CÁ CHÉP

(1/4) > >>

tuhaibajai:
Dùng cá chép 1 con, hạt đậu đỏ 100 g, trần bì 10 g, nấu thật nhừ để ăn sẽ chữa được chứng phù nề, vàng da ở phụ nữ có mang. Cá chép đốt tồn tính, tán bột mịn, uống ngày 2 lần, mỗi lần 10 g sẽ giúp sản phụ thông sữa, bổ huyết.



Sau đây là một số bài thuốc khác từ cá chép:

- Chữa bệnh phù thũng ở trẻ nhỏ: Nấu thịt cá chép với lá bìm bìm non, ăn hằng ngày, dùng đến khi đái nhiều và thấy nhẹ mặt.

- Trị chứng bí tiểu ở người cao tuổi: Cá chép 1 con, hoàng kỳ 60 g, nấu ăn.- Chữa thủy trướng: Cá chép loại đuôi đỏ 1 con nặng khoảng 600 g, mổ bỏ ruột, nhồi vào bụng 20 g phèn chua đã nghiền nhỏ rồi bọc giấy, trát bùn, đem nướng chín. Sau đó bỏ giấy và bùn, gỡ lấy thịt cá đem nấu cháo, ăn hết trong ngày.

- An thai: Cá chép 1 con, gạo a giao 100 g, nấu cháo ăn trong 3 ngày. Nhiều phụ nữ còn dùng cá chép cỡ 300 - 400 g luộc ăn trong 3 tháng đầu của thai kỳ để dễ đẻ và con sinh ra được khỏe mạnh, da dẻ hồng hào.

- Chữa liệt dương: Mật cá chép 1 cái, gan gà trống 1 cái, nghiền nát, ngâm với 500 ml rượu trắng ít nhất trong 5-7 ngày (càng lâu càng tốt), thỉnh thoảng lắc đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 ml. Cũng có thể thể lấy mật cá chép 1 cái, mật gà trống 1 cái, trứng chim sẻ 1 quả, làm viên uống trong ngày.

- Chữa chảy máu tử cung: Vảy cá chép 200 g, cắt nhỏ, sắc nhỏ lửa nhiều lần với nước rồi lọc, cô thành cao đặc, ngày uống 40-60 g với rượu hâm nóng, chia làm 2 lần.

 - Chữa hóc xương cá: Lấy 36 cái vảy ở lưng cá chép, sao vàng, tán bột rồi uống với nước lạnh.



Khoa Học & Đời Sống


THELATHENAO:
TẢN MẠN VỀ CÂU CÁ CHÉP

Trần Dũng Tiến

Mùa thu đang về. Tuy trời còn oi nóng, nhưng nắng đã vàng dịu hơn và đêm đã se se lạnh. Sau những cơn mưa mùa hạ, nước dâng đầy hồ ao, phẳng lặng trong sớm mai. Tiếng cá quẫy như vang xa hơn. Nếu bạn mê câu tôi khuyên bạn hãy đi câu Chép. Thú lắm, vì đó thực sự là cuộc đấu trí giữa người và cá !

Cá Chép (tên la-tinh là Cyprinus Carpio) thuộc dòng cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Cá Chép bắt nguồn từ các vùng Đông Âu và Đông Á, được người La Mã đưa vào sông Đa-nuýp từ thế kỷ XV rồi lan sang Anh và Bắc Mỹ. Chúng có thể sống lâu tới 50 năm và nặng tới 45-50Kg. Cách đây gần 5 năm trên hồ thác Bà một ngư dân đã đánh lưới được một con Chép nặng 37kg. Còn ở Hồ Tây, những chú Chép nặng 10-15kg không phải là hiếm !

Ở Châu Á cá Chép được tôn là "vua của cá". Chúng ta ai cũng biết sự tích cá Chép vượt thác hoá rồng. Nhiều gia đình Việt Nam và Trung Quốc treo tranh "Lý ngư vọng nguyệt" (cá Chép trông trăng)nơi phòng khách. Châu Âu luôn dành cho cá Chép vị trí hàng đầu trên cả khía cạnh câu cá thể thao và cung cấp thực phẩm. Phong trào câu cá thể thao với quy tắc câu lên - thả lại (Catch and Release - BBT) từ lâu đã phát triển mạnh ở châu Âu, châu Mỹ và dân câu xếp cá Chép ở vị trí thứ hai sau cá Hồi. Theo thống kê của Hiệp hội những nhà câu cá Chép nước Anh (BCAA - British Carp Anglers Association), trung bình trong đời một con Chép ở Anh bị câu lên - thả xuống từ 300-500 lần ! Thi câu cá Chép là sự kiện thể thao được hâm mộ ở nhiều nước. Còn ở Việt Nam, câu được Chép lớn là niềm tự hào của mọi cần thủ. Ngược lại, ở một số nước như Úc hay Niu-Dilân, cấu Chép lên là phải ... giết ngay hay ăn, không được thả lại vì sẽ bị phạt vạ ! Lý do là vì Chép ở những nơi này nhiều quá, chúng xục đáy làm mất cân bằng sinh thái thực vật ở sông hồ nước ngọt và làm chậm phát triển các cây mọc trong nước.

Cá Chép rất tinh vì cả năm cơ quan thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giácvà vị giác đều phát triển cao. Chúng dường như linh cảm được mối nguy hiểm huyền bí đang rình mình. Các loại cá khác như Song, Hồi, Vược, Mè, Trắm, Trôi ... chỉ có hai cơ quan nghe nhưng cá Chép có ba, đó là: tai trong, hai đường thụ cảm bên sườn cực kỳ thính nhạy và một cơ cấu gọi là weber (xem hình), gồm một số xương nhỏ và dây chằng nối các vây bơi với tai trong để khuyếch đại các dao động nhận được rồi truyền lên não. Nhờ vậy chúng phát hiện nguy hiểm nhanh và nhậy hơn nhiều so với các loài cá khác.

Cá Chép thông tin cho nhau nơi có thức ăn, mối nguy hiểm và khi mắc lưỡi hay bị thương chúng sẽ tiết ra một loại mùi báo hiệu cho các con Chép khác chạy trốn. Chúng lúc ẩn lúc hiện, đôi khi thấy cả đàn lững lờ phơi nắng, nhưng nhoằng một cái đã biến mất không còn một con. Với Rô phi, Mè, Trôi, Trắm, Trê ... bạn có thể giật liên tiếp đến mỏi tay. Nhưng điều này không bao giờ xảy ra với Chép (!). Nếu bạn đã kéo được một Chép lên bờ thì bạn phải chờ một lúc mới có thể câu con tiếp theo. Nếu lưỡi câu làm cá bị thương chảy máu thì thời gian chờ có khi phải đến 10-15 phút. Chả thế, dân câu có kinh nghiệm sau mỗi lần giật được Chép thường nhẩn nha nắn lại Lục, chuốt lại lưỡi, căn lại phao rồi vươn vai tự thưởng cho mình một điếu thuốc. Đó không chỉ là thư dãn, tận hưởng niềm chiến thắng mà là "nghỉ kỹ thuật" chờ cho nước yên, bùn lắng, rong rêu vươn thẳng như cũ và "mùi nguy hiểm" đã tan hết thì con Chép khác mới vào...

Có thể bạn đã đôi lần câu được Chép. Bạn có rút ra kinh nghiệm gì không ? Còn với tôi, mỗi lần đi câu Chép là một khám phá mới. Câu Chép trong các hồ, ao, sông, đầm ... tự nhiên là thú nhất. Nhưng những nơi đó hầu như không còn nữa. Đành phải chọn những hồ thật rộng, thật ít người câu, để có cảm giác như mình đang ở giữa thiên nhiên, đang đi săn Chép ...

Cá Chép thường ở đâu ?

Có thể nói mọi hồ, ao, sông, lạch ... đều có Chép. Chép thích vùng nước nông, độ sâu khoảng 1-2m, đáy bằng phẳng, đất mềm, có bùn và rong rêu, dễ ẩn núp. Đầu Hè là mùa Chép đẻ. Những con Chép bụng căng trứng chỉ chờ mưa xuống, nước lên là đi tìm bãi đẻ. Những đêm trăng hoặc tang tảng sáng từng cặp Chép bơi vờn nhau ràn rạt ngoài bãi sông, mép hồ, mép ao nơi có bèo hoặc các vạt cỏ ngập nước. Những lúc này Chép như mê, rất dễ dùng vợt để xúc ! Rồi Thu về ao hồ nào cũng thấy từng đàn Chép con, to cỡ bàn tay mà người ta thường quen gọi là "Chép tai trâu". Nhưng câu chúng khó hơn câu cá Diếc nhiều. Những con Chép to, sống sót sau vài vụ vét lưới, trở thành "tinh" và thường sống ở những nơi sâu hơn, nhưng không bao giờ ở đáy sâu nhất như nhiều người thường nghĩ. Chép thích nơi nước mát, chảy nhẹ và buổi trưa, khi nắng chói chang trên đỉnh đầu nó thường núp dưới bóng râm của các tán cây ngả mình trên dòng nước, dưới tán sen súng, đáy bè ... Chép rất thích ve vẩy vây, tựa mình vào các cọc tre, thân cây, rễ cây chìm trong ao hồ. Vì vậy, đây là những nơi lý tưởng để đặt mồi câu Chép. Nhưng ở những nơi nhiều "chướng ngại vật" như vậy nguy cơ mất thẻo, mất Lục cũng rất lớn.

Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng hồ có nhiều Chép là sẽ câu được Chép. Ở Hà Nội, hồ Tây và các hồ xung quanh như Đầm Trị, hồ CLB Đầm Sen và các hồ rải rác gần khu công viên nước ... Chép rất nhiều nhưng chỉ có một số người câu được Chép và hầu như chỉ những người đó mà thôi ! Những người khác chỉ câu được Trôi, Trắm, Mè ... Thỉnh thoảng mới có con Chép lẫn vào.

Chép ăn mồi mạnh nhất vào lúc tảng sáng bình minh đang lên và chiều muộn khi nắng bắt đầu tắt. Đêm câu Chép cũng rất hiệu quả. Lúc đó mọi nơi đều tĩnh lặng, Chép ít cảm thấy nguy hiểm. Mùa Hè nước nóng quá, mùa Ðông nước lạnh quá Chép cũng khảnh ăn. Ngoài Bắc, Chép ăn mồi mạnh nhất vào đầu Hè và mùa Thu, không khí và nước mát, khoảng 20-25oC.

Trời lâm thâm mưa, hoặc đang nắng chợt đổ mưa vẫn câu được Chép. Nhưng nếu có sấm sét thì bạn nên cất cần ngồi ngắm mưa. Chỉ cần một ánh chớp nhoằng lên và tiếng sấm ầm vang thì những con Chép dạn dĩ nhất cũng đã chạy mất biến, chúi xuống các hốc bùn, rễ cây. Mưa tạnh xong khoảng 5-10 phút, nước mát, ô-xy nhiều, Chép lại đi ăn, có khi còn mạnh hơn trước.

Bạn không được làm Chép sợ !

Đi câu Chép bạn nên giấu mình, lặng lẽ. Đừng để Chép phát hiện mình. Đừng nói to hay gọi nhau ầm ĩ. Tiếng động hay bóng in trên mặt nước sẽ làm Chép cảnh giác, thủ thế và ngừng ăn. Dù câu thẻo hay câu Lục cũng nên thả thật nhẹ nhàng, tránh gây động nước. Nói vậy có bạn sẽ cười tôi. Bởi vì, thiếu gì hồ câu người ngồi đông như kiến, nhậu nhẹt tùm lum mà vẫn kéo Chép lên hoài hoài ! Xin lỗi, đấy là lũ Chép đã mất hồn, sống đờ đẫn, phải ăn để sống mà mồi thì bủa vây quanh mình, sao mà thoát khỏi dính câu ! Bạn phải ngồi ở những cái hồ thật rộng, Chép đến rồi ... Chép đi mới thấy hết cái khó và đam mê của câu Chép.

Mồi câu Chép

Chép không có răng, chạm mồi rất nhẹ, bập bập, táp táp vài lần như thể xem mồi có ngon không rồi mới đớp gọn. Ngay khi chạm mồi, nếu không thấy sướng, hay bất chợt nhận ra điều gì nguy hiểm Chép sẽ bỏ mồi, chạy ngay ! Lũ Chép đang quanh quẩn xung quanh cũng biến luôn. Chép thích sục bùn kiếm mồi. Chính vì vậy, câu Lục hiệu quả hơn câu bằng lưỡi móc mồi ! (Hmmm ... - BBT)



Chép thích ăn các loại ngũ cốc như ngô, bột mì, khoai lang, khoai tây, bột bắp, cơm và cả các động vật nhỏ như giun, ấu trùng sâu bọ. Nhân tiện xin nói, Chép rất thích ăn loại giun gọi là "giun đỏ", màu đỏ sậm, chỉ to bằng sợi bún lớn, dài chừng 5-8cm, thường sống dưới những viên gạch vỡ nơi rửa bát cạnh cầu ao hoặc đất ẩm góc chuồng lợn. Dân câu thường bắt loại giun này về nuôi tại nhà bằng đất mùn trộn lẫn một ít phân trâu khô và bã chè, hàng ngày tưới một chút nước gạo đặc cho ẩm ! Có nhiều công thức làm mồi khác nhau và mỗi cần thủ đều có bí quyết riêng của mình nhưng tôi thấy mồi câu Chép hiệu quả nhất vẫn là hỗn hợp:

Một phần khoai lang nướng thơm cháy, bỏ vỏ chỉ lấy ruột mịn vàng óng + một phần ruột bánh mỳ, hoặc bột mì + một chút pho-mai nhào thật nhuyễn. Bạn cứ nhào cho đến khi nào bột dẻo mượt và không còn dính tay nữa thì thôi. Mồi đạt tiêu chuẩn phải mịn và dẻo, dễ dàng vê kín lưỡi, không nhả ra khi ngâm trong nước và không cứng quá để giật nhẹ, hoặc cá đớp mạnh là mồi vỡ, lưỡi đóng ngay vào miệng cá. Web 4so9 cũng giới thiệu nhiều mồi câu Chép nhưng tôi chưa có dịp thử hết. Tuy nhiên mồi chỉ là một yếu tố. Mồi ngon đến mấy nhưng thời tiết không thuận khiến cá khảnh ăn; môi trường ồn ào quá cá sợ không dám ăn; hay tệ hơn, thả vào nơi không có cá, thì kết quả cũng là số không thôi !!!

Thính dụ Chép

Tôi thấy không có gì làm thính hay hơn: cám rang thơm bốc khói (gần cháy) + 1/4 phần đậu tương rang vàng, trộn lẫn với đất ném rải ra khu vực nghi là có Chép. Chớ lạm dụng vì mục đích chủ yếu là để dụ Chép vào và không được làm loãng mùi của mồi. Làm sao để Chép đánh hơi thấy, bơi vào, rồi sục tìm, sục tìm mãi ... Như ta đi tìm em trong đêm, thấy mùi hương quyến rũ của em rồi mà em vẫn lẩn trốn ta ! Dùng nhiều thính dụ quá, Chép ăn no bỏ đi không thiết gì mồi nữa. Thế nào là vừa ? Không quá 50-100gr cho một lần xả. Xả một lần khi bắt đầu câu và sau đó hai tiếng xả thêm một lần nữa là đủ. Thậm chí không cần thính dụ nếu chọn đúng được nơi Chép thường hay qua lại, thả mồi Chép ăn ngay.

Riêng câu Lục thì thính dụ lại là yếu tố quan trọng nhất. Theo kinh nghiệm của tôi thính câu Lục cần điều chỉnh một chút, bao gồm: 1 phần hỗn hợp thính cám gạo + đậu tương như trên + khoại lang nướng thơm cháy, để cả vỏ cũng được + thóc ủ ẩm để nẩy mầm chừng 1cm sau đó ngâm ngập nước 1 tuần để có mùi thum thủm. Tất cả trộn lẫn với đất dẻo, sau đó thả vào "ổ" câu. Không nhất thiết phải thả Lục thật chính xác vào giữa ổ. Tôi thường thả Lục bên cạnh ổ, cách 10-15cm (chỉ là tương đối thôi vì khi thả vào nước thính cũng lạng đi theo nước), Chép vào sục mồi sẽ chạm Lục ngay. Thông thường sau nửa tiếng Chép mới vào. Nhiều người nói Chép thích thính tàn, nhưng theo tôi Chép rất cảnh giác và sợ các loài cá khác ăn tạp như Rô phi, Trê, Trắm ... Lũ cá này khi thấy mồi lao vào ăn ngay, đôi khi cầy nát ổ, sau đó bỏ đi. Chép đợi yên rồi mới vào.

Làm thế nào để biết Chép đến

Phải nhìn tăm (tim). Tăm cá Chép to cũng không lớn hơn tăm cá Chép nhỏ bao nhiêu. Nó chỉ nhỏ cỡ hạt đậu xanh, xen lẫn những bọt to hơn một chút, không nhiều từng đám như cơm sôi mà chỉ lăn tăn khoảng năm, mười chiếc, dịch chuyển theo từng vệt dài nửa mét rồi dừng lại, rồi lại nổi lên quanh quẩn, quanh vùng có thính. Đôi khi, tăm lịm đi, tưởng như cá đã đi mất nhưng rồi lại nổi lên nhiều hơn, tập trung hơn. Nó đang dũi thính đấy. Cũng cần nghiên cứu kỹ đáy hồ ao để đoán tăm Chép chính xác hơn. Đáy hồ nhiều bùn rác, nước nông thì tăm nhiều hơn, có khi nổi lục bục, kèm theo một số vụn bùn rác. Đáy phẳng và nhiều cát thì tăm thưa hơn nhiều. Nếu chủ định chỉ câu Chép thì khi nào thấy tăm mới nên thả cần. Như vậy, thường 5-10 phút sau là dính Chép và ... đỡ mỏi !

Câu Chép thế nào ?

Chép thường ăn chìm sát đáy hoặc cách đáy 15-20cm. Nếu thả mồi sát đáy Chép sẽ đớp đớp nhẹ vào mồi cho mồi nổi lên một chút (miền Nam dùng phao chạy sẽ thấy bình phao - BBT) rồi mới đớp gọn. Nếu câu thẻo, hoặc lưỡi một buộc thẳng vào dây câu, nên có chì neo, nhỏ thôi, để ghìm mồi nổi cách đáy 20-30 cm là hiệu quả nhất (xem thêm cách buộc thẻo phao chạy - BBT). Đừng vội giật khi phao chúi chúi nhẹ mà nên chờ phao chúi hẳn hẵng giật. Thường thì phải sau vài lần táp nhẹ Chép mới đớp gọn, rồi chạy, khi này phao sẽ chìm hẳn hoặc nổi bồng bềnh hoàn toàn trên mặt nước.

Câu Chép bằng Lục (xem thêm cấu trúc dây câu Lục) mới thấy hết cái đam mê của nó. Khi phát hiện những tăm nhỏ lăn tăn tiến vào ổ thính là tim bạn bắt đầu rộn lên, hơi thở nhanh hơn. Người bạn, tay bạn căng lên, nhưng nửa tiếng trôi qua rồi mà tăm vẫn quanh quẩn, quanh quẩn ... Phao của bạn vẫn nhú nhẹ im lìm, thỉnh thoảng hơi lay một chút báo hiệu cá đang ở gần, gần lắm. Dường như NÓ đang tự hỏi cái gì đen đen nhọn nhọn nằm kia ? Có nguy hiểm không nhỉ ? Kia là sợi dong, rễ bèo hay cạm bẫy ? Mắt bạn như hoa lên vì quá tập trung. Câu lúc chạng vạng còn khổ hơn nhiều vì điểm đỏ đầu phao như chìm lẫn vào ráng chiều đỏ rực. Đến khi tay bạn mỏi cứng lên rồi thì cái phao đột nhiên lút xuống như nhìn lầm. Bạn chậm một giây là bạn thua. Còn bạn bật lên đúng lúc thì đầu cần cong vút, rồi nhoằng nhoằng, giật giật. Nó cong lưng cưỡng lại rồi vụt chạy, vòng quanh, chúi xuống ... Dây câu xiết vào nóng bỏng tay. Và một nỗi lo lắng khác lại nổi lên sau mỗi vòng chạy của Chép. Có cái gì dưới hồ, nhiều cọc, giày rách, quần mục, rễ cây ... không ? Vướng chúng là mất toi ! Bạn chỉ thở phào khi con cá nổi đầu lên, nghiêng vát người, mồm há rộng đớp đớp nước và lừ lừ theo dây câu chui tọt vào vợt ...

Cá Chép tinh lắm nên để câu Chép hiệu quả bạn phải chọn dây câu mảnh và Lục nhỏ. Cỡ cước 0.28-0.30mm, chịu tải 6.5kg, có màu ánh xanh hoặc trong suốt, lẫn vào mầu nước là tốt nhất. Nên chọn loại Lục chuyên để câu Chép, lưỡi nhỏ, tay dẻo, đường kính Lục chỉ khoảng 3.5-4.0cm là vừa. Rất sai lầm khi nghĩ rằng dây nhỏ, Lục nhỏ không bắt được Chép to. Với cỡ dây trên, máy tốt, dòng khéo bạn có thể tóm gọn các chú Chép từ 2 lạng đến 6-7kg. Còn bong hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào kỹ thuật dòng cá của bạn. Câu Lục, nên nhớ không giật mạnh mà chỉ búng nhẹ, hay siêu hơn là chỉ nhấc nhẹ theo chiều thẳng đứng. Lưỡi Lục nhỏ, tay mềm, chỉ cần một lưỡi xóc nhẹ vào thân cá; con cá giật mình, chúi chạy các lưỡi khác sẽ xóc sâu vào mình cá ngay và đóng rất chắc. Còn nếu bạn giật mạnh thì có khả năng 1-2 lưỡi sẽ xiên qua vẩy cá, ngăn cản việc cắm sâu vào thịt, cá chạy mạnh vẩy sẽ bong ngay, để lại cho bạn một niềm luyến tiếc.



Tôi nghe nói cách câu Chép trong Nam cũng có phần hơi khác. Mồi câu cũng chất hơn và hầu như không dùng mồi giun bao giờ ngoài giun đũa (trùn chỉ - BBT) ra. Không biết có phải thế không ?

Chúc các bạn câu được nhiều Chép.

THELATHENAO:
Vị thuốc từ cá chép
Trong các tác phẩm Nam dược thần hiệu và Hải thượng y tông kim giám của các danh y Việt Nam Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông, nhiều loại cá được đề cập đến không phải là món ăn mà là để chữa bệnh


Theo y học dân tộc cá có tác dụng bổ hư, ích tinh, trị tiêu khát... Y học hiện đại cũng đã chứng minh cá còn có nhiều vitamin D, tạo điều kiện cho việc hấp thu canxi của cơ thể. Ngoài ra, trong cá còn có nhiều kẽm, là một vi chất có ích với sức khỏe con người, có tác dụng phòng chống u xơ tiền liệt tuyến ở người cao tuổi.

Trong tác phẩm Nam dược thần hiệu, có tới 34 loài cá tôm được Tuệ Tĩnh giới thiệu để làm thuốc thì cá chép được gọi với tên lý ngư, vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng hạ khí, trị hoàng đản (vàng da), ho đờm... Cá chép om dưa được coi là một loại thức ăn dễ hấp thụ. Các nhà khoa học khuyên rằng: Không nên ăn cá dưới dạng chiên rán không có lợi cho cơ thể. Theo ẩm thực bách kỵ, các tác giả cho rằng những người mắc bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu thì không nên ăn nhiều cá. Dân gian thường dùng cá chép trong phòng và chữa một số căn bệnh:

Bài 1: Cá chép to một con, mổ bỏ ruột, đậu đỏ một thang, nước hai bát. Nấu cho ăn cả nước lẫn cái, ăn hết một lần sẽ thải ra chất độc là khỏi. Bài thuốc có tác dụng chữa có thai bị phù, đây là một chứng bệnh hay gặp ở phụ nữ có thai, là một dấu hiệu nguy cơ tiền sản giật trong thai nghén.

Bài 2: Cá chép một con, đậu sị, hành trắng, gạo nếp vừa đủ, thêm gừng và gia vị. Nấu cháo cho ăn hàng ngày rất tốt. Bài thuốc có tác dụng chữa động thai.

Bài 3: Cá chép một con, gạo nếp 50g, hành tươi 5 nhánh cắt khúc. Cho cá đem luộc lấy nước, sau đó vớt cá cho gạo nếp vào nấu cháo. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, an thai, lợi tiểu, tiêu thũng. Chủ trị phụ nữ có thai bị phù.

Bài 4: Cá chép đen một con, chiều 30 tết, lúc nhá nhem tối lấy nước nấu sôi cá lên, chờ nguội đem tắm khắp mình trẻ. Bài thuốc có tác dụng chữa bệnh đậu ở trẻ em.

Bài 5: Mật cá chép, đất lòng bếp, trộn đều. Lấy ngón tay trỏ quệt bôi vào cổ. Bài thuốc có tác dụng chữa viêm họng, đau họng.

Bài 6: Mật cá chép 1 cái, gan gà trống 1 cỗ. Cả hai vị đem sấy khô, tán nhỏ luyện với trứng chim sẻ làm viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 10 viên. Bài thuốc có tác dụng chữa các chứng liệt và cả bệnh liệt dương.
 
( Theo SK& ĐS)

taythi:
Theo kinh nghiệm của tôi, cứ mỗi lần ăn canh cá chép, dường như anh ấy hăng hái nhiệt tình hơn thì phải. Tôi đang làm ở một cơ quan chứng khoán, thích sự mạnh mẽ. Bản lĩnh đàn ông thời nay mà.

tupleubactom:
Sướng nhỉ, chả bù cho chồng tôi, đúng là....

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page