiếu một ly, một giọt là tư cách, là đạo đức của mỗi người bán hàng, của từng hãng bia, từng nhà hàng mà đâu đâu người ta cũng hết sức tôn trọng.

          Hóa ra cùng là bia cả nhưng ở mỗi nơi, mỗi chỗ, cách uống, cách bán hàng và cả cái thú uống trong cốc loại gì cũng chẳng giống nhau. Chẳng cứ gì Việt Nam Hà Nội khác với bên Mỹ, bên Pháp. Cứ đem so cách uống bia hơi và cái cốc uống bia hơi của người Hà Nội với người Sài Gòn và các tỉnh cũng đã khác nhau nhiều lắm rồi. Tỷ mỷ hơn nếu đem so sánh những chiếc vại bia của từng nhà hàng ở ngay Hà Nội thôi, chắc chắn bạn sẽ có được những điều bất ngờ vô cùng thú vị. Chính vì thế, tôi phải tò mò tìm lại lai lịch của cái cốc vại Hà Nội xem sao.

          Cái cốc thủy tinh có ở Việt Nam từ bao giờ? Cốc vại Hà Nội ở đâu ra?

          Không biết thì hỏi. Tôi gọi điện cho giáo sư Trần Quốc Vượng:

          -Thưa cụ, từ cái cốc có trong tiếng Việt ta là ở đâu ra ạ?

          Cụ trả lời ngay:

          - Ồ, từ chữ "Cup", do các giáo sĩ Tây Phương đem vào trong thế kỷ XVIII ấy mà.

          Tôi cũng đã nghĩ đến chữ "Cup" hay chữ "Cocktail" trong tiếng Anh nhưng chưa dám tin ngay vì cho rằng dân ta chịu ảnh hưởng từ tiếng Pháp là chính chứ tiếng Anh vào ta hẳn là muộn hơn. Cái tách uống trà hay cà phê thì ta mượn từ chữ "tasse" của tiếng pháp. Còn cái cốc thủy tinh người Pháp gọi là "verre". Nếu bắt chước từ tiếng Pháp thì phải gọi là ve, sao lại gọi là cốc?

          Chưa tin ngay ở lối giải thích này, tôi lại quay số hỏi nhà ngôn ngữ học Lý Toàn Thắng.

          Ông Thắng bị tôi đặt câu hỏi bất ngờ nên trả lời "Tớ không rõ lắm nhưng nếu muốn biết nó có gốc từ chữ Hán hay không thì ông nên hỏi ông Vương Lộc, chuyên gia đầu ngành bác ấy sẽ giải thích cho".

          Bác Lộc cho biết "cái cốc không có gốc từ chữ Hán mà có lẽ từ chữ "Cup" của phương Tây. Trong tiếng Việt chỉ có từ chén thôi".

          Tôi nhớ có lần trao đổi với chị Xuân là người Mường, gốc ở Hòa Bình thì trong tiếng Mường cũng chỉ có từ cái chén để chỉ chén rượu, chén nước.

          Trao đổi lại với anh Thắng: "Cụ Vượng đã cho mình biết chữ cốc là từ chữ "Cup" của tiếng Anh mà ra và do các cha cố đem vào từ thế kỷ XVIII". Anh Thắng khuyên: "Cậu thử tra từ điển Bồ Đào Nha xem sao vì thời đó, các giáo sĩ đến Việt Nam đều dùng tiếng Bồ Đào Nha”.

          Bí quá, kiếm đâu ra từ điển Việt-Bồ bây giờ? Chợt nhớ ra giáo sư Rùa học Hà Đình Đức, người có công nhiều trong việc chăm sóc cụ rùa ở hồ Hoàn Kiếm của đất Thăng Long. Ông Đức đã có thời đi gõ đầu trẻ ở Ăng Gô La bằng tiếng Bồ hẳn là ông phải biết. Tôi gọi ngay đến ông Đức.

          Đột nhiên bị "bỏ bom", ông ậm ừ: "Lâu quá chẳng dùng đến tiếng Bồ, quên sạch cả rồi. Thôi được, để tra từ điển, tìm ra mình sẽ gọi lại nhé!".

          Mấy phút sau, tôi nhận được kết quả: "ồ đây rồi! Chữ cốc trong tiếng bồ viết là COPA và cũng đọc là Cô pa!"

          Bắt chước các tay làm khoa học láu cá chuyên thuổng của người này người nọ mỗi người một tý rồi thêm vào cái chữ ký, thế là có một công trình! Tôi thử làm cái việc chắp gắn xem sao. Tuy nhiên, khác bọn họ, mượn ý của ai tôi cứ xin trình cho rõ.

          Từ cốc có nguồn gốc từ châu Âu đưa vào, không phải là từ gốc Việt hay Mường (ý của Cụ Vượng, ông Vương Lộc, cô Xuân).

          Cốc vào Việt Nam cùng với các cha cố trong thế kỷ XVIII (Cụ Vượng).

          Các cha cố đầu tiên vào Việt Nam là người Bồ Đào Nha và dùng tiếng Bồ (Ông Thắng).

          Trong tiếng Bồ chữ cốc viết là Copa, đọc là Cô pa (Ông Đức)

          Tôi tạm nêu giả thuyết: "Cái cốc thủy tinh được du nhập vào đời sống, văn hóa Việt Nam chí ít cũng từ thế kỷ thứ XVIII. Đầu tiên có thể do các giáo sỹ phương Tây người Bồ Đào Nha đưa vào. Chiếc cốc tiếng Bồ gọi là Cô pa, sau đó người Việt Nam ta gọi chệch đi thành là cái cốc. Từ "cốc vại" sau này chính là để chỉ cái cốc lớn dùng để uống bia hơi phổ biến trong nhiều năm ở Hà Nội, khác với những cốc uống nước ngọt hay uống chè, uống thạch có kích thước nhỏ hơn".

(Còn nữa)


Tiêu đề: Re: BIA CỦA MỘT THỜI
Gửi bởi: Tiêu-diêu trong Tháng Mười Hai 29, 2010, 11:21:36 AM
          Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội trong một gia đình trung lưu bình thường. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ trong nhà tôi đã có cốc thủy tinh. Có điều là những loại hình cốc trong nhà cũng có những đổi thay theo từng năm tháng. Vào những năm 50, trong nhà tôi chỉ dùng có vài chiếc cốc thủy tinh. Đó là một, hai chiếc cốc Tây bằng thủy tinh trong suốt khá dày, thành thấp mà nhà tôi dùng để uống nước lọc. Trong tủ, bố tôi còn có một bộ sáu chiếc cốc pha lê có viền vàng ở gần miệng cốc. Bộ cốc này năm thì mười họa mới được bố tôi đem ra dùng khi có khách quý đến chơi. Loại cốc này thường được dùng để pha nước chanh đá mời khách uống trong mùa hè. Sau này, vào những năm 60, ở Hà Nội xuất hiện nhiều loại cốc hơn. Có nhiều loại cốc được đúc khuôn bằng cách nấu chảy các mảnh thủy tinh vỡ rồi đúc, thổi thành nhiều loại sản phẩm thủy tinh khác như bình dầu đèn, ống thông phong, lọ mực... Những loại cốc và đồ thủy tinh rẻ tiền này được bán buôn ở chợ Bắc Qua và có ở khắp các chợ nội ngoại thành, các tỉnh. Trong số các loại cốc này, đáng chú ý là một loại cốc thủy tinh dáng cao, bên thân có gờ dọc phần gần miệng không có gờ và nhẵn. Đáy cốc hơi thu lại. Thủy tinh có màu xanh lá cây nhạt hoặc trắng và có nhiều bọt. Loại cốc này thường dùng ở các quán nước chè tươi pha đường hay bán thạch đen, thạch trắng trong các quán giải khát, các gánh hàng rong. Có thể nói đây là tiền thân của những chiếc cốc vại bán bia sau này.

          Trong những năm 70, 80, nhiều người Việt Nam có cơ hội đi học tập và lao động ở nước ngoài, họ gửi về nhiều thùng đồ từ Tiệp Khắc, Liên Xô... với đủ loại cốc chén khác nhau. Có những loại cốc chén pha lê cao cấp gửi về tận xứ Bô Hêm bên Tiệp Khắc hay những chiếc cốc thủy tinh trắng trong đúc khuôn rất chính xác được đóng gửi về từng thùng tận Liên bang Xô Viết và bán đầy ngoài chợ. Sau này, người ta còn nhập về hàng loạt các cốc thủy tinh dày có tay cầm làm đúng kiểu cốc uống bia sản xuất từ Trung Quốc và cả loại cốc uống bia làm bằng nhựa trong, bằng sứ men nâu....Lạ thay, nhiều loại cốc tiện dụng có dung tích chính xác và đẹp như thế nhưng hầu như những loại cốc này vẫn không được thị trường bia hơi Hà Nội chấp nhận. Tôi thì chúa ghét dùng loại cốc nhựa có quai làm giả pha lê. Cầm nhẹ tếch và khi chạm cốc nó tịt như người bị bịt mũi mà chào hỏi nhau. Bia có ngon đến mấy mà uống trong cái cốc nhựa kiểu này thì cũng coi như hỏng. Người ta vẫn chỉ ưa dùng loại cốc vại thủy tinh bọt thô cổ truyền và dung tích thì cực kỳ uyển chuyển.

          Vào khoảng giữa những năm 60 của thế kỷ trước, khi nhà máy bia Hà Nội được phục hồi với sự giúp đỡ của công nghệ nấu bia Tiệp Khắc, cả Hà Nội và cả miền Bắc lúc đó duy có nhà máy bia trên đường Hoàng Hoa Thám là sản xuất ra bia. Bia thời đầu chỉ có mấy nhãn mác như bia Hữu Nghị, bia Trúc Bạch, bia Hà Nội... Những loại này đều đóng chai. Riêng bia hơi thì được đóng vào trong thùng thép và vận chuyển đến các đại lý nội thành. Thoạt đầu, bia bán có bơm ga CO2, do người uống chưa quen nên lượng tiêu thụ còn ít lắm. Người ta phải quảng cáo uống bia có nhiều chất bổ. Bán bia uống lẫn với đường, với si rô cho có vị ngọt, át đi cái vị đắng của hoa Hublông, cái vị không thể thiếu và đặc trưng của bia mà lúc đầu người tập uống chưa quen. Vì tập uống nên người ta chưa uống nhiều và cái cốc thủy tinh nhỏ dùng để uống thạch, uống chè tươi được đem dùng để uống bia trong các cửa hàng mậu dịch. Không hiểu sao khi nhập dây chuyền sản xuất bia vào Hà Nội, người ta nhập cả máy móc, chai lọ nhưng lại không nhập luôn cả các loại cốc và kiểu dáng cốc như kiểu Châu Âu nhỉ?

          Dân uống bia ở Hà Nội dần dần ngày một đông lên, cung không đủ cầu. Người uống thì đòi hỏi một lượng bia cho mỗi lần uống một cao hơn. Thế là trên thị trường bia hơi Hà Nội bắt đầu xuất hiện chiếc cốc vại với dung tích ban đầu là nửa lít và giá bán là 3 hào một vại.

          Thời chiến tranh, bao cấp, cảnh xếp hàng chen chúc để mua bia, uống bia diễn ra hàng ngày. Người ta ngồi xổm trên vỉa hè, trên nắp hầm phòng không để uống bia và xung quanh la liệt những cốc vại. Cả bãi bia như một bãi chợ ngổn ngang những cốc và chút đồ nhậu sơ sài. Nhiều lúc cốc vại thiếu, người xếp hàng phải tự đi nhặt cốc, tráng cốc và xí cốc để khi xếp hàng đến lượt thì có thể mua được. Có người xếp hàng mua bia mất hàng tiếng đồng hồ. Mua được tích kê rồi nhưng khi đến cổng rót bia mà không xí được dăm chiếc cốc vại thì coi như nghỉ uống.

          Thời bao cấp, bia chai Hữu Nghị, Trúc Bạch chỉ dành bán cho một vài loại sổ đặc biệt trong cửa hàng cung cấp đặc biệt với giá ưu đãi đặc biệt. Chẳng hiểu những người đặc biệt uống những thứ bia chai đặc biệt này dùng loại cốc đặc biệt nào để mà thưởng thức? Ngoài quán bia hơi thì đủ loại người từ phó mộc, phó nề, phó cạo, thợ máy, xích lô, ba gác, tài xế, bộ đội cho đến nghệ sỹ, phó tiến sỹ, phó giáo sư, phó nháy, phó đạo diễn, phó quay phim và nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa lớn của Hà Nội vẫn bình đẳng cùng nhau ngồi xổm, ngồi bệt trên những bãi bia mậu dịch dân gian và tất cả đều uống chung một loại bia, một kiểu cốc vại thô kệch như nhau. Chẳng ai hơn ai.

          Trên bãi bia thời chiến, thời bao cấp, người ta gặp những bạn văn kéo đến bàn chuyện văn chương thế sự, trò hầu chuyện thầy, người đi công tác tỉnh xa tranh thủ tạt về Hà Nội gặp gỡ bạn bè và cả những đôi tình nhân thời chiến ở Hà Nội. Có lần tôi đã gặp hai cô cậu ngồi bên mấy vại bia. Lạ thay, có đến mấy chiếc cốc vại mà họ chỉ thay nhau uống chung một cốc. Người Hà Nội không có thói quen ôm hôn nhau ngay trên đường phố như ở nhiều nước Âu Mỹ. Hình như đôi tình nhân nọ muốn trao gửi những nụ hôn ngầm nồng thắm gián tiếp qua thành vại bia thủy tinh xù xì mộc mạc chăng? Một kiểu giao duyên ẩm thực độc đáo hiếm thấy kiểu Hà Nội?

          Ngày nay bia Hà Nội không thiếu. Từ chỗ bia mới ra đời phải mời chào, quảng cáo đến chỗ bia khan hiếm phải xếp hàng, chen chúc nằn nỉ, xin xỏ mới mua nổi cốc bia, rồi đùng một cái, sau thời đổi mới, nhà máy bia công, tư mở ra như nấm khắp ba miền Nam Bắc. Đâu đâu cũng nhan nhản bia hơi đủ kiểu, đủ loại. Duy chỉ có chiếc cốc vại đựng bia hơi của người Hà Nội là vẫn trường tồn với thời gian. Người uống bia vẫn ngày ngày cụng ly bằng những chiếc cốc vại xù xì thô kệch muôn thuở.

          Có người cười mà nói rằng: "Các cụ chẳng đã có câu "Bình cũ, rượu mới" là gì? Thì rõ ràng là có nhiều loại bia mới nhưng cốc đựng bia vẫn là chiếc cốc vại cũ đó thôi? Cái cốc vại chính là bản sắc văn hóa ẩm thực của Hà Nội còn gì nữa"

          Tôi chẳng tin. Cái gì tồn tại được thì phải có cái hợp lý của nó chứ? Vậy là tôi thử đi tìm cái "hạt nhân hợp lý" trong chiếc cốc vại xù xì của bia Hà Nội xem sao.

          Ừ, cốc bia thì phải lớn. Dân uống bia mấy ai nhâm nhi. Đời thủa nhà ai lại đi uống bia trong cái chén hạt mít bao giờ. Vại là loại cốc lớn chỉ để uống bia. Hợp lý quá đi chứ!

          Uống bia phải có bạn có bè, có không khí, phải nâng lên, hạ xuống liên tục mới vui chứ. Chẳng lẽ lại chạm cốc bằng cái cốc nhựa mỏng tanh nhẹ bỗng à. Phải dùng cốc vại thủy tinh mới chạm thoải mái, mới vui!

          Bia hơi phải giữ lạnh. Cốc vại vừa dày, có bọt lại là thủy tinh nên dùng cốc vại để uống bia thì còn gì cho bằng?

          Cốc vại làm từ thủy tinh tái chế. Nhỡ cốc có vỡ bỏ vào lò nấu lại có cốc mới. Tuyệt vời! chẳng lo ô nhiễm môi trường như những vật liệu lâu hủy và không tái chế được. Ai dùng cốc vại là người có ý thức bảo vệ môi trường!

          Giá thành một chiếc cốc vại ngoài chợ chỉ ngót nghét ngàn bạc, không bằng một lần gửi xe. Ôi rẻ quá! có lỡ tay đánh vỡ dăm chiếc cốc thì cũng chẳng thiệt thòi gì. Nhà hàng nào mà chẳng thích.

          Còn một điều "vô cùng hợp lý" và cũng "vô cùng bất hợp lý" nữa mà tôi xin cứ xổ toẹt ra đây là cái cốc vại tuy to mà lại nhỏ. Trông to như thế nhưng thủy tinh lại rất dày, chẳng theo một khuôn khổ nào cả. Bạn đã ăn nem chua, bánh gai bao giờ chưa? Trông cái nem, cái bánh thì to thế nhưng bóc hết vỏ độn thì phần ruột chỉ nhỉnh hơn cái kẹo bột hay cái lưỡi mèo. Vậy mà ai cũng thích chọn của to. Thế thì cứ độn cho to. Cái cốc vại trông to thế nhưng lượng bia chứa trong bụng cốc chẳng đáng là bao. Không tin xin cứ đong thử thì biết.

          Tất cả mọi điều đều hợp lý nên nó mới tồn tại. Riêng điều cuối cùng này, nó chỉ hợp lý với người bán hàng chứ với chúng tôi, những người bạn thân thiết của bia hơi Hà Nội, nó chẳng hợp lý chút nào. Thật vô lý mà nó vẫn cứ tồn tại, trái với mọi quy luật của sự tiến bộ.

          Ôi, cuộc sống trầm luân ngót bốn chục tuổi đời của cái cốc vại Thăng Long, Hà Nội cũng thú vị lắm thay!

          Tạm kết:

          Đông Đô - Thăng Long - Hà Nội mến yêu của chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới, bước vào ngưỡng cửa của năm 2000, ngót nghìn năm tuổi.

          Đã vĩnh viễn qua rồi cái cảnh cô dâu, chú rể muốn làm giấy tờ hôn thú phải nộp tờ biên lai xác nhận đã mua của nhà nước Bảo hộ một két rượu cồn Phông Ten. Cũng vĩnh viễn qua rồi cái thời mà cái ăn, cái uống của con người Hà Nội nhất nhất đều do Thương nghiệp Quốc doanh hoạch định. ô tem số mấy mua gì? từ lạng đường trắng, đường vàng, lít nước chấm chua loét cho đến mớ rau, con vịt.... Mụ bán bia ban cho mấy vại thì được uống từng ấy. Bia kèm nộm thiu, lạc ỉu...Muốn uống mặc nhiên phải chấp hành bằng chính tiền thật của mình. Cái thời mà ai đánh mất sổ gạo, tem phiếu thì mặt đần ra vì đã mất thì nhịn ăn, nhịn uống. Có thế thôi! Vì thế mới có câu: "Đần như mất sổ gạo! Đần như mất tem phiếu, mất hộ khẩu !!! "

          Từ khi đổi mới, trước là quốc tế, sau là trong nước, Hà Nội đã hoà chung vào trào lưu đổi mới của toàn cầu. Đổi mới kinh tế, đổi mới tư duy, đổi mới văn hóa là một tất yếu lịch sử không thể cưỡng lại đối với con người trên hành tinh này ở cuối thế kỷ 20. Hà Nội sẽ lạc lõng, lạc hậu biết bao nếu cứ khư khư bảo thủ mà tự phụ với cái tuổi già nghìn năm trời cho của mình. May thay, với truyền thống văn hiến nghìn năm vốn có, với năng lực hội nhập, hòa nhập và sáng tạo gần như bẩm sinh của người Hà Nội Việt Nam, văn hóa Hà Nội nói chung và văn hóa ẩm thực Hà Nội nói riêng đã và đang vươn lên mạnh mẽ. Chạy đuổi theo mốt mới cũng có mà phục hồi và phục sinh vốn cổ cũng đang được tích cực thực hiện.

          Có người lo lắng vội gào toáng lên: "Cẩn thận! Cẩn thận! Coca Cola Mỹ đang xâm lấn trà Tàu của Hà Nội ta!".

          Thế hệ trẻ đang lựa chọn một cách uống cho hợp với thời đại mới. Thế hệ già và cả nửa già nửa trẻ cũng đang lưỡng lự tìm tòi. Có người thích côca, pép si, chè Đima, Líp tông nhưng cũng không ít thanh niên, gia đình Hà Nội lại quay về với nền nếp cổ truyền uống nước lọc tự đun, nước vối cổ truyền. Nhiều cửa hàng bán đồ ăn thức uống cổ truyền như đậu phụ mắm tôm, bánh đúc bún riêu, ốc luộc, nước chè tươi, nước gạo rang, nước sấu rim đường... lại phục hồi và có chiều hướng phát triển trở lại. Nhiều kiểu uống kiểu ăn khắp ba miền từ vùng núi đến vùng biển nay có dịp hòa vào đời sống văn hóa ẩm thực của Thủ đô. Người Hà Nội nay cũng không xa lạ với rượu cần, cơm lam của miền ngược hay chè bưởi, nước rau má, nước sinh tố, chè đá từ miền Trung, miền Nam ra...

          Bạn nghĩ gì nếu Hà Nội của năm cuối cùng thế kỷ này đột nhiên vắng mất bia hơi? Bia, Bière, Beer, đích thị là của Tây chứ đâu phải là thứ uống quốc hồn quốc túy của Việt Nam? Nhưng bia Việt Nam, bia Hà Nội vẫn là cái bia của Việt Nam, của Hà Nội đấy dẫu rằng cái men, cái hương và cả cái nhà máy, cái công nghệ là nhập của Tây một trăm phần trăm. Bia nấu bởi nguồn nước Hà Nội nó vẫn khác với bia nấu bởi nước Hải Phòng hay nước lấy tận Pa ri, Lôn đôn hay tận Xít ni.

          Người Hà Nội đã uống, đang uống và sẽ uống như lối uống, cách uống, cách sống, lối sống của người Hà Nội. Dẫu có muốn áp đặt theo kiểu này, lối nọ cũng chẳng được.

"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Chẳng thanh cũng thể là người Tràng An."

VŨ THẾ LONG