Tứ Hải giai huynh đệ

Đông Y - Traditional Medicine => Đông Y khái luận - Traditional Medicine - Introductory Theory => Tác giả chủ đề:: tuhaibajai trong Tháng Mười Hai 30, 2016, 10:59:05 AM



Tiêu đề: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Hai 30, 2016, 10:59:05 AM
ĐẠI CƯƠNG

Biểu hiện lâm sàng của bệnh ngoài da, chủ yếu là phản ánh sự thay đổi ở cục bộ da dẻ, nảy sinh cảm giác ngứa, đau, nóng rát, tê bì. Đồng thời từ chỗ bệnh lý khác nhau và thể chất của người bệnh khác nhau, có thể kèm theo có chứng trạng toàn thân không giống nhau. Thay đổi ở cục bộ da dẻ gọi là "tổn hại". Nói chung phân làm hai loại: nguyên phát tính và kế phát tính.

Nguyên phát tính tổn hại có: Ban chẩn, khâu chẩn, Thủy bào, màng bào, kết tiết, phong đoàn, thũng lựu v.v… (quầng nốt, gò nốt, bọc nước, bọc mủ, đốt kết, phong vòng tròn, u bướu).

Kế phát tính tổn hại có: Vảy bong, mọc mụn, rữa rát, vỡ loét, lang quầng, ghẻ lở như rêu (lãn tiết, giá,  hội dương, điến lang, thai tiển).

Căn cứ biểu hiện cảm giác cục bộ của tổn hại đó, đồng thời tham khảo bệnh tình toàn thân , tiến hành phân tích, tìm ra cách chữa cục bộ cho tới toàn thân, đây sẽ là biện chứng thí trị bệnh ngoài da.

1 - Yếu điểm của biện chứng thí trị

Ngoài việc căn cứ bệnh tình toàn thân, dựa vào phép tắc biện chứng luận trị. Còn lại chủ yếu là căn cứ vào chứng trạng cục bộ để chọn một số dược liệu và phương pháp điều trị như sau:

 a - Bệnh ngoài da có cảm giác ngứa gãi, nói chung đều thuộc “phong”. Bệnh cấp tính ngoài da, trị thì nên khử phong, thuốc thường dùng có: Kinh giới, Phòng phong, Ngưu bàng tử, Bạc hà, Thiền y, Địa phu tử, Bạch tật lê v.v… Bệnh ngoài da mạn tính, ngoan cố tính ngứa gãi, trị thì nên sưu phong, thuốc thường dùng có: Cương tàm, Ô tiêu xà, bạch hoa xà, Toàn yết, Xà thoái, cho tới Uy linh tiên, Đại hồ ma, Thạch xương bồ, Thương nhĩ tử, Hy thiêm thảo v.v... Căn cứ vào lí luận “trị phong tiên trị huyết”, thuốc khử phong và thuốc sưu phong thường cùng dùng với thuốc dưỡng huyết.

b – Chẩn ở da hiện rõ sắc hồng và có cảm giác nóng rát, thuộc về “nhiệt” (hỏa), trị thì nên thanh nhiệt (hỏa). Chứng viêm da hóa mủ, thường dùng ngân hoa, liên kiều, hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Sơn chi, là thuốc thanh nhiệt giải độc. Chứng viêm da không hóa mủ, thì thường dùng Sinh thạch cao, Tri mẫu, Trúc diệp, Cam thảo là thuốc thanh nhiệt giáng hỏa. Nếu chẩn ở da hồng, đỏ sẫm rõ rệt, là huyết phần có nhiệt, thường dùng Sinh địa, Huyền sâm, Đan bì, Tử thảo, Đại thanh diệp là thuốc thanh nhiệt lương huyết.

c – Biểu hiện chẩn ở da là bọc nước, thũng nước, thấm dịch, mụn vàng là thuộc “thấp”. Thấp và nhiệt kèm nhau, phép chữa nên thanh nhiệt, lợi thấp, thuốc thường dùng có; Xa tiền tử, Hoạt thạch, Trạch tả, Nhân trần, Mộc thông. Hoặc khổ hàn táo thấp, thuốc thường dùng có: Khổ sâm, Bạch tiên bì, Hoàng bá, Hoàng liên.

 d – Biểu hiện chẩn ở da có hiện tượng béo dày, thô nháp, khô khan, bong vảy, nứt nẻ, mụn máu, thuộc về “Huyết táo”. Trị thì nên dưỡng huyết nhuận táo, thuốc thường dùng có: Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Địa hoàng, Sinh hà thủ ô, Hồ ma nhân. Phong thắng thì huyết táo, cho nên thuốc dưỡng huyết nhuận táo lại cùng dùng với thuốc khử phong.

 e – Chẩn ở da là mảng (ban), nốt (chẩn), kết đốt (kết tiết) hiện rõ sắc tím, thuộc về huyết ứ, trị thì nên hoạt huyết hóa ứ, thuốc thường dùng có: Đương quy, Hồng hoa, Xích thược, Đào nhân, Ngũ linh chi.

Chú Thích:

1 - Yếu điểm biện chứng dùng thuốc kể trên là căn cứ vào chứng trạng cục bộ đưa ra như thế, trên lâm sàng lại cần kết hợp tình hình toàn thân mà biện chứng thí trị. Như dị ứng mẩn ngứa (tầm ma chẩn), khi có chứng trạng khí hư không thể giữ chắc biểu thì dùng Sinh hoàng kỳ, Đảng sâm để ích khí cố biểu; ban đỏ nhiều hình, khi có chứng trạng hàn ngưng huyết ứ thì dùng Quế chi, Tế tân, để ôn kinh tán hàn v.v...

2 – Chẩn ở da của bệnh ngoài da và chứng trạng tự thấy của người bệnh thường mấy loại cùng tồn tại, bởi thế khi biện chứng lâm sàng thường thấy phong, nhiệt kèm nhau, hoặc phong, thấp, nhiệt kèm nhau v.v... Xử phương cũng nhất định cần tiến hành phối ngũ tương ứng.

 3 – Chứng trạng của bệnh ngoài da không phải là cố định bất biến, chứng trạng thời kỳ đầu biểu hiện phong và nhiệt, cuối kỳ có thể biểu hiện chứng trạng phong thắng huyết táo, trị liệu cũng cần căn cứ vào chuyển hóa của chứng trạng mà biến hóa tương ứng.

2- Dược vật trị liệu cục bộ

 Dùng dược vật trực tiếp tiến hành trị liệu cục bộ có thể thêm phần phát huy tác dụng của dược vật. Dược vật trị ngoài ở cục bộ đối với rất nhiều bệnh ngoài da mà nói thì rất là trọng yếu. Dược vật khác nhau có thể đã phát huy tác dụng khác nhau, nhưng hình loại của tễ khác nhau cũng có chứng thích ứng khác nhau, ví dụ như: thấp chẩn rữa nát, nước vàng và dịch mủ rất nhiều, nếu dùng cao mềm Hoàng liên đã không thể hấp thu nước mủ, lại vướng trệ hơi nóng bốc lên, chỗ có bệnh bởi thế mà càng thêm rữa nát, nếu thay dùng nước hoàng liên lạnh ẩm để đắp, nước mủ đã có thể hấp thu đến vải đắp ở trên, hơi nóng cũng có thể bốc lên. Đã nắm được vận dụng của thuốc dùng ngoài, trong đây đem các loại xử phương thường dùng trong phần này, phân riêng theo tễ hình giới thiệu như sau:

1 – Tễ bột

Cách pha chế và cách dùng: Đem dược vật nghiền thành bột mịn cực nhỏ, rải trên chỗ chẩn da, mỗi ngày mấy lần.

Tác dụng:

 - Có thể hút dịch mồ hôi, mỡ da ở bề mặt da dẻ, làm cho da khô ráo.

 - Tăng thêm diện tích tản nhiệt của da dẻ, mà có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm dứt ngứa.

- Bột thuốc rắc ở bề mặt da dẻ có thể làm da dẻ ít bị kích thích của ngoại giới, mà nổi lên tác dụng giữ gìn che chở.

- Dược vật thường dùng trong tễ bột thường có đủ tác dụng thanh nhiệt, dứt ngứa.

Chứng thích ứng:

- Cấp tính hoặc á cấp tính viêm da, nhất định cần không rữa nát và dịch thấm ra.

- Toàn thân hoặc cục bộ da dẻ ngứa gãi.

 Phương thuốc đưa ra làm thí dụ:

 Chỉ dạng phác phấn, Kê tô tán, Khổ sâm thạch cao phấn.

2 – Tế nước

Cách chế và cách dùng:

Sau khi dược vật dùng nước đun nấu, lọc bỏ bã thuốc , giữ lạnh để sẵn dùng. Nói chung làm lạnh bằng đắp ủ hoặc dùng cách ngâm lạnh, cũng có thể dùng làm tẩy rửa mặt mụn.

Tác dụng:

 Dùng gạc (vải mềm) thấm đắp có thể hấp thu dịch thấm ra, dịch mủ, lại có thể mềm hóa và trừ sạch mụn ở da, giữ che da dẻ, giảm bớt kích thích.

 Chỗ dùng của dược vật thường có đủ tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thu liễm, táo thấp. Thêm đó là dùng lạnh có giúp cho phóng tan sự gan nhiệt ở cục bộ.

* Chứng thích ứng:

Dùng hợp ở các loại chứng viêm da cấp tính, có sung huyết sưng đỏ rõ rệt, rữa nát, thấm dịch, dịch mủ hoặc bề mặt có mụn da che lại.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

Bì viêm tẩy tễ, thuốc vị lẻ có thể chọn dùng; Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Khổ sâm, Đại hoàng, Cam thảo, Bồ công anh.

3 -Tễ rượu

 Cách chế và cách dùng: Tễ rượu là đem dược vật thả vào trong cồn hoặc rượu trắng ngâm chìm sau một thời gian nhất định, qua lọc bỏ bã đợi dùng, bôi xát cục bộ.

 Tác Dụng:

 - Cồn hoặc rượu đều có tác dụng tiêu độc dứt ngứa và tính thẩm thấu rất mạnh.

- Dùng dược vật thường có tác dụng sát trùng, giải độc dứt ngứa.

Chứng thích ứng:

- Bệnh ngoài da ngứa gãi.

- Bệnh ghẻ lở (tiển bệnh).

 - Các loại chứng viêm da mạn tính. Cấm dùng ở cục bộ sưng đỏ, rữa nát.

 Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

Rượu thổ cẩn bì, thuốc nước hắc lào, rượu xà sàng tử.

4 -Tễ dầu

Cách chế và cách dùng:

Đặc điểm của tễ dầu là một loại dịch dầu chảy động. Một loại là ở trong dầu vừng hoặc dầu rau thêm vào một ít lượng bột thuốc hỗn hợp mà thành. Một loại là ở trong dầu vừng hoặc dầu rau thêm thuốc sắc ngào xong, lọc bỏ bã thuốc chế thành. Các thứ khác như dầu lòng đỏ trứng gà, dầu cám, dầu đậu đen trúc xanh, cũng thuộc phạm vi tễ dầu. Khi dùng bôi trực tiếp ở chỗ bệnh.

Tác dụng:

- Dầu có thể để làm ẩm da dẻ, mềm hóa mụn ở da, lại có thể thúc đẩy chỗ mụn vỡ, rữa nát, nứt rách đựợc khép lại và khỏi.

- Dược vật dùng ở đây thường có đủ tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm ẩp da dẻ.

 Chứng thích ứng:

- Á cấp tính viêm da, thấp chẩn, khô khan, nứt nẻ, và chẩn ở da bong vảy.

 Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

 Dầu Hoàng liên, Dầu Tử quy.

5 - Tễ đắp bôi

Cách chế và cách dùng: Tễ này là ở trong nước thêm vào lượng thuốc bột phù hợp trộn đều mà thành, bởi vì thuốc bột thường không có tính lỏng, hiện rõ dạng đục lơ lửng, (cho nên lại có tên Tễ đục lơ lửng). Khi dùng cần lắc động thêm, đắp ở cục bộ.

Tác dụng:

 Đắp thuốc ở cục hạn, theo bốc hơi của thủy phần mà có tác dụng thanh lương chỉ dạng (làm mát dứt ngứa), bột thuốc bám ở trên chẩn da lại có tác dụng che giữ. Thuốc dùng ở hình tễ này thường có đủ tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, dứt ngứa.

* Chứng thích ứng:

 Các loại viêm da cấp tính, da dẻ đỏ về chiều hoặc nổi gò chẩn và chẩn ở da có bọc nhỏ, không thích hợp ở các chững rữa nát , thấm dịch ra, ghẻ mụn kết.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Tam hoàng trà Tụ, Giải độc trà tễ.

6 - Tễ ngâm

Cách chế và cách dùng:

Dùng dược vật thả vào trong giấm ngâm chìm, đợi một thời gian nhất định rồi bỏ bã đợi dùng. Đem chi bị bệnh ngâm chìm ở trong giấm thuốc.

Tác dụng:

Giấm có tác dụng làm mềm hóa chất sừng, chỗ dùng dược vật đều có đủ tác dụng khử phong, sát trùng, dứt ngứa.

* Chứng thích ứng:

 Ghẻ lở ở bàn tay, bàn chân, móng.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

 Hoắc hoàng tẩm tễ, Hạc chưởng phong dược thủy.

7 - Cao mềm

Cách chế và cách dùng:

Chỗ dùng cao mềm ở đông dược theo đúng cách chế truyền thống thuộc về cách dùng dược vật thả vào trong dầu vừng sắc khô rồi bỏ đi bã thuốc, thêm sáp ong nấu chảy ra chế thành, hoặc đem bột thuốc trộn vào trong mỡ lợn chế thành. Hiện nay thường dùng Vadơlin trộn thành.

 Tác dụng:

 - Cao mềm tác dụng giữ lâu, có tác dụng che giữ và làm mềm ẩm da dẻ, kích thích mầm thịt sinh trưởng, mềm hóa da mụn, vảy da. - Do ở chỗ chứa dược vật khác nhau, tác dụng cũng mỗi thứ khác nhau, như thanh nhiệt tiêu viêm, sát trùng dứt ngứa.

Chứng thích ứng:

Mụn vỡ và các loại á cấp tính, mạn tính viêm da.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

Hoàng liên cao, Tiêu phong cao.

8 – Cao cứng

Cách chế và cách dùng:

Đem dược vật thả ở trong dầu vừng sắc khô, bỏ đi bã thuốc, đem dầu ngào (Cô đặc) đến khi thả một giọt vào nước nó sẽ tròn lại như hạt ngọc, thêm vào một lượng hoàng đan phù hợp (cao cứng màu đen) hoặc duyên phấn (cao cứng màu trắng) mà chế thành. Đem cao cứng dãn ra ở giấy hoặc trên vải dán ở cục bộ.

Tác dụng:

Dán ở trên da, làm cho cục bộ giữ được độ ẩm nhất định, có thể làm da mềm hóa, thúc đẩy hấp thụ của chứng viêm da mạn tính. Chứng thích ứng: Chứng viêm da mạn tính cục hạn.

 Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

 Thuốc cao hắc đậu lựu du.

9 - Tễ dán

Cách chế và cách dùng:

 Đem bột thuốc dùng dầu thực vật (dầu vừng hoặc dầu rau) lượng ngang nhau trộn thành dạng hồ, đắp ở cục bộ, nếu dầu ít bột thuốc nhiều thì giống như cao mềm.

Tác dụng:

Dầu có thể làm mềm da , giữ che bề mặt rữa nát, mềm hóa da mụn, bột thuốc có thể hấp thụ dịch thấm ra. Bởi chỗ chứa dược vật khác nhau mà có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, táo thấp, dứt ngứa.

Chứng thích ứng:

Da rữa nát, dịch thấm không nhiều của chứng viêm cấp tính, á cấp tính.

 Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

Thanh đại tán, Hoàng linh đơn.

10 – Tễ tắm

Cách chế và cách dùng:

Đem dược vật thả vào trong nước đun sôi, bỏ đi bã thuốc, nhân lúc còn nóng xông rửa toàn thân hoặc cục bộ.

 Tác dụng:

1 - Do tắm rửa bằng nước nóng mà có thể tăng mạnh hiệu quả dứt ngứa và có thể cải thiện tuần hoàn huyết dịch, thúc đẩy hấp thu của chứng viêm mạn tính.

2 - Khử phong, sát trùng, dứt ngứa.

3 - Làm sạch sẽ da dẻ.

Chứng thích ứng:

Chứng da dẻ ngứa gãi, thấp chẩn mạn tính và viêm da, lở nghẻ bình thường, mỡ da tràn ra.

Cấm dùng ở chứng viêm cấp tính. Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Tễ tắm rửa dứt ngứa, (chỉ dạng tẩy tễ), Xà sàng tử thang, Hải ngải tán.

11 – Tễ xông khói

Cách chế và cách dùng:

 Đem dược vật đốt lên, lợi dụng khói thuốc hun sấy cục bộ.

Tác dụng:

1 - Cải thiện tuần hoàn huyết dịch, thúc đẩy hấp thu của chứng viêm mạn tính.

2 - Sát trùng, dứt ngứa. Chứng thích ứng: Chứng viêm da mạn tính cục hạn.

Bài thuốc đưa ra làm ví dụ:

Thuốc xông khói, viêm da do thần kinh.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Hai 30, 2016, 11:09:22 AM
BỆNH BAN TRẮNG - Bài 34

(http://static.khoeplus24h.vn/zoom/470/uploaded/ctvkhoeplus/2016_12_20/top-bai-thuoc-hay-chua-benh-bach-dien-hieu-qua-nhat.jpg)

Bệnh ban trắng đông y gọi là “Bạch bác phong” dân gian gọi là “Bạch điến phong”.

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1 – Chỗ có bệnh thì sắc da biến mất, giới hạn rõ ràng, lông tóc thường đồng thời biến ra màu trắng, ven bờ có sắc tố trầm.

2 – Có thể phát ở các vùng toàn thân, bệnh phát chậm, lâu dài không thay đổi. Ngẫu nhiên cũng có ca tự nó mất đi.

3 – Không  tự thấy chứng trạng ngứa, đau.

Phương pháp trị liệu

1 – Thuốc uống trong:  Bạch bác phiến

Thành phần:

Tử thảo, Chân giáng hương, Thảo hà xa, Bạch thược tử, Bạch vi, Hồng hoa, Đào nhân, Sinh hà thủ ô. Mỗi thứ đều 50 gr. Hải phiêu tiêu 35 gr, Cam thảo 35 gr, Thương truật 20 gr, long đảm thảo 20 gr, Thích (gai) tật lê 750 gr.

Nghiền chung nhỏ mịn, chế thành viên ép mỏng, mỗi viên nặng 1 gr. Mỗi lần uống 10 gr, ngày 2 lần uống.

2 – Thuốc dùng ngoài:

-  Rượu bổ cốt chỉ 25%, Cồn thỏ ti thảo 25%, Sau khi bôi thuốc, tốt nhất là phơi nắng 20 phút, hoặc chiếu tia tử ngoại 2 – 3 phút.

 Đối với người dị ứng tia tử ngoại thì cấm dùng.

- Rượu bổ cốt chỉ 25%.

Bổ cốt chỉ 250 gr, cồn 75 độ, lượng 1 lít, ngâm sau 1 tuần lễ, lọc bỏ bã lấy nước dùng.

- Cồn thỏ ti thảo 25 %.

Thỏ ti thảo 250gr, cồn 75 độ, lượng 1 lít, ngâm sau 48 giờ đồng hồ, lọc bỏ bã lấy nước dùng.

Phương lẻ thuốc cây cỏ

- Bột Bạch tật lê hoặc Đồng tật lê, mỗi lần uống 1,5 đồng cân, một ngày uống 2 lần.

- Tử bối phù bình (bèo cái tía mặt lưng cánh lá bèo màu đỏ tím), sấy khô, nghiền nhỏ, luyện mật làm viên, mỗi lần uống 1,5 đồng cân, một ngày 2 lần uống.

-  Thương nhĩ cành, lá, quả, mỗi thứ lượng đều bằng nhau, phơi khô nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, một ngày uống 2 lần, uống đưa bằng nước đun sôi, có thể thêm mật ong hoặc đường trắng.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Hai 30, 2016, 11:17:52 AM
Hôi nách - BÀI 33

(https://1.bp.blogspot.com/-0sBVgjefOzY/WR01hMivciI/AAAAAAAAF2Y/oVZru-bp6FgmxY0X0lC_NP_TGkoL4ekjQCLcB/s1600/nguyen-nhan-hoi-nach-va-cach-chua-tri.jpg)

Hôi nách, Đông y gọi là “thể khí” (hơi người), dân gian gọi là “hồ sú” (hôi cáo).

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1 – Dưới nách có mùi hôi, mùa hạ càng nặng, ở tuổi thanh niên đang lớn dậy thì mùi hôi càng đậm, về sau theo tuổi tác tăng cao mà giảm nhẹ.

2 – Phần lớn mồ hôi màu vàng, chỗ nách áo nhiễm thành màu vàng.

Phương pháp trị liệu

1 – Dùng mật đà tăng tán hoặc phấn hôi nách rắc vào nách.

- Mật đà tăng tán:

Hùng hoàng, Lưu hoàng, Xà sàng tử, Mỗi thứ đều 2 đồng cân, Mật đà tăng lượng phù hợp, nghiền chung nhỏ mịn, bôi ngoài.

- Phấn hôi nách:

Hàn thủy thạch, Mật đà tăng, mỗi thứ 8 lạng, Bạch chỉ 4 lạng, Nghiền chung nhỏ mịn.

2 – Hùng hoàng, Thạch cao nung chín, mỗi thứ 8 lạng, Bạch phàn sống 1 cân nghiền chung nhỏ mịn nút kín để giữ. Khi dùng lấy thuốc thêm nước trộn thành dạng hồ, đắp vào hố nách, mỗi ngày 1 lần.

Chữa bằng thuốc cũng có thể cải tốt mùi hôi.

3 – Cắt bỏ tuyến mồ hôi dưới nách (vùng có lông nách).


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Hai 30, 2016, 11:26:02 AM
BAN TRỌC ĐẦU - BÀI 32

(http://24h-img.24hstatic.com/upload/4-2014/images/2014-12-29/1419842044-fbko2_ngcr.jpg)

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1 – Đột nhiên phát sinh ban dạng trọc, tóc hình tròn hoặc hình tùy viên.

2 – Chỗ trọc tóc, da dẻ như thường, không có cảm giác chủ quan, lâu dài có thể có lông màu trắng xám mọc dài ra, cũng có thể tùy độ dài tự rụng. Khi bệnh có chiều hướng khỏi, tóc dần dần biến thô, biến đen mà khôi phục như thường.

3 – Cá biệt có ban trọc có thể phát triển thành trọc hết cả đầu, thậm chí lông mày, lông nách, lông bộ máy sinh dục rụng hết hoàn toàn.

4 – Ban trọc nhỏ thường không chữa cũng tự khỏi, lớn thì thời gian bớt và khỏi rất chậm.

Phương pháp trị liệu

a – Biện chứng thí trị

Phép chữa: Bổ thận, dưỡng huyết, khử phong.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Thần ứng dưỡng chân đan (xem ở bài 28). Mỗi ngày uống 2 đồng cân, ngày uống 3 lần.

b – Chữa cục bộ

Bôi nước rụng tóc.

Thành phần: Minh phàn, Ngân tiêu, Chương não, Mao khương, mỗi thứ 1,5 lạng, Mộc miết tử, Nha tạo, mỗi thứ 7 đồng cân, Đại kích 1 lạng, Thổ cẩn bì 2 lạng, Ban mâu (Sâu cắn gốc lúa) 3,5 đồng cân.

Dùng rượu đốt được lượng 5 cân (cân 16 lạng ) ngâm 10 ngày bỏ bã là thành.

Chú ý : Ngân tiêu và chương não phải phân riêng nghiền nhỏ.

c – Phương lẻ thuốc cây cỏ

- Xát mao khương tươi chỗ có bệnh, mỗi ngày 2 lần.

- Đương quy, Bá tử nhân, mỗi thứ đều 1 cân. Nghiền chung thành bột, luyện mật làm viên, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 – 3 đồng cân.

- Bồ công anh 3 lạng, Đậu đen 1 cân, thêm nước nấu chín, bỏ bồ công anh, thêm lượng đường phù hợp sấy khô, mỗi ngày ăn 1 lạng đậu.

d - Châm cứu

Dùng kim mai hoa gõ vùng da rụng tóc. (không cần tới mức ra máu), cách ngày gõ một lần.

e – Liệu pháp chữa mới

Liệu pháp cắt trị: cắt 2 huyệt Nội phân bí ở loa tai, mỗi tuần cắt 1 lần, cắt liền 4 lần.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Hai 30, 2016, 11:30:46 AM
Viêm da mũi (Tửu tra tỵ) - BÀI 30

(http://sumhevi.vn/assets/uploads/thumbs/viem-mui-di-ung_7884431.jpg)

Bệnh này bởi phế vị tích nhiệt hun lên, huyết dịch ứ trệ mà sinh ra.

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1 – Thời gian ban hồng: Mới nổi lên da dẻ giống như mặt đỏ, nhất là sau khi ăn và tinh thần căng thẳng thì rõ rệt.

2 – Thời gian chẩn gồ lên: ở trên da dẻ đỏ thành cơn về chiều, xuất hiện rải rác chẩn gồ màu hồng hoặc bọc mủ nhỏ. Ở trên đầu mũi có thể có chẩn gồ rắn chắc to như hạt đậu, miệng nang lông rộng thành dạng đấu dò.

3 – Thời gian phát triển: Vùng chót mũi kết đốt to lên, nhiều cái tụ lại, cao hơn mặt da, da dẻ sần dầy, làm thành mũi thừa ra (Sần sùi như da cam sành).

4 – Chẩn da phát sinh ở  mũi, hai má và trước trán.

5 – Bệnh này ưa phát ở nam nữ trung tuổi, bệnh thường phát triển chậm.

Phương pháp trị liệu

1. Biện chứng thí trị

Phép chữa: Thanh nhiệt, lương huyết, khử ứ.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

Lương huyết tứ vật thang gia giảm.

Đương quy 2 đồng cân, Xuyên khung 1, 5 đồng cân, Xích thược 3 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân, Hoàng cầm  3 đồng cân, Hồng hoa 1 đồng cân , Ngũ linh chi 3 đồng cân.

Tiện bí gia chế đại hoàng (phương này ở thời gian ban hồng, thời gian chẩn gồ lên có hiệu quả nhất định).

Chữa cục bộ: Đắp điên đảo tán hoặc bôi dịch bã rượu.

Ghi chú phương thuốc

1 – Điên đảo tán (xem ghi chú bài 29).
2 – Dịch bã rượu (Xem ghi chú bài 28).


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Hai 30, 2016, 11:34:56 AM
VIÊM DA DO TRÀN MỠ - BÀI 29

(http://i428.photobucket.com/albums/qq7/tuhaiquan/Chuabenh/Viemda_zps6eueikb0.jpg)

Lại có tên là “thấp chẩn do tràn mỡ”, chủ yếu phát sinh ở rất những nơi tuyến mỡ vùng mặt, đông y gọi là “diện du phong”. Do thấp nhiệt ở kinh vị chưng lên mà thành.

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1 – Thường phân bố ở nơi vùng rất nhiều tuyến mỡ da, như da đầu, cung ụ mày, rãnh môi mũi, trước và sau tai, vùng sau cổ, chỗ lưng nách. Thường bắt đầu từ vùng đầu bò vươn hướng xuống, nặng thì có thể phát bừa bãi toàn thân.

2 – Chỗ da tổn hại là ban hồng mức nhẹ, hơi có chút màu vàng, có mạt vảy chất dầu nhờn và kết sẹo.

Phương pháp trị liệu

Biện chứng thí trị

Phép chữa: Thanh nhiệt trừ thấp, tán phong.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Cầm liên bình vị tán gia giảm.

Hoàng cầm 3 đồng cân, Hoàng liên 1 đồng cân, Thương truật 2 đồng cân, Hậu phác 1 đồng cân, Cúc hoa 3 đồng cân, Khổ sâm 3 đồng cân, Sinh thạch cao 1 lạng, Tri mẫu 3 đồng cân.

Thuốc chế sẵn thường dùng: Thượng thanh hoàn.
mỗi lần uống 1/2 viên, ngày 2 – 3 lần uống.

Chữa cục bộ:

Bôi ngoài bằng điên đảo tán.

Ghi chú phương thuốc

1 – Thượng thanh hoàn:

Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Sơn chi, Liên kiều, Cúc hoa, Huyền sâm, Thiên hoa phấn, Bạc hà, cát căn, Xuyên khung, Cát cánh, Đương quy, Đại hoàng, Khương hoàng (thuốc chế sẵn, không ghi trọng lượng từng vị và từng viên).

2 - Điên đảo tán:

Đại hoàng, Lưu hoàng, lượng ngang nhau, nghiền nhỏ, trộn nước lạnh đắp. Cũng có thể dùng thuốc bột 15 gr, gia Thạch khôi thủy (than đá thêm nước quấy đảo lắng trong) 100 cm3, chế thành tễ bôi sử dụng, khi dùng phải lắc động cho tan đều.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Hai 30, 2016, 11:39:13 AM
Bệnh nhiều gàu, dầu (Bì chỉ dật xuất) - BÀI 28

(http://static.baophapluat.vn/Uploaded/nguyennhumai/2017_03_13/1_TYEL.jpg.ashx?width=620)

Mỡ da tràn ra dạng khô, đông y gọi là “bạch tiết phong”, dân gian gọi là “gàu trắng”, mỡ da  là chất gàu tràn ra , đông y gọi là “du phong”.

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1 – Mỡ ở da tràn ra rồi khô đi, khắp da đầu rải mạt vảy khô màu trắng xám (dân gian gọi là gàu), khi chải tóc bột bay rơi ra, giống như cám, có thấy ngứa nhè nhẹ, tóc khô kết, dễ rụng, thấy rõ nhất là ở phía trước đỉnh đầu (khi có tóc rụng, giọi là rụng tóc do tràn mỡ).

2 – Mỡ ở da tràn ra nhiều dạng dầu, nhiều nhất là ở vùng đầu, mặt, mũi, da dẻ và lông tóc sáng nhẫy, tuy có lau rửa, lại nhanh chóng tràn ra, bụi xám và dầu mỡ lẫn lộn, mỡ và bụi chứa đắp lại, bẩn dơ khăn áo.

3 – Bệnh này phát triển qua chậm chạp lạ thường, từ lúc tuổi còn trẻ bắt đầu phát bệnh, đến chừng trên dưới tuổi 40 mới dần dần dừng phát triển.

Phương pháp trị liệu

a – Biện chứng thí trị

1 – Nhiều gàu

Phép chữa: Dưỡng huyết nhuận táo, khử phong, thanh nhiệt.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Khử phong hoán cơ hoàn.

Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 2 đồng cân.

Thành phần:

Đại hồ ma, Sinh hà thủ ô, Hoài ngưu tất, Thiên hoa phấn, Thạch xương bồ, Thương truật, Uy linh tiên,  Khổ sâm, Xuyên khung, mỗi thứ 2 cân rưỡi. Đương quy, Cam thảo, Mỗi thứ 1 cân 4 lạng. nghiền chung nhỏ mịn, rảy rượu để lâu làm viên.

2 – Mỡ da tràn thành dầu

Phép chữa: Bổ thận dưỡng huyết  khử phong.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Thần ứng dưỡng chân đan.

Thành phần:

Khương hoạt, mộc qua, Hàng châu cúc, Bạch thược, Thỏ ti tử, Xuyên khung, Thục địa, Thiên ma, (có thể bỏ), các vị lượng ngang nhau, nghiền mịn luyện mật làm viên.

Mỗi lần uống 3 đồng cân, ngày 2 lần uống.

Các phương trên cần uống liên tục 2 – 3 tháng.

b – Chữa cục bộ

1 – Nhiều gàu (Mỡ da tràn khô).

- Ngứa nhiều , bôi dịch bã rượu.

- Gàu nhiều, tóc khô kết, bôi dầu tử quy.

2 – Mỡ da tràn thành dầu: sắc Hải ngải thang rửa đầu, mặt  cách ngày 1 lần.

Ghi chú phương thuốc

1 – Dầu tử quy (xem ghi chú bài 18).

2 – Hải ngải thang (tán).

Thành phần:

Ngải diệp, Cúc hoa, Cảo bản, Mạn kinh tử, Phòng phong, Bạc hà, Kinh giới, Hoắc hương, cam tùng. Mỗi thứ đều 1 đồng cân, nghiền chung mà thành. Đun sôi hoặc đổ nước sôi vào ngâm, bỏ bã. Trước hết gội đầu bằng nước sạch, sau đó dùng nước thuốc gội lại.

3 -  Dịch bã rượu

Thành phần:

Lưu hoàng 25 gr, Kinh phấn 5 gr, Bạch phàn 5 gr, cồn 75 độ là 300 cm3. Trộn chung chế thành, khi dùng cần lắc tan đều.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Mười Hai 30, 2016, 11:44:05 AM
CHẨN CÁM HÌNH HỒNG NGỌC (Mai khôi) - BÀI 27

(http://www.khoe24h.vn/Storage/PressOffice/2016/1/19/20910/da1.jpg)

Chẩn cám hình hồng ngọc (mai khôi) Đông y gọi là “huyết cam”, do phong nhiệt uất ở da dẻ.

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1 – Thường thấy ở người lớn, thấy nhiều ở mùa tiết Xuân, Thu.

2 – Chẩn da là không quy tắc, ban chẩn màu hồng ngọc, lớn nhỏ chừng bằng hơn hạt bí ngô, hoặc rất lớn, chính giữa hơi có màu vàng, bờ mép hiện rõ màu hồng nhạt, trên bề mặt có mạt vảy dạng cám bã. Thường là ở vùng ngực, trước hết là phát ban nguyên phát rất lớn, 1 – 2 tuần sau thì ban chẩn còn lại mới nối nhau phát ra. Có thấy ngứa ở các mức khác nhau.

3 - Ưa phát ở thân mình và tứ chi gần vùng chót, chẩn da có trục dài cùng một hướng với tuyến rách ở da dẻ, ở vùng lưng và ngực, trục dài của chẩn da đi ven ngang xương sườn.

4 – Bệnh trình nói chung trải qua trên dưới 4 – 6 tuần lễ thì sẽ tự lui mất đi.

Phương pháp trị liệu

a -  Biện chứng thí trị

Phép chữa: Khử phong thanh nhiệt.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

1 – Tiêu phong tán gia giảm

Kinh giới 2 đồng cân, Phòng phong 2 đồng cân, Ngưu bàng tử 3 đồng cân, Thiền y 2 đồng cân, Sinh thạch cao 1 lạng, Tri mẫu 3 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân, Liên kiều 5 đồng cân.

Ngứa nghiều, gia Thương nhĩ tử 3 đồng cân, Địa phu tử 3 đồng cân.

2 – Dã cúc hoa 3 đồng cân, Bạch tật lê 3 đồng cân, Ngân hoa 5 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân, Sơn chi 3 đồng cân, Sinh địa 1 lạng, Huyền sâm 5 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân, Xích thược 3 đồng cân, Sinh cam thảo 1 đồng cân.

b – Trị liệu cục bộ.

Bôi tễ đắp Tam hoàng hoặc tễ đắp giải độc.

c– Chữa bằng châm cứu:

Lấy huyệt Hợp cốc, khúc trì, Túc tam lý, Huyết hải, phong thị.

Ghi chú phương thuốc

1 – Tễ đắp tam hoàng (xem ghi chú ở bài 6)
2 – Tễ đắp giải độc (xem ghi chú ở bài 6)


Tiêu đề: Re: BỆNH BAN TRắNG - Bài 34
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Hai 14, 2017, 04:04:26 PM
(http://static.khoeplus24h.vn/zoom/470/uploaded/ctvkhoeplus/2016_12_20/top-bai-thuoc-hay-chua-benh-bach-dien-hieu-qua-nhat.jpg)

Bệnh ban trắng đông y gọi là “Bạch bác phong” dân gian gọi là “Bạch điến phong”.

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1 – Chỗ có bệnh thì sắc da biến mất, giới hạn rõ ràng, lông tóc thường đồng thời biến ra màu trắng, ven bờ có sắc tố trầm.

2 – Có thể phát ở các vùng toàn thân, bệnh phát chậm, lâu dài không thay đổi. Ngẫu nhiên cũng có ca tự nó mất đi.

3 – Không  tự thấy chứng trạng ngứa, đau.

Phương pháp trị liệu

1 – Thuốc uống trong:  Bạch bác phiến

Thành phần:

Tử thảo, Chân giáng hương, Thảo hà xa, Bạch thược tử, Bạch vi, Hồng hoa, Đào nhân, Sinh hà thủ ô. Mỗi thứ đều 50 gr. Hải phiêu tiêu 35 gr, Cam thảo 35 gr, Thương truật 20 gr, long đảm thảo 20 gr, Thích (gai) tật lê 750 gr.

Nghiền chung nhỏ mịn, chế thành viên ép mỏng, mỗi viên nặng 1 gr. Mỗi lần uống 10 gr, ngày 2 lần uống.

2 – Thuốc dùng ngoài:

-  Rượu bổ cốt chỉ 25%, Cồn thỏ ti thảo 25%, Sau khi bôi thuốc, tốt nhất là phơi nắng 20 phút, hoặc chiếu tia tử ngoại 2 – 3 phút.

 Đối với người dị ứng tia tử ngoại thì cấm dùng.

- Rượu bổ cốt chỉ 25%.

Bổ cốt chỉ 250 gr, cồn 75 độ, lượng 1 lít, ngâm sau 1 tuần lễ, lọc bỏ bã lấy nước dùng.

- Cồn thỏ ti thảo 25 %.

Thỏ ti thảo 250gr, cồn 75 độ, lượng 1 lít, ngâm sau 48 giờ đồng hồ, lọc bỏ bã lấy nước dùng.

Phương lẻ thuốc cây cỏ

- Bột Bạch tật lê hoặc Đồng tật lê, mỗi lần uống 1,5 đồng cân, một ngày uống 2 lần.

- Tử bối phù bình (bèo cái tía mặt lưng cánh lá bèo màu đỏ tím), sấy khô, nghiền nhỏ, luyện mật làm viên, mỗi lần uống 1,5 đồng cân, một ngày 2 lần uống.

-  Thương nhĩ cành, lá, quả, mỗi thứ lượng đều bằng nhau, phơi khô nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, một ngày uống 2 lần, uống đưa bằng nước đun sôi, có thể thêm mật ong hoặc đường trắng.

(http://ehospital.vn/wp-content/uploads/2016/10/hinh3.jpg)

Điến phong có hai thứ: Xích điến và bạch điến. Xích điến là do huyết trệ, bạch điến là do khí trệ, nhưng đều gốc ở phong, thấp, nhiệt, 3 thứ khí mà sinh ra. Nguyên vì ngày thường hoặc ra mồ hôi hay say rượu mà tắm, hoặc hứng gió quạt mạnh, làm cho tà khí thấu vào lỗ chân lông mà sinh ra chứng này, tức là bệnh từ ngoài đem vào.

Phương lẻ trị Điến phong

1. Hột tật lê tươi, nghiền nát, mỗi lần uống ba đồng cân với nước sôi, ngày uống hai lần, nửa tháng thì ban trắng thành đỏ, một tháng thì khỏi.

2. Lưu hoàng, phèn sống, nghiền nhỏ, bỏ vào bao lụa, đổ nước nấu một ngày, xát vào rất hay.

3. Mai mực, lưu hoàng, Đều nghiền bột, hòa với nước gừng sống nhão như bùn,  thường bôi vào là tốt.

4. Bèo ván, ngày 5 - 5 (tết Đoan ngọ) vớt lên phơi khô, mỗi lần dùng 4 lạng, nấu nước mà tắm, và lấy bèo tươi giã nát xát vào, rất hay.

5. Gừng sống giã nát và xát vào, lâu sẽ thấy công hiệu.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Hai 19, 2017, 03:33:59 PM
Bệnh vẩy nến (Ngân tiết) - Bài 26

(http://vaynen.vn/data/upload/image/2016/08/05/vay-nen-da-dau.jpg)

Bệnh vảy nến lại gọi là “Ngưu bì tiên”. Đông y có bệnh danh “bạch biết”, “Tùng bì tiên”. Do huyết phần có nhiệt, ngoại cảm phong tà đánh nhau ở da dẻ, lâu ngày phong thắng huyết  táo, da dẻ mất đi sự nuôi dưỡng mà thành.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1 – Bệnh phát chậm chạp, dễ dàng phát trở lại, thời kỳ đầu thường mùa Hạ khỏi mùa Đông phát, sau đó thì mùa  Hạ nhẹ mùa Đông nặng.

2 - Chẩn da thường phân bố ở da đầu và mặt, mặt dưới của tứ chi, nghiêm trọng thì phát bệnh khắp toàn thân. Cá biệt có ca bệnh các khớp đốt nhỏ bị sưng to, như biểu hiện loại dạng phong thấp viêm khớp đốt.

3 -  Chẩn da thì bờ cõi rõ ràng, hơi hiện rõ ban đỏ nổi cao lên, trên đó lại thường dày lên vảy da màu bạc trắng, sau khi cạo bỏ bụi vẩy, có màng mỏng phát sáng, lại cạo có điểm dạng xuất huyết. Chẩn da có hình chấm giọt, hình đồng tiền, hình địa đồ. Tình hình hoạt động của chẩn da có thời gian tiến hành, thời gian dứt yên, thời gian lùi đi.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

a – Biện chứng thí trị.

- Huyết nhiệt hình: Chẩn mới không ngừng xuất hiện, chẩn cũ tiếp tục to rộng, sắc ban đỏ tươi, bụi vẩy giáp dầy.

* Cách chữa: Thanh nhiệt lương huyết.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Hoa hòe thang gia vị

Sinh hòe hoa, Sinh địa, Thổ phục linh, Sinh thạch cao, mỗi vị đều một lạng, Tử thảo, Thăng ma, mỗi vị đều 3 đồng cân, Ngứa nhiều gia thương nhĩ tử 3 đồng cân, Địa phu tử 3 đồng cân.

- Huyết táo hình: Chẩn mới dừng phát sinh, chẩn cũ màu sắc hồng tối, bụi vảy khô khan, ngứa gãi.

* Cách chữa: Dưỡng huyết, nhuận táo, khử phong.

PHƯƠNG THUỐC ĐƯA RA LÀM VÍ DỤ

Sinh hà thủ ô 5 đồng cân, Đương quy 3 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân, Khương hoạt 3 đồng cân, Đại hồ ma 3 đồng cân, Thổ phục linh 1 lạng, Bạch hoa xà 1,5 đồng cân, Ô tiêu xà 3 đồng cân.

b - Chữa cục bộ

Hoa tiêu, Phác tiêu, Khô phàn, dã cúc hoa, lượng dùng căn cứ vào chẩn da nhiều ít, sắc nước rửa, mỗi ngày 1 lần rửa xong bôi gia vị hoàng liên cao.

c – Phương lẻ vị thuốc cây cỏ

- Thạch lựu bì (sao thành than, nghiền nhỏ mịn) 1 phần, dầu vừng 3 phần, trộn thành hồ dạng lỏng, đắp chỗ bệnh, mỗi ngày 2 lần. Chế tế cao mềm: 15% bột thạch lựu bì, thêm một ít dầu paraphi 1% Chương não, 1% phenol (C6H5OH) và vadơlin, trộn đều thành cao mềm bôi đắp.

- Bột Ô tiêu xà 1 đồng cân, bột Đương quy 1 đồng cân, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, uống liền 1 – 2 tháng.

d - Liệu pháp châm cứu

* Lấy huyệt: Khúc trì, Huyết hải, Túc tam lý, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao, Phi dương, kích thích mức vừa phải, mỗi ngày châm một lần. Nội quan với Thần môn, Tam âm giao với Phi dương thay nhau sử dụng, các huyệt còn lại đều sử dụng hàng ngày, 15 ngày là một liệu trình.

e – Liệu pháp chữa mới.

Chỗ 1/3 trên sau vành tai có tĩnh mạch nhỏ, khêu nặn ra máu từ 1 – 5 giọt, cách ngày khêu nặn một lần. Bắt đầu châm thì phải chọn điểm khêu ở đầu chót nhất, nếu như bắt đầu  khêu đã nặn tĩnh mạch ở vùng gốc tai, một lần đã làm phá vỡ tĩnh mạch sẽ ảnh hưởng đến các lần khêu nặn về sau.

* Gia vị hoàng liên cao (Xem ở bài 11 - Thấp chẩn mạn tính).


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Hai 19, 2017, 03:44:21 PM
Hồng ban nhiều hình - Bài 25

(http://www.chuyenkhoadalieu.net/wp-content/uploads/2016/02/benh-vay-nen.jpg)

Nguyên nhân: Do ngoại cảm phong hàn, doanh huyết ngưng trệ, hoặc do huyết phần có nhiệt, doanh huyết úng trở.

Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán

1 – Chẩn ở da hiện rõ nhiều hình. Mới đầu thường là ban hồng hoặc chẩn gồ lên, về sau có thể có phong bế hoặc bọc nước, có khi lẫn lộn cả hai. Màu sắc ban hồng là hồng tươi, ở giữa hiện rõ hồng tối cho tới hồng tím,  đồng thời vùng giữa thường mọc chồng lớp bọc nước, mà hình thành lớp lớp vòng tròn.

2 – Chẩn da ưa phát ở mu bàn tay, sau đó là mặt duỗi cẳng tay, cẳng chân, vùng mặt và ở cạnh cổ.

3 – Hay mắc ở tuổi trẻ khỏe, phụ nữ thường nhiều, thường thấy ở hai mùa Xuân, Thu.

4 – Tự thấy nóng rát, đau đớn, như khi có phong chẩn có thể muốn gãi ngứa.

5 – Phát bệnh nhanh chóng, cá biệt ca bệnh nghiêm trọng thì có phát sốt, đau họng, đau đầu, đau khớp là chứng trạng toàn thân.

Phương pháp trị liệu

a – Biện chứng thí trị

- Phong hàn hình: Mỗi khi khí hậu giá lạnh thì phát bệnh hoặc nặng thêm, da dẻ ở chi có bệnh  phát mát, ban thường hiện rõ màu hồng tối, giống như loại mụn lạnh (đông sang), khi khí hậu chuyển ẩm thì chứng trạng giảm nhẹ hoặc mất đi.

Cách chữa: Hòa doanh tán hàn.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

Đương quy tứ nghịch thang gia giảm.

Đương quy 3 đồng cân, Quế chi 2 đồng cân, xích thược 3 đồng cân, Tế tân 0,5 đồng cân, Chích cam thảo 1 đồng cân, Xuyên khung 2 đồng cân, khương hoạt 3 đồng cân, Sinh khương 2 lạng, Hồng táo 4 quả.

Huyết nhiệt hình: Sắc ban hồng tươi, nóng rát, da dẻ chân tay không mát.

Cách chữa: Thanh nhiệt lương huyết.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Tứ vật thang gia giảm.

Đương quy 3 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân, Xích thược 3 đồng cân, Đan sâm 3 đồng cân, Đại thanh diệp 5 đồng cân, Kinh giới 2 đồng cân.

Gia giảm: Có thể tham khảo bài “Hồng ban kết đốt”.

b – Chữa cục bộ.

Đối với phong hàn hình, có thể dùng đương quy 3 đồng cân, Quế chi 3 đồng cân, hồng hoa 3 đồng cân, Hành 1 nhánh, sắc nước ngâm rửa chi có bệnh.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Hai 19, 2017, 03:49:50 PM
Hồng ban kết đôt - Bài 24

(http://dalieu.net.vn/wp-content/uploads/2014/02/sotphatban2.jpg)

Hồng ban kết đốt giống như loại “thấp độc lưu chú” của Đông y , do thấp nhiệt rót xuống, lạc mạch ứ trở gây ra.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1 – Chẩn da sắc hồng tươi, kết đốt cao lên khỏi mặt da, phân tán rải đều, to không đều nhau. Từ bằng hạt đậu vàng đến bằng hạt mận, dần dần biến thành màu hồng tối mà biến mất. Tự thấy đau đớn, nói chung không hóa mủ vỡ nát.

2 – Thường phát bệnh ở mùa Xuân, Thu, thường thấy ở phụ nữ tuổi trẻ, nơi vùng chẩn da chủ yếu ở mặt duỗi bắp chân dưới.

3 – Phát bệnh chứng trạng toàn thân là sốt nhẹ , mệt mỏi, đau họng, đau đầu, ăn uống không hăng hái, khớp đốt đau đớn.

4 – Bệnh cấp tính, nói chung trên dưới 1 tháng rưỡi thì tự khỏi, nhưng cũng có khi kéo dài nhiều tháng, mà lại dễ phát trở lại.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

a – Biện chứng thí trị

* Cách chữa: thanh nhiệt lợi thấp, hóa ứ tán kết.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

Tỳ giải hóa độc thang gia giảm

Tỳ giải 3 đồng cân,             Xuyên bách 3 đồng cân,              Quy vĩ 3 đồng cân,
Đan sâm 3 đồng cân,         Xích thược 3 đồng cân,                Ngưu tất 3 đồng cân,
Phòng kỷ 3 đồng cân,         Xa tiền tử 3 đồng cân.

Gia giảm:

- Sợ lạnh phát sốt đau họng, gia Ngưu bàng tử 3 đồng cân, Bạc hà 1,5 đồng cân, Cát cánh 2 đồng cân.

- Khớp đốt đau đớn, gia Khương hoạt 2 đồng cân, Độc hoạt 1 đồng cân,  Uy linh tiên 3 đồng cân, Hy thiêm thảo 3 đồng cân.

- Chi dưới sưng căng, gia Sinh ý dĩ nhân 1 lạng, Thương truật 2 đồng cân.

- Kết đốt đỏ sẫm, gia Sinh địa 5 đồng cân, đan bì 3 đồng cân.

Kết đốt sưng cứng khó tiêu, gia Đào nhân 3 đồng cân, Hồng hoa 1,5 đồng cân.

b – Chữa cục bộ:

Dùng kim hoàng tán đắp cục bộ.

c – Thuốc chễ sẵn: Tam hoàng hoàn gồm: Hoàng liên , Hoàng bá, Hoàng cầm, lượng ngang nhau, nghiền mịn, rảy nước làm viên, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1,5 đồng cân. Dùng hợp ở thời kỳ cấp tính.

GHI CHÚ PHƯƠNG THUỐC

1 – Kim hoàng tán (cao), Đại hoàng, Khương hoàng, Bạch chỉ, mỗi thứ đều 1 cân, Thiên hoa phấn 2 cân, Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Cam thảo, Sinh nam tinh, mỗi thứ 6 lạng 4 đồng cân, nghiền chung nhỏ mịn. Khi dùng lấy mật ong hoặc đường mạch nha trộn thành cao đắp cục bộ. Cũng có thể dùng Kim hoàng tán 20 %, vadơlin 80% trộn đều thì thành cao dầu.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Hai 19, 2017, 04:02:40 PM
Mắt cá (mắt gà), bánh chai chân, bướu ở lòng bàn chân - Bài 35

(http://www.xaluan.com/images/news/Image/2013/10/01/4524ad39d5ea83.img.jpg)

Mắt cá, bánh chai, bướu đều sinh ở gầm bàn chân.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

- Đều ưa mọc ở gầm bàn chân, nơi  vùng thường bị ép và chà xát dễ dàng.

1 – Mắt cá: To như hạt đậu đóng vào theo mức sừng tăng sinh, hơi cao hơn mặt da, đầu nhọn hướng sâu vào trong mặt da, khi bước đi có đau nhói. Thường mọc ở chỗ lồi lên của xương nơi vùng chịu áp lực.

2 – Bánh chai: Là chất sừng ở biểu bì, bờ mép không rõ rệt, bề mặt sáng bóng, sờ vào đó thấy rắn chắc. Thường mọc ở vùng trước lòng bàn chân, gót chân.

3 – Bướu ở lòng bàn chân: Mọc ở lòng bàn chân hoặc khe ngón. Có bướu to như hạt đậu vàng hoặc rất lớn dạng chẩn gồ, do chà xát không thể nổi cao lên, bề mặt có che bằng chất sừng. Rắn chắc, có ép đau, sau khi lấy bỏ chất sừng đó đi mới có thể thấy đến dạng bướu.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

1 – Nha đảm tử nhân gặm nát: Trước hết đem trừ bỏ chất sừng trên bề mặt của bướu hoặc mắt cá, lấy nhân nha đảm tử đã giã nát đặt lên trên dùng băng keo dán che giữ, cách ngày hoặc mỗi ngày thay thuốc thuốc một lần. Khi thay thuốc thì dùng dao nhỏ cạo tổ chức đã bị gặm nát, lại bó Nha đảm tử nhân đã dã nát, cứ thế làm luôn tới khi tất cả tổ chức sừng hóa rụng đi hết thì dừng.

2 – Lấy Thủy phẩm cao, Kê nhỡn cao, cách dùng giống như trên.

Thủy phẩm cao:

Than đá dã nhỏ 15 g, Dung dịch kiềm bão hòa 100 Cm3, trộn đều, đợi sau khi lắng cặn, đem đổ dịch trong bên trên vào trong một cái cốc thủy tinh khác, thêm vào 3 – 5 gr gạo nếp, ngâm đủ 24 giờ đồng hồ, dùng chày thủy tinh giã nát là được cao Thủy phẩm lỏng. Cứ 100 cm3 cao thủy phẩm lỏng thêm vào 4 gr than đá giã nhỏ thì thành cao Thủy phẩm đặc.

Kê nhỡn cao:

Thủy dương toan 50 gr , đông đan 3 gr, bản tọa ca nhân 2 gr, đường trắng 2 gr, khi đem dùng lấy cồn 75 độ hoặc rượu trắng trộn thành dạng hồ, đắp ở chỗ bệnh.

Ô mai cao:

Ô mai 1 lạng, muối ăn 3 đồng cân, giấm 15 cm3, nước đun sôi 15 cm3. trước hết đem ô mai và muối thả vào trong nước ngâm 24 giờ đồng hồ, bỏ hột ô mai, đem thịt ô mai và giấm giã thành dạng hồ, là đã có thể dùng đắp ngoài.

Dùng hợp ở Bánh chai. Cạo bỏ qua chất sừng dầy, đắp thuốc cao lên trên, cố định lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Rượu bổ cốt chỉ:

Trị mắt cá hoặc bướu ở lòng bàn chân, bóc bỏ chất sừng, lại đắp thuốc mỗi ngày 3 lần.

Rượu bổ cốt chỉ ( xem  ở bài 34).

5 -  Mắt cá hoặc bướu, trước hết  là bóc đi chất sừng ở bề mặt, đắp lên trên đó một lớp  vadơlin, dùng mồi ngải nhỏ cứu, mỗi lần 3 – 4 mồi, mỗi ngày hoặc cách ngày cứu 1 lần, đến khi khô sém đen là dừng.

6 – Trước hết dùng nước nóng ngâm chân có bệnh, đợi chỗ mắt cá nó mềm, dùng  dao nhỏ bóc bỏ da cứng, dùng hào kim từ giữa mắt cá đâm vào, vê xoay mạnh mấy lần, làm cho ra máu thì có thể rút kim, lại từ 4 chung quanh mắt cá, ở bốn chỗ khác nhau, dùng bốn kim đâm hướng về chính giữa mắt cá. dùng vải gạc bọc  lại, nói chung sau 3 – 5 ngày, mắt cá tự rụng đi.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Hai 19, 2017, 04:15:52 PM
Chân tay nứt nẻ (Á sừng) - Bài 36

(http://www.benhvaynenasung.com/wp-content/uploads/2017/01/cach-han-che-kho-da-do-benh-a-sung.jpg)

Mùa đông nội tiết da dẻ giảm bớt, khô khan, nếu thường xuyên lao động ngoài trời, hoặc thường  tiếp xúc nước lạnh, chân tay bị phong lạnh kích thích thì phát sinh bệnh này. Lở tay chân dạng sừng hoá, vào mùa đông cũng dễ dàng dẫn đến da dẻ nẻ nứt.

Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán

Phát bệnh ở mùa đông, mới đầu thì da dẻ ở chân tay khô khan thô nháp, nảy sinh rất nhiều vết nứt ở nông. Sau đó da dẻ dày tăng lên, phát sinh nứt nẻ sâu, thậm chí ra máu đau đớn, ảnh hưởng đến lao động, lại có thể phát sinh nhiễm trùng làm mủ.

Phép chữa

1 – Quả xoan ở địa phương lấy 40 – 50 quả, đập vỡ nấu nước, ngâm tay chân, mỗi buổi tối 1 lần. Sau khi lau khô bôi các loại dầu làm ẩm da (tốt nhất là mỡ gà). Lỗ rách to, sâu mà đau đớn, ảnh hưởng tới lao động, có thể dùng thuốc cao đen phổ  thông, hơ mềm, nặn thành dạng thỏi lấp vào trong lỗ rách.

2 – Cao nhuận da, dầu cao tử quy, mỗi lần sau khi rửa tay chân, lấy chút ít bôi xoa ở  da dẻ.

Cao nhuận da:

Bạch lạp 4 lạng, Bạch chỉ 2 đồng cân, Thăng ma 2 đồng cân, Nha tạo 2 đồng cân, Đinh hương 1 đồng cân, Mỡ lợn 8 lạng.

Trước hết đem mỡ lợn  và bạch lạp nấu chảy , lại trộn bột thuốc, đợi sau khi nguội thì thành cục cứng, cắt thành khối nhỏ, dùng giấy dầu bọc kỹ đợi dùng, hoặc thêm nhiều mỡ lợn chế thành cao mềm dùng.

- Dầu cao tử quy (xem ở bài 18).

Dự phòng

Khi dùng nước nóng rửa chân tay, hết sức dùng ít xà phòng rửa tay, bôi dầu cáp lợi, dầu Thục dương, dầu cao phòng nứt nẻ. Có lở ở tay chân phải tích cực chữa. (3 loại dầu cao ghi trong bài chưa tìm được công thức).


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 04:01:59 PM
Bệnh hệ thống (Lu pút ban đỏ) - BÀI 37

(http://anh.24h.com.vn/upload/4-2015/images/2015-12-10/1449715052-lupus_canh_buom.jpg)

Bệnh này thuộc phạm vi “dương độc phát ban” và "huyết nhiệt phát ban”của Đông y. Lâm sàng lấy cả biểu hiện phát sốt, vùng mặt và vùng da lộ ra xuất hiện ban đỏ, chẩn gồ lên, bọc nước, mạt vảy và kết sẹo, cho tới khớp đốt sưng đau làm chủ chứng. Nó còn có kèm bệnh biến ở tâm, thận, và các khí quan nội tạng. Thường thấy ở tuổi trẻ khoẻ của nữ giới.

Bệnh lý và nguyên nhân bệnh

Nguyên nhân phát sinh bệnh này do ở thận âm bất túc, thuỷ khuy hoả vượng mà sinh nội nhiệt. Hoặc bởi ngoại tà lấn vào, nhiệt độc tích ở trong. Hoặc bởi phơi dưới nắng mặt trời, hai nhiệt đánh nhau, vướng ở da dẻ, nhiệt thịnh hại huyết mà phát bệnh. Những điều kiện hoặc cơ sở phát bệnh thường là thất tình làm hại, bệnh lâu ngày suy dinh dưỡng, mệt mỏi quá độ, thể chất vốn yếu, xung nhâm mạch hư.

Biện chứng luận trị

Quy luật phát triển bệnh trình của bệnh này nói chung là thận âm hư đến trước, sau đó âm tổn tới dương mà xuất hiện âm dương lưỡng hư, quá lắm thì  tới hư thực lẫn lộn mà xuất hiện chứng trạng nhiệt độc.

Khi luận trị nhất định cần nắm ở mâu thuẫn chủ yếu, đem tư âm đặt ở hàng đầu, nhưng có thể căn cứ vào tiêu, bản, hoãn, cấp, toàn diện, ta lấy thêm để chiếu cố.

Nhiệt thịnh hình

Ban chẩn đỏ tím, phát sốt phiền thao, khớp đốt đau đớn, toàn thân không dễ chịu, ăn uống không hăng hái, miệng khát muốn uống mát, môi hồng mắt đỏ, hoặc miệng lưỡi mọc mụn, đại tiện bí kết , tiểu tiện ít mà đỏ, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Phép chữa: Thanh doanh lương huyết, giải độc dưỡng âm.

Phương thuốc: Tê giác địa hoàng thang gia giảm.

Địa hoàng tươi 1 lạng, Đan bì 3 đồng cân, Xích thược 3 đồng cân, Sinh chi tử 3 đồng cân, Sinh cam thảo 3 đồng cân, Bồ công anh 5 đồng cân, Tử thảo 5 đồng cân, Kim ngân hoa 5 đồng cân, Đạm trúc diệp 1, 5 đồng cân, Mộc thông 1, 5 đồng cân, Sinh thạch cao 6 đồng cân.

Hoặc dùng: Thanh doanh thang gia giảm.

Kim ngân hoa 4 đồng cân, Liên kiều 4 đồng cân, Sinh địa hoàng 4 đồng cân, Huyền sâm 4 đồng cân, Mạch đông 4 đồng cân, Hoàng bá 3 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân, Thanh thiên quỳ 3 đồng cân, Xích thược 3 đồng cân, Cam thảo 2 đồng cân. Mỗi ngày uống 2 tễ.

Âm hư hình

Ban chẩn hồng tươi, gò má hồng. Má đỏ, sau giờ ngọ phát sốt, ngũ tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm, miệng khô phiền táo, lưng buốt đùi mềm, mắt hoa đầu xoay, tai ù, hoặc đầu tóc khô giòn, phân khô kết, nước tiểu ít mà đỏ, lưỡi hồng ít rêu, mạch tế sác.

Phép chữa: Tư âm bổ thận.

Phương thuốc: Lấy lục vị địa hoàng, đại bổ âm hoàn, Nhị chí hoàn làm phương chủ.

Tùy chứng gia giảm như sau:

- Can hư gia đương quy, Bạch thược mỗi thứ 3 đồng cân.

- Tỳ hư, gia Hoàng kỳ 5 đồng cân, bạch truật 3 đồng cân.

- Tâm hư, gia Toan táo nhân 4 đồng cân, Viễn chí 2 đồng cân, Ngũ vị tử  5 đồng cân.

- Phế hư gia Sa sâm 5 đồng cân, Bách hợp 4 đồng cân, Bạch cập 4 đồng cân.

- Kiêm thận dương hư, gia chế phụ tử 4 đồng cân, Nhục quế 1 đồng cân.

- Ra mồ hôi trộm, gia Phù tiểu mạch 1 lạng, Mẫu lệ nung 6 đồng cân.

- Đau khớp đốt gia tang ký sinh 1 lạng, Đỗ trọng 3 đồng cân, Ngưu tất 5 đồng cân.

- Phù thũng đái ít, gia phục linh bì 1 lạng, Đại phúc bì 4 đồng cân, Tang bạch bì 4 đồng cân, Bạch mao căn 1 lạng.

- Nội nhiệt thiên thịnh, gia hạn liên thảo 8 đồng cân, Bạch vi 4 đồng cân, Đại thanh diệp 3 đồng cân, Cam thảo 2 đồng cân.

- Sốt về chiều làm chủ chứng, nên dùng thanh cao miết giáp thang.

Nghiệm phương

1 – Tử đan sâm 1 lạng, Nam sa sâm 1 lạng, Bắc sa sâm 1 lạng, Huyền sâm 5 đồng cân, mạch đông 5 đồng cân, Thiên môn đông 5 đồng cân, Quỷ tiễn vũ 5 đồng cân, Kê huyết đằng 5 đồng cân, Đan bì 5 đồng cân, ích mẫu thảo 5 đồng cân, Người bệnh là đàn bà dùng thêm thuốc phụ khoa chế sẵn như An khôn tán dục hoàn, Định khôn đan.

2 – Chữa đông tây y kết hợp: Thuốc tây dùng kích thích tố thượng thận, lấy thêm clo và vitamin B12.

Âm hư, đông dược thường dùng lục vị địa hoàng hoàn, Tăng dịch thang, Nhị chí hoàn, Đại bổ âm hoàn, Nhưng thuốc là chủ dược lượng phải tăng nhiều, như sinh địa dùng 1 – 3 lạng, Huyền sâm 5 đồng cân đến 1 lạng, Mạch đông 5 đồng cân. Hoả nhiệt thịnh thì thường dùng thạch hộc tươi 8 đồng cân, Bản lam căn 4 đồng cân, Bạch mao căn 1 lạng, Sinh mẫu lệ 1 lạng, Hà thủ ô tươi 8 đồng cân, Huyền tinh thạch 5 đồng cân, Hoàng bá 2 đồng cân, Sắc nước, uống đưa ngưu hoàng hoàn 1 viên.

Ghi chú phương thuốc

1 – Lục vị địa hoàng hoàn:

Thục địa hoàng 8 lạng, Sơn thù nhục 4 lạng, Sơn dược 4 lạng, Trạch tả 3 lạng, Đan bì 3 lạng, Phục linh 3 lạng.

Cách dùng: Tễ lượng ở trên là tỷ lệ ở nguyên phương hoàn tễ, luyện mật làm viên, hiệu thuốc có sẵn thuốc chế thành. Mỗi ngày uống 2 – 4 đồng cân, chia làm 2 lần uống với nước muối đun nhạt. Trên lâm sàng cũng thường lấy lượng thích hợp, làm thang tễ, sắc với nước, chia làm 2 lần uống.

Công dụng: Tư bổ âm của can thận.

2- Đại bổ âm hoàn: Hoàng bá 4 lạng, Thục địa 6 lạng, Tri mẫu 4 lạng, Quy bản 6 lạng.

Bốn vị trên bỏ chung nghiền nhỏ, lấy tuỷ sống của con lợn đun nhừ, trộn mật làm viên to như quả ngô đồng, hiệu thuốc có thuốc chễ sẵn. Mỗi lần uống 2 – 3 đồng cân, uống lúc bụng đói bằng nước muối nhạt. Cũng có thể đổi thành lượng phù hợp làm thang tễ, sắc với nước chia làm 2 lần uống.

Công dụng: Bổ thận âm, tả hư hoả ở can, thận.

3 – Nhị chí hoàn

Hạn liên thảo 16 lạng, Đông thanh tử 16 lạng, Luyện mật chế viên, mỗi lần uống 3 đồng cân, chia làm 2 lần uống.

Công dụng: Tư can thận, bổ âm huyết.

4 – An khôn tán dục hoàn : ( Chưa tìm được công thức).

5 - Định khôn đan: (Chưa tìm được công thức).

6 – Tăng dịch thang: Huyền sâm 1 lạng, Mạch đông 8 đồng cân, Sinh địa 8 đồng cân.

Trên đây là lượng dùng ở thang tễ gốc. Dùng 8 bát nước đun lấy 3 bát, uống đều đều. Nếu đại tiện không thông, có thể lại sắc một tễ thứ 2 uống.

Công dụng: Sinh tân, nhuận táo, tăng dịch, nhuận trường.

Bài an khôn tán dục hoàn chưa tìm được công thức, nhưng có 2 bài An khôn bổ tâm hoàn và bài An khôn địch chí hoàn, nay chép để tham khảo như dưới đây:

An khôn bổ tâm hoàn:

Sinh địa, Đan sâm, Ngũ vị tử, Hợp hoan bì, Dạ giao đằng, Trân châu mẫu, Thạch xương bồ.
Nghiền chung nhỏ mịn, rảy nước làm viên (sách thường kiến bệnh trung y lâm sàng thủ sách trang 596 – ndvskbx 1974).

An khôn định chí hoàn:

Thạch xương bồ 5 đồng cân, Viễn chí 1 lạng, phục thần 1 lạng, Đảng sâm 2 lạng, (ninh tâm, khai khiếu, trừ đờm).
Long xỉ 5 đồng cân, chu sa làm áo (chấn tâm, an thần).

Lấy mật làm viên.

Công dụng: Ninh tâm an thần.

Chủ trị : Tinh thần hoảng hốt, hồi hộp mất ngủ.

Điên giản:

Mỗi lần uống 2 – 4 đồng cân.

(Sách tân biên trung y học khái yếu, trang 319).

Bài định khôn đan chưa tìm được công thức, nhưng có bài thực tỳ ẩm, nay chép để tham khảo như dưới đây.

Thực tỳ ẩm:

Bạch truật 2 đồng cân, Can khương 1 đồng cân, Thục phụ tử  2 đồng cân, Mộc hương (hậu hạ) 2 đồng cân, chích cam thảo 1 đồng cân, (ôn dương kiện tỳ).

Phục linh 4 đồng cân, Đại phúc bì 2 đồng cân, Hậu phác 2 đồng cân, Mộc qua 2 đồng cân, Thảo quả nhân 2 đồng cân.

(Hành khí lợi thuỷ).

Công dụng: Ôn dương kiện tỳ, hành khí lợi thuỷ.

Chủ trị: Hư hàn thuỷ thũng, ngực bụng căng đầy, tay chân không ấm, miệng không khát, lưỡi nhạt, mạch trầm trì

(Sách Tân biên trung y học khái yếu trang 228).

Phần trên đã có bàI lục vị địa hoàng hoàn, nay muốn đổi thành thang tễ lấy lượng thích hợp như sau:

Lục vị địa hoàn thang

Thục địa 20 gr,                         Hoài sơn 15 gr,             Sơn thù 15 gr,
 Phục linh 10 gr,                       Đan bì 10 gr,                 Trạch tả 10 gr.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 04:18:31 PM
Nốt sần (Biển bình vưu) - Bài 23

(http://img.thoibao.today/home/fetch?u=http%3A%2F%2Fkenh14cdn.com%2Fthumb_w%2F600%2F2016%2Fmilia-spots-under-the-eyes-1474723925686-6-2-287-453-crop-1474724691108.jpg%23force-thumb)

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1 – Xuất hiện rất nhanh mảng bằng lồi lên to như đầu kim tới bằng hạt gạo, hiện rõ màu nâu nông hoặc màu da như thường, bờ cõi rõ rệt, sờ vào rắn cứng, chẩn da thường dày kín, hoặc phân rải vết ven móng, nói chung không tự thấy chứng trạng gì .

2 – Ưa phát ở vùng mặt, mu bàn tay, thường đối xứng, bì chẩn có thể tự mất đi, có khi lại tái phát.

3 – Có khi phát kèm với hạt cơm.

Phương pháp chữa

a – Thuốc uống trong

1 -  Đại thanh diệp, Bản lam căn, Sinh ý dĩ  nhân, mỗi thứ đều 1 lạng. Sắc nước uống mỗi ngày một tễ.

2 -  Tử thảo 5 đồng cân, Sinh ý dĩ  nhân 1 lạng. Sắc nước uống mỗi ngày 1 tễ.

3 – Hy đồng hoàn, mỗi lần uống 12 viên, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

4 – Linh từ thạch 1 lạng, Sinh mẫu lệ 1 lạng, đại giả thạch 1 lạng, Trân châu mẫu 1 lạng, (các thuốc kể trên đều sắc trước), Đại thanh diệp hoặc Bản lam căn 1 lạng, Hoàng cầm 3 đồng cân, Sơn chi 3 đồng cân, Dã cúc hoa 3 đồng cân, Đại hoàng 3 đồng cân, Sinh cam thảo 1 đồng cân, Sắc nước uống, uống liền 10 – 15 ngày, không có hiệu thì dùng.

b – Thuốc dùng ngoài

1 – Nha đảm tử nhân giã nát, dùng vải lụa bọc lại rồi xát cục bộ, mỗi ngày làm một lần, nếu có phản ứng kích thích thì ngừng dùng.

2 – Dùng màng mề gà tươi (dùng cả 2 mặt) chà xát lên trên chỗ chẩn da, không cần phải chà rách mặt da, mỗi ngày chà 1 – 2 lần. Nếu màng mề gà để thời gian dài mà biến thành khô cứng, có thể ngâm nước cho mềm rồi dùng lại.

Ghi chú phương thuốc

1 – Hy đồng hoàn.

Hy thiêm thảo, Sú ngô đồng diệp, 2 vị bằng nhau chế thành hoàn.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 04:30:30 PM
Hạt cơm (Tầm thường vưu) - Bài 22

(http://i428.photobucket.com/albums/qq7/tuhaiquan/Chuabenh/Hatcom_zpskwrbpaat.jpg)

Hạt cơm (Bướu tầm thường) Đông y gọi là “khô cân tiễn”, “thiên nhật sang”, dân gian gọi là “cái bướu”.

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1 - Rất thường thấy ở vùng ngón tay, mu bàn tay và mặt.

2 – Là chất sừng tăng sinh lồi lên to như mũi đầu kim tới như hạt đậu vàng hoặc rất to, hiện rõ sắc da, bề mặt thô nhám không bằng như dạng gai, sờ đó thấy cứng rắn.

3 -  Tổn hại thường nhiều ít không giống nhau, ít thì một hai cái, nhiều thì mấy chục cái. Không tự thấy chứng trạng, ngẫu nhiên có thấy áp đau, khi xoa xát hoặc đâm chọc vào dễ dàng ra máu.

Phương pháp trị liệu

1 – Phương lẻ thuốc cây cỏ

- Đối với hạt cơm lồi lên, dùng sợi chỉ hoặc lông đuôi ngựa, hoặc sợi tóc đầu buộc thắt vùng gốc của hạt cơm dán vào da, mấy ngày sau có thể làm nó tự rụng ra.

- Dùng cao nước hoặc nhân nha đảm tử giã nát đắp cục bộ (phương pháp xử dụng cụ thể xem ở bài mắt cá (kê nhỡn).

- Nước trấp gừng sống, thêm giấm vừa đủ , đắp bôi ngoài ở cục bộ.

- Hạt cơm thật nhiều cũng có thể dùng thử thuốc uống trong của bệnh nốt ruồi (biển bình vưu).

2 – Cách chữa bằng châm cứu

Dùng hào kim đâm từ vùng đỉnh đến đáy hạt cơm, lại dùng kim đâm bốn chung quanh
để tăng thêm kích thích, sau khi châm nặn ra một ít huyết dịch, thường có thể 3 – 4 ngày sau sẽ rơi ra.

3 – Kinh nghiệm dân gian

Hái mấy lá tía tô (tử tô) vò nát, chấm nước tự nhiên ấy lên mặt mụn hạt cơm cho thấm khắp, chấm liền mấy ngày, hạt cơm tự mất.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 04:44:23 PM
Lở bàn tay, bàn chân, lở móng - Bài 2

(http://i428.photobucket.com/albums/qq7/tuhaiquan/Chuabenh/Tay_zps2n6ehtlo.jpg)

Đông y gọi là lở bàn tay là “Nga chưởng phong” gọi lở bàn chân là “Thấp cước khí”, gọi lở móng là “Khôi chỉ” (ngón màu tro).

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1 - Nơi tổn hại ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, khe ngón chân, quá trình hiện rõ mạn tính.

2 - Nói chung phân làm ba loại hình, mỗi hình có thể tồn tại riêng hoặc cùng tồn tại.

- Rữa nát hình: Ưa phát ở khe ngón chân 3, 4, 5, da dẻ ẩm mềm, mặt da phát trắng, rất ngứa, mặt da sau khi lau chùi lộ ra da hồng nhiều ẩm ướt, thấm ra nước vàng.

- Bọc nước hình: Lòng bàn tay mọc ra bọc nước nhỏ, sau khi khô biểu hiện rõ rạng da hình tròn, có thể hợp khép thành mảng lớn, bờ cõi rõ ràng.

Hai thể loại hình kể trên thường phát vào mùa hạ, hoặc mùa hạ nặng thêm.

- Sừng hóa hình: Lòng bàn tay , lòng ban chân phát sinh chất sừng tăng sinh, da dẻ khô ráo, thô nháp, có bám mạt vảy, mùa đông dễ sinh nứt nẻ.

3 - Lở móng: Thường trước hết là lở ở bàn tay, bàn chân, kế đó móng khô biến hình tro.

4 - Lở bàn chân ở mùa tiết hạ, thu dễ phát kèm viêm nhiễm. Bệnh ở tay chân nổi lên bọc nước như đầu kim cho đến to như hạt đậu vàng hoặc bọc mủ, bong da, rữa nát, thấm ra dịch, ngứa gãi giống như dạng tổn hại của thấp chẩn cấp tính. Nghiêm trọng thì có thể dẫn tới viêm ống bạch mạch, viêm hạch bạch huyết, đan độc.

Phương pháp trị liệu

1 – Chữa cục bộ

a - Tễ ngâm Hoắc hoàng, thuốc nước Nga chưởng phong ngâm chìm, đối với lở bàn tay, bàn chân, móng, đều có hiệu quả.

b - Lá trắc bá tươi nửa cân, giấm 1 cân, đun sôi, đợi sau khi nguội, ngâm chìm bàn tay, bàn chân mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 – 20 phút, 1 tuần làm một liệu trình, không khỏi thì thay thuốc, lại trị một liệu trình nữa. Cách này cũng trị lở móng.

c - Bôi ngoài bằng rượu Thổ cẩn bì. Đối với loại hình rữa nát khe ngón, trước hết dùng bột mai mực, bột hoạt thạch, bột ngũ bội tử, nhận 1 – 2 loại thêm lượng khô phàn bằng nhau rắc vào khe ngón, đợi sau khi khô lại dùng phương trên (Rượu thổ cẩn bì) để chữa.

d - Dùng 2 – 4 lạng Nhất chi hoàng hoa, sắc lấy nước đậm, để bàn tay, bàn chân ngâm trong nước thuốc 30 phút, mỗi buổi sớm tối ngâm một lần, 7 ngày là một liệu trình.

e - Trị lở bàn chân bị viêm nhiễm, tham khảo viêm nhiễm hóa mủ của ngoại khoa loại giống như dạng thấp chẩn dùng tễ rửa viêm da 1 lạng, sắc với nước, đợi nguội ngâm chìm chân có bệnh. Hoặc dùng xa tiền thảo tươi (cỏ mã đề), rau sam tươi sắc đợi nước nguội ngâm chìm, thổ cẩn bì = vỏ cây dâm bụt mỗi ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 20 – 30 phút, sau khi lau khô, đắp cao dính thanh đại tán.

2 - Chữa bằng châm cứu

Châm huyệt Thừa sơn hoặc dưới Thừa sơn nửa thốn, kích thích mạnh, không lưu kim. Tiến kim thường 2 – 3 thốn, cảm giác kim  tê lan đến đầu chót ngón chân thì hiệu quả càng tốt. Mỗi ngày một lần, 4 – 6 ngày là một liệu trình, lấy chữa rữa nát hình hiệu quả là tốt.

Ghi chú các phương thuốc

1. Tễ ngâm Hoắc hoàng: Hoắc hương 1 lạng, Hoàng tinh, Đại hoàng, Phèn đen mỗi thứ 4 đồng cân, giấm 1 cân (căn cứ vào lượng dùng nhiều ít, có thể dựa vào tỉ lệ đó mà tăng thêm).

Ngâm thuốc vào giấm sau 5 đến 7 ngày lọc bỏ bã thuốc thì thành. Đem tay chân có bệnh ngâm chìm ở trong giấm, căn cứ vào điều kiện mỗi ngày ngâm mấy giờ đồng hồ, thời gian cộng các buổi ngâm dồn lại phải được trên 24 giờ đồng hồ , bệnh nặng thì thời gian ngâm cần kéo dài hơn. Thời gian chữa, chân tay không được dùng xà phòng. Lở móng phải đem cắt hết móng đi sau đó mới dùng thuốc.

2. Thuốc nước Nga chưởng phong: Thổ cẩn bì 1 lạng, Khổ sâm 5 đồng cân, Bách bộ 5 đồng cân, Hùng hoàng 1 đồng cân, giấm 2 cân, ngâm chìm 1 ngày, sau khi đun hơi nóng thêm đợi dùng. Mỗi ngày ngâm tay chân có bệnh 1 lần, mỗi lần 20 – 30 phút, liên tục 10 ngày. Thời gian chữa cấm dùng xà phòng. Bệnh lở móng tay, móng chân, khi dùng thuốc cần cắt sạch móng mới ngâm.

3. Rượu Thổ cẩn bì: Thổ cẩn bì 90gr, liễu toan 25gr, dầu cam 25 Cm3, cồn tinh khiết 300 cm3. Đem thổ cẩn bì thả vào trong cồn ngâm chìm 7 ngày, bỏ bã còn được 250 cm3 lại Liễu toan (a xít sunfuric) dùng riêng cồn lắc đều xong mới rót vào dầu cam là thành. Dùng hợp ở lở toàn thân, lở đùi, lở lớp ngói, lở tay chân và viêm da do thần kinh.

4. Tễ rửa viêm da: Đại hoàng, Hoàng cầm, Khổ sâm, lượng bằng nhau, nghiền chung thành bột, mỗi thứ 5 đồng cân hoặc 1 lạng. Khi dùng lấy nước đun sôi ngâm hoặc đun sôi rồi bỏ bã sử dụng.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 04:52:05 PM
Chứng da dẻ ngứa gãi - Bài 15

(http://i428.photobucket.com/albums/qq7/tuhaiquan/Chuabenh/Ngua_zpszlxd35eh.jpg)

Chứng da dẻ ngứa gãi, đông y gọi là “dạng phong”. Ngứa gãi toàn thân là do huyết phần có hỏa, bên ngoài lại bị phong tà uất ở cơ và da không được tiết ra ngoài gây nên. Ngứa gãi cục bộ là do giun sán, trùng roi, mụn trĩ, dẫn đến bộ máy sinh dục và hậu môn ngứa gãi.

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1. Ngứa gãi phát thành cơn, ngắn thì chỉ có mấy phút, dài thì có khi đến mấy giờ đồng hồ. Chứng da dẻ ngứa gãi mùa đông thường làm cơn khi bắt  đầu ngủ. Chứng ngứa gãi mùa hạ thường làm cơn ở lúc khí hậu khô nóng.

2. Khắp người không có chẩn da nguyên phát, do ở các đợt ngứa gãi trước, da dẻ có thể thấy sẹo gãi, vết máu, chất màu chìm, cũng có thể hiện rõ dạng thấp chẩn, dạng rêu nối nhau phát thay đổi.

Phương pháp trị liệu

Da ngứa gãi có tính cục bộ, theo đúng nguyên nhân khác nhau tiến hành trị liệu. Da dẻ ngứa gãi có tính toàn thân. (không bao gồm do hoàng đản, bệnh đái đường, chứng nước tiểu độc gây ra), lấy thuốc uống trong và châm cứu để chữa làm chủ yếu.

1. Biện chứng thí trị

Phép chữa: Dưỡng huyết khử phong.

* Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Dưỡng huyết định phong thang gia giảm.

Sinh hà thủ ô 5 đồng cân, đương quy 2 đồng cân, Xuyên khung 1,5 đồng cân, Sinh địa 1 lạng, Xích thược 3 đồng cân, Cương tàm 3 đồng cân, Thiền y 2 đồng cân, Tang chi 5 đồng cân.

Gia giảm:

- Chứng ngứa gãi mùa hạ, gia sinh Thạch cao 1 lạng, Tri mẫu 3 đồng cân.

- Chứng ngứa gãi mùa đông, gia Ma hoàng 1,5 đồng cân.

- Tuổi già huyết hư, gia Hồ ma nhân 3 đồng cân, Kê huyết đằng 3 đồng cân.

- Ngứa gãi ngoan cố khó khỏi, gia  Ô xà  3 đồng cân, Toàn yết 1 đồng cân, Ngô công 1 con.

2. Xử lý cục bộ

- Bôi rượu xà sàng tử 10% - 20%.

- Rắc bột dứt ngứa (phấn chỉ dạng phác), hoặc Bột Khổ sâm thạch cao.

- Dùng tễ rửa dứt ngứa hoặc dùng Địa phu tử, Thương nhĩ thảo, Phù bình, ích mẫu thảo, chọn lấy 2 – 3 loại, mỗi loại 1 – 2 lạng, sắc nước tắm rửa.

3. Chữa bằng châm cứu

Thể châm: Đại chùy, Thần môn, Phong trì, khúc trì, huyết hải, Túc tam lý.

Nhĩ  châm: Thần môn. Phế khu, hoặc chích nặn máu ở tĩnh mạch nhỏ sau tai.

Ghi chú phương thuốc

1. Rượu xà sàng tử (xem ghi chú ở bài VIII).

2. Phấn chỉ dạng phác (xem ghi chú ở bài 6).


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 04:59:50 PM
Lở đầu (Đầu tiên) - Bài 1

(http://i428.photobucket.com/albums/qq7/tuhaiquan/Chuabenh/Lodau_zpsyhrszmax.jpg)

Lở đầu chia làm hai loại: lở vàng và lở trắng. Lở trắng đông y gọi là “Bạch thốc sang” (mụn trọc trắng), lở vàng đông y gọi là “phì sang” (mụn béo), dân gian gọi là “lại lỵ đầu”.

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1 - Người bệnh lấy trẻ em là chủ yếu

* Lở trắng: Da đầu có ban rơi ra những mảnh vụn hình tròn sắc xám, đầu tóc trên mảng ban đứt gãy, không đều nhau, vùng gốc lông tóc có màu trắng bao vòng da xung quanh. Thời gian tuổi trẻ thường tự khỏi, mọc lại tóc bị trọc, không để lại sẹo. Nếu chỗ có bệnh hóa mủ mà có vết sẹo thì tóc chỗ vết sẹo không mọc lại được.

* Lở vàng: Da đầu có mụn vàng hình đĩa rải rác, giữa mụn có tóc xuyên qua, sau khi mụn vàng rụng đi có giữ lại vết sẹo co rút. Tóc đầu không mọc lại được, tóc đầu ở ven bờ (mép tóc) thường không bị tổn hại.

Phương pháp trị liệu

Bệnh này chỉ cần chữa cục bộ, dùng cao mềm Thổ luyện tử hoặc cao mềm Hùng hoàng đắp ở chỗ  bị lở . Trước khi đắp thuốc phải cạo sạch tóc đầu, dùng nước rửa sạch, lại dùng nước phèn chua nhạt hoặc nước muối nhạt rửa một lần, bôi thuốc khô, mỗi ngày một lần, chừng trên dưới một tuần nếu tóc  mọc thì dùng nhíp nhổ bỏ, hàng ngày khi thay thuốc nhổ một lần. Nhổ được càng kỹ, hiệu quả càng tốt, nếu vùng bệnh có diện tích lớn, khi nhổ tóc có khó khăn, có thể mỗi tuần cắt tóc một lần. Dùng thuốc liên tục 2 – 4 tuần.

Phương lẻ thuốc cây cỏ

- Dương đề căn tươi, rửa sạch, thêm ít muối ăn, giã nát, đắp chỗ có bệnh, mỗi ngày một lần.

- Tổ ong 1 cái, rết 2 con, phèn chua lượng phù hợp. Đem phèn chua lấp vào trong lỗ tổ ong, liền cùng với con rết đặt trên miếng ngói sao khô bằng lửa nhỏ, nghiền chung, nhỏ mịn trộn dầu vừng đắp.

Ghi chú phương thuốc

Cao mềm thổ luyện tử: Thổ luyện tử (quả xoan tại địa phương) hoặc xuyên luyện tử sấy vàng, nghiền nhỏ, dùng lượng vadơlin ngang với thuốc hoặc mỡ lợn trộn thành cao mềm.

Cao mềm Hùng hoàng: Hùng hoàng, Lưu hoàng, ô xít dơ gianh mỗi thứ 10gr, Vadơlin 70gr, trộn thành cao mềm.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 05:09:08 PM
Viêm da do dược vật (Ngộ độc thuốc) - Bài 18

(http://i428.photobucket.com/albums/qq7/tuhaiquan/Chuabenh/Viemda_zpsnxdjgpqm.jpg)

Viêm da do dược vật là do dược vật uống vào miệng, hít vào mũi, nhỏ vào mũi miệng, tiêm vào bắp vào mạch, từ đó nảy sinh một loại phản ứng, Đông y gọi là “trúng dược độc”, Dược vật dẫn đến bệnh này thường thấy có Hoàng an, Chất kháng khuẩn, thuốc hạ sốt, dứt đau, thuốc an thần.


Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1. Hỏi tỷ mỉ những thuốc đã uống trước khi phát bệnh.

2. Biểu hiện chẩn da nói chung, nhiều loại giống như chẩn da của bệnh ngoài da, thường thấy nhất là chẩn dạng tinh hồng nhiệt (sốt mặt khỉ đỏ), và chẩn da dạng sởi, sau đó là chẩn dị ứng ngứa gãi. Phần lớn là phát sinh toàn thân, thường kèm có nóng rét, đầu đau, miệng dạ không tốt, nặng nhẹ không đều, là chứng trạng toàn thân.

3. Hình thái viêm da do dược vật có hai loại

- Ban đỏ có tính cố định: ở nơi giáp bờ da, và niêm mạc hoặc trên da của các nơi khác phát sinh ban màu đỏ tươi, nặng thì có thể phát sinh bọc nước, phát riêng lẻ hoặc phát nhiều, có cảm giác nóng rát và ngứa gãi. Sau khi ban đỏ giảm đi, có giữ lại chất màu chìm. Khi uống thuốc trở lại, ở chỗ phát bệnh cũ lại nổi lên ban đỏ, lúc này ở giữa ban đỏ hiện rõ màu đỏ tối, chung quanh bờ là màu hồng tươi.

- Viêm da có tính bóc rời ra: là một loại rất nghiêm trọng trong viêm da do dược vật, thời gian ẩn náu chìm chừng trên dưới 20 ngày. Da dẻ toàn thân hồng ẩm, sưng căng, thấm dịch, kết vảy, về sau da dẻ toàn thân phát sinh lặp lại bong ra mảng lớn, chứng trạng toàn thân nghiêm trọng, rét run phát sốt, quá lắm thì sốt cao thần mờ tối, thường có tổn hại nội tạng ở các mức độ khác nhau và các chứng phát kèm khác, nghiêm trọng thì có thể nguy đến mạng sống.

Khi chữa khỏi thân nhiệt xuống thấp, vảy bong còn ít, ban hồng dần dần lui hết, bệnh trình kéo dài 1 – 3 tháng, dễ phát trở lại nhiều lần.

Phương pháp trị liệu

Ngừng dùng mọi loại dược vật khả nghi gây bệnh.

1. Biện chứng thí trị

Chẩn da của viêm da do dược vật, đặc điểm chung là sắc mặt đỏ tía, lại có cảm giác nóng rát, hoặc có kèm phát sốt toàn thân ở các mức độ khác nhau, cho nên nguyên tắc biện chứng trị liệu giống nhau. Nói chung chẩn da nếu được trị liệu thích đáng thì có thể lùi hết. Nhưng chứng viêm da bóc rời nghiêm trọng hơn, cho nên trọng điểm ở đây giới thiệu cách chữa viêm da có tính bóc rời.

Cách chữa:  Thanh nhiệt lương huyết giải độc.

* Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Hóa ban giải độc thang gia giảm.

Thăng ma 3 đồng cân,                Ngưu bàng tử 3 đồng cân,      Sinh địa 1 lạng,
Huyền sâm 4 đồng cân,              Sinh thạch cao 1 lạng,            Tri mẫu 3 đồng cân,
Nhân trung hoàng 3 đồng cân,   Tử thảo 3 đồng cân.

Gia giảm:

- Phân khô kết: gia đại hoàng 2 – 3 đồng cân.

- Nước tiểu ít mà đỏ: gia Xa tiền tử 3 đồng cân .

- Sốt cao: Gia Hoàng liên 1 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân.

- Thần mờ tối nói nhảm: Gia Tử tuyết đan 3 – 5 phân, ngày 3 lần.

- Lưỡi đỏ sẫm, miệng khô, hoặc có miệng lưỡi loét rữa gia Mạnh đông 3 đồng cân, Thạch hộc tươi 1 lạng.

- Tim thổn thức, tinh thần yếu mệt (ủy mị) mạch nhỏ và nhanh, Uống thêm sinh mạch tán.

2. Xử lý cục bộ

Căn cứ vào tình hình chẩn da, theo đúng như thấp chẩn làm đối chứng mà xử lý, nhưng không được sử dụng dược phẩm có tính kích thích. Da khô khan bong vảy, có thể đắp dầu cao tử quy.

Ghi chú phương thuốc

1. Sinh mạch tán

Nhân sâm 1 – 3 đồng cân, Mạnh đông 4 đồng cân, Ngũ vị tử 1 – 3 đồng cân, sắc với nước uống, ngày một lần.

2. Dầu cao tử quy

Đương quy, tử thảo, hai vị bằng nhau, ngào trong dầu vừng, lọc bỏ bã , dùng cục bông tẩm dầu cao bôi đắp lên. Nếu thêm vào lượng sáp ong màu vàng nấu chảy trong dầu vừng thì thành dầu cao.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 05:20:13 PM
Bìu thấp chẩn - Bài 13

(http://viemtinhhoan.org/wp-content/uploads/2015/08/cach-dieu-tri-dau-tinh-hoan.jpg)

Bìu thấp chẩn Đông y gọi là "Thận nang phong" dân gian gọi là "Tú cầm phong".

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1. Thời gian cấp tính: Màu sắc hồng tối, bề mặt rữa nát, thấm ra dịch rất nhiều, có khi bề mặt kết vảy, mặt dưới vảy rữa nát.

2. Thời gian mạn tính:  Da dẻ dầy thêm, thô nhám, hiện rõ màu nâu, bề mặt gãi ra mạt vảy sẹo.

3. Ngứa gãi dữ dội, đêm tối càng nhiều thêm. Nếu rửa bằng nước nóng, hoặc đắp thuốc kích thích mạnh, tuy đang ở thời gian mạn tính cũng có thể hiện rõ làm phát cơn cấp tính.

Phương pháp trị liệu

1. Biện chứng thí trị

Phép chữa: Thanh lợi can kinh thấp nhiệt

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Long đảm tả can thang gia giảm:

Long đảm thảo 1,5 đồng cân, Sinh sơn chi 3 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân, Xa tiền tử 3 đồng cân, Trạch tả 3 đồng cân, Mộc thông 1 đồng cân, Khổ sâm 3 đồng cân, Địa phu tử 3 đồng cân.

Thời gian mạn tính thường uống long đảm tả can hoàn 1,5 đồng cân, ngày uống 3 lần.

2. Xử lý cục bộ: Tham khảo cấp mạn tính thấp chẩn (bài 10 và bài 11).  

3. Phương lẻ thuốc cây cỏ:  Thông đuôi ngựa, sắc nước xông rửa, dùng hợp ở thời gian mạn tính.

4. Chữa bằng châm cứu.

Lấy huyệt: Thần môn, Khúc trì, Hợp cốc, Hoàn khiêu, Hội âm, Túc tam lý, Tam âm giao, châm trước khi đi ngủ, có thể làm cho giảm bớt ngứa gãi, ngủ ngon hơn.

5. Liệu pháp chữa mới:

0.5% pu lu ka yin, cách một ngày phong bế huyệt Hội âm một lần, mỗi lần 3 – 5 cm3.

Sau khi thấp chẩn phát bệnh ở thời gian cấp tính, cần tránh bất kể loại kích thích nào, như gãi ngứa, chà xát, rửa nước nóng, xà phòng, và thuốc kích thích. Về thức ăn nên ít ăn thức ăn cay và gia vị, thức ăn tanh. Thời gian phát bệnh không nên làm tiêm phòng.

Ghi chú phương thuốc

Long đảm tả can hoàn (thang)

Long đảm thảo sao rượu, sao Hoàng cầm, Hắc sơn chi, Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử, Đương quy, Sài hồ, Cam thảo, Sinh địa.

Long đảm thảo sao rượu 0,5 – 2 đồng cân

Sao hoàng cầm 2 – 4 đồng cân

Sơn chi 2 – 4 đồng cân

Trạch tả 2 – 4 đồng cân

Mộc thông 2 – 3 đồng cân

Xa tiền tử 3 – 5 đồng cân

Đương quy 2 – 4 đồng cân

Sài hồ 1 – 2 đồng cân

Sinh địa 3 – 5 đồng cân

Cam thảo 1 – 2 đồng cân


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 05:29:21 PM
Thấp chẩn cấp tính - Bài 10

(http://i428.photobucket.com/albums/qq7/tuhaiquan/Chuabenh/eczema1_zpsfu6bxld8.jpg)

Thấp chẩn cấp tính Đông y nhằm vào hình thức phát bệnh, thấm ra nước rất rõ rệt thì gọi là “Tẩm dâm sang” hoặc “Hoàng thủy sang”, nếu chẩn gồ phát rải rác ở toàn thân gọi tà “túc sang”. Mọc ở nơi khác nhau cũng có tên gọi khác nhau. Tóm lại do hai kinh Phế Tỳ thấp nhiệt mà ra. Bên ngoài thì bị phong tà khêu gợi phát ra.

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1. Có thể phát toàn thân, không kể chỗ nào, chẩn ở da thì tràn lan hoặc rải rác, bờ cõi không rõ ràng.

2. Mới đầu da dẻ ẩm hồng, xuất hiện chẩn gò, bọc nước, bọc mủ, rữa nát, thấm nước ra, kết vảy, cuối cùng bong mạt da mà khỏi.

3. Tự thấy ngữa gãi, nóng rát sau khi xoa xát.

Phương pháp trị liệu

* Thấp nhiệt hình: Da dẻ đỏ tía, nóng rát ngứa gãi, bọc nước, rữa nát, ngấm ra nhiều nước vàng.

Phép chữa: Thanh nhiệt hóa thấp.

 Bài thuốc đưa ra làm ví dụ:

- Thanh nhiệt thấm thấp thang gia giảm

 Hoàng cầm 3 đồng cân , Hoàng bá 3 đồng cân, Khổ sâm 3 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân, Bạch tiển bì 3 đồng cân, Phục linh bì 3 đồng cân, Hoạt thạch 5 đồng cân, Bản lam căn 5 đồng cân, Đạm trúc diệp 3 đồng cân.

* Phong nhiệt hình: Da dẻ hồng ẩm, chẩn gồ như hạt thóc, phát rộng khắp toàn thân, sau khi gãi rách thì thấm nước ra, hơi rữa nát nhẹ.

Phép trị: Sơ phong thanh nhiệt, tá dĩ hóa thấp.

Bài thuốc đưa ra làm ví dụ
 
- Tiêu phong tán gia giảm:

 Kinh giới, Phòng phong, Thiền y, mỗi thứ 2 đồng cân, Ngưu bàng tử 3 đồng cân, Khổ sâm 3 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân, Sinh thạch cao 1 lạng, Tri mẫu 3 đồng cân, Mộc thông 1,5 đồng cân.

Xử lý cục bộ

1. Nếu có gồ chẩn, bọc nhỏ mà không rữa nát, dùng phấn dứt ngứa, Khổ sâm thạch cao, phấn can phác (phấn chà khô khổ sâm thạch cao). Hoặc dùng tễ đắp giải độc, tễ đắp tam hoàng đắp khắp.

 2. Rữa nát thấm ra nước vàng, dùng thanh đại tán hoặc hoàng linh đan trộn dầu vừng (dầu rau) đắp.

 3. Thấm nước ra nghiêm trọng, dùng tễ rửa viêm da hoặc nước sắc cam thảo, nước sắc dã cúc hoa, nước sắc địa du sống, làm lạnh đắp ẩm.

Cách chữa bằng châm cứu

* Lấy huyệt: Khúc trì, Túc tam lý, Hợp cốc, Tam âm giao, Huyết hải

Ghi chú phương thuốc

1. Phấn dứt ngứa (Phấn chỉ dạng phác – Xem ghi chú ở bài 6).

2. Khổ sâm thạch cao phấn:

 Bột thạch cao thủy phi 10 cân, Bột khổ sâm 4 lạng, Băng phiến 1 lạng 6 đồng cân. Sau khi trộn đều thì sử dụng được.

3. Tễ đắp giải độc (xem ghi chú bài 6).

4. Thanh đại tán (xem ghi chú bài 5).

 5. Hoàng linh đan (xem ghi chú bài 5).

6. Tễ rửa viêm da (xem ghi chú bài 2).

7. Tễ đắp tam hoàng (xem ghi chú bài 6).


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 05:35:35 PM
Dị ứng mẩn ngứa dạng rêu - Bài 9

(http://www.chuatrimedaymanngua.com/wp-content/uploads/2016/11/cy-kinh-gioi-1.jpg)

Dạng rêu dị ứng mẩn ngứa, chẩn gồ, thường do ngoại cảm phong tà, trùng cắn, ký sing trùng đường ruột, hoặc ăn cá, tôm, trứng mà gây ra.

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1. Ưa phát ở trẻ em, thường thấy ở mùa Hạ, Thu.

2. Chẩn da phát lặp lại ở vùng thân và tứ chi. Riêng chẩn da trên dưới 10 ngày có thể lùi mất, nhưng chẩn khi phát lại thì phát sinh không dứt, quá trình bệnh kéo dài.

3. Là phong dạng vòng tròn chẩn da màu hồng như lúa “hoa sinh” to nhỏ, thường hiện rõ hình thoi. Ở trung tâm có bọc nước như đầu kim to nhỏ, hoặc hình thành bọc mủ, sau khi vỡ hết vảy, ngứa gãi rất nhiều. Nếu ngứa gãi nhiều có thể thành huyết chẩn mầu nâu một dải rắn chắc.

Phương pháp trị liệu

1. Phép chữa: Sơ phong thanh nhiệt.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

Kinh giới 2 đồng cân , Ngưu bàng tử 3 đồng cân, Bạc hà 1,5 đồng cân, Thiền y 1,5 đồng cân, Cương tàm 3 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân, Địa phu tử 3 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân, sắc nước uống.

 Hoặc dùng Tiêu phong tán chế thành hợp tễ uống trong.

Gia giảm: Bởi ký sinh trùng đường ruột gây ra, thêm vào Mai 1,5 đồng cân, sử quân tử nhục 3 đồng cân, thổ luyện căn bì 5 đồng cân.

 Bởi ăn uống gợi phát, gia tiêu sơn tra 3 đồng cân, Tiêu lục khúc 3 đồng cân, tiêu mạch nha 3 đồng cân.

 Đại tiện không dễ liệu chừng thêm Đại hoàng.

2. Trị liệu cục bộ: Tham khảo bài dị ứng mẩn ngứa.

Ghi chú phương thuốc

1. Tiêu phong tán: Kinh giới, Phòng phong, Ngưu bàng tử, Sinh địa, Khổ sâm, Thương truật, Đại hồ ma, Tri mẫu, mỗi thứ đều 2 đồng cân, Thiền y 1 đồng cân, Sinh cam thảo 1 đồng cân, Mộc thông 1 đồng cân , Sinh thạch cao 5 đồng cân . Lượng trên dùng một ngày, làm thành hợp tễ, sắc nước, mỗi ngày phân làm 3 lần uống.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 05:42:34 PM
Tầm ma chẩn - Bài 8

(https://pastaxi-manager.onepas.vn/content/uploads/articles/2amthuc/amthuccuocsong/cachchuameday/cach-chua-me-day-anh1.jpg)

Dị ứng ngứa gãi Đông y gọi là “âm lôi” hoặc "ẩn chẩn” dân gian gọi là “phong chẩn khối”. Nguyên nhân chủ yếu của phát bệnh là bởi phong nhiệt hoặc phong hàn gây nên, cũng có khi do uống thuốc hoặc ăn phải loại thức ăn nào đó mà trong thịt có ký sinh trùng, hoặc nhân tố khác gây nên dị ứng.

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1. Chẩn ở da là có tính cục hạn to nhỏ không đều, nổi lên khắp người, màu sắc có thể là hồng tươi, hồng nhạt hoặc sắc trắng. Nếu ngứa gãi thì nhanh chóng phát sinh, lại nhanh chóng biến mất, không để lại vết sẹo. Cấp tính thì chẩn da lẻ tẻ mọc ra, tới trên dưới một tuần thì dừng dứt phát sinh. Mạn tính thì phát lại dài tới mấy tuần, mấy tháng hoặc mấy năm.

2. Tự thấy ngứa gãi dữ dội, nóng rát, gió thổi bị lạnh hoặc khi gặp nóng lại càng nặng thêm.

3. Thời gian phát bệnh nếu có đau bụng, ỉa chảy, bí đại tiện, ngực buồn bằn, thở gấp là chứng trạng toàn thân, biểu hiện trong tạng có bệnh biến đồng dạng tồn tại.

 4. Da dẻ, vạch vết hiển hiện rõ phản ứng dương tính. Bạch cầu ai toan thường tăng cao.

Phương pháp trị liệu

1. Biện chứng thí trị

 Đầu tiên loại bỏ nguyên nhân bệnh, hết sức tìm ra loại thuốc, loại thức ăn và các nhân  tố khác dẫn tới dị ứng để về sau tránh không tiếp xúc, có ký sinh trùng ta phải tẩy giun.

* Phong nhiệt hình: Chẩn ở da phát đỏ, nóng rát, miệng khát, phiền thao, bị gió hoặc ở  chỗ ấm, nóng bệnh phát thêm nặng, mạch phù hoặc sác, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc trắng mỏng.

Phép chữa: Sơ phong, thanh nhiệt, lương huyết.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Tiêu phong tán gia giảm.

Kinh giới, Phòng phong, Ngưu bàng tử, Thiền y, mỗi thứ đều 2 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân, Sinh thạch cao 1 lạng, Đan bì 3 đồng cân, Xích thược 3 đồng cân, sắc nước uống.

Phòng phong thông thánh hoàn, mỗi lần uống 2 đồng cân, ngày uống 2 lần.

* Phong hàn hình: Chẩn da hồng nhạt hoặc màu trắng, bị lạnh thì phát, ở mùa đông hoặc khi tiếp xúc nước lạnh rất dễ phát bệnh, ở hoàn cảnh nóng ấm thì giảm nhẹ hoặc mất đi. Mạch phù khẩn hoặc trầm hoãn, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng.

Phép chữa: Tán phong hàn, hòa doanh vệ.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Quế chi thang gia giảm

 Quế chi 1,5 đồng cân, Ma hoàng 1,5 đồng cân, Tô diệp 3 đồng cân, Kinh giới 2 đồng cân, Phòng phong 2 đồng cân, Bạch thược 3 đồng cân, Sinh khương 2 lát, Hồng táo 4 quả. Gia giảm (bao quát 2 hình phong nhiệt, phong hàn).

- Đại tiện bí kết, gia đại hoàng, chỉ thực.

- Đại tiện lỏng: Chứng nhiệt phân lỏng, gia Hoàng cầm, Bạch thược. Chứng hàn phân lỏng gia Bạch truật, Phục linh, mỗi thứ đều 3 đồng cân.

- Bụng đau, gia Xuyên luyện tử, Diên hồ sách, mỗi thứ 3 đồng cân.

- Bởi ăn uống mà gợi phát, gia sơn tra, lục khúc, hoắc lương, mỗi thứ đều 3 đồng cân.

 - Bởi ký sinh trùng đường ruột mà gợi phát, gia ô mai 2 đồng cân, Sử quân tử nhục 3 đồng cân, Thổ luyện căn bì 1 lạng.

- Bệnh lâu ngày mà có biểu hiện khí hư, làm mệt thì phát, ăn ít, phân nát, mạch hoãn vô lực, gia hoàng kỳ, đảng sâm, mỗi thứ đều 5 đồng cân. Có biểu hiện huyết hư, sắc mặt ít rõ ràng, lưỡi nhạt, mạch nhỏ, phụ nữ thường có phát bệnh ở trong thời gian kinh nguyệt, gia Đương quy 3 đồng cân, Sinh hà thủ ô 5 đồng cân.

 - Phát lâu ngày không khỏi có thể gia Cương tàm 3 đồng cân, Toàn yết 1 đồng cân, Ô tiêu xà nhục 3 đồng cân.

2. Trị cục bộ

Chọn dùng các loại thuốc có đủ tác dụng dứt ngứa, như tễ đắp giải độc, phấn chỉ dạng phác, tễ rửa dứt ngứa, rượu xà sàng tử.

3. Phương lẻ thuốc cây cỏ

a. Than Kinh giới, than Đại hoàng lượng ngang nhau, mỗi lần uống 1 – 2 đồng cân, mỗi ngày uống 2- 3 lần.

b. Địa long khô, Cam thảo, mỗi thứ 3 đồng cân sắc uống.

 c. Thương nhĩ cành, lá, hạt, 3 thứ lượng bằng nhau, sấy khô nghiền bột, mỗi lần uống 1 đồng cân, mỗi ngày 2 lần, ngoáy với nước uống.

d. Địa cốt bì 5 đồng cân, Phù bình tươi 1 lạng, (khô thì dùng 5 đồng cân) Thương nhĩ tử 5 đồng cân, chọn lấy một loại sắc nước uống.

 e. Khổ luyện căn bì 2 lạng, rượu nặng đốt được 1 đồng cân, ngâm 2 ngày sau, dùng rượu bôi chỗ bệnh.

4. Phép chữa bằng châm cứu.

* Thể châm: Đại chùy, huyết hải, khúc trì, tam âm giao, dị ứng mẩn ngứa mạn tính lấy huyệt đại trường du làm chủ.

 - Do ăn vật gây dị ứng và có đau bụng, ỉa chảy thì châm thêm túc tam lý. Ngực buồn bằn thở gấp, châm thêm hợp cốc, nội quan.

 Nhĩ châm: Phế khu, Thận thượng tuyến khu, thần môn, nội phân bí khu, hoặc chích nặn máu tĩnh mạch nhỏ sau tai.

Thời gian mắc bệnh, kiêng ăn cá, tôm, cua là vật phát động phong.

Ghi chú phương thuốc

1. Phòng phong thông thánh hoàn.

 Phòng phong, kinh giới, liên kiều, ma hoàng, bạc hà, xuyên khung, đương quy, sao bạch thược, bạch truật, hắc sơn chi, chế đại hoàng, mang tiêu, sinh thạch cao, hoàng cầm, cát cánh, mỗi thứ đều 1 lạng, hoạt thạch 3 lạng, cam thảo 1 lạng. Nghiền chung nhỏ mịn rảy nước làm viên.

2. Tễ đắp giải độc (Xem ghi chú ở bài 6).

3. Phấn chỉ dạng phác (Xem ghi chú ở bài 6).

4. Tễ rửa dứt ngứa (Xem ghi chú ở bài 7).


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 05:48:46 PM
Bệnh chứng cá (Tầm thường tọa sang) - Bài 31

(http://chuthapdo.org.vn/wp-content/uploads/2015/02/mun-trung-ca.jpg)

Bệnh trứng cá Đông y gọi là “phấn thúc”. Bởi cái hỏa của hai kinh Phế Thận uất trệ mà sinh ra.

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1 - Đa số chẩn gồ hoặc kết đốt nhỏ cùng một chỗ với nang lông, to như đầu kim tới to như hạt đậu xanh, chung quanh có quầng đỏ. Bóp kẹp lại có sữa trắng hoặc dạng mỡ nút tắc màu gạo vàng, có thể có loại hình hóa mủ thành mụn mủ nhỏ.

2 – Bệnh này ưa phát ở thanh niên nam nữ, nghiêm trọng thì mọc cả ở trên vùng lưng ngực.

Biện chứng thí trị

Phép chữa: Thanh hoả của phế thận.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Tỳ bà thanh phế ẩm gia giảm.

Tỳ bà diệp 3 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân, Tang bạch bì 3 đồng cân, Sinh sơn chi 3 đồng cân, Hoàng bá 3 đồng cân, Tri mẫu 3 đồng cân, Sinh cam thảo 1 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân, Liên kiều 5 đồng cân.

Tiện bí gia chế Đại hoàng 1,5 đồng cân.

Thuốc chế sẵn

- Thượng thanh hoàn. Mỗi ngày uống nửa viên ngày uống 2 lần.

- Liên kiều bại độc hoàn: Mỗi ngày uống 1,5 đồng cân, ngày uống 3 lần.

Chữa cục bộ

Mỗi ngày dùng xà phòng rửa má, trước khi ngủ bôi điên đảo tán hoặc dịch bã rượu.

Ghi chú phương thuốc

1 – Thượng thanh hoàn (xem ghi chú bài 29).

2 – Liên kiều bại độc hoàn:

Liên kiều, phòng phong, Bạch chỉ, Bạc hà, Kinh giới, Ma hoàng, Khương hoạt, Sài hồ, Hoàng liên, Khổ sâm, Thiên hoa phấn, Hoàng cầm, Hoàng bá, Tử hoa địa đinh, Ngân hoa, Đương quy, Xích thược, Đại hoàng.

3 - Điên đảo tán (xem ghi chú bài 29).

4 – Dịch bã rượu (xem ghi chú bài 28).


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 05:59:58 PM
Viêm da ruộng lúa - Bài 19

(https://khoe.online/wp-content/uploads/2017/07/chua-viem-da-co-dia-bang-la-trau-khong-2-600x400.jpg)

Viêm da ruộng lúa là một loại bệnh ngoài da thường thấy ở người làm trong ruộng nước. Viêm da loại hình ngâm tẩm rữa nát, dân gian gọi là “Thủy độc”. Bởi các loại sản vật phân giải từ vật chất hữu cơ, hóa béo, thuốc nông nghiệp kích thích da dẻ, thêm vào đó là ngâm tẩm nước ruộng và ma sát cơ giới mà đưa đến bệnh.

Viêm da vĩ ấu, dân gian gọi là “ác quái“, bởi vĩ ấu của huyết hấp trùng dùi vào da dẻ mà gây ra.

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

Viêm da loại hình ngâm tẩm rữa nát.

1- Nói chung sau khi xuống ruộng từ 3 đến 5 ngày thì phát bệnh.

2- Ở lòng bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân, khe ngón mặt da phát trắng, nổi nhăn nheo, rữa nát, hoặc có chẩn gồ lên và bọc nước, có cảm giác ngứa gãi ở các mức khác nhau. Nếu không xuống nước ruộng trở lại thì sau 2 - 3 ngày có thể khỏi.

3- Có thể dẫn tới viêm nhiễm kế phát.

Viêm da vĩ ấu:

1- Nói chung sau khi xuống nước khoảng 15 – 20 phút thì phát bệnh.

2- Chỗ tứ chi ngâm nước, trước hết thấy ngứa như đâm, sau đó phát sinh chấm dạng ban hồng, chẩn gồ lên, bọc nước. Sau 3-7 ngày thì lùi mất dần dần.

Cách chữa:

Viêm da loại hình rữa nát, lấy táo thấp, thu liễm, dứt ngứa làm chủ.

1- Dùng bột Mật đà tăng, bột Khô phàn, lượng ngang nhau; hoặc bột Mật đà tăng, bột Xích thạch chi, lượng ngang nhau rắc lên chỗ có bệnh.

2- Ngũ bội tử nửa cân, rượu trắng 2 cân, Minh phàn 3 lạng , trộn hợp lại ngâm 2 ngày đợi dùng, mỗi ngày bôi 3-4 lần.

3- Nếu rữa nát rất nặng, thì dùng Thanh đại tán, Hoàng linh đan, dầu vừng, trộn đều bôi.

Viêm da loại hình vĩ ấu, lấy giải độc dứt ngứa làm chủ.

Dứt ngứa thì chọn tễ ngâm.

Giải độc thì dùng tễ bôi ngoài.

Hoặc dùng: Hùng hoàng 1 lạng , tỏi củ 2 lạng, giã thành dạng hồ, thêm nước đun sôi để nóng 1 cân, sau khi bỏng ngoáy đều bôi ngoài.

Dự phòng

1- Tùy nơi mà sử dụng các loại biện pháp dự phòng ngăn ngừa, như cải cách kỹ thuật canh tác, sử dụng dụng cụ phòng hộ.

2- Bôi Va dơ lin, dầu cáp lợi (con sò), hoặc cao mềm nhựa thông (nhựa thông 2,5 gr, va dơ lin 100 gr ) lên da trước khi xuống ruộng. Sau khi làm xong công việc, dùng nước phèn chua 12,5% hoặc nước muối ăn ngâm chốc lát. Hoặc sau khi dùng nước nóng rửa sạch da thì rắc bột Khô phàn lên.

3- Cỏ mực (cỏ nhọ nồi) tươi giã nát xát lên tay chân, tới mức da hơi phát lên màu đen, đợi sau khi khô thì có thể xuống nước lao động. Hàng ngày trước khi làm và sau khi thôi việc bôi 1 lần, hoặc giã nát vắt lấy nước đắp lên da.

Cỏ dương đề tươi, cỏ mã đề (xa tiền thảo) tươi mỗi thứ nửa cân, thêm lượng nước vừa đủ sắc đến còn 1một cân lọc lấy nước đem dùng, (thêm 1 chút muối ăn).

Trước và sau khi công tác lấy bôi lên da.

Cỏ dương đề tươi nửa cân, Xạ can 2 lạng , thêm lượng nước vừa đủ sắc đến còn  một cân,  lọc lấy nước để dùng (thêm 1 chút muối ăn). Trước và sau khi công tác lấy bôi lên da.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 06:02:32 PM
Lở toàn thân - Bài 3

(http://www.xaluan.com/images/news/Image/2016/03/24/156f368671573d.img.jpg)

Lở toàn thân đông y gọi là "viên tiên" hoặc "tiền tiên". Phát sinh ở chỗ mông, đùi của loại lở toàn thân gọi là "âm tiên".

Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán

1. Ban đỏ tổn hại là hình tiền tệ, bờ mép rõ ràng, hơi cao hơn mặt da. Ở trên bờ mép có gò chẩn như đầu kim to nhỏ, bọc nước, mụn da hoặc vảy rụng. Có khuynh hướng khởi hợp ở trung tâm, tỏa rộng ra hướng ngoài, hình thành dạng vòng tròn.

Ở vùng mông, đùi thường hiện rõ mảng lớn, màu sắc đỏ tối bởi vì da dẻ ẩm thấp, nhiều mồ hôi, ngứa gãi rất nhiều, lại dễ bị ma sát phát sinh rữa nát.

2. Thường phát làm bệnh ở mùa Hạ, mùa Đông khỏi hoặc giảm nhẹ.

3. Trừ da đầu, lòng bàn tay, lòng bàn chân ra, các nơi khác đều có thể phát sinh.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

1. Chữa cục bộ: Bôi bằng rượu Thổ cẩn bì, Thuốc nước chữa lở.

2. Phương lẻ thuốc cây cỏ:

- Đắp bôi tương cốc thụ bì.

- Rễ tươi của thổ đại hoàng giã lấy nước bôi đắp. Hoặc dùng rễ khô 2 lạng, Rượu trắng 4 lạng, ngâm chìm, dùng rượu bôi.

- Thổ luyện căn bì (rễ xoan ta) đun nước xông rửa dùng hợp ở "âm tiên".

GHI CHÚ PHƯƠNG THUỐC

1. Rượu Thổ cẩn bì (xem ghi chú số 3 bài 2)

2.Thuốc nước chữa lở: Bạch cập, tân lang, Xuyên cận bì, Đại phong tử nhục, mỗi thứ đều một lạng. Bách bộ 2 lạng, Ban miêu 01 đồng cân, rượu mạnh đốt được 1,5 cân. Ngâm ngấm sau đó lọc qua rây chờ dùng.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 06:06:07 PM
Bào chẩn đơn thuần - Bài 21

(http://baomoi-photo-2.zadn.vn/17/01/06/24/21270265/1_15075.jpg)

Bào chẩn đơn thuần thường là một loại chứng phát kèm của người bệnh sốt cao. Bởi thế, đông y gọi là “nhiệt khí sang”, do nhiệt khí hun đốt mà sinh ra.

Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán

1 - Chẩn da ưa phát ở chỗ giao giới da và niêm mạc, như vòng quanh mũi miệng và trên bộ máy sinh dục.

2 – Chẩn da làm thành đám xuất hiện bọc nước nhỏ, to nhỏ không đều, bốn chung quanh có vầng mầu hồng, dịch trong bọc lắng trong, về sau biến vẩn đục, dần dần khô đi kết thành vảy, qua chừng 1 - 2 tuần lễ thì khỏi. Có thể dẫn đến hạch lim phô ở gần đó sưng to.

3 -  Tự thấy ngứa gãi và nóng rát.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

Bệnh này xử lý cục bộ là được, đối với các ca bệnh phát đi phát lại, cần phải uống thuốc chữa trong để giảm bớt đi tái phát.

a – Thuốc chế sẵn:

– Chẩn da mọc ở vùng miệng, mũi, uống Hoàng liên thượng thanh hoàn, mỗi lần uống nửa viên, ngày uống 2 – 3 lần để thanh nhiệt độc ở thượng tiêu, chẩn da mọc ở bộ máy sinh dục, uống long đảm tả can hoàn, mỗi lần uống 1,5 đồng cân, ngày uống 3 lần để thanh nhiệt độc ở hạ tiêu.

b. Chữa cục bộ:  Dùng Lục bào tán trộn dầu vừng bôi hoặc đắp cao hoàng liên.

c. Chữa bằng châm cứu:

Chẩn da mọc ở mũi miệng, châm hợp cốc cả hai bên.

Chẩn da mọc ở bộ máy sinh dục, châm tam âm giao cả 2 bên.

Ghi chú phương thuốc

1 – Hoàng liên thượng thanh hoàn:

Đại hoàng, hoàng cầm mỗi thứ đều 16 lạng, chi tử 10 lạng, Xích thược 16 lạng, liên kiều 10 lạng, Xuyên khung , Kinh giới,  mỗi thứ đều 16 lạng, Thiên hoa phấn 12 lạng, Thạch cao 4 lạng, Huyền sâm 8 lạng, Hoàng liên 4 lạng, Đương quy 10 lạng, Bạc hà 10 lạng, Cúc hoa 8 lạng, Cát cánh 12 lạng, Cam thảo 4 lạng, Nghiền chung nhỏ mịn, rảy nước làm viên.

2-  Long đảm ta can hoàng: (Xem ghi chú bài 20)


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 06:07:56 PM
Bào chẩn dạng đai - Bài 20

(https://cuuhocsinhphuyencom.files.wordpress.com/2017/08/chua-benh-phong-ngua-bang-bai-thuoc-dan-gian-7-300x225.jpg?w=591&h=443)

Bào chẩn dạng đai ưa phát ở vùng sườn và thắt lưng, Đông y gọi là “triền yêu hỏa đan”, dân gian gọi là “xà cô sang”. Do ở Can hỏa hoặc Tỳ kinh thấp nhiệt mà thành.

Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán

1. Chẩn ở da là bọc nước gom thành cụm lớn nhỏ như hạt đậu xanh, cho tới  lớn như hạt đậu vàng, nền của cụm đó phát hồng, trong đó có bọc máu hoặc bọc mủ, da ở khe giữa các đám đó như thường , bày xếp thành dạng đai bám gần tuyến  lim phô thường có thể sưng to.

2. Chẩn da tuyệt đại đa số phát sinh ở một bên, thường thấy phân bố ở thần kinh liên sườn của vùng ngực bụng và thắt lưng, sau đó là phân bố ở thần kinh tam thoa vùng mặt.

3. khi phát bệnh, cục bộ trước hết có đau như đâm, hoặc có kèm sốt nhẹ, mệt mỏi không có sức, ăn uống không hăng hái là chứng trạng toàn thân. Bệnh tình trên dưới 2 tuần lễ, sau khi khỏi không phát lại, có số ít  người bệnh đau đớn có thể kéo dài tới sau khi chẩn ở da lui hết.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA

1- biện chứng thí trị

a – Can hỏa hình: da dẻ sưng đỏ, bọc chẩn như hạt lúa, dày kít thành mảng, nóng đốt đau đớn, nói chung rữa nát.

Cách chữa: Thanh can tả hỏa.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Long đảm tả can thang gia giảm.

Long đảm thảo 1,5 đồng cân, sinh Sơn chi 3 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân, Sài hồ 2 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân, Mộc thông 1,5 đồng cân, bản lam căn hoặc Đại thanh diệp 1 lạng.

Long đởm tả can hoàn mỗi lần uống 2 đồng cân, ngày uống 3 lần.

b – Tỳ thấp hình:  Bọc nước to như hạt đậu vàng, hoặc vàng hoặc trắng, dễ vỡ rữa nát, đau đớn rất nặng.

Cách chữa: Thanh tỳ trừ thấp.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Trừ thấp vị linh thang gia vị.

Thương truật 2 đồng cân, Xích phục linh 3 đồng cân, Trạch tả 3 đồng cân, Sinh sơn chi 3 đồng cân, Hoạt thạch 5 đồng cân, Mộc thông 1,5 đồng cân, Sinh ý dĩ nhân 1 lạng, Hậu phác 1,5 đồng cân.

2. Xử lý cục bộ

Cao hoàng liên thêm hoàng hùng chế thành.

Cao mềm Hùng hoàng 30 % đắp ngoài cục bộ.

Phương lẻ thuốc cây cỏ

- Bản lam căn 1 lạng, Đại thanh diệp 1 lạng, sắc nước uống.

- Bột hùng hoàng, dùng dấm trộn thành hồ lỏng, đắp cục bộ.

Chữa bằng châm cứu

a – Châm nội quan, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Vùng mặt gia hợp cốc.

b – Châm ở huyệt vị gốc thần kinh hoặc trên thân thần kinh bên có bệnh.

Nhĩ châm: Vùng gan, vùng phổi hoặc khu vực tương ứng chỗ có chẩn da.

Khi cong gập ngón cái tay, chỗ lồi  cao khớp đốt 2 xương, là huyệt xà nhỡn. Sau khi sát trùng cục bộ, dùng hào kim rất nhỏ đâm vào vòm khớp, rút kim ra rồi nặn ra 1 – 2 giọt dịch màu vàng. Lần thứ nhất châm ngón cái bên bệnh, lần thứ 2 châm ngón cái bên lành. Mỗi ngày một lần. Liên tục 2 lần (hai ngày liền).

Ghi chú phương thuốc

1. Long đảm tả can hoàn (thang) (xem ở bài 13).

Long đảm thảo sao rượu, Hoàng cầm sao, hắc Sơn chi, Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử, Đương quy, Sài hồ, Cam thảo, Sinh địa.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 06:10:17 PM
Viêm da mùa hạ - Bài 7

(http://www.dalieu.vn/Portals/27182/Vien%20da%20lieu/nam%202017/thang%204%202017/Viem%20da%20dau/13.jpg)

Do ngoại cảm, thử nhiệt, lại bị phong tà uất ở da dẻ gây ra.

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

1 - Thường thấy ở người lớn, bệnh phát vào mùa Hạ.

2 - Ưa phát ở cạnh duỗi của tứ chi, thường hiện rõ tính đối xứng, nghiêm trọng thì có thể bò vươn ra đến nơi vùng khác.

3 - Trước hết là da dẻ ẩm hồng, theo đó là phát ra gồ chẩn nhỏ thành mảng, tự thấy ngứa dữ dội, gãi vỡ không thấm nước ra, có thể hình thành mụn máu. Đến mùa thu đã mát thì chẩn da tự mất đi.

4 - Nghiêm trọng thì có chứng phiền thao, ngực buồn bằn, ngại ăn, giấc ngủ không yên, nước tiểu đỏ, ít.

Phương pháp trị liệu

1 - Biện chứng thí trị

Phép trị: Thanh thử tán phong.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

Bạc hà diệp 2 đồng cân, Thanh cao 3 đồng cân, ngưu bàng tử 3 đồng cân, thiền y 1,5 đồng cân, Lục nhất tán 5 đồng cân, Sinh thạch cao 1 lạng, Tri mẫu 3 đồng cân, Địa phu tử 3 đồng cân.

2 - Thuốc chễ sắn:

Phòng phong thông thánh hoàn, mỗi lần uống 2 đồng cân, ngày 2 lần uống.

3 - Xử lý cục bộ

Ước chừng mà sử dụng phấn chỉ dạng phác, tễ đắp giải độc, tễ rửa dứt ngứa.

Ghi chú phương thuốc

1 - Lục nhất tán (xem ghi ở bài 6).

2 - Phấn chỉ dạng phác (xem ghi chú ở bài 6).

3 - Tễ đắp giải độc (xem ghi chú ở bài 6).

4 - Tễ rửa dứt ngứa: Hoàng bá, Thương truật, Kinh giới, mỗi thứ 2 đồng cân, Xà sàng tử 3 đồng cân, phòng phong 2,5 đồng cân, Minh phàn 1 đồng cân.

Nghiền chung nhỏ mịn.

Lượng thuốc trên là một lần, dùng nước đun hoặc đổ nước sôi vào ngâm, bỏ bã đổ vào trong chậu , nhân lúc nóng mà xông rửa.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Ba 07, 2017, 06:16:01 PM
Thấp chẩn ở trẻ sơ sinh - Bài 12

(http://www.chuyenkhoadalieu.net/wp-content/uploads/2015/11/thuoc-chua-va-dieu-tri-viem-da-co-dia.jpg)

Thấp chẩn ở trẻ sơ sinh, dân gian gọi là "nãi tiên" (lở sữa). Có thể phân làm hai loại khô và thấp.

Điểm cần kiểm tra để chuẩn đoán

 1. Ưa phát ở thời gian trẻ mới sinh còn bú sữa, thường thì đến trên dưới 2 tuổi sẽ tự khỏi, cũng có trẻ gần đến tuổi nhi đồng mà không khỏi.

2. Thường phát ở mặt, theo đó là hướng về đầu, trán, cổ, vai, bò vươn ra rộng hơn, cũng có thể phát rộng khắp toàn thân.

 3. Chẩn ở da thường biểu hiện là cấp tính hoặc á cấp tính, ngứa gãi dữ dội. Lở sữa khô, thì ở trên da ẩm hồng, có rải rác hoặc dày kín chẩn gồ, gãi ở đó thì có mạt vảy, rất ít rữa nát. Lở sữa thấp thì da hồng đỏ sẫm, chẩn gồ bọc nước, rữa nát thấm nước ra, sẹo vàng góp giầy lên.

Phương pháp trị liệu

1. Biện chứng thí trị

- Phép chữa: Sơ phong, thanh nhiệt, lợi thấp.

 - Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Tiêu phong đạo xích thang gia giảm.

 Ngưu bàng tử 1,5 đồng cân, Bạc hà diệp 8 phân, Ngân hoa 3 đồng cân, Hoàng liên 5 phân, Sinh địa 3 đồng cân, Xích phục linh 3 đồng cân, Bạch tiển bì 1,5 đồng cân, Mộc thông 8 phân, đăng tâm 1 bó.

Gia giảm: Lở sữa thấp thì bỏ bạc hà, thêm xa tiền tử 1,5 đồng cân, thương truật 1 đồng cân.

 Xử lý cục bộ.

 Lở sữa thấp: Dùng Thanh đại tán, Hoàng linh đan.

 Lở sữa khô: Dầu Hoàng liên, Cao hoàng bá, gia vị Hoàng liên cao.

Phương lẻ thuosc cây cỏ

 - Hoàng liên 3 – 5 phân, Sắc nước uống, mỗi ngày 1 lần.

- Dầu lạp mai hoa: lạp mai hoa nửa lọ, dầu vừng 1 lọ, ngâm tan đều đợi dùng.

- Dầu trứng gà: Trứng gà nấu chín, bỏ lòng trắng lấy lòng đỏ, bỏ trong nồi sấy khô cháy, lấy dầu dùng.

Ghi chú phương thuốc

1. Thanh đại tán (xem ghi chú bài 5).

2. Hoàng linh đan ((xem ghi chú bài 5).

3. Dầu hoàng liên: Hoàn liên tố phiến 2gr, dầu vừng 100 cm3, đem hoàng liên tố phiến nghiền nhỏ, trộn đều trong dầu vừng là thành

. 4. Cao hoàng bá: Hoàng bá 2gr, Hàn thủy thạch 2gr, băng phiến 0,2gr, dầu thầu dầu 2 cm3, vadơlin 4 gr, trộn đều hỗn hợp là thành.

 5. Cao Hoàng liên gia vị (Xem ghi chú ở bài 11).


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Một 29, 2019, 05:33:10 AM
Lang ben (Bài 4)

(https://hellobacsi.com/wp-content/uploads/2016/10/Lang-ben-e1536079264920.jpg)

Lở hoa ban (Hoa ban tiên)

Lở hoa ban đông y gọi là “hãn ban” (ban mồ hôi).

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Thường phát ở ngực, cổ, vai.

2. Chẩn ở da là ban điểm hình tròn, hơi hiện rõ màu tro hoặc màu vàng nâu, nhưng ẩn đại khái có thể thấy, phát sáng chút ít, khi chùi, gãi có bong vảy mạt nhỏ như cám bã. Cũng có màu sẫm của cây móc, lại có thể vươn bò đến vùng bụng dưới.

3. Không có cảm giác hoặc hơi ngứa.

4. Mùa Đông giảm nhẹ hoặc tự khỏi, mùa Hạ phát làm bệnh hoặc nặng thêm.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

1. Biện chứng thí trị

Cách chữa: khử phong trừ thấp.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

Thường uống khử phong hoán cơ hoàn hoặc Hồ ma hoàn. Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, mỗi ngày uống hai lần.

2. Xử lý cục bộ:

Mật đà tăng tán, trộn đều với dấm, tắm rửa trước rồi dùng thuốc bôi xát chỗ có bệnh.

Hùng hoàng, Nguyệt thạch, lượng bằng nhau;
Khô phàn, Lưu huỳnh lượng bằng nhau;
Mật đà tăng, Lưu huỳnh lượng bằng nhau;
Chọn lấy một phương, dùng dưa vàng tươi, hoặc quả cà tươi cắt từng cục, chấm tẩm thuốc bột xát chỗ có bệnh, mỗi ngày 2 lần.

GHI CHÚ PHƯƠNG THUỐC

1. Khử phong hoán cơ hoàn: Đại hồ ma, sinh hà thủ ô, Hoài ngưu tất, Thiên hoa phấn, Thạch xương bồ, Thương truật, Uy linh tiên, Khổ sâm, Xuyên khung, mỗi thứ 2,5 cân. Đương quy, Cam thảo, mỗi thứ 1 cân 4 lạng. Nghiền chung nhỏ mịn, rảy rượu lâu ngày làm viên. Mỗi lần uống 2 đồng cân, ngày uống 2 lần.

2. Mật đà tăng tán: Hùng hoàng 2 đồng cân, Lưu huỳnh 2 đồng cân,  Xà sàng tử 2 đồng cân, Mật đà tăng lượng phù hợp, nghiền chung nhỏ mịn dùng ngoài.

3. Hồ ma hoàn: Đại hồ ma 4 lạng, Khổ sâm, Phòng phong, Thạch xương bồ, Uy linh tiên, mỗi thứ 2 lạng; Bạch phụ tử, Độc hoạt, mỗi thứ 1 lạng, Cam thảo 5 đồng cân Nghiền chung nhỏ mịn, rảy rượu trắng làm viên như hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 2 đồng cân, ngày uống 2 lần.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Một 29, 2019, 05:40:00 AM
Mụn bọc mủ - bài 5

(https://i.ytimg.com/vi/bx4jSZdkqAI/hqdefault.jpg)

Mụn bọc mủ đông y gọi là “Thiên bào sang”, lại bởi sau khi mụn mủ vỡ thấm ra nước vàng cho nên gọi là “Hoàng thủy sang”.

Bệnh này bởi cảm thụ thử độc của mùa Hạ, Thu mà sinh ra. Thông qua tiếp xúc có thể truyền nhiễm.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Mùa Hạ, Thu phát bệnh, người bệnh chủ yếu là nhi đồng.

2. Thường mọc ở nơi vùng bộc lộ của mặt, tứ chi.

3. Chẩn da to như hạt đậu vàng, hoặc lại to mà sắc trắng, hoặc bọc nước sắc vàng, vách bọc rất mỏng dễ vỡ, sau khi hóa mủ đặc chìm đọng ở vùng nửa dưới mà hiện rõ hình nửa mặt trăng, chung quanh có vầng đỏ. Có thấy ngứa ở các mức khác nhau. Sau khi gãi, vỡ nước mủ dẫn đến truyền nhiễm tiếp xúc.

4. Hạch lim phô ở gần đó sưng to, nếu nghiêm trọng có thể kèm có sợ lạnh, phát sốt là chứng trạng toàn thân.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

1. Biện chứng thí trị

Nói chung chỉ cần xử lí cục bộ. Nếu có chứng trạng toàn thân như miệng khô, nước tiểu đỏ, hoặc nhiều bọc mủ, sau khi vỡ ra nước vàng đầm đìa, kéo dài thành mảng, cần kết hợp chữa toàn thân.

Cách chữa: Thanh thử, giải độc, hóa thấp

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: giải thử thang gia giảm. Thạch cao 2 đồng cân, Ngân hoa 5 đồng cân, Liên kiều 5 đồng cân, Bích ngọc tán 5 đồng cân (bọc lại sắc), Đạm trúc diệp 3 đồng cân, xa tiền tử 3 đồng cân, lá sen tươi 1 lá. Sốt nặng thì gia hoàng liên 1 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân.

2. Xử lý cục bộ

- Tễ rửa viêm da, sắc nước tắm rửa, trừ sạch mủ mụn.

- Hoàng linh đan hoặc Thanh đại tán, dùng dầu vừng (dầu rau) hoặc nước, trộn thành dạng hồ đắp mụn.

 - Tránh không gãi cào, chùi xát dể dứt bò dài mụn. Phương lẻ thuốc cây cỏ.

- Rau sam tươi, Hoa cúc dại tươi, lá mướp tươi, Địa đinh tươi, Bồ công anh tươi, chọn lấy 1 – 2 loại, không kể lượng, đun nước rửa.

 - Vỏ đậu nành (vỏ quả) hoặc da đậu nành (vỏ hạt) sao cháy nghiền khô hoặc trộn dầu bôi. Bột lô cam thạch đã nung 5 đồng cân, khinh phấn 5 phân, Băng phiến 2 phân, trộn dầu vừng bôi.

- Hổ nhĩ thảo tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, thêm vào ít bột hoạt thạch, trộn đều đắp vào mụn. Trong thì uống thứ cây cỏ là thuốc thanh nhiệt giải độc, có thể tham khảo ngoại khoa truyền nhiễm hóa mủ.

GHI CHÚ PHƯƠNG THUỐC

1. Tễ rửa viêm da (theo ghi chú bài 2).

2. Hoàng linh đan:

Luyện phi thạch cao 4 lạng, Hoàng bá 4 lạng, Phi hoạt thạch 2 lạng, Phi lô cam thạch 2 lạng, Bột đậu xanh 2 lạng (nếu không có, có thể không dùng), khinh phấn 8 đồng cân, Băng phiến 4 đồng cân, Hoàng đan 1 lạng 6 đồng cân, nghiền chung nhỏ mịn, dùng dầu vừng trộn thành dạng hồ để dùng.

3. Thanh đại tán:

Thanh đại 2 lạng, Hoàng bá 2 lạng, Luyện phi thạch cao 4 lạng, Phi hoạt thạch 4 lạng. Nghiền chung nhỏ mịn, trộn với dầu vừng, dầu rau hoặc nước đun sôi để nguội thành dạng hồ để dùng.

 4. Bích ngọc tán: Bột hoạt thạch, Bột cam thảo, Thanh đại.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Một 29, 2019, 05:52:20 AM
Rôm sảy (phi tử) - bài 6

(https://giadinh.tv/wp-content/uploads/2016/06/r%C3%B4m-s%E1%BA%A9y-%C4%91%E1%BB%8F-e1465294048406.jpg)

Bệnh này phát vào mùa Hạ, bởi dịch mồ hôi bài tiết không thông, thử nhiệt bế ở lỗ chân lông gây ra. Khi phát nối theo viêm nhiễm gọi là rôm sảy độc (Phi độc).

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Thường đột nhiên phát bệnh. Mới đầu trên da hiện nốt ban hồng, tiếp theo phát sinh gò chẩn và bọc nhỏ như đầu kim lớn bé, dày kín thành mảng.

2. Tự thấy nóng rát, ngứa đâm. Gãi vỡ ra dễ kế phát viêm nhiễm dẫn đến thấp chẩn, dạng viêm da, viêm nang lông, sưng nhọt, mụn bọc mủ và sưng to hạch lim phô.

3. Ưa phát ở đầu mặt, ngực, lưng trên , bụng, đùi. Thường thấy là ở trẻ em.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

1. Biện chứng thí trị

Phạm vi rộng rãi, da dẻ hồng đỏ, nốt rôm dày kín, nóng rát. Ngứa đâm thì cho uống thuốc trong.

Phép chữa: Thanh thử, giải nhiệt, thấu hãn.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Giải thử thang gia giảm.

Thạch cao 2 đồng cân, bạc hà 1,5 đồng cân , Đạm trúc diệp 3 đồng cân, Ngân hoa 5 đồng cân, Lục nhất tán 5 đồng cân (bọc lại), lá sen tươi 1 lá. Vỏ đậu xanh 3 đồng cân, hoặc dùng kê tô tán 5 đồng cân  (bọc lại) rót nước sôi ngâm uống thay nước chè.

2. Xử lý cục bộ:

Ngoài thì dùng phấn chỉ dạng phác, ngứa đâm nhiều thì dùng tễ đắp giải độc hoặc tễ đắp tam hoàng.

3. Phương lẻ thuốc cây cỏ

- Hàng ngày dùng lá mướp nấu tắm rửa.

- Ngân hoa, Thanh cao, Hạ khô thảo, Cúc hoa, chọn lấy 1 – 2 loại, sắc thang uống thay chè.

- Bồ công anh 1 lạng, Tử hoa địa đinh 1 lạng, Nhẫn đông đằng 1 lạng, chọn lấy 1 loại sắc nước uống. Trị rôm sảy hợp chung với viêm nhiễm.

GHI CHÚ PHƯƠNG THUỐC

1 - Lục nhất tán: Hoạt thạch 6 phần, Sinh cam thảo 1 phần, Tán nhỏ mịn.

2 - Kê tô tán: Hoạt thạch 6 lạng, Cam thảo 1 lạng, Bạc hà 1 lạng, Nghiền chung nhỏ mịn.

3 - Phấn chỉ dạng phác: Bột tùng hoa 500 gr, Bạc hà 10gr, Xà sàng tử 20gr, Minh phàn 10gr, Băng phiến 2 gr, nghiền chung cực nhỏ mịn.

4 - Tễ đắp giải độc: Nước Hoàng liên hoặc Hoàng bá 20% dùng 100 cm3 Bạch phàn 2 đồng cân, Hùng hoàng 2 đồng cân, dầu cam 10 cm3 Hỗn hợp lại mà thành.

5 - Tễ đắp Tam hoàng: Đại hoàng, Hoàng cầm, Hoàng bá, Khổ sâm, lượng ngang nhau, nghiền chung nhỏ mịn, lấy thuốc bột từ 10 – 15 gr, thêm vào 100 cm3 nước cất, 1 cm3 nước vôi trong (dùng trong y học) Ca(OH)2, hỗn hợp lại mà thành.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Một 29, 2019, 06:11:58 AM
Thấp chẩn mạn tính - Bài 11

(http://www.benhnguada.com/wp-content/uploads/2017/11/b%E1%BB%87nh-m%E1%BB%81-%C4%91ay-n%E1%BB%95i-%E1%BB%9F-ch%C3%A2n-300x230.jpg)

Thấp chẩn mạn tính, đông y gọi là "thấp độc sang " hoặc “thấp khí sang”, thường từ cấp tính diễn biến mà đến, hoặc bắt đầu đã là mạn tính.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn ở da hiện rõ tính cục hạn, bờ cõi rất là rõ ràng.

2. Da chỗ có bệnh tăng dầy, thô nhám, hiện rõ biến hóa dạng rêu, có lượng ít mạt vảy, sẹo gãi, mụn máu, chất màu chìm. Có lúc có kèm theo đỏ về chiều, rữa nát, thấm ra dịch mức độ khác nhau.

3. Tự thấy ngứa gãi, ở chỗ khớp đốt da dẻ dễ dàng nứt rách, dẫn đến đau đớn.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

Biện chứng thí trị:

Phép chữa: Tán phong trừ thấp.

Bài thuốc đưa ra làm ví dụ:  Nhị diệu hoàn gia vị:

Hoàng bá (hoặc Hoàng cầm) 3 đồng cân, Thương truật 2 đồng cân, Phòng phong 2 đồng cân, Hy thiêm thảo 3 đồng cân, Thương nhĩ tử 3 đồng cân, Phù bình 3 đồng cân, Bạch tiển bì 3 đồng cân. Hoặc nhị diệu hoàn 2 đồng cân, ngày uống 2 lần.

Xử lý cục bộ:

1. Cao hoàng liên gia vị, Tứ nhũ tán, Tiêu phong cao đắp bôi.

2. Tễ rửa dứt ngứa, nước sắc xà sàng tử xông rửa.

PHƯƠNG LẺ THUỐC CÂY CỎ

1. Dầu cám gạo: Dùng giấy bưng ở trên miệng bát, ở trên giấy đâm rất nhiều lỗ nhỏ rồi đem cám để ở trên giấy, đem than củi để ở trên cám gạo đốt cháy, đợi khi cám gạo đã cháy hết, không cháy giấy thì sẽ lấy giấy và cám gạo ra, dùng dầu cám gạo ở dưới đáy bát bôi chỗ có bệnh.

2. Dầu trúc xanh đậu đen: Đậu đen chứa vào trong ống trúc xanh còn tươi, dùng cám gạo đốt ở trong ống trúc, dùng bát hứng lấy dầu ở hai đầu ống trúc, dùng nước dầu bôi chỗ có bệnh, hoặc dùng cao hắc đậu lựu du bán ở phố, hoặc dùng cao khang lựu du thay thế.

3. Cao bì thấp số 1: Bột địa du, đoàn thạch cao mỗi thứ 20 lạng, Khô phàn 1 lạng, thêm vadơlin 40 lạng, trộn cao bôi ngoài.

- Cao bì thấp số 2: Bột địa du 15 lạng, bột mật đà tăng 30 lạng, thêm vadơlin 40 lạng, trộn cao bôi ngoài.

GHI CHÚ PHƯƠNG THUỐC

1 Nhị diệu hoàn: Sao hoàng bá, sao thương truật, lượng ngang nhau, nghiền chung nhỏ mịn, rảy nước làm viên.

2. Cao Hoàng liên gia vị: Tức là cao hoàng liên thêm vào lượng phù hợp Thanh đại, khinh phấn, Khô phàn, Băng phiến, trộn đều chế thành.

Cao hoàng liên: Hoàng liên 20 gr, sắc nước 3 lần, lọc ra nước cốt, cô đặc lại còn 20 cm3 thêm 80 gr vazơlin ngoáy đều thì thành.

3. Tứ nhũ tán:

Hoàng bá, Bạch chỉ, Xà sàng tử, Hùng hoàng, mỗi thứ đều 3 lạng; Đồng lục, Hoàng đan, Khổ sâm, Tùng hương, Khô phàn, mỗi thứ đều 2 lạng, Yên giao 1 lạng, Thạch cao 4 lạng, Bạch xuyên tiêu 1 lạng. Nghiền chung nhỏ mịn, trộn với vadơlin thành cao mềm 30% mà dùng.

4. Tiêu phong cao

Hoàng đan 1 lạng, Đồng lục 3 đồng cân, hùng hoàng 1 lạng 3 đồng cân, yên giao 1 lạng 3 đồng cân, Khinh phấn 5 đồng cân nghiền chung nhỏ mịn, trộn vadơlin thành cao mềm 30%.

5. Hắc đậu lựu du: (thuốc dầu bán ngoài phố, chưa rõ cách chế).

6. Khang lựu du: (thuốc dầu bán ngoài phố, chưa rõ cách chế).


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Một 29, 2019, 06:22:02 AM
Viêm da do thần kinh - Bài 14

(https://dominhduong.com/images/news/noi-me-day-co-lay-khong.jpg)

Viêm da do thần kinh, trong đông y có các tên: “Ngoan tiên”, “Can tiên”,  “Ngưu bì tiên”. Thoạt đầu do phong nhiệt tà vướng trệ ở da dẻ, lâu ngày phong thắng thì huyết táo, da dẻ mất đi sự nuôi dưỡng thì thô dầy như da trâu.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Có thấy ngứa gãi lạ, sau khi gãi bằng móng tay, dần dần xuất hiện chẩn nốt nhỏ ngang nhau, sắc da ngày thường thành sắc hơi hồng, khô khan mà rắn chắc, sau đó chẩn nổi dày khít, rất nhanh thành mảng to nhỏ dạng rêu,  chóp da cao lên, rãnh da sâu thêm.

2. Ưa phát ở vùng cổ, sau đó là lõm khoeo, lõm khuỷu. Nghiêm trọng thì có thể phát rải rác khắp toàn thân, như cẳng tay, cẳng chân, mặt duỗi, mí mắt và nơi vòng quanh tai miệng.

3. Bệnh trình chầm chậm, tái phát nhiều lần, lúc nhẹ lúc nặng, thường nhiều năm không khỏi.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

Phạm vi bệnh nhẹ thì đơn thuần trị ngoài, phạm vi rộng rãi thì cần phối hợp thuốc uống trong.

1. Biện chứng thí trị

- Phong nhiệt hình: Là thời kỳ đầu của viêm da, điểm chẩn, thưa khắp sắc da hơi hồng, ngứa gãi, dạng rêu hóa lại chưa rõ ràng. Hoặc kích thích quá mức, có chứng viêm cấp tính.

2. Phép trị: Tán phong thanh nhiệt.

3. Bài thuốc đưa ra làm ví dụ: Sơ phong thanh nhiệt ẩm gia giảm.

Kinh giới, Phòng phong, Thiền y, mỗi thứ 2 đồng cân.
Cúc hoa, Tạo giác thính, mỗi thứ 3 đồng cân.
Sinh địa, Ngân hoa mỗi thứ 5 đồng cân.
Khổ sâm  3 đồng cân.

- Huyết táo hình: Da khô táo, béo dầy, rụng vảy, ngứa lạ, đêm đến càng ngứa nhiều, gãi phá da rớm máu.

4. Phép trị : Dưỡng huyết, nhuận táo, sưu phong.

Bài thuốc đưa ra làm ví dụ: Địa hoàng ẩm tử gia giảm.

Sinh hà thủ ô 5 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân.
Đương quy 3 đồng cân, Huyền sâm 3 đồng cân.
Đại hồ ma 3 đồng cân, Ô xà nhục 3 đồng cân.
Toàn yết 1 đồng cân, Cương tàm 3 đồng cân.

Nếu bởi tình cảm biến động mà chứng trạng nặng thêm thì gia trân châu mẫu 1 lạng, Ngũ vị tử 1 đồng cân, Dạ giao đằng 4 đồng cân.

 Xử lý cục bộ

1. Thuốc nước chữa lở, rượu thổ cẩn bì xát bôi.

2. Cao cứng hắc đậu lựu du dán cục bộ.

3. Thuốc xông khói viêm da do thần kinh.

4. Cao phong du xát bôi cục bộ, sau khi bôi cao dùng ngải điếu hơ ở cục bộ, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút.

PHƯƠNG LẺ THUỐC CÂY CỎ

1. Thổ cẩn bì 1 lạng, Hùng hoàng 3 đồng cân, Chương não 5 phân, nghiền chung nhỏ mịn trộn dấm đắp buộc.

2. Lấy mấy quả trứng gà thả vào trong bình gốm, thêm giấm cho ngập trứng, bịt kín, sau một tuần lấy trứng gà ra, bóc bỏ vỏ, đem cả lòng đỏ lòng trắng của trứng gà cho vào một cái bình sạch sẽ ngoáy đều để sẵn dùng. Bôi ngoài chỗ có bệnh, mỗi ngày mấy lần.

3. Rượu thiên minh tinh:

 Toàn cây tươi thiên minh tinh rửa sạch, cắt nát, ngâm cồn 75% 1 tuần, chế thành rượu thiên minh tinh 20% bôi ngoài, mỗi ngày mấy lần.

4. Cách chữa bằng châm cứu

a. Châm kim:

- ở vùng da bị hại thấu kim dưới da chéo nhau thành hình chữ thập hoặc thành hình bốn mé.

- Châm các huyệt Đốc du, Phế du, Cách du, khúc trì huyết hải.

b. Cứu ngải:

Hơ điếu ngải chỗ da bị hại, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 phút.

c. Mai hoa châm:

Gõ kim chỗ da bị hại hơi ra máu làm mức, mỗi ngày 1 lần. Sau khi châm lại thêm cứu ngải.

d. Bàu hút:

Dùng ống trúc nhỏ, luộc nước sôi để sát trùng, khi dùng đổ hết nước trong ống, nhanh chóng úp ở trên bề mặt da bị hại (Trước hết bôi một lớp vadơlin để phòng bỏng), ống trúc dùng nhiều ít, nhìn chỗ da bị hại to, nhỏ mà định, sau khi lấy ống trúc bỏ ra, chùi bỏ vadơlin đi đắp  bột thoạt thạch lên. Mỗi ngày hoặc cách ngày làm một lần.

Khi nốt chẩn ở da có tính viêm cấp tính, trước hết dùng thuốc hoãn hòa, đợi sau khi chứng viêm lùi mất, lại dùng các phép kể trên.

Bệnh này nên tránh không gãi nhiều, không rửa bằng nước đun nóng và đắp các loại thuốc kích thích mạnh mẽ. Không ăn uống chè đậm, rượu, hành, tỏi và đồ ăn kích thích cay.

GHI CHÚ PHƯƠNG THUỐC

1. Thuốc nước chữa lở (Xem ghi chú ở bài 3).

Bạch cập, tân lang, Xuyên cận bì, Đại phong tử nhục mỗi thứ đều 1 lạng. Bách bộ 2 lạng, Ban miêu 1 đồng cân, Rượu mạnh đốt được 1,5 cân. Ngâm ngấm, sau đó lọc qua rây, chờ dùng.

2. Cao Hắc đậu lựu du:

Hương du (dầu thơm) 3 cân, ngào đến khi nhỏ vào nước thành hạt ngọc, thêm vào hoàng đơn từ 18 – 24 lạng (mùa hè số nhiều, mùa đông số ít hơn)lại thêm vào 3 cân dầu hắc đậu lựu. Ngào đến thuốc cao nhỏ giọt vào nước lạnh dính đến khi có lực đàn (kéo dãn) thì dừng, Trước khi dùng đem cao hơ nóng cho chảy ra, phết lên vải hoặc giấy bôi cao thuốc, theo chỗ da có bệnh to nhỏ mà cắt và dán lên, cứ 2- 3 ngày thay cao 1 lần.

3. Thuốc xông khói viêm da do thần kinh.

Thương truật 3 đồng cân, Đại phong tử 1 lạng, Khổ sâm 3 đồng cân, Phòng phong 3 đồng cân, Bạch tiển bì 1 lạng, Ngũ bội tử 5 đồng cân, Tùng hương 4 đồng cân, Hạc sất 4 đồng cân, Hoàng bá 3 đồng cân. Đem thuốc trên nghiền chung nhỏ mịn, thêm lượng ngải nhung vừa đủ,  dùng giấy bản cuốn thành điếu (to như điếu ngải), đem điếu thuốc đốt một đầu để xông khói vào chỗ bệnh. Mỗi ngày xông 1 – 2 lần, mỗi lần từ 15 – 20 phút.

4. Cao phong du

Khinh phấn 1,5 đồng cân, hoàng đan 1 đồng cân, Phi châu sa 1 đồng cân. Nghiền chung nhỏ mịn. Trước hết dùng dầu vừng 4 lạng đun sôi, thêm một lạng sáp ong vàng, sau khi đã chảy đều, lại thêm bột thuốc ngoáy đều là thành.

4. Rượu thổ cẩn bì: (xem ghi chú số 3 bài 2).


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Một 29, 2019, 06:44:04 AM
Viêm da do tiếp xúc - Bài 16

(https://kenh14cdn.com/2018/9/25/1-1537868849594430766068.jpg)

Viêm da do tiếp xúc là da có tiếp xúc với loại vật chất nào đó mà phát sinh viêm gia cấp tính. Có số ít do vật phẩm kích thích mạnh như a xít, kiềm, là vật chất hóa học gây ra; phần nhiều thuộc về vật chất quá nhạy cảm gây ra, thường thấy có sơn sống, thuốc sâu, nắng, lông và da động vật. Thuốc cao hại, dầu trong mát, cồn i ốt, và tạp khoa. Đông y căn cứ vào nguyên nhân bệnh mà gọi là: “Tất sang” (lở sơn), “nhật sái sang”, (cháy nắng), “dược độc” (thuốc độc), cho tới “Cao dược phong” (phong do cao thuốc).

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Có bệnh sử tiếp xúc với vật kích thích. Phát sinh nhanh, sau khi trừ bỏ nguyên nhân thì bệnh lùi mất cũng nhanh, không tiếp xúc lại thì không tái phát.

2. Tổn hại phát sinh ở nơi vùng tiếp xúc kích thích, bờ cõi rõ ràng. Nhẹ thì như ban đỏ, nặng thì có sưng căng, bọc nước, chẩn gồ, rữa nát, thậm chí có thể phát sinh hoại tử vỡ loét. Nếu gián tiếp tiếp xúc thì mí mắt, da bọc cũng có phát sinh viêm da.

3. Da dẻ có cảm giác nóng rát, kéo căng, ngứa.

4.Tiếp xúc lặp đi lặp lại hoặc xử lý không đúng, lâu ngày có thể biến hóa chuyển thành dạng mạn tính thấp chẩn.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

1. Biện chứng thí trị

Phép chữa: Thanh nhiệt giải độc.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Hóa ban giải độc thang gia giảm.

Thăng ma 3 đồng cân, Ngưu bàng tử 3 đồng cân, Hoàng liên1 đồng cân ( hoặc Hoàng cầm, hoàng bá mỗi thứ đều 3 đồng cân), Sinh sơn chi 3 đồng cân, Nhân trung hoàng 3 đồng cân, Sinh thạch cao 1 lạng, tri mẫu 3 đồng cân, Huyền sâm 3 đồng cân.

Gia giảm:

- Chẩn gồ nhiều mà ngứa rất nhiều, gia Thiền y 2 đồng cân, Địa phu tử 3 đồng cân.

- Sưng đỏ, nóng rát rõ rệt, gia Sinh địa 5 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân.

- Nhiều bọc nước, rữa nát thấm nước ra nghiêm trọng, Gia Xa tiền tử 3 đồng cân, Hoạt thạch 5 đồng cân.

3. Xử lý cục bộ

Giống như cấp tính thấp chẩn, khi trị liệu bệnh này, cần hỏi tỉ mỉ bệnh sử, tìm ra vật chất kích thích, lại tránh không tiếp xúc lại.


Tiêu đề: Re: Bệnh ngoài da
Gửi bởi: tuhaibajai trong Tháng Một 29, 2019, 06:54:14 AM
Viêm da do thực vật và phơi nắng - Bài 17

(https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_12_09/md2.jpg)

Bệnh này bởi ăn rau là cỏ hoa đỏ, rau than, rau dầu là loại cây ngắn ngày, lại sau khi bị phơi nắng phát sinh, đông y gọi là “hồng hoa thảo sang”. Cũng có khi bởi ăn lượng nhiều ốc bùn rồi lại bị phơi nắng mà phát sinh bệng thì gọi là “Viêm da do ốc bùn và phơi nắng” (nê loa nhật quang bì viêm).

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Trước khi phát bệnh có ăn thực vật ngắn ngày, hoặc ăn lượng nhiều ốc bùn và đã qua ánh nắng mặt trời chiếu.

2. Chẩn da phát sinh ở những nơi bộc lộ dưới ánh nắng mặt trời như đầu mặt, bàn tay, cánh tay.

3. Đột nhiên dấy bệnh, da dẻ xuất hiện phù thũng thực chất ở các mức độ khác nhau, áp đó không có lõm xuống rõ rệt, có điểm ứ, ban ứ, bọc nước, bọc máu,rữa nát và hoại tử. Tự thấy có nóng rát, ngứa gãi, đau đớn, nơi sưng trướng có cảm giác căng như bị cuốn bằng băng vải.

4. Nghiêm trọng thì có sốt cao, đau đầu, ngực buồn bằn, quá lắm thì hôn mê.

5. Sưng trướng nhẹ của bệnh này, nói chung trên dưới một tuần lễ thì lui hết, nặng thì 2 –  3 tuần cũng lùi hết.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

1. Biện chứng thí trị

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Phổ tế tiêu độc ẩm gia giảm.

Ngưu bàng tử 3 đồng cân, Nhân trung hoàng 3 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân, Hoàng liên 1 đồng cân, Bản lam căn 1 lạng, Mã bột 1 đồng cân, Liên kiều 5 đồng cân, Bồ công anh 5 đồng cân, Huyền sâm 3 đồng cân.

Gia giảm:

- Sốt cao, bí đại tiện, gia đại hoàng 3 đồng cân, (bỏ vào sau).

- Sưng nhiều, nước tiểu ít và đỏ, gia Xa tiền tử 3 đồng cân, Trúc diệp 3 đồng cân, Đăng tâm 1 bó.

- Vật vã, thần mờ tối, gia Tử tuyết đan hoặc An cung ngưu hoàng hoàn.

2. Xử lý cục bộ.

Tham khảo bài 10 – Thấp chẩn cấp tính, cấm dùng cách đắp buộc nóng ở cục bộ.

5. Cách chữa bằng châm cứu.

- Ở mặt, lấy các huyệt: Hạ quan, Giáp xa, Thái dương, Thừa tương.

- Ở đầu chi lấy các huyệt: Ngoại quan, Hợp cốc, Khúc trì, Thái khê, Côn luân, Túc tam lý.

Có tác dụng hỗ trợ nhất định đối với tiêu sưng.

Sau khi bệnh khỏi, kiêng ăn hoặc ăn ít thực vật ngắn ngày và ốc bùn.

GHI CHÚ PHƯƠNG THUỐC

1. Tử tuyết đan:

Hoạt thạch 1 cân, Thạch cao 1 cân, Hàn thủy thạch 1 cân, Từ thạch 2 cân.
Giã thuốc trên sắc bỏ bã, cho vào các thuốc sau đây:

Linh dương giác 5 lạng, Thanh mộc hương 5 lạng, Tê giác 5 lạng, Trầm hương 5 lạng, Đinh hương 1 lạng, Thăng ma 1 cân, Huyền sâm 1 cân, Chích cam thảo 0,5 cân.

Tám vị thuốc trên lấy đũa đảo khi cho vào trong nước sắc thuốc trên, bỏ bã, rồi cho vào thuốc sau đây:

Phác tiêu 2 cân, Tiền thạch 2 cân. Lấy cho sạch sẽ, cho vào nước thuốc trước sắc nhỏ lửa, không ngừng tay quấy, đến khi nước muốn ngưng, lại thêm vào 2 vị sau:

Chu sa 3 lạng (nghiền nhỏ), Xạ hương 1 lạng 2 đồng cân (nghiền nhỏ).

Thuốc cho vào nước trộn đều, ngưng thành giống như hoa tuyết, cho nên gọi là tử tuyết.

Cách dùng:

Mỗi lần uống 2 phân đến 1 đồng cân, nước đun sôi để nguội mát uống đưa, ngày uống 2 – 4 lần.

2. An cung ngưu hoàng hoàn

Ngưu hoàng 1 lạng                              
Trân châu 5 đồng cân          
Uất kim 1 lạng                                
Sơn chi 1 lạng                    
Tê giác 1 lạng
Hùng hoàng 1 lạng
Hoàng liên 1 lạng
Hoàng cầm 1 lạng
Chu xa 1 lạng
Xạ hương 2,5 đồng
Băng phiến 2,5 đồng

Cách dùng: Thuốc trên nghiền rất nhỏ mịn, luyện mật làm viên, mỗi viên nặng 1 đồng cân, ngày uống 1 – 2 viên, ngoáy đều với nước chia làm 2 –4 lần uống, trẻ em căn cứ vào độ tuổi liệu mà giảm.